Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Cách tri nhận của người khmer qua nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.26 KB, 14 trang )

Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý

MỤC LỤC
I.

PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................1

1. Tính cấp thiết ............................................................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ................................................... 2
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................................... 2
2.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước...................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................ 3
4. Nội dung triển khai nghiên cứu. ........................................................................................... 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
5.1. Đối tượng nghiên cứu:......................................................................................................... 3
5.2.Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng ................................................................. 4
7. Kết cấu khóa luận ..................................................................................................................... 4
II. PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1 .................................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................................................. 5

1.1 Khái

niệm

từ,

ngữ,


từ

ngữ

chỉ

trạng

thái

tâm



............................................................................................................................................................ 5

1.2

Một số vấn đề về nghía của từ

1.3 Một

số

vấn

đề




luận

8
về

ngơn

ngữ

học

tri

nhận

............................................................................................................................................................ 9
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................................... 22
CÁCH TRI NHẬN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ TÂM LÝ TRONG
TIẾNG KHMER .............................................................................................................................. 23

2.1 Cách

tri

nhận

các

trạng


thái

tâm



của

người

Khmer

.......................................................................................................................................................... 23
2.2 Phương thức biểu đạt nghĩa từ ngữ chỉ trạng thái tâm lý của người Khmer
.......................................................................................................................................................... 30
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 37
PHỤ LỤC TỪ .................................................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 42


Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý

I.
1.

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết
Trong chính sách ngôn ngữ, Đảng và Nhà nước ta dành nhiều sự ưu ái cho


việc tạo điều kiện thuận lợi để bảo tồn và phát huy văn hóa, ngơn ngữ của các dân
tộc thiểu số. Thế nhưng, việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số chưa đạt
được nhiều thành tựu như mong muốn. Từ những năm 1970 trở lại đây, nhiều ngôn
ngữ dân tộc thiểu số nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học
trong và ngồi nước. Tuy nhiên, các ngơn ngữ này chưa được tập trung nghiên cứu
một cách toàn diện; thực tế, mỗi ngôn ngữ chỉ mới được xem xét một vài vấn đề
nào đó của nó. Như vậy, việc nghiên cứu ngơn ngữ các dân tộc thiểu số, ngoài ý
nghĩa khoa học cịn có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc: góp phần bảo tồn và phát huy
ngơn ngữ, văn hóa của các dân tộc thiểu số nói chung. Và ngơn ngữ Khmer hiện
nay đã có nhiều nhà ngơn ngữ đã và đang nghiên cứu nhưng việc nghiên cứu ngơn
ngữ này cịn khá là ít so với các ngơn ngữ khác trên thế giới, đa số chỉ tập trung
nghiên cứu về phương ngữ, ngữ pháp, ngữ âm hay ngữ nghĩa. Nhưng trong đời sống
hằng ngày của chúng ta có một nhóm từ mà chúng ta luôn sử dụng đến rất thường
xuyên mà không được chú ý, những từ này thường biểu đạt tâm trạng, cảm xúc, tâm
lý của chúng ta. Nhưng ít ai biết được những từ này là từ ngữ thuộc nhóm nào, nó
được kết hợp như thế nào để ra từ đó, và người xưa đã tri nhận nó như thế nào để có
được từ đó. Bởi tính tị mị muốn hiểu thêm về nhóm từ này nên em đã chọn làm đề
tài là “cách tri nhận của người Khmer qua nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý” này.
Mặt khác, giữa tiếng Việt và tiếng Khmer, nhiều từ chưa có sự tương đương về
nghĩa cũng như ngữ dụng. Thực trạng này có nguyên nhân từ cách tri nhận của hai
dân tộc Khmer, Việt cũng như cách biểu đạt nghĩa của từ.Điều này đã gây khơng ít
khó khăn cho sinh viên chúng tôi trong việc chuyển dịch giữa hai ngôn ngữ, đặc
biệt đối với nhóm từ mà nghĩa của chúng khá trừu tượng như lớp từ ngữ chỉ trạng
thái tâm lý.Vì vậy, nếu đề tài của chúng tôi được thực hiện sẽ góp phần tạo cơ sở
cho việc lựa chọn đơn vị tương đương trong biểu đạt.
Vậy người Khmer đã tri nhận các trạng thái tâm lý như thế nào? Và phương thức
biểu đạt nghĩa từ ngữ của họ như thế nào?
GVHD: Nguyễn Thị Thoa

SVTH: Thạch Thị Minh Thi

1


Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong tỉnh
Qua tìm hiểu chúng tơi chưa thấy có cơng trình nghiên cứu trong tỉnh nào
liên quan đến đề tài cách tri nhận của người Khmer qua nhóm từ chỉ trạng thái tâm
lý.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngồi tỉnh
Một số cơng trình nghiên cứu liên quan nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý:
Nguyễn Ngọc Trâm (1991), trong đặc trưng ngữ nghĩa-ngữ pháp của nhóm từ
biểu thị tâm lí-tình cảm trong tiếng Việt, Hà Nội. Tác giả đã mô tả đặc trưng ngữ
nghĩa-ngữ pháp của các từ biểu thị tâm lí tình cảm, phân loại các từ tâm lí tình cảm
thành ba góc độ khác nhau: tâm lí học, phạm trù ngữ nghĩa và cấu trúc nghĩa vị.
Phân tích và giải thích bản chất từ loại của các từ tâm lí tình cảm và các mối quan
hệ ngữ nghĩa. Tìm hiểu chức năng biểu thị tình thái của các tâm lí tình cảm.
Vũ Đức Nghiệu (2007), báo cáo “ Những đơn vị từ vựng biểu thị tâm lí, ý chí,
tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt” chủ yếu nghiên cứu
phân tích những từ ngữ biểu thị tâm lí, ý chí, tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể
người.
Nguyễn Đình Mỹ Giang (2014), “Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ cảm xúc, thái
độ trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng” đã nêu lên những đặc điểm của nhóm
từ chỉ tình cảm, cảm xúc trong tiếng Việt và cũng đã đánh giá rằng trong thực tế sử
dụng tiếng Việt, có một số lượng các đơn vị tương đương, đó là từ phái sinh, các
ngữ đoạn cố định và lâm thời được biểu thị ý nghĩa tâm lí, tình cảm, trong đó có
những ngữ đoạn đặc trưng tư duy và giao tiếp của người Việt.
Vương Di Giảo (2016), “Đối chiếu nhóm từ Hán Việt chỉ tâm lí, tình cảm trong
tiếng Việt và tiếng Trung”, đã chỉ ra được những sự tương đồng và khác biệt rõ ràng

giữa đặc điểm từ loại và đặc điểm cú pháp.
Trần Thị Thùy Oanh (2016), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học “Nghiên cứu ngữ
nghĩa của các động từ chỉ sự tri giác bằng giác quan trong tiếng Anh trên bình diện
ngơn ngữ học tri nhận (đối chiếu tiếng Việt)” chỉ nói đến cơ sở lý luận về ngơn ngữ
học tri nhận, đặc tính của động từ chỉ sự tri giác bằng giác quan trong tiếng Anh và
GVHD: Nguyễn Thị Thoa

SVTH: Thạch Thị Minh Thi
2


Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý
có đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của các động từ chỉ sự tri giác bằng các giác quan
trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Liêu Thị Thanh Nhàn (2017), trong Tạp chí khoa học – Đại học Huế “Hoán dụ ý
niệm bộ phận cơ thể người biểu trưng cho tính cách và tư duy trong tục ngữ tiếng
Hán” cũng có nói liên quan đến tri nhận nhưng chỉ nói đến điển mẫu, hốn dụ ý
niệm của một số yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ của người Hán, nên
cũng chưa nói sâu về cách tri nhận.
Như vậy, qua việc khái quát trên cho thấy, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về
đối chiếu các từ ngữ chỉ tâm lí, tình cảm giữa tiếng Việt và tiếng Khmer trên cơ sở
ngôn ngữ học tri nhận theo hướng phân tích đối chiếu giữa hai ngơn ngữ và đặc biệt
là trong tiếng Khmer vẫn chưa thấy công trình nghiên cứu về tiếng Khmer vì vậy
em đã chọn đề tài “cách tri nhận của người Khmer qua nhóm từ chỉ trạng thái tâm
lý”, đây cũng là tài liệu cho những người quan tâm đến và cũng góp phần bảo tồn
văn hóa và ngơn ngữ của các dân tộc thiểu số cũng như góp phần thực hiện chủ
trương chính sách ngơn ngữ của Đảng và nhà nước ta.
2.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Theo tìm hiểu của chúng tơi thấy rằng chưa có cơng trình nghiên cứu nào liên
quan đến đề tài cách tri nhận của người Khmer qua nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về cách tri nhận, phương thức biểu đạt nghĩa qua lớp từ chỉ trạng
thái tâm lí trong tiếng Khmer.
4. Nội dung triển khai nghiên cứu
Mô tả cách tri nhận và phương thức biểu đạt nghĩa của người Khmer qua lớp
từ chỉ trạng thái tâm lý.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nhóm từ chỉ trạng thái tâm lí trong tiếng Khmer.
5.2.Phạm vi nghiên cứu:
Mơ tả, phân tích cách tri nhận Khmer và cách biểu đạt nghĩa của từ thể hiện qua
nhóm từ chỉ trạng thái tâm lí.
GVHD: Nguyễn Thị Thoa

SVTH: Thạch Thị Minh Thi
3


Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý
6. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được dùng trong nghiên cứu những cơ sở lí
thuyết liên quan đến đề tài, nghiên cứu nguồn tài liêu để thu thập ngữ liệu.

-

Phương pháp liệt kê: được dùng trong dùng trong việc lập bảng liệt kê ngữ
liệu đã thu thập được.


-

Phương pháp mơ tả, phân tích: được dùng trong mơ tả, phân tích cách tri
nhận và phương thức biểu đạt nghĩa của người Khmer qua lớp từ ngữ tâm lý,
tình cảm.

7. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương này khái quát về trạng thái tâm lý, một số vấn đề về ngôn ngữ học
tri nhận như sự tri nhận và ngôn ngữ học tri nhận, các nguyên lý cơ bản của ngôn
ngữ học tri nhận.
Chương 2: Cách tri nhận và phương thức biểu đạt nghĩa từ ngữ chỉ tâm lý trong
tiếng Khmer
Chương này nói về cách tri nhận các trạng thái tâm lý trong tiếng Khmer và
những phương thức biểu đạt nghĩa từ ngữ chỉ trạng thái tâm lý của người Khmer.
Cuối cùng là phần kết luận, bảng phụ lục từ và tài liệu tham khảo.

GVHD: Nguyễn Thị Thoa

SVTH: Thạch Thị Minh Thi
4


Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý
II.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN


1.1 Khái niệm từ, ngữ, từ ngữ chỉ trạng thái tâm lý
1.1.1 Khái niệm từ
Ba bộ phận cấu thành của một ngôn ngữ là từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp. Trong
kết cấu ngôn ngữ, từ vựng thuộc vào ngoại biên về nghĩa vì nó trực tiếp gọi tên các
sự vật, hiện tượng của thực tế; còn ngữ âm thuộc vào ngoại biên về chất liệu vì nó
trực tiếp được lĩnh hội bởi giác quan của con người. So với ngữ âm và từ vựng thì
ngữ pháp ln ln là gián tiếp, khơng có tính chất cụ thể. Nó chỉ liên hệ với thực tế
không qua từ vựng, chỉ lĩnh hội được thơng qua ngữ âm. Vì vậy, ngữ pháp chiếm vị
trí trung tâm trong kết cấu ngơn ngữ [3, tr.60].
Nếu chiết tự, vựng là một yếu tố gốc Hán, có nghĩa là sưu tập, tập hợp, do đó, từ
vựng sẽ là sưu tập, tập hợp các từ của ngôn ngữ. Trong thực tế nội dung của khái
niệm này rộng hơn. Nó khơng chỉ bao gồm các từ mà cịn bao gồm cả các ngữ, tức
là những cụm từ cụm từ sẵn có, tương đương với từ, chẳng hạn các thành ngữ tiếng
Việt như: nước đổ lá khoai, mẹ tròn con vng, xanh vỏ đỏ lịng,… Tuy nhiên,
trong các đơn vị từ vựng, từ là đơn vị cơ bản. Ngữ không phải là đơn vị từ vựng cơ
bản vì nó do các từ cấu tạo nên, muốn có các ngữ, trước hết phải có các từ [3, tr.60].
Vậy từ là gì? Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngơn ngữ. Do tính chất
hiển nhiên, có sẵn của các từ mà ngơn ngữ của lồi người bao giờ cũng được gọi là
ngơn ngữ của các từ. Chính tổng thể các từ là vật liệu xây dựng mà thiếu nó thì
khơng thể hình dung được một ngơn ngữ. Chính các từ đã biến đổi và kết hợp ở
trong câu theo quy luật ngữ pháp của ngôn ngữ. Mặc dù từ luôn ám ảnh tư tưởng
chúng ta như một đơn vị trung tâm trong toàn bộ cơ cấu của một ngơn ngữ, nhưng
khái niệm này rất khó định nghĩa. Cái khó nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác
nhau về cách định hình, về chức năng và những đặc điểm ý nghĩa của từ trong các
ngôn ngữ khác nhau cũng như trong cùng một ngơn ngữ. Có từ mang chức năng
định danh, có từ khơng mang chức năng định danh (số từ, thán từ, các từ phụ trợ) ;
có từ biểu thị khái niệm, có từ chỉ là dấu hiệu của những cảm xúc nào đó (thán từ) ;
có từ liên hệ với những sự vật, hiện tượng ngoài thực tế (các thực từ), có từ có kết
GVHD: Nguyễn Thị Thoa


SVTH: Thạch Thị Minh Thi
5


Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý
cấu nội bộ, có từ khơng có kết cấu nội bộ, có từ tồn tại trong nhiều dạng thức ngữ
pháp khác nhau, có từ chỉ tồn tại trong một dạng thức mà thơi, v.v… Vì vậy, khơng
có sự thống nhất trong cách định nghĩa và miêu tả các từ. Hiện nay có tới trên 300
định nghĩa khác nhau về từ. Nói chung, khơng có định nghĩa nào về từ làm mọi
người thỏa mãn. Với tư cách là định nghĩa sơ bộ, có tính chất giả thiết để làm việc,
có thể chấp nhận định nghĩa như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập
về ý nghĩa và hình thức [3,tr.60-61].
1.1.2 Khái niệm ngữ
Ngữ là cụm từ sẵn có trong ngơn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều
đặc điểm giống với từ:
 Chúng có thể tái hiện trong lời nói như các từ.
 Về mặt ngữ pháp, chúng cũng có thể làm thành phần câu, cũng có thể là cơ sở
để cấu tạo các từ mới.
 Về mặt ngữ nghĩa, chúng cũng biểu hiện những hiện tượng của thực tế khách
quan, gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau của con người.
 Tính cố định và tính thành ngữ là hai đặc trưng cơ bản của ngữ [3,tr.71].
1.1.3 Trạng thái tâm lý
Trạng thái tâm lý là gì ?
Là đặc điểm của hoạt động tâm lý trong những khoảng thời gian ngắn được gây
nên bởi hoàn cảnh bên ngoài (hoặc do cảm giác con người ảnh hưởng đến hành vi
con người trong thời gian đó) [13, tr.7]
-

Là những từ chỉ sự tồn tại, trạng thái của một vật về những mặt ít nhiều đã ổn


định khơng đổi.
VD: khóc, cười, vui, buồn,…
Các trạng thái tâm lý: Trạng thái vui, trạng thái buồn, trạng thái tức giận, trạng
thái yêu, trạng thái ghét,…
1.2 Một số vấn đề về nghĩa của từ
Nghĩa của từ thuộc về bình diện tinh thần nên là một khái niệm khó có được
định nghĩa chính xác. Xung quanh vấn đề nghĩa của từ, có nhiều khái niệm được
các nhà nghiên cứu ngơn ngữ nước ngồi và trong nước đưa ra [5, tr.8]
GVHD: Nguyễn Thị Thoa

SVTH: Thạch Thị Minh Thi
6


Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý
A.I.Sminiski quan niệm: nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật hiện
tượng hay quan hệ trong ý thức (hay là sự cấu tạo tâm lý tương tự về tính chất hình
thành trên sự phản ánh những yếu tố riêng lẻ của thực tế) nằm trong cấu trúc của từ
với tư cách là mặt bên trong của từ [5, tr.8]
Trong ngôn ngữ học hiện đại, quan điểm coi nghĩa của từ là chính cái sự vật
hiện tượng… mà từ biểu thị đã bị phản bác. P.H. Nowell – Smith đã chỉ ra: “Nói
rằng từ có ý nghĩa khơng phải chính là nói từ biểu thị một cái gì đó, cịn có ý nghĩa
gì thì khơng phải là nói nó biểu thị cái gì”. Cịn L.Wittgenstein khẳng định: “Gọi vật
tương ứng với từ là ý nghĩa thì cách dùng này của từ ý nghĩa mâu thuẫn với các quy
tắc ngơn ngữ. Điều này có ý nghĩa lẫn lộn ý nghĩa tên gọi với cái mang tên gọi; khi
nói ngài NN chết thì người ta có ý nói người mang tên này đã chết chứ khơng phải ý
nghĩa của tên gọi đã chết. Mặc khác, trong vốn từ của một ngơn ngữ có nhiều loại từ
khác nhau và nghĩa của chúng cũng khác nhau. Cách định nghĩa của từ như nêu trên
chỉ mới có thể có vẻ phù hợp với các thực từ chủ yếu gồm các danh từ, động từ và

tính từ,…có nghĩa cụ thể. Còn những từ loại khác như: đại từ, cảm từ, hư từ,…thì
nghĩa của chúng khơng lọt vào các định nghĩa như thế” [5, tr.8-9].
Vì từ có quan hệ rất đa dạng với các hiện tượng khác cho nên nghĩa của từ cũng
là một hiện tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản như:
1.2.1 Nghĩa sở chỉ
Đó là quan hệ của từ với đối tượng mà từ biểu thị. Đối tượng mà từ biểu thị
không phải chỉ là những sự vật mà cịn là các q trình, tính chất, hoặc hiện tượng
thực tế nào đó. Những sự vật, q trình, tính chất, hoặc hiện tượng mà từ biểu thị
được gọi là cái sở chỉ của từ. Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở
chỉ [3, tr.79].
1.2.2 Nghĩa sở biểu
Đó là quan hệ của từ với ý, tức là với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu
hiện. Khái niệm hoặc biểu tượng có quan hệ với từ được gọi là cái sở biểu và quan
hệ giữa từ với cái sở biểu được gọi là nghĩa sở biểu. Thuật ngữ ý nghĩa, thích hợp
nhất là dùng để chỉ nghĩa sở biểu [3, tr.79]

GVHD: Nguyễn Thị Thoa

SVTH: Thạch Thị Minh Thi
7


Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý
Cái sở biểu và cái sở chỉ của một từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cái sở biểu
chính là sự phản ánh của cái sở chỉ trong nhận thức của con người. Tuy nhiên giữa
cái sở biểu và cái sở chỉ vẫn có sự khác nhau rất lớn. Mỗi cái sở biểu có thể ứng với
nhiều cái sở chỉ khác nhau vì nó có quan hệ với cả một lớp hạng đối tượng trong
thực tế. Ngược lại, một cái sở chỉ có thể thuộc vào những cái sở biểu khác nhau, bởi
vì sự vật, tùy theo đặc trưng của mình, có thể tham gia vào một số lớp hạng khác
nhau, bắt chéo lẫn nhau. Chẳng hạn, cùng một người, có thể là bố, là thanh niên, là

giáo viên, là bộ đội, v. v…[3, tr.80].
Nghĩa sở chỉ thể hiện ra khi sử dụng các từ trong lời nói. Nó khơng có tính ổn
định, bởi vì bản thân mối quan hệ của từ với cái sở chỉ có thay đổi tùy theo hồn
cảnh nói năng cụ thể [3, tr.80].
Quan hệ giữa ngữ âm của từ với cái sở biểu, tức là nghĩa sở biểu của từ đó,
trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định là cái có tính chất ổn định. Vì vậy
nghĩa sở biểu thuộc vào hệ thống ngơn ngữ. Khi nói đến ý nghĩa hay nghĩa từ vựng
của các từ, trước hết người ta muốn nói đến chính cái nghĩa này [3, tr.80].
1.2.3 Nghĩa sở dụng
Đó là quan hệ của từ với người sử dụng (người nói, người viết, người nghe,
người đọc). Người sử dụng ngơn ngữ hồn tồn khơng thờ ơ đối với từ ngữ được
dùng. Họ có thể bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình với từ ngữ và qua đó tới cái sở
chỉ và cái sở biểu của từ ngữ. Quan hệ của từ với người sử dụng được gọi là nghĩa
sở dụng [3, tr.80].
1.2.4 Nghĩa kết cấu
Mỗi từ đều nằm trong một hệ thống từ vựng, có quan hệ đa dạng và phức tạp
với những từ khác. Quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống được gọi là
nghĩa kết cấu. Nghĩa sở chỉ và nghĩa sở biểu trong các ngơn ngữ điều có quan hệ
với việc nhận thức hiện thực khách quan. Nhưng sự hình thành của những cái sở
biểu lại được diễn ra trên cở sở ngôn ngữ, bằng những phương tiện ngôn ngữ có sẵn
cho nên có thể đạt đến các cái sở biểu bằng những con đường khác nhau, bởi vì bản
thân quá trình nhận thức được thực hiện bằng những biện pháp ngôn ngữ khác nhau.
Khi các biện pháp ngôn ngữ thay đổi thì cái sở biểu cũng thay đổi. Chính vì vậy, cái
sở biểu của những từ tương ứng trong các ngơn ngữ khơng hoan tồn giống nhau.
GVHD: Nguyễn Thị Thoa

SVTH: Thạch Thị Minh Thi
8



Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý
Sự khác nhau là do quan hệ nội tại lẫn nhau giữa các từ trong từng ngôn ngữ qui
định [3, tr.80].
Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị và trục ngữ
đoạn. Quan hệ của từ với các từ khác trên trục đối vị được gọi là nghĩa khu biệt hay
giá trị. Quan hệ của từ với từ khác trên trục ngữ đoạn được gọi là nghĩa cú pháp hay
ngữ trị. Nghĩa cú pháp hay ngữ trị của từ chính là khả năng kết hợp từ vựng và khả
năng kết hợp cú pháp của từ đó. Khả năng kết hợp từ vựng là khả năng kết hợp của
các nghĩa, còn khả năng kết hợp cú pháp là khả năng dùng các từ trong những cấu
trúc nào đó [3, tr.81].
1.3 Một số vấn đề lí luận về ngơn ngữ học tri nhận
1.3.1 Sự tri nhận và ngôn ngữ học tri nhận
Tri nhận là quá trình khách thể tác động lên chủ thể, là quá trình não bộ thực
hiện việc điều chỉnh, nhận thức lại về thế giới khách quan, tức là q trình não
người thực hiện các thao tác xử lí về thế giới khách quan và các quan hệ của nó
(cảm giác, tri giác, biểu tưởng, ý niệm hóa, phạm trù hóa,…), qua đó nhận thức một
cách sống động về thế giới. Tri nhận chính là q trình tổ chức các trải nghiệm về
thế giới khách quan bằng các hoạt động tâm lí, ý niệm hóa, cấu trúc hóa chúng.Tri
nhận có trước ngơn ngữ.Giai đoạn tiền ngơn ngữ đã có tri nhận. Trước khi có ngơn
ngữ, con người ghi nhớ và truyền đạt tư tưởng nhờ vào những phương tiện như tay,
vẽ hay thắt nút thừng. Do đó, những nghiên cứu tri nhận liên quan đến tất cả các
quá trình tinh thần, nhờ nó mà một sinh vật hiểu biết về đối tượng của tư duy hoặc
thu được sự hiểu biết về mơi trường của nó.Vì biểu tưởng biểu trưng của một vật là
phương tiện quan trọng của sự hiểu biết, cho nên ngơn ngữ tạo thành đối tượng
chính để khảo sát cách tiếp cận tri nhận [4, tr.203-204].
Ngôn ngữ học tri nhận là một cách tiếp cận ngôn ngữ dựa trên kinh nghiệm
của chúng ta về thế giới và cách thức mà chúng ta tri giác và ý niệm hóa thế
giới.Bản thân hoạt động tri nhận khó có thể quan sát được cho nên ngôn ngữ trở
thành cửa sổ quan sát và nghiên cứu tri nhận. Từ năm 1980, càng ngày càng có
nhiều nhà ngơn ngữ học quan tâm đến việc nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề: Làm thế

nào con người có thể nhận thức về thế giới cũng như làm thế nào hình thành được
khái niệm; làm thế nào có thể biểu hiện khái niệm bằng ngơn ngữ; ngôn ngữ phản
GVHD: Nguyễn Thị Thoa

SVTH: Thạch Thị Minh Thi
9


Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý
ánh cách thức con người tri giác, phạm trù hóa và ý niệm hóa thể giới như thế nào
[4, tr.206].
Ngôn ngữ chịu sự chi phối của các quy luật và cách thức con người nhận
thức thế giới. Muốn miêu tả ngơn ngữ một cách tồn diện thì cần phải có những giải
thích về các hiện tượng ngơn ngữ, phải nghiên cứu quy luật tri nhận của con
người.Chỉ miêu tả cấu trúc không thôi là chưa đủ.Ngôn ngữ học tri nhận không chỉ
miêu tả cấu trúc ngôn ngữ mà cịn giải thích về mặt lý luận các quy luật nằm phía
sau các hiện tượng ngơn ngữ. Ngơn ngữ học tri nhận hướng đến việc tìm hiểu
những đặc điểm chung giữa các ngôn ngữ, những đặc điểm chung này khơng những
thể hiện ở hình thức ngơn ngữ mà cịn thể hiện ở tâm trí tri nhận của con người [4,
tr.206-207].
1.3.2 Ý niệm
Ý niệm là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của ngôn ngữ học tri nhận. Ý
niệm là một đơn vị của ý thức (consciousness). Như ta biết, tư duy khác ý thức ở
chỗ, tư duy là sự phản ánh có tính chất logic – khách quan của các sự vật, hiện
tượng hay quan hệ trong nhận thức, cịn ý thức thì khơng những phản ánh những
thuộc tính logic – khách quan của sự vật, hiện tượng hay quan hệ mà còn bao gồm
cả những yếu tố chủ quan của con người khi nhận thức các sự vật, hiện tượng hay
quan hệ đó. Trong ý thức dường như bao gồm cả ba thành tố: trí tuệ, cảm xúc và ý
chí. Trên cơ sở đó, chúng ta nhận thấy ý niệm là những biểu tượng tinh thần phản
ánh cách thức chúng ta tri tri giác thế giới xung quanh và tương tác với nó.Ý niệm

bao gồm cả những sự liên tưởng và những ấn tượng là một trong những kinh
nghiệm của người sử dụng ngôn ngữ. Rõ ràng, những thuộc tính đó nằm ngồi
những miêu tả khách quan của khái niệm. Ý niệm bao quát các bình diện chức năng,
dụng học, tương tác và xã hội – văn hóa của ngôn ngữ trong sử dụng. Ý niệm không
chỉ là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người mà
cịn là sản phẩm của q trình tri nhận, nó vừa có tính nhân loại vừa có tính dân tộc
vì nó gắn chặt với ngơn ngữ và văn hóa dân tộc. Như vậy, những yếu tố logic vẫn
có vai trị trong q trình ngơn ngữ, nhưng chúng ta sẽ được coi như một kiểu kinh
nghiệm tinh thần bên cạnh những kinh nghiệm khác. Ý niệm về những sự vật cụ thể
bắt nguồn từ những trải nghiệm của các giác quan, còn ý niệm về các sự vật trừu
tượng là kết quả của việc điều chỉnh, tổng hợp, xử lý thông tin trên cơ sở các ý niệm
GVHD: Nguyễn Thị Thoa

SVTH: Thạch Thị Minh Thi
10


Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý
về sự vật cụ thể. Như vậy, thế giới ý niệm không giống với thế giới chân thực, nó
tạo ra hồn cảnh cho cấu trúc ngữ nghĩa [4, tr.210-211]. Một trong những luận
thuyết cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận, nói như Langacker là: ngữ nghĩa học là sự
ý niệm hóa (semantics is conceptualization). Các đơn vị ngôn ngữ ( từ, ngữ, kết
cấu) điều biểu đạt những ý niệm (concepts) và những ý niệm này đều tương ứng với
các ý nghĩa (meanings) của những đơn vị ngơn ngữ đó [11, tr.20].
Ý niệm khơng chỉ được biểu hiện bằng từ mà một ý niệm phức tạp có thể
được biểu hiện bằng cả một câu.Cấu trúc ý niệm là sự hiện thể tâm của ngôn ngữ, là
tầng trung gian liên kết giữa ngôn ngữ và tri nhận. Cấu trúc ý niệm là chiếc cầu nối
giữa những thông tin ngơn ngữ với những thơng tin tâm lí, tức là những cảm giác
tâm lý về thế giới như: nhìn, nghe, nếm, ngửi, cảm giác vận động. Cấu trúc ý niệm
và mơ hình tri nhận mang đặc trưng tồn hình.Q trình tri nhận của việc học tập và

ghi nhớ dựa trên cấu trúc hồn chỉnh này [4, tr.211].
1.3.3 Tính nghiệm thân
Tính nghiệm thân (embodiment) là một tư tưởng trung tâm của ngôn ngữ học
tri nhận.Từ thế kỉ XVII, Rene Descartes đã phát triển quan điểm cho rằng tâm trí và
thân thể là các thực thể riêng biệt; ông cũng nêu nguyên tác về tính nhị nguyên thân
/ tâm.Quan điểm này đã nhiều nhà triết học thừa nhận và các khoa học tri nhận gần
đây hơn cho rằng tâm trí có thể được nghiên cứu không cần nhờ đến thân thể và do
đó khơng cần nhờ đến nghiệm thân.Cách tiếp cận của ngữ pháp tạo sinh của N.
Chomsky cũng như vậy [4, tr.211].
Ngược lại, ngơn ngữ học tri nhận khơng duy lí như vậy mà nhấn mạnh tầm
quan trọng của kinh nghiệm lồi người, tính trung tâm của thân thể con người, cấu
trúc và cơ quan tri nhận riêng có của con người là những cái có ảnh hưởng đến bản
chất của kinh nghiệm của con người. Theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận,
tâm trí của con người và do đó ngơn ngữ của nó khơng thể nghiên cứu tách rời khỏi
tính nghiệm thân của con người [4, tr.211-212].
Cái tư tưởng về kinh nghiệm nghiệm thân (embodied experience) đòi hỏi
chúng ta phải có một cách nhìn riêng về thế giới vì bản chất duy nhất của thân thể
vật chất của chúng ta.Nói cách khác, cách lí giải (construal) thực tế của chúng ta
dường nhất bị trung chuyển nhờ bản chất của chúng ta [4,tr.212].
GVHD: Nguyễn Thị Thoa

SVTH: Thạch Thị Minh Thi
11


Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý
Tính nghiệm thân của chúng ta ảnh hưởng đến bản chất của kinh nghiệm thể
hiện rõ ở địa hạt màu sắc. Trong khi hệ thống thị giác của con người có ba kiểu tiếp
nhận ảnh hoặc kênh màu sắc thì các sinh vật khác thường có số lượng khác nhau.
Chẳng hạn, hệ thống thị giác của con sóc, con thỏ, con mèo và con mèo đã sử dụng

hai kênh màu sắc trong khi các kênh màu sắc ảnh hưởng đến kinh nghiệm của
chúng ta về màu sắc trong phạm vi của dãy màu sắc có khả năng truy cập với chúng
ta theo phổ màu. Một số sinh vật có thể nhìn trong vùng hồng ngoại như rắn
chng. Lồi vật này săn mồi vào ban đêm và có thể phát hiện ra bằng mắt hơi nóng
mà cấc sinh vật khác phát ra. Con người khơng thể nhìn trong vùng này. Như thí dụ
đơn giản này đã chỉ ra bản chất của cấu tạo để nhìn của chúng ta – một bình diện
của hiện thân vật chất của chúng ta – quyết định bản chất và vùng của kinh nghệm
thị giác của chúng ta [4, tr.212].
1.3.4 Tri nhận nghiệm thân
Sự kiện kinh nghiệm của chúng ta được nghiệm thân – tức là được cấu trúc
một phần bởi thân thể mà chúng ta có và bởi cơ quan thần kinh mà của chúng ta –
có hiệu quả đối với tri nhận. Nói cách khác, các ý niệm mà chúng ta truy cập đến và
bản chất của thực tế mà chúng ta nghĩ và nói về nó là một chức năng của tính
nghiệm thân của chúng ta: chúng ta chỉ có thể nói về cái gì chúng ta có thể tri giác
và hiểu nhận được từ kinh nghiệm nghiệm thân. Theo quan điểm này, tâm trí con
người phải mang dấu ấn của kinh nghiệm nghiệm thân [4, tr.213].
Trong cuốn sách kinh điển The Body in the Mind (Thân thể trong tâm trí),
Mark Johnson đã đề nghị một cách thức kinh nghiệm nghiệm thân tự thể hiện ở bậc
tri nhận là sơ đồ hình tượng. Có các ý niệm sơ đẳng như sự tiếp xúc, vật chứa, sự
thăng bằng, chúng có nghĩa vì chúng nhận được từ và liên hệ với kinh nghiệm tiền ý
niệm của con người: kinh nghiệm về thế giới được trung chuyển trức tiếp và cấu
trúc nhờ thân thể con người. các ý niệm sơ đồ hình tượng đó khơng phải là các quan
niệm trừu tượng phi nghiệm thân, mà nhận được bản thể của chúng từ các kinh
nghiệm giác quan – tri giác đã xảy ra. Lakoff (1987, 1990, 1993) và Johnson đã
chứng minh rằng các ý niệm hiện thân loại này có thể được mở rộng một cách hệ
thống để cung cấp các ý niệm trừu tượng hơn và vùng ý niệm có cấn trúc.Q trình
đó được gọi là sự phóng chiếu ý niệm [4, tr.213-214].
GVHD: Nguyễn Thị Thoa

SVTH: Thạch Thị Minh Thi

12


Cách tri nhận của người Khmer về nhóm từ chỉ trạng thái tâm lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. David Lee (Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Hồng An dịch) (2016), Dẫn luận ngơn
ngữ học tri nhận, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[2]. Mai Ngọc Chù, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2014), Cơ sở ngôn ngữ
học và tiếng Việt, NXB giáo dục Việt Nam.
[3]. Nguyễn Thiện Giáp,Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2014), Dẫn luận
ngôn ngữ học, NXB giáo dục Việt Nam.
[4]. Nguyễn Thiện Giáp (2015) Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngơn
ngữ, NXB giáo dục Việt Nam.
[5]. Nguyễn Đình Mỹ Giang (2014), Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ cảm xúc, thái
độ trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, Hà Nội.
[6]. Vương Di Giảo (2016), Đối chiếu nhóm từ Hán Việt chỉ tâm lí, tình cảm trong
tiếng Việt và tiếng Trung, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7]. Hoàng Hạc (1978), Từ điển việt- Khmer, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, tập 1,
tập 2.
[8]. Vũ Đức Nghiệu (2007), Những đơn vị từ vựng biểu thị tâm lí, ý chí, tình cảm có
yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Khoa học Xã học và nhân văn.
[9]. Liêu Thị Thanh Nhàn (2017), Hoán dụ ý niệm bộ phận cơ thể người biểu trưng
cho tính cách và tư duy trong tục ngữ tiếng Hán, Tạp chí khoa học – Đại học
Huế.
[10]. Trần Thị Thùy Oanh (2016), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học Nghiên cứu ngữ
nghĩa của các động từ chỉ sự tri giác bằng giác quan trong tiếng Anh trên
bình diện ngơn ngữ học tri nhận (đối chiếu tiếng Việt)
[11]. Lý toàn Thắng (2009), Ngôn ngữ học tri nhận từ lý thuyết đại cương đến thực

tiễn tiếng Việt, Viện khoa học xã hội Việt Nam NXB phương đông.
[12]. Nguyễn Ngọc Trâm (1991), Đặc trưng ngữ nghĩa-ngữ pháp của nhóm từ biểu
thị tâm lí-tình cảm trong tiếng Việt, Hà Nội.
[13].

GVHD: Nguyễn Thị Thoa

SVTH: Thạch Thị Minh Thi
42



×