Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tài liệu Bí quyết tạo niềm tin cho khách hàng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.22 KB, 9 trang )

BÝ quyÕt t¹o niÒm tin cho kh¸ch hµng
Làm thế nào để bạn thuyết phục được khách hàng tin tưởng ngay cả khi họ không nhìn thấy hay cảm
nhận được sản phẩm?
Huthwaite, công ty dịch vụ tư vấn bán hàng ở Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu về niềm tin của khách hàng. Sau
khi phỏng vấn gần 1000 người, Huthwaite đã đưa ra 3 yếu tố tạo nên niềm tin của khách hàng. Đó là:
1. Sự thật thà
Khách hàng đánh giá cao sự trung thực khi làm việc với một công ty dịch vụ. Họ muốn một người bán hàng thẳng
thắn về mọi vấn đề, xác định rõ điều gì là có thể và không thể. Đặc biệt, họ ấn tượng trước những nhân viên sẵn
sàng trả lời rằng: "Tôi không có câu trả lời chính xác cho ông/ bà ngay bây giờ nhưng tôi sẽ có sau một tiếng ( hay
một ngày ) sau”. Và tất nhiên sau đó, khách hàng nhận được lời giải thích đầy đủ từ nhân viên.
2. Khả năng
Khách hàng luôn muốn được phục vụ bởi một nhân viên có năng lực. Họ cần cảm thấy gặp ít rủi ro nhất khi làm
việc với bạn. Do đó, bạn cần chứng tỏ khả năng của mình bằng kĩ năng giao tiếp, thuyết phục cũng như sự hiểu
biết sâu rộng về sản phẩm.
3. Sự quan tâm
Khách hàng muốn bạn nắm được cảm nhận của họ. Bạn cần quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng, ngay cả về
những vấn đề không liên quan tới sản phầm bạn muốn bán.
Đây thường là yếu tố bị nhân viên bỏ qua khi thuyết phục khách hàng dù nó là một nhân tố rất quan trọng. Dưới
đây là một số lí do khách hàng cho rằng bạn không quan tâm tới họ:
Bạn chỉ lắng nghe những điều mình có thể đáp ứng được chứ không phải là những điều quan trọng với khách
hàng.
Bạn nóng lòng tìm cách giải quyết trong khi chưa xác định rõ vấn đề của khách hàng là gì.
Bạn không hiểu khách hàng.
Có thể nói sự quan tâm là yếu tố quyết định bạn có bán được sản phẩm hay không. Do đó, hãy đặt mình trong
hoàn cảnh của khách hàng và chú ý tới cảm nhận của họ nhiều hơn.
Kết luận
Ba chữ C trong xây dựng niềm tin (Candor: sự thật thà, Competence: năng lực và Concern: sự quan tâm ) đều rất
cần thiết. Thiếu vắng bất cứ yếu tố nào cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả bán hàng của bạn. Tuy nhiên, không phải
lúc nào, mức độ thể hiện ba yếu tố đó cũng như nhau. Tuỳ tình khách hàng, hoàn cảnh mà bạn có cách thể hiện
thích hợp. Ví dụ, với khác hàng " thông thái ", bạn cần chứng tỏ năng lực, sự hiểu biết và các kĩ năng của mình
để thuyết phục họ. Với khách hàng “đa nghi”, bạn nên chú ý nhiều tới phẩm chất thật thà của mình. Như vậy, nắm


được tâm lí khách hàng sẽ giúp bạn xây dựng niềm tin ở họ và nâng cao doanh số bán hàng của bản thân.
Ngµy 12 th¸ng 10 n¨m 2009
NguyÔn Anh TuÊn
Tạo dựng "thương hiệu" cho bản thân
Home Đàn ông thành đạt Tư vấn nghề nghiệp Tạo dựng "thương hiệu" cho bản thân
Trong môi trường công sở bạn sẽ không thể đứng vững nếu chỉ là một hình ảnh mờ nhạt. Sếp và đồng
nghiệp không nhận thấy điểm gì đặc biệt ở bạn. Vậy làm thế nào để bạn sống sót trong môi trường công
sở khắc nghiệt như vậy?
Ảnh minh họa.
Câu trả lời là hãy xây dựng một thương hiệu cho bản thân. Bạn có thể bắt đầu quá trình đó từ các bước sau:
1. Đánh giá bản thân
Hãy xem xét bản thân, điều gì khiến bạn khác biệt so với những đồng nghiệp khác trong công việc? Bạn là người
luôn đúng giờ? Có tinh thần trách nhiệm cao? Có khả năng đảm nhận nhiều nhiệm vụ?... Bằng cách để ý và tự
nhận thức từ những việc làm trong ngày, bạn sẽ thấy điểm đặc biệt của bản thân.
2. Nổi tiếng vì một thứ gì đó
Hãy nghĩ tới những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, mỗi thương hiệu đều có cụm từ đặc trưng, ví dụ Google -
công cụ tìm kiếm, Volvo - ôtô an toàn… Vậy đồng nghiệp dành tặng cho bạn cụm từ gì? Người biết lắng nghe?
Người cố vấn? Người vui nhộn? Người độc lập? Nhóm trưởng?... Nếu không có, hãy tự sáng tạo một cụm từ phù
hợp nhất với bản thân bạn và sống cùng nó. Nên nhớ cụm từ đó phải ngắn ngọn và súc tích bởi chúng ta đang
sống trong thời đại công nghệ thông tin và mọi người sẽ ấn tượng với những từ ngữ đơn giản và cô đọng.
3. Quảng bá thương hiệu bản thân
Khi đã chọn được cụm từ thích hợp nhất với bản thân, hãy tìm cách quảng bá nó. Internet là phương tiện truyền
đạt thông tin nhanh và hiệu quả nhất trên thế giới. Bạn có thể lập blog, tạo tài khoản trên Facebook, Tweeter để
giới thiệu hình ảnh của mình tới mọi người. Bạn có thể nêu lên quan điểm của mình về những vấn đề trong công
việc, trình bày ý tưởng mới mẻ và sáng tạo. Đó là những suy nghĩ của bạn và không được viết những điều cấm kị
như bí mật của công ty, nói xấu sếp và đồng nghiệp… Hãy đảm bảo rằng đồng nghiệp biết tới " ngôi nhà ảo" của
bạn.
4. Nổi bật từ vẻ bề ngoài
Hầu hết những người nổi tiếng trên thế gới đều có yếu tố nổi bật từ vẻ ngoài khiến mọi người dễ nhận ra họ, như
cái liếc mắt của Clint Eastwood, nụ cười thông minh của Tổng thống Barack Obama, cơ thể hấp dẫn của Will

Farrell… Và bạn cũng thể tạo ấn tượng với bề ngoài của mình. Đó là cách ăn mặc lôi cuốn (ví dụ, mặc đồ màu
đen tạo cảm giác bí ẩn), kiểu uốn tóc đặc trưng hay chỉ đeo caravat một màu cho các trang phục khác nhau… Vẻ
bề ngoài cũng góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu bản thân.
5. Sáng tạo một dấu hiệu cá nhân
Những tấm danh thiếp cổ điển thật buồn tẻ, mọi người để chúng trong ví và nhanh chóng lãng quên. Bạn có thể
thay chúng bằng những tấm danh thiếp sặc sỡ, đầy màu sắc. Hoặc bạn kết thúc email bằng một câu hay cụm từ
của riêng mình. Dấu hiệu cá nhân của bạn càng ấn tượng, mọi người càng nhớ tới bạn nhiều hơn.
Ngµy 12 th¸ng 10 n¨m 2009
NguyÔn Anh TuÊn
Home Đàn ông thành đạt Tư vấn nghề nghiệp 10 tính cách của lãnh đạo
10 tính cách của lãnh đạo
Trong kinh doanh luôn bao hàm cả lợi nhuận và rủi ro. Do vậy, bắt đầu một công việc kinh doanh mới cần
một sự nỗ lực rất lớn và sự chuẩn bị thích đáng. Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận thách thức trong kinh
doanh thì bạn phải làm tất cả mọi việc trong khả năng của mình để cơ hội thành công được cao hơn.
Dưới đây sẽ là 10 bước để bạn có thể thành công trong kinh doanh.

1. Tự tin

Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ không có nghĩa là
tin tưởng bản thân một cách mù quáng.

Muốn rèn luyện sự tự tin, trước tiên bạn phải tin vào bản thân mình (vì nếu ngay cả bạn cũng không tin vào chính
mình thì làm sao người khác có thể giúp được bạn), không ngừng động viên bản thân: “Tôi làm được. Tôi nhất
định làm được. Tôi sẽ thành công. Tôi sẽ làm việc đó tốt hơn người khác”. Có vậy tinh thấn bạn mới phấn chấn
và bình tĩnh đối phó với những tình huống khó khăn.

Và điều quan trọng là bạn phải rèn cho mình có được thói quen luôn khẳng định bản thân mình trước người khác.
Bất kể khi làm một công việc nào đó, hoặc nói một câu gì đó, bạn nên tạo cho người khác có ấn tượng là “Công
việc này tôi sẽ làm thật tốt” hoặc “Tôi sẽ trình bày vấn đề một cách vừa vặn”.. Cứ duy trì thói quen này đến một
ngày nào đó bạn sẽ phát hiện ra mình đã có đủ tự tin đối mặt với cuộc sống rồi.


Có thể thực hiện tốt hơn bằng cách:

Phát hiện ra những ưu điểm của bản thân: Ví dụ, sở trường của bạn là gì? Bạn đã làm những việc gì có ích cho
xã hội? Trước đây mọi người đã từng biểu dương, ca ngợi bạn về điều gì? Bạn đã được giáo dục như thế nào có
điểm gì đáng nổi bật không ?…

Tìm cho mình một thần tượng: coi người ấy là hình mẫu để mình học tập.

Khẳng định năng lực của bản thân: Mỗi một ngày tìm ra 3 việc mà bạn cảm thấy thành công. Không nên coi thành
công là phải làm một việc gì đó thật trọng đại. Biết mình sẽ làm việc đó thật tốt đồng nghĩa với việc bạn đã tự
khẳng định năng lực của bản thân, và khi đó bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn .

Tính xem mình đã làm được những việc gì: nếu bạn liệt kê những việc mình đã làm được, bạn sẽ thấy hài lòng về
bản thân và thấy tự tin hơn.

Rèn luyện một vài sở thích: Tìm xem trong những ưu điểm, sở thích của mình một lĩnh vực nào đó để rèn luyện
phát triển và biến điều đó thành sở trường riêng của mình. Ví dụ: đánh đàn ghita, chơi piano, làm bánh gato, cắt
tóc, bơi lội, hay đơn giản chỉ là nhớ tên một bộ phim nào đó… đều được.

Làm đẹp cho bản thân: Hãy tạo ấn tượng cho người khác bằng cách ăn mặc sạch sẽ, sáng sủa, vừa mắt, tự
nhiên, thoải mái, mang tính quần chúng…

2. Quyết đoán
Quyết đoán không phải là độc đoán. Quyết đoán là luôn bảo vệ cho những điều bạn muốn nhưng không bỏ mặc
quyền lợi của người khác.

×