Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Một số lưu ý khi nuôi nghêu ở Bạc Liêu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.67 KB, 5 trang )

Một số lưu ý khi nuôi nghêu ở Bạc Liêu

Nguồn: vietlinh.com.vn
Bạc Liêu với ưu thế có đường bờ biển dài, nhờ phù sa của sông Cửu Long
bồi lắng nên bình quân hành năm vùng bãi bồi ven biển lấn ra khoảng 75 - 80 m,
do đó rất thuận lợi cho nghề phát triển nuôi nhuyễn thể đặc biệt là nghêu. Nhằm
góp phần tạo công ăn việc làm cho các nông hộ ven biển, tạo thu nhập, xóa đói
giảm nghèo bố trí lại cơ cấu sản xuất dân cư theo vùng, tăng cường tìm lực kinh tế
- quốc phòng vùng biển. Năm 2006 tỉnh Bạc Liêu có chủ trương thành lập 8 Hợp
tác xã nuôi nhuyễn thể và đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 8750 ha kéo dài
từ xã Vĩnh Trạch Đông đến Gành Hào.
Mặc dù được sự hỗ trợ của Uỷ ban nhân tỉnh, huyện, xã và các Ngành chức
năng. Nhưng do mới thành lập nên các Hợp tác xã còn tồn tại nhiều bất cập, chưa
được sự đồng tình của người dân, trong ban quản trị chưa thống nhất quan điểm
quản lý, kỹ thuật còn thiếu, nạn trộm nghêu và khai thác trái phép giống nghêu
cũng như nghêu thịt xảy ra nghiêm trọng, chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu
… nên một số Hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động không hiệu quả, hết
vốn để sản xuất dẫn đến một số hợp tác xã tạm ngưng hoạt động.
Tính đến thời điểm hiện nay trong 8 hợp tác xã chỉ có 2 hợp tác xã hoạt
động trong lĩnh nuôi nghêu với diện tích nuôi nghêu khoảng 150 ha. Tính từ khi
thành lập đến nay 2 HTX chỉ thu tổng cộng được 131 tấn nghêu thương phẩm.
Trong 2 hợp tác xã hoạt động thì chỉ có 1 HTX ban đầu hoạt động có hiệu
quả còn lại hoạt động chưa hiệu quả.
Để ương nuôi được đối tượng này bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
Chọn bãi nuôi
Đây là một trong những điều kiện quan trọng dẫn đến thành công của nghề
nuôi. Chọn bãi nuôi ở vùng gần bờ cách bờ từ 700 – 1000 m. Mặt bãi bằng phẳng
không ứ động nước nhiều. Có chế độ thủy triều lên xuống đều đặn, khi nước rút
thì bãi hoàn toàn cạn, thời gian phơi bãi khoảng 5 – 6 giờ/ngày. Chất đáy là cát
bùn, trong đó tỉ lệ cát chiếm từ 70 – 90 %. Mặt bãi bằng phẳng, không nằm sát các
lạch sâu, không quá gần cữa sông để tránh ảnh hưởng của vùng nước ngọt đổ ra


biển. Không nằm gần nơi bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải nội địa. Chọn những nơi
ít sóng gió tác động, thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý.
Trước khi thả giống cần làm tốt các khâu như: nhặt bỏ các tạp chất có trong
bãi, rào lưới chắn xung quanh và cắm cọc xung quanh để tiện cho việc chăm sóc
và quản lý. Khi chuẩn bị xong bãi nuôi tiến hành thả giống.
Giống
Đến nay chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên, chúng được cung cấp chủ
yếu từ các bãi tự nhiên. Hàng năm giống thường xuất hiện vào khoảng tháng 6-8
(giống nhỏ) và đến tháng 1-2 năm sau thì giống đạt cỡ cho nuôi thịt (nghêu trung).
Lấy giống: Lấy giống thường được thực hiện lúc triều xuống, dùng móc,
cào lưới với mắt lưới thích hợp để lấy giống.
Vận chuyển giống: Sau khi lấy giống tiến hành vận chuyển giống đến bãi
nuôi bằng các phương tiện xe, tàu… thời gian vận chuyển từ lúc thu đến lúc gieo
giống không quá 12-16 giờ.
Thả giống: Tùy theo mục đích nuôi mà thả cỡ giống và lượng giống khác
nhau. Không dùng nghêu giống đã há miệng và có mùi ươn.
Cách thả: Giống nghêu được rải đều trên mặt bãi cách ranh khoảng 5 - 6 m
trở vào, thả giống vào lúc triều chưa rút cạn để nghêu có thể vùi mình ngay sau khi
thả, không thả lúc phơi bãi.
Mật độ: cỡ giống 150 - 200 con/kg thì thả khoảng 2 – 3 tấn/ha. giống cỡ
300 – 1000 con/kg thì thả từ 3-5 tấn/ha, Nếu thả giống cỡ nhỏ cỡ 3.000 -
4.000con/kg thì cần 900 -1.000 kg/ha. Cỡ giống chủ yếu tuỳ thuộc vào nguồn cung
cấp, cỡ giống và mức độ đầu tư. Tuy nhiên, không nên nuôi nghêu quá dầy vì
nghêu dễ bị chết vào khoảng tháng 1- 3 âm lịch khi nhiệt độ nước quá cao do nắng
nóng kéo dài và mùa nước ngọt đổ về từ tháng 10-11.
Mùa vụ và thời gian nuôi
Mùa vụ thả giống để nuôi nghêu thương phẩm gần như quanh năm nhưng
tập trung vào tháng 1 – 3.
Thời gian nuôi phụ thuộc nhiều vào cỡ giống, mật độ thả và điều kiện bãi
nuôi.

Chăm sóc và quản lý
Việc chăm sóc quản lý trong quá trình nuôi chủ yếu là cào vén, san thưa nơi
giống tập trung dầy giúp chúng sinh trưởng nhanh, thường xuyên kiểm tra hệ
thống lưới chắn để sửa chữa kịp thời.
Dựng các chòi canh trên mặt biển, diện tích 8 -10 m2 thường xuyên có 1-2
người gác, lúc triều lên có 3 - 4 lao động thu con nghêu giống bị sóng và thuỷ triều
đưa vào bờ đem thả lại chỗ nước sâu.
Thường xuyên kiểm tra rào chắn, nhất là chân rào để nghêu không bị đẩy ra
ngoài bãi nuôi. Nếu nghêu tập trung lại một góc hay một phía rào nào đó thì phải
cào vén san thưa.
Cần theo dõi kỹ biến động mặt bãi cũng như lượng phù sa bồi lắng để có
hướng khắc phục kịp thời.
Thường xuyên quan sát tình trạng sinh sống của nghêu, nếu thấy chúng
phân bố đều trên bãi, khi triều rút có nhiều “lỗ mài” chứng tỏ chúng sinh trưởng
tốt; nếu thấy các dấu hiệu bất lợi như nghêu tập trung ở từng khu vực, rong rêu
phủ trên mặt bãi hoặc nghêu có hiện tượng tiết nhớt… cần có biện pháp xử lý kịp
thời.
Cần theo dõi kỹ biến động mặt bãi (hiện tượng phá bãi) cũng như lượng
phù sa bồi lắng để có hướng khắc phục kịp thời. Nếu quan sát lượng phù sa vào
bãi dày hơn 5cm hoặc có hiện tượng phá bãi xảy ra thì tiến hành di chuyển nghêu
đến bãi bằng phẳng hơn.
Cần theo dõi các yếu tố môi trường đặt biệt là độ mặn, vì độ mặn có ảnh
hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của nghêu. Nếu vào mùa mưa ta
di chuyển bãi nuôi nghêu ra xa hơn nơi có độ mặn cao và ổn định, vào mùa nắng
thì ta di chuyển bãi nuôi nghêu gần bờ vì có độ mặn tương đối thấp. Cũng cần chú
ý hàm lượng vật chất lơ lửng và chất dinh dưỡng do sông thải ra, các chất thải từ
các khu vực kinh tế ven sông đổ ra làm thay đổi quần xã sinh vật đáy vùng triều,
kết quả là ốc mỡ phát triển mạnh và tấn công làm chết hàng loạt nghêu.
Ngoài ra, cần theo dõi địch hại: Khi triều xuống thường xuyên thu bắt ốc
mỡ trơn (Polynices didyma Bottem), ốc mỡ hoa (Natica maculosa Lamarch) vì

chúng bắt nghêu nhỏ ăn.
Thu hoạch
Thời gian thu hoạch quanh năm. Khi nghêu đạt kích cỡ thương phẩm trung
bình từ 40 - 60 con/kg.
Mùa thu có chất lượng cao vào tháng 4 - 7.
Cần thu nghêu thịt vào lúc triều rút, lúc này chúng đã ăn no, thải các vật
thừa trong vỏ, chỉ giữ lại nước nên thịt nghêu rất sạch, ngược lại thu lúc triều lên
thường chúng ngậm cát giảm chất lượng khi chế biến.
Nghêu chết và đề phòng
Hiện tượng: Trước hết nghêu chui lên mặt bãi gọi là “nổi đầu”, cơ khép vỏ
lỏng ra, ống nước lỏng ra, ống nước ra hết lực phun nước, màu sắc vỏ biến nhạt,
màu thịt từ trắng sữa chuyển sang màu đỏ tươi, rồi đến màu đen, hai vỏ mở rồi
chết. Thời gian từ khi mới “nổi đầu” đến khi chết hàng loạt khoảng 3-4 ngày.
Nguyên nhân:
Mùa vụ: Đa số nghêu chết khi nhiệt độ cao vào tháng 6-7, thời gian này sau
khi đẻ trứng phóng tinh nghêu rất gầy yếu. Vào lúc mưa nhiều nhiệt độ thấp, độ
mặn thấp, nhiệt độ trên bãi quá cao, dễ phát sinh hiện tượng nghêu chết hàng loạt.
Đặc biệt bãi không bằng phẳng, có chổ nước đọng rất dễ phát sinh nhiệt độ cao
dẫn đến nghêu chết.
Khu vực: Nơi ở là vùng triều tương đối cao, chất đáy cứng, có nhiều bùn,
nghêu rất dễ bị chết. Đặc biệt là vùng cao triều vào con nước nhưng thời gian nước
rút tương đối dài, cũng dẫn đến nghêu chết.
Vi sinh vật: Môi trường xấu đi nghêu dễ bị chết. Khi nghêu chết thịt thối
rữa rất nhanh, ô nhiễm cả bãi do tác dụng của vi sinh vật phân huỷ, làm cho hiện
tượng nghêu chết lây lan ra toàn bãi dẫn đến nghêu chết hàng loạt.
Phương pháp phòng: Tăng cường quản lý, mật độ thả nuôi hợp lý, khống
chế thời gian nuôi và khai thác. Kịp thời loại bỏ hiện tượng nghêu “nổi đầu” và
nghêu chết. San phẳng bãi nuôi, tránh nước ứ đọng và nhiệt độ cao cục bộ.


×