Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Trò chuyện với người từng quậy tung chính trường Mỹ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.96 KB, 3 trang )

Trò chuyện với người từng quậy tung chính trường Mỹ: Daniel Ellsberg!
(VietNamNet) - "Sao? Daniel Ellsberg đang có mặt tại chính khách sạn này?" - Hai giáo sư
nổi tiếng của Đại học Stanford (Mỹ) đã giật mình tại sảnh của Renaissance Riverside Saigon
khi được biết tin này.
Tối 22/3, một tin nhắn từ Tổng biên tập VietNamNet hiện ra trên màn hình: “Daniel Ellsberg đang ở
khách sạn Horizon, anh thử liên hệ xem…”
Daniel Ellsberg - Con người chấn động chính trường (ảnh: BV)
Một cái tin ấn tượng!
Ai đã từng nghe chuyện thì liệu có thể quên con người đã làm nên sự kiện “kinh thiên động địa” ở
nước Mỹ hồi chiến tranh Việt Nam: Trợ lý Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ hồi chiến tranh Việt
Nam, Daniel Ellsberg!
Con người đã photocopy trộm 7.000 trang hồ sơ tối mật của Bộ quốc phòng về chiến tranh Việt
Nam, để đến năm 1971 tung ra cho báo New York Times và Washington Post.
Tiến sĩ kinh tế từ Đại học Harvard, sĩ quan cao cấp, trợ lý đặc biệt cho Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng, chuyên gia nghiên cứu chiến lược của Học viện RAND… ở tuổi chưa đầy 40.
Con người đã đốt bỏ toàn bộ con đường công danh, liều mình tất cả để bóc trần sự dối trá trong
việc chính phủ Mỹ gây chiến ở Việt Nam, việc Bộ Quốc phòng Mỹ đã giả tạo “sự kiện Vịnh Bắc bộ”
để có cớ thúc đẩy Quốc hội Mỹ phê chuẩn “quyền” được ném bom miền Bắc.
Sự liều mình của ông đã góp phần không nhỏ vào kết quả là sự mất chức của Tổng thống Mỹ
Richard Nixon. Quan trọng hơn thế nhiều, đó là đóng góp không nhỏ từ bên kia trái đất để kết thúc
cuộc chiến tranh Việt Nam.
Cuốn sách của ông xuất bản năm 2002 mang tên "Bí mật: Hồi tưởng về Việt Nam và vụ Hồ sơ Lầu
Năm góc" lập tức mang danh hiệu "Bán chạy nhất trên toàn quốc - The National Bestseller".
...Khách sạn Horizon trả lời không có ai tên như vậy. Không thể bỏ cuộc. Thế là bắt đầu lên danh
sách những khách sạn khác, theo thứ tự ưu tiên của linh cảm. Lần lượt là Hilton Opera, Sheraton,
Metropole, Sofitel, Guoman… Linh cảm đã không đánh lừa. Ngay lần gọi đến Hilton, cái tên
Ellsberg đã được tìm thấy. Nhưng ông không có tại phòng.
1
Một email khác nhận được từ người bạn ở Mỹ, nhà báo chiến trường nổi tiếng Fred Kaplan: “Cố
tìm Ellsberg, nói là bạn của Fred Kaplan thì Ellsberg sẽ rất cởi mở. Tôi cũng đã gửi email cho
Ellsberg để giới thiệu.”


Cuối cùng thì cũng nhận được cú gọi lại của Ellsberg từ khách sạn Hilton. Ông phải gặp Đại tướng
Võ Nguyên Giáp vào buổi chiều, dự chiêu đãi vào buổi tối, còn rất mệt mỏi sau một chuyến đi dài
và chênh lệch múi giờ... Thời gian quá ngắn. Không có khoảng trống nào trong lịch trình.
Sau cùng cũng có được cuộc hẹn tại TP.HCM.
40 năm và nửa vòng trái đất
Xuất hiện tại sảnh của khách sạn Renaissance Riverside Saigon là một "ông già" tóc bạc trắng.
Cái bắt tay chặt và thân thiện có phần trái ngược với khuôn mặt hơi khắc khổ. Bộ quần áo kaki
nhạt màu bằng loại vải mà ta hình dung rất ít khi cần đến bàn ủi. Đơn giản mà gọn gàng. Những
bước đi dài và chuẩn xác. Trừ bộ tóc, không ai hình hung được đây là một ông già 75 tuổi mà gần
cả cuộc đời chỉ quen với nhà tù và tòa án.
Đây là lần đầu tiên ông trở lại Việt Nam sau gần 40 năm, từ khi còn là một sĩ quan Mỹ đóng tại Sài
Gòn và hành quân đi gần khắp miền Nam.
Tôi gợi ý thu xếp cho ông một buổi gặp với tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, ông cười khoan khoái:
tôi mới ngồi với ông ta gần suốt chiều nay. "Chính ông Ẩn nói cho tôi biết con đường Trần Quý
Cáp, nơi tôi ở hồi trước, nay đã đổi tên thành Võ Văn Tần".
Ông kể lại những kỷ niệm thời trẻ, đã đi qua bao vùng đất của Việt Nam trong bộ quần áo lính, đã
chứng kiến bao làng quê Việt Nam hiền hòa đã không có được một khoảng khắc yên bình.
Cuốn sách của ông cũng kể lại ông đã kinh ngạc như thế nào khi biết Tổng thống Mỹ
Nixon, Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng Mc. Namara đã
hoàn toàn không có một ước tính gì về số người Việt Nam thiệt mạng, trong khi họ đếm rất
kỹ số lính Mỹ chết và mất tích.
Và một sự thật: tất cả những điều khủng khiếp đó lại được bắt đầu từ những tài liệu dối trá
khủng khiếp!
Ông nói rằng, chính những điều đó đã thôi thúc ông khi về nước phải hành động để chấm dứt
cuộc chiến tranh.
“Kẻ nguy hiểm nhất nước Mỹ! Truy bắt bằng mọi giá!”
Đó chính xác là câu mà Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Henry Kissinger đã gào lên trong khi Ellsberg
đang trốn chui trốn nhủi để lần lượt phát tán 7.000 trang hồ sơ tối mật cho báo New York Times và
Washington Post.
Không ai bắt được Ellsberg. Ông tự ra nộp mình cho tòa án Tối cao ngày 28/6/1971, chỉ sau khi đã

phát hết trang cuối cùng. Tiếp đó là gần hai năm trời chiến đấu với nhà tù và tòa án: 12 tội danh và
115 năm tù.
Ellsberg và tác giả tại TP.HCM.
2
Kết quả được công bố ngày 11/5/1973: Bãi bỏ phiên tòa. Trắng án!
Gặp nhau tại TP.HCM, Ellsberg không nói nhiều về sự kiện 1971. Khi tôi giới thiệu là bạn của Fred
Kaplan, mặc nhiên ông coi như tôi đã biết chuyện đó.
Họ coi ông là kẻ phản bội?
Tôi hỏi về những bạn đồng nghiệp của ông từ thời còn trong Bộ quốc phòng. Ông nói “họ không
bao giờ tiếp xúc với tôi nữa, kể từ hồi đó”.
- Có phải họ nghĩ ông là kẻ phản bội?
“Đúng là một số nghĩ vậy thật”. Nhưng thực ra nhiều người trong họ lo ngại bị liên lụy vì tôi.” Ông
nói một cách bình thản.
Kể cũng hơi lạ, khi nói đến mất đi những người bạn cùng vào sinh ra tử ở chiến trường, khó ai có
thể bình thản như vậy. Nhưng khi ra về tôi nghĩ lại. Cuộc đời ông đã qua bao nhiêu biến cố quá
lớn lao. Để có quyết định năm 1971, ông đã phải day dứt bao lâu về những hy sinh, mà mất bạn
hữu chỉ là một trong những hy sinh đó.
“Không, chúng tôi không hàn gắn lại được". Trông ông có vẻ buồn.
- Ngay cả cấp trên của ông?
- Cấp trên trực tiếp của tôi, John Mc. Naughton, đã chết trong một tai nạn máy bay sau đó
Tôi chợt nhớ ra vụ tai nạn cuối năm 1971 đã làm thiệt mạng vị Thứ trưởng Bộ quốc phòng, nguyên
giáo sư Đại học Harvard, vốn là bạn rất thân của giáo sư Tom Schelling mới nhận giải Nobel năm
2005 về lý thuyết trò chơi. Thứ trưởng Mc. Naughton chính là người đã đem lý thuyết của
Schelling áp dụng vào cuộc ném bom miền Bắc Việt Nam. Kết quả ra sao thì đã rõ: Lý thuyết được
giải Nobel đã thất bại hoàn toàn ở Việt Nam.
- Thế còn nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Robert Mc.Namara thì sao?
Ông kể, một vài lần ông có gặp Mc.Namara tại những dịp hội họp. Ông chào “Hello”, nhưng
Mc.Namara xua tay “Tôi không muốn nói chuyện với ông".
Thế đấy, sự kiện năm 1971 quá lớn, quá chấn động, đến gần hết cả đời người vẫn không xóa tan
được. Kể cả đối với người phương Tây vẫn được coi là thực dụng và dễ bỏ qua.

- Kể cả đến nay, sau 35 năm trời. Ai giận ông thì thời gian cũng đã xa rồi. Ai sợ liên lụy thì cũng về
hưu rồi chứ?
- Không hẳn vậy đâu. Những người đã đến trình độ cao thường khó nghỉ việc hẳn. Họ vẫn tiếp tục
làm việc, thay vì làm trực tiếp thì nay làm tư vấn. Và họ vẫn sợ liên lụy, bởi tôi cũng vẫn đang hoạt
động”.
Nói đến đây, ông có phần hơi thoát ra khỏi sự bình thản và tiết lộ, “Sau lần đầu năm 1971, đến nay
tôi đã bị bắt giữ 70 lần!”
- Ông định nói mười-bảy-lần? - tôi giật mình nhấn mạnh "se-ven-teen.”
Ông cười nhẹ, “bảy-mươi-lần” và cũng nhấn lại “se-ven-ty.”
“Tất cả đều vì những hoạt động chống chiến tranh. Nhưng không lần nào bị kết án!” Ông tỏ ra tự
hào, tôi không rõ tự hào về thành tích chống chiến tranh hay thành tích chống án của mình. Có lẽ
cả hai.
• Bùi Văn
3

×