Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển của hãng tàu Hải An.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.04 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN
TẢI CONTAINER NỘI ĐỊA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA HÃNG
TÀU HẢI AN

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Họ và tên học viên: Vũ Thị Thùy Nga

TP. Hồ Chí Minh - năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN
TẢI CONTAINER NỘI ĐỊA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA
HÃNG TÀU HẢI AN

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Vũ Thị Thùy Nga

Người hướng dẫn khoa học: T.S Nguyễn Thị Quỳnh Nga



TP. Hồ Chí Minh - năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng, phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các
kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Học viên

Vũ Thị Thùy Nga


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn này tơi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Quỳnh
Nga, người đã ln tận tình hướng dẫn tơi thực hiện tốt luận văn của mình.
Xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy giao, cô giao, những người đã
đem lại cho tôi những kiến thức vô cùng có ích trong những năm học vừa qua và
q trình công tác sau này.
Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Đại học Ngoại
Thương đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người luôn bên
tôi, động viên và khuyến khích tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài nghiên
cứu của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 4 năm 2019
Tác giả

Vũ Thị Thùy Nga


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Việt
STT

Từ gốc

Từ
viết tắt

1

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

2

DN

Đà Nẵng

3


GTVT

Giao thơng vận tải

4

HCM

Hồ Chí Minh

5

HP

Hải Phòng

6

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

7

VT

Vũng Tàu
Từ viết tắt Tiếng Anh

8


APL

American President Lines

Hãng tàu APL

9

BL

Bill of lading

Vận đơn

10

CFS

container freight station

Phí bốc xếp ở kho

11

CY

Container yard

Bãi container


12

DC

Dry container

Container khô

13

DWT

Deadweight Tonnage

đơn vị đo năng lực vận tải an tồn
của tàu thủy tính bằng tấn chiều dài

15

HACU

Hai An container

Container của Hải An

16

HAFC


Hai An freight

Công ty cổ phần giao nhận và vận tải

Forwarding Joint Stock

Hải An

Company
17

HC

High container

Container cao


18

ISO

International Organization

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá

for Standardization
19

MLOs


Main line operators

Các hãng tàu chính

20

OPS

Operations

Hiện trường, giao nhận

21

PTSC

Petro VietNam Technical

Tổng Cơng ty CP Dịch vụ Kỹ thuật

Services Corporation

Dầu khí

Shipper Owned Container

Vỏ container được sở hữu bởi chủ

22


SOC

hàng
23

TEU

Twenty – foot Equivalent

Đơn vị tương đương một container

Units

20 feet

24

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

25

VICT

Vietnam international


Cảng Container Quốc Tế Việt Nam

Container Terminal
26

27

VLA

WTO

Vietnam Logistics

Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ

Association

logistics Việt nam

World trade organization

Tổ chức Thương Mại Thế Giới


DANH MỤC CÁC BẢNG - HÌNH VẼ
STT

TÊN
BẢNG


1

Bảng 1.1

2

Bảng 2.1

TIÊU ĐỀ
Kết quả hoạt động kinh doanh của hãng tàu Hải
An 2016-2018
Sản lượng vận tải container nội địa bằng đường
biển của hãng tàu Hải An 2016-2018

TRANG

20

25

Sản lượng hàng 2 chiều của Hải An năm 20173

Bảng 2.2

4

Bảng 2.3

5


Bảng 2.4

6

Bảng 2.5

2018

Top 20 khách hàng có sản lượng lớn nhất của
Hải An từ 01/01/2017-31/12/2018
Thống kê sản lượng của các MLOs trong 20172018
Sản lượng MLO và tỉ lệ tăng trưởng sản lượng
MLO 2018/2017

27

29

31

32

Kết quả khảo sát khách hàng về đánh giá chất
7

Bảng 2.6

lượng dịch vụ vận tải container nội địa đường

34


biển của Hải An năm 2018
8

Bảng 2.7

Tổng hợp hành trình của các hãng tàu nội địa
Việt Nam năm 2019

35


STT

TÊN
HÌNH

TIÊU ĐỀ

TRANG

1

Hình 1.1

Cơ cấu sản lượng tồn cơng ty năm 2018

21

2


Hình 1.2

Cơ cấu doanh thu tồn cơng ty năm 2018

22

3

Hình 2.1

Cơ cấu sản lượng của 3 nhóm khách hàng năm
2018

28


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG – HÌNH VẼ

Trang
LỜI
MỞ
ĐẦU...................
1
CHƯ
ƠNG
1:


LUẬ
N
CHU
NG
VỀ
DỊC
H
VỤ
VẬN
TẢI
CON
TAI
NER
NỘI
ĐỊA
BẰN
G
ĐƯỜ
NG
BIỂ
N

TẦM
QUA


N TRỌNG CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI
CONTAINER NỘI ĐỊA BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI HÃNG TÀU HẢI AN

.............................................................................
........................................................5
1.1. Khái quát chung về dịch vụ vận tải

container nội địa bằng đường biển
1.1.1. Khái niệm vận tải đường biển

5
5

1.1.2. Sự ra đời và phát triển của vận tải biển

bằng container

6

1.1.3. Dịch vụ vận tải container bằng đường

biển

7

1.1.3.1. Khái niệm dịch vụ vận tải container

bằng đường biển 7
1.1.3.2. Phân loại dịch vụ vận tải container

bằng đường biển 7
1.1.3.3. Đặc điểm của dịch vụ vận tải


container nội địa bằng đường biển
8
1.1.3.4. Vai trò của dịch vụ vận tải container

nội địa bằng đường biển9
1.2. Các yêu tố ảnh hưởng tới sự phát triển

dịch vụ vận tải container nội địa vằng
đường biển của doanh nghiệp

11

1.2.1. Các yếu tố bên trong 11
1.2.1.1. Cơ sở vật chất hạ tầng 11
1.2.1.2. Nhân sự 12
1.2.1.3. Hệ thống công nghệ thông tin 12
1.2.1.4. Dịch vụ khách hàng và chất lượng

dịch vụ

13

1.2.2. Các yếu tố bên ngoài 13


1.2.2.1. Mơi trường chính trị, pháp lý................................................................ 13
1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên...................................................... 14
1.2.2.3. Yếu tố khoa học công nghệ................................................................... 16
1.2.2.4. Yếu tố cạnh tranh.................................................................................. 16
1.2.2.5. Khách hàng........................................................................................... 16

1.3. Giới thiệu về hãng tàu Hải An và ý nghĩa của dịch vụ vận tải container nội

địa bằng đường biển đối với hãng tàu Hải An..................................................... 17
1.3.1. Sơ lược về hãng tàu Hải An........................................................................ 17
1.3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển......................................................... 17
1.3.1.2. Các dịch vụ kinh doanh chính của cơng ty............................................ 18
1.3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm.......................................... 20
1.3.2. Ý nghĩa của dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển đối với hãng

tàu Hải An............................................................................................................ 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI
CONTAINER NỘI ĐỊA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI HÃNG TÀU HẢI AN....25
2.1. Thực trạng dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển của hãng tàu

Hải An…................................................................................................................ 26
2.1.1. Tình hình sản lượng.................................................................................... 26
2.1.2. Tình hình khách hàng.................................................................................. 29
2.1.3. Tình hình đối thủ cạnh tranh....................................................................... 34
2.1.4. Chất lượng dịch vụ...................................................................................... 35
2.1.5. Hành trình hàng hải..................................................................................... 37
2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải container

nội địa bằng đường biển của hãng tàu Hải An.................................................... 39
2.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp........................................................... 39


2.2.1.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng.......................................................................... 39
2.2.1.2. Nhân sự................................................................................................. 42
2.2.1.3. Hệ thống công nghệ thông tin............................................................... 44
2.2.1.4. Dịch vụ khách hàng và chất lượng dịch vụ........................................... 46

2.2.2. Các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp........................................................... 47
2.2.2.1. Mơi trường chính trị, pháp lý................................................................ 47
2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên...................................................... 48
2.2.2.3. Yếu tố khoa học công nghệ................................................................... 49
2.2.2.4. Yếu tố cạnh tranh.................................................................................. 49
2.2.2.5. Khách hàng........................................................................................... 49
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ vận tải container nội địa bằng

đường biển của hãng tàu Hải An.......................................................................... 50
2.3.1. Thành tựu.................................................................................................... 50
2.3.2. Hạn chế....................................................................................................... 52

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER
NỘI ĐỊA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA HÃNG TÀU HẢI AN............................ 56
3.1. Mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển dịch vụ vận tải container nội

địa bằng đường biển của hãng tàu Hải An.......................................................... 56
3.1.1. Mục tiêu...................................................................................................... 56
3.1.1.1. Đầu tư, mở rộng hệ thống cơ sở vật chất............................................... 56
3.1.1.2. Nâng cấp hệ thống, khoa học công nghệ............................................... 57
3.1.1.3. Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và nhiệt huyết.....................57
3.2. Cơ hội và thách thức phát triển dịch vụ vận tải container nội địa bằng

đường biển của hãng tàu Hải An.......................................................................... 58
3.2.1. Cơ hội.......................................................................................................... 58


3.2.2. Thách thức................................................................................................... 60
3.3. Giải pháp phát triển dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển của


hãng tàu Hải An…................................................................................................. 62
3.3.1. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng.................................. 62
3.3.2. Đẩy mạnh hoạt động marketing thu hút khách hàng................................... 64
3.3.3. Phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ. . .67
3.3.4. Tổ chức đào tạo, nâng cao kĩ năng trình độ nghiệp vụ chun mơn cho đội

ngũ nhân viên…................................................................................................... 72
3.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử vào việc phát triển dịch

vụ vận tải container nội địa đường biển............................................................... 74
3.4. Kiến nghị.......................................................................................................... 77
3.4.1. Đầu tư quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tiên tiến................. 77
3.4.2. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................. 79
3.4.3. Phát huy vai trò của hiệp hội các hãng tàu vận tải container nội địa...........80

KẾT LUẬN............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thống cảng biển trải dài từ Bắc xuống
Nam với nhiều cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận cả tàu container trọng tải nhỏ,
vừa và lớn, ngành vận tải biển nội địa của Việt Nam được đánh giá là vô cùng tiềm
năng. Tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp vận tải biển nội địa bằng container của
Việt Nam vẫn chưa khai thác được triệt để những lợi thế đó. Theo báo cáo thống kê

năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho thấy, vận tải đường bộ có giá
thành cao nhưng chiếm tới 77,2% thị phần vận tải, trong khi đường thủy nội địa,
đường biển chỉ chiếm tương ứng hơn 17% và 5,22%. Chính vì vậy, bên cạnh việc
Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển đối với hoạt
động vận tải biển nội địa, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển nội địa
cũng cần đề ra những giải pháp, chiến lược ngắn và dài hạn để phát triển doanh
nghiệp nói chung, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ mà doanh
nghiệp cung cấp nói riêng.
Là một trong số 9 hãng tàu chuyên cung cấp dịch vụ vận tải container nội địa
bằng đường biển tại thị trường Việt Nam, Hải An tuy tham gia vào thị trường khá
trễ năm 2013 nhưng được công nhận là hãng tàu nội địa hoạt động hiệu quả và
chiếm thị phần khách hàng khá lớn.
Bằng cơ sở hạ tầng vững chắc với đội tàu có sức chở lớn, cơng nghệ quản trị số
hóa, nguồn nhân lực trẻ dồi dào và hoạt động dịch vụ chăm sóc khách hàng thường
xuyên, Hải An đang hướng đến mục tiêu trở thành hãng tàu vận tải container nội địa
đường biển lớn mạnh với chất lượng dịch vụ hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, để
thực hiện được mục tiêu này, Hải An cần phải có sự đầu tư nghiên cứu thị trường,
các đối thủ cạnh tranh, phân tích năng lực của doanh nghiệp trong bối cảnh thị
trường vận tải container nội địa của Việt Nam, từ đó vạch ra những giải pháp nhằm
phát triển dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nâng cao vị trí của Hải An
trên thị trường vận tải container nội địa của Việt nam. Tác giả chọn đề tài “Thực
trạng và giải pháp phát triển dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển của
hãng tàu Hải An” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn nội dung bài luận văn
là tài liệu hữu ích


cho hãng tàu Hải An tham khảo để tìm ra giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển dịch
vụ vận tải container nội địa bằng đường biển của công ty.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


Dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển là một dịch vụ trong tổ hợp
các dịch vụ logistics, bên cạnh nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ khai thác cảng, dịch
vụ kho bãi, dịch vụ vận tải đường bộ… phục vụ cho hoạt động vận tải hàng hóa. Đã
có nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước đi sâu vào phân tích, nghiên cứu về
logistics nói chung, cũng như phát triển dịch vụ logistics tại một số doanh nghiệp
của Việt Nam nói riêng.


Phát triển dịch vụ logistics tại thành phố Hồ Chí Minh, Cao Trần Thảo
Linh, trường đại học Ngoại Thương, 2018.



Phát triển dịch vụ logistics tại tổng cơng ty tân Cảng sài Gịn trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Đặng Thanh Sơn, trường đại học Ngoại
Thương, 2014.



Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, GSTS
Đặng Đình Đào, NXB Chính Trị Quốc gia, 2012.



Phát triển hoạt động logistics ở Việt nam giai đoạn 2010-2020, Đặng
Văn Khanh, trường đại học Ngoại Thương, 2010.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào khai thác và nghiên cứu về
dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển tại Việt Nam, một dịch vụ kinh
doanh nhiều cơ hội và tiềm năng nhưng hiện tại còn đang bị bỏ ngỏ và chưa khai

thác triệt để.
3. Mục đích nghiên cứu

Thứ nhất, đưa ra những lí luận chung về vận tải biển bằng container và vận tải
biển nội địa bằng container
Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ vận tải container nội địa bằng
đường biển của hãng tàu Hải An, những thành tựu mà doanh nghiệp đạt được và
những hạn chế còn tồn tại


Thứ ba, nêu ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ vận tải container nội địa
của hãng tàu Hải An, nguyên nhân đề xuất, cách thức thực hiện và hiệu quả mong
đợi của giải pháp
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển của
hãng tàu Hải An.
Phạm vi nghiên cứu tại hãng tàu nội địa Hải An. Tác giả nghiên cứu thực trạng
phát triển dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển của hãng tàu Hải An
giai đoạn 2016-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích một số nghiên cứu và cơng
trình khoa học trước đó kết hợp các chính sách của ban ngành, nhà nước nhằm rút
ra những vấn đề khái quát về phát triển dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường
biển. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các báo cáo thống kê của hãng tàu Hải An, thực
hiện so sánh số liệu, khảo sát thực tế từ đó tổng hợp đề xuất các giải pháp giải quyết
vấn đề tại hãng tàu Hải An.
6. Kết cấu luận văn


Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo…
nội dung chính của đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ vận tải
container nội địa bằng đường biển của hãng tàu Hải An” bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường
biển và tầm quan trọng của dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển.
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường
biển của hãng tàu Hải An.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ vận tải container nội địa của hãng tàu
Hải An.
7. Ý nghĩa đóng góp của đề tài


Nhiều bài nghiên cứu trước đây đã đề cập, phân tích và nghiên cứu về sự phát
triển của dịch vụ logistics nói chung, nhưng chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu
từng nhánh nhỏ trong dịch vụ logistics, trong đó có dịch vụ vận tải container nội địa
bằng đường biển. Thấy được điều đó, tác giả đã khai thác và nghiên cứu đề tài
“Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường
biển của hãng tàu Hải An”. Thơng qua đề tài hồn tồn mới này, tác giả đóng góp
những khái qt chung về dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển, năng
lực của Việt Nam để phát triển dịch vụ này, đồng thời nghiên cứu thực trạng dịch vụ
tại một hãng tàu nội địa cụ thể là Hải An, từ đó đúc kết và đề xuất giải pháp nhằm
phát triển dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển của Hải An trong điều
kiện kinh tế, thị trường tại Việt Nam.
Qua luận văn này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô TS.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉnh sửa và truyền đạt cho
em những kinh nghiệm quý báu trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận
văn này. Em cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các thầy, cô giáo và cán bộ Trường Đại
học Ngoại Thương, những người đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập vừa qua. Đồng thời, em xin
cảm ơn ban lãnh đạo công ty, các anh chị em đồng nghiệp tại hãng tàu Hải An đã

tạo điều kiện, hỗ trợ cung cấp số liệu cho em hoàn thành luận văn này. Em xin chân
thành cảm ơn.


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER NỘI
ĐỊA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỊCH VỤ VẬN
TẢI CONTAINER NỘI ĐỊA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI HÃNG TÀU HẢI AN
Khái quát chung về dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển

1.1.

1.1.1. Khái niệm vận tải đường biển

Vận tải là một ngành kinh tế - kỹ thuật tổng hợp, đa dạng, được gắn liền với kết
cấu hạ tầng quốc gia, giải quyết những vấn đề về sản xuất kinh doanh và lưu thông
phân phối cho mỗi nước và toàn cầu.
Vận tải đường biển là một bộ phận cấu thành ngành vận tải. Đó là việc sử dụng
đường biển để di chuyển hàng hóa và con người nhằm thực hiện mục đích nhất
định. Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay
từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến
đường giao thông để giao lưu các vùng các miền trong một quốc gia, các quốc gia
với nhau trên thế giới. Cho đến nay, vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành
ngành vận tải trọng yếu chiếm thị phần lớn trong ngành vận tải hàng hóa.
Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa sử dụng phương tiện và cơ
sở hạ tầng đường biển để phục vụ cho mục đích vận chuyển. Phương tiện thường
dùng sẽ là các tàu, thuyền, xà lan và phương tiện xếp, tháo, gỡ hàng hóa, như xe
cẩu… Cở sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các
cảng trung chuyển. Trong mua bán ngoại thương, vận tải đường biển đóng vai trị
quan trọng nhất. Người ta đã thống kê lượng hàng hóa trên thị trường thế giới hiện
nay phần lớn do vận tải đường biển đảm nhận. “Theo tổ chức Hội nghị của Liên

hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), khoảng 80% khối lượng thương
mại toàn cầu và hơn 70% giá trị thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường
biển và thơng qua các cảng trên tồn thế giới” (Cổng thơng tin điện tử Bộ giao
thông vận tải, Chủ đề của Ngày Hàng hải thế giới năm 2016: "Vận tải biển: không
thể thiếu đối với thế giới", 28/03/2016).
Căn cứ vào mục đích sử dụng của con người, vận tải đường biển có thể được
phân chia như sau:




Vận tải mang bản chất quân sự: tức là phục vụ quân sự, xâm lược hoặc tự vệ
giữa các quốc gia. Lịch sử đã chứng minh rằng vận tải biển phục vụ quân sự
là tiền đề cho vận tải biển phát triển vì ban đầu người ta chỉ sử dụng vận tải
biển chỉ cho mục đích quân sự , sau này phát triển ra nhiều lợi ích kinh tế
cùng với sự phất triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa thì vận tải mới trở
thành một ngành kinh tế sản xuất vật chất.



Vận tải mang tinh chất khám phá, nghiên cứu khoa học hay thám hiểm: loại
hình này chỉ mang tính chất phát sinh nhưng mục đích của nó vẫn là phục vụ
cho mục đích kinh tế.



Vận tải biển có lợi ích kinh tế: đây là mục đích chính của vận tải biển và
được tận dụng nhiều nhất trong 3 mục đích được nói trên.

1.1.2. Sự ra đời và phát triển của vận tải biển bằng container


Lịch sử đã cho thấy những cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật diễn ra trong
cuộc sống, kinh tế xã hội đều gắn liền với ngành vận tải. Cuộc cách mạng khoa học
kĩ thuật lần thứ nhất xuất hiện vào đầu thế kỉ XIX là việc áp dụng máy hơi nước vào
công cụ vận tải. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai vào cuối thế kỉ XIX
là việc áp dụng động cơ đốt trong và động cơ điện vào ngành vận tải. Vào những
năm 60 của thế kỉ XX, ngành vận tải bắt đầu áp dụng một dụng cụ đặc biệt vào việc
chuyên chở hàng hóa, được gọi là container. Cuộc cách mạng container hóa được
xem là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ ba trong lĩnh vực vận tải có ý
nghĩa rất lớn đối với ngành vận tải, cũng như các ngành kinh tế có nhu cầu chuyên
chở hàng hóa, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế vơ cùng lớn cho nền kinh tế.
Sự ra đời của container là một bước tiến kĩ thuật giúp rút ngắn thời gian
chuyên chở, đảm bảo an toàn cho đối tượng chuyên chở và giảm chi phí chuyên chở
xuống mức thấp nhất.
Việc sử dụng container là một biện pháp giải quyết cơ giới hóa tồn bộ khâu
xếp dỡ hàng hóa. Vì thời gian chuyên chở bao gồm 2 yếu tố: thời gian cơng cụ vận
tải di chuyển trên hành trình và thời gian công cụ vận tải đợi xếp dỡ. Công cụ vận
tải với kích thước được tiêu chuẩn hóa - container cho phép nhà vận tải áp dụng
máy


móc vào khâu xếp dỡ, hạn chế sự tham gia điều hành của con người, từ đó giúp cho
việc xếp dỡ hàng cũng diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Việc giảm thời gian công cụ vận tải đợi xếp dỡ cũng đồng nghĩa với việc giảm thời
gian chuyên chở hàng hóa.
Container tạo ra một đơn vị hàng hóa lớn hơn rất nhiều so với các cơng vụ
vận tải trước đó như hịm, kiện, bó, pallet… Trong quá trình vận tải, container được
xem là một đơn vị hàng hóa hồn thiện nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
trong vận tải. Vì thế, bản chất của container hóa là việc chuyên chở , xếp dỡ và bảo
quản hàng hóa trong suốt q trình vận tải bằng một cơng cụ đặc biệt là container,

có kích thước tiêu chuẩn, dùng được nhiều lần, mức độ an tồn cho hàng hóa cao và
đặc biệt có sức chở lớn. Đây là một bước tiến đột phá nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ của ngành vận tải, đưa ngành vận tải container đường biển sang giai đoạn
tiếp theo trong chu kì phát triển của bất kì ngành nào đã từng thành công - giai đoạn
tăng trưởng.
1.1.3. Dịch vụ vận tải container bằng đường biển

Khái niệm dịch vụ vận tải container bằng đường biển

1.1.3.1.

Dịch vụ vận tải container bằng đường biển là một hoạt động thương mại,
theo đó thương nhân tổ chức thực hiện hoạt động chuyên chở, vận chuyển hàng hóa
trong container bằng đường biển từ nơi này đến nơi khác theo thỏa thuận với khách
hàng để hưởng thù lao.
Dịch vụ vận tải container bằng đường biển được xem là một nhánh nhỏ trong
dịch vụ logistics, trong đó nhà vận chuyển chịu trách nhiệm nhận container chứa
hàng tại cảng đi, chuyên chở container trên biển và giao container cho khách hàng
tại cảng đến. Dịch vụ vận tải container bằng đường biển chỉ gói gọn trong hoạt động
phục vụ chuyên chở (trực tiếp hay gián tiếp).
1.1.3.2.

Phân loại dịch vụ vận tải container bằng đường biển

Căn cứ theo phạm vi hoạt động thì dịch vụ vận tải container bằng đường biển
bao gồm 2 loại hình cơ bản là dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển và
dịch vụ vận tải container quốc tế bằng đường biển.


Vận tải nội địa được định nghĩa “Vận tải nội địa là loại hình vận tải mà hoạt

động của nó nằm trong phạm vi biên giới của một nước. Nói cách khác, đối tượng
vận chuyển chỉ dừng ở trong nước chứ không vượt qua biên giới quốc gia để sang
nước khác”.
Bên cạnh đó, vận tải quốc tế được định nghĩa “Vận tải quốc tế là loại hình vận
tải mà hoạt động của nó vượt ra khỏi phạm vi biên giới của quốc gia. Nói cách
khác, hàng hóa hoặc hành khách được vận chuyển vượt ra khỏi biên giới quốc gia
để đến các quốc gia khác”.
(Nguyễn Như Tiến, Giáo trình Vận tải giao nhận trong ngoại thương, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, 2011, trang 15).
Trong bài này, tác giả tập trung vào nghiên cứu dịch vụ vận tải container nội địa
bằng đường biển. Dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển là một hoạt
động dịch vụ trong đó người cung cấp dịch vụ (hay người vận chuyển) thực hiện
chuyên chở vận chuyển các hàng hóa trong container bằng đường biển từ cảng biển
này đến cảng biển khác trong vùng biển mà điểm đầu và điểm cuối của quá trình
chuyên chở khơng đi ra ngồi lãnh thổ của một quốc gia.
Đặc điểm của dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển

1.1.3.3.

Dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển có các đặc điểm cơ bản của
ngành dịch vụ như sau:


Tính vơ hình: Dịch vụ vận tải là sản phẩm vơ hình, khơng thể sờ mó hay cầm
nắm được



Tính khơng thể lưu trữ được: Người cung ứng dịch vụ vận tải khơng thể dự
trữ được sản phẩm, vì sản phẩm là vơ hình, mà chỉ có thể dự trữ cơng cụ vận

tải.



Q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khơng tách rời nhau: Khác với hàng
hóa thơng thường, khi quá trình cung ứng dịch vụ vận tải kết thúc thì dịch vụ
vận tải cũng được tiêu dung ngay.



Sản xuất trong ngành vận tải là một quá trình tác động về mặt không gian.



Chất lượng của dịch vụ vận tải container bằng đường biển có tính khơng ổn
định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như điều kiện thời tiết, tình
hình


đường biển, cầu cảng hay các yếu tố chủ quan như trình độ, kỹ năng, thái độ
phục vụ của cá nhân thực hiện dịch vụ.
(Trịnh Thị Thu Hương, Phát triển dịch vụ vận tải Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động, 2011, trang 18-19).
1.1.3.4.


Vai trò của dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển
Đối với nền kinh tế

Dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển đáp ứng nhu cầu chun chở,

lưu thơng các loại hàng hố, ngun vật liệu, bán thành phẩm trong container từ xí
nghiệp, nhà máy ở vùng miền này đến xí nghiệp nhà máy ở vùng miền khác trong
cùng lãnh thổ quốc gia. Trên tuyến vận tải biển Bắc - Nam hiện nay, dịch vụ vận tải
container nội địa bằng đường biển cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển khối lượng
lớn các loại hàng hóa như than, xi măng bao, vật liệu xây dựng, thép, thiết bị máy
móc, xăng dầu, hàng hóa tổng hợp (gạo, phân bón, gỗ, hàng bách hóa,…)… phục vụ
cho sản xuất, lưu thơng, tiêu dùng và quốc phịng.
Năng lực chun chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực
chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các
công cụ của các phương thức vận tải khác như đường bộ, đường sắt hay đường hàng
không.
Đặc biệt, vận tải biển nội địa bằng container dễ dàng kết hợp với các phương
thức vận tải khác như vận tải đường bộ, đường sắt… nhằm xóa bỏ sự hạn chế trong
vận tải đa phương thức, đồng thời nâng cao thị phần của vận tải biển nội địa. Vì
vậy, dịch vụ vận tải container nội địa đường biển chính là cầu nối giao thương hàng
hóa giữa các vùng miền trên đất nước, đem những sản phầm, vật chất từ nơi sản
xuất đến những nơi có nhu cầu tiêu thụ chúng. Dịch vụ vận tải container nội địa
bằng đường biển không chỉ làm nhiệm vụ kết nối người bán hàng với người mua
hàng mà còn giúp doanh nghiệp sản xuất mở rộng thị trường kinh doanh, thương
hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp. Từ đó, hoạt động vận tải giúp đẩy mạnh nền
kinh tế phát triển sôi động hơn.


Đối với doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ, dịch vụ vận tải container
nội địa bằng đường biển có vai trị rất quan trọng, thể hiện như sau:


Quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều cơng đoạn.,
có thể kể đến như: sản xuất nguyên liệu, đóng gói, vận chuyển đến các điểm bán lẻ,
marketing, dịch vụ khách hàng… Trong những công đoạn đã nêu, có những cơng

đoạn mà doanh nghiệp thực hiện tốt, có những cơng đoạn mà doanh nghiệp khơng
chun và sẽ mất khá nhiều chi phí đầu tư cơ sở vật chất cũng như nhân sự, chi phí
để thực hiện. Đây cũng là ngun nhân xuất hiện sự chun mơn hóa trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Vì vậy, thay vì tự làm thì hầu hết các doanh
nghiệp lựa chọn th ngồi những dịch vụ mà mình khơng chun và giao cho
những doanh nghiệp chun mơn hóa lĩnh vực đó. Đây là lý do hầu hết các cơng ty
sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vận tải hàng hóa nội địa bằng container đều lựa
chọn thuê ngoài dịch vụ vận tải từ các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải container nội
địa bằng đường biển. Thứ nhất, họ khơng mất chi phí để đầu tư vào cơ sở vật chất
như phương tiện vận chuyển: tàu bè, xe container, container,… Thứ hai, họ khơng
cần phải tốn chi phí trong việc thuê thêm nhân sự cho hoạt động vận hành, theo dõi,
kiểm tra và giám sát quá trình vận chuyển. Thứ ba, hàng hóa sẽ được vận chuyển
đến nơi nhanh hơn trong điều kiện an tồn và ít rủi ro.
Dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển giúp các doanh nghiệp sản
xuất rút ngắn thời gian đưa hàng hóa ra thị trường, từ đó rút ngắn vịng đời sản
phẩm bao gồm quy trình từ sản xuất, đóng gói, vận tải đến tiêu thụ, giúp cho sản
phẩm đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất và nhà sản xuất nhanh
chóng quay vịng vốn để tiếp tục đầu tư vào sản xuất lô hàng tiếp theo.
Nhờ dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển mà nhiều doanh nghiệp
mở rộng được thị trường tiêu thụ hàng hóa. Việc sản xuất khơng cịn gói gọn trong
việc cung cấp cho địa phương mà hàng hóa có thể được vận tải đến mọi miền trên
đất nước, phục vụ cho mọi khách hàng có nhu cầu trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp cũng mở rộng được thị phần và mang thương hiệu của mình đến
nhiều nơi, được nhiều người biết đến. Dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường
biển đóng vai trị như cầu nối mang hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trong
thời gian nhanh nhất, khối lượng hàng hóa lớn với chất lượng nguyên vẹn và đảm
bảo.


Đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường




biển, dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển có những vai trị sau:
Thứ nhất, dịch vụ góp phần đóng góp doanh thu vào hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, đem lại nguồn lợi nhuận và làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Dịch
vụ này tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp ra đời, tồn tại và phát triển nhờ đầu tư
vào cơ sở vật chất, hạ tầng, nhân sự để chun mơn hóa dịch vụ vận tải và kinh
doanh dịch vụ đó.
Thứ hai, dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển cịn mở ra một thị
trường sơi nổi cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ này hoạt động và thu về lợi
nhuận từ thị trường đó.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ vận tải container nội địa bằng

1.2.

đường biển của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào đều chịu sự tác động
của các yếu tố từ môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi doanh nghiệp. Các
yếu tố bên trong doanh nghiệp phải kể đến như cơ sở vật chất hạ tầng, nhân sự, hệ
thống công nghệ thông tin, dịch vụ khách hàng và chất lượng dịch vụ sẽ giúp khai
thác được điểm mạnh và tìm ra điểm yếu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các yếu tố
bên ngồi doanh nghiệp như mơi trường chính trị, pháp lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện
tự nhiên, các yếu tố khoa học công nghê, yếu tố cạnh tranh và yếu tố khách hàng là
những yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động đến doanh nghiệp theo 2 chiều
hướng, có thể là cơ hội hoặc thách thức đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.2.1. Các yếu tố bên trong:

Cơ sở vật chất hạ tầng


1.2.1.1.

Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải container nội địa bằng
đường biển thì cơ sở vật chất, kĩ thuật, hạ tầng là điều kiện cần để cung cấp dịch vụ
phục vụ khác hàng. Những cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật phải kể đến bao gồm: tàu
biển, công cụ vận tải container, phương tiện xếp dỡ container, bãi container… Việc
sở hữu hay có quyền chủ động khai thác những cơ sở vật chất trên làm nâng cao
năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp và cũng là điều kiện cần đem lại cơ
hội cho doanh


nghiệp phát triển. Xét về góc độ của người bỏ chi phí ra sử dụng dịch vụ của doanh
nghiệp, khách hàng sẽ cảm thấy chi phí chi trả cho doanh nghiệp là xứng đáng và
đồng thời an tâm khi giao hàng hóa cho doanh nghiệp chuyên chở. Xét về góc độ
cùng là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải container nội địa bằng đường biển,
cơ sở vật chất, hạ tầng, kĩ thuật là cơ sở cạnh tranh tạo nên thế mạnh của doanh
nghiệp trong thị trường vận tải biển container nội địa.
Nhân sự

1.2.1.2.

Trong bất kì một lĩnh vực, ngành nghề nào, con người cũng là một yếu tố
quan trọng, quý giá quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Đặc biệt các
doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ. Bởi lẽ, các doanh nghiệp dịch vụ tồn tại nhờ
doanh thu từ khách hàng mang lại, khách hàng có được nhờ nhân viên là những
người trực tiếp phục vụ và làm hài lịng họ. Vì vậy đây là yếu tố rất quan trọng đối
với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và sự phát triển của dịch vụ vận tải
biển nội địa bằng container nói riêng.
Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải container nội địa đường biển,

vai trò của người lãnh đạo, quản lý, giám sát là vô cùng quan trọng. Thị trường nội
địa là một miếng bánh chia nhỏ cho nhiều nhà vận tải, mỗi nhà vận tải cần có người
đầu tàu sáng suốt với tầm nhìn và chiến lược tốt để nắm chắc thị phần của chính
mình cũng như chiếm lĩnh thêm thị trường để mở rộng quy mô
Hệ thống công nghệ thông tin

1.2.1.3.

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải quốc tế lớn của nước ngoài như
hãng tàu Maersk Line, APL, CMA, Evergreen, … đều có phần mềm quản lý, xử lý
và truy cập thông tin vô cùng hiện đại. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải
container nội địa đường biển cần cập nhật xu hướng này bởi vì 2 khía cạnh. Đối với
bản thân doanh nghiệp, xây dựng được phần mềm quản lý thông tin giúp doanh
nghiệp thu thập, truy xuất, tìm kiếm bất kì thơng tin nào liên quan đến khách hàng,
lô hàng hay cả chuyến tàu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Người lãnh đạo dễ
dàng quản trị doanh nghiệp với hiệu quả cao, cắt giảm chi phí quản trị thủ công, tiết
kiệm thời gian, giảm nhân lực, hiệu quả công việc cao hơn. Đối với khách hàng, họ
dễ dàng kiểm tra


×