Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tài liệu Đề cương ôn tập môn Luật ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.25 KB, 37 trang )

Đề cương ôn tập môn Luật
I. Các loại hình doanh nghiệp Việt Nam
1.1. Quy chế pháp lý chung về doanh nghiệp
Khái niệm, đặc điểm chung về doanh nghiệp
Khái niệm :
Theo luật doanh nghiệp : Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật và nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm :
* Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế; đặc điểm này phân biệt doanh nghiệp
với cơ quan Nhà nước đơn vị vũ trang và các tổ chức khác như tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
* Doanh nghiệp phải hội đủ các điều kiện do pháp luật quy định như :
phải có tên doanh nghiệp, tài sản, trụ sở ổn định, có đăng ký kinh doanh tại cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền…
* Mục đích của doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động kinh doanh có
nghĩa là “thực hiện 1, một số hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay cung cấp dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lợi”.
Phân loại doanh nghiệp :
* Theo hình thức sở hữu : - Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty
- Doanh nghiệp Nhà nước
- Doanh nghiệp tập thể
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
* Theo tính chất pháp lý : - Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
- Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
* Phạm vi trách nhiệm : - Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn
* Điều kiện thành lập Doanh nghiệp :
* Điều kiện về tài sản : Tài sản để thành lập doanh nghiệp phải thuộc


quyền sở hữu của người thành lập Doanh nghiệp. Hình thức của tài sản tuỳ
1
theo loại hình doanh nghiệp. Tài sản đưa vào thành lập Doanh nghiệp tạo thành
vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ của doanh nghiệp. Vốn đầu tư là số vốn mà chủ
doanh nghiệp tư nhân bỏ ra để thành lập Doanh nghiệp. Vốn điều lệ là số vốn
do tất cả các thành viên của Doanh nghiệp góp và được ghi vào điều lệ của
Doanh nghiệp.
* Điều kiện về thân nhân của người thành lập Doanh nghiệp, luật doanh
nghiệp quy định mọi tổ chức cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp cùng nhau góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi, trừ những trường hợp
bị cấm.
* Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh : Doanh nghiệp có quyền kinh
doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
* Phải có tên, trụ sở và con dấu riêng của doanh nghiệp: Quy định này
nhằm phân biệt doanh nghiệp với Doanh nghiệp khác, bảo đảm cho Doanh
nghiệp có địa điểm giao dịch ổn định.
Thủ tục thành lập Doanh nghiệp :
* Đăng ký kinh doanh : Là một thủ tục nhằm bảo đảm sự quản lý Nhà
nước đối với việc thành lập Doanh nghiệp và xác định tư cách pháp lý kinh
doanh của Doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm : - Đơn đăng ký kinh doanh
- Điều lệ Công ty
- Danh sách thành viên
* Công khai hoá việc thành lập Doanh nghiệp hình thức công khai hoá là
công bố những nội dung đăng ký kinh doanh trên phương tiện thông tin đại
chúng.
Luật Doanh nghiệp : “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đã ký kinh doanh phải đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày
của trung ương trong 3 số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau :
- Tên doanh nghiệp

- Địa chỉ, trụ sở chính của chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có)
- Mục tiêu các ngành, nghề
- Vốn điều lệ và vốn đầu tư ban đầu
- Tên và địa chỉ của chủ sở hữu của tất cả thành viên sáng lập
- Họ tên và địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật.
- Nơi đăng ký kinh doanh
2
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Doanh nghiệp trong kinh doanh
Theo Luật Doanh nghiệp
Điều 7 : Quyền của doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp hoạt động theo luật này có
quyền :
1. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp
2. Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, kể
cả liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác, chủ động mở rộng quy mô và
ngành nghề kinh doanh;
3. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng;
4. Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn;
5. Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu;
6. Tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh;
7. Tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức quản lý khoa học,
hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh;
8. Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nhân lực không được
pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những
khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích;
9. Các quyền khác do pháp luật quy định.
Điều 8 : Nghĩa vụ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này có nghĩa vụ :
1. Hoạt động kinh doanh theo dúng các ngành, nghề đã đăng ký;
2. Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và lập báo cáo

tài chính trung thực, chính xác;
3. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài
chính khác theo quy định của pháp luật;
4. Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
5.. Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh
nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh
doanh; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo là không chính xác,
không đầy đủ hoặc giả mạo, thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông tin đó với
cơ quan đăng ký kinh doanh;
3
6. Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, bảo đảm quyền, lợi ích của
người lao động theo quy định của pháp luật về công đoàn;
7. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và
danh lam thắng cảnh;
8. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Luật điều chỉnh hoạt động của Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Công ty hợp danh
- Công ty cổ phần
Do luật Doanh
nghiệp điều chỉnh
- Doanh nghiệp Nhà nước Do luật, doanh
nghiệp Nhà nước
điều chỉnh
- Hợp tác xã - Do luật, hợp tác xã
điều chỉnh
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (liên doanh

và 100%
Do luật đầu tư nước
ngoài điều chỉnh
- Các cá nhân kinh doanh khác - Theo nghị định
66/HĐBT ngày
3/2/1992
Tổ chức lại Doanh nghiệp :
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Doanh nghiệp có thể có những
biến đổi về quy mô, hình thức nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cũng như đảm bảo
hiệu quả kinh tế của nó.
- Luật doanh nghiệp quy định phương thức tổ chức lại doanh nghiệp
gồm: chia Doanh nghiệp, tác Doanh nghiệp, hợp nhất Doanh nghiệp, sáp nhập
Doanh nghiệp, chuyển đổi Công ty.
* Chia Doanh nghiệp : Một Doanh nghiệp có thể được chia thành một số
Doanh nghiệp cùng loại theo quy định của pháp luật, việc chia Doanh nghiệp
chỉ thực hiện với Công ty TNHH và công ty cổ phần.
* Tách Doanh nghiệp : Là việc một Doanh nghiệp có thể chuyển một
phần tài sản hiện có để thành lập một số Doanh nghiệp mới cùng loại, chuyển
4
một phần quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp bị tách sang Doanh nghiệp mới
được tách mà không chấm dứt sự tồn tại sự phụ thuộc của Doanh nghiệp bị
tách.
* Hợp nhất Doanh nghiệp : Là việc hai hoặc một số Doanh nghiệp
(Doanh nghiệp bị hợp nhất) có thể hợp nhất lại thành một doanh nghiệp mới
(Doanh nghiệp bị hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ : Tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp sang Doanh nghiệp hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn
tại của Doanh nghiệp bị hợp nhất sau khi Doanh nghiệp hợp nhất đăng ký kinh
doanh.
* Sáp nhập Doanh nghiệp : Là việc một của một số Doanh nghiệp cùng
loại (Doanh nghiệp bị sáp nhập) có thể nhập vào một Doanh nghiệp khác

(Doanh nghiệp sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và
lợi ích hợp pháp sang Doanh nghiệp nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự phụ
thuộc của Doanh nghiệp bị sáp nhập bằng cách chuyển toàn bộ tài sản.
* Chuyển đổi Doanh nghiệp :
a. Công ty TNHH chuyển thành công ty Cổ phần và ngược lại. Sau đăng
ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại. Công ty chuyển đổi
hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về khoản nợ chưa thanh
toán, hoạt động liên doanh và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty được
chuyển đổi.
b. Chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên. Trường hợp chủ sở hữu
công ty chuyển một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân thì Công ty trách
nhiệm hữu hạn là một thành viên sẽ chuyển thành Công ty TNHH hai thành
viên trở lên.
Trường hợp chủ sở hữu Công ty chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho một cá
nhân Công ty sẽ chuyển đổi thành Doanh nghiệp tư nhân.
Quy chế pháp lý về giải thể và phá sản doanh nghiệp
Giải thể Doanh nghiệp :
Là việc chấm dứt Doanh nghiệp theo quyết định của pháp luật. Quy chế
pháp lý và giải thể Doanh nghiệp được pháp luật quy định riêng đối với một số
loại hình Doanh nghiệp (Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tập thể,
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Doanh nghiệp giải thể khi :
- Kết thúc thời hạn hợp đồng, không gia hạn.
5
- Theo quyết định của chủ Doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân, của các
thành viên hợp danh (Công ty hợp danh), hội đồng thành viên, Công ty TNHH,
Đại hội cổ đông (Công ty cổ phần).
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của
luật Doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng liên tục.
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Phá sản doanh nghiệp :
Theo Luật phá sản Doanh nghiệp ngày 30/12/1993 : Doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản là Doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong
hoạt động kinh doanh sau khi áp dụng các biện pháp tài chính mà vẫn mất khả
năng thanh toán nợ đến hạn”.
Căn cứ pháp lý để xem xét Doanh nghiệp lâm vào phá sản :
- Doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ trong 2 năm liên tiếp, không trả
được nợ đến hạn (lương trong 3 tháng liên tiếp).
- Khi xuất hiện dấu hiệu trên, Doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp
tài chính sau :
+ Tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chi phí, tìm thị trường.
+ Có biện pháp xử lý vật tư, hàng hoá, sản phẩm tồn động
+ Có biện pháp xử lý vật tư, hàng hoá, sản phẩm tồn đọng
+ Thu hồi nợ và tài sản bị chiếm dụng.
+ Xin hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ, xoá nợ
+ Tìm tài trợ
- Sau khi áp dụng biện pháp tài chính mà vẫn không thanh toán được nợ
đến hạn vẫn khó khăn.
Do đó, doanh nghiệp bị coi lâm vào tình trạng phá sản, xử lý theo luật
phá sản doanh nghiệp.
1.2. Doanh nghiệp Nhà nước
Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước
“Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn,
thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích,
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.
Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ
dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số
vốn do doanh nghiệp quản lý.
6
Doanh nghiệp Nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính

trên lãnh thổ Việt Nam” (Điều 1 Luật doanh nghiệp Nhà nước do Quốc hội
thông qua ngày 20/4/1995),
Định nghĩa trên cho thấy doanh nghiệp Nhà nước có những đặc điểm cơ
bản sau đây :
Một là, doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế được Nhà nước thành
lập để thực hiện những mục tiêu do Nhà nước giao.
Hai là, doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn cho nên tài sản
của doanh nghiệp là thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài
sản theo quy định của chủ sở hữu Nhà nước.
Ba là, doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân vì có đủ các điều
kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật.
Bốn là, doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu
hạn, nghĩa là nó tự chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm
vi số tài sản do doanh nghiệp quản lý.
Phân loại doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp n có thể được phân loại theo các tiêu chí nhau.
Dựa vào quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp, có thể chia
doanh nghiệp Nhà nước thành tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước
độc lập và doanh nghiệp Nhà nước thành viên. Tổng công ty Nhà nước là
doanh nghiệp có quy mô lớn, được thành lập và có mối quan hệ gắn bó với
nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ… Tổng công ty Nhà
nước có thể có các loại đơn vị thành viên như : đơn vị hạch toán độc lập, đơn
vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp. Tổng công ty Nhà nước được phân
biệt thành Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91. Doanh nghiệp Nhà nước độc
lập là doanh nghiệp Nhà nước không nằm trong cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp khác. Doanh nghiệp Nhà nước độc lập còn được phân biệt thành doanh
nghiệp Nhà nước độc lập có quy mô lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh
nghiệp Nhà nước thành viên là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu của Tổng công
ty Nhà nước.
Nếu dựa vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp thì có thể phân biệt

doanh nghiệp Nhà nước thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh
và doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ichs, doanh nghiệp Nhà nước hoạt
động kinh doanh là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu
lợi nhuận. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích là doanh nghiệp Nhà
nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của
Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
7
Pháp luật còn quy định tiêu chuẩn để xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước
theo quyết định số 185/TTg ngày 28/03/1996, doanh nghiệp Nhà nước được
xếp hạng đặc biệt, bao gồm :
- Các Tổng công ty 91.
- Các Tổng công ty 90 có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên.
- Các doanh nghiệp Nhà nước độc lập có các điều kiện sau đây giữ vai
trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân. Có số vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở
lên, chức danh Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước có hai mô hình :
- Mô hình Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc hoặc Giám
đốc và bộ máy giúp việc.
- Mô hình Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc và bộ máy giúp việc.
Mô hình doanh nghiệp Nhà nước có hội đồng Quản trị.
Mô hình này áp dụng đối với các Tổng công ty Nhà nước và các doanh
nghiệp Nhà nước độc lập có quy mô lớn.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của doanh nghiệp Nhà
nước thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách
nhiệm trước Chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nước được Chính phủ uỷ
quyền về sự phát triển của doanh nghiệp theo mục tiêu được Nhà nước giao.
Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và một
số thành viên khác. Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị do Chính phủ
quy định căn cứ quy mô và loại hình doanh nghiệp. Thành viên của Hội đồng

quản trị có thể chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Chủ tịch và các thành viên Hội
đồng quản trị do người đề nghị thành lập doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính
phủ hoặc người được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định bổ nhiệm và
miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là năm năm và có thể
được bổ nhiệm lại. Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc và
Giám đốc.
Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng quản, nhiệm vụ và
quyền hạn của Hội đồng quản trị, chế độ làm việc và các quyền lợi, trách
nhiệm của Hội đồng quản trị được quy định trong Luật doanh nghiệp Nhà
nước đã dẫn (Điều 30, 32, 33, 34, 35 Luật đã dẫn).
Ban kiểm soát là tổ chức do Hội đồng quản trị thành lập với nhiệm vụ
giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám
đốc hoặc Giám đốc, bộ máy doanh nghiệp và các đơn vị thành viên (nếu có)
8
trong hoạt động tài chính, chấp hành điều lệ doanh nghiệp, chấp hành nghị
quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, chấp hành pháp luật. Ban kiểm soát
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác Hội đồng quản trị.
Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ hoặc người
được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định ỏ nhiệm, miễn nhiệm theo đề
nghị của Hội đồng quản trị.
Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc là đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp, là người có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị, người ra quyết định bổ nhiệm và trước pháp
luật về việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Bộ máy giúp việc bao gồm Phó tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế
toán trưởng, văn phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp. Phó
tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc giúp Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc điều
hành doanh nghiệp theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám hoặc Giám
đốc, Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc hoặc giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực
hiện công tác kế toán, thống kê của doanh nghiệp và nhiệm vụ, quyền hạn theo

quy định của pháp luật. Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ
có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc
Giám đốc trong việc điều hành quản lý các công việc trong doanh nghiệp.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc được quy
định trong Luật Doanh nghiệp Nhà nước (Điều 38)
Mô hình doanh nghiệp Nhà nước không có Hội đồng quản trị
Mô hình này áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước không phải là
Tổng công ty hoặc doanh nghiệp Nhà nước độc lập có quy mô lớn. Cơ cấu tổ
chức quản lý theo mô hình này bao gồm Giám đốc và bộ máy giúp việc. Giám
đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp, là người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm
mình và trước pháp luật về điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn,
điều kiện của Giám đốc, nhiệm vụ quyền hạn của Giám đốc được quy định tại
Luật doanh nghiệp Nhà nước đã dẫn (Điều 32, 38,.6.8, 40). Bộ máy giúp việc
gồm : Phó giám đốc, kế toán trưởng, văn phòng và các phòng ban chuyên môn,
nghiệp vụ với các chức năng nhiệm vụ tương tự như bộ máy giúp việc của
Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc trong mô hình quản lý ở trên.
Tổng công ty Nhà nước
Theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước
Điều 43
9
1. Tổng công ty Nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên
kết của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh
tế, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp
thị, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính,
nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện
các nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Tổng công ty Nhà nước là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân,
có con dấu, có tài sản và có các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ,
được Nhà nước giao quản lý vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, có

trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
được giao, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp Nhà nước như quy
định tại Chương II của Luật này.
3. Tuỳ theo quy mô và vị trí quan trọng, tổng công ty Nhà nước có hoặc
không có công ty tài chính là doanh nghiệp thành viên.
Điều 44 :
1. Tổng công ty Nhà nước có thể có các loại đơn vị thành viên sau đây :
a. Đơn vị hạch toán độc lập;
b. Đơn vị hạch toán phụ thuộc;
c. Đơn vị sự nghiệp;
2. Đơn vị thành viên của tổng công ty Nhà nước có con dấu, được mở tài
khoản tại ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của tổng công ty Nhà
nước. Đơn vị thành viên hạch toán độc lập có điều lệ riêng do Hội đồng quản
trị tổng công ty phê chuẩn phù hợp với các quy định của Luật này và điều lệ
tổng công ty Nhà nước.
3. Chế độ tài chính và hạch toán của tổng công ty Nhà nước do Chính
phủ quy định.
Điều 45 :
Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty Nhà nước có
quyền và nghĩa vụ quy định tại Chưoưng II của Luật này, trừ các quyền và
nghĩa vụ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 10 và chịu sự
ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với tổng công ty Nhà nước như sau :
1. Nhận, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
do tổng công ty giao; thực hiện quyết định của tổng công ty về điều chỉnh vốn
và các nguồn lực phù hợp với nhiệm vụ của doanh nghiệp trong tổng công ty;
2. Được chủ động kinh doanh trên cơ sở phương án phối hợp kế hoạch
kinh doanh chung của tổng công ty;
10
3. Trích nộp để hình thành các quỹ tập trung của tổng công ty theo quy
định của điều lệ tổng công ty;

4. Được tổng công ty uỷ quyền ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế
với khách hàng trong và ngoài nước theo quyết định của tổng công ty;
5. Được tổng công ty giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển
theo kế hoạch của tổng công ty trên cơ sở sử dụng các nguồn lực do tổng công
ty giao;
6. Có quyền đề nghị tổng công ty xem xét quyết định hoặc được tổng
công ty uỷ quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, sáp nhập các đơn
vị trực thuộc và quyết định bộ máy quản lý của các đơn vị trực thuộc.
Điều 46 :
Đơn vị hạch toán phụ thuộc tổng công ty Nhà nước được ký kết hợp
đồng kinh tế theo phân cấp của tổng công ty, được chủ động thực hiện các hoạt
động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo sự phân cấp
hoặc uỷ quyền của tổng công ty.
Điều 47 :
Đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ lấy thu bù chi, được tạo nguồn thu từ
thực hiện dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu khoa học và đào tạo với các đơn vị
trong và ngoài tổng công ty Nhà nước.
Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy chế do Hội đồng
quản trị tổng công ty phê chuẩn.
Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp Nhà nước theo Luật DNNN năm
1995 - tham khảo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
1.4. Công ty
Các loại Công ty theo Luật Doanh nghiệp 12/6/1999
1. Những đặc điểm chung :
Công ty trách nhiệm có hai thành viên trở lên (sau đây gọi tắt là công ty)
là doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau đây :
- Thuộc hình thức sở hữu chung của các thành viên Công ty.
- Thành viên của Công ty có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, số lượng
thành viên của mỗi công ty không vượt quá năm mươi.
- Không được phát hành cổ phiếu.

- Có tư cách pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn.
2. Chế độ pháp lý về góp vốn và phân chia lợi nhuận :
11
Thành viên của công ty phải thực hiện việc góp vốn đầy đủ và đúng thời
hạn như đã cam kết và theo quy định của pháp luật. Phần vốn góp là tỷ lệ vốn
mà chủ sở hữu chung của công ty góp và vốn điều lệ của công ty. Tại thời
điểm góp đủ giá trị của phần vốn góp, thành viên được cấp giấy chứng nhận
phần vốn góp.
Trong quá trình hoạt động, theo yêu cầu của việc doanh nghiệp và căn cứ
vào quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có quyền tăng hoặc giảm vốn
điều lệ.
Công ty được chia lợi nhuận cho các thành viên khi công ty kinh doanh
có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài sản khác theo quy
định của pháp luật.
3. Quản lý công ty :
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên
trở lên bao gồm : Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám
đốc (tổng giám đốc). Nếu công ty có trên 10 thành viên thì phải có ban kiểm
soát.
Hội đồng thành viên : là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
Chủ tịch hội đồng thành viên do hội đồng thành viên đề ra trong số thành
viên của công ty.
Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty: là người điều hành hoạt động kinh
doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp điều lệ công ty
không quy định chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật,
thì Giám đốc (tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Ban kiểm soát : là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý của các
công ty có trên mười một thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên :

Đặc điểm chung :
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên : là loại hình doanh nghiệp
có những đặc điểm chung sau đây :
- Chủ sở hữu công ty phải là một pháp nhân và có thể là : cơ quan Nhà
nước, đơn vị vũ trang, các pháp nhân của các tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các loại doanh
nghiệp, các tổ chức khác theo quy định của Pháp luật. Đặc điểm này cho thấy
công ty khác với doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm
chủ sở hữu.
12
- Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần
vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Công ty không được phát hành cổ phiếu.
- Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn đối
với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi soó vốn điều lệ của
doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức của công ty
Tuỳ thuộc vào quy mô và ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản
lý nội bộ của công ty có thể tổ chức theo một trong hai mô hình :
- Mô hình thứ nhất : gồm Hội đồng quản trị và Giám đốc (tổng giám
đốc)
- Mô hình thứ hai gồm Chủ tịch công ty và giám đốc (tổng công ty)
- Địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và Giám đốc
(Tổng giám đốc) của chủ tịch công ty và giám đốc được quy định tại Nghị định
số 03/2000/NĐ CP đã dẫn (điều 17/18).
Công ty cổ phần :
Đặc điểm chung :
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau
đây :
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ

phần.
- Cổ đông có thể là một tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là
ba và không hạn chế tối đa.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo
quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách
nhiệm hữu hạn, cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa
vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Cổ phần và cổ đông
Có hai loại : cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
- Cổ phần phổ thông : là cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần.
Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông.
- Có phần ưu đãi : là cổ phần có được những ưu đãi về quyền lợi nhất
định so với cổ phần phổ thông. Công ty cổ phần có thể có hoặc không có cổ
13
phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu
đãi bao gồm các loại sau đây : cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ
tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.
Cổ phần và trái phiếu
Cổ phiếu và trái phiếu là các hình thức của chứng khoán. Cổ phiếu là
chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền
sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc
không ghi tên.
Trái phiếu là một loại được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút
toán ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả gốc và lãi) của công ty cổ
phần đối với người sở hữu trái phiếu.
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần :
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ
đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc). Đối với công ty cổ
phần có trên mười một cổ đông phải có ban kiểm soát.

Đại hội cổ đông bao gồm : tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công
ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty cổ phần là người điều hành hoạt
động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về
việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm soát của công ty cổ phần có từ ba đến năm thành viên, trong
đó ít nhất phải có một thành viên có chuyên môn về kế toán.
Công ty hợp danh :
a. Đặc điểm chung :
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm sau đây:
- Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh
có thể có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là 2 trở lên, là cá nhân, liên đới chịu trách
nhiệm vô hạn phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và
phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công
ty (chịu trách nhiệm vô hạn).
14

×