Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

SKKN một số KINH NGHIỆM rèn đọc CHO học SINH lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.92 KB, 3 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1
Tập đọc là một phân mơn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là
phân mơn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và
phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu
học đầu tiên. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu lốt, trơi
chảy), đọc có ý thức (thơng hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi
là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt viết tốt thì các em mới có thể
tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hồn thành
được năng lực giao tiếp của mình. Những kỹ năng này khơng phải tự nhiên mà có.
Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên
gạch đầu tiên. Nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp
5.
Để rèn đọc cho học sinh, dưới đây là một số biện pháp giúp học sinh lớp 1
đọc tốt hơn:
- Giáo viên chuẩn bị xây dựng bài giảng bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng,
lựa chọn được những tư liệu, đồ dùng dạy học, công nghệ thông tin ứng dụng phù
hợp với nội dung kiến thức của từng bài.
- Dạy cho học sinh nắm chắc phần âm, vần: Sau khi học sinh đã học thật
thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một cách vững vàng thì tiếp theo là
phần học âm (chữ cái). Việc dạy cho học sinh nắm chắc phần âm, vần giúp học
sinh biết ghép các chữ cái, vần với nhau để tạo thành tiếng, từ và thành câu. Đọc
chính xác các tiếng, từ, bài ứng dụng.
- Sửa lỗi sai cho học sinh khi đọc từ, câu, đoạn văn: Để chữa lỗi phát âm cho
học sinh, ta dùng biện pháp luyện mẫu để rèn luyện cho học sinh phát âm đúng
theo đúng chuẩn chữ viết. Sau đó vận dụng kiến thức ngữ âm học để phân tích sự
khác nhau cơ bản giữa lỗi phát âm và chuẩn. Từ đó giúp học sinh tích cực sửa
chữa. Nếu học sinh chưa thể đọc đúng ngay tại lớp, giáo viên yêu cầu em đó về
nhà tập phát âm nhiều lần trước gương.
- Củng cố và nâng cao kĩ năng đọc: Đọc thành tiếng là một hình thức khơng
thể thiếu được của dạy đọc. Khi đọc thành tiếng, học sinh phải tính đến người
nghe. Giáo viên phải làm cho các em hiểu rằng: Các em đọc khơng phải chỉ đọc


cho mình nghe mà phải đọc cho cô giáo và các bạn trong lớp cùng nghe nên cần
đọc với giọng đủ lớn. Do đó, việc đầu tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn
bị tâm thế để đọc: nên cho học sinh đứng trước lớp đọc. Tư thế đọc phải đàng
hoàng, thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay. Để luyện cho
những học sinh còn đọc quá nhỏ, giáo viên tập cho các em đọc to chừng nào bạn
xa nhất trong lớp nghe rõ mới thôi.


Một giờ học đọc của học sinh lớp 1
Khi học sinh đọc cả câu văn, giáo viên chỉ vào chữ đầu câu hoặc một số
trọng âm khi hướng dẫn học sinh đọc, nhất thiết giáo viên không chỉ từng chữ mà
trải nhẹ que chỉ dưới nội dung của cả câu. Hoặc với học sinh khá, chỉ cần chữ đầu
câu, còn lại yêu cầu học sinh tự điều tiết mắt theo câu và giữ hơi để đọc hết câu.
Nếu câu văn trong bài dài, được thể hiện từ dòng này đến dòng kia, cần hướng dẫn
các con lia mắt nhanh để đọc nối tiếp ngay, tránh trường hợp hết mỗi dòng lại phải
ngắt hơi để xuống dòng dưới. Khi đọc một văn bản nào đó, nếu gặp những dấu câu
ta cần phải ngắt, nghỉ, đó chính là việc ngắt giọng. Sau dấu chấm xuống dòng phải
nghỉ lâu hơn dấu chấm. Sau dấu chấm phẩy phải nghỉ lâu hơn sau dấu phẩy. Sau
dấu phẩy có lúc cũng phải nghỉ khác nhau. Dấy phẩy ngăn cách giữa các vế câu
phải nghỉ lâu hơn dấu phẩy sau trạng ngữ, dấu phẩy sau trạng ngữ phải nghỉ lâu
hơn dấy phẩy ngăn cách giữa các bộ phận đẳng lập. Trong thực tế do không nắm
được các quan hệ ngữ pháp, do ngắt nhịp theo cảm tính để tạo sự cân bằng về âm
thanh mà học sinh thường đọc sai chỗ ngắt giọng.
- Luyện tập – Thực hành: Ở mỗi tuần phát phiếu giao việc nhằm dặn dị, đơn
đốc các em ơn tập bài trên lớp.
Ngồi luyện đọc các bài có sẵn trong sách giáo khoa, khuyến khích học sinh
luyện đọc sách báo. Những em học sinh nào có tiến bộ trong học tập, có nhiều cố
gắng và ham luyện đọc có phần thưởng nhỏ để khuyến khích các em, đó là những
quyển truyện nhỏ, những bài thơ hay. Động viên các em đọc những dòng chữ các



em gặp xung quanh mình: biển cửa hàng, cửa hiệu, những thông báo của tổ dân
phố. Em nào làm được điều đó sẽ được cơ khen ngợi kịp thời.

Hoạt động đọc sách tại thư viện của học sinh
Các biện pháp nêu trên không chỉ rèn luyện cho học kiến thức, thói quen mà
đã thực sự trở thành kỹ năng cho học sinh trong các giờ học Tiếng Việt. Ở các biện
pháp trên, giáo viên là người định hướng, điều khiển quá trình dạy học, tổ chức để
học sinh chủ động, sáng tạo tự tìm ra con đường chiếm lĩnh tri thức.



×