Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đề tài lập kế HOẠCH MARKETING CHO sản PHẨM BIA BUDWEISER TRONG GIAI đoạn 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 72 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING
------------

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

Đề tài:

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO
SẢN PHẨM BIA BUDWEISER TRONG
GIAI ĐOẠN 2020-2021

Thành phố Hồ Chí Minh 2020


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING
------------

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

Đề tài:

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO
SẢN PHẨM BIA BUDWEISER TRONG
GIAI ĐOẠN 2020-2021
GVHD: Ths. Nguyễn Ngọc Hạnh
SVTH: Lê Vân Đơng Nghi
Lớp:


CLC_18DMA03
MSSV: 1821003728

Thành phố Hồ Chí Minh 2020


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

THANG ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí

Nội dung đánh giá

Điểm:

Chun cần
Q trình (40%)

Thái độ
Năng lực
Nội dung

Điểm bài báo cáo (60%)


Bố cục
Hình thức

Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng…..năm 2018
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)


PHẦN PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 2. 1. Sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam từ 2010-2018........................................................17
Hình 2. 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ABInBev................................................................................22
Hình 2. 3. Thị phần ngành bia Việt Nam........................................................................................25
Hình 2. 4. Các loại bao bì sản phẩm của Bubweiser......................................................................34
Hình 2. 5. Thể tích của những sản phẩm Budweiser.....................................................................34
Hình 2. 6. Bao bì đặc biệt của Bubweiser xuân 2019.....................................................................35
Hình 2. 7: Biểu đồ thương hiệu bia được người tiêu dùng so sánh trên thị trường.....................45
Hình 2. 8. Nhận thức của người tiêu dùng về các loại bia.............................................................50
Hình 2. 9. Sơ đồ về báo cáo thu nhập của Budweiser cuối 2019 đầu 2020...................................51
Hình 2. 10. Sơ đồ ngân sách quàng cáo từ 2009-2019....................................................................51
Hình 2. 11. Báo cáo lưu chuyể tiền tệ..............................................................................................52


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐÂU..........................................................................................................1
1. CHƯƠNG 1..........................................................................................................4
1.2.

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ....................................................4


1.2.1

Khái niệm về Marketing và bảng kế hoạch Marketing.............................4

1.2.2

Vai trò và chức năng................................................................................5

1.3.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾ HOẠCH MARKETING.............................6

1.4.

QUY TRÌNH CỦA MỘT KẾ HOẠCH MARKETING.................................7

1.4.1

Xác định mục tiêu....................................................................................7

1.4.2

Phân tích thị trường và chiến lược Marketing hiện tại.............................8

1.4.3

Lựa chọn thị trường mục tiêu...................................................................8

1.4.4


Phân tích đối thủ cạnh tranh.....................................................................9

1.4.5

Phân khúc thị trường................................................................................9

1.4.6

Xác định kế hoạch Marketing mix.........................................................11

1.5.

NỘI DUNG CỦA BẢNG KẾ HOẠCH MARKETING...............................12

2. CHƯƠNG 2........................................................................................................14
2.1.

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGÀNH BIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. .14

2.2.1
2.3.

Tồng quan về trị trường ngành bia.........................................................14

GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP............................................................18

2.3.1

Sơ lược về công ty ABI..........................................................................18


2.3.2

Lịch sử hình thành và phát triển cơng ty ABI........................................19

2.3.3

Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty..........................................................20

2.3.4

Cơ cấu tổ chức.......................................................................................21

2.3.5

Đối thủ cạnh tranh..................................................................................22

2.3.6

Vị thế của dòng sản phầm Budweiser tại Việt Nam...............................23

2.4. CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CƠNG TY TRONG GIAI ĐOẠN
2020-2021...............................................................................................................25
2.4.1

Tóm lược – khái quát về kế hoạch.........................................................25

2.4.2

Phân tích cơ hội và vấn đề.....................................................................26


2.4.3

Mục tiêu và định hướng.........................................................................29

2.4.4

Nội dung Marketing Mix.......................................................................30


2.4.5

Chương trình hành động........................................................................37

2.4.6

Phân tích tài chính..................................................................................43

3. CHƯƠNG 3........................................................................................................45
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BẢN KẾ HOẠCH MARKETING
CHO SẢN PHẨM BUDWEISER CỦA CÔNG TY AB INBEV GIAI ĐOẠN 2021
45
3.1.1

Đề xuất giải pháp hoàn thiện về chiến lược Marketing..........................45

3.1.2

Dự kiến hiệu quả của giải pháp..............................................................49


3.2.

Đề xuất kế hoạch Marketing từ mơ hình SWOT...........................................50

3.2.1

Đánh giá hiệu quả hoạt động của cơng ty...............................................51

3.2.2

Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động xây dựng kế hoạch Marketing
53

KẾT LUẬN................................................................................................................54
TÓM TẮT.................................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................56


1. PHẦN MỞ ĐÂU

1.

Lý do chọn đề tài

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, thương mại mà mức
thu nhập cũng như mức sống của con người ngày một nâng cao kéo theo đó những
hoạt động tiêu dùng, vui chơi, giải trí đước phát triển mạnh mẽ hơn. Nhu cầu ăn
uống, mua sắm, tiêu dùng đặc biệt được quan tâm tới đặt biệt là ngành hàng F&B mà
cụ thể hơn nữa là các sản phẩm thức uống có cồn. Là một trong những quốc gia có
lượng tiêu thụ đồ uống có cồn đứng đầu Đơng Nam Á, đứng thứ hai sau Thái Lan và

nằm trong top của thế giới. Vậy làm thế nào mà người Việt có thể tiêu thụ hết một
lượng bia rượu vơ cùng lớn như thế? Trung bình mỗi người đã nạp vào cơ thể bao
nhiêu lít bia rượu mỗi năm? Những thương hiệu thức uống có cồn nào được sử dụng
nhiều nhất?
Với những thói quen mang đậm nét truyền thống đã có từ rất lâu, bia rượu hầu
như xuất hiện trong mọi hoạt động họp mặt,vui chơi, giải trí của người Việt. Sử dụng
rượu bia ở mức độ hợp lí, vừa phải có thể mang đến những lợi ích nhất định, giúp cơ
thể chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến tim mạch, ngăn chặn
các căn bệnh về sỏi thận hay thậm chí giảm thiểu nguy cơ ung thư, mặt khác nếu như
sử dụng quá nhiều các thức uống có cồn có thể sẽ xảy ra những hậu quả nhất định đến
sức khỏe hoặc sẽ là nguyên nhân dẫn đến gây mất trật tự an toàn xã hội. Do đó ngành
bia Việt Nam chịu sự chi phối và kiểm sốt của Nhà nước với các chính sách tun
truyền, tác động làm giảm tiêu thụ rượu bia, và nổi bật nhất là lộ trình tăng thuế tiêu
thụ đặc biệt. Bên cạnh đó, việc Việt Nam hồn thành và triển khai đàm phán ký kết
nhiều hiệp định thương mại tự do với các bên, cam kết cắt giảm thuế quan cho các
mặt hàng nhập khẩu đã gia tăng cạnh tranh lên ngành bia nội địa. Các hãng bia ngoại
như Heineken, AB Inbev, Sapporo…nhờ đó có cơ hội gia nhập vào thị trường, các
sản phẩm bia ngoại được nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam, tạo áp lực cạnh
tranh gay gắt lên các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong phân khúc bia cao
cấp. Các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh quyết liệt và có
những thay đổi nhanh chóng về khoa học – cơng nghệ, những đạo luật, chính sách
1


mới từ cơ quan nhà nước và sự trung thành của khách hàng cũng trở nên giảm sút.
Đối mặt với những vấn đề trên, công ty AB Inbev với vai trò là nhà sản xuất bia lớn
nhất thế giới phải nắm bắt được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục
tiêu với sản phẩm bia Bubweiser, chỉ sản xuất ra sản phẩm chất lượng thơi thì chưa
đủ, doanh nghiệp cần phải tìm cách để thuyết phục khách hàng chọn sản phẩm của
mình thay vì đối thủ, đưa sản phẩm của mình đến với nhiều khách hàng hơn, để làm

được điều đó AB Inbev đã và đang chú trọng việc đầu tư vào các hoạt động sản xuất
và marketing. Vì vậy mà vai trị của marketing trở nên quan trọng hơn do đó việc xây
dựng một bảng kế hoạch marketing rõ ràng và thực tế là không thể thiếu trong các
hoạt động của doanh nghiệp. Nhằm để hiểu rõ hơn về kế hoạch marketing trong
doanh nghiệp tôi đã nghiên cứu đề tài “ Lập kế hoạch marketing của sản phẩm bia
Bubweiser trong giai đoạn 2020-2021”
2.

Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định đặc điểm của doanh nghiệp AB InBev nhằm tạo tiền đề cho việc lập
nên kế hoạch Marketing cho sản phẩm bia Budweiser.
- Phân tích các chiến lược Marketing mà doanh nghiệp đã áp dụng trong thực
tiễn
- Đánh giá hiệu quả của các hoạt động Marketing thông qua số liệu thực tế
- Tìm kiếm phương án khắc phục các hạn chế để hoàn thiện hoạt động lập kế
hoạch Marketing cho doanh nghiệp AB InBev cho dòng sản phẩm bia Bubweiser
3.

Nội dung nghiên cứu

- Hệ thống hóa lại nội dung cơ bản, cơ sở lý luận về kế hoạch Marketing tạo tiền
đề cho dự án lập kế hoạch Marketing thực tiễn trong năm mới.
- Giới thiệu tổng quan về thực trạng của doanh nghiệp AB InBev trong những
năm vừa qua, cũng như các giai đoạn phát triển của sản phẩm bia Bubweiser
- Xem xét và phân tích rõ các hoạt động lập kế hoạch Marketing từ thực tiễn cho
sản phẩm bia ngoại nhập dành cho thị trường Việt
-

Đề xuất các phương án, giải pháp để hoàn thiện hoạt động lập kế hoạch


Marketing cho sản phẩm Bubweiser trong giai đoạn cuối năm 2020-2021
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2


-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động lập kế hoạch Marketing cho sản

phẩm bia Bubweiser của công ty đa quốc gia Anheuser-Busch
-

Thời gian nghiên cứu từ cuối năm 2020 đến hết năm 2021
5.

Bố cục đề tài

Bố cục đề tài được chia làm ba phần
Phần 1. Cơ sở lý luận của kế hoạch Marketing
Phần 2. Phân tích thực trạng và tổng quan về ngành hàng của công ty sản xuất
các loại nước giải khát Anheuser-Busch
Phần 3. Đề xuất giải pháp từ những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch Marketing
Trình bày các lý thuyết, khái niệm về kế hoạch Marketing và tầm quan trọng
của kế hoạch Marketing cũng như quy trình thực hiện của một kế hoạch Marketing.
CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng Marketing của cơng ty Anheuser-Busch

Phân tích tổng quan về các vấn đề liên quan đến hoạt động Marketing, nhãn
hiệu, thị trường ngành bia hiện nay tại Việt Nam, về dịng sản phẩm Budweiser của
cơng ty ABI, sau đó phân tích kế hoạch Marketing mà cơng ty đang thực hiện.
CHƯƠNG 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng kế
hoạch Marketing
Đề xuất một số giải pháp hồn thiện dựa trên thơng tin, các chiến lược
Marketing hỗn hợp của công ty, đánh giá và nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt
động xây dựng kế hoạch Marketing với nhãn hàng Budweiser.

3


2. CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ HOẠCH MARKETING
2.2.

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ

2.2.1 Khái niệm về Marketing và bảng kế hoạch Marketing
Thuật ngữ “Marketing” được biết đến và sử dụng rộng rãi từ cuối thế kỉ 20, nhưng
trong thực tế, từ lâu các hoạt động Marketing đã diễn ra một cách tự nhiên xuyên suốt
các hoạt động mua bán. Khi hoạt động mua bán diễn ra, người bán luôn nghĩ ra
những ý tưởng mới thu hút người mua, họ đặt tên cho sản phẩm, đặt vị trí bán hàng
của mình ở nơi đơng đúc, dễ bán nhất và mời chào khách hàng đến mua sản phẩm của
mình, đó chính là các hoạt động Marketing. Tuy nhiên, các hoạt động như quảng cáo,
mời chào, bán hàng chỉ là một phần nhỏ trong quy trình Marketing.
Hiện nay có rất nhiều các khái niệm Marketing khác nhau và được chia thành
hai quan điểm: Marketing truyền thống và Marketing hiện đại. Với khái niệm
Marketing truyền thống của Wolfgang L.Koschnick, “Marketing là việc tiến hành các

hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dịng hàng hóa và dịch vụ từ người
sản xuất đến người tiêu dùng”. Còn theo quan điểm Marketing hiện đại, theo Hiệp hội
Marketing Mỹ, “Marketing là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá,
chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao
dịch để thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức ” và theo Philip Kotler, “Marketing
là một quá trình xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm có thể nhận ra được
những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm, dịch vụ
có giá trị với người khác”. Nhưng dù theo quan điểm nào, chúng ta đều thống nhất
quan điểm ở Marketing là đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Kế hoạch Marketing là một tài liệu hoặc bản thiết kế toàn diện phác thảo các
nỗ lực quảng cáo và tiếp thị của doanh nghiệp trong năm tới. Nó mơ tả các hoạt động
kinh doanh liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu tiếp thị cụ thể trong một
khung thời gian đã định… Kế hoạch tiếp thị chỉ ra bước hoặc hành động sẽ được sử
dụng để đạt được các mục tiêu kế hoạch. Kế hoạch Marketibg bắt đầu bằng với việc
4


xác định nhu cầu khách hàng thông qua nghiên cứu thị trường, trả lời cho câu hỏi làm
thế nào để doanh nghiệp đáp ứng những nhu cầu này và gia tăng lợi nhuận cho chính
họ.
Hoạch định là phân tích những việc phát sinh trong quá khứ để xác định những
việc cần làm ở hiện tại và tương lai. Hoạch định là một hệ thống quan trọng giúp
doanh nghiệp kiể soát hoạt động tuong lai của mình.
Hoạch định nhằm phát triển và duy trì sự thích nghi chiến lược giữa một bên là
mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp và một bên là biến động của thị trường
Kế hoạch Marketing sẽ trình bày:
- Những gì doanh nghiệp hi vọng sẽ đạt được;
- Những cách để đạt được mục tiêu đó;
- Xác định thời gian đạt được mục tiêu
- Kế hoạch Marketing trong kinh doanh vạch ra phương hướng phát triển

toàn diện cho doanh nghiệp thơng qua việc:
- Cụ thể hóa những sản phẩm cơng ty có thể sản xuất và cung ứng trên thị
trường;
- Những thị trường mà doanh nghiệp hướng tới;
- Hình thành hững mục tiêu cần đạt được cho từng sản phẩm của doanh
nghiệp
Các kế hoạch marketing cũng có thời hạn thực hiện khác nhau có thể từ một
năm cho đến một số năm. Mỗi bản kế hoạch marketing thường có các nội dung chính
là: Những phân tích cơ bản về thị trường và môi trường marketing, xác định thị
trường mục tiêu, các mục tiêu marketing cụ thể, ngân sách cho hoạt động marketing,
chiến lược và một chương trình marketing bao gồm các biện pháp marketing với thời
gian thực hiện cụ thể.
2.2.2 Vai trò và chức năng
Hiện nay, hoạt động Marketing trong doanh nghiệp đóng vai trị rất quan trọng
không thể bỏ qua. Các doanh nghiệp lớn nhỏ đang cạnh tranh nhau trên cùng một thị
trường rộng lớn, vì vậy hoạt động Marketing được coi là một trong những yếu tố
5


quyết định trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nếu như trước đây Marketing được
đánh giá ngang bằng với các bộ phận khác trong doanh nghiệp thì giờ đây, các hoạt
động Marketing đã được đề cao hơn với những vai trò như sau:
Marketing giúp doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ với khách hàng, xác định
hình ảnh của tổ chức, cách khách hàng liên kết với các sản phẩm hoặc dịch vụ của
doanh nghệp và mang lại niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp.
Khi nói đến lợi nhuận, Marketing chịu trách nhiệm về việc tăng doanh thu và
tăng lợi ích cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Marketing cũng giúp phát triển cơ sở khách
hàng cho doanh nghiệp.
Marketing có nhiệm vụ xây dựng hình ảnh thương hiệu, tham gia vào các hoạt

động quảng bá, quảng cáo và tương tác với khách hàng thông qua thu thập thông tin
phản hồi. Marketing cũng là trung tâm của việc tạo ra lòng trung thành của khách
hàng và giữ chân khách hàng.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng của Marketing là thu hút
khách hàng mục tiêu đến với doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, các doanh
nghiệp phối hợp các chức năng Marketing , là những hoạt động có liên quan với nhau
và phải phối hợp với nhau để đưa hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến khách
hàng. Các chức năng của Marketing là lập kế hoạch thị trường, quản lý sản
phẩm/dịch vụ, quản lý thông tin tiếp thị, định giá, quản lý kênh, quảng cáo và bán
hàng.

2.3.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾ HOẠCH MARKETING

Lập kế hoạch tiếp thị giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ
trong kinh doanh , đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu đã đề ra. Marketing tốt
giúp doanh nghiệp định vị được vai trị của mình trong tâm trí của khách hàng, hiểu
được rằng tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp tốt hơn, hoặc khác với các
sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác giúp tăng tính cạnh tranh. Một kế
hoạch tiếp thị tốt có khả năng tiếp cận chính xác đối tượng mục tiêu, tăng cường cơ
6


sở khách hàng nhằm mục đích tăng doanh thu và lợi nhuận. Kế hoạch marketing
thường được yêu cầu khi tìm kiếm tài trợ và giúp doanh nghiệp thiết lập mục tiêu rõ
ràng, thực tế và có thể đo lường. Phát triển một kế hoạch tiếp thị địi hỏi phải có quá
trình nghiên cứu, thời gian và cam kết nhưng đây cũng là một q trình rất có giá trị
có thể đóng góp cho thành cơng trong q trình kinh doanh. Một trong những lợi ích
lớn nhất của việc phát triển một kế hoạch Marketing là giúp doanh nghiệp tìm ra

phương pháp, tập trung nguồn lực, lên kế hoạch cho sự phát triển cho doanh nghiệp.
Kế hoạch marketing giúp doanh nghiệp làm rõ mục tiêu và xác định vị trí của
mình trong tương lai, điều này cuối cùng lại củng cố chiến lược của doanh nghiệp.
Một quá trình lập kế hoạch marketing cũng giúp mọi người trong công ty hành động
trên cùng một định hướng của những nỗ lực marketing.

2.4.

QUY TRÌNH CỦA MỘT KẾ HOẠCH MARKETING

Quá trình lập kế hoạch Marketing là cách tiếp cận có hệ thống để phát triển
các mục tiêu, chiến lược và chiến thuật thực hiện các chiến lược Marketing đó sao
cho hiệu quả. Nó có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhiều tình huống khác
nhau, từ việc thành lập một công ty hoặc khu vực hành nghề mới cho đến việc tái
định vị một cơng ty hiện tại - thậm chí là lập kế hoạch thường xuyên cho các hoạt
động phát triển kinh doanh mới.
Một kế hoạch Marketing có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau về quá
trình lập kế hoạch Marketting cho doanh nghiệp. Sơ đồ dưới đây minh họa các giai
đoạn chủ yếu của quá trình lập kế hoạch Marketing chủ yếu cho một cơng ty
Quy trình của kế hoạch Marketing bao gồm:
2.4.1 Xác định mục tiêu
Hiểu rõ được mục tiêu sẽ giúp ta phác thảo định hướng và hoạch định hoạt
động marketing để có thể đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Nắm rõ mục
tiêu sẽ giúp chúng ta biết được thị trường mà mình cần tập trung, chiếm bao nhiêu
doanh số và thị phần, từ đó có thể tính tốn cần bao nhiêu nguồn lực và ngân sách.

7


Dù các doanh nghiệp có những hoạt động Marketing, cách thức thực hiện khác

nhau thì nhìn chung họ cũng hướng đến mục tiêu gần giống nhau. Mục tiêu của
doanh nghiệp và người mua đôi khi mâu thuẫn với nhau: một bên thì muốn thỏa mãn
tối đa nhu cầu từ thị trường mang lại khi tiêu dùng nhưng giá cả phải phù hợp, một
bên thì muốn chi phí tạo ra sản phẩm tối thiểu nhưng lại mang lại lợi nhuận ở mức
cao nhất. Vì thế, các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động kinh doanh thì doanh
nghiệp phải bán những thứ khách hàng cần do đó những mục tiêu phải được thiết lập
một các rõ ràng, cụ thể và được sắp xếp theo một thứ tự để dễ dàng thực hiện.
Những mục tiêu Marketing bao gồm: kích thích lợi nhuận và tiêu dùng tối đa,
tạo ra sự đa dạng hóa về ản phẩm lựa chọn nhằm tối đa hóa lựa chọn và chất lượng
cuộc sống( chất lượng hàng hóa và dịch vụ, chất lượng môi trường sống), thị phần, độ
nhận diện thương hiệu.
2.4.2 Phân tích thị trường và chiến lược Marketing hiện tại
Nghiên cứu và phân tích thị trường để nắm được những yếu tố có tác động đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: cơ cấu vận hành của thị trường, tìm
hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh
của họ. Phân tích để biết được đâu là những thuận lợi và cơ hội, đâu là những khó
khăn, thách thức, hiểu được những ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp so với
các đối thủ cạnh tranh
Bất kỳ công ty nào cũng phải phân tích khả năng thị trường và chiến lược
Marketing hiện tại nhằm đánh giá lại các đặc điểm của thị trường như quy mô, các
yếu tố biến động ảnh hưởng của môi trường Marketing đến khả năng tiêu dùng của
khách hàng. Đồng thời có thể xác định được vị thế cong6t y trong hiện tại và so với
đối thủ cạnh tranh.
Trong q trình phân tích chiến lược Marketing hiện tại, công ty sẽ xem xét lại
doanh số, giá cả và lợi nhuận của những sản phẩm chính qua các kênh phân phối và
các chiến lược Marketing như chiến lược giá, chiến lược kênh phân phối và chiêu thị
sẽ thực hiện trong thời gian tới.
2.4.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu
8



Trước hết doanh nghiệp cần tiến hành phân đoạn thị trường. Phân đoạn thị
trường là việc phân chia thị trường thành các bộ phận khác nhau, căn cứ và kỹ thuật
và tiêu thức phân đoạn nhất định (thu nhập, giới tính, tuổi tác, tâm lí, hành vi, nhân
khẩu học, địa lí...), sao cho cùng một đoạn thị trường khách hàng có cùng một đặc
điểm tiêu dùng như nhau đối với sản phẩm.
Thị trường mục tiêu là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp
đang có nhu cầu hoặc sẽ có nhu cầu trong tương lai. Nhiệm vụ đặt ra là phải thu hút
sự chú ý của các nhóm đối tượng ở thị trường này.
2.4.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Trước hết doanh nghiệp cần tiến hành phân đoạn thị trường. Phân đoạn thị
trường là việc phân chia thị trường thành các bộ phận khác nhau, căn cứ và kỹ thuật
và tiêu thức phân đoạn nhất định (thu nhập, giới tính, tuổi tác, tâm lí, hành vi, nhân
khẩu học, địa lí...), sao cho cùng một đoạn thị trường khách hàng có cùng một đặc
điểm tiêu dùng như nhau đối với sản phẩm.
Thị trường mục tiêu là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp
đang có nhu cầu hoặc sẽ có nhu cầu trong tương lai. Nhiệm vụ đặt ra là phải thu hút
sự chú ý của các nhóm đối tượng ở thị trường này.
2.4.5 Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra những cơ hội kinh doanh
mà mình có thể tạo nên những bước đột phá, tập trung nguồn lực vốn có hạn để phục
vụ những khách hàng phù hợp. Trong quá trình phân tích tìm ra điểm mạnh, điểm yếu
bên trong cơng ty bên cạnh đó là cơ hội, thách thức mà cơng ty đang gặp phải để tìm
ra nhũng yếu tố chính và quan trọng có ảnh hưởng đến chiến lược Marketing để vạch
ra ma trận SWOT.
Phân tích SWOT được dùng để xác định các chiến lược khả thi làm tiền đề
cho việc hoạch định kế hoạch chiến lược, các chương trình hành động thích hợp. Dựa
trên việc phân tích các yếu bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh.
Tiến trình của ma trận SWOT bao gồm:

9


Bước 1: Liệt kê các yếu tố bên trong, bê ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Bước 2: Xác định các chiến lược dựa trên ma trận SWOT
-

Các thông tin trong bảng SWOT có thể giúp xác định các nhóm chiến

lược
-

Sử dụng các điểm mạnh và cơ hội để giảm bớt các điểm yếu và thách

thức
-

Định hướng các nhóm chiến lược mục tiêu cho doanh nghiệp

SWOT

O: Cơ hội
S+O: Tận dụng

S: Điểm mạnh

các cơ hội để phát huy
tối đa các điểm mạnh


W+O: Khắc
W: Điểm yếu

phục các điểm yếu bằng
cách phát huy tối đa các
điểm mạnh

T: Thách thức
S+T: Tìm cách
phát huy điểm mạnh
làm giảm các mối đe
dọa bên ngoài
W+T: Xây dựng
kế hoạch phòng thủ
nhằm chống lại các
thách thức và hạn chế
của điểm yếu

Bước 3: Lựa chọn chiến lược phát triển cho doanh nghiệp
Chọn chiến lược khả thi, sắp xếp thứ tự ưu tiên các chiến lược
Một số khái niệm về các chiến lược
-

Chiến lược thâm nhập thị trường: là nhằm làm tăng thị phần cho các sản

phẩm/ dịch vụ hiệ có trên thị trường bằng các nỗ lực Marketing lớn hơn
-

Chiến lược phát triển thị trường: là việc đưa sản phẩm/ dịch vụ hiện có


của cơng ty sang bán ở một thị trường mới

10


-

Chiến lược kết hợp ngược về phía sau: là cơng ty sẽ kiểm soát vùng

nguyên liệu
-

Chiến lược kết hợp ngang hàng: là cơng ty kiểm sốt đối thủ cạnh tranh

bằng cách mua lại hoặc hợp nhất
Từ kết quả của việc phân tích mội trường Marketing hiện tại của cơng ty và
những mục tiêu công ty muốn đạt được, lựa chọn thị trường mục tiêu là lựa chọn
nhóm khách hàng tiềm năng mà công ty định hướng sẽ phục vụ với những sản phẩm
cụ thể ở những thị trường nhất định. Tùy theo mức độ phân tích và khả năng tài chính
của cơng ty mà cơng ty có thể chọn một hay một đoạn thị trường. Khi lựa chọn thị
trường mục tiêu cần chú ý để làm rõ các yếu tố sau:
Loại sản phẩm sẽ phục vụ cho những nhóm khách hàng có nhu cầu;
Phương tiện phục vụ;
Doanh số bán và lợi nhuận ở thị trường đó;
Mục độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng ở thị trường đó
2.4.6 Xác định kế hoạch Marketing mix
Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp
thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt mục tiêu tiếp thị trên thị trường.
Marketing mix vốn được phân loại theo mơ hình 4P gồm có: Product(sản
phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion(xúc tiến) được sử dụng trong

hoạt động Marketing hàng hóa. Theo thời gian, mơ hình này được phát triển thành
Marketing 7Ps theo sự phức tạp và cải tiến của Marketing hiện đại.
Các chuyên gia Marketing đã đưa ra 3P bổ sung khác là Process (quy trình),
People (con người) và Physical Evidence (bằng chứng vật lí) tăng cường sức mạnh
cho hoạt động Marketing khi sản phẩm khơng cịn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà
cịn là dịch vụ vơ hình.
Chiến lược sản phẩm là việc doanh nghiệp xác định giá trị, cơng dụng, kiểu
dáng chất lược, bao bì, nhãn hiệu,, kích cỡ, dịch vụ hậu mãi và các tiện ích khác. Sản
phẩm được nhắc đến có thể là sản phẩm hữu hình hoặc sản phẩm vơ hình.

11


Chiến lược giá là việc lựa chọn các phương pháp định giá theo các nguyên tắc
định giá của công ty.
Chiến lược chiêu thị là mọi hoạt động của công ty nhằm quảng bá thông tin về
sản phẩm và dịch vụ của công ty bao gồm các hoạt động như quảng cáo, kích thích
tiêu thụ, khuyến mãi, chào hàng và sử dụng các công cụ truyền thông khác.

2.5.

NỘI DUNG CỦA BẢNG KẾ HOẠCH MARKETING

Nội dung kế hoạch Marketing là sự trình bày kế hoạch Marketing với cấu trúc
bao gồm: Tóm lược, phân tích, mục tiêu và định hướng chiến lược, nội dung
Marketing mix, chương trình, ngân sách, kiểm tra.
1.Tóm lược (Khái quát về kế hoạch): trình bày một cách ngắn gọn về các vấn
đề, mục tiêu, chiến lược và các hoạt động chính, mục tiêu kì vọng trong kế hoạch.
Phân tích bối cảnh Marketing: phân tích những số liệu lịch sử liên quan đến thị
trường, sản phẩm, cạnh tranh, phân phối và các yếu tố môi trường vĩ mô. Đánh giá

kết quả kinh doanh và các chương trình Marketing mà doanh nghiệp đã thực hiện cho
sản phẩm, thương hiệu trong thời gian qua.
2.Phân tích những cơ hội và vấn đề: phân tích các xu hướng và điều kiện mới
của thị trường sản phẩm. Bao gồm quy mô và tốc độ tăng trưởng của toàn bộ thị
trường và những đoạn thị trường mục tiêu.
3.Phân tích SWOT: cơ hội, thách thức đối với sản phẩm, thương hiệu mà kế
hoạch phải đảm bảo hoặc đối phó trong thời gian tới, điểm mạnh và điểm yếu của sản
phẩm, thương hiệu và doanh nghiệp để lên kế hoạch và đối mặt.
4.Mục tiêu và định hướng chiến lược Marketing: xác định những mục tiêu chủ
yếu mà kế hoạch muốn đạt được về khối lượng tiêu thụ, lợi nhuận... xác định các
nguyên tác và định hướng chiến lược dẫn dắt các hoạt động Marketing của doanh
nghiệp trên thị trường trong thời kì kế hoạch. Bao gồm xác định các nội dung chủ
yếu như thị trường mục tiêu, định vị, các trong tâm chiến lược.

12


5.Nội dung của Marketing mix: xác lập Marketing mix bao gồm đặc tính,
chủng loại sản phẩm, thương hiệu, nhãn hiệu, bao gói, định giá, hệ thống phân phối,
lực lượng bán, dịch vụ, quảng cáo, khuyến mãi.
6.Chương trình hành động: đây là một kế hoạch chi tiết cho biện pháp trong
Marketing hỗn hợp nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả và phối hợp hoạt động giữa các
phòng bao chức năng trong đó chỉ ra được: thị trường mục tiêu sẽ phục vụ; những
công việc phải làm, các hoạt động cụ thể cho từng nhóm, biện pháp Maketing; ai là
người chịu trách nhiệm thực hiện từng hoạt động, phân cơng bố trí con người, bộ
phận cụ thể để thực hiện; thời gian thực hiện và các mốc thời điểm bắt đầu và kết
thúc của từng hoạt động; ngân sách cho mỗi hoạt động là bao nhiêu
7.Phân tích tài chính: dự kiến lãi lỗ của công ty
8.Kiểm tra: xác định hệ thống chỉ tiêu và cơ chế kiểm tra, đánh giá thường
xuyên kế hoạch Marketing này trong suốt thời gian thực hiện, đồng thời, xác định rõ

các hành động cần thực hiện để đối phó với những thay đổi trong q trình thực hiện
kế hoạch.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Tác giả đã chỉ ra một cách cụ thể về các định nghĩa, nội dung của lý do thực
hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu, mục tiêu và đối tượng nghiện cứu nhằm
tạo tiền đề cho người đọc nắm rõ hơn và có thể nhận xét hay tham khảo về các
nội dung trong bài đề cập đến.

13


3. CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CƠNG TY ANHEUSERBUSCH (AB INBEV)
2.1.
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGÀNH BIA Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
3.2.1 Tồng quan về trị trường ngành bia
Thị trường bia Việt Nam hiện đang được ví như “cục nam châm” thu hút hầu
hết các hãng sản xuất bia lớn trên thế giới. Những doanh nghiệp (DN) này đã mở
rộng quy mô, đầu tư xây dựng mới nhiều nhà máy tại Việt Nam, cùng với các chiến
lược ma-két-tinh toàn cầu đã tạo ra những áp lực cạnh tranh rất lớn trong cuộc chiến
giành thị phần. Và nếu khơng có những chiến lược bài bản, đầu tư trang thiết bị, công
nghệ, đổi mới về hình thức và chất lượng, chắc chắn thị phần của các DN bia trong
nước sẽ ngày càng thu hẹp, khó có thể cạnh tranh sịng phẳng với bia ngoại.
Trong năm 2019 ngành bia ở Việt Nam đạt tổng sản lượng hơn 5 tỷ lít , về mặt
tiêu thụ đạt hơn 4 tỷ lít (tăng 29.1% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu thị trường
bia đạt hơn 65 tỷ đồng. Về chủng loại tiêu thụ, tiêu thụ bia đóng lon chiếm 66.8%
tổng tiêu thụ bia tại Việt Nam, tiếp theo là bia đóng chai 29.9%; bia hơi 3.1% và

chiếm 1 thị phần khiêm tốn là bia tươi 0.1%. 
Về nhập khẩu, sản lượng bia nhập khẩu đạt hơn 37 triệu lít (tăng trưởng 8.9%
so với cùng kỳ năm 2018 trong đó Hà Lan (25%), Mexico (17%) và Bỉ (16%) là
những nước nhập khẩu chủ yếu.
Về xuất khẩu, sản lượng bia xuất khẩu tăng hơn năm trước đạt hơn 46 triệu lít,
trị giá 45.87 triệu USD. Mức sản lượng xuất khẩu sụt giảm khoảng 7% so với cùng
kỳ, chủ yếu là do chất lượng bia của Việt Nam chưa được đánh giá cao, chưa tạo
được thương hiệu trên thị trường quốc tế.
So thị trường các nước đã phát triển như châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, mức tăng
5-6% hàng năm của thị trường Việt Nam đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Tính trong

14


giai đoạn 2019-2023, ngành bia tăng trưởng trung bình 6-7%/năm. Năm 2019, doanh
thu thị trường đạt quy mô 7,7 tỉ USD và kỳ vọng lên 8,2 tỉ USD trong năm 2020 này.
Theo điều tra của EuroMonitor International, các công ty đang nắm giữ đa số
thị phần trên thị trường bia Việt Nam là Sabeco, VBL và Habeco. Các doanh nghiệp
này đang cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Nếu như doanh nghiệp nội tập trung
vào các sản phẩm bia trung cấp, thứ cấp thì các doanh nghiệp ngoại gây ảnh hưởng
đến phân khúc cao cấp. Điểm nhấn đáng chú ý nhất trong ngành thời gian vừa qua là
việc AB Inbev – nhà sản xuất bia có thị phần cao nhất thế giới đã chính thức hồn
thành xây dựng nhà máy bia vào tháng 5/2015 tại Bình Dương với cơng suất ban đầu
là 50 triệu lít/năm. Điều này hứa hẹn bùng nộ cuộc chiến trong phân khúc bia cao cấp
khi 2 dòng sản phẩm của AB Inbev là Budweiser và Beck’s sẽ là đối thủ trực tiếp với
Heineken - nhãn hiệu hiện dẫn đầu phân khúc cao cấp. Ngành sản bia Việt Nam đang
trong giai đoạn tăng trưởng nóng. Sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp sản xuất nước
ngoài cũng như sự gia tăng về số lượng nhãn hiệu và sản phẩm đã khiến cho thị
trường này trở nên rất sôi động. Năm năm tới, tốc độ tăng trưởng doanh thu của
ngành bia được BMI dự báo là dương.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường bia Việt Nam có tốc độ phát triển
nhanh, với sản lượng bia hiện chiếm 95% tổng sản lượng tiêu thụ đồ uống có cồn của
người Việt Nam. Chưa kể, mức tiêu thụ bia hằng năm đang khơng ngừng tăng, tính
đến hết năm 2019, Việt Nam tiêu thụ hơn 4,5 tỷ lít bia, trở thành quốc gia dẫn đầu
khu vực ASEAN về tiêu thụ bia. Trong sáu năm qua, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ bia
tại Việt Nam là 6,6%/năm, khá cao so với mức 0,2% trên tồn cầu. Chính do sức hấp
dẫn lớn của thị trường, cho nên các thương hiệu bia hàng đầu thế giới như Heineken,
Tiger, Carlsberg, Budweiser, Sapporo,… đều “đổ bộ” vào Việt Nam. Thị trường bia
Việt Nam vì thế dần trở nên “chật chội” hơn khi đã có tới hơn 30 hãng bia lớn trên
thế giới góp mặt. Việc xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu bia quốc tế đã khiến
cho sự cạnh tranh trên thị trường bia Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt, nhất là
trong phân khúc bia cao cấp.

15


Đến nay, các hãng bia lớn trên thế giới không chỉ đơn thuần được nhập khẩu
như trước mà đã tìm đến Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, nhằm tiếp
cận thị trường hiệu quả hơn, từ đó tạo áp lực cạnh tranh gay gắt lên DN sản xuất bia
trong nước. Điều này thể hiện ở việc các hãng bia liên tiếp ra mắt sản phẩm bia lon,
chai mới với thiết kế bắt mắt, hiện đại, chất lượng ngày càng cao để làm hài lòng
khẩu vị của mọi đối tượng khách hàng. Trên thực tế, các thương hiệu bia đã khơng
cịn độc chiếm thị phần theo khẩu vị vùng miền như trước mà đã mở rộng thị trường
đa dạng hơn. Khi sự phân hóa thị trường theo vùng miền dần được xóa bỏ sẽ là tín
hiệu tốt cho triển vọng phát triển thị phần của các hãng bia.

Trước sự tiến công mạnh mẽ của các thương hiệu bia ngoại, đương nhiên các
DN sản xuất bia nội không thể ngồi n. Điển hình như Tổng cơng ty CP Bia - Rượu
- Nước giải khát Hà Nội (Habeco), một DN lớn trên thị trường bia vừa cho ra mắt
thành công nhận diện thương hiệu mới theo hướng hiện đại, phù hợp phong cách mới

của người tiêu dùng (NTD), đồng thời triển khai nghiên cứu phát triển và đã đưa ra
thị trường hai dòng sản phẩm mới là bia Hanoi Bold, Hanoi Light hướng tới nhóm
khách hàng trẻ, năng động. Chưa dừng lại, trong tháng 5 vừa qua, Habeco còn tiếp
tục tung ra nhiều dòng sản phẩm mới như bia hơi Hà Nội 500 ml (đóng lon) và bia
hơi Hà Nội 1 lít (đóng chai PET), bước đầu được rất nhiều NTD tích cực đón nhận.
Cơng ty TNHH Bia Huế (Huda) cũng đánh dấu đột phá khi cho ra mắt dòng sản
phẩm bia được ủ nấu ở âm 1 độ C Huda Ice Blast, nhằm tiếp tục nâng cấp trải nghiệm
thưởng bia của NTD. Hay Cơng ty CP Tập đồn Bia Sài Gịn Bình Tây (Sabibeco)
cũng nhanh nhạy trong việc đưa ra thị trường dịng sản phẩm bia khơng cồn thu hút
được rất nhiều NTD.

16


Hình 2. 1. Sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam từ 2010-2018
Đáng chú ý, đối lập hoàn toàn với 2 đối thủ trong ngành, thảo luận của Budweiser
trong giai đoạn search chiếm tỷ trọng rất cao. Budweiser vẫn còn là bia mới đối với
người dùng. Nhiệm vụ của Budweiser trên kênh social media làm sao để người tiêu
dùng trở nên quen thuộc hơn với Budweiser và không ngừng cung cấp đầy đủ thông
tin về thương hiệu cho người tiêu dùng.
Heineken và Tiger có hành trình khách hàng trên social media gần như nhau và giống
với xu thế chung của ngành. Nhưng điểm đáng chú ý là ở Heineken, giai đoạn so sánh
trở nên vượt trội. Bia Heineken thường được xem là chuẩn cho người tiêu dùng tại
Việt Nam so sánh với những bia khác.

17


3.3.


GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP

3.3.1 Sơ lược về công ty ABI
Anheuser-Busch InBev( viết tắt là AB InBev) là một công ty nước giải khát và
sản xuất rượu bia đa quốc gia có trụ sở ở Leuven, Bỉ. Hãng này là nhà sản xuất bia
lớn nhất thế giới và có 25 phần trăm thị phần tồn cầu. AB InBev đã được hình thành
thơng qua ba vụ sáp nhập liên tục ba tập đoàn sản xuất bia rượu quốc tế: Interbrew từ
Bỉ, AmBev từ Brazil, và Anheuser-Busch từ Hoa Kỳ. Tập đồn này có 16 nhãn hiệu
mã mỗi nhãn hiệu tạo ta hơn 1 tỷ USD mỗi năm doanh thu ra khỏi một danh mục đầu
tư của hơn 200 nhãn hiệu. Danh mục đầu tư này tổng thể bao gồm các nhãn
hiệu Budweiser, Corona và Stella
tế Beck's, Hoegaarden và Leffe và

Artois,
các

các

thương

Light, Skol, Brahma, Antarctica, Quilmes,

hiệu

thương
trong

Victoria, Modelo

hiệu

nước

quốc
như Bud

Especial, Michelob

Ultra, Harbin, Sedrin, Klinskoye, Sibirskaya Korona, Chernigivske và Jupiler. Tổng
doanh thu cho tất cả 200 nhãn hiệu AB InBev trong năm 2019 là hơn 59 tỷ USD [2].
Tập đoàn này sử dụng hơn 155.000 người ở 25 quốc gia. Sau vụ sáp nhập của các
công ty Hoa Kỳ Anheuser-Busch vào năm 2008, có trụ sở tại Saint Louis, Missouri,
công ty bắt đầu báo cáo kết quả tài chính của mình bằng đơ la Mỹ.
3.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển cơng ty ABI
18


Lịch sử của AB InBev là một câu chuyện toàn cầu trải dài khắp các châu lục
và nhiều thế hệ. Đó khơng chỉ là lịch sử của chúng ta, lịch sử của chính bia.
Hơn 800 năm trước, AB InBev đã tìm thấy sự khởi đầu khiêm tốn của mình
trong bàn tay nấu rượu giàu kinh nghiệm của các nhà sư người Bỉ. Đó là trong tu viện
của họ, nơi một trong những nhãn hiệu bia ban đầu của chúng tôi, Leffe, xuất hiện.
Ở những nơi khác ở Bỉ, các nhà sư tận tụy đã thử nghiệm các kỹ thuật nấu bia
để tạo ra Hoegaarden, một loại bia lúa mì đậm đà và có múi. Những loại bia này ngon
đến mức đã cám dỗ giáo dân bỏ nhà thờ và thay vào đó say sưa với những nốt nhạc
nhẹ nhàng và tinh tế trong quá trình lao động của các tu sĩ.
Truyền thống sản xuất bia không chỉ dành riêng cho người Bỉ. Người Đức
cũng bận rộn tạo nên dấu ấn của họ trên bia nhờ Reinheitsgebot - đôi khi được gọi là
“Luật tinh khiết bia của Đức”.
Những luật này có nguồn gốc từ Bavaria và giới hạn thành phần bia đối với
lúa mạch, hoa bia và nước. Bằng cách đó, các nhà sản xuất bia đã củng cố một phong

cách sản xuất bia độc đáo của Đức.
Ngay cả người Anh cũng dành trà của họ để bắt đầu sản xuất bia Bass vào năm
1777 - thứ tình cờ trở thành sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu đầu tiên trên thế giới.
Khi người châu Âu đến với thế giới mới, họ đã mang theo niềm đam mê với
bia. Tại Canada, nhà máy bia Labatt đã kết nối các khu vực như Toronto, Montreal và
Maritimes bằng cùng một loại bia có hương vị đầy đủ và cân bằng.
Năm 1860, tại thành phố thân thiện với bia St. Louis, Eberhard Anheuser nắm
quyền kiểm soát Nhà máy bia Bavarian.
Sau khi hợp tác với Adolphus Busch, họ đã thành lập Hiệp hội sản xuất bia
Anheuser-Busch. Cùng nhau, thông qua tinh thần tiên phong và đổi mới, họ đã xây
dựng một hệ thống toa tàu lạnh để truyền bá bia Budweiser trên khắp nước Mỹ và
cuối cùng là toàn thế giới.
Năm 1860 Eberhard Anheuser (1805-1880) mua lại Nhà máy bia Bavarian và
đổi tên thành “Nhà máy bia Anheuser Busch & Co. Bavarian”. Adolphus Busch
(1839-1913) bắt đầu làm việc trong công ty của cha vợ với tư cách là người bán hàng
19


×