Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 123 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CAO MINH HẰNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TẠI TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CAO MINH HẰNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TẠI TỈNH YÊN BÁI

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

THÁI NGUYÊN - 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa
được dung để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn
thiện luận văn đều đã được cảm ơn. Các thơng tin, trích dẫn trong luận văn
đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Yên Bái, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Cao Minh Hằng


ii
LỜI CẢM ƠN
Tong quá trình thực hiện luận văn “
”, tôi đã
nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và
tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và
tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn cô TS.Nguyễn Thị Lan Anh đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tơi có thể hồn thành
cơng việc nghiên cứu khoa học của mình.
Lời cảm ơn tiếp theo tôi xin được gửi tới mẹ, anh chị em trong gia đình,
cũng như bạn bè đã ln động viên, giúp đỡ và sát cánh bên tôi trong suốt

thời gian viết luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Ban Lãnh đạo cùng nhân
viên các phòng ban tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tơi có thể thực hiện tốt luận văn này.
n Bái, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Cao Minh Hằng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................. vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC
DOANH ............................................................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh .............................................................................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh........................................................................ 5
1.1.2. Sự cần thiết phải quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh ............................................................................................ 17
1.1.3. Nội dung của quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh ............................................................................................ 19
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh...................................................................... 23
1.2. Kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh ............................................................................................ 33


iv
1.2.1. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Thái Bình .............................................. 33
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý thu của bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh .............. 33
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý thu của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương ........... 36
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái............. 37
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 39
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 39
2.2. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập .................................................. 39
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 39
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thơng tin ........................................................... 41
2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin .......................................................... 42
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 42
2.3.1. Chỉ tiêu số thu bảo hiểm xã hội............................................................. 42
2.3.2. Chỉ tiêu số lượng lao động .................................................................... 43
2.3.3. Chỉ tiêu tính lãi chậm đóng ................................................................... 44
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH YÊN BÁI ............................................................................................. 45
3.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................. 45

3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái.............. 45
3.1.2. Khái quát về bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái .......................................... 53
3.2. Thực trạng về quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2016 - 2018 ..... 57
3.2.1. Quản lý lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội ............................................ 57
3.2.2. Quản lý quá trình tổ chức thu bảo hiểm xã hội ..................................... 59
3.2.3. Thanh tra, kiểm tra đóng bảo hiểm xã hội ............................................ 65
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái ....................................... 69
3.3.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 69


v
3.3.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 76
3.4. Đánh giá chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................................................... 82
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 82
3.4.2. Những khó khăn, hạn chế...................................................................... 85
3.4.3. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế..................................................... 87
Chương 4: MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI .................................. 90
4.1. Định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái ...................... 90
4.1.1. Định hướng............................................................................................ 90
4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 91
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái ....................................... 93
4.2.1. Quản lý đối tượng tham gia, mức lương đóng ...................................... 93
4.2.2. Giải pháp nhằm giảm tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội................... 96

4.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về trách nhiệm thực hiện bảo hiểm xã
hội cho người lao động và người sử dụng lao động........................................ 96
4.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý trường hợp vi phạm về bảo hiểm
xã hội ............................................................................................................... 99
4.2.5. Áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các đối tượng và quỹ lương
của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ....................................................... 101
4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 103
4.3.1. Kiến nghị bảo hiểm xã hội Việt Nam ................................................. 103
4.3.2. Kiến nghị đối với bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái ................................ 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 109


vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

HĐND

Hội đồng nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số doanh nghiệp chọn điều tra, phỏng vấn....................................... 41
Bảng 3.1. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai
đoạn 2016- 2018 ............................................................................. 52
Bảng 3.2. Chỉ tiêu thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh ...................................................................................... 58
Bảng 3.3. Tình hình nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh ...................................................................................... 61
Bảng 3.4. Kết quả thanh tra, kiểm tra của bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái tại các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh ..................................................... 67
Bảng 3.5. Đánh giá về yếu tố chính trị, pháp luật ............................................. 70
Bảng 3.6. Đánh giá về quy mô doanh nghiệp ................................................... 71
Bảng 3.7. Đánh giá của người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội .............. 72
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp mức độ nhận thức của người lao động về bảo hiểm
xã hội ............................................................................................... 74
Bảng 3.9. Đánh giá nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội ........... 75
Bảng 3.10. Đánh giá về nguồn lực của cơ quan bảo hiểm xã hội ..................... 76
Bảng 3.11. Đánh giá về công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý của cơ quan chức
năng ................................................................................................. 77
Bảng 3.12. Đánh giá về công tác tuyên truyền, phổ biến về bảo hiểm xã hội
của cơ quan bảo hiểm xã hội........................................................... 80


viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái .............................. 56
Biểu đồ
Biều đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2018 ................... 48
Biểu đồ 3.2. Tiền lãi bảo hiểm xã hội ............................................................. 64
Biểu đồ 3.3. Truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ............................................. 65


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mục tiêu là bảo về quyền lợi, góp phần ổn định cuộc sống cho
người lao động và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, BHXH ln
được coi là một chính sách vĩ mô quan trọng của Đảng và nhà nước. Do đó,

chính sách BHXH ln được tìm hiểu, nghiên cứu và hồn thiện nhằm phù
hợp với tình hình thực tế. Trong đó quản lý thu BHXH là nội dung quan trọng
trong q trình thực thi chính sách BHXH, là cơ sở để đảm bảo cho sự tồn tại
và phát triển của toàn bộ hệ thống BHXH.
Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc, có
đường sắt và đường bộ nối Hà Nội và các tỉnh đồng bằng trung du với Vân
Nam - Trung Quốc. n Bái có lợi thế về giao thơng và có lợi thế đầu tư vào
một số sản phẩm chủ lực như chế biến, kinh doanh xuất khẩu sản phẩm từ
lĩnh vực nông lâm nghiệp; chế biến, kinh doanh xuất khẩu sản phẩm cơng
nghiệp; du lịch... Tận dụng lợi thế đó, nhằm thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh,
thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh
doanh, tập trung khơi dậy và phát huy tốt đẹp con người Yên Bái thân thiện,
cởi mở, chân thành; xây dựng đội ngũ lãnh đạo các cấp, các ngành cầu thị, tận
tụy, khát vọng vì sự phát triển của tỉnh, đồng hành cùng doanh nghiệp từ khởi
nghiệp đến sản xuất kinh doanh. Hiện nay, theo báo cáo của UBND tỉnh n
Bái, tính đến hết tháng 9/2019 tồn tỉnh có 2.082 doanh nghiệp và 21.379 hộ
kinh doanh. Trong những năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã góp
phần đáng kể vào kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tích cực đầu tư, mở
rộng thị trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước, tích cực
tham gia có hiệu quả chính sách an sinh xã hội.
Mặc dù, tỉnh n Bái ln có chủ trương, đường lối, chính sách khuyến
khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế và người lao động tham


2
gia BHXH.Tuy nhiên, vì lợi nhuận một số doanh nghiệp chây ỳ khơng đóng
bảo hiểm cho người lao động, khơng quan tâm đến quyền lợi của người lao
động. Đặc biệt với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) thuộc
diện tham BHXH bắt buộc nhưng nợ đọng, cố tình trì hỗn và trốn tránh

nghĩa vụ đóng BHXH, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động
nhưng cho đến nay vẫn chưa có cách giải quyết hữu hiệu.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “
làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hồn thiện cơng tác quản lý BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH
đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý thu BHXH đối với
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái, làm rõ các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2016-2018.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH đối
với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tổ chức bộ máy quản lý, kết quả thu BHXH, những rào cản và hạn chế
ảnh hưởng đến kết quả thu BHXH tại tỉnh Yên Bái thông qua hệ thống cơ
quan bảo hiểm.


3

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại BHXH tỉnh Yên Bái.
- Về thời gian: Đề tài sử dụng nguồn số liệu phân tích trong giai đoạn
2016-2018. Các giải pháp được đề xuất trong giai đoạn 2020-2025.
- Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng
quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn

tỉnh Yên Bái. Bên cạnh việc làm rõ các yếu tố ảnh hưởng cũng như những
thành tựu và hạn chế đã đạt được trong thời gian qua, đề tài đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
4. Đóng góp của luận văn
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận
liên quan đến cơng tác quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu tiếp
theo có liên quan đến chủ đề này.
- Dựa trên số liệu nghiên cứu, đề tài đánh giá thực trạng công tác
quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
tỉnh Yên Bái, qua đó đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu
BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên
Bái, từ đó đề xuất một số quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý thu
BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên
Bái trong thời gian tới.
- Những giải pháp được đề xuất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho
BHXH tỉnh Yên Bái trong việc tăng cường quản lý thu BHXH ở địa phương.
Đây cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên, các học viên cao học và cho các
cơng trình nghiên cứu liên quan.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương
với nội dung cụ thể như sau:


4
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài

quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Chương 4. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái


5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh

1.1.1.1. Bảo hiểm xã hội
* Khái niệm về BHXH
Để tồn tại, phát triển và thỏa mãn nhu cầu hàng ngày trong cuộc sống
con người phải lao động sản xuất để tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, không phải
người lao động nào cũng có đủ sức khỏe, khả năng lao động. Người lao động
có thể gặp phải rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn hay mất khả năng lao
động... Khi gặp phải những rủi ro đó thu nhập của họ bị giảm hoặc mất đi làm
ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình. BHXH ra đời là giải pháp
hữu hiệu giúp con người vượt qua những khó khăn trên. BHXH trở thành nền
tảng cơ bản của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia, được thực hiện ở
hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về BHXH cụ thể là:
- Theo từ điển Bách khoa: BHXH là sự bảo đảm, thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập của người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật thất nghiệp,
tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên
tham gia BHXH, có sự bảo hộ của nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo an
toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo

an toàn xã hội.
- Tổ chức loa động quốc tế (ILO): BHXH là sự bảo vệ mà xã hội cung
cấp cho các thành viên của mình thơng qua một loạt các biện pháp công cộng,


6
nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội dẫn đến ngừng việc hoặc
giảm sút thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,
tàn tật, tuổi già và chết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các
gia đình đơng con.
- Theo Luật Bảo hiểm xã hội (2014): BHXH là sự đảm bảo thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi
lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội.
- Theo BHXH Việt Nam: BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với người
lao động thơng qua việc huy động các nguồn vốn góp để trợ cấp cho họ, nhằm
khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu
nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp, mất khả năng lao động,
tuổi già và chết. Đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các thân
nhân trong gia đình người lao động, để góp phần ổn định cuộc sống của bản
thân người lao động và gia đình họ, góp phần an toàn xã hội.
* Bản chất của BHXH
- Một là, BHXH mang tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc.
Tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn trong các chế độ BHXH quy
định bản chất của BHXH, đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của
mình thơng qua một loạt các biện pháp cơng cộng, nhằm chống lại những khó
khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già ... Đối với các
rủi ro như trên, nhiều khi từng cá nhân khơng đủ khả năng tài chính để chi trả.
Với sự hỗ trợ từ quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ các bên (người sử

dụng lao động, người lao động, nhà nước) đã bù đắp hoặc thay thế phần nào
thu nhập đã mất đó.
Như vậy, có thể thấy mục tiêu xuyên suốt của BHXH chính là nhằm
thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị


7
mất hoặc giảm thu nhập hàng tháng do mất việc làm, mất khả năng lao động
bằng cách bù đắp cho họ những khoản thu nhập đó. Có BHXH thì điều kiện
sống của người lao động mới được đảm bảo và tốt hơn.
BHXH là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Đây là một loại
hoạt động dịch vụ công, mang tính xã hội, lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu
hoạt động. BHXH là sự san sẻ rủi ro, chia nhỏ rủi ro cho nhiều cá nhân trong
xã hội. Như vậy, có thể thấy BHXH thể hiện tính nhân văn cao đẹp: mọi
người trong xã hội với tư cách là một công dân, họ phải được đảm bảo mọi
mặt để phát huy đầy đủ những khả năng của mình, không phân biệt địa vị xã
hội, chủng tộc, tôn giáo... đều bình đẳng về BHXH.
- Hai là, BHXH là một công cụ để quản lý xã hội, là sự bảo đảm của
Nhà nước để ổn định đời sống cho người tham gia BHXH và an toàn xã hội,
thúc đẩy sản xuất phát triển. Đồng thời đây là quá trình phân phối lại thu
nhập xã hội.
BHXH được coi là một chính sách xã hội quan trọng, song hành cùng
với chính sách kinh tế, nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người
lao động, chống lại các tệ nạn xã hội, góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy sản
xuất phát triển. Với tư cách là công cụ để quản lý xã hội, Nhà nước quy định
quyền và trách nhiệm giữa các bên tham gia BHXH, đặc biệt mối quan hệ giữa
người lao động và người sử dụng lao động, yêu cầu người sử dụng lao động
phải thực hiện những cam kết, đảm bảo điều kiện làm việc, nhu cầu đời sống
vật chất và tinh thần cho người lao động, trong đó có nhu cầu cơ bản về tiền
lương, tiền cơng, chăm sóc sức khỏe khi bị ốm đau, tai nạn... BHXH dựa trên

sự đóng góp của các bên tham gia, gồm người lao động, người sử dụng lao
động và nhà nước trong một số trường hợp, thực chất quỹ BHXH là quỹ của
người lao động tiết kiệm được. Khi quỹ BHXH được hình thành và phát triển
lớn mạnh sẽ có khoản nhàn rỗi để đầu tư trở lại giúp cho sản xuất phát triển.
BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội. Đây là quá trình phân
phối lại theo hướng có lợi cho người tham gia BHXH khi gặp phải rủi ro


8
trong lao động sản xuất và đời sống xã hội, vì chính việc tổ chức thu, chi
BHXH là q trình thực hiện phân phối lại thu nhập: Thu BHXH dựa trên cơ
sở mức tiền lương, tiền công do Nhà nước quy định và mỗi người tham gia có
một mức đóng BHXH tương ứng với mức tiền lương, tiền cơng đó; hàng năm
nhà nước trích một khoản nhất định từ ngân sách để hỗ trợ quỹ BHXH. Chi
BHXH là việc trả tiền cho người có nhu cầu phát sinh về BHXH dựa trên mức
đóng và thời gian đóng BHXH trong chế độ dài hạn, nhưng trong chế độ ngắn
hạn thì khơng dựa trên nguyên tắc này mà có sự chia sẻ người khỏe cho người
ốm, người trẻ cho người già.
* Vai trị của BHXH
- BHXH góp phần ổn định đời sống người lao động và gia đình họ khi
đã hết tuổi lao động hoặc không đủ sức lao động, gặp rủi ro trong q trình
lao động.
Mục đích của BHXH là đảm bảo đời sống cho người lao động và gia
đình họ, người tham gia BHXH sẽ được thay thế một phần thu nhập bị mất
hoặc giảm thu nhập, nó làm cho người lao động yên tâm cống hiến và không
phải lo lắng khi rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, BHXH góp phần hạn chế và
điều hịa các mâu thuẫn có thể xảy ra giữa người sử dụng lao động và người
lao động, tạo mơi trường làm việc bình đẳng, ổn định, đảm bảo cho hoạt động
sản xuất, công tác đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần tăng trưởng và phát triển
kinh tế đất nước. Đây là vai trò cơ bản nhất của chính sách BHXH, nó quyết

định nhiệm vụ, tính chất, phương thức hoạt động của BHXH.
- BHXH giúp gắn bó lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao
động đối với Nhà nước.
BHXH không những đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và
gia đình họ mà cịn góp phần bảo vệ lợi ích của người sử dụng lao động khi
rủi ro xảy ra đối với người lao động của mình, nó tạo điều kiện cho người sử
dụng lao động có thể nhanh chóng ổn định sản xuất. Đồng thời, thể hiện sự


9
quan tâm của người sử dụng lao động đối với người lao động thơng qua việc
đóng góp vào quỹ BHXH, do đó người lao động có trách nhiệm hơn trong
cơng việc, tích cực, sáng tạo trong q trình lao động. Đối với Nhà nước,
thông qua việc tổ chức hoạt động BHXH nhằm đảm bảo cho mọi người lao
động, mọi tổ chức, đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh bình đẳng, công
bằng trong lao động sản xuất, xã hội phát triển an tồn.
- BHXH góp phần thực hiện cơng bằng xã hội.
BHXH dựa trên nguyên tắc người lao động bình đẳng trong nghĩa vụ
đóng góp và thụ hưởng. Thơng qua hoạt động của mình, BHXH tham gia vào
việc phân phối lại thu nhập xã hội giữa người lao động thế hệ trước với thế hệ
sau, giữa những ngành nghề sản xuất, giữa người thu nhập cao và người thu
nhập thấp... Mặt khác mức hưởng BHXH phụ thuộc vào mức đóng, thời gian
đóng theo nguyên tắc có đóng có hưởng ... đối tượng tham gia BHXH không
chỉ trong khu vực nhà nước mà ở mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, BHXH góp
phần thực hiện cơng bằng xã hội, giảm bớt chênh lệch khoảng cách giàu
nghèo trong xã hội.
- BHXH góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế
của đất nước, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, xã hội...
Do BHXH tập trung được nguồn tài chính nhàn rỗi tương đối lớn,
nguồn tiền này sẽ được đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội để

bảo toàn, phát triển quỹ BHXH và góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng
kinh tế của đất nước, BHXH là một trong những kênh quan trọng để đạt
được các mục tiêu trên.
* Đối tượng của BHXH
• Tại điều 4, chương 2 của quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng
09 năm 2015, quy định rõ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như sau: [6]
- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam
bao gồm:


10
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác
định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời
hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị
với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của
pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03
tháng (thực hiện từ 01/01/2018);
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức và viên chức;
+ Cơng nhân quốc phịng, cơng nhân cơng an, người làm công tác khác
trong tổ chức cơ yếu (trường hợp BHXH Bộ Quốc phịng, BHXH Cơng an
nhân dân bàn giao cho BHXH các tỉnh);
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có
hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia
BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016);
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện

Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH.
- Người lao động là cơng dân nước ngồi vào làm việc tại Việt Nam có
giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).
- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ
hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.


11
• Tại điều 8, chương 2 của quyết định số 959/QĐ -BHXH ngày 09 tháng
09 năm 2015, quy định rõ đối tượng tham gia BHXH tự nguyện như sau:
Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi
trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
* Hệ thống các chế độ trong BHXH
Hệ thống các chế độ trong BHXH là những quy định cụ thể về điều kiện
mức trợ cấp, thời gian trợ cấp, mức đóng góp và mức hưởng BHXH. Hệ thống
này được xây dựng trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ sở pháp lý
của mỗi nước. Tổ chức quốc tế (ILO) có khuyến cáo BHXH gồm 9 chế độ sau:
(1) Chế độ chăm sóc y tế.
(2) Chế độ trợ cấp ốm đau.
(3) Chế độ trợ cấp thất nghiệp.
(4) Chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
(5) Chế độ trợ cấp tuổi già.
(6) Chế độ trợ cấp gia đình.
(7) Chế độ trợ cấp thai sản.
(8) Chế độ trợ cấp khi tàn phế.

(9) Chế độ trợ cấp cho những người còn sống.
* Quỹ BHXH
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngồi ngân sách
Nhà nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ BHXH là
dùng để chi trả cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các
biến cố hoặc rủi ro. Chủ thể của quỹ BHXH chính là những người tham gia
đóng góp để hình thành lên quỹ, do đó có thể bao gồm cả người lao động,
người sử dụng lao động, nhà nước.
Nguồn hình thành quỹ BHXH:
- Người lao động đóng góp
- Người sử dụng lao động đóng góp


12
- Nhà nước đóng góp và hỗ trợ thêm
- Các nguồn khác ( từ các cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do
đầu tư phần quỹ nhàn rỗi).
Phương thức đóng, mức đóng góp BHXH của người lao động và người
sử dụng lao động được quy định cụ thể trong điều 13 Luật BHXH. Mức đóng
góp bằng tỷ lệ phần trăm (%) mức tiền lương, tiền công tháng như sau:
- Từ 01/01/2010 đến 31/12/2011: bằng 22%, trong đó: người lao động
đóng góp 6%, người sử dụng lao động đóng 16%.
- Từ 01/01/2012 đến 31/12/2013: bằng 24%, trong đó: người lao động
đóng góp 7%, người sử dụng lao động đóng 17%.
- Từ 01/01/2014 trở đi bằng 26%, trong đó: người lao động đóng góp
8%, người sử dụng lao động đóng 18%.
Về việc sử dụng quỹ BHXH được quy định tại điều 84 Luật BHXH
2014, quỹ BHXH được sử dụng để:
+ Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
+ Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ

việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc
nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc
nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
+ Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định..
+ Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ
1.1.1.2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
* Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện hoạt động kinh doanh (theo luật doanh nghiệp 2005).


13
Doanh nghiệp ngồi quốc doanh là hình thức doanh nghiệp không
thuộc sở hữu nhà nước, trừ khối hợp tác xã; toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận
đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động, chủ lao động doanh
nghiệp hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt
động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối
lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối
nào từ các quyết định của Nhà nước hay cơ quan quản lý.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Các công ty: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty
hợp doanh.
Tuy nhiên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là doanh
nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây là các
loại hình đơn vị sản xuất kinh doanh cơ bản cấu thành nên khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh.

* Vai trò
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tồn tại và
phát triển đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước.
- Góp phần làm tăng của cải vật chất cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được phân bổ rộng khắp từ thành thị
đến nông thôn, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, quy mơ sản xuất đa dạng nên
có nhiều thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh làm
tăng của cải vật chất cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút lao
động, tạo thu nhập cho người lao động, từng bước rút ngắn khoảng cách thu
nhập giữa thành thị và nông thôn, khai thác chế biến có hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên của đất nước. Khơng ngừng phát huy nội lực, tính chủ


14
động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, từng bước đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh có khả năng tập trung vốn, trí tuệ vào những ngành
địi hỏi hàm lượng tri thức cao... từ đó góp phần thực hiện mục tiêu tăng
trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
- Góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động.
Việt Nam là nước có quy mơ dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và
bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào
nhất từ trước đến nay. Tính đến hết năm 2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu
người, trong đó nữ chiếm khoảng 48,94%. Gia tăng dân số trong những năm
qua kéo theo gia tăng về lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam
có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Cơ cấu lực lượng lao
động phân theo 2 khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch lớn.
Nhìn chung, lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực nơng
thơn, chiếm khoảng gần 70%. Cả nước hiện có khoảng 17 triệu thanh niên

nơng thơn có độ tuổi từ 15-30, chiếm 70% số thanh niên và 60% lao động
nông thôn. Tuy nhiên, 80% trong số này chưa qua đào tạo chuyên môn. Đặc
điểm này là trở ngại lớn cho lao động nơng thơn trong tìm kiếm việc làm.
Tính đến năm 2017, dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam là hơn 72,04
triệu người (chiếm khoảng 75% tổng dân số cả nước), trong đó, tỷ lệ tham gia
lực lượng lao động đạt 75,5%. Như vậy vấn đề thất nghiệp đặt ra cần phải giải
quyết. Khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ln địi
hỏi lao động phải có trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật nhất định. Thực tế cho
thấy một số lượng lớn lao động không đáp ứng được yêu cầu của cả hai khu
vực trên, trong khi đó khu vực kinh tế ngồi quốc doanh có khả năng thu hút
lao động lớn từ những lao động có trình độ thấp đến lao động có trình độ cao,
từ hợp đồng ngắn hạn đến dài hạn, lao động mùa vụ, theo thời gian nhất
định... nhờ vậy doanh nghiệp ngoài quốc doanh góp phần tạo cơng ăn việc


15
làm cho người lao động, giải quyết tình trạng thất nghiệp... nhằm phát triển
kinh tế xã hội của đất nước
- Tạo cho ngân sách có nguồn thu ổn định và ngày càng tăng
Khác với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngồi quốc doanh với
vai trị là chủ sở hữu về vốn và tư liệu sản xuất nên việc nộp ngân sách mới
đúng bản chất là thuế, vì nhà nước thu thuế mà không phải đầu tư vào khu
vực này. Những năm gần đây doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh
cả về số lượng và quy mô hoạt động: số liệu ngành thống kê điều tra tính đến
21/12/2017 trên cả nước có 560.417 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả
sản xuất kinh doanh, trong đó khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm
96,7% số doanh nghiệp cả nước tăng 10,9% so với năm 2016. Như vậy có thể
thấy nguồn thu từ khu vực này rất lớn và ngày càng tăng, nhằm đảm bảo cho
nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các ngành kinh tế yếu kém...

Ngoài ra khu vực này cịn tham gia đóng góp tài chính cho các chương trình
nhân đạo, các hoạt động thiện nguyện, ủng hộ đồng bào lũ lụt, gia đình có
hồn cảnh khó khăn... Điều đó càng khẳng định vai trị đặc biệt quan trọng
của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
- Góp phần tăng vốn đầu tư cho xã hội
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực có tiềm năng lớn về vốn,
sự phát triển của khu vực này tạo ra một thị trường vốn lớn, đa dạng và là
tiềm năng cho thị trường tài chính, thị trường tín dụng phát triển. Nền kinh tế
Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Cùng
với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần nên doanh nghiệp ngoài
quốc doanh đã hình thành và huy động được một lượng vốn đầu tư lớn cho xã
hội. Đây là một nguồn vốn quan trọng, song khai thác chưa hiệu quả. Bên
cạnh đó doanh nghiệp ngồi quốc doanh càng phát triển thì nhu cầu về vốn
ngày càng gia tăng và có mối quan hệ mật thiết với các ngân hàng, đóng góp
vào sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng trong công tác huy động vốn.


×