Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Cactruongphaiketoan copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.92 KB, 11 trang )

CÂU HỎI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Anh/Chị hiểu như thế nào lý thuyết kế toán thực chứng (Positive Theory)? Hướng
tiếp cận lý thuyết kế toán tại Việt Nam trước đây và hiện nay như thế nào?


Các trường phái kế tốn

MỤC LỤC
Phụ bìa................................................................................................................................ i
CÂU HỎI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ.................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................................ 1
DẪN NHẬP...................................................................................................................... 2
I. Lý thuyết kế tốn thực chứng......................................................................................2
1. Q trình phát triển...............................................................................................................................2
2. Khái niệm về lý thuyết kế toán thực chứng........................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu của lý thuyết kế toán thực chứng...................................................................4
4. Lý thuyết kế toán thực chứng – xu hướng nghiên cứu chủ đạo.......................................................4

II. Hướng tiếp cận lý thuyết kế toán thực chứng ở Việt Nam.......................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................10


Các trường phái kế toán

DẪN NHẬP
Trên thế giới, lý thuyết kế toán được rất nhiều nhà khoa nghiên cứu, và tồn tại nhiều
trường phái khác nhau. Về bản chất lý thuyết kế tốn, có hai trường phái chính là: lý
thuyết kế toán chuẩn tắc và lý thuyết kế toán thực chứng.
Đứng trên góc độ học viên, tơi xin trình bày hiểu biết và quan điểm cá nhân về lý
thuyết kế toán thực chứng.
I. Lý thuyết kế toán thực chứng


1. Quá trình phát triển
a/ Lý thuyết kế tốn phát triển qua các giai đoạn
Thời kỳ những năm 1400 trở về trước: bắt đầu phát triển thực hành.
Thời kỳ từ năm 1450 – 1750s: Thời kỳ tiền lý thuyết, tiếp tục phát triển thực hành.
Thời kỳ từ 1750s – 1920: Thời kỳ tiền lý thuyết, chính thức hóa thực hành kế tốn.
Thời kỳ 1800s – 1955: Thời kỳ khoa học cơ bản, thời kỳ phát triển thực hành kế
toán và phát triển các khn mẫu để giải thích.
Thời kỳ 1956 – 1970s: Thời kỳ quy chuẩn.
Thời kỳ 1970s – 2000: Thời kỳ lý thuyết kế tốn thực chứng, đây là khn mẫu để
giải thích và dự đốn hành vi.
Thời kỳ năm 2000 đến nay: Phát triển hỗn hợp lý thuyết kế toán thực chứng và lý
thuyết hành vi.
b/ Quá trình phát triển của lý thuyết kế toán thực chứng
Lý thuyết kế toán thực chứng xuất phát từ kinh tế học thực chứng được nhà kinh tế
học người Mỹ Milton Friedman nghiên cứu và xuất bản quyển sách “Essays in Positive
Economist” năm 1953, và được tặng giải Nobel năm 1976. Ông được coi là nhà kinh tế
có ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ XX.
Đến năm 1960, lý thuyết kế toán thực chứng được hai nhà nghiên cứu người Mỹ,
Ross Watts và Jerold Zimmerman, đẩy mạnh phát triển, và ra mắt công trình nghiên cứu
“Positive Accounting Theory” năm 1986.


Các trường phái kế toán

Trước Watts và Zimmerman, hai giáo sư Ray Ball và Phillip Brown được công nhận
là những người khởi đầu về lý thuyết kế toán thực chứng với nghiên cứu năm 1968 “ An
Empirical Evaluation of Accounting Income Numbers”. Cơng trình nghiên cứu này được
đăng trên tạp chí nổi tiếng trong giới kế tốn “Journal of Accounting Research”.
Về sau, cùng với sự phát triển của nền tảng lý thuyết trước đó, nhiều nhà kinh tế
học, học viên đã nghiên cứu phà phát triển mạnh mẽ.

Tại Việt Nam, thời gian gần đây cũng xuất hiện nhiều bài nghiên cứu áp dụng lý
thuyết thực chứng, như: Nguyễn Hữu Ánh, Phan Lê Thành Long, Nguyễn Thị Hồng Vân,
Bùi Thị Thanh Tình, …
2. Khái niệm về lý thuyết kế tốn thực chứng
Có nhiều quan điểm về lý thuyết thực chứng như:
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lý thuyết thực chứng là cách thiết lập các giả thuyết
hoặc thiết kế các mô hình và kiểm định chúng (Baker and Bettner 1997).
Lý thuyết kế tốn thực chứng giải thích và dự báo các hoạt động kế toán diễn ra
hàng ngày trong thực tế. Lý thuyết kế toán thực chứng giúp chúng ta trả lời câu hỏi “cái
gì đang diễn ra hàng ngày, tại sao người lập báo cáo tài chính lại làm như vậy, động lực
nào để họ làm như vậy?” (Why, How). Như vậy, thay vì các quy định cần phải thực hiện
trong kế toán chuẩn tắc, lý thuyết kế toán thực chứng cho chúng ta cơ hội khám phá và
giải thích những sự vật hiện tượng chưa từng xuất hiện hoặc đã xuất hiện nhưng chúng
ta chưa quan sát thấy trong thế giới tài chính và kế tốn. Lý thuyết kế toán thực chứng
dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu và các sự kiện xảy ra trong thực tế để
kiểm chứng các giả thuyết mà nhà nghiên cứu quan sát và đặt ra. Kế toán thực chứng
thường áp dụng các phương pháp thống kê hay kinh tế lượng cao cấp để phục vụ cho
việc kiểm chứng giả thuyết (Long 2010).
Lý thuyết kế toán thực chứng thường dựa vào dữ liệu và các sự kiện xảy ra trong
thực thế để kiểm định các giả thuyết mà nhà nghiên cứu quan sát và đặt ra. Các phương
pháp thống kê hay kinh tế học thường được ứng dụng trong lý thuyết kế toán thực chứng
để phục vụ cho việc kiểm định giả thuyết (Thảo 2012).


Các trường phái kế toán

Lý thuyết kế toán thực chứng khơng những giải thích và dự báo các hoạt động kế
tốn đang diễn ra trong thực tế mà cịn giải thích được nguyên nhân về sự tồn tại các sự
kiện đó, do vậy trả lời được câu hỏi cái gì đang diễn ra và tại sao. Lý thuyết thực chứng
sẽ khám phá và giải thích những sự vật hiện tượng chưa từng xuất hiện nhưng chúng ta

chưa quan sát thấy trong tài chính và kế tốn thay vì các quy định cần phải thực hiện
trong lý thuyết kế toán chuẩn tắc (Ánh 2013).
Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu, thì nhìn chung lý thuyết kế tốn thực chứng
là việc đặt ra các giả thuyết bằng cách khám phá, dự báo hoặc các sự kiện phát sinh của
hoạt động kế tốn đang diễn ra trong thực tế. Từ đó giải thích nguyên nhân và kiểm định
các giả thuyết ấy.
3. Đối tượng nghiên cứu của lý thuyết kế toán thực chứng
Đầu tiên, đối tượng nghiên cứu là thị trường vốn.
Hai là, nghiên cứu các hành vi điều chỉnh lợi nhuận, phù phép lợi nhuận.
Ba là, nghiên cứu sự tác động của các yếu tố phí tổn chính trị đến lợi nhuận. (Phí
tổn chính trị là chi phí được tạo ra bởi các tổ chức bên ngồi, dựa trên cơ sở chính sách
pháp luật. Ví dụ: thuế, chính sách đặc biệt, thơng tư, nghị định,…từ Nhà nước)
4. Lý thuyết kế toán thực chứng – xu hướng nghiên cứu chủ đạo
Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, lý thuyết kế toán chuẩn tắc hay một số lý
thuyết kế toán khác hầu như phi thực tế. Do đó, rất cần thiết một lý thuế kế tốn thực
chứng để giải thích và dự đốn thực tiễn kế tốn. Ví dụ như:
Các quy định kế tốn (chuẩn tắc) rất khơng thực tiễn bởi vì nó tâp trung vào miêu
tả các quy định thay vì xem xét các quy định kế toán được áp dụng trong thực tế có phù
hợp và đạt hiểu quả kinh tế để từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết (Watts and
Zimmerman 1978).
Loại hình nghiên cứu thịnh hành trong các tạp chí kế tốn uy tín, nổi tiếng là
nghiên cứu kế tốn thực chứng và dịng nghiên cứu này giải thích, dự báo thực hành kế
tốn và sự lựa chọn các chính sách kế tốn, và chúng khơng thiết lập các nguyên tắc kế
toán (Baker and Bettner 1997).


Các trường phái kế toán

Hầu hết các lý thuyết kế tốn là phi khoa học vì chúng mang tính quy luật, nên
được thay thế bằng các lý thuyết kế toán thực chứng để giải thích thực hành kế tốn

trong điều kiện các nhà quản lý tự nguyện lựa chọn các thủ tục kế toán và các tiêu chuẩn
quy định đã thay đổi theo thời gian (Riahi-Belkaoui 2004).
Ahmed Riahi-Belkaoui (2004) còn cho rằng: Động lực chính của cách tiếp cận thực
chứng đối với kế tốn là giải thích và dự đốn sự lựa chọn tiêu chuẩn của Ban Giám đốc
bằng cách phân tích chi phí và lợi ích của các cơng bố thơng tin tài chính cụ thể liên
quan đến các cá nhân khác nhau và việc phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế. Lý
thuyết thực chứng dựa trên các mệnh đề rằng các nhà quản lý, người nắm giữ cổ phần,
và cơ quan quản lý / chính trị gia là dựa trên lý trí và họ cố gắng tối đa hóa lợi ích của
mình, điều này liên quan trực tiếp đến lương thưởng và do đó, đến sự giàu có của họ.
Việc lựa chọn một chính sách kế tốn của bất kỳ nhóm nào trong số này phụ thuộc vào
việc so sánh các chi phí và lợi ích tương đối của các thủ tục kế toán thay thế nhằm tối đa
hóa hiệu quả của chúng. Ví dụ, giả thuyết rằng Ban giám đốc xem xét ảnh hưởng của
việc hạch toán các con số được báo cáo đối với quy định thuế, chi phí chính trị, bồi
thường quản lý, chi phí sản xuất thơng tin và các hạn chế được tìm thấy trong các điều
khoản thu nhập trái phiếu. Các giả thuyết tương tự có thể liên quan đến người xây dựng
tiêu chuẩn, viện sĩ, chuyên gia đánh giá và những người khác. Trong thực tế, lý tưởng
trung tâm của cách tiếp cận lý thuyết thực chứng là phát triển giả thuyết về các yếu tố
ảnh hưởng đến công việc kế tốn, và kiểm tra tính hợp lý của những giả thuyết này dựa
vào kinh nghiệm:
1. Để nâng cao độ tin cậy của dự đoán dựa trên quan sát số liệu kế toán được các
nhà quản trị coi là tốt nhất và bình thường.
2. Để giảm sự khơng chắc chắn do biến động của thu nhập nói chung và giảm rủi
ro nói riêng bằng cách giảm hiệp phương sai lợi nhuận của công ty với lợi nhuận thị
trường.
Như vậy, theo lý thuyết kế toán thực chứng, giả thiết được đặt ra là: Nhà quản lý sẽ
tối đa hóa lợi ích của mình bằng cách sử dụng các phương pháp kế tốn có lợi cho Báo
cáo tài chính. Kiểm chứng: Mối quan hệ giữa việc sử dụng các phương pháp có lợi cho
báo cáo tài chính với việc trả lương, thưởng cho người quản lý theo lợi nhuận.



Các trường phái kế toán

Lý thuyết kế toán thực chứng, đã ra đời và trở thành dòng nghiên cứu thống trị
trong lĩnh vực kế tốn. Việc áp dụng một khn khổ triết học thay thế đã đóng vai trị
quan trọng, lý thuyết thực chứng được xem là giải pháp với quyền làm chủ phương pháp
luận chính thống. Các nghiên cứu trọng yếu về kế tốn có nhiều quan điểm từ cực kỳ bảo
thủ (một số ít) đến cực kỳ cấp tiến nhưng tất cả đều có mục đích cố gắng cải thiện hoạt
động kế toán bằng cách làm cho kế toán nhận thức rõ hơn về những sự kiện xã hội, chính
trị và kinh tế rộng lớn hơn trong việc thực hành kế toán…(Gaffikin 2006).
Lý thuyết kế toán thực chứng là một biểu hiện của lý thuyết kinh tế tân cổ điển. Cơ
bản nó là niềm tin vào lý thuyết được lựa chọn hợp lý, được xem là hành vi làm cơ sở
cho mọi hoạt động kinh tế. Do đó, trong lý thuyết kế toán thực chứng, hành vi là cơ sở
cho sự lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật kế tốn cũng như các quyết định chính
sách. Trong lý thuyết kế tốn thực chứng, cơng ty (tổ chức, cơng ty hoặc bất cứ thứ gì)
được mơ tả dưới dạng một tập hợp các hợp đồng - mối liên hệ của các hợp đồng. Hợp
đồng là cần thiết để có được những cá nhân đồng ý hợp tác vì lợi nhuận. Ví dụ, có các
hợp đồng với người quản lý, nhà cung cấp vốn và người lao động (bao gồm cả người
quản lý). Các hợp đồng là cần thiết để các bên tham gia hành động nhằm tối đa hóa tài
sản của chủ sở hữu (cổ đơng). Tuy nhiên, sẽ có chi phí ký kết liên quan đến hợp đồng, ví
dụ, chi phí đàm phán và duy trì và giám sát việc thực hiện của các bên liên quan…
Phương pháp kế tốn thực chứng khơng nói gì về việc nên sử dụng phương pháp báo cáo
nào vì một lý thuyết thực chứng dựa trên thông tin thực nghiệm và khơng mang tính
chuẩn mực. Watts và Zimmerman (1990) đã xác định ba giả thuyết chính thường được sử
dụng trong tài liệu lý thuyết kế tốn thực chứng để giải thích và dự đoán liệu một tổ chức
sẽ ủng hộ hay phản đối một phương pháp kế toán cụ thể. Các giả thuyết này có thể được
gọi là giả thuyết bồi thường quản lý (giả thuyết kế hoạch thưởng), giả thuyết nợ (giả
thuyết nợ/vốn chủ sở hữu) và giả thuyết chi phí chính trị (Setyorini and Ishak 2012).
Như đã trình bày, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định lý thuyết kế tốn thực
chứng là dịng nghiên cứu chính trong kế tốn. Vì vậy, lý thuyết thực chứng là cần thiết
đối với người làm kế tốn, vì trên thực tế, nhiều vấn đề phát sinh mà lý thuyết chuẩn tắc

chỉ hướng dẫn cách để làm theo mà khơng giải thích được tại sao phát sinh những vấn đề
như vậy, từ đó đưa ra cách thức thực hiện phù hợp.


Các trường phái kế toán

Lý thuyết kế toán thực chứng không quan trọng việc sử dụng phương pháp nào
trong báo cáo tài chính, bởi vì nó được dựa trên thơng tin thực tế, không theo chuẩn mực.
Điều này sẽ phù hợp hơn, bởi lẽ, các vấn đề phát sinh ngoài thực tế sẽ đa dạng theo thời
gian, khơng có những quy định, những ràng buộc hay những chuẩn mực là đầy đủ hết.
II. Hướng tiếp cận lý thuyết kế toán thực chứng ở Việt Nam
- Thực tế ở Việt Nam, lý thuyết kế toán thực chứng dường đang được chú trọng
nghiên cứu, dần dần có nhiều bài nghiên cứu của một số tác giả. Bộ tài chính cũng rất
quan tâm đến việc hồn thành hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam và chế độ kế tốn
doanh nghiệp Việt Nam.
Ơng Long (2010) nhận định rằng việc ban hành các văn bản pháp quy mới trong kế
toán vẫn dựa trên kinh nghiệm của các cá nhân có liên quan. Các nghiên cứu thực
nghiệm trong thực tế thị trường gần như chưa có tác động đến việc thiết lập các chính
sách kế tốn mới, ví dụ như việc ban hành các chuẩn mực về cơng cụ tài chính. Hiện tại
chưa có bất kỳ nghiên cứu về tác động trong thực tế của các quy định kế toán trên đối
với nền kinh tế và thị trường vốn được công bố. Người viết đề xuất rằng một nghiên cứu
thực nghiệm tác động trong thực tiễn sẽ là cơ sở tốt nhất cho những nhà hoạch định
chính sách trong việc đưa ra các chính sách kế tốn và tài chính mới hoặc sửa đổi và
hồn thiện các chính sách hiện hành.
Đến năm 2013, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ánh cũng đã chỉ ra vai trò của các
trường phái lý thuyết kế toán khác nhau cũng như các dịng nghiên cứu kế tốn chủ đạo
và đương đại (nghiên cứu kế toán thực chứng) trong việc phát triển các ngun tắc kế
tốn.
Bản thân kế tốn đã khơng có hoặc khơng xây dựng được một hệ thống lý thuyết
đầy đủ và tồn diện của mình. Do đó, các ngun tắc kế tốn khơng phải là kết quả của

ngun cứu kế tốn có tính chất học thuật mà chính cơng tác thực hành kế tốn, q
trình soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế tốn đã có đóng góp nhiều hơn đối với sự
phát triển của các nguyên tắc kế toán. Bởi vậy, điều quan trọng là cần tiếp tục xem xét
mối quan hệ giữa lý thuyết kế toán, nghiên cứu kế toán, thực hành kế toán và quá trình
soạn thảo chuẩn mực kế tốn (Ánh 2013).


Các trường phái kế tốn

- Thơng tư 200/2014/TT-BTC được ban hành có những mâu thuẫn so với chuẩn
mực kế tốn Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Những bất cập này được nhiều nhà
nghiên cứu ở Việt Nam phát hiện trong nghiên cứu của mình.
Việc trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải được tiến hành
sửa chữa định kỳ, thông tư 200/2014/TT-BTC yêu cầu ghi nhận một khoản dự phòng nợ
phải trả. Tuy nhiên, cách ghi nhận này vi phạm nguyên tắc ghi nhận dự phịng nợ phải
trả theo thơng lệ quốc tế (IAS 37) cũng như chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 18).
Ngồi ra, liên quan đến hạch tốn chênh lệch tỷ giá hối đoái từ việc vay ngoại tệ liên
quan đến tài sản dài hạn phải được vốn hóa theo thông lệ quốc tế (IAS 23) cũng như
chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 16). Tuy nhiên, quy định trong thông tư 200/2014/TTBTC, tát cả các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trực tiếp cho tài sản dài hạn vẫn ghi
nhận vào lãi (lỗ) trong kỳ, không được vốn hóa (Vân 2016).
Chính vì những bất cập này mà cần những nghiên cứu thực chứng nhằm tìm ra
nguyên nhân của các mâu thuẫn, từ đó điều chỉnh các chính sách ban hành sao cho hiệu
quả và kinh tế nhất, đồng thời thuận tiện cho người làm kế toán.
Kế toán thực chứng có thể nghiên cứu theo các hướng: Nghiên cứu các hành động
của thụ trường vốn đối với thông tin về lợi nhuận kế toán, nghiên cứu tác động của thơng
tin kế tốn ảnh hưởng đến diễn biến của hoạt động thị trường vốn như thế nào, nghiên
cứu những thay đổi chính sách kế tốn trên giá cổ phiếu,… (Tình 2015).
- Ngồi ra, tơi nhận thấy cịn có nhiều mâu thuẫn giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam,
và chuẩn mực kế toán quốc tế, chưa phù hợp với thực tế, cần được làm rõ, để hỗ trợ tốt
nhất người làm kế toán ghi chép đúng những nghiệp vụ thực tế phát sinh:

Một là, trong chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 1,3) tài sản phải được ghi nhận giá
gốc, khác với chuẩn mực kế toán quốc tế, tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo giá
trị hợp lý (IAS 16). Cách tính giá này chủ yếu phản ánh dòng tiền trong quá khứ, chưa
phản ánh được giá trị hiện tại của tài sản tại ngày ghi nhận. Giả sử trong nền kinh tế thị
trường chịu lạm phát cao, hạn chế của nguyên tắc ghi nhận theo giá gốc sẽ bộc lộ rõ. Vậy
tại sao? Lý thuyết kế toán thực chứng sẽ giải thích rõ vấn đề này.
Hai là, việc ghi nhận doanh thu bán hàng tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu,
quyền sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho người mua (VAS 14), không cần biết người mua đã


Các trường phái kế tốn

trả tiền hay cịn nợ, trong khi chỉ cần xét về định nghĩa từ “doanh thu”, doanh thu phải là
số tiền thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ. Khác với chuẩn mực kế tốn quốc tế (IAS
18). Sử dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam trong ghi nhận doanh thu ở trường hợp này sẽ
dẫn đến thiệt thòi cho các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh. Ví dụ, khách hàng mua hàng
nhưng khơng trả tiền dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ khơng địi được, nhưng thuế thu nhập
doanh nghiệp thì vẫn ghi nhận và đóng.
Có nhiều vấn đề, nhiều định hướng, các bài viết đưa ra nhiều giả thiết. Tuy nhiên
việc nghiên cứu kế toán thực chứng ở Việt Nam hiện nay chưa cho ra kết quả, chưa có
những cơng trình nghiên cứu nào giải thích, kiểm chứng được những giả thiết, vấn đề và
định hướng trên. Chỉ là cách thức sử dụng phân tích đánh giá thực tế, người sử dụng kế
tốn thực chứng có rất ít hỗ trợ về mặt chun mơn cũng như pháp lý. Kết quả phân tích
bằng kế toán thực chứng chỉ dùng để tham khảo. Và chưa được điều chỉnh các chính sách
ban hành phù hợp với thực tế.
Mặc dù vẫn chưa điều chỉnh về chuẩn mực kế tốn của Nhà nước, tuy nhiên Bộ tài
chính cũng đang chuẩn bị, và vạch ra lộ trình áp dụng IFRS. Xem đây là nhiệm vụ trọng
tâm và cấp bách. Việc áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế khơng chỉ là tính
chính xác của kế tốn mà cịn là sự tồn vẹn và minh bạch Báo cáo tài chính.



Các trường phái kế toán

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ánh, N. H. 2013. Đóng góp của các trường phái kế tốn và nghiên cứu kế toán
đương đại trong việc xây dựng các nguyên tắc kế toán. Kinh tế và phát triển 194
(2):3-8.
2. Baker, C. R., and M. S. Bettner. 1997. Interpretive and critical research in
accounting: a commentary on its absence from mainstream accounting research.
Critical perspectives on Accounting 8 (4):293-310.
3. Gaffikin, M. 2006. The critique of accounting theory.
4. Long, P. L. T. 2010. Kế toán thực chứng: Hướng đúng phát triển ngành kế tốn
Việt Nam. Tạp chí Kế tốn 8:7-9.
5. Riahi-Belkaoui, A. 2004. Accounting theory: Cengage Learning EMEA.
6. Setyorini, C. T., and Z. Ishak. 2012. Corporate social and environmental
disclosure: A positive accounting theory view point. International Journal of
Business and Social Science 3 (9).
7. Thảo, L. H. N. 2012. Tổng quan về lý thuyết kế tốn thực chứng. Khoa học và
cơng nghệ 9 (58).
8. Tình, B. T. T. 2015. Bàn về kế tốn thực chứng ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu
Tài chính kế toán 11 (145):31-34.
9. Vân, N. T. H. 2016. Nghiên cứu kế toán thực chứng: Xu hướng nghiên cứu kế tốn
chủ đạo hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán 10 (159):34-36.
10. Watts, R. L., and J. L. Zimmerman. 1978. Towards a positive theory of the
determination of accounting standards. Accounting review:112-134.
11. Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×