Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.33 KB, 3 trang )
Cách làm giá đỗ trong lu không cần cát
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Nguyên liệu
Nên dùng loại đỗ nhỏ hạt như giống Tiêu Hà Nội, Mộc Trung Châu, chất
lượng vừa ngon mà tỷ lệ sản phẩm thu được trên một đơn vị nguyên liệu lại cao.
Chọn hạt chắc, mẩy, sàng loại bỏ những hạt lép, lửng, tạp chất, sâu mọt. Nên dùng
loại đỗ mới thu hoạch để làm giá, như vậy tỷ lệ nảy mầm của hạt sẽ cao (xấp xỉ
100%).
Thường mỗi mẻ làm khoảng 10kg đỗ xanh. Làm ướt hạt rồi sát (như vo
gạo) trong khoảng 30 phút cho hạt mỏng bớt vỏ, sau đó rửa kỹ bằng nước sạch,
ngâm nước 1 giờ sau đó chuẩn bị đem ủ.
Dụng cụ ủ là một chiếc thùng tôn, thùng nhựa hay bằng nhôm càng tốt,
dung tích 100 lít, dưới đáy bố trí khoá nước để khi cần tháo nước khỏi thùng ủ.
Ủ đỗ
Trước khi đổ đỗ vào thùng để ủ, xếp khoảng 7- 8 viên gạch dưới đáy theo
chiều dựng nghiêng, xếp kiểu xoè nan quạt, đặt vỉ tre lên, lót lá tre, lá chuối tươi
rồi đổ đỗ xanh lên. Cứ một lớp đỗ xanh lại phủ một lớp lá tạo khoảng thoáng để đỗ
dễ mọc mầm. Khi đổ hết đỗ vào thùng, phủ lớp lá cuối cùng và đậy lên trên bằng
một vỉ tre khác, che phủ kín bằng vỉ cói, bao tải không cho ánh sáng lọt vào, tiếp
theo dùng một vài viên gạch sạch đè lên. Lúc đầu đỗ chưa mọc, đè khoảng 2 viên,
sau 2 ngày, đỗ xanh hút nước nứt nanh nở to, đặt khoảng 10 viên, ngày thứ 3- 4
đặt 15 viên (hoặc dùng vật khác nặng tương tự để đè). Mục đích chèn nặng để khi
đỗ mọc mạnh không đội vỉ lên, mặt khác khi lèn chặt, thân giá sẽ mập hơn.
Chăm sóc đỗ ủ
Trong 2 ngày đầu sau ủ, mỗi ngày ngâm nước một lần khoảng 5 phút và
tưới nước 5 lần (khoảng 5 giờ tưới một lần, kể cả ban đêm). Mỗi lần tưới, cho
nước sạch vào thùng, mở khoá tháo nước dưới đáy thùng đến khi dùng tay sờ thấy
nước mát là được. Trong quá trình ủ, nhất thiết không để khối ủ bốc nóng, vì như
vậy sẽ làm hỏng giá đỗ.
Ngày thứ ba và thứ tư, mỗi ngày ngâm 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối, mỗi