Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG xây DỰNG DCL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.78 MB, 75 trang )

QUY TRÌNH KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG
TRONG THI CƠNG XÂY DỰNG
Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
- Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ
về Quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định
46/2015/NĐ-CP);
- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ
về Quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết là Nghị định 59/2015/NĐ-CP);
- Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
- Thông tư 26/2016/TT-BXD “Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất
lượng và bảo trì cơng trình xây dựng”.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thiết bị y tế Benovas.
Dự án: Nhà máy sản xuất thiết bị y tế Benovas.
Cơng trình xây dựng: Nhà máy thiết bị y tế Benovas.
Địa chỉ công trường: ấp Thạnh Mỹ 1, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Quy trình kiểm sốt chất lượng thi cơng xây dựng này là một trong những phụ lục
của Hợp đồng xây dựng và là bộ phận không tách rời của các Hợp đồng xây dựng cơng
trình Nhà máy sản xuất thiết bị y tế Benovas.
QUY MÔ DỰ ÁN
- Vốn đầu tư: tương đương dự án nhóm B theo Luật đầu tư cơng.
- Cơng trình cấp 2 – Loại cơng trình có niên hạn sử dụng từ 50 năm – 100 năm.
(QCVN 03:2012/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp cơng trình)

ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC NHÀ THẦU THAM GIA THI CƠNG XÂY DỰNG
- Đã tham gia thi cơng xây dựng cơng trình dự án nhóm B trở lên.
- Đã tham gia thi cơng xây dựng cơng trình cấp 2 trở lên.
Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng
- Phải đảm bảo tốt chất lượng xây dựng, an toàn, vệ sinh mơi trường cho cơng trình
đang thi cơng, những cơng trình khác chung quanh hoặc khu vực dân cư lân cận.


- Chỉ được phép nhận thi cơng những cơng trình xây dựng đã thực hiện đúng quy
định đầu tư và phù hợp với năng lực của Nhà thầu; thi công đúng thiết kế được duyệt,
áp dụng đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định và chịu
sự giám sát, kiểm tra thường xuyên về chất lượng cơng trình của Chủ đầu tư, Tư vấn
giám sát, đơn vị thiết kế và cơ quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý chất
lượng cơng trình xây dựng.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và trước pháp luật về thi cơng xây lắp cơng
trình, kể cả những phần việc do nhà thầu phụ thực hiện theo quy định của hợp đồng
giao nhận thầu xây lắp.
Trang 1|75


- Vật liệu thành phẩm hoặc bán thành phẩm, cấu kiện xây dựng sử dụng vào cơng
trình phải có chứng nhận về chất lượng gửi cho Chủ đầu tư để kiểm soát trước khi sử
dụng theo quy định. Tổ chức hệ thống bảo đảm chất lượng cơng trình để quản lý sản
phẩm xây dựng, quản lý cơng trình trong q trình thi cơng.
Chất lượng thi cơng xây dựng và lắp đặt cơng trình

- Nhà thầu phải tổ chức hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với hợp đồng giao
thầu, trong đó cần có bộ phận giám sát chất lượng riêng của Nhà thầu.
- Lập đầy đủ, đúng quy định nhật ký thi cơng xây dựng cơng trình.
Trang 2|75


- Chỉ được phép thay đổi, bổ sung vật liệu, khối lượng khi được Chủ đầu tư chấp
thuận (có biên bản ký nhận giữa các bên liên quan).
- Báo cáo đầy đủ quy trình kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng.
- Phối hợp với Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát để thực hiện đầy đủ hồ sơ nghiệm thu.
- Báo cáo thường xuyên với Chủ đầu tư về cơng tác quản lý an tồn, tiến độ, chất

lượng, khối lượng và vệ sinh môi trường xây dựng.
- Tổ chức nghiệm thu nội bộ trước khi mời đại diện Chủ đầu tư nghiệm thu.
- Đảm bảo an tồn trong thi cơng xây dựng cho người, thiết bị và những cơng trình
lân cận và kể cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực.
- Lập hồ sơ hồn cơng theo quy định hiện hành.
u cầu về hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu:
- Việc lập hệ thống quản lý chất lượng: là một điều kiện để đảm bảo chất lượng. Hệ
thống quản lý chất lượng phản ánh mơ hình tổ chức thi cơng xây dựng trong đó phải
xác định được:
(i) Kế hoạch nhân sự cũng như chất lượng nhân sự;
(ii) Quy trình, thủ tục quản lý;
(iii) Những hướng dẫn thực hiện; thử nghiệm;
(iiii) Chế độ báo cáo và các hình thức sẽ được sử dụng để thực hiện trách nhiệm của
Nhà thầu đảm bảo và kiểm sốt tốt chất lượng thi cơng xây dựng, đảm bảo sự phối
hợp tiến độ thi công xây dựng của các Nhà thầu.
- Hệ thống quản lý chất lượng: phải được lập trước khi triển khai thi công xây dựng.
Bản kế hoạch này phải được Chủ đầu tư chấp thuận. Hệ thống chất lượng Nhà thầu
của Nhà thầu phải được thể hiện trong hồ sơ trúng thầu, nều trong hồ sơ trúng thầu
khơng có hoặc thiếu thì u cầu Nhà thầu xây dựng cung cấp. Trường hợp hệ thống
quản lý chất lượng Nhà thầu không đúng như hồ sơ trúng thầu thì yêu cầu Nhà thầu
thực hiện đúng như trong hồ sơ trúng thầu. Nếu Nhà thầu có thay đổi thì phải có văn
bản đề nghị và được Chủ đầu tư chấp nhận bằng văn bản.
- Danh sách vật tư, thiết bị đề xuất:
Nhà thầu phải đệ trình danh sách các vật tư, thiết bị chính được đề xuất sử dụng trong
vòng 15 ngày kể từ ngày đạt được thoả thuận về hợp đồng. Đối với các vật tư, thiết bị
qui định tham khảo từ các tiêu chuẩn, lập danh sách các tiêu chuẩn có thể áp dụng để
chủ đầu tư xem xét lựa chọn.
- Tài liệu đệ trình về nguồn gốc và đặc tính của vật tư:
Nhà thầu phải đệ trình dữ liệu tiêu chuẩn đã ban hành của nhà sản xuất. Đánh dấu mỗi
bản sao để nhận biết các vật tư, các lựa chọn có thể áp dụng và thông tin khác. Bổ

sung dữ liệu tiêu chuẩn của nhà sản xuất để cung cấp các thông tin riêng đối với cơng
trình.
- Tài liệu đệ trình về mẫu và lưu mẫu:
Tài liệu minh hoạ các đặc điểm, chức năng và tính thẩm mỹ của vật liệu/sản phẩm với
đầy đủ về tiêu chuẩn màu sắc, kết cấu của nhà sản xuất. Mẫu của vật liệu/sản phẩm
Trang 3|75


phải được kết dính bào bảng và bảo quản tại văn phịng cơng trường của Chủ đầu tư
để đối chiếu.
MỤC TIÊU CỦA QUY TRÌNH KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG
Việc kiểm tra chất lượng các vật tư, vật liệu phục vụ cho thi công các hạng mục hoặc
bộ phận hạng mục công trình được thực hiện chủ yếu từ giai đoạn sản xuất, vận chuyển,
tập kết đến chân cơng trình, thi cơng và nghiệm thu.
Quy trình kiểm sốt chất lượng sản phẩm đặt ra nhằm loại bỏ những sản phẩm không
đạt yêu cầu về chất lượng đã quy định hoặc trình mẫu trước khi ký hợp đồng.
Phương châm chiến lược ở đây là phải tìm ra các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng, giải quyết tốt các điều kiện cho sản xuất từ nhà máy hoặc việc khai
thác tại vùng ngun liệu (mỏ cát, đá...) thì mới có kết quả cuối cùng là chất lượng sản
phẩm phù hợp.
Các tiêu chí để kiểm sốt được chất lượng:
- Con người (Menpower);
- Phương pháp sản xuất, qui trình kỹ thuật (Methods);
- Nguyên vật liệu (Materials);
- Thiết bị sản xuất (Machines);
- Phương pháp và thiết bị đo lường (Mesurement);
- Môi trường (Envỉonment);
- Thông tin (Information).
Đây là quy trình kiểm sốt 5M, E, I.
Kiểm tra điều kiện năng lực của các Nhà thầu tham gia xây dựng cơng trình

Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực
theo quy định tại các Điều của Chương IV của Nghị định 12/2009/NĐ-CP và các quy
định của pháp luật có liên quan để khảo sát xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng cơng
trình, lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng, lập thiết kế xây dựng cơng trình, thi cơng
xây dựng cơng trình, giám sát thi cơng xây dựng cơng trình, thí nghiệm, kiểm định chất
lượng cơng trình xây dựng và các cơng việc tư vấn xây dựng khác.
Sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư phải kiểm tra sự phù hợp năng lực của
các Nhà thầu với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.
QUẢN LÝ TÀI LIỆU, HỒ SƠ, BẢN VẼ HỒN CƠNG, NGHIỆM THU,
THANH QUYẾT TỐN
Ngồi mục đích thanh tốn, Nhà thầu phải có trách nhiệm quản lý tài liệu, hồ sơ, bản
vẽ hồn cơng, nghiệm thu… phục vụ khi Chủ đầu tư làm Hồ sơ hồn cơng cơng trình.
Hồ sơ hồn cơng là tài liệu, lý lịch của sản phẩm cơng trình xây dựng, bao gồm các
vấn đề từ chủ trương đầu tư đến việc lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng,
thiết kế cơng trình, thi cơng xây dựng cơng trình và các vấn đề khác có liên quan đến
dự án, cơng trình đó. Hồ sơ hồn thành cơng trình bao gồm hồ sơ pháp lý và tài liệu
quản lý chất lượng được quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 12 /2005/TT-BXD
ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng về "Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất
Trang 4|75


lượng cơng trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động
xây dựng".
Tài liệu quản lý chất lượng (do Nhà thầu thi công xây dựng – Nhà thầu lắp đặt lập)
là trách nhiệm của Nhà thầu phải soạn thảo, phát hành những tài liệu, hồ sơ, bản vẽ
hồn cơng, nghiệm thu lưu giữ và bàn giao cho Chủ đầu tư gồm những hồ sơ, tài liệu
như sau:
1. Hợp đồng kinh tế;
2. Hồ sơ năng lực Nhà thầu;
3. Sơ đồ nhân lực và chứng chỉ hành nghề kỹ sư quản lý dự án, xây dựng, cơ khí,

điện…;
4. Biện pháp thi cơng;
5. Bản vẽ thi cơng;
6. Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong
cơng trình để thi cơng các hạng mục: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm
và kết cấu thân, mái cơng trình, cơ điện và hoàn thiện...;
7. Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong cơng trình để thi
công các hạng mục nêu trên phải được/do một tổ chức chun mơn hoặc một tổ chức
khoa học có tư cách pháp nhân, năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực
hiện;
8. Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản
xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong cơng trình như: cấp điện, cấp nước, cấp LPG ...
do nơi sản xuất cấp;
9. Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu sử dụng trong
hạng mục cơng trình này của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước
quy định;
10. Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết
bị. Kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hồn cơng cơng tác xây lắp được nghiệm thu (có
danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây dựng kèm theo);
11. Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động khơng tải,
nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu
chỉnh, vận hành thử thiết bị (khơng tải và có tải);
12. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ;
13. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ;
14. Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các cơng trình thuộc dự án phải
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường);
15. Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng;
chất lượng bê tơng cọc, điện trở của hệ thống chống sét cho cơng trình và cho thiết bị,
kết cấu chịu lực, thử tải bể chứa, thử tải ống cấp nước hoặc chất lỏng, thử áp lực các
thiết bị chịu áp lực, thang máy tải hàng....);

16. Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối cọc, kết cấu kim
loại khung nhà thép tiền chế, đường ống áp lực (dẫn khí nén, chất lỏng), bể chứa áp
lực bằng kim loại...
Trang 5|75


Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục cơng trình, tồn bộ
cơng trình và các cơng trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây
dựng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay...);
18. Biên bản nghiệm thu đấu nối tiện ích hạ tầng do Nhà nước quản lý: giao thông,
điện trung thế, nước cấp, nước thải, điện thoại hữu tuyến…
19. Nhật ký thi cơng xây dựng cơng trình;
20. Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong cơng trình; hướng dẫn hoặc quy trình vận
hành khai thác cơng trình; quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị và cơng trình;
21. Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều
kiện sử dụng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về:
- Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt;
- Sử dụng các chất chống thấm thi cơng các hạng mục cơng trình cấp nước;
- Phòng cháy chữa cháy, nổ;
- Chống sét;
- Bảo vệ mơi trường;
22. Biên bản về an tồn lao động, an tồn vận hành;
23. Bản vẽ hồn cơng các hạng mục và tồn bộ cơng trình về kiến trúc, kết cấu, lắp
đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật cơng trình, hồn thiện... (có danh mục bản vẽ kèm theo).
17.

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Trong hồ sơ quản lý chất lượng, Nhà thầu phải có 5 u cầu:
1. Quy trình lập biện pháp thi công, kiểm tra, nghiệm thu;
2. Quản lý chất lượng vật tư: Các quy trình kiểm tra chất lượng vật tư, tiếp nhận, lưu

kho, bảo quản;
3. Quản lý chất lượng cho từng loại công tác thi công: (đào đất, lấp đất, cốp pha, đà
giáo, cốt thép, bê tông, chống thấm, xây tô trát, ốp lát các loại, trần...);
4. Biện pháp bảo quản vật liệu, cơng trình khi tạm dừng thi cơng;
5. Sửa chữa hư hỏng và bảo hành cơng trình.
Hồ sơ quản lý chất lượng phải được Chủ đầu tư đồng ý, phê duyệt và áp dụng trong
suốt thời gian thực hiện Hợp đồng xây dựng.

Trang 6|75


Sơ đồ quy trình kiểm tra vật tư, vật liệu về cơng trình

- Trước khi tiến hành một cơng tác thi công, Nhà thầu tiến hành xác định chủng loại
vật liệu để cho công tác thi công này. Vật liệu phải có nguồn gốc, xuất xứ, chứng chỉ
chất lượng, cataloge, chỉ dẫn kỹ thuật (specification) … mọi tài liệu này phải trình cho
Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát trước khi tiến hành mua hàng.
- Liên hệ với nhà cung cấp vật tư để thống nhất mẫu mã sản phẩm và đệ trình để Chủ
đầu tư và Tư vấn giám sát duyệt, nếu khơng đạt thì đơn vị cung cấp vật tư phải cung
cấp lại mẫu mã sản phẩm cho phù hợp yêu cầu thiết kế. Nếu sản phẩm được duyệt, Nhà
thầu sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị cung cấp và thống nhất lịch và tiến độ
cung cấp vật tư về cơng trình.
- Trước khi đưa vật tư vào cơng trình, Nhà thầu tiến hành kiểm tra chất lượng vật liệu
và chủng loại, các thông số kỹ thuật, mẫu mã cụ thể như sau:
Trang 7|75


+ Tất cả các vật liệu sẽ được kiểm tra cận thận đảm bảo đúng chủng loại, mã nhãn
hiệu như đã yêu cầu với sự kiểm tra của Chủ đầu tư. Mọi vật liệu không đúng yêu cầu
sẽ được vận chuyển ra khỏi công trường ngay.

+ Tất cả các vật liệu sẽ có chứng chỉ chứng nhận chất lượng của nhà máy sản xuất
và sẽ nộp cho Chủ đầu tư trước khi đưa vào sử dụng.
- Nhà thầu cam kết chỉ sử dụng vật liệu khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Chủ
đầu tư và Tư vấn giám sát. Trước khi đưa vật liệu vào thi công, kiểm tra lại các vật tư,
vật liệu lần cuối, nếu không đạt sẽ loại bỏ ngay, chỉ có các vật tư đạt yêu cầu mới được
sử dụng.

Quy trình phối hợp giữa quản lý chất lượng và giám sát thi công
Trang 8|75


MỘT SỐ LOẠI VẬT LIỆU, VẬT TƯ QUAN TRỌNG
CỌC BÊ TƠNG ỨNG LỰC TRƯỚC
Cọc bê tơng ứng lực trước là loại vật liệu đặc biệt được thiết kế riêng cho từng cơng
trình, sản xuất theo quy trình được kiểm tra nghiêm ngặt và thường chiếm tổng giá trị
cao hơn trong tất cả vật liệu xây dựng cơng trình. Có một sự thật rằng phần móng đóng
vai trị quan trọng bậc nhất trong xây dựng cơng trình nhưng cũng là phần tiềm ẩn
nhiều rủi ro nhất do đó khi làm việc về móng cần địi hỏi người kỹ sư thực hiện phải
dày dặn kinh nghiệm, tránh rủi ro về sau cho cơng trình cũng như tiết kiệm chi phí cho
chủ đầu tư.

Đối với công tác thiết kế Cọc bê tông ứng lực trước:
1. Căn cứ vào báo cáo khảo sát địa chất và thuỷ văn của cơng trình để nghiên cứu chiều
dày, thế nằm và đặc trưng cơ lý của các lớp đất. Thăm dị khả năng có các chướng ngại
vật dưới đất, có các cơng trình ngầm lân cận;
Xem xét điều kiện môi trường, tiếng ồn và khả năng ảnh hưởng đến các cơng trình lân
cận, chủ đầu tư u cầu tư vấn thiết kế có giải pháp móng cọc khoan nhồi hay cọc bê
tông cốt thép đã được gia cơng trước, lựa chọn biện pháp đóng hay ép cọc cho hợp lý.
Chỉ thực hiện thiết kế móng cọc khi có đầy đủ số liệu địa chất theo TCXD 160 : 1987.
2. Tư vấn thiết kế căn cứ vào các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành để tính tốn và thiết

kế chi tiết cho từng loại cọc; từng móng cọc. Phải được chủ đầu tư cho tiến hành thẩm
tra đạt yêu cầu mới được nghiệm thu sản phẩm thiết kế.
3. Trong hồ sơ thiết kế cần nêu rõ một số yêu cầu chính như sau: Loại cọc, cấu tạo cọc;
Chiều dài cọc, cao độ mũi cọc, cao độ đầu cọc; Số lượng cọc; Sức chịu tải của từng
cọc và tỷ lệ % cọc cần thí nghiệm kiểm tra tại hiện trường; Lớp bê tông bảo vệ cốt thép
của cọc để chống ăn mịn.
Đối với cơng tác sản xuất Cọc bê tông ứng lực trước:
Hiện nay bê tông ứng lực trước được sản xuất theo 2 phương pháp:
- Kéo căng trước: trên bệ đúc cố định thực hiện tại nhà máy có thể dài tới 120 m: Các
sợi cáp được tạo lực căng trước khi đổ bê tông. Sau khi bê tông đông kết và được dưỡng
Trang 9|75


hộ hơi nước nóng đạt tới cường độ 70% R 28 ngày thì tiến hành cắt các sợi cáp trên,
lực kéo trong dây cáp sẽ chuyển thành lực nén trong cấu kiện bê tông.
- Kéo căng sau: Cấu kiện bê tông được chế tạo đặt sẵn các ống dẫn để luồn các sợi
cáp hoặc các thanh thép cường độ cao, được gọi là thanh căng. Các thanh căng này sẽ
được kéo căng sau khi bê tông đã đạt tới cường độ 70% của R 28 ngày. Ứng suất trước
căng sau thường được sử dụng cho các kết cấu chế tạo tại cơng trường có khối lượng
lớn như si lơ, dàn kèo, dầm cầu hộp đúc hẫng v.v....
Việc sử dụng công nghệ căng trước hoặc căng sau tùy thuộc vào điều kiện thi cơng
tại cơng trường. Nhưng nói chung nếu điều kiện cho phép, theo chúng tôi nên sử dụng
công nghệ kéo căng trước vì tiết kiệm vật liệu hơn.
Phân loại cọc bê tông ly tâm
Dựa vào chủng loại và mã ký hiệu sản phẩm cọc bê tông ly tâm được chia thành 2 loại:
 Cọc bê tông ứng lực trước thường (PC): là loại cọc bê tông ứng trước được sản
xuất bằng phương pháp quay ly tâm. Có cấp độ chịu nén của bê tông không nhỏ hơn
B40.
 Cọc bê tông ứng lực trước cường độ cao (PHC) và (NPH): Là loại cọc bê tông ly
tâm ứng lực trước sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm. Có cấp độ bền chịu nén

của bê tông không nhỏ hơn B602.
Tiêu chuẩn về nghiệm thu của cọc bê tông ly tâm
Theo chỉ tiêu chất lượng cơ lý
 Phân loại theo giá trị mômen uốn nứt: Cọc bê tông ứng lực trước thường (PC)
được chia thành 4 loại cấp tải: A, AB, B, C. Trong đó cấp tải A có mơmen uốn nứt,
khơng nhỏ hơn 24.5 kN.m. Cấp tải AB có mơmen uốn nứt, khơng nhỏ hơn 30 kN.m.
Cấp tải B thì giá trị này là 34. 3kN.m còn cấp tải C là 39.2kN.m.
Phân loại theo giá trị mômen uốn nứt cọc bê tông ứng trước thường được chia thành 4
cấp tải.
Phân loại theo giá trị ứng suất hữu hiệu tính tốn, mơmen uốn nứt và khả năng
bền cắt:
Cọc bê tông ứng trước cường độ cao (PHC) được phân thành 4 loại cấp tải: A, AB, B, C.
Cọc bê tông ứng lực trước cường độ cao NODULAR được phân thành 3 loại cấp tải
A, B và C.
Theo hình dạng và kích thước đường kính ngồi:
Phân loại theo hình dạng cọc:
Cọc ly tâm thân thẳng (PC) và (PHC): Tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông ly tâm được
quy định theo TCVN 7888: 2014. Theo đó nhà sản xuất phải hồn tồn tự chịu trách
nhiệm về lơ sản phẩm do mình sản xuất ra khi cấp cho khách hàng. Cụ thể:
- Các vật liệu sản xuất bê tông ly tâm phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn
hiện hành, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung của thiết kế.
- Quá trình kiểm tra chất lượng cọc bê tông bao gồm việc kiểm tra vật liệu, thiết bị,
quy trình sản xuất, các tính chất hỗn hợp bê tơng đã đơng cứng.
- Q trình kiểm tra chất lượng cọc bê tơng ly tâm bao gồm nhiều công đoạn.
Trang 10|75


- Để đạt tiêu chuẩn nghiệm thu, cọc bê tông ly tâm phải trải qua quá trình kiểm tra
cả về chất lượng đến cường độ chịu lực. Trong quá trình kiểm tra, có một số sai lệch
của các chỉ số có thể chấp nhận được. Tuy nhiên khơng được vượt qua các trị số cụ thể

đã được quy định trong tiêu chuẩn cho phép của nhà nước.
- Tiêu chuẩn về hồ sơ nghiệm thu: Hồ sơ nghiệm thu cọc bê tông ly tâm theo tiêu
chuẩn sẽ bao gồm các thành phần sau:
- Chứng chỉ nguyên vật liệu sản xuất bê tông: Gồm chứng chỉ xi măng, cốt liệu,
chứng chỉ chất lượng thép các loại, nước và phụ gia (nếu có).
- Chứng chỉ đánh giá chất lượng cọc bê tông.
- Chứng chỉ nghiệm thu đánh giá chất lượng ngoại quan và biên bản sửa chữa ngoại
quan (nếu có). Chứng chỉ này cần phải đính kèm hình ảnh sản phẩm có lỗi nằm trong
phạm vi cho phép.
- Chứng chỉ chất lượng kiểm tra độ bền uốn nứt thân cọc của lô sản phẩm theo kết
quả được thực hiện bởi phịng thí nghiệm chun ngành xây dựng có chức năng pháp
lý cho cơng tác thử độ bền.
- Chứng chỉ về các chỉ tiêu: Độ bền uốn gãy, khả năng bền cắt thân cọc, chỉ số uốn
nứt thân cọc dưới tải trọng nén dọc trục đối với cọc PHC, độ bền uốn mối nối được
thực hiện khi có yêu cầu thiết kế của khách hàng.
- Biên bản nghiệm thu xuất xưởng giữa nhà sản xuất và khách hàng. Bao gồm cả các
chương trình nội dung thử nghiệm cùng các số liệu hồ sơ chất lượng sản phẩm nghiệm
thu liên quan.

Công đoạn chế tạo và gia cơng lồng thép

Quy trình giám sát trong sản xuất Cọc bê tông ứng lực trước.
- Sản xuất cọc bê tơng ứng lực trước, thơng thường quy trình có 22 công đoạn được
liệt kê bằng bảng và sơ đồ bên dưới.
- Mỗi cơng đoạn có nội dung kiểm tra và phương pháp kiểm tra tương ứng.
Trang 11|75


- Giám sát của Chủ đầu tư phải thường xuyên có mặt tại nhà máy, căn cứ theo quy
trình giám sát 10 bước dưới đây để giám sát việc sản xuất và nghiệm thu cọc.

- Đơn vị kiểm định của Chủ đầu tư phải giám sát các thí nghiệm của nhà máy theo
quy định của:
+ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7888 : 2014 về Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước;
+ TCXDVN 269 : 2002: Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc
trục;
+ TCXDVN 359 : 2005: Cọc - Thí nghiệm kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp
động biến dạng nhỏ.

Trang 12|75


Trang 13|75


Trang 14|75


Trang 15|75


Trang 16|75


Trang 17|75


10 BƯỚC KIỂM TRA SẢN XUẤT & VẬN CHUYỂN CỌC
Bước 1: kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào.
- Cát, đá, được kiểm tra sau đó được rửa và sàng kỹ trước khi đưa vào trạm trộn.
- Riêng cát phải đúng theo module làm cọc, sạch và được giữ ẩm.

- Đá 1x2 được sàng ra theo tiêu chuẩn và cũng được rửa sạch để làm tăng Max bê
tông.
- Cốt liệu sử dụng đảm bảo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 7570-2006, kích thước
của cốt liệu khơng lớn hơn 25mm và không vượt quá 2/5 độ dày của thành cọc.

Trang 18|75


Bước 2: chế tạo và gia công lồng thép.
Tạo lồng thép có các cơng tác cơ bản: cắt thép chủ, tạo đầu neo thép bắng cách
dập đầu thép, tạo lồng, lắp mặt bích.

Bước 3: chuẩn bị khn cọc.
Tiến hành vệ sinh khn và bơi dầu chống dính cho khn:
Trang 19|75


Bước 4: trộn và rót bê tơng vào khn.
Sau khi đặt lịng thép vào khn tiến hành rót bê tơng, sau đó đóng nắp và xiết chặt
khn lại.

Bước 5: căng thép dự ứng lực.
Tiến hành căng thép ước ứng lực trước cho cọc BTLT theo các ứng suất theo thiết
kế để có các moment kháng uốn khi đi vào sử dụng. Các kết quả kéo thép được lưu tại
phịng thí nghiệm.

Trang 20|75


Bước 6: quay ly tâm.

- Sau khi đã nạp bê tông xong và căng thép tới cường độ thiết kế thì ta cho quay ly
tâm để làm cho bê tơng trong cọc được đặc chắc.
- Đây là bước rất quan trọng để lèn chặt bê tơng và thơng thường có 4 cấp độ quay
để cọc đạt được chất lượng như thiết kế.

Bước 7: bảo dưỡng bê tơng bằng lị hơi (hoặc lò hơi áp suất cao bằng máy hấp).
- Đây bước đưa cọc vào lò hơi hấp ở nhiệt độ khoảng giao động 100 oC -/+ 20, hơi
nước nóng sẽ đẩy nhanh q trình thủy hóa bê tơng ở mơi trường nhiệt độ cao. làm cho
bê tông đạt cường độ nhanh hơn và làm cho bê tông không bị nứt bề mặt do bị khô
nhanh. Thông thường hấp cọc khoảng 8 tiếng. Hoặc tùy theo công nghệ của từng nhà
máy sản xuất.
- Khi bê tông đạt được 70% cường độ R 28 ngày tuổi ta có thể cắt thép ứng lực. Lúc
đó thép co lại và nén bê tơng tạo ứng lực trước trong cọc.

Trang 21|75


Đưa cọc vào lò hơi hấp ở nhiệt độ khoảng giao động 100oC -/+ 20

Bước 8: kiểm tra, bảo dưỡng.
Đây giai đoạn kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa và vận chuyển đến
cơng trình thơng qua các đầu xe kéo hoặc các xà lan đường sông chuyển đến công
trường.

Bước 9: lưu kho thành phẩm.
Bước 10: vận chuyển cọc đến cơng trình xây dựng.
- Cọc được phép bốc xếp, vận chuyển khi cường độ bê tông đạt tối thiểu 75% cường
độ thiết kế.
- Cọc phải được xếp dỡ bằng máy cẩu có sức cẩu phù hợp.
- Khi vận chuyển cọc đi xa phải có xe chun dụng, tồn bộ cọc phải được liên kết

chặt với phương tiện vận chuyến để tránh xô đẩy, va đập gây hư hỏng, biến dạng.
- Khi hạ cọc xuống bãi ở công trường phải kê trên thanh gỗ, có nêm cố định.
Trang 22|75


Hạ cọc từ xe chuyên dụng xuống bãi cọc tại công trường

Cách cố định cọc tại bãi cọc trên công trường xây dựng

Chuyển cọc từ bãi cọc đến vị trí ép cọc
Trang 23|75


NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ÉP CỌC
Ép cọc bê tông ly tâm ứng lực trước là một hạng mục quan trọng trong xây dựng.
Định nghĩa các thuật ngữ cơ bản:
 Cọc ép: là loại cọc được hạ xuống nền bằng sức ép tĩnh, không gây xung lực lên
đầu cọc.
 Tải trọng thiết kế: là lực ép dự tính theo thiết kế sẽ tác dụng lên đầu cọc trong
quá trình cọc làm việc.
 Lực ép nhỏ nhất (Pmin): là lực ép đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc.
 Lực ép lớn nhất (Pmax): là lực ép không vượt quá sức chịu tải của cọc.
Ưu điểm và nhược điểm của thi công ép cọc
 Ưu điểm: Không gây tiếng ồn, khơng gây chấn động mạnh. Dễ kiểm sốt chất
lượng. Có thể thi công được ở khu vực dân cư. Năng suất tăng, giúp rút ngắn tiến độ.
Đây là phương pháp thi cơng nền móng hiện đại và phổ biến hiện nay.
 Nhược điểm: Phải có đội ngũ kỹ sư, nhân công giỏi chuyên môn để thực hiện.
Giấy kiểm định máy móc: Đơn vị ép cọc phải cung cấp giấy tờ kiểm định liên quan.
Bao gồm kiểm định đồng hồ và kiểm định giàn ép thủy lực. Từ hồ sơ này, chúng ta
biết được khả năng làm việc của máy và thiết bị thi cơng.

 Vị trí ép cọc: Phải đúng theo bản vẽ, không được tùy ý chỉnh sửa. Thể hiện đầy
đủ sự phân bố các cọc ép và điểm giao nhau. Từ bản vẽ ra thực địa, ta xác định được
tim cọc và tâm của móng.
 Chuẩn bị mặt bằng thi công: Mặt bằng thi công phải bằng phẳng, được bố trí
thành các khu vực cụ thể. Trong đó, khu vực tập kết cọc phải nằm bên ngoài khu vực
ép cọc.
 Kiểm tra cọc ép: Kiểm tra chất lượng của tất cả các cọc. Độ vênh cho phép của
vành thép là dưới 1%. Bề mặt bê tông đầu cọc, trục của đoạn cọc, các mép vành thép
nối... đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng.
 Máy ép cọc bê tông (robot thủy lực): phải được cấp chứng chỉ kiểm định, có
nguồn gốc rõ ràng. Máy ép cọc bằng kích thủy lực có các đặc tính cơ bản như sau: Lưu
lượng bơm dầu của máy; Áp lực bơm lớn nhất; Diện tích đáy pittong; Hành trình của
pittong; Đồng hồ đo áp lực; Van chịu áp.
 Máy ép cọc phải đảm bảo các yêu cầu sau khi đưa vào hoạt động:
 Lực ép lớn nhất > = 1.4 của Pmax thiết kế.
 Lực ép phải dọc trục khi ép và tác động đều.
 Pittong chuyển động đều.
 Áp lực lớn nhất không lớn hơn gấp đơi áp lực đo khi ép. Có van giữ áp lực khi
tắt máy.
 Bên cạnh máy ép cọc, việc lựa chọn cẩu để thi công cũng cần được chú ý. Căn
cứ vào trọng lượng cọc ép, đối trọng và độ cao nâng, chúng ta có thể tính tốn được
cẩu phù hợp. Cần quan tâm các thơng số như:
- Sức nâng lớn nhất/nhỏ nhất;
- Tầm với lớn nhất/nhỏ nhất;
- Chiều cao nâng lớn nhất/nhỏ nhất;
Trang 24|75


- Độ dài cần chính/cần phụ;
- Thời gian/Vận tốc quay cần.

 Phương pháp ép cọc ôm: Ép ôm là phương pháp sử dụng lực ép từ hai bên thành
cọc để ép cọc. Phương pháp này được sử dụng ở những cơng trình có nền địa chất yếu
nhằm dẫn cọc theo phương thẳng đứng.
 Phương pháp ép cọc đỉnh: Ép đỉnh là phương pháp sử dụng lực ép từ đỉnh cọc.
Máy ép sẽ ấn cọc xuống từ đỉnh. Khi sử dụng phương pháp này, toàn bộ lực ép được
truyền trực tiếp lên đầu cọc, giúp cho việc hạ cọc diễn ra dễ dàng, thắng được các lực
ma sát. Tuy nhiên, cần có 2 hệ khung để thi cơng theo phương pháp này. Phương pháp
ép cọc đỉnh được dùng để dẫn cọc vào nền đất cứng.
 Phương pháp nối cọc:
Với những công trình có chiều sâu ép cọc dài, cần nối nhiều đoạn cọc mới đảm bảo
chiều sâu và lực ép theo thiết kế. Do đó việc nối các đoạn cọc bằng phương pháp hàn
là bắt buộc. Khi đó việc hàn nối các đoạn cọc cần tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật trong
hồ sơ thiết kế và quy định tại TCVN 9394:2012 Đóng và ép cọc - Thi cơng và nghiệm
thu. Cụ thể như sau:
- Chỉ bắt đầu hàn nối các đoạn cọc khi:
 Kích thước các bản mã đúng với thiết kế;
 Trục của đoạn cọc đã được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương vng góc với nhau
 Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau.
- Quy định về đường hàn mối nối cọc
Đường hàn mối nối cọc phải đảm bảo đúng quy định của thiết kế về chịu lực, khơng
được có những khuyết tật sau đây:
 Kích thước đường hàn sai lệch so với thiết kế;
 Chiều cao hoặc chiều rộng của mối hàn không đồng đều;
 Đường hàn không thẳng, bề mặt mối hàn bị rỗ, không ngấu, quá nhiệt, có chảy
loang, lẫn xỉ, bị nứt...
Đặc biệt: Chỉ được tiếp tục hạ cọc khi đã kiểm tra mối nối hàn khơng có khuyết tật.

Mối hàn nối cọc tiêu chuẩn đã đạt yêu cầu về chất lượng

Trang 25|75



×