Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân Tích Chuyên Sâu Hai Tác Phẩm: Vợ Chồng A Phủ và Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.11 KB, 11 trang )

Phần I:
PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ
Đoạn Đêm tình mùa đơng
Nguyễn Minh Châu từng khẳng định:” nhà văn phải là kẻ nâng giấc cho
những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đuổi dồn
đến chân tường”. Đó cũng là tư tưởng của Tơ Hồi trong truyện ngắn “Vợ
chồng Aphủ”. sau một thước phim hiện thực đầy chua xót của thân phận
người lao động bị áp bức, bóc lột, ẩn sau căn buồng chật hẹp của Mị, sau
thân phận lầm lũi sống kiếp ngựa trâu là mong muốn đấu tranh, mong muốn
giải thốt. Đó là sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của Mị trong
đêm đơng cứu Aphủ. Qua đó Tơ Hồi đã bậc lên tư tưởng nhân đạo sâu sắc
khi mở ra con đường tự giải thoát, để nhân vật của mình tìm đến ánh sáng
của khát vọng tự do và hạnh phúc qua đoạn trích:.....
Tơ Hồi, một cây bút “cự phách” trong nền văn học việt nam hiện đại. Ông
được xem là “một từ điển sống, một pho sách sống” bởi vốn hiểu biết phong
phú về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc. Với hơn 60 năm lao động
nghệ thuật miệt mài và tâm huyết, Tơ Hồi đã tạo nên một “mùa gặt ngoạn
mục” với khoảng 200 đầu sách ở nhiều thể loại khác nhau. Tác phẩm của
ơng đi sâu vào lịng người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, cùng
với sự tinh tế, sâu sắc của người từng trãi. Truyện ngắn “vợ chồng Aphủ” là
một trong những sáng tác tiêu biểu của Tơ Hồi. Tác phẩm được in trong tập
truyện Tây Bắc, là thành quả đẹp của chuyến đi thâm nhập thực tế của Tơ
Hồi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc(1952). Truyện kể về quá trình đấu
tranh từ tự phát đến tự giác của người lao động nhằm chống lại những áp
bức, bất công và sự tàn độc mà bọn thống trị đã gieo rắc, điển hình là Mị.
Mị, một cơ gái xinh đẹp, tài năng và cũng là nhân vật điển hình cho người
lao động. Mị vốn là một cơ gái u tự do, u lao động nhưng vì món nợ
truyền kiếp của gia đình, từ cơ gái phóng khống, mang dại nơi núi rừng Tây
Bắc trở thành cô con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Kiếp đời nơ lệ, cùng với
những xót xa, tủi hờn đã khiến cơ mất hết ý niệm về cuộc sống. Và rồi, với
tác động của ngoại cảnh trong đêm tình mùa xuân, Mị trỗi dậy sức sống tiềm


tàng sau chuỗi ngày “lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa”. Đành đoạn
Huỳnh Thị Ngọc Ngân


thay! Sợi dây trói của ASử một lần nữa xiết chặt, bóp nghẹn sức sống đang
dần hồi sinh trong Mị. Đó là sợ dây trói thần quyền, cường quyền và bạo
quyền đã kiềm hãm, đọa đày người lao động. Từng vòng dây xiết chặt như
muốn giết chết khát vọng sống của con người.
Sau tất cả những bi kịch của đời mình, Mị trở thành một cơ gái vơ cảm. Mùa
Đơng trên núi cao dài và lạnh lắm nhưng có lẽ cõi lịng Mị cịn lạnh hơn gấp
nhiều lần. Mị có một thói quen là sưởi lửa mỗi đêm. Với Mị, bếp lửa là
người bạn tri âm, tri kỉ là thứ mang đến một nguồn sáng ấm áp hiếm hoi để
sưởi ấm trái tim đang dần nguội lạnh của cô. Bên cạnh Mị lúc này là một
người cùng khổ đang bị trói – Aphủ. Aphủ là chàng trai bất hạnh, mồ cơi cha
lẫn mẹ, nghèo khổ và lưu lạc; vì đánh Asử Aphủ bị bắt phạt vạ trở thành con
nợ nhà thống lí Pá Tra.Nhưng tàn bạo nhất là sự coi rẻ, coi khinh của bộ mặt
chúa đất phong kiến dành cho người nô lệ, một lần vô ý để hổ vồ mất bị,
Aphủ bị trói đứng giữa mùa đơng giá rét. Từ ánh sáng lập lòe của ngọn lửa,
Mị “thấy mắt Aphủ trừng trừng, mới biết Aphủ còn sống”, vậy mà cô vẫn
“thản nhiên, thổi lửa, hơ tay”,”Nếu Aphủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế
thôi”.Những trang văn như có cái gì da diết, se sắt vừa uẩn ức vừa đau xót
khiến ta khơng nén được tiếng thở dài đầy xót xa cho một kiếp người, Mị đã
khơng cịn là chính mình của ngày trước. Một sự điềm nhiên, lạnh lùng đến
đáng sợ, Mị sống vô cảm, vô hồn.Bởi lẽ “một người đau chân có lúc nào
quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu! Khi
người ta khổ quá thì người ta chẳng cịn nghĩ gì đến ai được nữa. Cãi bản
tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau che lấp mất” (Nam
Cao). Mị đã quá khổ rồi, từng vết cứa vơ tình của bọn cầm quyền giờ đây đã
làm sẹo, đã chai sạn dần. Mị thậm chí cịn khơng u lấy chính bản thân
mình “Asử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp” mỗi khi thấy cô sưởi lửa, Mị

cũng chẳng màng.Nhưng, dưới ánh sáng mạnh mẽ của bếp lửa phải chăng sẽ
dẫn Mị đến những điều tốt đẹp, để lịng ham sống của cơ gái này được bùng
nổ, giải thốt cho người và cũng chính là giải thốt cho mình. Bởi so với ánh
lửa đêm xuân ngày trước, lửa hồng đêm đơng này mạnh mẽ hơn, chói sáng
hơn và tất nhiên sức nóng, sự lan tỏa cũng dữ dội hơn. Chi tiết ấy khiến
người đọc có dự cảm về tương lai tươi sáng hơn của nhân vật.
Nhận xét về nhân vật của mình, Tơ Hồi từng tâm sự: sức sống tiềm tàng,
mãnh liệt của Mị như một lớp tro tàng phủ khuất chỉ cần một cơn gió có thể
thổi bay lớp tro buồn nguội lạnh ấy cuộc sống sẽ tái sinh. Và “cơn gió” ấy
chính là giọt nước mắt của Aphủ . Đó là giọt nước mắt khơng dễ rơi của một
Huỳnh Thị Ngọc Ngân


người đàn ơng mạnh mẽ, gan lì đã cho thấy sự khốn khổ đến cùng cực. Mị
đã thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”.
Dòng nước mắt chậm chạp ấy như tua lại một thời quá vãng đầy đau thương,
một thời tuổi trẻ tràn đầy khát vọng ngày trước của Mị. “Mị chợt nhớ lại
đêm năm trước Asử trói Mị , Mị cũng phải trói đứng thế kia, nước mắt chảy
xuống miệng, xuống cổ khơng biết lau đi được”. Dịng nước mắt ấy đã gột
rửa trái tim băng của Mị, khiến trái tim ấy ấm nóng trở lại , khiến lịng Mị
dậy xót xa. Đó là điểm chạm của hai con người cùng cảnh ngộ. Mị thương
Aphủ cũng chính là thương lấy mình. Lần đầu tiên sau chuỗi ngày dìm mình
vào thinh lặng, một luồn suy nghĩ mạnh mẽ trào dâng trong Mị “trời ơi, nó
bắt trói đứng người ta đến chết”, “chúng nó thật độc ác”. Hai tiếng “trời ơi”
đầy nỗi bất bình và đắng cay như xóa tan mọi ranh giới giữa vô cảm và đồng
cảm. Giờ đây, Mị ý thức sâu sắc về ngọn nguồn bao đau khổ của mình là
“chúng nó”. Chính “chúng nó” - bọn thống trị và chúa đất phong kiến miền
núi đã ức hiếp, đọa đày và đối xử tàn tệ với những người lương thiên như
Mị, như Aphủ và khiến cuộc đời của rất nhiều người lao động vần xoay
khơng lối thốt .Đó là một sự thức tỉnh trong ý niệm của Mị. Không còn là

những cảm xúc tê dại, Mị cảm thương cho một con người cùng cảnh ngộ “cơ
chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải
chết”. Điệp từ “chết” tạo nên sự khẩn thiết, nguy cấp, nó thơi thúc Mị vượt
lên giới hạn thương mình, để rồi bậc lên một ý thức chua xót về thân phận ,
giai cấp “ta đã là thân đàn bà nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ cịn
đợi ngày rũ xương ở đây thơi”,”người kia việc gì phải chết”. Qua đó, Tơ
Hồi khơng chỉ ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn Mị mà còn tố cáo những hủ tục lạc
hậu đã ghì chặt người lao động trong bóng tối. Những bóng ma của thần
quyền cứ đeo bám dai dẳng trong tiềm thức của con người. Nhưng với khát
vọng sống và sức phản kháng mạnh mẽ của Mị, tin chắc rằng khơng ai khác
mà chính cơ sẽ tự giải thốt cho mình, để sống một cuộc đời đáng sống.
Sức phản kháng của Mị đã thật sự bùng lên qua hành động cắt dây mây cởi
trói cho Aphủ. Đã có lúc Mị mường tượng ra cảnh mình sẽ bị trói thay vào
đấy và chết trên cái cột này nhưng rồi Mị cũng khơng thấy sợ. Bởi lịng trắc
ẩn trong Mị - lòng thương người, sự dũng cảm đã thơi thúc cơ giành lại cơng
lí. Đó là một hành động tất yếu phải xảy ra- ở đâu có áp bức, ở đó có đấu
tranh, Mị cắt dây trói cho Aphủ cũng chính là gở bỏ gơng xiềng trong lịng
mình. Lúc này, Mị có chút gì đó hốt hoảng, “chỉ thì thào được hai tiếng “Đi
ngay”...rồi Mị nghẹn lại”. Có lẽ cơ đang có những dự cảm khơng hay cho số
phận của mình, đó là sự giằng xé giữa việc thành công cứu người và cái chết
của bản thân đang cận kề. Và rồi, trước hành động vụt chạy mạnh mẽ của
Huỳnh Thị Ngọc Ngân


Aphủ, Mị khựng lại rồi chạy theo. Từng bước chân của cô như đạp đổ thần
quyền, cường quyền và bạo quyền. Trước mắt vẫn tối lắm, mọi thứ vẫn mơ
hồ, vơ dịnh nhưng mếu ở lại thì chỉ có đường chết. Thế nên, “Mị cũng vụt
chạy ra. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp Aphủ, đã lăn, chạy, chạy
xuống tới lưng dốc”. Từng câu văn ngắn, nhịp nhanh, gấp gáp vơi những từ
“vụt chạy”, “băng đi” tạo sự kịch tính khiến độc giả nín thở trong từng bước

chân của Mị. Hành động của Mị không đơn giản là một sự ý thức, một khát
vọng sống mạnh mẽ mà còn là sự chống lại các thế lực tâm linh, các hủ tục
đã ăn sâu bám rễ đày đọa con người. Mị như tìm lại được con người thật,
một con người đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận qua câu nói hiếm
hoi nhưng mang ý nghĩa vô cùng lớn lao: “Aphủ cho tôi đi”, “ở đây thì chết
mất”. Rồi đây, hai người sẽ tới Phiềng Sa, được giác ngộ cách mạng, đấu
tranh cho tự do và hạnh phúc của người lao động.
“Anh sẽ phất cùng em cờ giải phóng
Trên thế giới mênh mơng đầy bão sóng”
(Sóng Hồng)
Mỗi nhà văn đều phải mang trong mình một cái nhìn khám phá và tấm lịng
nhân đạo sâu săc. Chúng ta hiểu rằng, nếu Nguyễn Minh Châu khơng nhìn
thấu suốt, Kim Lân khơng đồng điệu tấm lịng, Tơ Hồi khơng đặt hồn vào
từng trái núi miền Tây, vào những mảnh đời éo le nhưng luôn tiềm tàng một
khát vọng sống mãnh liệt thì đã khơng có một “Chiếc thuyền ngồi xa dấy
lên nhiều trăn trở”, khơng có một tình huống nhặt vợ éo le nhưng đượm tình
và càng khơng có một câu nói ám ảnh người đọc: “Aphủ cho tơi đi...”. qua
ngịi bút tài hoa của mình, Tơ Hồi đã thực sự trở thành một “nhà nhân đạo
từ trong cốt tủy. Không chỉ ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, của
những phong tục tươi đẹp mà nhà văn còn phát hiện, ngợi ca sức sống tiềm
tàng, sức phản kháng mãnh liệt và ý chí chiến đấu và niềm tin của người lao
động; ông đã thấu hiểu đồng cảm và đồng tình với khát vọng giải phóng của
nhân vật; đã lên án thế lực thống trị chà đạp quyền sống con người, tố cáo
những hủ tục lỗi thời lạc hậu; đồng thời thấy được khả năng cách mạng và
khát vọng hướng đến tự do của người lao động. Tất cả tâm tình của nhà văn
dành cho người lao động nghèo ở TB đã đi vào trang văn Bằng ngôn ngưc
đặc sắc, tinh tế cùng cách dẫn dắt tình huống truyện tự nhiên, lơi cuốn, Tơ
Hồi đã thành cơng trong việc khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc, để bạn đọc
cùng hồi hộp theo những hành động của Mị. Cùng với đó là những chi tiết
đắt giá từ hình ảnh bếp lửa bập bùng cháy thể hiện dự cảm về một tương lai

tươi sáng đến hành động cắt dây mây cởi trói cho Aphủ để rồi hai tâm hồn
neo đậu vào nhau, mở ra một chân trời mới. Không còn là kết cục bế tắc, bi
Huỳnh Thị Ngọc Ngân


quan như Chí Phèo hay Lão Hạc khơng cịn là cảnh chị dậu......mà đầy hi
vọng vào tương lai bởi giờ đây ánh sáng cách mạng đã đến dẫn đường cho
mỗi con người như cách Tơ Hồi từng khẳng định: “ở nơi rừng núi mơ màng
ấy, các dân tộc đã không lặng lẽ chịu đựng. Họ đã thức tỉnh. Cán bộ của
Đảng tới đâu thì các dân tộc đứng lên tới đấy, trước nhất là những người trẻ
tuổi. Họ thật đẹp và yêu đời”. Đó là tư tưởng mới mẻ của nhà văn.
Qua đoạn trích, ta thấy đằng sau bóng tối của bi kịch, đằng sau những dáng
người lam lũ, cùng cực vẫn tiềm tàng trong mỗi người lao động Tây Bắc một
niềm trắc ẩn mênh mơng, một tình người để cùng nhau vượt qua bão giông.
Mị đã đấu tranh, đã vươn lên tiềm ánh sáng, đã thành cơng tìm đúng bản ngã
của cuộc đời mình. . Nếu như tiếng sáo đưa Mị về một thời thanh xuân tươi
đẹp, dòng nước mắt đánh thức bao lịng thương cảm sâu kín mà tưởng chừng
Mị đã bỏ quên, thì chi tiết cắt dây trói cho Aphủ chính là điểm sáng của tác
phẩm. Và, cùng với tấm lịng nhân đạo sâu sắc của Tơ Hoài, chắc rằng,
truyện ngắn “Vợ chồng Aphủ” sẽ mãi tỏa ra một thứ ánh sáng riêng của
niềm hi vọng, lạc quan để từng bước chinh phục bạn đọc nhiều thế hệ,
trường tồn mãi với thời gian. Và, chỉ cần còn niềm tin thì vẫn sẽ có một ngày
mai tươi sáng như Jack Ma từng chia sẻ: “Ngày hơm nay khó khăn. Ngày
mai cịn khó khăn hơn nhiều. Nhưng ngày kia là ngày đẹp đẽ”
Tác giả: Huỳnh Thị Ngọc Ngân
Tự hào là một thành viên của gia đình TTS khóa 2K3
Khóa văn chuyên sâu: liên hệ fanpage Thưởng Thức Sách
Chị giáo xinh đẹp, siêu cute: Võ Phạm Trúc Linh

Huỳnh Thị Ngọc Ngân



Phần II :
PHÂN TÍCH CHUN SÂU TÁC PHẨM
CHIẾC THUYỀN NGỒI XA
_________________Nguyễn Minh Châu________________________
Đề:Cảm nhận 2 phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Từ đó nhận xét về
q trình tự nhận thức của Phùng qua câu hỏi mà anh đặt ra cho người đàn
bà hàng chài: “ lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính Ngụy khơng ?” đến câu
hỏi: “ cả đời chị có một lúc nào thật vui khơng?”
Bài làm
“Cuộc sống cịn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách.
Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu
buồn. Cái nên thơ cịn lóng lánh giọt nước mắt ở đời” (Trích trong nhật kí
Nguyễn Văn Thạc). Thật vậy, những mảng màu sáng tối luôn tồn tại trong
cuộc sống buộc con người phải có một cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Đặc
biệt là nhà văn lại càng khơng được nhìn một cách hời hợt mà phải đi sâu
vào khám phá sự thật của đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự để hiểu đúng
bản chất bên trong của hiện thực cuộc sống. Truyện ngắn “ Chiếc thuyền
ngoài xa” đã thể hiện rõ nét tư tưởng ấy của Nguyễn Minh Châu. Qua hai
phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu đã thành công dựng lên sự
đối lập giữa bức tranh nghệ thuật đẹp như mơ và tấn bi kịch của gia đình
hàng chài. Từ đó, thể hiện q trình thay đổi nhận thức của Phùng qua câu
hỏi: “lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính Ngụy khơng?” đến câu hỏi: “Cả
đời chị có lúc nào thật vui khơng?”
Nguyễn Minh Châu, nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì
chống Mĩ, cũng là “ người mở đường tinh anh và tài năng”(Nguyên Hồng)
cho công cuộc đổi mới văn học từ sau năm 1975. Ở giai đoạn trước, ngịi bút
của ơng theo khuynh hướng sử thi, đậm tính chiến đấu và thiên hướng trữ
tình lãng mạn, thời kì sau chuyển sang cảm hứng thế sự cùng những vấn đề

triết lí nhân sinh. Truyện ngắn “ chiếc thuyền ngồi xa” (1983) là một trong
Huỳnh Thị Ngọc Ngân


số những sáng tác tiêu biểu của ông. Tác phẩm thể hiện những chiêm
nghiệm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời qua hai phát hiện đầy nghịch lí của
nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
Phát hiện thứ nhất trên bờ biển là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp –
chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương. Để xuất bản một bộ lịch
nghệ thuật theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã đi tới một vùng biển
từng là chiến trường cũ thời kháng chiến. Tại đây, anh đã phục kích mấy
ngày liền để có thể chụp được bức ảnh ưng ý. Với con mắt nhà nghề, anh đã
phát hiện “một cảnh đắt trời cho” trên biển sớm mờ sương. Khung cảnh ấy
như “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, hài hịa, mờ ảo, có sức
hấp dẫn vơ cùng. Đó là hình ảnh một chiếc thuyền lưới vó từ từ cập bến, mũi
thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhịe trong bầu sương mù trắng có pha chút
hồng hồng. Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và
đẹp một vẻ đẹp đơn giản và tồn bích. Cái hương nồng nàn của biển cả, cái
khơng khí thanh mát, cùng vẻ đẹp trong ngần, thuần khiết của ngoại cảnh
khiến Phùng say mê, đắm chìm, tâm hồn nghệ sĩ như có cái gì bóp thắt vào.
Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh đã khiến Phùng thăng hoa trong cảm xúc
và phải bấm máy liên tục. Đó như một sự đền đáp xứng đáng cho sự lao
động vì nghệ thuật của nhiếp ảnh Phùng. Dường như, anh đã bắt gặp cái tận
thiện, tận mĩ, thấy tâm hồn như được gột rửa, trở nên trong trẻo tinh khôi bởi
cái đẹp hài hịa, lãng mạn, bình n mà tạo hóa đã ban tặng. Và theo Phùng,
“cái đẹp chính là đạo đức”. Phùng hay cũng chính là Nguyễn Minh Châu là
người nghệ sĩ tài hoa, tâm hồn nhạy cảm, tràn đầy đam mê và tâm huyết với
nghệ thuật. Và đúng như Thạch Lam từng khẳng định: “một nhà văn thiên
tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ”. Từ đó, ta thấy
rằng nghệ thuật chân chính chỉ có thể tạo nên từ q trình khám phá nghiêm

túc, kiên trì và nhiệt huyết, để rồi tạo ra một bức ảnh có giá trị thẩm mĩ lâu
dài- mãi về sau vẫn còn treo ở nhiều nơi trong các gia đình sành nghệ thuật.
Đó vẫn sẽ là một bức tranh tuyệt mĩ nếu Phùng khơng có phát hiện thứ
hai- cảnh bạo lực của gia đình hàng chài. Khi chiếc ngư phủ đẹp như mơ ấy
tiến vào bờ cũng là lúc hiện thực trần trụi trong những cảnh đời éo le, nghèo
khổ dần lộ rõ. Giữa một vùng phá nước mênh mông xuất hiện hai dáng
người lam lũ với tiếng quát của người đàn ông: “ Cứ ngồi nguyên đấy. Động
đậy tao giết cả mày đi bây giờ”. Cùng với đó là hình ảnh người đàn bà xấu
xí, cam chịu với tấm lưng áo bạch phếch, nửa thân người ướt sủng, gương
mặt nhợt trắng vì kéo lướt suốt đêm. Ngỡ sau đó sẽ là một sự trân trọng từ
Huỳnh Thị Ngọc Ngân


người chồng sau chuỗi ngày lao động mệt mỏi nhưng khơng, sự thật lại đáng
sợ và đau lịng: “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút
trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những
điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận
như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn
bà”. Bi kịch của gia đình thuyền chài như một thứ thuốc rửa ảnh quái đản
làm những bức ảnh huyền diệu mà anh dày cơng chụp được bỗng hiện hình
thật khủng khiếp và ghê sợ. Điều này khiến Phùng vô cùng ngỡ ngàng, trong
mấy phút đầu cứ đứng ngây người ra, có lúc tưởng như chết lặng trước cảnh
tượng đau lòng ấy. Khung cảnh trước kia bình yên biết mấy vậy mà giờ đây
trước mắt phùng là hình ảnh bạo lực gia đình đầy man rợ của gã chồng.
Bằng những vệt chì xám xịch, Nguyễn Minh Châu đã vẽ lên biết bao nghịch
lí trong trang văn của mình: một khung cảnh nghệ thuật lại được phát hiện ở
chiến trường từng nhuốm máu ngày trước; Phùng từng là người lính cầm
súng chiến đấu với mong muốn giành lại cuộc sống thanh bình cho người
lao động ấy vậy mà cái đói nghèo thời hậu chiến lại cịn đáng sợ hơn cả; đó
cịn là hình ảnh một người phụ nữ cam chịu, không trốn chạy, một đứa conthằng Phác vì muốn bảo vệ mẹ mà đánh lại cha mình. Khơng thể ngờ rằng

sau cái đẹp tồn bích, kì diệu của tạo hóa là cái xấu, cái ác chứ khơng phải
cái thiện. Hóa ra, cảnh đẹp anh vừa bắt gặp trên biển lại không phải là đạo
đức , hóa ra cuộc sống cịn tồn tại biết bao nốt nhạc trầm khiến con người
tỉnh thức, xót xa. Cảm giác hụt hẫng xâm chiếm tâm trí người nghệ sĩ. Bất
bình trước hành động của người chồng, Phùng lại càng không hiểu sự cam
chịu của người vợ. Cái vẻ cam chịu, nhẫn nhục của người phụ nữ từ ngàn
đời đã đi vào thơ ca phải chăng là đúng hay sai? Và rồi, phẫn nộ trước cái ác
Phùng vứt máy ảnh- chứa trong đó là cả một gia tài nghệ thuật, để bảo vệ
cơng lí. Cuộc đời khơng đơn giản, xi chiều mà rất phức tạp, đa đoan,
không nên vội đánh giá con người, sự vật ở hình thức bên ngồi mà phải
thận trọng khám phá bản chất bên trong bằng cái nhìn đa dạng, nhiều chiều
đem đến cho người đọc bài học trong nhìn và thưởng thức.
Đó cịn là quan niệm: “ nghệ thuật vị nhân sinh”, phê phán nghệ thuật thuần
túy xa rời thực tế. Nghệ thuật phải có giá trị hiện thực sâu sắc và thấm đẫm
tinh thần nhân đạo.
Tại tòa án huyện, khi câu chuyện của người đàn bà hàng chài dần
được lật mở cũng là lúc q trình nhận thức trong Phùng dần hồn thiện.
Lắng nghe câu chuyện của người đàn bà: cuộc sống mưu sinh đầy khó khăn
trên biển, cả đời lênh đênh sơng nước, sóng gió trời giơng khơng thể khơng
có một người đàn ông chèo chống, muốn tồn tại phải chấp nhận, “đàn bà
Huỳnh Thị Ngọc Ngân


trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Lúc
đầu, Phùng khăng khăng muốn người đàn bà bỏ chồng cho thấy sự đơn giản
trong cách nhìn của anh. Với câu chuyện của người đàn bà, anh buộc phải
nhìn lại chính mình nhưng đâu đó trong anh vẫn còn sự phản biện cuối cùng
mong muốn chứng minh rằng gã chồng tàn tệ ấy khơng có điểm gì tốt đẹp để
người đàn bà phải níu giữ. Trong anh vẫn còn tồn tại quan niệm những
người bên kia giới tuyến đều là người xấu và người đàn ông hàng chài cũng

như thế qua câu hỏi: “Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy khơng?”.Có
lẽ ngun nhân khiến Phùng hỏi câu này chính từ sợi dây thắt lưng của lính
ngụy mà người đàn ơng hàng chài dùng để đánh vợ. Nhưng khi nghe câu trả
lời là không thì dường như có cái gì vừa vỡ lẽ. Đằng sau bi kịch của gia đình
ấy là cuộc sống mưu sinh khó khăn sau khi hịa bình vừa lặp lại đã khiến con
người bị tha hóa. Bãi xa tăng hỏng vẫn cịn đó, tàn dư chiến tranh vẫn cịn
đó, nền kinh tế chìm trong đói nghèo, lạc hậu, với gánh nặng cơm áo gạo
tiền trên vai để nuôi đàn con khơn lớn thì liệu rằng cuộc sống có hạnh phúc.
Để rồi một sự nhận thức sâu sắc hơn dần hiện lên với câu hỏi: “ Cả đời chị
có lúc nào thật vui khơng?”. Một câu hỏi có phần trầm lắng, khơng cịn là sự
phản biện cho những lí lẽ thiếu thực tế của mình nữa, giờ đây Phùng thật sự
muốn lắng nghe cuộc sống, muốn đào sâu vào cuộc sống để hiểu thấu. Từ
một mực khuyên người vợ bỏ chồng đến một câu hỏi ở khía cạnh khác có
phần bất ngờ - niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Đó là sự chuyển biến
trong nhận thức của Phùng, anh muốn lắng nghe hơi thở của cuộc sống, lắng
nghe câu chuyện từ chính người trong cuộc- người lao động, anh muốn
khám phá những mảng màu sáng trong góc tối để có một cái nhìn tồn
diện.Phùng vừa tự hào về bức tranh, vừa trăn trở khi thấy hiện sau nó là
bóng dáng của cuộc sống tù đọng, nhẫn nhục của ngư dân miền biển. Và
phải chăng sau khi trút bỏ lớp sơn hào nhống bên ngồi cái chất thật của
cuộc sống hiện lên chỉ là hai màu đen- trắng, không, cái hồng hồng của ánh
sáng vẫn tồn tại: đó là vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn của người đàn bà. Từ
đó thể hiện quan niệm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc sống của Nguyễn Minh
Châu.
(liên hệ Vũ Như Tô trong tác phẩm “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”)
Chiếc thuyền ngoài xa là một hình ảnh ẩn dụ về nghệ thuật và cuộc đời. Qua
hai phát hiện của Phùng, cùng lối viết sinh động, ngơn ngữ linh hoạt, tình
huống truyện độc đáo, Nguyễn Minh Châu đã thành công lột tả hiện thực
cuộc sống, nêu lên triết lí nhân sinh sâu sắc: Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở
đằng xa nhưng cuộc đời thì lại rất gần, nghệ huật cần gắn bó và phản ánh


Huỳnh Thị Ngọc Ngân


cuộc đời chứ khơng thể nhìn nó một cách hời hợt. Qua đó, bạn đọc có thêm
bài học về cách nhìn, cảm thụ và lắng nghe.
Qua hai phát hiện của Phùng trong truyện ngắn: “Chiếc thuyền ngoài
xa”, ta thấy cuộc cách mạng trong nghệ thuật và cả trong đời sống đều phải
bắt đầu từ sự thay đổi cách nhìn của con người. Đừng đơn giản hóa hay lí
tưởng hóa, lãng mạn hóa mà phải nhìn gần, nhìn thẳng, nhìn thật vào hiện
thực cuộc sống: “viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là
sự thật thì khơng tầm thường cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong
lịng người đọc” (Tơ Hồi). Gấp lại trang sách “chiếc thuyền ngồi xa”,
trong đầu tơi cứ hiện lên hình ảnh của một bãi biển nơi ” cuộc sống cứ lênh
đênh khắp cả một vùng phá mênh mông”. Trong cuộc sống lam lũ, khó nhọc
của ngư dân hiện lên sự cảm thương và nỗi lo âu cho số phận con người ,qua
đó bậc lên tư tưởng hiện thực và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn
Minh Châu.
Tác giả: Huỳnh Thị Ngọc Ngân
(*** Hôn nhân không giống như ánh sao trên kia, cạn đêm là có thể vụt tắt
bay biến như chưa từng có thật.Hơn nhân là khi ta nhẫn nại rồi bao dung,
nhẫn nại rồi hiểu thấu. Đó cũng chính là cách mà người đàn bà hàng chài đã
lựa chọn ***) (Trích sách: Thưởng văn 12 – Võ Phạm Trúc Linh)
Tự hào là một thành viên của gia đình TTS khóa 2K3
Khóa văn chun sâu: liên hệ fanpage Thưởng Thức Sách
Chị giáo xinh đẹp, siêu cute: Võ Phạm Trúc Linh

Huỳnh Thị Ngọc Ngân



Một số lưu ý để làm mới và giúp bài văn sâu sắc hơn:
+Liên hệ mở rộng:
1.cảnh kết của “ Vợ chồng A Phủ” – Mị vs “Tắt đèn”- chị dậu
vs “Lão Hạc”
vs “Chí Phèo”
vs “Vợ nhặt”
 quan niệm văn học của các nhà văn
2. So sánh quan niệm của Nguyễn Minh Châu trong 2 giai đoạn văn học qua
các tác phẩm của ông
“Nguyễn Minh Châu người đã đọc lời ai điếu cho một nền văn học minh
họa”
+ Các nhận định:
1.
“Điều quan trọng hơn cả là sau mỗi cành kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng
người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm
về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng”
( Bùi Việt Thắng )
2.
“ Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm” (pauxtapxki)
3.
“ Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh để làm nổi hình, nổi
sắc nhân vật, nổi bậc vấn đề tư tưởng của nhà văn” (Nguyễn Đăng Mạnh)
4.
“Tình huống truyện giống như một lát cắt mà qua đó ta thấy được trăm năm
lồi thảo mộc”

Huỳnh Thị Ngọc Ngân




×