Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Cách ghép cà chua trên cà tím doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.33 KB, 3 trang )

Cách ghép cà chua trên cà tím

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Cà chua là cây rau ăn quả có giá trị, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người
nông dân.Tuy nhiên phần lớn diện tích trồng cà chua tập trung vào vụ đông, năng
suất cao nhưng giá rẻ, tiêu thụ chậm, vụ hè diện tích giảm, do thời tiết không thích
hợp cho cà chua sinh trưởng, cây bị chết nhiều vì ngập nước, một số bệnh ở rễ, lá,
nhiệt độ cao làm giảm tỉ lệ đậu quả, năng suất giảm rất nhiều, nếu không nói là
mất trắng. Trồng cà chua trái vụ vào tháng 7 và tháng 8, thu quả vào tháng 10- 11,
giá bán từ 3.000-5.000 đ/kg, năng suất đạt 25-30 tấn/ha mang lại lợi ích cho người
nông dân nhưng gặp nhiều khó khăn như đã nói ở trên. Vì vậy ghép cà chua lên
gốc cà tím là giải pháp được lựa chọn để hạn chế tối thiểu các trở ngại giúp cho
nông dân trồng cà chua trái vụ thu nhập cao.
Trồng cà chua ghép có chi phí cao hơn cà chua không ghép, vì thế chỉ nên
trồng khi có rủi ro cao về úng ngập hoặc các bệnh về rễ như héo xanh vi khuẩn,
tuyến trùng, chết héo do nấm. Kỹ thuật ghép cà chua lên gốc cà tím được Trung
tâm Phát triển rau châu Á (AVRDC) chuyển giao cho Viện Nghiên cứu Rau quả từ
năm 1998 đến nay đã mở rộng ở nhiều vùng trong cả nước: Hải Phòng, Bắc
Giang, Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc… Năm 2005, thông qua Dự án Phát triển
nông nghiệp bền vững ven đô (SUSPER), Viện Nghiên cứu Rau quả đã chuyển
giao công nghệ ghép cà chua cho Cty Giống cây trồng Hà Nội, cung cấp cho các
huyện ngoại thành hàng vạn cây cà chua ghép.
Chọn gốc ghép cà tím: Giống cà tím EG 203 được chọn làm gốc ghép vì
giống này kháng được vi khuẩn gây héo xanh do Ralstonia solanacearum gây ra,
chịu được úng ngập, chống được tuyến trùng rễ do Meloigogyne incognital, chịu
được bệnh thối gốc do nấm Sclerotium rolfsii.
Chọn ngọn ghép là các giống cà chua F1 có năng suất cao đang lưu hành
trên thị trường.
Thời vụ ghép:
- Vụ hè thu: Gieo hạt cà tím từ 5/6 đến 20/6, gieo hạt cà chua từ 16/6 đến
30/6 (gieo hạt cà chua sau cà tím 10 ngày), trồng cây đã ghép vào cuối tháng 7 đầu


tháng 8.
- Vụ xuân hè muộn: Gieo hạt cà tím từ tháng 12, gieo hạt cà chua vào cuối
tháng 1. Ghép cây vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, trồng cây vào giữa tháng 3.
Gieo hạt:
Gieo hạt cà tím vào khay hoặc túi bầu có kích thước 6x9x7 cm, hỗn hợp
trong bầu gồm 70% đất màu trộn đều với 30% phân chuồng ủ mục, 1m3 hỗn hợp
trộn thêm 5 kg lân super, hạt cà chua gieo gần nơi gieo hạt cà tím để thuận tiện
cho việc ghép sau này. Gieo 2-3 hạt cà tím 1 lỗ. Tưới đủ ẩm đến khi cây mọc đều.
Giai đoạn cây con cần phun phòng sâu vẽ bùa, bọ phấn trắng truyền bệnh xoăn lá
và bệnh lở cổ rễ bằng regent 1% và Benlat C 10% định kỳ 5 ngày 1 lần.
Ghép cây:
Khi cây cà tím có 4-5 lá thật, cao 15- 18 cm, cây cà chua có 3-4 lá thật, cao
12-15 cm thì tiến hành ghép. Dùng dao lam cắt vát 300 thân cây cà tím phía trên 2
lá mầm, có thể chọn vị trí nào đó để cắt thân cà tím cho tương xứng với đường
kính thân cây cà chua, cắt thân cà chua góc 300 dưới lá thật, dùng ống cao su có
đường kính 2-3 mm giữ gốc ghép và ngọn ghép áp sát 2 mặt vát vào nhau.
Chăm sóc cây sau ghép:
Để cây đã ghép vào nhà che kín bằng nilon trong suốt, ngoài phủ lưới đen
để giảm bớt cường độ ánh sáng, giữ ẩm cho cây ghép bằng cách phun mù 2 tiếng
một lần nếu trời nắng to. Giữ cây ghép trong nhà một tuần. Khi vết ghép đã liền,
đưa cây ra nhà có mái che sáng để cây quang hợp trong 3-4 ngày thì có thể trồng
ra đồng.
Một người thành thạo có thể ghép được 900-1.000 cây một ngày. Tỉ lệ cây
sống sau ghép là 90- 95%. Khi trồng cà chua ghép thì chăm sóc theo quy trình
trồng cà chua bình thường. Cà chua ghép trồng trong vụ hè thu do nhiệt độ cao
làm cho đậu quả kém, cần phun hooc môn đậu quả là dung dịch CPA (4-
clorophenoxy axetic axit) khi cây có hoa, 2 ngày phun 1 lần vào buổi chiều mát
lên các chùm nụ sắp nở.
Chú ý: Không vun cao cây cà chua ghép quá vết ghép, vì cà chua ra rễ phụ
ở vết ghép làm mất tác dụng chống bệnh và chống úng của gốc ghép.


×