Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận phật giáo so sánh kinh phân biệt sự thật số 141 trong trung bộ kinh và kinh phân biệt thánh đế số 31 trong trung a hàm kinh và đưa ra nhận thức của mình về ý nghĩa và bài học nêu ra trong kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.1 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN
So Sánh Kinh Phân Biệt Sự Thật Số 141 Trong Trung Bộ Kinh Và Kinh
Phân Biệt Thánh Đế Số 31 Trong Trung A Hàm Kinh và đưa ra nhận thức của
mình về ý nghĩa và bài học nêu ra trong kinh
MỤC LỤC
1. DẪN NHẬP
1.1 Lý Do Chọn Đề Tài
1.2 Phạm vi Đề Tài
1.3 Cơ sở dữ liệu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2.NỘI DUNG
2.1. Nội Dung Bản Số 141, Kinh phân biệt sự thật trong Kinh Trung bộ
2.2. Nội Dung Bản số 31, kinh phân biệt Thánh đế trong Kinh Trung A Hàm
2.3. Ý nghĩa rút ra từ các bài kinh
2.4. Nhận thức về giá trị của tứ diệu đế trong đời sống thực tại
2.5. Những phẩm chất cần có của người tu Phật khi thấm nhuần chân lý của
Tứ diệu đế
3. KẾT LUẬN
Tài Liệu Tham Khảo

1: DẪN NHẬP
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong cuộc đời con người,ai cũng phải trải qua những cột mốc quan trọng
của gồm sinh, lão, bệnh, tử, chúng ta đều chỉ có một mình, khơng người giúp đỡ,


không chốn tựa nương. Bệnh tật hay khổ đau, sự sống hay cái chết đều chỉ do chính
chúng ta trải nghiệm, không thể san sẻ hay nương tựa vào ai. Vậy làm thế nào để
chúng ta vượt qua nó để tìm được niềm an lạc vơ tận trong cuộc sống tâm linh của
mình. Điều đó chỉ có được khi chúng ta biết và hiểu được Phật Pháp, và cụ thể là
thông qua “tứ diệu đế”. Tứ Diệu Đế được coi là cốt tủy, là xương sống của toàn bộ


giáo pháp của Phật pháp. Tất cả giáo pháp của Đức Phật sau này đều là sự phát
triển mở rộng dựa trên nền tảng của Tứ Diệu Đế.
Đức Phật nhiều lần xác định về tầm quan trọng và siêu việt của giáo lý Tứ
đế, Ngài dạy : “Những bậc A La Hán Chánh đẳng giác ở trong quá khứ, ở trong
tương lai hay hiện tại, được coi là vị Chánh đẳng giác đúng nghĩa là Chánh đẳng
giác về bốn Thánh đế”. Sau khi chứng đạo cao cả, Đức Phật còn ngồi ở cội Bồ đề
suy tư thiền quán thêm 21 ngày nữa về nội dung giáo pháp mà mình vừa chứng
đắc. Sau đó ngài quyết định đến vườn Lọc Uyển khai pháp cho 5 người bạn cùng tu
với mình trước đây. Bài pháp đầu tiên này được đem ra phổ biến đó là pháp Tứ Đế
là Pháp mà nội dung nó là nhằm nói đến đời sống hiện hữu trước mắt. Bài pháp này
mang chất sống động rõ rệt về thân phận con người không phải để ca tụng, sùng bái
thần linh nào cả, không phải được tuyên đọc từ một vị thiên sứ từ trời cao bay
xuống cứu chuộc tội lỗi cho con người, mà là bài pháp được thể hiện, thấy được bởi
con người giác ngộ giữa trần gian này, về thân phận con người.
Có thể nói, Tứ diệu đế đã khai mở một đường đi, một chân trời mới là làm
sáng lại giá trị con người. Chỉ cho con người thấy được kho tàng trí thức cũng như
khả năng của họ để họ tự nỗ lực kiến tạo lại đời mình bằng mọi hiểu biết có căn cội
đúng đắn nhất xuất phát ngay giữa lòng cuộc sống này. Đây là lần đầu tiên hiếm
quý duy nhất mà giá trị đời sống, thân phận con người được đem ra phân tích một
cách sáng suốt nhất, bằng một kinh nghiệm ngay đây mà mọi hữu tình đều có thể
thấy rõ được Đức Phật luôn dạy : “Này các Tỳ Kheo, nếu có ai nói rằng khơng cần
xây dựng tầng dưới của ngôi nhà, tôi sẽ xây tầng trên của ngôi nhà, sự kiện này
khơng thể xảy ra. Cũng vậy, nếu có ai nói rằng khơng cịn giác ngộ Tứ thánh đế, ta


sẽ đoạn diệt khổ đau, sự kiện này không thể xảy ra”. Chính vì vậy nghiên cứu về
Tứ diệu đế trong Kinh Phân Biệt Sự Thật Số 141 Trong Trung Bộ Kinh Và Kinh
Phân Biệt Thánh Đế Số 31 Trong Trung A Hàm Kinh có ý nghĩa hết sức quan
trọng.
1.2. Phạm vi đề tài

Kinh Trung A Hàm và Kinh Trung bộ là những một bộ kinh dài lại rất cao
thâm. Trong phạm vi tiểu luận ngắn này người viết chỉ chọn một nội dung cụ thể là
tứ diệu đế trong Kinh Phân Biệt Sự Thật (Trung Bộ Kinh) và Kinh Phân Biệt Thánh
Đế (A Hàm Kinh). Qua đó nói lên phương pháp, cách thức giáo dục và giác ngộ
của đức Phật thông qua những tinh túy của Tứ diệu đế được ghi chép trong kinh.
1.3. Cơ sở dữ liệu
Trong khuôn khổ dung lượng của một bào tiểu luận con xin chọn phân tích
tổng hợp nhận xét và đánh giá dựa trên hai tài liệu gốc là Kinh Trung Bộ và Kinh
Trung A Hàm. Qua hai bài kinh là Kinh Phân Biệt Sự Thật Số 141 Trong Trung Bộ
Kinh tương đương với Kinh Phân Biệt Thánh Đế Số 31 Trong Trung A Hàm Kinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài này, người viết trình bày ý tưởng bằng sự tổng hợp, chọn lọc,
trích dẫn, phân tích những ý kinh được chư Tôn Đức giảng giải thông qua học trực
tiếp và từ kinh sách.
Đề tài này có lẽ khơng có gì mới mẻ đối với những người từng học Phật.
Nhưng nếu không quán triệt cho thấu đáo chân lý của Tứ diệu đế đối với đời sống
tu tập của mỗi con người thì sẽ là thiếu sót, và sẽ đi vào vịng luẩn quẩn khơng có
lối thốt khi tu tập. Tài liệu chỉ là kết quả bước đầu của quá trình học hỏi của bản
thân nên không thể tránh những điều thiếu sót. Rất mong được sự chỉ giáo của chư
Tơn Đức và các bậc cao minh.
2. NỘI DUNG:
2.1. Nội Dung Bản Số 141, Kinh phân biệt sự thật trong Kinh Trung bộ
2.1.1. Duyên Khởi
Thế Tôn tuyên bố vô thượng pháp luân đã được Thế Tôn chuyển vận tức là
Thế Tôn tun bố về bốn sự thật. Thế Tơn có lời tán thán Tôn giả Sriputta và Tôn


giả Moggallna. Rồi Thế Tôn đi vào tinh xá. Tôn giả Sriputta phân biệt tổng thuyết
về bốn sự thật.
2.1.2.Chánh kinh

Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Tôi nghe như vầy: Một
thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừngThắng lâm, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ
Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc
Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại. Không một Sa-môn, Bà-là-môn,chư Thiên,
Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại,
tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn
thánh đế.. Khổ Thánh đế; Tập khổ Thánh đế; Khổ diệt Thánh đế; sự khai thị, Khổ
diệt đạo Thánh đế.
* Sự thật về Khổ đế:
Thế nào là Khổ Thánh đế, kinh Phân biệt về sự thật đã chỉ rõ: Sanh là khổ, già
là khổ, (bệnh là khổ), chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ; cầu khơng được là
khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.
Sanh là khổ: Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất
sanh, xuất thành, tái sanh của chúng, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn.
Già là khổ: Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự niên lão, sự hủ
hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy
hoại.
Chết là khổ: Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần,
thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất
bỏ tử thi.
Sầu, là khổ: Với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai
cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu của người ấy…
Bi là khổ: Với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm
thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than
khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này chư Hiền, như vậy gọi là bi.
Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.
* Sự thật thứ hai: Khổ tập Thánh đế.


Khổ tập Thánh đế: Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm

cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia; như dục ái, hữu ái, vô hữu ái, như vậy gọi là Khổ tập
Thánh đế.
* Sự thật thứ ba: Khổ diệt Thánh đế.
Khổ diệt Thánh đế: Sự diệt tận khơng cịn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự
khí xả, sự giải thốt, sự vơ nhiễm (tham ái ấy). Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ
diệt Thánh đế.
Sự thật thứ tư: Con đường đưa đến khổ diệt.
Khổ diệt đạo Thánh đế: Ðó là Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến,
chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm,
chánh định.
Nội dung kinh nêu rõ:
Chánh tri kiến là Tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri
kiến về Khổ diệt đạo;
Chánh tư duy là tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại.
Chánh ngữ là tự chế khơng nói láo, tự chế khơng nói hai lưỡi, tự chế khơng
ác khẩu, tự chế khơng nói lời phù phiếm.
Chánh nghiệp là tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cắp, tự chế không
tà dâm.
Chánh mạng là từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng.
Chánh tinh tấn là đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn
không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các ác, bất
thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì
chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này
nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý
muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển,
viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Chánh niệm là sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để
chế ngự tham ưu ở đời… quán thọ trên các cảm thọ… quán tâm trên các tâm…
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở
đời.



Chánh định: Là ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất,
một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Vị Tỷ-kheo ấy diệt tầm, diệt
tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm,
không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm
sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷkheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư,
không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
2.2. Nội Dung Bản số 31, kinh phân biệt Thánh đế trong Kinh Trung A
Hàm
Bản kinh là một cách nhìn triệt để của Đức Phật, chỉ ra nội dung đời sống là
khổ, tam khổ, bát khổ và cuối cùng là luân hồi khổ. Có cảm nhận một cách trực
diện sáng tỏ chắc chắn như vậy mới khát khao, đi truy tìm nguyên nhân của nó với
kế hoạch cụ thể từ hiện trạng này, và nguyên nhân của mọi đau khổ ở đây xuất phát
từ mọi hành tác mà ta đã phóng ra bởi sự xúc xiểm của vô minh là thế lực ngu muội
nguyên thủy và cái tâm bám víu đeo níu quá mạnh, khát ái về mọi thế trên dương
trần một thuở mình đi qua. Sau khi biết rõ hai thế lực tương quan nhân quả ấy, ta
bắt đầu chuyển đời bằng ý chí bằng nỗ lực của chính mình để kiến tạo đời sống
thánh hạnh tiến lên đạt giải thoát, thành bậc Giác Ngộ. Ngài dạy: “Những bậc A La
Hán Chánh đẳng giác ở trong quá khứ, ở trong tương lai hay hiện tại, được coi là vị
Chánh đẳng giác đúng nghĩa là Chánh đẳng giác về bốn Thánh đế”
Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo Thánh đế
* Khổ thánh đế: sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, oán tăng hội khổ, ái
biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ
Sanh là khổ; sanh là chúng sanh kia, với chủng loại sai biệt của chúng sanh
kia, sanh thì sanh, xuất hiện thì xuất hiện, thành hình thì thành hình, hiện khởi năm
uẩn rồi liền có mạng căn.
Già là khổ: Già nghĩa là chúng sanh kia, với chủng loại sai biệt của chúng
sanh kia, kẻ kia trở nên già yếu, đầu bạc răng rụng, sự cường tráng ngày càng suy



yếu, thân còng, chân vẹo, cơ thể nặng nề, hơi thở đưa lên, phải chống gậy mà đi,
thịt rút, da nhăn, xù xì như cây gai, các căn hư hoại, nhan sắc xấu xí
Bệnh là khổ: nói thế là vì lẽ gì? Này chư Hiền, bệnh là đầu đau, mắt đau, tai
đau, mũi đau, mặt đau, môi đau, răng đau, lưỡi đau, nướu đau, cổ đau, phong
suyễn, ho hen, ói mữa, cứng họng, bệnh điên, bệnh động kinh, ung thư, mọc bướu,
kinh nguyệt tràn, viêm đỏ, nóng hực, khơ héo, bệnh trĩ, mụn nhọt, kiết lỵ, và tất cả
những bệnh tương tự như vậy, từ xúc mà sanh ra, không rời khỏi tâm, ở ngay trong
thân.
Nói chết là khổ: Chết là chúng sanh kia, với chủng loại sai biệt của chúng
sanh kia, mạng chung, vô thường, chết chôn, tan rã, tuổi thọ chấm dứt, hủy hoại,
mạng căn bế tắc, như vậy gọi là chết.
Oán tắng hội là khổ: Nghĩa là, chúng sanh thật có sáu nội xứ[15]: Mắt, tai,
mũi, lưỡi, thân và ý xứ vốn không khả ái mà chúng cùng tụ hội ở một chỗ, có sự
gắn bó, hịa hợp, tập hợp…
Ái biệt ly khổ: đó là chúng sanh thật có sáu xứ bên trong: mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân và ý xứ vốn khả ái, nhưng chúng phân tán thành khác biệt, không tương ứng,
biệt ly không tụ hội, khơng gắn bó, khơng tập hợp, khơng hịa hợp, đó là khổ
Sở cầu bất đắc là khổ: Nghĩa là chúng sanh lệ thuộc vào sanh pháp, khơng
thể lìa xa sanh pháp, ước muốn rằng: ‘Mong tôi không sanh ra’, điều ấy quả thật
không thể muốn mà được. Với sự già, sự chết, sự ưu sầu, buồn lo mà ước muốn
rằng: ‘Mong tơi khơng có buồn lo’. Điều ấy khơng thể muốn mà được.
Tóm lại, ngũ thủ uẩn khổ là con người, trên các phương diện khác nhau cảm
nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác, cảm giác toàn diện. Tâm cảm
nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện. Thân tâm
cảm nghiệm khổ, cảm nghiệm toàn diện; cảm giác khổ, cảm giác toàn diện.
* Khổ tập thánh đế:
Nghĩa là chúng sanh thật có sáu xứ tham ái bên trong: mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân ý xứ. Trong đó nếu có ái, có cấu bẩn, có ơ nhiễm, có đắm trước thì gọi là
tập.Lời kinh nêu thí dụ: “Nếu có người tham ái vợ con, nơ tỳ, kẻ sai bảo, quyến

thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, tạo tác những nghiệp


có ái, có cấu bẩn, có nhiễm, có trước, đó gọi là tập. Người kia biết ái tập Khổ tập
Thánh đế này. Cũng vậy, ngoại xứ xúc, thọ, tưởng, hành, ái, cũng lại như vậy.“Này
chư Hiền, chúng sanh quả thực có sáu giới tham ái: đất, nước, lửa, gió, hư khơng,
thức giới, trong đó nếu có ái, có cấu bẩn, có nhiễm, có trước, đó gọi là tập.
* Khổ diệt thánh đế:
Nghĩa là chúng sanh thực có sáu xứ tham ái bên trong: Mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân và ý xứ. Chúng sanh ấy giải thốt, khơng nhiễm, khơng đắm trước, đoạn bỏ
hồn tồn, vơ dục, diệt tận, tĩnh tịch; đó gọi là Khổ diệt
* Khổ diệt đạo Thánh đế:
Đó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,
chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
Chánh kiến là khi suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo;
hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc suy niệm về các hành, hoặc
thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh. Hoặc khi bằng suy niệm
không nhiễm trước mà qn sát tâm hồn tồn giải thốt, trong đó là sự giản trạch,
giản trạch tồn diện, giản trạch quyết định, giản trạch pháp, nhận định, toàn diện
nhận định, quán sát minh đạt.
Chánh tư duy là suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo;
hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành,
hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy
niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hồn tồn giải thốt, trong đó là sự tư sát,
tư sát toàn diện, tùy thuận tư sát, điều nào nên niệm thì niệm, điều nào nên hy vọng
thì hy vọng.
Chánh ngữ là khi suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo;
hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành,
hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy
niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hồn tồn giải thốt, trong đó ngồi bốn

diệu hành thuộc miệng, còn các ác hành khác nơi miệng đều viễn ly, đoạn trừ,
không hành, không tạo tác, không tập hợp và khơng tụ hội. Đó là chánh ngữ.


Chánh nghiệp là khi suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là
đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các
hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng
suy niệm khơng nhiễm trước mà qn sát tâm hồn tồn giải thốt, trong đó ngồi
ba diệu hành thuộc thân, còn các ác hành khác nơi thân đều viễn ly, đoạn trừ, không
hành, không tạo tác, không tập hợp và khơng tụ hội.
Chánh mạng: Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập,
diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy
niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh;
hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà qn sát tâm hồn tồn giải thốt,
trong đó phải là mong cầu vơ lý, khơng do nhiều tham dục mà không biết vừa đủ,
không làm các thứ xảo quyệt bùa chú, để sinh sống bằng tà mạng. Chỉ theo chánh
pháp mà mong cầu y phục, chớ không phải với phi pháp, cũng theo chánh pháp để
mong cầu thực phẩm, giường chõng, chớ không phải với phi pháp.
Chánh tinh tấn là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt
là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy
niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh;
hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà qn sát tâm hồn tồn giải thốt,
trong đó, nếu có phương tiện tinh tấn thì quả quyết, tinh cần để mong cầu, có khả
năng để thú hướng, chun chú khơng xả bỏ, cũng không suy thối, quyết định hàng
phục tâm mình. Đó là chánh tinh tấn.
Chánh niệm: Đó là khi suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là
đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các
hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng
suy niệm không nhiễm trước mà qn sát tâm hồn tồn giải thốt, trong đó, nếu
tâm tùy thuận niệm, phản chiếu giải thốt niệm, suy niệm, biến mãn suy niệm, liên

tục ức niệm, tâm niệm khơng xao lãng.
Chánh định: Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt
là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy


niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh;
hoặc khi bằng suy niệm khơng nhiễm trước mà qn sát tâm hồn tồn giải thốt,
trong đó, nếu tâm trụ, thiền trụ, thuận trụ, khơng loạn, khơng tán, chun nhất.
* Như vậy, có thể thấy rằng Kinh Phân Biệt Sự Thật Số 141 Trong Trung Bộ
Kinh Và Kinh Phân Biệt Thánh Đế Số 31 Trong Trung A Hàm Kinh đều nói về tứ
diệu đế theo các cách diễn giải khác nhau, Cuối mỗi bài kinh có một phần kết
để chứng tỏ bản kinh đã chấm dứt và để diễn tả sự vui mừng của những người lắng
nghe bài kinh do Ngài Xá Lợi Phật nói – Đại đệ tử của Đức Thích ca nói. Điều đó
chứng tỏ giá trị mang tính chân lý cao cả của Tứ Diệ đế.
2.3. Ý nghĩa rút ra từ các bài kinh
Đức Phật nhiều lần xác định về tầm quan trọng và siêu việt của giáo lý Tứ
đế, Ngài dạy : “Những bậc A La Hán Chánh đẳng giác ở trong quá khứ, ở trong
tương lai hay hiện tại, được coi là vị Chánh đẳng giác đúng nghĩa là Chánh đẳng
giác về bốn Thánh đế”. Như vậy sự hiểu biết về Tứ diệu đế đồng nghĩa với sự đạt
được mục tiêu của sự tu tập Phật Giáo. Chính Đức Phật đã chỉ dạy nhiều lần, Ngài
nói về sự thất bại không hiểu bốn chân lý cao quý khiến chúng ta phải trơi lăn mãi
mãi trong lịng sanh tử . Nói tới Khổ, Tập, Diệt, Đạo nhưng thật ra chỉ có Khổ và
sự diệt khổ, như Đức Phật đã nhiều lần xác quyết : “ Nhưng lại chỉ dạy một điều
duy nhất là Khổ và sự diệt khổ” . Bởi lẽ khi còn tại thế, Đức Phật hiểu rõ một điều
rằng, Vì ai thấy rõ Khổ đế thì người ấy đồng thời cũng thấy suốt Tứ đế. Đúng như
bậc Đạo Sư đã dạy : “Này các Tỳ Kheo, ai thấy khổ, người ấy cũng thấy khổ tập,
cũng thấy khổ diệt, cũng thấy con đường đưa đến khổ diệt. Ai thấy khổ tập, người
ấy cũng thấy khổ, cũng thấy khổ diệt, cũng thấy con đường đưa đến khổ diệt. Ai
thấy khổ diệt, người ấy cũng thấy khổ, cũng thấy khổ tập, cũng thấy con đường đưa
đến khổ diệt. Ai thấy con đường đưa đến khổ diệt, người ấy cũng thấy khổ, cũng

thấy khổ tập cũng thấy khổ diệt”.
Đây cũng là một cách nhìn triệt để của Đức Phật, chỉ ra nội dung đời sống là
khổ, tam khổ, bát khổ và cuối cùng là luân hồi khổ. Có cảm nhận một cách trực
diện sáng tỏ chắc chắn như vậy mới khát khao, đi truy tìm ngun nhân của nó với


kế hoạch cụ thể từ hiện trạng này, và nguyên nhân của mọi đau khổ ở đây xuất phát
từ mọi hành tác mà ta đã phóng ra bởi sự xúc xiểm của vô minh là thế lực ngu muội
nguyên thủy và cái tâm bám víu đeo níu quá mạnh, khát ái về mọi thế trên dương
trần một thuở mình đi qua. Sau khi biết rõ hai thế lực tương quan nhân quả ấy, ta
bắt đầu chuyển đời bằng ý chí bằng nỗ lực của chính mình để kiến tạo đời sống
thánh hạnh tiến lên đạt giải thoát, thành bậc Giác Ngộ ngay đây. Đó là vinh quang
cao tột của một kiếp sống con người. Đây là lần đầu tiên duy nhất trong lịch sử tiến
hóa mà nhân loại mới có lần thứ nhất, nó được Đức Phật chỉ cách đúng đắn nhất.
Liêm khiết nhất cho ta thực hành, khơng có ai ngồi Đức Phật có cái trí tuệ tuyệt
cùng dạy cho ta như vậy.
2.4. Nhận thức về giá trị của tứ diệu đế trong đời sống thực tại
Tứ đế là nguyên tắc thiết thực, nó chỉ đạo cho người biết sống, xây dựng đời
sống minh triết cho mình. Khi nắm vững tòan bộ nội dung cuộc sống với bốn bề
trên dưới trước sau, ta thấu ngộ vị trí giao điểm mà hướng tầm nhìn chánh kiến để
thấy đường ta đi. Ta khơng cịn dại khờ vào chờ đợi ngũ dục với mọi quảng cáo ấm
êm tạm bợ mà bỏ mất cơ ngơi trí huệ lộng lẫy. Ta sống với tĩnh niệm ngời sáng
muôn phần so với ngu tối trước kia. Ta khơng cịn bị vướng vào lưới bẫy tà kiến
giăng mắc khắp lối dương trần.
Truy tìm tới chỗ rốt cùng của đời sống, của thân phận mỗi chúng sanh, thấu
biết nó là kết quả từ tâm lý ái thủ, vơ minh mà ra. Hiện đời này, bao tâm lý ái thủ là
tối quan trọng, là tâm lý bấu chặt gom về mọi thứ cho bản ngã ham hố. Từ đó đẻ ra
ngã sở ái, là cái mà ta ưa thích. Bản ngã là trung tâm, trụ sở cho mọi gom về ấy.
Từ gom về bởi ái thủ quá mạnh nên những gì lọt khỏi tầm tay là gieo đau
khổ cho ta, từ đó ta hành tác tạo nghiệp ác, siết chặt cổ mình vào thêm bao đau

thương khổ lụy, thế nên khơn hồn là sau khi phân tích ngun nhân, thấu biết được
thì phải lập chí xuất ly. Là nỗ lực gỡ mình ra khỏi sự cuốn hút của thói quen từ vạn
tỷ đời nay là sống xuôi theo tham đắm, theo khích động khủng khiếp của ngũ dục
để rồi nó nhận chìm khơng xót thương ta vào cuộc tái sinh chịu roi vọt bi đá của mụ
già vô minh tham ái mãi mãi.


Đời sống cũ mòn ấy là đời sống mắc nợ, là đời sống thua lỗ, là đời sống đầy
sự đen tối, bịnh hoạn thất bại. Giờ phút này tĩnh hồn sống với khẩu lệnh vô nhiễm,
với xã ly, đoạn ái. Đó là tắc máy ln hồi.
Trãi mấy nghìn năm, nhân loại từng bước tiến lên đài tri giác, mới lần hồi có
được nội dung văn minh rực rỡ như hiện nay về những chuyến đi về Liên hành tinh
nhân loại với hệ thống vệ tinh viễn thông quét qua bầu trời. Ngày nay con người có
cái nghe, nhìn của họ được nối dài như phép thần thông. Trái đất trở nên bé xíu.
Mặt trời là tổ quốc của thái dương hệ đang bị thăm dị. Nhìn tổng qt, nhân loại có
tiến về mặt trí hiểu biết, nhưng về tâm tính nhân loại thì chưa tiến được bao nhiêu,
mà con người bất cứ đâu cũng vẫn với những buồn thương, giận ghét, oán thù với
nhịp lên xuống của tham đắm. Và bất cứ xã hội nào cũng không biết bao số phận
hẩm hiu. Con người là chỗ mọc ra vấn đề, không bao giờ chấm dứt được với cảnh
thiên đường hạ giới. Và trong hồn cảnh của tình hình mới, văn minh mới con
người lại còn vướng khổ khác về bệnh tật, thậm chí nguy hại như siđa. Và bao nỗi
lo toan ngút trời khác. Vậy thì vấn đề giải trừ đau khổ vẫn cịn phải được nói đến
mãi mãi.
Trong hồn cảnh văn minh lộng lẫy vật chất thời hiện đại. Có nhiều ý kiến
nhận định rằng, Tứ Đế là biểu thị cho một nền văn minh già cỗi, hủ lậu. chúng ta
cần nhìn nhận vấn đề này một cách xác đáng. Nhiều người nói như vậy là họ chưa
có tầm suy tư. Đạo Phật đâu có cấm ai vui chơi giải trí thụ hưởng bình minh trên
biển, hay chiều tà gió mát trời đất chồng minh mị êm đềm trong cảnh nên thơ. Cái
khổ ở đây, nói cho cùng là sự bưng bít, khơng biết lối ra khỏi tái sinh bầm dập. Đạo
Phật thiết thực chỉ ra hiện trạng dù ai có thể né tránh hiện trạng bi thương, vì bất

lực như đà điểu vùi đầu vào cát, run sợ vì thấy sư tử đuổi mình. Đạo Phật lấy tĩnh,
làm cho ý chí con người hùng mạnh lên, dám đương đầu với sự thật để lãnh hội nó
một cách thẳng thắn. Biết giá trị tối cao là đời sống hướng thượng đi lên với trí tĩnh
táo, biết mình sống đây có giá trị gì ? Và đời sống của ta đâu phải lao qua dương
trần ăn ngủ thỏa thích rồi chết là trọn gói tan hết.


Và có lẽ rằng, những ai tin vào đời sống tâm linh cần nên hiểu, nếu khơng có
cái gì cịn lại cao q, thì đời ta khơng khác gì đời sống của động vật, tan rã như
muôn đời cây cỏ. Đạo Phật với sự giác ngộ cao thượng. Cái tối thượng ở chỗ là đã
chỉ hướng cho con người từ chỗ tối tăm, rồi nhận biết và đem lại sự giải thoát tiến
lên đời sống bất diệt.
Như vậy Tứ Đế trang bị đúng mức cho ta một thái độ nhận thức đến bờ
khôn ngoan, không làm mất oan uổng giá trị một kiếp sống ngay đây. Kiếp sống
hữu hạn này, với tấm thân này, thoát khỏi mọi khổ lụy hàng tỷ kiếp, thì đó là giá trị
hiện thực khơng thể chối cãi. Đạo Phật chỉ ra biện pháp thực hiện cụ thể nhất, đúng
nhất để ta tạo dựng lại đời sống cao q ra đi từ chỗ chuyển hóa tâm hồn, có an lạc,
có lịng thương thì đời mới vơi nỗi khổ được. Văn minh vật chất khơng hồn tồn
khơng tạo được hạnh phúc lâu bền.
2.5. Những phẩm chất cần có của người tu Phật khi thấm nhuần chân lý
của Tứ diệu đế
Đó chính là Lắng nghe, suy ngẫm và thực hành thiền định
Để có thể tiến bộ trên con đường tâm linh, chúng ta cần phải có một nền tảng
tu học vững chắc dựa trên việc lắng nghe, suy ngẫm và thực hành giáo pháp. Đầu
tiên chúng ta phải bắt đầu bằng việc lắng nghe giáo pháp để có kiến thức.
Tiếp đến, chúng ta cần suy ngẫm tư duy về những gì học được cho đến khi
nhận hiểu được giá trị của giáo pháp.
Sau khi đã hiểu được ý nghĩa giáo pháp, chúng ta cần thực hành thiền định,
quán chiếu sâu sa về giáo pháp để thực chứng giáo pháp. Khi cả ba bước lắng nghe,
suy ngẫm và thiền định được thực hiện một cách chính xác và đúng pháp, sự thực

hành của chúng ta sẽ tự nhiên trở nên đầy đủ và mang lại lợi ích cho bản thân và cả
chúng sinh. Nếu không biết lắng nghe, tư duy rồi thực chứng giáo pháp qua thực
hành thiền định, chúng ta sẽ có những hiểu biết sai lệch hoặc tri thức cạn cợt, dẫn
đến việc thực hành Phật pháp khơng đúng đắn, chính xác hoặc khơng mang lại lợi
ích.


Phương pháp cốt yếu của con đường đạo là phát triển trí tuệ. Để đạt được
mục tiêu này chúng ta cần phải liên tục trưởng dưỡng việc lắng nghe, suy ngẫm, và
thiền định.
Phương pháp cốt yếu của con đường đạo là phát triển trí tuệ. Để đạt được
mục tiêu này chúng ta cần phải liên tục trưởng dưỡng việc lắng nghe, suy ngẫm, và
thiền định.
Đức Phật dạy rằng con người ai cũng phải chịu đựng khổ đau của sinh, già,
bệnh, chết. Khi lắng nghe giáo pháp, chúng ta sẽ có một chút kiến thức về vấn đề
này. Sau đó, chúng ta suy ngẫm về các loại khổ đau khác nhau, nhận ra được thế
nào là khổ đau, và thấy cần phải thay đổi lại cách sống để loại bỏ những phiền não
ngay trong kiếp này và trong tương lai. Chúng ta sẽ quyết định chứng ngộ được tự
tính tâm, vượt biển sinh tử, thoát khỏi khổ đau. Sau khi đã hoàn thiện phần văn, tư,
thiền định, chúng ta cần phải có trách nhiệm thực hành, áp dụng Phật pháp vào đời
sống để đạt được giải thốt.
Tất cả ba trí tuệ có thể được gọi một cách hợp lý là thiền định Phương pháp
cốt yếu của con đường đạo là phát triển trí tuệ. Để đạt được mục tiêu này chúng ta
cần phải liên tục trưởng dưỡng việc lắng nghe, suy ngẫm, và thiền định. Cả ba
phẩm chất này cần phải phát triển đồng đều và thường xuyên thì mới đem lại sự
chứng ngộ, làm hiển lộ trí tuệ căn bản và tiêu trừ vơ minh.
3. KẾT LUẬN
Tính chất cao ngời sáng tỏ của Pháp Tứ Đế chính là lần đầu tiên trong hàng
ngàn năm, nội dung cuộc đời, giá trị kiếp sống nơi bản thân con người được đem ra
đặt lên thảm xanh ý thức để truy tìm cội nguồn gây đau khổ, cội gốc đem lại đời

sống an lạc. Đạo Phật trên căn bản là một phương pháp sống minh triết khôn
ngoan, thế nên từ buổi khai pháp tịch, từ buổi bình minh chân lý được trao truyền
với pháp Tứ Đế.
Đức Phật đã nhằm thẳng vào hành tác cứu giúp con người. Điều ấy trong
gần năm mươi năm khai hóa mọi tâm hồn cho những ai có cơ may gặp Ngài trong
suốt lưu vực sông Hằng cảm nhận được từ lực. Cũng như thượng trí mà Ngài đã


gieo rắc cho họ. Từ đó họ đạt được hạnh phúc Niết bàn chân thật nhất. Qua hơn
2551 năm lưu truyền đến sông nọ, núi kia, Đạo Phật vẫn trung thành mãi mãi với
định thức như một khẩu lệnh sáng tỏ muôn đời là chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc
lạc cho ai nấy trong dương trần khi họ có khát khao tìm hiểu đâu là nẻo về, đâu là
bến đị cuối cùng của chuyến đi bn qua dương trần huyễn mộng này.
Chỉ trong Đạo Phật mới có cái đặc biệt này là nói đến khả năng thành Phật
của mọi con người, vì chỉ có Đạo Phật mới xác nhận lồng lộng lên rằng ai nấy đều
có khả năng thành Phật nhờ nguồn hạt nhân của nó là ý chí, ngun lực mà khơng
lồi nào có ngồi con người. Các Phật tu kiếp chót thành Phật thì cũng ở trong kiếp
người này mà thành Phật. Điều đó nhằm tạo một tân khí tượng cho linh thức con
người, có kẻ đã giác ngộ từ thân phận con người, ta có gương hành động ngay đây
khiến tâm hồn ta khoáng đạt bay lên như cánh chim thần kích thích rằng ta cũng có
khả năng tuyệt q ấy.
Tứ Đế là ngun tắc sống đời sống minh triết, điều ấy như ta lên tới đỉnh
của núi cao, nhìn xuống đồng bằng thu mọi cảnh vào nhãn tuyến thấy biết hết mọi
đường qua lối lại trong đồng bằng đời sống dương trần, khơng cịn u mê hành tác
mọi việc khiến mình mắc vướng lại trong bến cồn đau khổ nữa. Nguyên tắc luôn
luôn là cái gì trên cao nhưng lại tối cần thiết, nó là trí khơn chỉ đường cho ta đi. Tạo
thành hệ thống ý thức cho sự hoạt động mọi thứ của thân, khẩu, ý.
Như thế, Tứ Thánh Đế rõ ràng được trình bày theo mối quan hệ nhân quả,
trong phạm vi của mỗi nhóm với nhau cho thấy : Chân lý thứ nhất (chân lý khổ) là
kết quả của chân lý thứ hai (chân lý về nguyên nhân), trong khi chân lý thứ ba

(chân lý về chấm dứt khổ) là kết quả của chân lý cuối cùng (chân lý về Đạo). Bất
cứ Pháp hữu vi nào, hay khổ đau nào có mặt cũng có nguyên nhân của nó, người tu
tập nhận rõ ngun nhân chính của khổ đau đó thì tất nhiên sẽ cùng lúc thấy rõ sự
biến mất của nó và con đường (hay phương pháp) để loại bỏ nó, Đức Phật đã tuyên
bố“Ai thấy khổ người ấy cũng thấy khổ tập, cũng thấy khổ diệt, cũng thấy con
đường đưa đến khổ diệt”.


Tứ Thánh Đế là giáo lý căn bản của Đạo Phật, không phải riêng đối với tiểu
thừa mà chung cho cả Đại thừa nữa. Người tu hành muốn có một kết quả chắc
chắn, không thể bỏ qua Tứ Thánh Đế được. Cầu mong rằng rồi đây khi đối diện với
những hiện tượng khổ đau trong đời sống bình nhật sanh, già, bệnh, chết, thương
yêu xa lìa, thù ghét gặp gỡ, sầu bi, thất vọng, tuyệt vọng v..v… Chúng ta sẽ khơng
cịn sợ hãi, bi ai, mà trái lại chúng ta biết bình tâm dùng chánh kiến tìm ra nguyên
nhân, chủ động tu tập để có thể dứt trừ tận gốc mọi khổ đau. Như thế Đức Phật
Thích Ca đã làm đầy đủ nhiệm vụ của kẻ dẫn đường cho chúng ta đi từ cõi đời đen
tối đến quả vị A – La – Hán. Ngài đã đặt vào tay chúng ta một bản đồ chỉ dẫn rõ
ràng về cuộc hành trình và ban cho chúng ta đầy đủ phương tiện cần thiết trong
chuyến đi vĩ đại ấy. Chúng ta chỉ còn lên đường và bước tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ayya khema, Diệu Đạo dịch, Vô Ngã Vô Ưu, Thiền Quán Về Phật Đạo
[2]. Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ, Tập III, Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh,
1975.
[3]. Minh Chi, Thuyết Bốn Đế, Giáo trình giảng dạy TNS-HVPGVN Tại
TPHCM,1996.
[4]. Đại Tạng Kinh VN, Trung A Hàm
[5]. Đại Tạng Kinh VN, Tương Ưng Bộ, Quyển V, NXB Tôn Giáo, 2002.
[6]. Dhammananda, Nhuận Châu dịch, Làm Sao Tránh Khỏi Sự Sợ Hãi Và Lo
Lắng, NXB Tổng Hợp TPHCM.

[7]. Trí Hải, Bóng Nguyệt Lịng Sơng, NXB Tơn Giáo, 2004.
[8]. Trí Hải, Từ Nguồn Diệu Pháp, NXB Tơn Giáo, 2004.
[9]. Thích Thiện Nhơn biên soạn, Đại Cương Luận Thành Duy Thức,Giáo trình
giảng dạy TNS- HVPGVN Tại TPHCM, 2004.


[10].Thích Chơn Thiện, Phật Học Khái Luận, NXB TPHCM,1999.



×