Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Sâu bệnh gây hại trái bưởi pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.5 KB, 3 trang )

Sâu bệnh gây hại trái bưởi

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Sâu, bệnh gây hại trái bưởi chủ yếu có các đối tượng như sau:
1. Sâu đục vỏ trái: có tên khoa học là Prays citri .
Thành trùng là một loài bướm có kích thước rất nhỏ (chiều dài sải cánh nhỏ
hơn 1cm), màu xám, ấu trùng có màu xanh. Trứng được đẻ trên bông và trái non.
Sau khi nở, sâu non đục vào trong phần vỏ của trái và chỉ ăn phá phần vỏ mà
không ăn phần thịt múi (trái). Sau đó, sâu chui ra ngoài, kéo một lớp tơ mỏng làm
kén để hóa nhộng trên những lá gần nơi trái bị đục hoặc ngay cả trên trái.
Sâu tấn công khi trái còn rất nhỏ, vết đục của sâu tạo nên những u sần trên
trái, nếu bị hại nặng, trái sẽ rụng. Nếu sâu tấn công vào giai đoạn trễ hơn, trái vẫn
phát triển nhưng sẽ bị biến dạng với những u sần rất to, làm vẻ ngoài của trái rất
xấu xí nên không còn giá trị thương phẩm, mặc dù chất lượng của trái ít khi bị ảnh
hưởng.
Biện pháp phòng trị:
- Theo dõi, phát hiện triệu chứng sâu mới gây hại trên trái khi cây vừa
tượng trái.
- Thu gom những trái bị nhiễm (còn trên cây hoặc đã rụng), chôn sâu xuống
đất để diệt sâu non còn bên trong trái.
- Ở những vùng thường xuyên bị sâu hại, có thể sử dụng các thuốc hóa học
như Sago Super, Dragon, Secsaigon, Sherzol,.. để phun ngừa khi cây vừa tượng
trái non, có thể phun liên tiếp hai lần, mỗi lần cách nhau từ 7-10 ngày.
2. Bệnh trên trái:
- Bệnh loét : Do vi khuẩn Xanthomonas campestris.
Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng nước, màu xanh đậm, sau đó biến màu nhạt,
xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Bệnh thường thấy trên lá và trái. Trên trái,
nếu nhiễm nặng thì phần thịt của trái có thể bị chai.
Vi khuẩn xâm nhập và lan truyền qua vết thương, gốc ghép, nước và đất. Ở
điều kiện nhiệt độ từ 20-300C, ẩm độ cao và có sự hiện diện của sâu vẽ bùa thì
bệnh sẽ bộc phát nặng hơn.


- Bệnh ghẻ : Do nấm Elsinoe fawcettii.
Vết bệnh lúc đầu nhỏ, tròn, màu nâu nhạt, sau đó nhô lên, sần sùi, nhiễm
nặng có dạng mảng lớn nhỏ khác nhau. Trái bị sượng và méo mó. Bào tử nấm lây
lan chủ yếu do gió, mưa và côn trùng.
-
Bệnh xì mủ trái : Do nấm Phomopsis citri.
Trên trái, vết bệnh là những đốm tròn, sậm màu, có viền vàng. Sau đó vết
bệnh nứt và chảy nhựa ra, từ đây bào tử nấm tiếp tục được lan truyền đi. Khi vết
bệnh khô sẽ chuyển sang màu nâu, sần sùi, nhô lên và không còn viền vàng nữa.
Vết bệnh có thể rời rạc hay xếp thành từng mảng theo nhiều dạng. Phần vỏ trái bị
nhiễm nặng sẽ tạo thành những sẹo cứng. Trái bị nhiễm nặng thường nhỏ và chai.
Khi ẩm độ cao, nhiệt độ thích hợp 27-300C (khoảng tháng 10,11 DL) bệnh
sẽ bộc phát mạnh.
-
Bệnh thối nhũn trái: Do nấm Phytophthora sp. Bệnh cũng chủ yếu gây
hại trong mùa mưa, ẩm độ cao, vườn hay bị ngập, đất chua. Bệnh thường tấn công
trái già và những trái trong tán cây, làm trái mất màu từ rốn trái lan dần lên, lúc
đầu giống như úng nước, sau đó có màu xám đen, khi vết bệnh lan từ 1/3 đến 1/2
diện tích, trái sẽ bị rụng.
Biệnh pháp phòng trị chung các loại bệnh trên trái:
- Giống trồng phải sạch bệnh.
- Đất trồng phải thoát nước tốt.
- Khi trồng không đặt cây giống quá sâu.
- Khoảng cách trồng hợp lý (theo hướng dẫn của tài liệu kỹ thuật hoặc của
nhà sản xuất giống).
- Tỉa cành tạo tán hàng năm sau thu hoạch, loại bỏ cành đã mang trái, cành
bị sâu bệnh, cành nhỏ yếu trong tán, cành đan chéo nhau, cành vượt... Khử trùng
dụng cụ bằng nước Javel hoặc cồn 90 độ khi cắt tỉa cành để tránh lây bệnh cho cây
khỏe.
- Hàng năm nên bón phân hữu cơ hoai mục cho cây. Bón phân N-P-K cân

đối. Bón tăng cường phân kali và Calcium Nitrate để giúp cây tăng cường khả
năng chống bệnh đồng thời cải thiện chất lượng trái.
- Không ủ cành khô, cỏ dại, rơm rác,...vào sát gốc cây (nếu có ủ nên cách
gốc từ 30-50cm).
- Những vườn đã bị bệnh không tưới nước trên tán lá. Cắt tỉa thu gom cành
lá trái bị bệnh đem tiêu hủy.
- Hàng năm nên dùng các thuốc gốc đồng như Copforce Blue, Dosay,...
phun ngừa trước mùa mưa, trước khi xử lý ra hoa hoặc khi cây ra đọt non và khi
hoa rụng cánh được 2/3.
- Khi cây có biểu hiện bệnh, sử dụng hỗn hợp thuốc kháng sinh với thuốc
gốc đồng hoặc Mancozeb như Saipan+ Dipomate hoặc Saipan+ Copforce
Blue,...phun đẫm lên tán lá và trái.
- Riêng đối với bệnh thối nhũn trái, có thể dùng các thuốc như Mexyl MZ
hoặc Alpine để xử lý (chủ yếu là phòng) bằng cách phun đẫm lá và
trái.

×