Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Huy động nguồn lực của người dân cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôntại thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.47 KB, 132 trang )

0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN ĐÌNH HƯNG

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN
CHO XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG NƠNG THƠN
TẠI THỊ XÃ THÁI HỊA, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ THU CÚC

NGHỆ AN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Hưng


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong q trình viết luận văn tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
các Thầy, Cô giáo khoa Kinh tế, trường Đại học Vinh; Tỉnh ủy Nghệ An, UBND
thị xã Thái Hòa, UBND huyện Nghĩa Đàn. Đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn của
TS. Nguyễn Thị Thu Cúc; sự ủng hộ, động viên của gia đình và bè bạn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các quý cơ quan,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Sự giúp đỡ này đã cổ vũ và giúp tôi nhận thức,
làm sáng tỏ thêm cả lý luận và thực tiễn về lĩnh vực mà luận văn nghiên cứu.
Luận văn là quá trình nghiên cứu công phu, sự làm việc khoa học và
nghiêm túc của bản thân, song do khả năng và trình độ có hạn nên khơng thể
tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.
Tơi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
và những độc giả quan tâm đến đề tài này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Hưng


iii
MỤC LỤC
Trang


LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................viii
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu............................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài...............................................................6
6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.......................................................................7
7. Kết cấu của đề tài...........................................................................................8
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN CHO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN......................................................................................................9
1.1. Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực của người dân cho Xây dựng
kết cấu hạ tầng nông thôn..........................................................................9
1.1.1 Một số khái niệm...............................................................................9
1.1.2. Vai trị của huy động đóng góp của người dân cho xây dựng kết
cấu hạ tầng nông thôn.....................................................................13
1.2. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực của
người dân cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn................................17
1.2.1. Nội dung của huy động nguồn lực của người dân cho xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn......................................................17
1.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực của người dân
cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.........................................22
1.3. Cơ sở thực tiễn về huy động nguồn lực của người dân cho xây dựng
kết cấu hạ tầng nông thôn........................................................................26
1.3.1. Một số quốc gia trên Thế giới...........................................................26



iv
1.3.2. Một số địa phương tại Việt Nam........................................................31
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An........37
Kết luận chương 1...............................................................................................38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA
NGƯỜI DÂN CHO XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG NƠNG THƠN
TẠI THỊ XÃ THÁI HỊA, TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN QUA.................39
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An
39
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên...........................................................................39
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................40
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An trong xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thôn............................................................................46
2.2. Thực trạng việc huy động nguồn lực của người dân cho xây dựng kết
cấu hạ tầng nông thơn trên địa bàn thị xã Thái Hịa, tỉnh Nghệ An..............47
2.2.1 Phổ biến, vận động, tuyên truyền người dân xây dựng nông thôn
.........................................................................................................47
2.2.2 Huy động nguồn lực của người dân tham gia quy hoạch và
thực hiện quy hoạch.........................................................................58
2.2.3 Huy động nguồn lực của người dân xây dựng hạ tầng kinh tế,
xã hội...............................................................................................59
2.2.4 Huy động nguồn lực của người dân phát triển kinh tế....................72
2.2.5 Huy động nguồn lực của người dân cho lĩnh vực văn hóa, xã
hội, mơi trường................................................................................73
2.2.6 Huy động nguồn lực của người dân xây dựng hệ thống chính trị........75
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực của người dân
xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn trên địa bàn thị xã Thái Hịa,
tỉnh Nghệ An...........................................................................................76

2.3.1 Ảnh hưởng của chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
.........................................................................................................76
2.3.2 Ảnh hưởng của cách thức huy động người dân đóng góp xây
dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn......................................................79
2.3.3 Ảnh hưởng của trình độ học vấn chủ hộ đến sự đóng góp xây


v
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn......................................................81
2.3.4 Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế người dân đến sự đóng góp
xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn................................................82
2.4. Đánh giá chung về huy động nguồn lực của người dân xây dựng kết
cấu hạ tầng nơng thơn tại thị xã Thái Hịa, tỉnh Nghệ An.......................85
Kết luận chương ............................................................................................288
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN CHO XÂY DỰNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ THÁI HÒA, TỈNH
NGHỆ AN..........................................................................................................89
3.1. Mục tiêu và phương hướng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại
thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.................................................................89
3.1.1. Mục tiêu của xây dựng nơng thơn mới ở thị xã Thái Hịa, tỉnh
Nghệ An đến năm 2020....................................................................89
3.1.2. Phương hướng của xây dựng nông thôn ở thị xã Thái Hòa,
tỉnh Nghệ An đến năm 2020............................................................89
3.2 Giải pháp tăng cường huy động sự đóng góp của người dân cho xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An........95
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp của
các tổ chức, đồn thể.......................................................................95
3.2.2 Nâng cao vai trị, trách nhiệm cho người dân...................................96
3.2.3 Ban hành một số chính sách của địa phương để khuyến khích hộ

gia đình tích cực, có cách làm tốt, cách làm hay............................98
3.2.4 Thu hút các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội tham gia xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ở thị xã Thái Hịa.........................99
3.2.5. Tăng cường cơng tác tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ
cơ sở...............................................................................................100
3.2.6. Nâng cao thu nhập của người dân và tạo cơng bằng trong đóng
góp và minh bạch trong sử dụng nguồn lực..................................101
Kết luận chương 3..........................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................108


vi
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tỷ lệ người dân tham gia các cuộc họp, hội nghị phổ biến chính
sách xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới................................50

Bảng 2.2.

Mức độ tuyên truyền của tổ chức chính quyền, đồn thể...............52

Bảng 2.3.

Kết quả triển khai thực hiện việc huy động nguồn lực của

người dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ở thị xã
Thái Hòa, tỉnh Nghệ An..................................................................54

Bảng 2.4.

Kết quả tuyên truyền xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới
ở các xã...........................................................................................56

Bảng 2.5

Ý kiến về huy động nguồn lực của người dân trong xây dựng.......57
nơng thơn tại thị xã Thái Hịa, tỉnh Nghệ An..................................57

Bảng 2.6

Người dân đóng góp quy hoạch và thực hiện quy hoạch nơng
thơn tại thị xã Thái Hịa, tỉnh Nghệ An...........................................59

Bảng 2.7.

Người dân đóng góp trí tuệ vào các hoạt động xây dựng hạ tầng
kinh tế, xã hội tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An...........................61

Bảng 2.8

Kết quả huy động nguồn lực tài chính của người dân cho xây
dựng hạ tầng kinh tế, xã hội ở thị xã Thái Hòa trong 3 năm
2014 - 2016.....................................................................................63

Bảng 2.9


Kết quả huy động đóng góp về tài chính của người dân cho xây
dựng hạ tầng kinh tế, xã hội ở 3 xã điều tra....................................65

Bảng 2.10

Kết quả huy động đóng góp về đất đai của người dân cho xây
dựng hạ tầng kinh tế, xã hội ở thị xã trong 3 năm 2014- 2016
.........................................................................................................66

Bảng 2.11

Kết quả huy động nguồn lực về đất đai của người dân cho xây
dựng hạ tầng kinh tế, xã hội ở 3 xã điều tra....................................67

Bảng 2.12

Kết quả huy động nguồn lực ngày công lao động của người dân
cho xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội 3 năm 2014-2016.................69


viii
Bảng 2.13 Kết quả huy động đóng góp lao động của người dân cho xây
dựng hạ tầng kinh tế, xã hội ở 3 xã điều tra....................................70
Bảng 2.14

Kết quả huy động nguồn lực của người dân phát triển kinh tế.......72

Bảng 2.15


Kết quả huy động nguồn lực của người dân cho lĩnh vực văn hóa, xã
hội, mơi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn..................74

Bảng 2.16. Nhận xét của người dân về chủ trương của Đảng, chính sách
của Nhà nước..................................................................................78
Bảng 2.17. Cách thức huy động nguồn lực người dân đóng góp từng cơng
việc cho xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn.................................80
Bảng 2.18. Ảnh hưởng của trình độ học vấn chủ hộ đến sự đóng góp xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn......................................................82
Bảng 2.19. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến sự đóng góp tài chính của
người dân cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.......................83
Bảng 2.20. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến sự đóng góp công lao
động của người dân cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn........84


ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vai trị của người dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn
.........................................................................................................16
Hình 1.2: Tam giác phối kết hợp 3 nguồn lực trong phát triển nông thôn..........17


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08
năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khố X về nơng nghiệp, nơng
dân, nơng thơn. Thực hiện Nghị quyết 26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 phê duyệt Chương trình

mục tiêu quốc gia (MTQG) về Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôngiai đoạn
2010-2020. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội,
chính trị và an ninh quốc phịng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội, được thực hiện trên phạm vi cả nước.
Các chương trình thí điểm và chương trình MTQG Xây dựng kết cấu hạ
tầng nông thôn đều thực hiện nguyên tắc chủ đạo trong triển khai các nội dung
Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thônlà phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng
dân cư địa phương, các hoạt động cụ thể do chính người dân ở thơn, xã bàn bạc
dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Nguyên tắc này đã xác định Xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thônlà một hoạt động “dựa vào người dân”, phát huy
sự tham gia và đóng góp của người dân là nguồn lực chính để thực hiện các nội
dung Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung từ các chương trình thí điểm, quá trình
thử nghiệm vẫn chưa khơi dậy hiệu quả nguồn lực từ người dân, người dân chưa
tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng
thơn. Nhiều nơi người dân có tâm lý ỷ lại, chỉ dựa vào sự hỗ trợ, đầu tư của nhà
nước, từ nguồn vốn cho Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn, do đó, chủ yếu từ
ngân sách nhà nước và tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thiếu sự
tham gia ý kiến của cộng đồng, thiếu các hoạt động phát huy vai trò cộng đồng
trong tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường, duy trì và phát triển các truyền thống


2
văn hoá tốt đẹp… Ngay trong báo cáo của BCĐ Trung ương về kết quả giai
đoạn đầu triển khai chương trình MTQG Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn,
vấn đề tồn tại vẫn là nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp và người dân về
Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơncịn chưa đúng và chưa đầy đủ, mang nặng
tâm lý thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa phát huy được vai
trị chủ thể của cộng đồng dân cư. Có thể thấy, mặc dù Xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôntrên tất cả các tỉnh trong cả nước đều nhấn mạnh việc phát huy vai trò

chủ thể của người dân nhưng vai trị đó chưa được phát huy đầy đủ. Chưa có
giải pháp cụ thể thúc đẩy sự tham gia của người dân trong khi đây chính là
nguồn lực đặc biệt quan trọng quyết định sự thành cơng của chương trình Xây
dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn.
Thị xã Thái Hịa là một thị xã mới thành lập thuộc miền Tây tỉnh Nghệ
An. Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo,
điều hành quyết liệt có hiệu quả của UBND Tỉnh; sự nỗ lực của Đảng bộ, chính
quyền và tồn thể nhân dân, cho nên việc Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thônmới
ở thị xã có nhiều thuận lợi. Thực tiễn triển khai Xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thônmới trên địa bàn thị xã Thái Hịa cho thấy sự tham gia đóng góp của người dân
là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng
thơnmới. Vì vậy huy động đóng góp của người dân để có thể thực hiện Xây dựng
kết cấu hạ tầng nông thônmới nhằm phát triển kinh tế - xã hội - môi trường nông
thônvăn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại là một trong những vấn đề trọng yếu hiện
nay. Tuy nhiên cơng tác tun truyền và huy động đóng góp của người dân để Xây
dựng kết cấu hạ tầng nơng thơnmới ở địa phương cịn gặp rất nhiều khó khăn và bất
cập. Vậy nguyên nhân ở đâu? Cách thức tiến hành và tuyên truyền vận động người
dân như thế nào? Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia đóng góp của người
dân trong việc Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơnmới là gì? Giải pháp cụ thể để
nâng cao sự tham gia đóng góp của người dân ra sao? ..v.v.. là những băn khoăn
trong việc Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới ở địa phương. Nhằm góp phần


3
vào giải quyết các câu hỏi đó, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Huy động nguồn
lực của người dân cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôntại thị xã Thái
Hòa, tỉnh Nghệ An", làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Kinh
tế chính trị.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà

nước ta trong những năm gần đây và công tác huy động nguồn lực cộng đồng cho
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những mục tiêu quan trọng để hồn
thành tốt chương trình MTQG Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơnmới. Vì vậy,
trong thời gian qua đã có rất nhiều nhưng nghiên cứu bàn về các vấn đề liên quan
đến huy động nguồn lực cho Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn mới nói chung và
huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn mới nói
riêng. Một số đề tài nghiên cứu nổi bật có thể kể đến:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Văn Hùng (2013) với đề tài: “Huy
động đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở
huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương”[17] tập trung nghiên cứu về cơ chế, chính
sách và các giải pháp huy động đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu sự tham gia
của các bên liên quan đến huy động đóng góp của người dân như các tổ chức
Đảng, chính quyền, đồn thể, cộng đồng và người dân trong xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn.
Đề tài nghiên cứu của Tạ Thị Thủy (2013) về “Huy động và sử dụng
nguồn lực cho Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng tỉnh
Bắc Giang”[32], nghiên cứu thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực cho Xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thời
gian qua từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử
dụng nguồn lực cho Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tại huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang thời gian tới.


4
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Mậu Thái (2015) với đề tài “Nghiên
cứu Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn mới các huyện phía Tây thành phố
Hà Nội”[30], Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương, chính sách Xây dựng
kết cấu hạ tầng nơng thơn mới, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả
Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới và các tác nhân tham gia Xây dựng

kết cấu hạ tầng nông thơn mới ở các huyện phía Tây thành phố Hà Nội thời
gian qua và đề xuất một số giải pháp Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới
của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Lê Duy Thành (2016), Tăng cường huy động vốn để xây dựng kết cấu hạ
tầng trong điều kiện xây dựng nông thôn mới tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An,
Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Vinh [31]. Đề tài Luận văn đã làm rõ cơ
sở lý luận của vốn trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thơn mới. Nêu rõ vai trị và
các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu kinh
nghiệm huy động vốn cho xây dựng nông thơn mới ở một số địa phương, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm và cơ sở để đánh giá thực trạng.
Luận văn đã khái quát được tình hình huy động vốn cho xây dựng cơ sở
hạ tầng trong điều kiện nông thôn mới ở Nghệ An. Đồng thời, đánh giá thực
trạng huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở thành phố Vinh.
Từ thực trạng nghiên cứu, tác giả đã đánh giá đươc những kết quả, hạn chế và
nguyên ngân của những hạn chế trong huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn mới ở thành phố Vinh như: chất lượng đào tạo của đội ngũ cán bộ,
công chức ở cấp xã, thơn xóm, tổ dân phố cịn rất hạn chế; ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn đến khả năng huy động vốn hạn chế; năng lực tham
gia thị trường tín dụng nơng thơn của nơng dân cịn hạn chế do trình độ và khả
năng tiếp cận nguồn vốn. Các tổ chức tín dụng chưa quan tâm, chú trọng đến phát
triển hoạt động tín dụng ở thị trường nông thôn; việc cải thiện môi trường đầu tư
ở thành phố Vinh còn hạn chế; sự phối hợp của các cấp, các ngành còn thiếu kịp
thời, chặt chẽ nên ảnh hưởng đến định hướng đầu tư và huy động vốn.


5
Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường huy động có hiệu quả
vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới của thành phố thời gian tới: Tăng
cường công tác tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cơ sở; Phát huy vai trò
chủ thể cộng đồng dân cư trong tất cả mọi hoạt động của công tác xây dựng CSHT

nông thôn mới; thu hút các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội tham gia xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; nâng cao thu nhập của người dân; tăng cường
công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp của các tổ chức, đồn thể; xây dựng
mơ hình quản lý, vận hành cơng trình khi hồn thành đi vào sử dụng; tạo cơng bằng
trong đóng góp và minh bạch trong sử dụng nguồn lực.
Các nghiên cứu đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu
rất quan trọng về thực trạng các hoạt động Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
mới cũng như các kết quả đã đạt được trong Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
mới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp để thực hiện
các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn mới trong giai đoạn tới hiệu quả hơn. Những kết quả của các nghiên
cứu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tiếp thu và sử dụng trong
q trình hồn thành luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, phân tích và đánh giá thực
trạng về huy động nguồn lực của người dân cho xây dựng kết cấu hạ tầng nơng
thơn, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp tăng cường huy động nguồn
lực của người dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thơn tại thị xã Thái Hịa,
tỉnh Nghệ An.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực của
người dân cho Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
- Đánh giá thực trạng thực hiện việc huy động nguồn lực của người dân
xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ở thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.


6
- Đề xuất hoàn thiện giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của người
dân xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn ở thị xã Thái Hịa, tỉnh Nghệ An.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là huy động nguồn lực của người dân xây dựng kết
cấu hạ tầng nông thôn ở thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về việc huy động nguồn lực của
người dân xây dựng kết cấu hạ tầng trong nông thôntrên địa bàn thị xã Thái Hịa,
tỉnh Nghệ An.
4.2.2. Về khơng gian
Luận văn được nghiên cứu tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.
4.2.3. Về thời gian
- Số liệu thu thập để phân tích trong thời gian từ 2013 - 2016.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2016 đến tháng 6/2017.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin thứ cấp: Tổng hợp các văn bản, tài liệu, số liệu thống kê liên
quan đến Chương trình Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn, trong đó tập trung
vào nội dung liên quan đến việc huy động sự đóng góp vốn cho thực hiện Chương
trình; tập hợp, phân loại rõ từng khía cạnh mà các tổ chức và cá nhân tham gia
đóng góp nguồn lực, bản chất từng loại, thực tế huy động, các cơ chế chính sách
huy động, khó khăn, trở ngại trong việc huy động; tổng hợp các tài liệu từ các
chương trình phát triển nơng thơn trong nước để rút ra một số bài học kinh
nghiệm về huy động nguồn lực của người dân cho xây dựng kết cấu hạ tầng nơng
thơn ở thị xã Thái Hịa, tỉnh nghệ An.
- Thông tin sơ cấp: Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, chúng


7
tơi tiến hành phỏng vấn 3 đối tượng chính: người dân, lãnh đạo và các tổ chức đoàn

thể tại địa phương. Cách thức thu thập: Qua phiếu điều tra được thiết kế theo những
nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu và ghi chép nội dung phỏng vấn.
5.2. Phương pháp phân tích
* Phương pháp thống kê mơ tả
Sử dụng phương pháp này để hệ thống hố và phân tích các số liệu thu thập
được từ điều tra. Từ phương pháp này có thể tìm ra các mối quan hệ lẫn nhau của
các nhân tố riêng biệt như tình hình kinh tế, trình độ văn hố, mức thu nhập của các
hộ...qua đó đánh giá được sự huy động đóng góp nguồn lực của người dân vào xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
* Phương pháp thống kê so sánh
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh để tiến hành phân tích
thực trạng việc huy động đóng góp nguồn lực của người dân vào xây dựng
kết cấu hạ tầng nơng thơn tại thị xã Thái Hịa, tỉnh Nghệ An.
5.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích thơng tin, viết
báo cáo
- Tổng hợp các thông tin điều tra phỏng vấn.
- Xử lý và phân tích thơng tin, số liệu, bằng phần mềm Excel.
6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn liên
quan đến việc huy động nguồn lực của người dân cho xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn.
Thứ hai, Trên cơ sở khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị
xã Thái Hòa, Luận văn đã làm rõ và đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng huy
động nguồn lực và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc đóng góp của
người dân xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn ở thị xã Thái Hịa, tỉnh Nghệ An.
Thứ ba, Luận văn đã đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh q
trình huy động đóng góp của người dân cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
ở thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.



8
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo luận văn kết cấu thành
3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực
người dân xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
Chương 2. Thực trạng huy động nguồn lực của người dân xây dựng kết
cấu hạ tầng nông thônở thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An
Chương 3. Phương hướng và giải pháp tăng cường huy động nguồn lực
người dân xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn ở thị xã Thái
Hịa, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới


9
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG
NGUỒN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực của người dân cho Xây dựng
kết cấu hạ tầng nơng thơn
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1. Chương trình nơng thơn mới
a. Nông thôn
Các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân các vùng
lãnh thổ của mình thành hai khu vực là thành thị và nông thôn. Sự khác nhau căn
bản giữa nông thônvà đô thị được phản ánh rõ nét trong những nguyên lí của xã
hội học nơng thơn- đơ thị. Trong đó, những tiêu chí quan trọng giúp cho việc phân
biệt khu vực nông thônvà khu vực đô thị bao gồm: sự khác nhau về nghề nghiệp,
về môi trường, quy mô cộng đồng, mật độ dân số, tính hỗn tạp và thuần nhất của
dân số, hướng di cư, sự khác biệt xã hội và phân tầng xã hội, hệ thống tương tác
trong từng vùng [12].

Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về nơng thơn. Có
quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có
nghĩa vùng nơng thơncó cơ sở hạ tầng khơng phát triển bằng vùng đô thị. Quan
điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát
triển hàng hóa để xác định vùng nơng thơnvì cho rằng nơng thơncó trình độ sản
xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường so với đô thị là thấp hơn. Cũng có
ý kiến cho rằng nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dân trong vùng để
xác định vì vùng nơng thơnthường có số dân và mật độ dân thấp hơn vùng thành
thị. Một quan điểm khác nêu ra, vùng nông thônlà vùng có dân cư làm nơng
nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản
xuất nông nghiệp [12].


10
Hội nghị nhóm chuyên viên của Liên Hiệp Quốc đã đề cập đến một khái
niệm CONTIUM nông thôn- đô thị. Có thể hiểu nơng thơn- đơ thị là một khu
vực kinh tế hỗn hợp gồm nông thôn, nông thị và đơ thị kế tiếp, xen kẽ nhau.
Trong đó, nơng thơnđược coi là các làng xã nông nghiệp cổ truyền, nông thị là
các đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ, chợ có chức năng như cầu nối giữa nơng thơnvà
thành thị, còn thành thị là các thành phố lớn, vừa, hoặc các khu công nghiệp tập
trung [12].
Như vậy, khái niệm về nơng thơnchỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo
thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế
giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có
thể hiểu nơng thơnlà vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nơng
dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và
mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác [12].
Theo Hoàng Văn Định và Vũ Đình Thắng [14], nơng thơn là vùng khác
với thành thị ở chỗ ở đó có cộng đồng chủ yếu là nơng dân sinh sống và làm

việc, có mật độ dân cư thấp, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ
tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn.
Về phương diện kinh tế, nơng thônbao gồm cả các lĩnh vực kinh tế, xã
hội, môi trường, văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, tổ chức và thể chế, công nghệ
và hạ tầng cơ sở.
Theo Đặng Kim Sơn (2010) [23], nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc
nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.
Như vậy, nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có
nhiều nông dân với sản xuất nông nghiêp chiếm tỷ trọng lớn. Sự khác biệt về
công tác quản lý giữa nông thôn và thành thị trên thực tế, nông thôn với cấp
quản lý xã, thơn, bản; cịn thành thị với cấp quản lý phường, thị trấn.


11
b. Nơng thơn mới
Mơ hình nơng thơn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành
một kiểu tổ chức nơng thơntheo tiêu chí mới, đáp ứng u cầu mới đặt ra cho
nông thôntrong điều kiện hiện nay, là kiểu nơng thơnđược xây dựng so với mơ
hình nơng thơncũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt. Nông thôn
mới là nông thônvăn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp của truyền
thống Việt Nam [20].
Theo Thông tư số 54/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định: “vùng/khu vực nông thôn mới Việt Nam xã hội
chủ nghĩa (XHCN) là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn; được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân
(UBND) xã".
Như vậy, nông thôn mới trước hết phải là nông thôn, chứ không phải là thị
tứ, thị trấn. Nông thôn mới vừa bao hàm chức năng lịch sử vốn có của nơng
thơnlà vùng nông dân quần tụ trong đơn vị làng xã và chủ yếu làm nơng nghiệp,

vừa có những thuộc tính khác với nơng thơn truyền thống, đó là: Làng xã văn
minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế
hàng hoá; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thônngày càng được
nâng cao; giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn
an ninh tốt, quản lý dân chủ [16].
Nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu
những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được những nét đặc
trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc sống văn hố tinh thần.
Như vậy, nơng thơn mới là nơng thơn có hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại,
làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế
hàng hóa; đời sống về vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng
cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nơng thơnan ninh
tốt, quản lý dân chủ.


12
c. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới
Dưới góc độ kinh tế vĩ mơ, Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới là cách
gọi chung cho quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa nơng thôn, dưới bối
cảnh “thành thị và nông thôncùng phát triển trong giai đoạn mới với “công nghiệp bổ
trợ nông nghiệp, thành thị dẫn dắt nơng thơn [23].
Xét dưới góc độ quản lý, Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới là
chương trình mục tiêu Quốc gia, được triển khai trên địa bàn cấp xã trong phạm
vi cả nước nhằm phát triển nơng thơn tồn diện theo hướng hiện đại [23].
Chương trình Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn với mục tiêu: Nơng
nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, người nơng dân có đời sống vật
chất, tinh thần ngày càng được nâng cao và nơng thơncó hạ tầng kinh tế xã hội
hiện đại. Ba nội dung này có quan hệ trực tiếp và mật thiết: (1) Hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại là cơ sở để phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống tinh
thần cho người dân; (2) Nông nghiệp phát triển góp phần tạo việc làm, nâng cao
thu nhập cho người dân; (3) Nơng dân chính là chủ thể và có vai trị chính thực

hiện 2 nội dung trên. Như vậy, Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới là đầu
tư và tạo nền tảng để phát triển "tam nông" bền vững.
Như vậy, Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thơn mới là q trình xây dựng
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, mơi trường nơng thơn nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân nông thôn, phát triển hài hịa, rút ngắn khoảng cách giữa
thành thị với nơng thơn. Q trình xây dựng với vai trị chủ thể là người dân nơng
thơnvà có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác.
1.1.1.2 Khái niệm huy động nguồn lực của người dân Xây dựng kết cấu
hạ tầng nơng thơn
Huy động là q trình tổ chức mà qua đó tập hợp, lồng ghép các hoạt động
nhằm động viên, cổ động tinh thần, khích lệ, lơi kéo mọi thành viên trong cộng
đồng tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, nhằm
giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống vật
chất tinh thần, bảo vệ môi trường tự nhiên vùng nông thôn.


13
Huy động là phát động, cịn đóng góp là góp phần của mình vào trong một
hoạt động, cơng việc nào đó. Như vậy, huy động đóng góp của người dân là tổ
chức phát động để nâng cao sự tham gia, góp phần của người dân và của mình
vào các hoạt động, cơng việc nào đó.
Huy động đóng góp của người dân cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thônmới là cách thức tổ chức tuyên truyền, vận động và thuyết phục để người
dân tham gia đóng góp cơng sức, trí tuệ, tiền của vào xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn mới, như: xây dựng đường giao thông, xây dựng hệ thống kênh
mương, hệ thống nước sạch, hệ thống điện, các trường học, trạm y tế, nhà văn
hóa thơn, khu dân cư,...phục vụ cho lợi ích và nhu cầu thiết thân của người dân,
góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
1.1.2. Vai trò của huy động đóng góp của người dân
cho xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn

1.1.2.1. Vai trị của người dân trong phát triển nơng thơn
Người dân đóng vai trị quan trọng trong phát triển nông thôn, là cơ sở
cho phát triển nơng thơn bền vững vì:
- Họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình.
- Họ quản lý nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa
phương mà quá trình phát triển phải dựa vào đó.
- Kỹ năng, truyền thống, kiến thức và năng lực của họ là tiềm năng chính
để phát triển.
- Sự cam kết của họ là sống cịn (nếu như họ khơng ủng hộ một kế hoạch
nào, kế hoạch đó sẽ khơng thực hiện được).
- Hơn thế nữa, một cộng đồng càng phát triển và năng động, thì càng có
khả năng thu hút người dân ở lại, và giữ họ không di chuyển đi nơi khác [11].
1.1.2.2. Vai trò của người dân trong Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới là một mô hình lớn. Để thực
hiện được các chỉ tiêu trong nội dung chương trình Xây dựng kết cấu hạ tầng
nơng thơnmới đề ra cần có sự vào cuộc của tất cả các ngành chức năng, đặc biệt


14
là chính người dân địa phương. Có nhiều cách tiếp cận tương ứng với mục tiêu,
nội dung khác nhau trong Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thônmới, tùy theo điều
kiện cụ thể của mỗi khu vực nơng thơnđể có phương pháp tiếp cận và nội dung phù
hợp. Đối với phát triển nông thôntrước đây thường sử dụng phương pháp phát
triển nông thôntheo cách tiếp cận truyền thống (hay là phát triển từ trên xuống).
Việc lập kế hoạch phát triển do tổ chức, cá nhân bên ngoài cộng đồng thực hiện,
chủ yếu do các cơ quan chun mơn có liên quan đến phát triển nông thôn, nông
nghiệp và quản lý tài nguyên tự nhiên thực hiện. Việc lập kế hoạch được thực hiện
theo quy trình, được quy định trong quy phạm lập kế hoạch, thường tập trung vào
việc sử dụng đất và các tài nguyên tự nhiên. Bên cạnh đó việc thực hiện các kế
hoạch phát triển lại cũng do các đơn vị đến từ bên ngoài tiến hành, thường khơng

có sự tham gia của người dân. Nên sản phẩm của các kế hoạch này thường không
thật sự phù hợp với nhu cầu của người dân cộng đồng, việc sử dụng nguồn lực hỗ
trợ của bên ngồi khơng được tiết kiệm, khơng có hiệu quả cao. Các nguồn lực của
cộng đồng cũng khơng được huy động một cách có hiệu quả cho việc thực hiện kế
hoạch phát triển của địa phương [13].
Khác với cách tiếp cận truyền thống thông thường, phương pháp tiếp cận
dựa vào nội lực cộng đồng (hay sự tham gia của cộng đồng) tập trung đầu tiên là
vào cách mà người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động góp phần
phát triển cộng đồng. Phương pháp xây dựng sự tự tin cho cộng đồng qua việc
đánh giá cao những việc mà người dân làm được cho cộng đồng và qua những
thành quả mà chính họ đạt được,chính sự tự tin này góp phần đưa cộng đồng phát
triển lên phía trước. Phương pháp này giúp cho cộng đồng đối mặt với những vấn
đề gặp phải bằng cách: Đầu tiên là xem xét khả năng của cộng đồng và huy động
các ngưồn lực của cộng đồng để giải quyết vấn đề theo thứ tự mà cộng đồng đã
nhất trí. Nói cách khác là cộng đồng đã tự định hướng q trình phát triển dựa vào
chính nội lực cho phép của cộng đồng [13].
Việc huy động nội lực của người dân để thực hiện các hoạt động phát


15
triển có vai trị rất quan trọng, làm cho hoạt động phát triển có hiệu quả hơn, nó
gắn trách nhiệm của người dân với các hoạt động phát triển. Xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thônmới theo phương pháp này cũng tác động trong việc đổi mới
tư duy và nâng cao năng lực của người dân địa phương, từ đó tạo ra động lực để
họ có thể đứng ra chủ động làm chủ việc phát triển kinh tế, xã hội và mơi
trường. Ta có thể thấy phương pháp này có các điểm mạnh như:
Phù hợp với chính sách và chiến lược của chính phủ về việc phân cấp và
dân chủ cơ sở.
Khuyến khích sự tham gia của người dân nhiều hơn vào các giai đoạn
khác nhau của chương trình, dự án phát triển nhờ vậy các kết quả đạt được phù

hợp với nhù cầu địa phương, kết quả đạt được cũng có tính bền vững.
Người dân và cán bộ cơ sở có trách nhiệm và nhiệt tình hơn, có sự minh
bạch và được làm chủ quản lý quá trình phát triển. Người dân có điều kiện giám
sát việc thực hiện, giảm thiểu việc sử dụng sai mục đích ở các cấp khác nhau.
Mặt khác trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển nông
thôn là rất hạn chế, hướng tới triển vọng một chương trình Xây dựng kết cấu hạ
tầng nông thôn mới trên phạm vi cả nước, có thể thấy phát triển dựa vào nội lực
và do người dân làm chủ là cách tiếp cận đúng. Theo cách tiếp cận này sẽ đảm
bảo đồng thời phát triển nông thôn mà không làm gia tăng gánh nặng cho ngân
sách nhà nước.
Trong toàn bộ sự nghiệp Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn hiện nay,
nông dân giữ vị trí là “chủ thể”, đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm
phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân
vào công cuộc Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn cả về kinh tế, văn hóa và x ã
hội đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ.
Phát huy vai trị nơng dân là thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp về
kinh tế, chính trị, văn hố, giáo dục, y tế, mơi trường… nhằm khơi dậy, sử dụng, phát
triển trên tất cả các yếu tố cấu thành: số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nông dân,


×