Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN PHẬT GIÁO trình bày nội dung tư tưởng cốt lõi của phật giáo được truyền bá tại xứ giao châu qua 2 thế kỷ đầu sau công nguyên 1 2 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.66 KB, 17 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
Chủ đề: TRÌNH BÀY NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỐT LÕI CỦA PHẬT
GIÁO ĐƯỢC TRUYỀN BÁ TẠI XỨ GIAO CHÂU QUA 2 THẾ KỶ ĐẦU
SAU CÔNG NGUYÊN

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

– 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.
Xứ Giao Châu
Phật giáo được truyền bá tại xứ Giao Châu qua 2 thế kỷ đầu
2.
sau Công nguyên
Nội dung tư tưởng cốt lõi của Phật giáo được truyền bá tại
3.
xứ Giao Châu qua 2 thế kỷ đầu sau Công nguyên
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


2
2
2
5
14
15


MỞ ĐẦU
Một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam sớm nhất là Phật giáo.
Khác với nhiều tư tưởng cho rằng Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp từ Trung
Quốc, nhưng nhiều nguồn sử liệu cho thấy Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp
từ Ấn Độ vào những năm đầu Cơng ngun, rồi sau đó mới truyền qua Trung
Quốc chứ không phải Phật giáo từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam.
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn và có ảnh hưởng nhất định đối
với các vấn đề chính trị xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Phật
giáo du nhập vào nước ta trong hồn cảnh đất nước bị phương Bắc đơ hộ, song
song đó là sự tồn tại của truyền thống văn hóa của dân tộc và những tín ngưỡng
bản địa đã có từ lâu đời.
Giai đoạn đầu công nguyên đến thế kỷ II sau công nguyên là giai đoạn mà
Phật giáo du nhập và bước đầu đi vào đời sống của dân tộc Việt và dần trở thành
nhân tố góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Vì thế, tìm hiểu nội dung
“Trình bày nội dung tư tưởng cốt lõi của Phật giáo được truyền bá tại xứ
Giao Châu qua 2 thế kỷ đầu sau Công nguyên” là việc làm có ý nghĩa nhằm
giúp chúng ta hiểu sâu hơn cội nguồn văn hóa Việt Nam.

1


NỘI DUNG

1. Xứ Giao Châu
Giao Châu (chữ Hán: ) là tên một châu hoặc phủ thời xưa, bao trùm
vùng đất niềm Bắc Việt nam ngày nay. Ban đầu Giao Châu cịn bao gồm một
phần đất Quảng Tây và Quảng Đơng thuộc Trung Quốc ngày nay.
Năm 203, Giao Châu được vua Hiến Đế nhà Đông Hán đổi tên từ bộ Giao
Chỉ trên cơ sở đề nghị của Sĩ Nhiếp, thái thú quận Giao Chỉ và Trương Tân, thứ
sử bộ Giao Chỉ.
Khi đó Giao Châu là một cấp hành chính (châu), gồm 9 quận là: Giao Chỉ,
Cửu Chân, Nhật Nam, Đam Nhĩ, Châu Nhai, Nam Hải, Hợp Phố, Uất lâm,
Thương Ngô. Trị sở ban đầu đặt tại huyện Liên Lâu rồi dời sang huyện Quảng
Tín (thành phố Ngơ Châu thuộc Quảng Tây ngày nay), sau chuyển về Phiên
Ngung (thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay).
Thời Hán mạt và Tam Quốc, nhân dân Giao Chỉ đã nhiều lần nổi lên giết
chết các thứ sử Giao Châu là Chu Phù rồi Trương Tân. Sau đó Nhà Hán đã
phong cho thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp làm Tuy Nam Trung lang tướng,
tổng đốc 7 quận [1, tr.167].
2. Phật giáo được truyền bá tại xứ Giao Châu qua 2 thế kỷ đầu sau
Công nguyên
Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật
ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền vào trực tiếp từ
Ấn Độ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu
chun sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này.
Những tài liệu và hiện vật mà khảo cổ học Việt Nam phát hiện được đã
chứng minh rằng, người Văn Lang, Âu Lạc thời xưa có nền văn hóa phát triển
phong phú, rực rỡ, “biểu hiện bằng các món dụng cụ, trang sức, trống đồng, thạp
đồng, mũi tên đồng, thành quách,… mà người Việt Nam hiện nay rất tự hào”.
Tuy nhiên, năm 179 trước Công nguyên (TCN), Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của
nhà Triệu, mở đầu một thời kỳ đen tối kéo dài hơn một nghìn năm đầy đau
thương tủi nhục trong lịch sử nước ta, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc. Sau khi
2



chiếm được nước ta, Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận là Giao Chỉ, Cửu
Chân và sát nhập vào nước Nam Việt.
Đạo Phật xuất hiện ở Việt Nam từ xa xưa trong các truyền thuyết và
truyện cổ tích. Lĩnh Nam Chích Quái (viết vào thời Trần và hiệu chỉnh thời Lê)
có chép truyện Chử Đồng Tử và Man Nương, trong đó Chử Đồng Tử, sống vào
thời Hùng Vương được một vị tăng là Ngưỡng Quang truyền phép. Những vị
học Phật được ghi chép đầu tiên ở Giao Chỉ phải kể đến Mâu Tử và Khương
Tăng Hội.
Tại Luy Lâu (Bắc Ninh), Mâu Tử gặp được đạo Phật ở đây và chuyên tâm
học Phật. Nhiều năm sau, ông viết Lý Hoặc Luận (lý giải những điều còn nghi
hoặc về đạo Phật), dùng tư tưởng của mình để đối đáp với những người cho rằng
ông bỏ đạo của thánh hiền (Khổng giáo, Lão giáo) để học thứ đạo của man di.
Lý Hoặc Luận được xem là trước tác đầu tiên bằng chữ Hán về Phật giáo, vậy
chính Mâu Tử là người học Phật ở Giao Chỉ.
Trong những năm đầu Công nguyên, Việt Nam đang ở thời kỳ Bắc thuộc,
về tôn giáo tầng lớp trên của xã hội bắt đầu chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho
giáo, tầng lớp dưới có quan niệm về ông trời, gây phúc họa cho con người và
quan niệm đa thần giáo trong tín ngưỡng dân gian.
Trong thời kỳ này cịn có các tín ngưỡng bản địa của cư dân nông nghiệp
lúa nước, cộng với sự tồn tại của Nho giáo, đạo Lão được Trung Quốc truyền
vào, tuy nhiên các tín ngưỡng, tơn giáo đó cịn có nhiều mặt khiếm khuyết đối
với đời sống tâm linh cộng đồng và đạo Phật đã bổ sung vào chỗ thiếu hụt ấy. Vì
vậy đạo Phật ở Việt Nam được giao thoa bởi các tín ngưỡng bản địa, cũng như
ảnh hưởng bởi đạo Lão ở Việt Nam.
Năm 111 TCN, nhà Hán thôn tính Nam Việt và biến Âu Lạc thành đất đai
của nhà Hán. Âu Lạc bị chia thành ba quận thuộc bộ Giao Chỉ là: Giao Chỉ, Cửu
Chân và Nhật Nam. Để nô dịch nhân dân ta về tư tưởng, ngay từ thời Tây Hán,
Nho giáo đã được chính quyền đơ hộ truyền bá vào nước ta.

Theo Đại Việt sử ký tồn thư, vào thời kỳ đầu Cơng ngun, hai viên thái
thú quận Giao Chỉ và Cửu Chân là Tích Quang và Nhâm Diên đã tích cực “dựng
3


học hiệu” để dạy lễ nghĩa, tức mở trường dạy Nho học và truyền bá phong tục
Hán tộc. Nho giáo vào Việt Nam chính thức từ đây và “Phong tục văn minh của
đất Lĩnh Nam bắt đầu từ hai thái thú ấy”. Đến thời Sĩ Nhiếp, một người gốc Hán
làm thái thú Giao Chỉ thì việc học Nho ở nước ta đã tương đối phổ biến. Theo
Đại Việt sử ký tồn thư, Sĩ Nhiếp là người có tài kinh bang tế thế, tài năng và
đức độ của ông vượt xa các thủ lĩnh chính trị của nước Hán đương thời. Hơn
nữa, Sĩ Nhiếp cịn là người rất thơng hiểu kinh sách và tích cực truyền bá Nho
giáo và Đạo giáo vào Việt Nam. Vì thế, các nhà Nho Việt Nam đời sau rất kính
trọng Sĩ Nhiếp, tơn là “Sĩ vương” và xem Sĩ Nhiếp là ông Tổ của nền học vấn
phương Nam – “Nam giao học tổ”. Miền đất Giao Châu dưới quyền cai trị của
ông là một xã hội ổn định và thịnh vượng. Vua Hán Hiến Đế thời đó đã phải
ngợi khen: “Giao Châu là đất văn hiến, sông núi hun đúc, trân bảo rất nhiều, văn
vật khả quan, nhân tài kiệt xuất” [2, tr.290].
Vậy trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật
giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa cũng
không ghi nhận được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và
Bành Thành, chỉ có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm
nhất và cịn là bàn đạp cho việc hình thành hai trung tâm kia.
Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo
quan trọng và phồn thịnh. Điều này cho thấy việc du nhập Phật giáo vào Giao
Châu là rất sớm, có lẽ từ đầu Công nguyên.
Theo Thiền Uyển Tập Anh, một bộ sách quan trọng về các vấn đề lịch sử,
tư tưởng, văn học của Phật giáo Việt Nam nói riêng và của dân tộc nói chung, thì
Phật giáo được truyền vào nước ta trực tiếp từ Ấn Độ, trước cả Trung Quốc.
Những vị cao tăng đầu tiên ở Giao Chỉ được nhắc đến trong sử sách từ cuối thế

kỷ II trở đi, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo đã được truyền bá sang
đây nhiều năm trước từ những nhà sư Ấn Độ. Sự phát triển của Phật giáo ở Giao
Chỉ bắt đầu từ sớm và mạnh mẽ, tạo nên một sự ảnh hưởng văn hóa lớn đối với
người dân bản địa sau này. Thực tế, vào thời Mâu Tử, Luy Lâu là một trong ba
trung tâm Phật giáo lớn nhất Trung Quốc. Hai nơi còn lại là Lạc Dương và Bành
4


Thành. Lạc Dương nổi lên là trung tâm Phật giáo trong thời Hán Minh Đế (5875) khi ông cho một đoàn đi Ấn Độ thỉnh kinh Phật đem truyền bá vào Trung
Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng trung tâm Lạc Dương xuất phát từ trung tâm Bành
Thành và trung tâm Bành Thành chịu ảnh hưởng từ Luy Lâu.
Trước đó, Phật giáo đã xuất hiện ở Trung Quốc từ trước Công nguyên
nhưng vẫn còn rời rạc và nhỏ lẻ, đến thời Hán Minh Đế mới được cắm rễ thực
sự. Nhiều học giả cho rằng đạo Phật trước thời Hán Minh Đế và cả sau này
truyền bá sang Trung Quốc bằng đường biển, điều đó khiến cho việc Luy Lâu
được tiếp xúc với Phật giáo Ấn Độ sớm hơn là điều dễ hiểu. Mâu Tử học Phật ở
Luy Lâu càng chứng tỏ Luy Lâu phải có hệ thống Phật giáo phát triển từ trước
đó. Trong Lý Hoặc Luận, Mâu Tử đã miêu tả về thói hư tật xấu của tăng đồn
Giao Chỉ, trong thời gian đó nhà Hán vẫn chưa có tăng đoàn và suốt thời Hán
vẫn chưa cho phép người Trung Quốc chính thức xuất gia Quy y Tam bảo. Mặc
dù chưa có ghi chép chính thức về những người đầu tiên mang Phật giáo vào
Việt Nam, nhưng sự xuất hiện của các tăng sĩ Ấn Độ vẫn được đề cập đến, trong
đó nổi bật là Ma Ha Kỳ Vực và Khâu Đà La đến Giao Chỉ trong khoảng 169189 và Chi Cương Lương ở đây dịch kinh vào các năm 255-256. Một trong
những vị tăng gốc Giao Chỉ nổi tiếng đầu tiên là Khương Tăng Hội, người vẫn
còn đang tranh cãi liệu có phải là tổ của Thiền tơng Việt Nam hay không.
3. Nội dung tư tưởng cốt lõi của Phật giáo được truyền bá tại xứ Giao
Châu qua 2 thế kỷ đầu sau Công nguyên
Theo Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, ta có thể phác thảo
sơ luợc những tư tưởng cốt lõi của Phật giáo được truyền bá tại xứ Giao Châu
qua 2 thế kỷ đầu sau Công nguyên như sau:

Quan niệm về Phật: Đối với người xuất gia, Phật là người giác ngộ và
người dạy đạo giác ngộ. Nhưng đối với người trí thức theo đạo Khổng hay đạo
Lão thì Phật được trình bày như nguyên tố của đạo và đức. Quan niệm về tín
ngưỡng bình dân về Phật phối hợp với quan niệm về Phật của phật tử trí thức
trình bày trong một ngơn ngữ có thể đối thoại được với người theo đạo Khổng
vả đạo Lão đựoc thể hiện qua đoạn trích sau: “Phật là nguyên tố của Đạo và
5


Đức, nguồn gốc của thần minh. Phật nghĩa là Thức Tỉnh (Giác). Ngài có thể biến
hóa khơng cùng, phân thân, tán thể, khi có đó, khi khơng đó, khi lớn, khi nhỏ,
khi vng, khi trịn, khi giả, khi trẻ, khi ẩn, khi hiện, lửa không dối đựợc, đao
không đâm được, trong bùn không nhiễm, giữa họa mà không bị tai uơng, khi đi
có thể bay, khi ngồi hào quang sáng chói. Đó gọi là Phật” (Lý hoặc luận, Mâu
tử).
Quan niệm về Pháp: Trong thế kỷ này chữ Đạo đuợc dùng để dịch chữ
Pháp (sau này trở thành đạo pháp). Mâu tử nói về đạo như sau: “Đạo là dẫn dắt
(lãnh đạo). Đạo dẫn dắt người tới vô vi (vô vi ở dây nghĩa là niết bàn nirvana).
Đạo không thể kéo mà tới, đẩy mà lui, nâng mà lên cao, đè mà xuống thấp: nhìn
nó thí nó vơ hình, nghe nó thí nó vơ thanh, bốn bên khơng có giới hạn, tràn ra
ngồi tứ phía, nhỏ như hào lý nhưng trong nó khơng gian mênh mơng”. Đối với
quần chúng phật tử, Đạo vẫn là phép Phật, là phép Tam Quy, Ngũ Giới, Bố Thí
và Cúng Đường. Đối với tăng đồ, Đạo là lời Phật dạy về vô thường, vô ngã, giới
luật, cách giữ tâm, gìn giữ và tu chứng niết bàn (vô vi).
Quan niệm về Tăng: Quan niệm về Tăng rất rõ ràng: 250 giới luật, cạo
đầu, mặc áo vàng, xả bỏ tài sản, đi khất thực và hóa đạo, nhắm tới sự chứng
nhập vơ vi: đó là hình ảnh người xuất gia.
Quan niệm về Niết bàn: Niết Bàn (nirvana) được dịch là vơ vi, mục đích
của người xuất gia. Nhưng tuy sử dụng danh từ vô vi của Phật khác danh từ vô
vi của Lão. Điều này thể hiện rất rõ quan câu nói của Mâu tử: “Nếu ta chỉ gọi

chung các thứ cỏ là cỏ, thì ta đâu thấy các loại cỏ khác nhau. Nếu ta chỉ gọi
chung kim loại là kim loại, thỉ đâu thấy các kim loại khác nhau. Sự vật có thể
đồng loại nhưng dị tính”.
Quan niệm về luân hồi, nghiệp báo: Luân hồi và nghiệp báo là những tín
ngưỡng đã đuợc chấp nhận trong dân gian từ thế kỷ trước. Dân chúng Giao Chỉ
sau Khi Hai Bà Trưng chết, vào giữa thế kỷ thứ nhất đã làm đền thờ Hai Bà.
Quan niệm về linh hồn tồn tại sau khi chết và thác sinh vào một hình thái khác
tùy theo nghiệp báo đã ăn sâu vào tín nguỡng bình dân. Nhưng đối với giới Nho
gia, những nguời thường lấy câu “vị năng sự sinh yên năng sự tử (chưa biết đối
6


phó với vấn đề sơng làm sao đối phó với vấn đề chết)” và sự hoài nghi về sự tái
sinh tiếp tục của con người để đả kích đạo Phật, Mâu Tử đã trả lời: “Hồn của
con nguời không bị tiêu diệt khi chết, chỉ có xác là mục nát thơi. Thân xác cũng
ví như rễ và lá của lồi ngũ cốc. Rễ và lá có sinh tất nhiên có tử, nhưng khơng
phải vì rễ, lá hoại mà hạt ngũ cốc cũng khơng cịn” (Lý hoạc luận) [3, tr.367].
Quan niệm về vơ nga: Kinh Tứ thập nhị chương nói về vơ ngã như sau:
“Phật nói: nên suy ngẫm đến tứ đại trong thân thể (tứ đại là địa, thủy, hỏa,
phong). Mỗi đại đều có tên gọi nhưng trong [hợp thể] ấy khơng tìm ra ngã (đó vì
vơ ngơ). Ngã là một quan niệm sinh ra dựa trên bốn đại, không trường cửu; nó
như là huyễn”. Như vậy, vơ ngã tức là khơng có cái ta, khơng có bản thể vĩnh
hằng bất biến. Tuy nhiên, quan niệm vô ngã đã được nói đến trong Tứ thập nhị
chương, nhưng chưa phổ biến lắm trong trong dân gian.
Về quan niệm về từ bi, về cơng đức bố thí và tĩnh dục của Phật giáo: Theo
Phật giáo làm công đức cho kiếp sau được tốt đẹp là dâng thức ăn cho tăng mơn,
bố thí cho người nghèo khó. Quan niệm tiết dục cũng là ở chỗ bỏ bớt những
hưởng thụ cho riêng mình, để cho người khốn khó.
Tinh thần hòa đờng tơn giáo: Hịa đồng tôn giáo là một đặc điểm nổi bật
của phật giáo Việt nam trong thời kỳ này. Đạo Phật thâm nhập vào tín nguỡng

dân gian ở Giao Chỉ một cách tự nhiên “như nuớc thấm vào lòng đất” [4,
tr.174]. Vì những tư tưởng từ bi, bác ái, nhân đức của Phật giáo rất phù hợp với
tín ngưỡng dân gian lúc bấy giờ. Tuy nhiên đối với những tầng lớp trí thức chịu
ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc (ảnh hưởng của Nho giáo, Lão giáo)
thì đạo Phật phải cố gắng nhiều hơn. Phuơng pháp của đạo Phật là khơng chống
đối, phản kháng, mà bằng sự hịa đồng. Điều này xuất phát từ tinh thần cởi mở
của Phật học, và Phật tử thì sẵn sàng học hỏi, đối thoại với những tư tưởng khác.
Kết quả của tinh thần này là không những đã sử dụng được từ ngữ Nho, Lão để
truyền bá Phật giáo, mà còn làm cho những người theo Khổng, Lão thấy được
chiều sâu của Phật học.
Các tác phẩm chủ yếu thể hiện nội dung tư tưởng cốt lõi của Phật giáo
được truyền bá tại xứ Giao Châu qua 2 thế kỷ đầu sau Công nguyên:
7


Lý hoặc luận của Mâu Tử: “Lý hoặc luận có nghĩa là “những luận lý để
làm tiêu tan các mối nghi hoặc về Phật giáo”. Tác phẩm này xuất hiện vào đầu
thế kỷ thứ sáu trong bộ Hoằng Minh Tập do Tăng Hựu sưu tập và ấn hành. Các
sách Tùy Chí và Đuờng Chí đều có nói đến sách này. Tác phẩm này đã cung cấp
cho nhiều dữ kiện quý báu. Nhờ đó mà ta biết được khá rõ rệt về tư tưởng, tín
nguỡng và tình trạng Phật giáo Giao Châu trong thế kỷ thứ II.
Nội dung tác phẩm bao gồm những câu hỏi và trả lời. Tất cả có 37 điều,
có thể chia thành ba nhóm chính: Nhóm 1 từ điều 1 đến điều 3 trình bày vài nét
tổng quan về Phật giáo; nhóm thứ 2 từ điều 4 đến điều 28, tập trung bàn về quan
hệ giữa Phật giáo và Nho giáo. Nhóm này có thể chia làm ba phần: Phần 1 từ
điều 4 đến điều 8 giải tỏa thắc mắc về tư tưởng chính yếu của Phật giáo và các
kinh điển ghi chép nó; phần 2 từ điều 9 đến 19 xử lý nhiều thắc mắc lối sống của
Phật giáo trong liên hệ các tiêu chuẩn lễ nghĩa của Trung Quốc; phần 3 từ điều
20 đến 28 nêu vấn đề về Phật kinh hay, đẹp; nhóm 3 từ điều 29 đến 37, tập
trung phê phán Đạo giáo.

Kết cấu tác phẩm cho ta thấy mục đích chủ yếu của Mâu Tử là phê
phán Đạo giáo và Nho giáo. Ông chỉ ra những giới hạn của những điển huấn
Nho giáo, những mâu thuẫn và thiếu sót của chung, cần tăng cuờng bổ sung
và điều chỉnh.
Để thực hiện công tác ấy, Mâu Tử đã sử dung một số thúc pháp như: Thủ
pháp thứ nhất vạch ra một số sự việc, mà ai cũng biết, nhưng trong kinh điển
Nho giáo không thấy ghi; thủ pháp thứ hai là nêu lên những giới hạn của các
quy định điển huấn; thủ pháp thức ba là khai thác tính mâu thuẫn vốn có của các
điển huấn; thủ pháp thức tư là nhấn mạnh tính bổ sung, điều chỉnh của kinh điển
Phật giáo cho những thiếu sót, giới hạn và mâu thuẫn vừa nêu của hệ thống điển
huấn Trung Quốc.
Bốn thủ pháp đuợc Mâu tử sử dụng lập đi, lập lại, xen kẽ lẫn nhau để từng
buớc đánh vỡ từng mảng cảm xúc của tự tơn dân tộc của nguời Trung Quốc nói
chung, và cảm thức tự tơn hệ tư tưởng Nho giáo nói riêng. Điều này không chỉ
chứng tỏ Mâu Tử là nguời phương Nam mà cịn đánh dấu một trình độ nhận
8


thức chính trị của người Việt vào thời Mâu tử đã đạt tới mức độ cao để vuợc lên
và định ra vị trí của mình và kẻ thù của mình trong quan hệ tương tác của chúng.
Nó thể hiện sự nổ lực kiên trì xây dựng một nền văn hóa mới, kết hợp nền văn
hóa dân tộc với văn hóa Phật giáo để phát triển.
Qua tác phẩm Lý hoạc luận có thể nhận định một số tư tưởng của Mâu Tử
như sau:
Thứ nhất Mâu tử là nguời rất thông hiểu đạo Phật. Cụ thể là Mâu Tử đã tổ
chức Lý hoặc ḷn thành 37 điều vì trong Phật giáo có “tam thập thất kinh chi
yếu”, tức 37 điểm trọng yếu của đạo Phật. Quan điểm rằng toàn bộ kinh điển của
Phật giáo tập trung trong 37 điều là quan điểm hết sức cơ bản của văn học Atỳ
đàm. Lẽ dĩ nhiên Phật giáo có rất nhiều lý thuyết, nhưng giáo lý cơ bản vẫn là 37
điều kể trên.

Điểm thứ hai là sau khi xác định toàn bộ cốt lõi của tư tưởng Phật giáo là
gì thì Mâu Tử xác định ngay lý tưởhg mà Phật giáo phải đạt đến, đó là sự giác
ngộ, tức là Phật. Bởi vì Phật là gì? Mâu Tử định nghĩa, theo điều 2: “Phật là
nguyên tố của đạo đức, đầu mối của thần minh. Nói Phật nghĩa là Giác, biến hóa
nhanh chóng, phân phán thân thể hoặc cịn, hoặc mất, có thể lớn, có thể nhỏ, ẩn
được, hiện được, đạp lửa không bỏng, đi dao không đau”. Đây là đức Phật của
mọi quyền năng, không phải là đức Phật của lịch sử Thích Ca Mau Ni.
Điểm thứ ba trong Mâu Tử là bình đẳng, “tất cả mọi hàm thuyết đều
thuộcvề Phật cả, đều có Phật tính cả” (điều 14). Dân tộc ta khơng sợ bất cứ một
nền văn hóa muốn áp đặt lên đất nước chúng ta, cũng không đi đến chỗ cực đoan
là tự kỳ thị những dân tộc khác, chính là vì quan niệm ai cũng có Phật tính, mọi
người đều thuộc Phật này. Bên cạnh đó Mâu Tử cũng khẳng định tính bình đẳng
của con người. Và người Việt đã biết cải biên lại lý thuyết của Phật giáo cho phù
hợp với thế giới quan của người việt, làm cho Phật giáo mang khuôn mặt quen
thuộc với nguời bản xứ. Từ sự cải biên này, một thệ thống đạo lý và điển huấn
Việt Nam đã được kết hợp với tư tưởng Phật giáo, tạo thành một hệ thống điển
huấn Việt Nam mới, làm cơ sở cho việc xây dựng một nhà nước Việt Nam sau
9


thời Hai Bà Trưng và đồng hành cùng với lịch sử văn hóa dân tộc cho tới ngày
hơm nay.
Lục độ tập kinh: Lục độ tập kinh là văn bản đầu tiên và xưa nhất ngoài
bài Việt ca, tập thành những tư tưởng lớn của dân tộc như: nhân nghĩa, trung
hiếu, đất nuớc, mất nước, v.v.. là xương sống cho chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam
và truyền thống văn hóa Việt Nam. Lục độ tập kinh được Khương Tăng Hội dịch
vào thời Tam Quốc, từ nguyên bản Lục độ tập kinh tiếng Việt gồm cả thẩy có 91
truyện. Theo Lê Mạnh Thát thì đây là tác phẩm của nguời Việt Nam ta, để đến
năm 251, Khương Tăng Hội mới dịch ra tiếng Trung Quốc. Và cũng chính dựa
và bản Lục độ tập kinh tiếng Việt mà bản dịch ra tiếng Trung Quốc của Khương

Tăng Hội mới mang tiếng “văn từ điển nha” như Thang Dụng Đồng nhận định
trong Hán Ngụy lưỡng Tấn Nam Bắc triều Phật giáo sử. Lục độ tập kinh cho ta
biết một số khác biệt giữa quan niệm của nguời Việt và người Hán thời kỳ đó
như sau:
Quan niệm về chữ hiếu: Hiếu đạo của người Trung Quốc theo câu mở đầu
của Hiếu kinh là “Thân thể, tóc da nhận từ cha mẹ, không dám làm tổn thương
là khởi đầu của hiếu. Lập thân, hành đạo, dương danh với hậu thế , đó là kết cục
của hiếu” và “bất hiếu có ba, khơng có người nối dõi là lớn nhất” (Mạnh Tử).
Thế nhưng thời kỳ đó nguời Việt lại có tục cắt tóc xăm hình phổ biến thì rõ ràng
là không phù hợp với quan niệm về đạo hiếu của nguời Trung Quốc. Vậy quan
niệm về đạo hiếu của người Việt như thế nào. Theo Lục độ tập kinh 2, ĐTK 152
thì đó là “Giúp nghèo cứu thiếu, thuơng nuôi quần sinh, là đứng đầu của hạnh”
và phê phán quan niệm của Mạnh Tử như sau: “người đạo cao thì đức rộng. Ta
muốn cái đạo vơ dục, đạo đó mới quý. Đem đạo truyền cho thần, đem đức trao
cho thánh, thần thành truyền cho nhau cái sự giáo hóa vĩ đại khơng hư nát, đó
mới gọi là sự nối dõi tốt lành. Nay nguời muốn lấp nguồn đạo, chặt gốc đức thì
khơng đáng là kẻ vơ hậu ư”. Như vậy theo Lục độ tập kinh không nhất thiết phải
có sự thừa tự về mặt sinh học thư Mạnh Tử quan niệm mới gọi là đạo hiếu mà
cịn có một lối thừa tự khác, sự nối dõi khác. Đó là nối dõi về chân lý, nối dõi về
học thuật, nối dõi về đạo đức.
10


Quan niệm về chữ nhân: về quan niệm trị dân, giúp nước cũng hoàn toàn
khác với quan niệm nhân nghĩa của nguời Trung Quốc. Tư tưởng nhân nghĩa
trong lục độ tập kinh đề cấp đến lòng thương nhưng lòng thuơng này “khơng chỉ
giới hạn trong lịng thuơng người mà cịn bao trùm hết cả sinh vật cho đến cả cỏ
cây. Đây là một tư tưởng hết sức rộng lớn không có trong Nho giáo. Đối với
Nho giáo nhân nghĩa có một nôi dung hết sức hạn chế. Thiên Tận tâm chương cú
thượng trong Mạnh tử nói rất rõ: “Lịng nhân của Nghiêu Thuấn không yêu khắp

mọi người, mà truớc hết là yêu bà con và nguời tài giỏi”. Như vậy quan niệm
nhân nghĩa của hai bên rất khác biệt nhau.
Theo Lê Mạnh Thát có một điểm lý thú nữa là khi nghiên cứu đến vấn đề
thời gian được đề cập ở một số truyện trong Lục độ tập kinh có thể nhận định
rằng hệ thống lịch trong lục độ tập kinh chia năm ra làm 360 ngày, rồi phân bổ
thành bốn mùa, mỗi tháng có 30 ngày và một tuần có 7 ngày [5, tr.151].
Lục độ tập kinh cũng giúp chúng ta hiểu được phương pháp giác ngộ cơ
bản mà Phật giáo truyền vào Việt Nam vào thời đó. Về lý thuyết đó là quan điểm
về vơ thường, khổ, khơng, vơ ngã. Về thực tiễn, thì các phuơng pháp để đạt đuợc
lý tưởng đã được diễn đạt cụ thể và khúc triết. Con đương mà phật tử Việt Nam
thực hành là quy y tam bảo, giữa năm điều răn, thực hành mười điều lành và tu
tập các con đuờng đưa về giác ngộ.
Ngoài ra một số truyện trong Lục độ tập kinh cịn nói đến việc trị nước và
ngun nhân mất nước. Các truyện này mô tả việc đi cướp nước cuối cùng dẫn
đến thất bại, kẻ cướp cuối cùng phải trả lại nước cho nguời bị mất và hoàn toàn
bị chinh phục bởi nguời bị cướp. Đây là một ngun lý có tính quy luật khách
quan, đó là việc cướp nước bao giờ củng đi đến sự thất bại hồn tồn “Phi nghĩa
khơng bao giờ thắng đuợc chính nghĩa” cho nên phải lấy lòng nhân để trị nước.
Cựu tạp thí dụ kinh và Tạp chí dụ kinh: Ngoài Lục độ tập kinh cịn có
hai bản kinh khác cũng đuợc hình thành vào giai đoạn này, đó là Cựu tạp thí dụ
kinh và Tạp chí dụ kinh. Cựu tạp chí dụ kinh do Khương Tăng Hội dịch, cịn Tạp
chí dụ kinh do một tác giả vô danh dịch
11


Cựu tạp chí dụ kinh ngày nay đựoc chia ra làm 2 quyển; thượng và hạ.
Quyển thượng gồm truyện từ truyện 1 đến 34. Quyển hạ từ 35 đến 61. Như vậy
nó có cả thảy 61 truyện. Về mặt nội dung Cựu tạp chí dụ kinh tuy mang danh là
một bản kinh nhưng thực tế là một tác phẩm văn học chứa nhiều yếu tố Phật
giáo. Tuy hiên với tư cách là một bản kinh, Cựu tạp chí dụ kinh tự bản thân có

những lời giáo huấn đặc biệt của Phật giáo, đề cao vai trò của giới luật. Bên
cạnh đó nó cũng phản ánh nỗ lực vận dụng lý thuyết và tư tưởng Phật giáo vào
thực tiễn chính trị ở nước ta. Tuy vậy cựu tạp chí dụ kinh cũng thể hiện mối
quan tâm đến giáo lý Phật giáo với các chủ đề như tham dục, bố thí, nghiệp quả
và giác ngộ. Quan điểm Phật giáo của Cựu tạp chí dụ kinh là dứng về hệ tư
tưởng đại thừa, tiếp thu và quảng bá cho hệ tư tưởng này.
Ngoài những truyện mang tính giáo lý Phật giáo, Cựu tạp chí dụ kinh cịn
chứa đựng một số truyện mà thơng điệp gửi gắm khơng nhất thiết phải có tính
Phật giáo hay duy nhất có tính Phật giáo. Chẳng hạn như các truyện từ số 17 đến
số 23 và 25, 26 , 39. Các truyện này, có truyện dùng để minh họa cho giáo lý
tham dục của Phật giáo, nhưng cũng có thể coi như một truyện cảnh giác mưu
mẹo đàn bà hay đàn ơng Thậm chí có những truyện ý nghi rất mơ hồ kém hấp
dẫn. Tuy vậy việc nghiên cứu tác phẩm này giúp chúng ta có một số ý niệm về
tư tưởng Việt Nam thời kỳ đó
Tạp chí dụ kinh theo sự phân tích của Lê Mạnh Thát thì đó là một bản
“thất dịch nhân danh” có từ đời Hán. Về kết cấu Tạp chí dụ kinh tạp chí dụ kinh
gồm hai quyển thượng và hạ, quyển thượng gồm có 14 truyện, từ 1 đến 14.
Quyển hạ gồm 18 truyện còn lại từ 19 đến 32. Nét nổi bật của các tác phẩm này
là việc nhấn mạnh đến “oai thần” của đức Phật, “thần thông” của các nhà sư.
Đây là một đặc trưng của nền Phật giáo quyền năng truyền vào nuớc ta từ thế kỷ
đầu. Nét nổi bật thức hai là sự kiện nhấn mạnh đến việc cúng đuờng và lợi ích
của nó. Ngồi ra với chức năng là một bản kinh Táp chí dụ kinh cũng đã truyển
đạt mộ hệ thống giáo lý, tuy đơn giản nhưng cũng khá hoàn chỉnh với các giáo
lý: “bốn sự thật, khổ, không, phi thân” (truyện 4); “năm giới, muời lành, bốn
đẳng, sáu độ” (truyện 8); “bốn đẳng, sáu độ, 37 phẩm trợ đạo” (truyện 18); “ngu
12


khơng biết gì là gốc của 12 nhân dun” (truyện 22), “năm ấn khơng có gì”
(truyện 27); “năm ấm, bốn đại, khổ, không” (truyện 29).

Như vậy, ngay từ những thế kỷ đẩu của Phật giáo ở nước ta, khơng chí
những giáo lý căn bản chung cho các hệ phái như bốn sự thật, mười hai nhân
duyên, khổ, không, vô, ngã, bốn đẳng, sáu độ, 37 phẩm trợ đạo, năm giới, muời
lành đuợc thuyết giảng, mà một số tư tưởng đặc biệt là đại thừa đã được truyền
bá và phổ biến rộng rãi.

13


KẾT LUẬN
Văn hóa Việt Nam là sợi chỉ đỏ xuyết suốt tồn bộ lịch sử dân tộc, nó làm
nên sức sống mạnh liệt giúp cộng đồng dân tộc ta vuợt qua bao khó khăn, thử
thách để khơng ngừng phát triển mạnh mẽ. Có đuợc điều này là nhờ ơng cha ta
đã biết khơng những giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, tiếp
thu, kế thừa những giá trị tốt đẹp của văn hóa của các dân tộc khác để xây dựng
nên một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong các bộ phận cấu thành văn hóa Việt Nam thì Phật giáo có ảnh huởng
rất to lớn trong tiến trình lịch sử tư tưởng dân tộc. Du nhập vào nước ta từ rất
sớm, trải quá qua những biến đổi thăng trầm của lịch sử, Phật giáo dần dần xâm
nhập vào đời sống tinh thần của dân tộc, ngày càng phát triển mạnh mẽ và
những giá trị triết lý Phật giáo đã trở thành một trong những giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc.
Phật giáo Việt Nam đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Phật giáo đã tham gia tích cực vào đời
sống xã hội cùng dân tộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ những giá
trị truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nuớc mình. Các nhà sư vừa là nhà tu
hành, vừa là nhà chính trị, cịn nhân dân ta từ vua quan cho đến những ngừoi
dân bình thường rất sùng kính đạo phật, thậm chí một số vị vua khi về già đã
trao quyền cho con để đi tu.


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt
Nam, tập 1, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb Văn học,
Hà Nội.
3. Lê Mạnh Thát (1982), Nghiên cứu về Mâu Tử, Tu từ Đại học Vạn
Hạnh, Nxb Tôn giáo.
4. Lê Mạnh Thát (1975), Khương Tăng Hội, Toàn tập, tập 1, Tu từ Đại
học Vạn Hạnh, Nxb Tôn giáo.
5. Lê Mạnh Thát (2006), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến
thời Lý Nam Đế), tập 1, Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh.

15



×