Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Trình bày nội dung pháp lý cơ bản của việc tổ chức lại doanh nghiệp, HTX và ý nghĩa của chúng đối với hoạt động của doanh nghiệp, HTX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.13 KB, 5 trang )

Đề bài: Trình bày nội dung pháp lý cơ bản của việc tổ chức lại doanh nghiệp, HTX và
ý nghĩa của chúng đối với hoạt động của doanh nghiệp, HTX
Cá nhân có điều kiện theo quy định của pháp luật có thể thành lập doanh nghiệp
tư nhân, thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc cùng góp vốn để
thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty
hợp danh hoặc cùng góp sức lao động và góp vốn trên cơ sở tự nguyện thành lập hình
thức nền kinh tế tập thể là hợp tác xã (HTX). Trong quá trình kinh doanh, chủ đầu tư
có quyền mở rộng, thu hẹp quy mô hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh phù hợp với
khả năng kinh doanh của họ ở từng giai đoạn kinh doanh khác nhau. Luật doanh
nghiệp năm 2005 và Luật Hợp tác xã năm 2003 đã có những quy định nằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có thể linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động kinh
doanh bằng cách tổ chức lại mô hình kinh doanh của mình. Họ có thể tổ chức lại doanh
nghiệp, HTX thông qua việc chia, tách, sát nhập, hợp nhất và chuyển đổi hình thức
pháp lý của doanh nghiệp, HTX. Vì vậy, các quy định về tổ chức lại doanh nghiệ,
HTX có ý nghĩa đặc biệt đối với các cá nhân là các nhà đầu tư.
I. Việc tổ chức lại doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp đã phát triển đến một quy mô nhất định, việc quản lý doanh
nghiệp không còn phù hợp với khả năng của các nhà đầu tư hoặc việc kinh doanh ở
quy mô lớn là không cần thiết và không mang lại hiệu quả kinh tế hoặc cũng có thể vì
một lý do nào đó, các nhà đầu tư không muốn cùng nhau kinh doanh, họ có quyền
quyết định chia doanh nghiệp quy định tại Điều 50 Luật doanh nghiệp 2005. Việc
chia doanh nghiệp sẽ làm tăng số lượng doanh nghiệp nhưng quy mô doanh nghiệp
nhỏ hơn, dễ quản lý hơn và có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc chia doanh
nghiệp là hành vi định đoạt số phận pháp lý của doanh nghiệp, do vậy, chỉ có chủ sở
hữu của doanh nghiệp hoặc cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong doanh nghiệp
mới có quyền quyết định. Cơ quan có quyền quyết định cao nhất đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn có nhiều thành viên là Hội đồng thành viên; với công ty cố phần là Đại
hội đồng cổ đông. Quyết định chia công ty của Hội đồng thành viên được thông qua
khi được số phiếu đại diện cho ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp
chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định (điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều
1


52 Luật doanh nghiệp 2005). Trường hợp thứ hai về tổ chức lại doanh nghiệp mà các
nhà đầu tư có thể lựa chọn là tách doanh nghiệp (Điều 151 Luật doanh nghiệp). Đây
là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp được tổ chức
dưới hình thức công ty TNHH và công ty cổ phần. Lý do tách doanh nghiệp có điểm
giống lý do chia doanh nghiệp, khi doanh nghiệp đã phát triển đến một quy mô nhất
định, các nhà đầu tư không muốn kinh doanh ở quy mô lớn nên họ quyết định tách một
bộ phận nào đó của doanh nghiệp thành một doanh nghiệp mới. Nhưng tách doanh
nghiệp lại khác chia doanh nghiệp ở chỗ công ty bị tách vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt
động bình thường, công ty mới chỉ được nhận một phần tài sản, một phần quyền và
nghĩa vụ của công ty bị tách. Trong khi đó, công ty bị chia chấm dứt tồn tại của mình
vi nó đã chuyển toàn bộ quyền, nghĩa vụ và tài sản cho các doanh nghiệp mới.
Nếu biện pháp chia, tách doanh nghiệp làm cho số doanh nghiệp tăng lên nhưng
quy mô doanh nghiệp nhỏ đi thì ngược lại, hợp nhất doanh nghiệp (Điều 152 Luật
doanh nghiệp 2005) sẽ làm giảm số doanh nghiệp và quy mô được tăng lên vì nhiều
doanh nghiệp hợp lại thành một doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, có lĩnh
vực kinh doanh ở quy mô nhỏ đạt hiệu quả kinh tế, nhưng cũng có lĩnh vực kinh doanh
ở quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt trong ngành kinh doanh đòi hỏi phải
có số vốn lớn, yêu cầu kỹ thuật hiện đại và phải cạnh tranh mãnh liệt. Vì vậy có nhà
đầu tư chia nhỏ doanh nghiệp, có nhà đầu tư hợp nhất doanh nghiệp với nhau tạo thành
doanh nghiệp lớn để đủ sức cạnh tranh trên thương trường. Để tiến hành hợp nhất
doanh nghiệp, các doanh nghiệp có ý định hợp nhất với nhau phải cùng nhau chuẩn bị
hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất là một loại hợp đồng mang tính tổ chức, nó
không phản ánh quan hệ hàng hoá tiền tệ mà còn là cơ sở hình thành của một doanh
nghiệp mới. Các doanh nghiệp bị hợp nhất còn phải cùng nhau soạn thảo dự thảo điều
lệ cho doanh nghiệp hợp nhất. Các thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc các cổ
đông của các doanh nghiệp bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ doanh
nghiệp hợp nhất, kiện toàn cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp hợp nhất. Biện pháp cuối
cùng mà các nhà đầu tư lựa chọn là sáp nhập doanh nghiệp (quy định tại Điều 153
Luật doanh nghiệp 2005). Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã làm
xuất hiện nhiều ngành, nghề sản xuất mới đòi hỏi phải có nhiều vốn mới có thể đầu tư

kinh doanh trong những ngành này một cách có hiệu quả. Do đó, ở các nước công
nghiệp phát triển, quá trình tích luỹ, tập trung tư bản được thực hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau như liên doanh, mua lại doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và các
2
hình thức khác, trong đó có sáp nhập doanh nghiệp sẽ làm giảm số lượng doanh nghiệp
vì doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ mất đi, nó được nhập vào một doanh nghiệp khác nên
tăng quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập này. Nhưng hành vi sáp nhập
doanh nghiệp lại khác hành vi hợp nhất doanh nghiệp ở chỗ, hành vi sáp nhập doanh
nghiệp không tạo ra một doanh nghiệp mới trên thị trường mà chỉ làm chấm dứt sự tồn
tại của doanh nghiệp hoặc của các doanh nghiệp bị sáp nhập. Toàn bộ quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập được chuyển sang cho doanh nghiệp
nhận sáp nhập. Doanh nghiệp nhận sáp nhập vẫn giữ được tư cách chủ thể của mình.
Trong khi đó, hợp nhất doanh nghiệp làm chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp
tham gia hợp nhất và hình thành một doanh nghiệp mới trên thị trường.
Thủ tục pháp lý về việc tổ chức lại doanh nghiệp được quy định cụ thể trong điều 150
đến 153 của Luật doanh nghiệp 2005 về quyết định của từng biện pháp tổ chức lại
doanh nghiệp, trách nhiệm trước và sau khi tổ chức lại doanh nghiệp kèm theo các
nghĩa vụ tài sản của công ty và nghĩa vụ đối. với người lao động
II. Tổ chức lại hợp tác xã
Trong quá trình kinh doanh, hợp tác xã có thể được tổ chức lại bằng cách hợp
nhất, sáp nhập, chia, tách hợp tác xã (HTX). Luật HTX đã có những quy định cụ thể về
vấn đề tổ chức lại HTX, tạo điều kiện cho HTX tổ chức quy mô kinh doanh phù hợp
với điều kiện và khả năng kinh doanh của HTX trong từng thời kỳ.
Chia hợp tác xã là việc một HTX (gọi là HTX bị chia) được phân thành hai hay
nhiều HTX mới. HTX bị chia chấm dứt tư cách pháp nhân. Các hợp tác xã mới phải
đăng ký kinh doanh để có tư cách pháp nhân. Tách hợp tác xã là việc chuyển một
phần tài sản của HTX ( HTX bị tách) để hình thành một HTX mới (HTX được tách).
HTX bị tách vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình. HTX được tách phải làm thủ
tục đăng ký kinh doanh để có tư cách pháp nhân. Thủ tục tiến hành chia, tách HTX
được quy định cụ thể ở điều 40 Luật HTX.

Hợp nhất hợp tác xã là việc hai hay nhiều HTX nhập lại với nhau thành một
HTX mới, bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
HTX hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các HTX bị hợp nhất. Thủ tục hợp
nhất được thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 41 Luật HTX. Sáp nhập hợp tác
xã là việc một hoặc một số HTX (HTX bị sáp nhập) nhập vào một HTX khác (HTX
3
nhận sáp nhập), bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
của HTX bị sáp nhập sang HTX nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của HTX
bị sáp nhập. Về thủ tục sáp nhập HTX được quy định tại khoản 3 điều 41 Luật HTX.
Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập HTX do đại hội xã viên quyết định.
III. Kết luận
Đối với doanh nghiệp, việc chia hoặc tách doanh nghiệp sẽ làm tăng số lượng doanh
nghiệp nhưng quy mô doanh nghiệp nhỏ hơn, dễ quản lý hơn và có thể mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn. Thực tế đã chứng minh trong một số ngành nghề kinh doanh nhất
định, kinh doanh ở quy mô nhỏ lại mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn kinh doanh ở quy
mô lớn. Vì vậy, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bất kỳ nền kinh tế thị trường
nào cũng chiếm một tỷ trọng lớn. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh
nghiệp lớn được thành lập rất ít, song, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng xuất
hiện nhiều, đặc biệt là tại các thành phố lớn mà chủ yếu dưới hình thức công ty TNHH.
Việc hợp nhất và sáp nhập các doanh nghiệp làm tăng quy mô doanh nghiệp, tích tụ và
tập trung tư bản có thể dẫn đến việc hình thành các tập đoàn kinh tế lớn chiếm vị trí
thống lĩnh thị trường. Họ có thể lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để lũng đoạn giá
cả, hạn chế cạnh tranh, làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng, gây hậu quả
tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế. Do đó, việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp có
thể cấu thành hành vi tập trung kinh tế bị cấm. Hầu hết các nước có nền kinh tế thị
trường phát triển đều ban hành pháp luật để kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế,
cấm các hành vi tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh và dẫn đến độc quyền nhằm đảm
bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.
Đối với mô hình kinh tế tập thể, ở Việt Nam, với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu
và vẫn còn trình độ thấp, sức lao động dồi dào trong khi nguồn vốn còn hạn hẹp thì

hình thức hợp tác xã thực sự trở thành phương pháp tối ưu. Với mục đích phát huy
được khả năng của hợp tác xã khi điều kiện khách quan, chủ quan thay đổi thì tổ chức
lại hợp tác xã là biện pháp tốt nhất để hợp tác xã khắc phục tình trạng làm ăn yếu kém,
tạo điều kiện để hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, góp phần khẳng định rằng hợp tác xã
luôn là hình thức kinh tế tập thể được nhà nước ta khuyến khích phát triển trong nền
kinh tế thị trường hiện nay.
4
5

×