Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

“ tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và vận dụng vào việc phát triển ý thức cộng đồng của người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.87 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA …….

Tiểu luận môn:
Đề tài
GV hướng dẫn:
SV thực hiện:
MSV:

HÀ NỘI


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................2
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................................2
1.1.Khái niêm tồn tại xã hội....................................................................................2
1.2.Khái niệm ý thức xã hội....................................................................................2
1.3.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.........................................................3
II. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM HẠN CHẾ TRONG Ý THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT
NAM HIỆN NAY......................................................................................................7
III. GIẢI PHÁP..........................................................................................................9
KẾT LUẬN..............................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................12


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, vật chất và tinh thần là hai mặt cơ bản. Nếu kinh tế là nền
tảng vật chất của đời sống xã hội, thì ý thức xã hội với tính cách là một mặt của đời
sống tinh thần xã hội. Thiếu điều kiện vật chất thì khơng có sự tồn tại của con
người, nhưng thiếu điều kiện tinh thần thì xã hội khơng thể phát triển được. Trong


quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử, cơ sở vật chất và tinh thần thường xuyên
thấm lẫn vào nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Chừng nào nền tảng tinh thần suy yếu, chừng
đó xã hội sẽ lâm vào khủng hoảng, các tệ nạn xã hội xuất hiện và sự phát triển kinh
tế sẽ gặp khó khăn. Nền tảng tinh thần của xã hội có vai trị quan trọng trong ni
dưỡng, định hướng, tạo ra điều kiện, môi trường cho mỗi người phát triển. Nền
tảng tinh thần lành mạnh, tiến bộ sẽ góp phần hình thành ở con người lý tưởng, lối
sống, phẩm chất, đạo đức, quan niệm chân – thiện – mỹ đúng đắn, là động lực của
phát nền tảng tinh thần của xã hội. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, một mặt
phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa; phát huy vai trị tích cực của đời
sống tinh thần đối với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặt khác
phải tránh duy ý chí trong xây dựng văn hóa, xây dựng con người mới; cần chăm
loi xây dựng ý thức xã hội mới tốt đẹp, lành mạnh tạo điều kiện tác động trở lại đối
với phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam: dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Với ý nghĩa đó, bản thân chọn vấn đề
đề “ Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và vận dụng vào việc phát triển ý
thức cộng đồng của người Việt Nam hiện nay”.

1


PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Khái niêm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với
tự nhiên và giữa con người với nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên
và quan hệ vật chất, kinh tế giữa con người với nhau là hai quan hệ cơ bản.
Những mối quan hệ này xuất hiện trong q trình hình thành xã hội lồi người
và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội gồm các thành phần chính như phương thức sản xuất vật chất; điều

kiện tự nhiên-môi trường địa lý; dân số và mật độ dân số v.v, trong đó phương thức
sản xuất vật chất là thành phần cơ bản nhất. Các quan hệ vật chất khác giữa gia
đình, giai cấp, dân tộc v.v cũng có vai trị nhất định đối với tồn tại xã hội. Như vậy,
tồn tại xã hội là mặt vật chất xã hội. mỗi giai đoạn phát triển của lồi người có một
đời sống vật chất riêng-một tồn tại xã hội riêng. Mặt khác các yếu tố của tồn tại xã
hội thường xuyên thay đổi nên tồn tại xã hội có tính lịch sử.
1.2.Khái niệm ý thức xã hội
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán,
truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận v.v nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản
ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau. Nói cách khác, ý
thức xã hội là những quan hệ tinh thần giữa con người với nhau, là mặt tinh thần
trong q trình lịch sử. Ý thức xã hội có cấu trúc bên trong xác định, bao gồm
những mức độ khác nhau (ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận (khoa
học); tâm lý xã hội và hệ tư tưởng) và các hình thái của ý thức xã hội (ý thức chính
trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, khoa học v.v).
2


Khi nghiên cứu khái niệm về ý thức xã hội cũng cần thấy rõ sự khác nhau tương
đối giữu ý thức xã hội và ý thức cá nhân. Ý thức cá nhân là thế giới tinh thần của
những con người riêng biệt, cụ thể, Ý thức cá nhân đều phản ánh tồn tại xã hội ở
nhwungx mức độ khác nhau, do đó nó khơng mang tính xã hội. Song ý thức cá
nhân không phải bao giờ cũng thể hiện qan điểm tư tưởng, tình cảm phổ biến của
một cộng đồng, một tập thể, một xã hội, một thời đại nhất định. Ý thức xã hội và ý
thức cá nhân cũng phản ánh tồn tại xã hội, chúng tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ,
biện chứng, xâm nhập vào nhau và làm phong phú cho nhau.
Kết cấu của ý thức xã hội: ý thức xã hội gồm các hiện tượng tinh thần, những bộ
phận, những hình thái khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng những phương thức
khác nhau. Tùy theo gốc độ xem xét, chúng ta có thể chia ý thức xã hội thành các
dạng khác nhau

1.3.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, chủ
nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như một yếu tố thụ động, trái lại cịn
nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức xã hội đối với đời sống kinh tế - xã hội,
nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong mối quan hệ với tồn tại
xã hội. Tính độc lập tương đối biểu hiện ở những điểm sau đây:
-Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi tồn tại xã hội cũ đã mất đi, nhưng ý thức xã hội
cũ tương ứng vẫn cịn tồn tại dai dẳng; điều đó biểu hiện ý thức xã hội muốn thoát
ly khỏi sự ràng buộc của tồn tại xã hội, biểu hiện tính độc lập tương đối. Sở dĩ có
biểu hiện đó là do những nguyên nhân sau:
Một là, sự biến đổi của tồn tại xã hội thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã
hội khơng phản ánh kịp sự thay đổi đó và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là
3


cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của
tồn tại xã hội.
Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu,
bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
Ba là, trong xã hội có giai cấp, các giai cấp và lực lượng phản tiến bộ thường lưu
giữ một số tư tưởng có lợi cho họ nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
Như vậy ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Cho nên trong sự
nghiệp xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu
tranh chống lại âm mưu và hành động phá hoại những lực lượng thù địch về mặt tư
tưởng, kiên trì xố bỏ những tàn dư ý thức cũ.
-Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Khi khẳng định tính lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, triết học
Mác - Lênin đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định tư tưởng
của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát

triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt
động thực tiễn của con người. Sở dĩ có thể vượt trước được là do đặc điểm của tư
tưởng khoa học quy định. Tư tưởng khoa học thường khái quát tồn tại xã hội đã có
và hiện có để rút ra những quy luật phát triển chung của xã hội, quy luật đó khơng
những phản ánh đúng quá khứ, hiện tại mà còn dự báo đúng tồn tại xã hội mai sau.
Chẳng hạn, ngay từ khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang ở trong thời kỳ
phát triển tự do cạnh tranh, Các Mác đã dự báo quan hệ sản xuất đó nhất định sẽ bị
quan hệ sản xuất tiến bộ hơn thay thế.
Khi nói, tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội thì khơng có nghĩa ý thức
xã hội khơng cịn bị tồn tại xã hội quyết định. Mà là, cho đến cùng nó ln bị tồn
tại xã hội quy định.
4


-Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển
Lịch sử phát triển của đời sống tinh thần xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý
luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra
trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước. Thí dụ, chủ nghĩa
Mác đã kế thừa những tinh hoa tư tưởng của loài người mà trực tiếp là nền triết học
Đức, kinh tế học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội khơng tưởng Pháp.
Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính chất giai
cấp của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau
của các thời đại trước, Các giai cấp tiên tiến thường kế thừa những di sản tư tưởng
tiến bộ của xã hội cũ để lại. Thí dụ, khi làm cuộc cách mạng tư sản chống phong
kiến, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã khôi phục những tư tưởng duy vật và
nhân bản của thời đại cổ đại. Ngược lại, những giai cấp lỗi thời thì tiếp thu, khơi
phục những tư tưởng, lý thuyết phản tiến bộ của thời kỳ lịch sử trước. Thí dụ, vào
nửa sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các thế lực tư sản phản động đã khôi phục
và phát triển những trào lưu triết học duy tâm, tôn giáo dưới những cái tên mới như
chủ nghĩa Cantơ mới, chủ nghĩa Tômát mới, để chống lại phong trào cách mạng

của giai cấp công nhân.
Vì vậy, khi tiến hành cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ thì khơng những phải
vạch ra tính chất phản khoa học của những trào lưu tư tưởng phản động trong điều
kiện tại, mà còn phải chỉ ra những nguồn gốc lý luận của chúng trong lịch sử.
-Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng
Ý thức xã hội bao gồm nhiều bộ phận, nhiều hình thái khác nhau, theo nguyên lý
mối liên hệ thì giữa các bộ phận không tách rời nhau, mà thường xuyên tác động
qua lại lẫn nhau. Sự tác động đó làm cho ở mỗi hình thái ý thức có những mặt,
những tính chất không phải là kết quả phản ánh một cách trực tiếp của tồn tại xã
hội.
5


Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thơng thường ở mỗi thời đại tuỳ theo
hồn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu sẽ tác
động mạnh đến các hình thái khác. Chẳng hạn ở thời cổ đại Tây Âu thì triết học và
nghệ thuật đóng vai trị đặc biệt. Thời Trung Cổ ở Tây Âu thì tơn giáo ảnh hưởng
mạnh mẽ đến triết học, nghệ thuật, pháp quyền... Ngày nay thì hệ tư tưởng chính trị
và khoa học đang tác động đến các lĩnh vực của đời sống tinh thần xã hội.
-Ý thức xã hội tác động trở tồn tại xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hố
vai trị của ý thức xã hội mà cịn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường khi phủ
nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Ph.Ăng ghen viết:
“Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tơn giáo, văn học, nghệ thuật
v.v đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn
nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”.
Sự tác động của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội biểu hiện qua hai chiều hướng. Nếu
ý thức xã hội tiến bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã
hội lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội


6


II. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM HẠN CHẾ TRONG Ý THỨC CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM HIỆN NAY
-Điểm mạnh:
Được nhìn nhận là một đặc điểm nổi bật trong hệ thống căn tính của người Việt,
suốt chiều dài lịch sử dân tộc, ý thức đã trở thành thứ “vũ khí” đặc biệt giúp dân tộc
Việt Nam đứng vững trước bao thách thức của thiên nhiên, và chiến thắng bao cuộc
xâm lăng của ngoại bang. Đối mặt đại dịch, tính cộng đồng một lần nữa tỏa sáng
rực rỡ, trở thành yếu tố cốt lõi, nguyên nhân sâu xa cho sự thành công đặc biệt của
đất nước Việt Nam trong nỗ lực khống chế dịch bệnh.
Trên thực tế, ý thức xã hội mới đó biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Ngồi hệ tư
tưởng, nó cịn được biểu hiện ra ở tâm trạng, tình cảm, nhu cầu và cả thói quen,
phong tục, tập quán của cộng đồng xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Đảng ta đã xác định: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do
nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp
bức, bất cơng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân
tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến
bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các
nước trên thế giới”.
 Lối sống đề cao tính tập thể, cộng đồng của người Việt có mặt tích cực là coi trọng
tình làng nghĩa xóm, đề cao tinh thần đồn kết, hịathuận, tương thân tương ái, lá
lành đùm lá rách, không chấp nhận lối sống hờ hững, vơ trách nhiệm. Lối sống
cộng đồng này góp phần kìm hãm và hạn chế những biểu hiện của bệnh vô cảm,
7



của sự cạnh tranh một cách ghẻ lạnh trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện
nay, đồng thời tạo nên sức mạnh của sự thống nhất cùng nhau xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Ý nghĩa của sức mạnh đồn kết, của tính cộng đồng đã đượcChủ tịchHồ
Chí Minh khái quát lại trong một nhận định về người Việt Nam như sau: “Dân ta có
một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay,
mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành mô ̣t làn sóng
vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm
tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Có thể nói, mơ hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã xác định đó là định
hướng có tính chiến lược trong việc xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay.
Cùng với định hướng cơ bản trong việc phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội,
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng tiếp tục khẳng định một số định
hướng lớn trong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới.
-Điểm yếu
Ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu cịn có ngun nhân do một bộ phận cán bộ, đảng viên
và nhân dân chưa chú trọng nâng cao năng lực tư duy, đẩy lùi ảnh hưởng của tư
tưởng lạc hậu cho nên trong quyết sách, chủ trương, trong hành động còn chịu ràng
buộc bởi những tư tưởng lạc hậu và tự họ trở nên chậm chạp đối với sự phát triển
thực tiễn nhiệm vụ.
Ý thức cộng đồng, tính gắn kết, cố kết cộng đồng là một trong những đặc điểm
truyền thống nổi bật của người Việt Nam. Song, mặt trái của tính cộng đồng dẫn tới
tính cục bộ, kéo bè kéo cánh, ê kíp – đây cũng là một trong những hạn chế khiến
người Việt rất khó hịanhập được với nền kinh tế tồn cầu hóavì nếu tham gia vào
q trình kinh tế tồn cầu với một đầu óc cục bộ, vì lợi ích của cá nhân, đơn vị, địa
phương thì chính người Việt lại tự hại mình và hại lẫn nhau.
8



III. GIẢI PHÁP
Các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần tiếp tục làm tốt hơn
nữa việc giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa, văn minh trong đời sống xã hội bằng
nhiều hình thức, biện pháp khác nhau; trong đó, có nhiệm vụ giáo dục đạo đức
trong nhà trường vì nhân cách con người chủ yếu hình thành trong giai đoạn đầu
đời, sau lớn lên sẽ hồn thiện dần nhưng về cơ bản đã có nền tảng trước đó. Đồng
thời xây dựng mơi trường văn hóa, nơi con người sống và chịu sự tác động của nó.
Mơi trường văn hóa lành mạnh là những cái nơi để ni dưỡng nhân cách mà ở đó
lãnh đạo làm gương cho cán bộ, nhân viên; thầy, cô giáo là tấm gương cho học
sinh; ông bà, bố, mẹ làm gương cho con, cháu…mơi trường văn hóa tốt do con
người tạo nên sẽ tác động tích cực trở lại đối với việc xây dựng nhân cách con
người. Đặc biệt, việc rèn luyện nhân cách phải xuất phát từ nhu cầu tự thân của mỗi
người, phải gắn với hoạt động thực tiễn, ln thống nhất giữa lời nói với việc làm,
phải nêu gương về đạo đức, thực hiện tốt vai trò, bổn phận với gia đình, tập thể và
xã hội.
Xây dựng ý thức xã hội mới trên cơ sở đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa thực sự trở thành
mục tiêu, động lực của phát triển, thành nền tảng tinh thần của xã hội.
Xây dựng ý thức xã hội mới gắn với việc tăng cường học tập lý luận, tuyên truyền,
giáo dục, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, làm cho hệ tư tưởng của Đảng trở thành nền tảng và kim chỉ nam cho nhận
thức, hành động của toàn Đảng và nhân dân.
Tạo ra một mơi trường văn hóa lành mạnh cho cơng chúng, đồng thời nâng cao
trình độ nhận thức và thị hiếu nghệ thuật của cơng chúng; định hướng tích cực cho
cơng chúng thơng qua nghệ thuật, hoạt động phê bình... là những nhiệm vụ quan
trọng của văn hóa thẩm mỹ và văn hóa nghệ thuật…
9


-Sinh viên cần làm gì để nâng cao ý thức cộng động

Sinh viên phải ý thức về vai trò của thái độ đối với việc học tập và đời sống thì nhà
trường, thầy cơ và xã hội cũng phải góp phần giáo dục, hướng dẫn, tạo điều kiện để
sinh viên phát huy tối đa năng lực bản thân. Thay đổi hình thức, nội dung và mục
đích của việc kiểm tra đánh giá là yếu tố tiên quyết thay đổi cách học của sinh viên.
Mỗi người thầy là một tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, chuyên môn và trao
truyền cho sinh viên ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, cảm hứng. Có như vậy, vị thế
của người thầy trong xã hội mới không thể thay thế, giá trị đạo đức, nhân văn mới
trở thành thước đo chuẩn mực và trường tồn.
Phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong học tập
Tham giá các hoạt động phong trào do nhà trường tổ chức để nâng cao ý thức cộng
đồng

10


KẾT LUẬN
Ý thức xã hội là một hiện tượng phức tạp nó bao gồm nhiều hình thái khác nhau,
Nghiên cứu tính độc lập tương đối của xã hội quan điểm triết học Mac-Lenin có ý
nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn, nó giúp chúng ta thực hiện tốt quan điểm của
Đảng Cộng sản về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Qua nghiên cứu này, em đưa
ra giải pháp để nâng cao ý thức cộng đồng cho xã hội nói chung và trường Đại học
Đại Nam nói riêng.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> />
12




×