Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Tài liệu Phân cấp văn hóa doanh nghiệp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.99 KB, 44 trang )

Tiêu chuẩn phân cấp VHDN by Ngo Quang Thuat
Phụ lục
TIÊU CHUẨN PHÂN CẤP VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Ghi chú: Mức phân cấp tiêu chuẩn hoàn toàn theo chủ quan của tác giả.


Phân cấp Stt Yêu tố
Yếu-1 T.bình-2 Khá-3 Mạnh-4
1
Kiến trúc của Doanh
nghiệp

+ Các vật dụng để lộn
xộn.
+ Nơi làm việc lộn xộn,
dơ bẩn.
+ Không có nơi tiếp
khách hoặc có nhưng dơ.


+ Không nằm vào các yếu
tố trong phần yếu.
+ Bàn ghế làm việc đầy
đủ.
+ Khoảng cách các vị trí
làm việc và lối đi thông
thoáng (trên 1.5m).
+ Có phòng tiếp khách
riêng.
+ Các phòng làm việc rõ


ràng (có ký hiệu).
+ Phòng bảo vệ sạch và
nơi để xe gọn gàng.
+ Kiến trúc thể hiện triêt lý
của DN.
+ Vị trí làm việc của nhân
viên được cá nhân hoá.
+ Vị trí của tiếp tân, phòng
khách có tính cách.
+ Toàn bộ các khu vực làm
việc sạch sẽ, ngăn nắp.

2
Sản phẩm

+ Chất lượng sản phẩm
không ổn định.
+ Chất lượng không đảm
bảo.
+ Lợi ích của sản phẩm
không thoả mãn khách
hang.
+ Chất lượng sản phẩm ổn
định.
+ Mức chất lượng sản
phẩm ở mức tối thiểu.
+ Lợi ích của sản phẩm
được thoả mãn ở mức tối
thiểu.


+ Chất lượng sản phẩm
ổn định.
+ Hàng VN chất lượng
cao hoặc tương đương.
+ Sản phẩm là một trong
05 sản phẩm hang đầu.
+ Có thêm các lợi ích về
mặt giá trị gia tăng.
Ngoài các mức ở phần
phần cấp khá.
Sản phẩm là biểu tượng
của trong ngành của sản
phẩm tương đương.
3
Máy móc, công nghệ

+ Công cụ làm việc thô
sơ.
+ Máy móc dơ bẩn.
+ Có công cụ làm việc,
máy móc khá tốt.
+ Không phạm vào phần
yếu.
+ Máy móc, công cụ làm
việc sạch sẽ, ngăn nắp.
+ Các công nghệ sử dụng
đều là công nghệ mới,
tiên tiến.
Tương tự phần khá (không
xếp hạng cao hơn).

4
Các nghi lễ

Không tổ chức hoặc có tổ
chức nhưng qua loa
+ Có tổ chức nhưng chưa
đầy đủ (các loại nghi lễ
+ Số lượng nghi lễ đủ
hoặc đủ trên 60 % theo
+ Tổ chức đủ đến trên
70 % những nghi lễ trong
Version 1.0 Page 1 of 5
Tiêu chuẩn phân cấp VHDN by Ngo Quang Thuat
theo phần phụ lục các nghi
lễ).
+ Tổ chức chưa chuyên
nghiệp.
danh mục phụ lục.
+ Tổ chức chuyên nghiệp
danh mục lien quan.
+ Tính tổ chức rất chuyên
nghiệp.
+ Toàn bộ nhân viên đều
thấu hiểu về các nghi lễ và
mong muốn thực hiện
chúng một cách “thật
lòng”, nhất quán.
5
Giai thoại


Không đánh giá phần
này.
+ Công ty không nêu các
giai thoại hoặc có nhưng
mang tính vô thức.
+ Công ty có nêu về các
giai thoại.
+ Các giai thoại được nêu
do nhà quản lý chủ động
thực hiện.
+ Nhân viên có biết,
nhưng nhiều người
không hiểu ý nghĩa.
+ Có nhiều giai thoại về
công ty.
+ Chúng được nhắc lại
thuờng xuyên.
+ Mang tính chủ động của
nhà quản lý nhằm đưa ra
các tính cách, giá trị của
công ty.
+ Trên 70 % nhân viên
thấu hiểu và coi đó là niềm
tự hào, muốn phấn đấu như
vậy.
6
Biểu tượng

Công ty không có logo + Công ty có logo nhưng
nhân viên không hiểu ý

nghĩa.
+ Logo có ý nghĩa.
+ Dưới 70 % nhân viên
hiểu ý nghĩa của logo.
+ Logo có ý nghĩa.
+ Nhất quán với sứ mạng,
tầm nhìn và các biểu trưng
khác.
+ Trên 70 % nhân viên
thấu hiểu biểu tượng của
logo
7
Ngôn ngữ, khẩu hiệu

Không tính điểm + Không có khẩu hiệu + Công ty có khẩu hiệu
+ Khẩu hiệu không nhất
quán với các biểu tượng
khác hoặc có nhưng nhân
viên không thấu hiểu
hoặc thấu hiểu dưới 70 %
+ Khẩu hiệu nhất quán với
các biểu tượng và sứ mạng,
tầm nhìn của công ty.
+ Trên 70 % nhân viên
thâu hiểu.
Version 1.0 Page 2 of 5
Tiêu chuẩn phân cấp VHDN by Ngo Quang Thuat
8
Phong cách giao
tiếp.ngôn ngữ


+ Dưới 2 điểm. + Phong cách giao tiếp
được đánh giá từ 2 – dưới
3 điểm
+ Phong cách giao tiếp
được khách hang đánh
giá 3- dưới 4 điểm
+ Công ty có tiêu chuẩn và
huấn luyện nhân viên về
phong cách giao tiếp.
+ Phong cách giao tiếp
được khách hang, nhân
viên đánh giá từ 4-5 điểm/5
điểm.

9
Sứ mạng của tổ chức,
triết lý kinh doanh
Không tính điểm Công ty không có bản sứ
mạng, triết lý kinh doanh,
hoặc có nhưng chỉ là hình
thức.
+ Công ty có bản sứ
mạng…
+ Đã được triển khai cho
nhân viên.
+ Công ty có các khoá
đào tạo cho nhân viên
+ Dưới 70 % nhân viên
thấu hiểu.

+ công ty có sứ mạng liên
quan đến ngành, dân tộc.
+ Đã triển khai cho nhân
viên.
+ Trên 70 % nhân viên
thấu hiểu.
+ Công ty có chương trình
hướng nghiệp chi tiết cho
nhân viên
10
Tri thức của doanh
nghiệp
Không tính điểm Không có tủ sách hoặc có
nhưng mang tính hình thức
+ Công ty có tủ sách
doanh nghiệp.
+ Không có quy định về
quản lý và thực hiện tri
thức doanh nghiệp
+ Có tủ sách và các loại tri
thức khác.
+ Tri thức được bộ phận có
trách nhiệm quản lý tốt.
+ Có kế hoạch và đã thực
hiện chia sẽ tri thức.
+ Tính chia sẽ trở thành
tính cách mạnh trong công
ty.
11
Quy trình, thủ tục,

hướng dẫn, các biểu
mẫu
+ Công ty hầu như không
có văn bản quản lý nào.
+ Công ty đã có những văn
bản quy trình quản lý.
+ Chưa thực hiện theo tiêu
chuẩn.
+ Còn mang tính hình
thức.
+ Công ty đã thực hiện
theo các tiêu chuẩn quản
lý.
+ Tính thực tế của các
quy trình còn yếu.
+ Tính cải tiến chưa thực
hiện được nhiều.
+ Công ty thực hiên có
hiệu quả toàn bộ các quy
trình quản lý theo các tiêu
chuẩn mới nhất trong thời
gian ít nhất 2 năm trở lên.
Version 1.0 Page 3 of 5
Tiêu chuẩn phân cấp VHDN by Ngo Quang Thuat
12
Phong cách lãnh đạo
Làm việc theo tính chất
mệnh lệnh gia đình.
+ Kiến thức yếu về quản
trị.

+ Quản lý theo thói quen.
+ Kiển thức quản trị khá
vững.

+ Quản lý theo tình huống.
+ Phong cách lãnh đạo
chính (thường xuyên) phù
hợp với loại hình và tính
chất kinh doanh
13
Sự phân chia quyền
lực
+ Công ty chưa phân
chia quyền lực. Hầu như
GD quyết định mọi việc
+ Không có bộ phận rõ
ràng
+ Công ty chưa phân chia
quyền lực.
+ Đã phần thành các
phòng ban.
+ Công ty có bản phân
chia quyền lực.
+ Loại quyền lực theo ài
chính, nhân sự, chuyên
môn chưa đầy đủ hoặc
còn chung chung.
+ Công ty có bản phân chia
quyền lực rõ ràng cho mọi
cấp quản lý.

+ Quyền lực được phân đủ
gồm về nhân sự, về chuyên
môn, về tài chính.
14
Tính cách của doanh
nghiệp:
Phần đánh giá tính
cách của doanh
nghiêp, bạn phải thiết
kế câu hỏi riêng.
Không tính điểm Không tính điểm Công ty có tuyên bố hoặc
quy định các tính cách
của mình (theo bản danh
mục tính cách).
+ Gồm phần tiêu chuẩn bên
+ tính cách đó được giải
thích phù hợp với sứ mạng,
tầm nhìn và triết lý kinh
doanh của doanh nghiệp.
+ Trên 50 % nhân viên
thấu hiểu và đồng thuận
tính cách này.
15
Lý tưởng
+ Dưới 50 % nhân viên
có lý tưởng phù hợp với
tầm nhìn, sứ mệnh của
doanh nghiệp.
+ Từ 50 – dưới 70 % nhân
viên có lý tưởng phù hợp

với tầm nhìn, sứ mệnh của
doanh nghiệp.
+ Từ 70 – dưới 90 %
nhân viên có lý tưởng
phù hợp với tầm nhìn, sứ
mệnh của doanh nghiệp.
+ Trên 90 % nhân viên có
lý tưởng phù hợp với tầm
nhìn, sứ mệnh của doanh
nghiệp.
16
Niềm tin
(được đánh giá theo
mức cao nhất, các chỉ
số khác là cơ sở để
đánh giá thêm)
+ Dưới 30 % nhân viên
cho rằng sứ mạng, tầm
nhìn của công ty là hoàn
toàn đúng.
+ Dưới 30 % nhân viên
cho rằng công ty sẽ thành
công.
+ Dưới 30 % nhân viên tự
hào về công ty.
+ Dưới 30 % nhân viên
+ Từ 30 đến dưới 50 %
nhân viên cho rằng sứ
mạng, tầm nhìn của công
ty là hoàn toàn đúng.

+ Từ 30 đến dưới 50 %
nhân viên cho rằng công ty
sẽ Từ 30 đến dưới 50 %
nhân viên tự hào về công
ty.
+ Từ 30 đến dưới 50 %
+ Từ 50 đến dưới 70 %
nhân viên cho rằng sứ
mạng, tầm nhìn của công
ty là hoàn toàn đúng.
+ Từ 50 đến dưới 70 %
nhân viên cho rằng công
ty sẽ thành công.
+ Từ 50 đến dưới 70 %
nhân viên tự hào về công
ty.
+ Trên 70 % nhân viên cho
rằng sứ mạng, tầm nhìn của
công ty là hoàn toàn đúng.
+ Trên 70 % nhân viên cho
rằng công ty sẽ thành công.
+ Trên 70 % nhân viên tự
hào về công ty.
+ Trên 70 % nhân viên
thoả mãn về các chế độ của
công ty.
Version 1.0 Page 4 of 5
Tiêu chuẩn phân cấp VHDN by Ngo Quang Thuat
thoả mãn về các chế độ
của công ty.

nhân viên thoả mãn về các
chế độ của công ty.
+ Từ 50 đến dưới 70 %
nhân viên thoả mãn về
các chế độ của công ty.
17
Chuẩn mực đạo đức
Không tính điểm Công ty không có chuẩn
mực đạo đức được quy
định.
+ Công ty có một số
chuẩn mực trong các quy
định rải rác.
+ Công ty có quy định về
các chuẩn mực đạo đức của
công ty.
+ Trên 90 % nhân viên
thấu hiểu về nó và cho nó
là đúng.

Version 1.0 Page 5 of 5
Danh mục trọng số các yếu tố VHDN by Ngo QuangThuat

DANH MỤC TRỌNG SỐ CÁC YẾU TỐ VHDN

Phần phân lọai các yếu tố dưới đây chỉ mang tính chất tương đối. Bản thân các yếu tố trong mỗi
doanh nghiệp là khác nhau do bị ảnh hưởng bởi yếu tố lịch sử, yếu tố về văn hóa doanh nhân và yếu tố
sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Các yếu tố trong phần 17 yếu tố dưới đây được phân lọai làm 03 lọai như sau:
+ Yếu tố 1: có ý nghĩa quan trọng nhất đến VHDN gồm các yếu tố: sản phẩm, Biểu tượng , Ngôn

ngữ, khẩu hiệu , Phong cách giao tiếp.ngôn ngữ, Sứ mạng của tổ chức, triết lý kinh doanh ,Tri thức
của doanh nghiệp, Tính cách của doanh nghiệp, Niềm tin. Các yếu tố này có hệ số 2 (7 yếu tố)
+ Các yếu tố 2: Các nghi lễ, Giai thoại, Quy trình, thủ tục, hướng dẫn, các biểu mẫu, Phong cách
lãnh đạo, Lý tưởng, Chuẩn mực đạo đức. Các yếu tố này có hệ số 1.5 (7 yếu tố)
+ Các yếu tố 3 (còn lại) có hệ số 1.0 (3 yếu tố).

Từ đó ta có bảng phân lọai trọng số như sau:
(Sử dụng phương trình tổng các yếu tố 1*2.0 + tổng các yếu tố 2 * 1.5 + tổng các yếu tố 3 = 10)
-> 7x*2 + 7x*1.5+3x*1.0 = 27.5x=10 Æ x = 10/27.5 = 0.367

Stt Yếu tố Trọng số Diễn giải
1 Kiến trúc của Doanh nghiệp 0.367
2 Sản phẩm 0.551
3 Máy móc, công nghệ 0.367
4 Các nghi lễ 0.551
5 Giai thoại 0.551
6 Biểu tượng 0.734
7 Ngôn ngữ, khẩu hiệu 0.734
8 Phong cách giao tiếp.ngôn ngữ 0.734
9 Sứ mạng của tổ chức, triết lý kinh
doanh
0.734
10 Tri thức của doanh nghiệp 0.734
11 Quy trình, thủ tục, hướng dẫn, các
biểu mẫu
0.551
12 Phong cách lãnh đạo 0.551
13 Sự phân chia quyền lực 0.367
14 Tính cách của doanh nghiệp: 0.734
15 Lý tưởng 0.551

16 Niềm tin 0.734
17 Chuẩn mực đạo đức 0.551

Version 1.0 Page 1 of 1
Danh mục các nghi lễ của DN by Ngo QuangThuat

CHECK LIST CÁC LỌAI NGHI LỄ TRONG DN

Khi tổ chức các lọai nghi lễ này, cần lưu ý một số điểm sau:
+ Phải mang tính chuyên nghiệp, một nghi lễ cẩu thả sẽ dẫn tới những “niềm tin” không tốt ở
nhân viên và người dự”. Do vậy, mục tiêu trước mắt có thể đạt được mà lợi ích không đạt được.
+ Các nghi lễ phải được công bố, phải được thấu hiểu trong nhân viên rằng đó là những họat
động thường kỳ của doanh nghiệp, mục đích ý nghĩa của chúng.
+ Có phải xảy ra thường xuyên định kỳ trong thực tế.

Stt Lọai nghi lễ Ghi chú
1 Giới thiệu thành viên mới
2 Giới thiệu quyết định bổ nhiệm mới
3 Chuyển giao công tác
4 Cho một nhân viên xin nghỉ việc
5 Phát phấn thưởng cuối năm
6 Phát phần thưởng trong các cuộc thi thể
thao văn nghệ

7 Phát phần thưởng theo phong trào do
công ty đề xuất

8 Phát phần thưởng khi thòan thành dự án
9 Các cuộc họp thường kỳ
10 Ngày thành lập doanh nghiệp

11 Ngày giỗ tổ
12 Ngày hội sáng tạo
13 Ngày 8/3
14 Ngày 20/10
15 Các cuộc thi đấu thể thao thường kỳ
16 Các cuộc thi văn nghệ, nấu ăn, cắm hoa
..mang tính chất thường kỳ

17 Du lịch, dã ngọai thường kỳ
18 Lễ hội doanh nghiệp

Version 1.0 Page 1 of 1
Hướng dẫn xây dựng Slogan cho công ty by Ngo QuangThuat
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG SLOGAN CHO CÔNG TY

Tài liệu gồm 02 phần: xây dựng slogan và mẫu slogan

1. Xây dựng slogan:

Ðể có được một
slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự
đầu tư về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn. Chính vì vậy, khi có
được một
slogan đứng được trong tâm trí khách hàng, slogan đó đã trở thành một
tài sản vô giá được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty.
slogan - khẩu hiệu thương mại, nguyên nghĩa cổ là tiếng hô trước khi xung
trận của những chiến binh Scotland. Ngày nay trong thương mại,
slogan được hiểu
như là khẩu hiệu thương mại của một công ty.
slogan thường được coi là một phần

tài sản vô hình của công ty dù rằng nó chỉ là một câu nói.
Ðể có được một
slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự
đầu tư về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn. Chính vì vậy, khi có
được một
slogan đứng được trong tâm trí khách hàng, slogan đó đã trở thành một
tài sản vô giá được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty.

Một slogan hay phải hội tụ được một số yếu tố sau:
Thứ nhất là mục tiêu. Một slogan khi được tung ra phải mang một mục tiêu
nhất định và hướng đến mục tiêu đó. Ví như khi Pepsi ra đời thì Coca Cola đã là
một người khổng lồ trong ngành giải khát rồi. Muốn phát triển được thì phải có một
slogan nhắm đến một mục tiêu là lấy lại được thị phần từ Coca Cola. Hãng nước
giải khát Pepsi đã lấy
slogan là: "Generation Next" (Thế hệ tiếp nối), ý nói đó là
một loại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai đối thủ trực tiếp Coca Cola là
loại đồ uống cổ lỗ sĩ. Với
slogan hay mang trong mình mục tiêu rõ ràng là đánh vào
khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và vươn vai trở thành
một đối thủ đáng gờm của Coca Cola.
Thứ hai là ngắn gọn. Một slogan hay luôn phải là một slogan ngắn gọn, dễ
hiểu, dễ đọc. Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, không ai đi xây
dựng một
slogan dài dằng dặc đầy đủ toàn bộ về tính năng, tác dụng, đim ưu việt
của sản phẩm cả, bởi khách hàng sẽ chẳng ai bỏ công đi nhớ một slogan dài lõng
thõng như vậy. Cà phê Trung Nguyên đã phải bỏ
slogan dài cũ: "Mang lại nguồn
cảm hứng sáng tạo mới" bằng "Khơi nguồn sáng tạo". Quả thực slogan sau ngắn
gọn, ấn tượng và dễ nhớ hơn nhiều.
Thứ ba là không phản cảm.

slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể
gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chị là một bộ phận khách
hàng rất nhỏ. Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh DHL đã từng mắc lỗi này
khi tung ra một slogan gây một ấn tượng không tốt: "Ðến chậm gậm xương".
Thứ tư, cần nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm. Slogan phải thể hiện được tính
năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví như: "Connecting People"
Version 1.0 Page 1 of 5
Hướng dẫn xây dựng Slogan cho công ty by Ngo QuangThuat
(Kết nối mọi người) của hãng điện thoại di động Nokia hay "Luôn luôn lắng nghe.
Luôn luôn thấu hiểu" của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential.
Tuy nhiên những điều kiện trên chỉ là những điều kiện cơ bản. Một slogan
thành công phải mang trong mình thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng
tượng của khách hàng về sản phẩm của mình. Hãng đồ thời trang quần áo lót phụ nữ
Victoria Secret đã có một slogan rất hay bằng một câu hỏi: "What is sexy?" (Gợi
cảm là gì?). Sản phẩm đồ thể thao của tập đoàn Nike cũng được cất cánh cùng với
một slogan được đánh giá là thành công nhất mọi thời đại: "Just Do It!" (Hãy làm
điều đó!).
Những doanh nghiệp thương mại ở nước ta chưa mấy có sự đầu tư quan tâm về
slogan Ðiều đó có thể dễ dàng thấy được là còn có quá ít công ty có slogan hay. Có
công ty có slogan nhưng slogan đó còn chưa chuyên nghiệp. Thậm chí có công ty
còn chưa có slogan Xây dựng một slogan hay là một việc làm cần thiết của mỗi
công ty trong quá trình thu hút khách hàng và hội nhập quốc tế hiện nay. Một số
công ty nước ta đã có slogan khá thành công như slogan của Công ty Biti's: "Nâng
niu bàn chân Việt". Tuy nhiên đó còn là số ít. Mong rằng trong tương lai gần, các
công ty trong nước sẽ quan tâm nhiều hơn đến những tài sản vô hình của công ty
như thương hiệu, logo và dĩ nhiên là cả slogan nữa.


Slogan Mở


Nhiều khi cách nói thẳng, trực tiếp lại không thu hút sự chú ý, gây ấn tượng
mạnh bằng cách diễn đạt ẩn dụ, đa nghĩa. Slogan – trong nhiều trường hợp - là dẫn
chứng sinh động.
Có lẽ chẳng cần phải điều tra hoặc thống kê cũng thấy được trong hàng ngàn
doanh nghiệp chỉ một số ít có slogan được đông đảo người tiêu dùng nhớ đến. Còn
đại đa số đã bị chìm ngập, rơi rụng trong cả rừng khẩu hiệu quảng cáo.
Slogan thường được hiểu như một khẩu hiệu, nhưng lại là khẩu hiệu của một
doanh nghiệp. Nó là sự tự giới thiệu, tự quảng cáo; là một thông điệp gửi đến đối
tượng tiêu dùng đã xác định, dưới hình thức cổ động.
Cùng lúc, nó phải “nói” cho người tiêu dùng biết đặc điểm, ưu điểm của sản
phẩm, doanh nghiệp, về những lợi ích và sự hài lòng mà nó mang đến cho khách
hàng... (hẳn nhiên không khỏi cường điệu ít nhiều do yêu cầu quảng cáo, tiếp thị).
Và tất cả những nội dung ấy lại chỉ được phép gói ghém trong vài từ ngắn ngủi, dễ
đọc, dễ nhớ.
Nói cách khác, slogan là một hình thức diễn đạt cô đọng, giàu ý nghĩa và tạo
ấn tượng tốt, mạnh mẽ. Dùng rất ít từ để nói được rất nhiều điều. Những yêu cầu
ngặt nghèo như vậy đặt người viết slogan trước hai khả năng: hoặc tập trung nhấn
mạnh các phẩm chất của một sản phẩm, thương hiệu; hoặc tìm cách vượt ra khỏi
những khía cạnh cụ thể của một sản phẩm để nói đến ý nghĩa và các giá trị ngoài vật
chất do nó mang lại: niềm thích thú, nỗi ước vọng, say mê, một phong cách sống...
Version 1.0 Page 2 of 5
Hướng dẫn xây dựng Slogan cho công ty by Ngo QuangThuat
Với trường hợp đầu, người ta thường dùng các cụm từ mang tính khái quát về
phẩm chất của một sản phẩm, thương hiệu, kiểu như: “chất lượng cao”, “chất lượng
tuyệt hảo”, “uy tín hàng đầu”, “người bạn đáng tin cậy”, “sản phẩm của thời đại”,
(của thế kỷ), “bền - đẹp - rẻ”... Nhưng khi sử dụng cách diễn đạt này người ta sẽ gặp
phải nguy cơ trùng lặp, sáo mòn vì những cụm từ có nghĩa chung chung đó có thể
dùng cho hầu hết các sản phẩm, thương hiệu và trên thực tế đã có rất nhiều doanh
nghiệp sử dụng, nhiều đến độ nhàm chán.
Không có cá tính, không thể hiện bản sắc riêng, những slogan như vậy không

thể “thọ” nổi!
Cách thứ hai đòi hỏi người viết slogan phải rất sáng tạo. Họ không nói thẳng
mà thường chọn cách nói gián tiếp, đề cao một cách kín đáo có vẻ như mơ hồ mà lại
là khẳng định. Họ không mô tả, xác định trực tiếp mà mở đường cho sự tìm hiểu,
khám phá ý nghĩa của slogan mà cũng là của sản phẩm, thương hiệu đó. Và chính
quá trình cảm nhận, động não này sẽ khiến câu slogan ngày càng in đậm trong trí
người đọc (hay người nghe).
Một trong các phương pháp chính ở đây là “gợi” thay vì “tả thực” - như thuật
ngữ của lý luận văn học. “Gợi” bằng cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ, biểu cảm, các
cấu trúc từ ngữ đa nghĩa, cách nói bỏ lửng... Thực ra, cách diễn đạt này chẳng mới
mẻ gì. Trong thơ ca - đặc biệt là thơ Đường Trung Quốc, thơ Haiku Nhật Bản và ca
dao, tục ngữ Việt Nam - ta có thể bắt gặp nhiều dẫn chứng sinh động cho phương
pháp này.
Tất nhiên, slogan không thể là sự đánh đố do đó dù lửng lơ, trừu tượng đến
đâu, nó vẫn phải gợi nhớ, làm liên tưởng đến nét đặc trưng nào đó của sản phẩm
hoặc của doanh nghiệp. Trong thực tế đã có những slogan hay, thường được mọi
người nhớ đến. Phân tích các trường hợp này có thể thấy khả năng “gợi” rất lớn của
nó.
Triumph chẳng hạn. Nhãn hiệu trang phục lót cao cấp này tung ra câu slogan
độc đáo: “Triumph - Thời trang và hơn thế nữa”. Hợp thời trang? Đã đành. Còn
“hơn thế nữa” - tức là hơn cả chuyện thời trang? Nhưng đó là gì? Câu bỏ lửng. Nó
buộc người ta phải tò mò, tìm cách giải thích, đoán định. Phải chăng slogan muốn
nhấn mạnh rằng, Triumph không chỉ là một nhãn hiệu thời trang mà còn là dấu hiệu
của người biết cách ăn mặc, của sự sành điệu?
Một trường hợp khác: Yomost (của Dutch Lady). Câu “Một cảm giác rất
Yomost” đọc lên nghe lửng lơ, mơ hồ, gợi sự tò mò. Có cả 1.001 cảm giác “Rất
Yomost” là cảm giác gì? Đi kèm slogan này còn có cả hình ảnh tĩnh hoặc động thể
hiện trạng thái vui tươi, sảng khoái của các bạn trẻ xinh đẹp khi dùng sữa Yomost,
như một sự minh họa. Nhưng dù sao, slogan và các hình ảnh này vẫn là một sự để
ngỏ cho mọi cảm nhận, giải thích theo chiều hướng tích cực.

Cũng có nhiều trường hợp slogan có dạng cấu trúc khẳng định. Nhưng thật ra,
xem xét kỹ về ý nghĩa nội dung thì nó vẫn là một cấu trúc mở, dẫn dắt trí tưởng
tượng của người nghe. Chẳng hạn nhãn hiệu Aquafina: “Aquafina - phần tinh khiết
nhất của bạn”.
Version 1.0 Page 3 of 5
Hướng dẫn xây dựng Slogan cho công ty by Ngo QuangThuat
Thay vì nói dài dòng: chất lượng vệ sinh, độ an toàn cao, slogan dùng từ “tinh
khiết” - ngắn và chuẩn. Nhưng khả năng gợi lại lớn ở chỗ nó mớ rộng ý nghĩa không
chỉ là nước uống mà còn là “phần tinh khiết” của cơ thể con người. Phần tinh khiết
đó là gì, người nghe tự tìm cho mình câu giải thích, tuy nhiên không thể không nghĩ
yếu tố nước nuôi sống cơ thể.
Câu slogan của S-Fone mới xuất hiện cũng rất ấn tượng: “S-Fone - Nghe là
thấy”. Nghe mà thấy được cả những gì người ta nói? Hơi khó hiểu. Nhưng chính
điều đó lại gợi sự tò mò, chú ý. Âm thanh được truyền đi rõ mồn một và “nét” đến
độ làm cho người nghe có cảm giác hình dung ra ngay từng cử chỉ, trạng thái của
người nói. Không cần trực tiếp nói chất lượng cao mà vẫn thể hiện chất lượng dịch
vụ. Cấu trúc câu ngắn đến mức tối thiểu, nhịp dằn mạnh, thể hiện sự khẳng định
chắc nịch...
Quả thực, trong sáng tạo slogan, nghệ thuật của ngôn từ và hình ảnh giữ một
vai trò cực kỳ quan trọng. Nhưng suy cho cùng, đây không chỉ đơn thuần là vấn đề
kỹ thuật mà thực ra nó còn tùy thuộc rất nhiều vào mục tiêu, tầm nhìn và cả triết lý
của doanh nghiệp.


2. Mẫu Slogan:

+ "Khơi nguồn sáng tạo" của Trung Nguyên, rõ ràng đọc câu "TN - Nguồn cảm
hứng sáng tạo mới" và câu "Khơi nguồn sáng tạo" thì thấy câu sau ngắn gọn, lại có
ý nghĩa hơn nhiều !!!


+ Slogan quảng cáo 1 dòng sản phẩm của NOKIA : "Trực giác lay động cảm
quan"

+ Prudential: " Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu".
+ Kem đánh răng Việt Nam Dacco cũng khá ấn tượng: "Không hoa mỹ, chẳng phô
trương, chúng tôi thầm lặng tìm kiếm những tinh chất tự nhiên đem đến trong kem
đánh răng Dacco cho bạn"

+ Essance "Càng ngắm càng yêu". Vẻ đẹp nào càng nhìn lâu càng rực rỡ, càng tỏa
sáng trong lòng người yêu thì mới là cái đẹp đích thực. Đấy chẳng phải là câu nói
làm đẹp lòng các chị, các cô sao.

+ "Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn" của Omo

+ "Live to ride, ride to live" ( Tạm dịch: "sống để rong đuổi, rong đuổi để sống"):
1 câu slogan thể hiện đúng bản chất và tính cách của xe Harley Davison:phong cách
sống hết mình vì lý tưởng , vì niềm tin vào cuộc sống .

+ "Be good, be bad, be yourself" ( Dù tốt, dù xấu , hãy là chính mình ) : Quần
Version 1.0 Page 4 of 5
Hướng dẫn xây dựng Slogan cho công ty by Ngo QuangThuat
Jean CK - vẻ đẹp của cá tính và sự tự tin !

+ "The most expensive perfume in the world" ( Loại nước hoa đắt nhất thế giới)
của Joy, nay đã được P&G mua lại : Thể hiện đẳng cấp vượt trội của người sử dụng

+ "Just Do it" ( Hãy làm đi! ): không thể không biết câu slogan này của Nike, hình
tượng của giới trẻ ưa chuộng thể thao và khát vọng thể hiện mình !

+ "The Real Thing" ( Thứ thiệt!) Cocacola vẫn mãi là một thứ nước uống không

thể thay thế cho dù Pepsi có thế nào đi nữa !!!

+ "Công nghệ đỉnh cao cho những điều bình dị nhất" của Diana

+ Pepsi : Generation Next (thế hệ tiếp nối)

+ Tiger : Bản lĩnh đàn ông thời nay

+ Một cảm giác rất Yomost!

+ "NÂNG NIU BÀN CHÂN VIỆT"

+ "MUỐN THẮNG LỚN PHẢI BẢN LĨNH "

+ "NGHE CHƯA ĐỦ THẤY SẼ TIN "

+ "NGHE LÀ THẤY" của Sphone

+ Của " Bạn đang sông trong một thế giới cạnh tranh ......"

Version 1.0 Page 5 of 5
Phụ lục văn hoá giao tiếp ứng xử nơi công sở by PTD, CR3rd Review


Phụ lục
Tài liệu huấn luyện
VĂN HOÁ GIAO TIẾP ỨNG XỬ NƠI CÔNG SỞ


I/ Tổng quan về văn hoá ứng xử giao tiếp ở Việt Nam:


Văn hoá giao tiếp của người Việt Nam bao gồm những đặc điểm sau:
• Vừa cởi mở, vừa rụt rè;
• Xử sự nặng nề về tình cảm hơn là lý trí;
• Trọng danh dự thái quá tới mức trở thành một bệnh sĩ diện hão; • Giữ ý trong giao
tiếp;
• Thiếu tính quyết đoán. Bắt nguồn từ “Văn minh lúa nước” bao đời nay, những phẩm
chất nổi trội về văn hoá trong con người Việt Nam là:
• Khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử mềm dẻo;
• Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn, thử
thách;
• Giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ xa hoa;
• Tấm lòng rộng mở và giàu cảm xúc lãng mạn;
• Cần cù, chịu thương, chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ;
• Trọng tuổi tác, trọng người già (Lão quyền);
• Tập tính hạch toán kém, không quen lường tính xa;
• Tác phong tuỳ tiện, kỷ luật không chặt chẽ;
• Tâm lý bình quân chủ nghĩa;

• Nhân ái, vị tha và rộng lượng;

• Nặng tình nhẹ lý, chín bỏ làm mười (cơ sở chủ nghĩa dân tộc - một người làm quan cả
họ được nhờ);

• Tâm lý sống lâu lên lão làng, đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm; • Tư tưởng bảo thủ,
đóng cửa, tự thu xếp mọi việc, không cầu thị.


II/ Phân loại văn hoá giao tiếp:
1. Khi phân tích các hoạt động giao tiếp trong xã hội, ta có thể chia thành ba loại:

Một là, giao tiếp truyền thống: Giao tiếp được thực hiện trên cơ sở các mối quan hệ
giữa người và người đã hình thành lâu dài trong quá trình phát triển xã hội: Đó là
quan hệ huyết thống trong họ hàng, gia đình giữa ông bà, cha mẹ, con cái v.v... quan
Version 1.0/2006 Page 1 of 27
Phụ lục văn hoá giao tiếp ứng xử nơi công sở by PTD, CR3rd Review
hệ làng xóm láng giềng nơi mọi người đều quen biết nhau, vai trò cá nhân trong tiếp
xúc giao lưu được quy định rõ ràng, ngôn ngữ giao tiếp đã hình thành lâu dài trở
thành những quy định bất thành văn, thấm đẫm vào từng xã hội, cuối cùng trở thành
văn hoá ứng xử riêng trong xã hội đó. Tất cả những điều ấy quy định và điều chỉnh
quá trình trao đổi thông tin trong quan hệ tiếp xúc, giao lưu. Loại giao tiếp này bị chi
phối bởi văn hoá tập quán, hệ thống các quan niệm và ý thức xã hội.

Hai là, giao tiếp chức năng: Giao tiếp chức năng phát triển trong hoạt động chức
nghiệp. Loại giao tiếp này xuất phát từ sự chuyên môn hoá trong xã hội, ngôn ngữ và
hình thức giao tiếp chịu ảnh hưởng của những quy định thành văn hay không thành văn,
để dần trở thành quy ước, chuẩn mực và thông lệ chung trong xã hội. Loại giao tiếp này
không xuất phát từ sự đòi hỏi bộc lộ cá tính hay những tình cảm riêng tư mà xuất phát
từ sự đòi hỏi của nghi lễ ứng xử xã hội và hiệu quả trong công việc. Đó là ngôn ngữ cho
phép mọi người không quen biết nhau, rất khác nhau, nhưng khi thực hiện những vai trò
xã hội nhất định đều sử dụng kiểu giao tiếp như vậy. Chẳng hạn đó là giao tiếp trong
công việc giữa thủ trưởng và nhân viên, giữa người bán và người mua, giữa bác sĩ và
bệnh nhân, giữa bị cáo và chánh án v.v…
Ba là, giao tiếp tự do: Loại giao tiếp này mang nhiều đường nét cá nhân của người
giao tiếp, được cảm thụ chủ quan như một giá trị tự tại, như mục đích tự thân. Những
quy tắc và mục đích giao tiếp không được định trước như khuôn mẫu, mà xuất hiện
ngay trong quá trình tiếp xúc, tuỳ theo sự phát triển của các mối quan hệ. Giao tiếp tự
do được thúc đẩy bởi tính chủ động, phẩm chất và mục đích của mỗi cá nhân, nó cần
thiết trong quá trình xã hội hoá làm phát triển và thoả mãn các nhu cầu về lợi ích tinh
thần và vật chất của các bên giao tiếp một cách nhanh chóng và trực tiếp. Loại giao tiếp
này trong thực tế cuộc sống là vô cùng phong phú, trên cơ sở trao đổi những thông tin

có được, làm thức tỉnh những hứng thú tình cảm sâu sắc và để giải toả xung đột của mỗi
cá nhân.

2. Mức độ của hành vi văn minh trong giao tiếp của mỗi người được đánh giá thông qua
cấu trúc:

Tính chuẩn mực (phần cứng): biểu hiện ở những quy ước (dưới dạng truyền thống
đạo đức, lễ giáo, phong tục tập quán) có ảnh hưởng vô hình và lâu dài trong tư duy,
hành vi và thói quen của mỗi người; ý thức hệ xã hội (có ảnh hưởng mang tính bắt
buộc); cùng với những quy định mang tính đặc thù của tổ chức - nơi mỗi người làm
việc. Trong giao tiếp chính thức thì các quy ước và quy định đã được thể chế hoá. Mặt
khác nó còn được biểu hiện ở kiểu khí chất trong mỗi cá nhân.
Tính linh hoạt dựa trên phẩm chất cá nhân (phần mềm): trong giao tiếp biểu hiện ở
trình độ văn hoá, học vấn, kinh nghiệm, trạng thái tâm lý, độ tuổi ở mỗi cá nhân, giới
tính và đặc điểm nghề nghiệp. Mỗi người có thể tiến hành giao tiếp và đạt được kết quả
như thế nào tuỳ thuộc vào sự linh hoạt vận dụng những phẩm chất cá nhân đó trong mỗi
tình huống và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Trên thực tế trở ngại lớn nhất trong giao tiếp thường ở phần cứng (đặc biệt giao tiếp
Version 1.0/2006 Page 2 of 27
Phụ lục văn hoá giao tiếp ứng xử nơi công sở by PTD, CR3rd Review
với đối tác là người nước ngoài). Có nghĩa là người ta có thể bị ảnh hưởng quá sâu sắc,
hoặc bám giữ quá chặt chẽ vào những quy định, quy tắc thuộc về phần cứng, do đó hạn
chế đến khả năng tiếp cận và thích ứng với người đối thoại. Điều này ở mức độ lớn
được gọi là sự xung đột về nền văn minh mà mỗi cá nhân đương hưởng thụ và chịu sự
chi phối của nó. Tuy nhiên khi phẩm chất cá nhân đạt đến một trình độ cao, người ta
càng có khả năng tự chủ, thoát ra khỏi mọi khuôn sáo, giáo điều một cách uyển chuyển
linh hoạt. Sự linh hoạt (phần mềm chứ không phải là phần cứng) đang chứng tỏ sự
thành công của nó trong một thế giới mà các mối quan hệ đang tiến đến gần một chuẩn
mực chung. Nhưng phẩm chất cá nhân sẽ là gì khi thoát ly hẳn với phần cứng? Thực
chất là bản sắc không thể tự mình tạo nên, và trong chân không, nó phải có gốc của nó -

đó là phần cứng. Quả cây có ngọt hay không hãy xem đất của nó. Đến lượt nó, điều này
lại giúp chúng ta tránh được xung đột về cá tính.


3. Cốt lõi của lịch sự: điều mà nhờ nó chúng ta dành được cảm nhận tích cực từ phía
đối tác là:

Văn hoá chuẩn mực: có nghĩa là văn hoá ứng xử của mình phù hợp với bối cảnh, với
đối tác, với địa vị và nghề nghiệp được điều tiết đúng mức độ mà công việc đòi hỏi;

Tự nhiên: nghĩa là hành vi và cách ứng xử ấy không phải là kết quả của sự cố tạo dựng,
gò ép hay bắt chước mà như là phẩm chất của chính mình, kết quả của một quá trình
giáo dục lâu dài;

Đàng hoàng: mọi cử chỉ, hành vi và lời nói không thể để cho đối tác liên tưởng đến
những ngụ ý không tích cực về mình. Thí dụ bắt tay quá lâu và quá chặt với phụ nữ,
ghé sát mặt thì thào, tỏ ra thân thiện quá mức với một ai đó, nhìn ngang nhìn ngửa...;

Tự tin: có nghĩa là cái mà đối tác nhận được từ hành vi ứng xử của mình là cái xứng
đáng mà họ được hưởng với tư cách, địa vị và với sự đòi hỏi của công việc mà hai bên
sẽ tiến hành. Sự nhún nhường quá mức đến mức khúm núm khiến đối tác ngộ nhận và
khiến hành vi ứng xử của ta đã đi ra khỏi cái nghĩa của lịch sự đó là sự cầu cạnh.












Version 1.0/2006 Page 3 of 27
Phụ lục văn hoá giao tiếp ứng xử nơi công sở by PTD, CR3rd Review

QUY TẮC 10 ĐIỂM TRONG VĂN HOÁ GIAO TIẾP

1. Ân cần: Trong giao tiếp tránh tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt hoặc có vẻ mặt khó đăm đăm,
bực tức. Luôn cần thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối tượng giao tiếp;

2. Ngay ngắn: Trang phục hợp cách, không tuỳ tiện, luộm thuộm; tác phong không tỏ
ra trễ nải, dặt dẹo;

3. Chuyên chú: Không làm việc riêng trong khi giao tiếp, nhất là chị em phụ nữ thường
hay cắt móng tay, móng chân, kẻ lông mày, tô son, đánh phấn;

4. Đĩnh đạc: Không trả lời thủng thẳng, hỏi câu nào trả lời câu ấy, cách nói thiếu chủ
ngữ, cộc lốc, nhát gừng;

5. Đồng cảm: Cần thể hiện cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ, mắt luôn hướng về người đối
thoại bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm;

6. Ôn hoà: Tránh vung tay tuỳ tiện, đặc biệt là chỉ ngón tay về phía mặt đối tượng giao
tiếp theo “nhịp điệu” của lời nói “đanh thép” của mình. Cần có thái độ ôn hoà;

7. Rõ ràng: Không nói quá to, kiểu nói oang oang hoặc nói quá nhiều. Tránh nói lạc đề
hoặc nói quá nhỏ, kiểu lí nhí khiến người nghe phải căng tai mới nghe rõ;

8. Nhiệt tình: Thể hiện sự sẵn sàng phối hợp giúp đỡ người khác khi cần thiết, đừng tỏ

ra khó khăn, ích kỷ;

9. Nhất quán: Phải khắc phục sự phát ngôn bất nhất, thay đổi tuỳ tiện, chối phăng
những điều đã nói ra hoặc dễ dàng hứa nhưng không làm theo lời hứa. Đó là loại người
ai cũng muốn tránh xa;

10. Khiêm nhường: Tránh tranh luận khi không cần thiết, hoặc thích bộc lộ sự hiểu
biết, sự khôn ngoan của mình hơn người, thích dồn đối tượng giao tiếp vào thế bí để
dành phần thắng về mình.









Version 1.0/2006 Page 4 of 27
Phụ lục văn hoá giao tiếp ứng xử nơi công sở by PTD, CR3rd Review


4. Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp:

Rèn luyện các kỹ năng định hướng

Học thuộc về các biểu hiện bên ngoài, ngôn ngữ “của cơ thể” mà nó nói lên cái tâm
lý bên trong của người ta. Rèn luyện sự quan sát con người, tích luỹ kinh nghiệm trong
quá trình sống. Quan sát thực nghiệm bằng các băng ghi hình, tham khảo kinh nghiệm
dân gian, tướng mạo học cũng rất có ích để nâng cao các kỹ năng định hướng trong

giao tiếp.


Rèn luyện các kỹ năng định vị

Rèn luyện tính chủ động và điều tiết các đặc điểm tâm lý vốn có của mình và của
đối tượng giao tiếp, tức là biết cách thu nhập và phân tích xử lý thông tin.

Rèn luyện các kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp

Rèn luyện khả năng thống ngự: có nghĩa là rèn luyện năng lực khống chế, chi phối và
điều khiển cả con người trong giao tiếp. Thế nào là người có khả năng thống ngự ?
Người có khả năng thống ngự là người biết và nắm chắc được sở thích, thú vui của đối
tượng giao tiếp và là người hiểu biết nhiều, lịch lãm, tinh tường nghề nghiệp. Người ta
có thể bồi dưỡng khả năng thống ngự của mình bằng cách:

• Thứ nhất: Làm rõ đối tượng thống ngự, khắc phục tính mù quáng. Đối tượng thống
ngự được quyết định bởi địa vị xã hội của kẻ thống ngự. Thí dụ đối tượng thống ngự
của giám đốc là phó giám đốc và các cán bộ trung gian dưới quyền;

• Thứ hai: Phải nâng cao trình độ văn hoá, trình độ lý luận, trình độ nghề nghiệp và bồi
dưỡng phẩm cách của mình;

• Thứ ba: Học cách “công tâm” có nghĩa là đi vào lòng người cốt lõi là sự chân thành,
hữu hảo.

Rèn luyện khả năng hấp hẫn: Hấp dẫn đối tượng giao tiếp bằng các cách:
• Thứ nhất: Bằng lòng tự tin, không tự kiêu và không tự ti;
• Thứ hai: Cư xử chân thành với mọi người;
• Thứ ba: Chân thành ca ngợi những điểm mạnh của đối tượng giao tiếp;

• Thứ tư: Đặt mình vào địa vị của đối phương mà cảm thông, đồng cảm với họ;
• Thứ năm: Bằng sự học rộng, biết nhiều và phải biết đích thực;
Version 1.0/2006 Page 5 of 27

×