UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ NỘI VỤ
Số: /BC-SNV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 04 tháng 02 năm 2009
BÁO CÁO
Tổng kết công tác của ngành Nội vụ thành phố năm 2008 và
phương hướng nhiệm vụ công tác của ngành năm 2009
Phần 1:
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NỘI VỤ NĂM 2008
Năm 2008, trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - xã hội và
tác động của hội nhập kinh tế quốc tế nhưng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn ngành
nên ngoài việc thực hiện công việc chuyên môn thường xuyên, ngành Nội vụ thành
phố đã tập trung triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND thành phố và quận, huyện; vừa thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cán
bộ của ngành, vừa xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị, tiếp
tục phân cấp quản lý giữa thành phố với các ngành, địa phương về lĩnh vực tổ chức
bộ máy, biên chế, cán bộ; tập trung thực hiện công tác cải cách hành chính…và đạt
kết quả chủ yếu như sau:
1. Hoàn thành xuất sắc 03 nhiệm vụ trọng tâm do UBND thành phố giao
gồm:
- Tập trung triển khai công tác thi đua, khen thưởng khối ngoài quốc doanh,
tạo sự chuyển biến thực sự về phong trào thi đua ở khối này, nhằm động viên, khuyến
khích khơi dậy tiềm năng; đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và chất lượng, tăng
cường khen thưởng, tuyên dương những người làm trực tiếp; chấn chỉnh toàn bộ
công tác thi đua, khen thưởng ở các ngành, các cấp, địa phương, không để xảy ra
tình trạng khen thưởng tràn lan.
- Đề xuất được một số giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
phường, xã; tham mưu mở rộng thực hiện thí điểm chức danh cán bộ lãnh đạo, quản
lý các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý
doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo; xem xét cấp giấy
đăng ký sinh hoạt tôn giáo cho tổ chức tôn giáo ở cơ sở theo đúng quy định của
pháp luật.
2. Ban hành văn bản:
Sở đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành 10 văn bản quy phạm pháp
luật; 16 văn bản mang tính chất định hướng, chỉ đạo đối với công tác của ngành (có
phụ lục đính kèm); xử lý hơn 8.000 văn bản đến và ban hành 7.000 văn bản đi.
DỰ THẢO
3. Công tác tổ chức, biên chế:
Việc sắp xếp các tổ chức theo quy định tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và
Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ tại thành phố được
triển khai kịp thời, hoàn thành tốt yêu cầu đề ra, đảm bảo đúng quy định, đồng bộ,
tương đối ổn định, không ảnh hưởng nhiều đến công việc; công tác nhân sự có sự
chủ động chuẩn bị trong bố trí sắp xếp cán bộ, không để tình trạng một cơ quan có
quá nhiều cấp phó so với quy định. Giải quyết tốt các vấn đề về tư tưởng, chính sách
đối với CBCC diện sắp xếp, các đối tượng tinh giản biên chế. Sau sắp xếp, các đơn
vị đã kịp thời xây dựng phê duyệt Đề án về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy để
sớm ổn định đi vào hoạt động. Nhìn chung việc sắp xếp tổ chức đã đạt yêu cầu đề ra.
4. Công tác cán bộ và chính sách cán bộ:
Thực hiện tốt việc tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán
bộ, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về số lượng tiếp nhận cán bộ theo chính sách thu
hút nguồn nhân lực. Tham mưu ban hành nhiều chủ trương, chính sách, trong đó có
nhiều chủ trương, chính sách đã đi vào cuộc sống và phát huy tốt tác dụng như: Mở
rộng đối tượng trong chính sách thu hút; chính sách khuyến khích đối với CBCCVC
tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc; mở rộng phạm vi và đối tượng thi
tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý; chuyển đổi vị trí công tác. Việc đề bạt, bổ nhiệm
cán bộ, tiếp nhận CBCC đúng quy trình, quy định. Quan tâm đến việc thi tuyển công
chức dự bị, xét tuyển viên chức sự nghiệp, xét chuyển loại, góp phần động viên công
chức, viên chức rất phấn khởi và yên tâm công tác. Một số đơn vị đã có nhiều cố
gắng trong việc thi tuyển chức danh lãnh đạo như: Sở GTVT, Sở GD và ĐT, quận
Thanh Khê. Một số sở, ngành, quận, huyện đã quan tâm đến việc tiếp nhận, bố trí và
sử dụng các đối tượng theo chính sách thu hút nguồn nhân lực, góp phần vào kết quả
tốt nhất trong các năm qua; một số quận như: Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn đã hỗ trợ thêm
kinh phí cho người tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi ngoài kinh phí theo quy định.
5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Hoàn thành sớm và vượt so với chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng CBCCVC năm 2008. Trong năm, Sở tổ chức 22 lớp trong kế hoạch và 12 lớp
ngoài kế hoạch với tổng số 3.753 lượt người tham gia, tăng 667 lượt người so với kế
hoạch. Nhiều lớp chuyên đề được tổ chức, từng bước nâng cao chất lượng, tính
chuyên nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng. UBND các quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ
đã hỗ trợ thêm kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng cho CCVC ngoài kinh phí đào tạo
của thành phố.
6. Công tác cải cách hành chính:
Tham mưu cho UBND thành phố giao trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công
tác cải cách hành chính cho người đứng đầu các cơ quan hành chính các cấp và
thành lập Tổ công tác thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính; phê duyệt
bổ sung Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa một số sở, ngành;
ban hành Quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một
2
cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND phường, xã và quận, huyện để thay thế các
quy định không còn phù hợp. Triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại
100% phường, xã; giải quyết hồ sơ trong lĩnh vực đăng ký thành lập doanh nghiệp
tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, thủ tục đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài ở
ngoài khu công nghiệp tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư. UBND quận Cẩm Lệ đã thực
hiện thí điểm cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông trong lĩnh
vực cấp giấy phép xây dựng. Bước đầu thực hiện việc đánh giá xếp loại công tác cải
cách hành chính.
Tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố ban hành và triển khai thực hiện
Kế hoạch tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong
lề lối làm việc của CBCCVC của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa
bàn thành phố.
Công tác CCHC từ triển khai thực hiện bề rộng đã từng bước nâng cao chất
lượng phục vụ và đi dần vào chiều sâu, một số chủ trương mới ban hành nhằm nâng
cao tinh thần trách nhiệm của CBCC trong phục vụ nhu cầu của công dân, tổ chức;
nhiều chính sách, giải pháp mới được áp dụng như các chính sách thu hút nguồn
nhân lực, chính sách đào tạo, tuyển dụng, đánh giá xếp hạng công tác CCHC. Việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC tại các Sở: Thông tin và Truyền thông,
Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Ngoại vụ, Nội vụ và mở rộng hình thức
giao dịch trực tuyến qua mạng đã có nhiều tiến bộ đáng kể là tiền đề để xây dựng
chính quyền điện tử trong các năm đến.
7. Công tác xây dựng chính quyền:
Thực hiện thí điểm cơ chế Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND phường tại
03 phường, xã thuộc quận Liên Chiểu, Cẩm Lệ và huyện Hoà Vang. Quan tâm đến
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự nguồn phường, xã nhiệm kỳ đến. Lập bản đồ hành
chính thành phố và các quận, huyện. Phối hợp với các ngành liên quan của thành
phố làm việc với các ngành của tỉnh Quảng Nam để giải quyết việc chồng lấn cột
mốc địa giới hành chính giữa hai địa phương. Tổ chức sưu tầm tài liệu lịch sử liên
quan đến huyện đảo Hoàng Sa. Hoàn thành việc phân loại đơn vị hành chính cấp
thành phố, quận, huyện. Đà Nẵng là một trong các địa phương mạnh dạn đề xuất
xây dựng Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị và Đề án không tổ chức HĐND
ở quận, huyện, phường, góp phần vào thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước.
8. Công tác quản lý Hội, cơ quan Trung ương và địa phương khác đóng
tại thành phố:
Tham mưu UBND thành phố ban hành Quy định về quản lý nhà nước đối với
chi nhánh, văn phòng đại diện của các tổ chức thuộc Trung ương và địa phương khác
đặt tại thành phố Đà Nẵng thay thế quy định cũ không còn phù hợp. Tham mưu kịp
thời, đúng quy định về cho phép thành lập, phê duyệt Điều lệ hội. Một số hội có
nhiều hoạt động rất tốt như: Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Nghề cá, Hội
Khuyến học, Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh...
9. Công tác thanh tra, kiểm tra:
3
Xây dựng Kế hoạch thanh tra, Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC ngay từ đầu
năm và đạt 100% kế hoạch đề ra. Tổ chức 135 cuộc thanh tra, kiểm tra về công tác
nội vụ (bình quân 02 ngày/01cuộc kiểm tra). Tiếp dân, tiếp nhận và hướng dẫn giải
quyết khiếu nại, tố cáo cho 18 trường hợp. Công tác thanh tra, kiểm tra đã từng
bước đổi mới, góp phần phát hiện để điều chỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành.
10. Quản lý nhà nước về công tác văn thư lưu trữ:
Tuy mới tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ
nhưng Sở Nội vụ đã kịp thời tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản
hướng dẫn, quản lý và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác văn thư,
lưu trữ của thành phố.
11. Quản lý nhà nước về công tác tôn giáo:
Trình UBND thành phố ban hành Quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo trên địa bàn; hướng dẫn quản lý sinh hoạt điểm nhóm của đạo Tin
Lành cho Uỷ ban nhân dân các xã phường. Giúp đỡ Ban Trị sự Thành hội Phật giáo
Đà Nẵng tổ chức thành công Đại lễ Phật đản. Tham mưu UBND thành phố giải
quyết một số vấn đề có liên quan đến đất đai các cơ sở tôn giáo. Việc quản lý nhà
nước về tôn giáo từng bước đi vào nề nếp, góp phần ổn định chính trị, không để xảy
ra điểm nóng.
12. Công tác thi đua, khen thưởng:
Ban hành và tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản liên quan
đến công tác thi đua, khen thưởng (TĐ-KT); trình Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng thành phố ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua -Khen thưởng
thành phố; thành lập các khối thi đua. Trình Chủ tịch UBND thành phố hiệp y và
tặng thưởng các danh hiệu thi đua, Cờ thi đua, Bằng khen cho các tập thể, cá nhân
có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội,
với nhiều hình thức khen thưởng thường xuyên, chuyên đề, đột xuất, khen cao, hiệp
y, khen thưởng kháng chiến... Sở Tài chính, Sở GTVT.. đã có nhiều cải tiến trong
công tác này. Công tác thi đua, khen thưởng từng bước được đổi mới, góp phần động
viên các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
13. Xây dựng ngành:
Toàn ngành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII)
về chiến lược cán bộ; báo cáo tổng kết thực hiện công tác quy hoạch ngành 10 năm
(1997-2007) và phương hướng quy hoạch đến năm 2020. Khảo sát số lượng, chất
lượng công chức theo dõi công tác tôn giáo, thi đua, khen thưởng; phát động phong
trào thi đua và tổ chức phong trào thi đua; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về
các kỹ năng cho công chức của ngành; triển khai quyết định phân cấp tổ chức bộ
máy, biên chế, cán bộ. Việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm cũng như kiểm tra
chéo giữa các đơn vị trong ngành được chú ý hơn. Mối quan hệ phối hợp giữa các
Phòng Tổ chức, Văn phòng các sở, ngành; Phòng Nội vụ các quận, huyện với các
ban, phòng thuộc Sở Nội vụ tiến bộ rõ nét. Biên soạn và phát hành Sổ tay nghiệp vụ
4
để làm cẩm nang cho CCVC làm công tác nội vụ. Duy trì tin bài và nâng cao chất
lượng trang thông tin điện tử của ngành.
14. Nhận xét chung:
a) Mặt tích cực:
Trong năm 2008, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, ngành Nội vụ đã
hoàn thành khối lượng lớn các công việc cấp trên giao, trong đó xây dựng Đề án thí
điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị, Đề án không tổ chức HĐND quận, huyện,
phường. Việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố,
quận, huyện được triển khai kịp thời, đồng bộ, tương đối ổn định, không ảnh hưởng
nhiều đến công việc. Đề xuất ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ CBCCVC, trong đó có một số chủ trương, chính sách đã đi vào
cuộc sống và phát huy tốt tác dụng như chính sách thu hút nguồn nhân lực, chính
sách khuyến khích đối với CBCCVC tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc,
mở rộng phạm vi và đối tượng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý. Tập trung chấn
chỉnh lề lối làm việc, xây dựng sự chuẩn mực trong việc tiếp xúc và giải quyết các
yêu cầu của nhân dân; đánh giá xếp hạng công tác CCHC gắn với việc thi đua lập
thành tích kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái
quốc. Công tác thi đua, khen thưởng đã từng bước được cải tiến. Đổi mới công tác
kiểm tra, thanh tra. Hoàn thành sớm và vượt mức Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm
2008. Xây dựng, củng cố chính quyền cơ sở. Tổ chức tuyển dụng, xếp chuyển loại
CCVC, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo CCVC. Đề xuất lãnh đạo thành
phố chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan giải quyết kịp thời, đúng chính sách
các nhu cầu chính đáng của các tổ chức tôn giáo, không xảy ra điểm nóng. Công tác
quản lý hội và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố ngày càng đi vào nề
nếp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc của ngành bước
đầu có tiến bộ.
Có nhiều công việc được dư luận đánh giá cao không những trên địa bàn mà
còn của cả nước như chính sách đào tạo, thu hút phát huy nguồn nhân lực có chất
lượng, thi tuyển chức danh lãnh đạo, đánh giá xếp hạng cải cách hành chính, thực
hiện cơ chế một cửa liên thông và một số chủ trương giải pháp có liên quan đến mô
hình chính quyền đô thị. Từ kết quả như trên, ngành Nội vụ đã góp phần vào thành
tích chung của thành phố, được xếp hạng thứ 01 về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, xếp
hạng thứ 2 về sẵn sàng ứng dụng CNTT; Sở Nội vụ được Bộ Nội vụ tặng cờ thi đua
về thành tích trong năm 2008. Trong năm có 27 đoàn đến khảo sát, tìm hiểu và trao
đổi kinh nghiệm với Sở Nội vụ.
b) Tồn tại, hạn chế:
Một bộ phận công chức, viên chức trong ngành còn hạn chế về nghiệp vụ,
lúng túng, bị động trong việc tham mưu, đề xuất cho Thủ trưởng các ngành, các cấp
như: Triển khai thực hiện Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND, thi tuyển chức danh
lãnh đạo, chuyển đổi vị trí công tác... Một số công tác nghiệp vụ của ngành chưa
được các Phòng Tổ chức (Văn phòng) các sở, ngành, Phòng Nội vụ các quận, huyện
5