Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

chuyên đề tăng cường kĩ năng nói trong hoạt động nhóm qua tiết communication tiếng anh 7 unit 11 traveling in the future

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.75 KB, 14 trang )

CHUYÊN ĐỀ TIẾNG ANH CẤP CỤM:

TĂNG CƯỜNG KĨ NĂNG NÓI TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM
TIẾNG ANH 7 – TIẾT 89 - UNIT 11: TRAVELLING IN THE FUTURE –
LESON 4 :

COMMUNICATION

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo dục đã
đưa tiếng Anh lên vị trí quan trọng. Tiếng Anh là cơng cụ giao tiếp, là chìa khóa dẫn đến kho
tàng nhân loại. Mặt khác việc ứng dụng rộng rãi công ngệ thông tin đã làm cho việc học tiếng
Anh trở thành cấp bách và khống thể thiếu. Vì vậy việc học tiếng Anh luôn được mọi người
mọi ngành đặc biệt quan tâm.Chính vì thế Tiếng Anh đã trở thành một mơn học chính yếu
trong hệ thống giáo dục quốc dân .
Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù, sáng tạo của cả
người học lẫn người dạy đặc biệt trong tình hình cải cách sách giáo khoa tiếng Anh theo đề án
“Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” Bộ GD&ĐT
đã tiến hành thay sách giáo khoa giáo dục phổ thông,tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp
dạy học,thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh và hướng dẫn linh hoạt
của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập,sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và
nhu cầu tự học,tự bồi dưỡng cho học sinh. Với tinh thần đổi mới trên học sinh có nhiều cơ hội
để giao tiếp với bạn bè , với giáo viên để rèn luyện ngơn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào
các tình huống thực tế.
Để phát triển kỉ năng thực hành giao tiếp trong sử dụng tiếng Anh,giáo trình tiếng anh
thí điểm mới có sự khác biệt lớn,mang tính ưu việt hơn so với giáo trình cũ. Nét nổi bật của


nội dung chương trình là tạo cơ hội cho học sinh luyện tập cả bốn kĩ năng nge-nói-đọc viết
song hành dựa trên những chủ đề và những tình huống hay các nội dung giao tiếp có liên quan
đến mơi trường sống trong và ngoài nước. Sự thay đổi trên tạo điều kiện cho việc dạy và học


tiếng Anh trong nhà trường đã trở thành việc dạy sinh ngữ thay vì là dạy từ ngữ như trước đây.
Do vậy kĩ năng nói là một kĩ năng được chú trọng phát triển trong các phương pháp dạy ngoại
ngữ mới. Qua thực tiễn giảng dạy và cùng với kinh nghiệm cá nhân kết hợp với tổ tiếng Anh,
chúng tôi đã quyết định chọn chuyên đề tăng cường kĩ năng nói trong hoạt động nhóm qua tiết
Communication-Tiếng Anh 7-Unit 11: Traveling in the future
Hy vọng qua tiết dạy ngày hôm nay, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp
cũng như kinh nghiệm giảng dạy từ quý đồng nghiệp trong cụm để chuyên đề được hoàn thiện
và được vận dụng thường xuyên để từng bước nâng cao kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh
góp phần năng cao chất lượng giảng dạy bộ mơn
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

Cơ sở lí luận:

Mục đích cuối cùng của người học ngoại ngữ không chỉ tiếp thu và nắm chắc kiến
thức ngôn ngữ (ngữ âm,tữ vựng,ngữ pháp) mà cần phải đạt được năng lực giao tiếp,người học
tiếp nhận những thông tin và biết tái tạo sử dụng lại thơng tin một cách chính xác,tức là phát
triển được ngôn ngữ để giao tiếp. Hơn nữa, để giao tiếp hiệu quả, người học cần phải sử dụng
các hình thức ngơn ngữ thích hợp với tình huống giao tiếp, trong đó yêu cầu người tham gia
giao tiếp phải thể hiện được ý định giao tiếp thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Một thực tế không thể phủ nhận khi học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là học
sinh có thể nghe hiểu tốt nhưng có nhiều em chưa nói tốt..Mục đích của sử dụng ngôn ngữ là
giao tiếp các ý tưởng giữa người với người. Như vậy nói dường như là kĩ năng quan trọng và
khó phát triển nhất.Trong nhiều tiết học Tiếng Anh học sinh có rất ít cơ hội để thực hành ngôn


ngữ, giáo viên tập trung dạy danh mục các đơn vị ngữ pháp-từ vựng.Nhiều học sinh nhớ hàng
trăm đơn vị từ vựng và hàng chục quy tắc ngữ pháp nhưng vẫn khơng thể nói được tiếng
anh.Điều này giải thích một phần tại sao sau khi học sinh tốt nghiệp số lượng học sinh có thể
giao tiếp được bằng Tiếng Anh ở mức độ căn bản chiếm một tỉ lệ khiêm tốn.Thực hiện chương

trình tiếng Anh cấp trung học cơ sở được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, coi việc hình
thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp: nghe –nói-đọc – viết là mục tiêu cuối cùng của q
trình giảng dạy.Việc dạy và học tiếng Anh ở trường trung học phổ thơng nhằm mục đích giúp
học sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh như một dụng cụ giao tiếp ở một mức độ cơ bản và
tương đối thành thạo dưới các hình thức nghe,nói,đọc,viết,tiến đến việc hình thành năng lực sử
dụng tiếng Anh dễ dàng,có hiệu quả trong giao tiếp thông thường. .
II.

Cơ sở thực tiễn:

Đây là năm thứ ba trường THCS T.T Gio Linh triển khai dạy sách thí điểm và năm học
2016-2017 này các trường THCS ở huyện Gio Linh đã triển khai dạy đại trà sách thí điểm lớp
6 và lớp 7,riêng trường chúng tơi đã tiếp tục dạy chương trình thí điểm lớp 8,thực tế cho thấy
khả năng giao tiếp của các em đang chậm , chỉ tập trung ở một số học sinh khá giỏi .Trong khi
học nói tiếng Anh các em cịn gặp rất nhiều trở ngại: các em phải đối diện với giáo viên do đó
thấy khó diễn đạt bằng ngơn ngữ.Các em sợ mắc lỗi, sợ bị thầy cô chê, xấu hổ khi phải nói
trước các bạn trong lớp nhất là khi các em còn thiếu nhiều yếu tố để có thể nói được một cách
hữu hiệu và tự tin. Bên cạnh được giáo viên yêu cầu nói về chủ đề nào đó các em thường
khơng có ý diễn đạt,mặc dù ở một số thời điểm học sinh đã được chuẩn bị một số ý nhưng khi
các em được yêu cầu nói các em dường như bị qn hết.Chính vì vậy khi nói một số điều gì đó
bằng tiếng Anh các em thường cảm thấy mình buộc phải nói và do đó khơng có giao tiếp thực
thụ. Một trở ngại nữa là số học sinh trong một lớp khá đông nhưng thường chỉ có một số học
sinh được yêu cầu nói một lần trong nhóm lớn. Điều này có nghĩa học sinh sẽ có rất ít thời


gian và cơ hội để nói . Ngồi ra,khi học sinh có hai phương tiện ngơn ngữ là tiếng Anh và
tiếng Việt để sử dụng thì xu hướng tự nhiên là các em sẽ sử dụng phương tiện tốt và dễ dàng là
tiếng Việt. Đây là hạn chế không dễ khắc phục đặc biệt là các trường ở nông thôn và vùng sâu
vùng xa. Điều này khiến cho giáo viên đứng lớp suy nghĩ tìm ra những mơ thức tương tác hiệu
quả hơn. Từ thực tế trên tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt được mục đích

là: khơng chỉ cung cấp cho học sinh có kiến thức vững chắc về từ vựng và ngữ pháp mà điều
quan trọng hơn là giúp học sinh có khả năng giao tiếp thành công. Nhất là tạo cho học sinh
tiếp tục học lên chương trình PTTH và vận dụng ngơn ngữ vào việc giao tiếp hàng ngày một
cách dễ dàng.
Với u cầu đó thì phương pháp dạy tiếng Anh thơng qua giao tiếp là khả thi vì phương
pháp này có các đặc điểm nổi bật sau:Ngôn ngữ là hệ thống diễn đạt chữ nghĩa,chức năng cơ
bản của ngôn ngữ là tương tác và giao tiếp;do đó hoạt động nhóm là cơ hội thuận lợi để học
sinh phát huy tối đa khả năng giao tiếp – tức là khả năng vận dụng tiếng Anh trong thực
tiễn.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
A. Giải pháp
Để tổ chức một tiết dạy theo đường hướng giao tiếp,t rong thời gian vừa qua chúng tôi đã
thực hiện những giải pháp sau:
1. Tạo động lực và sự tự tin cho học sinh .
2. Phải tạo cơ hội cho học sinh diễn đạt ý tưởng cũng như suy nghĩ của mình.
3. Ln tạo khuyến khích học sinh giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh trong mọi tình huống.
4. Sử dụng tranh ảnh sát với thực tế, dễ gần với cuộc sống hàng ngày của học sinh.


5. Học sinh phải có khả năng nhận ra ý định của người nói và người viết trong q trình giao
tiếp.
6. Ngơn ngữ mục đích là phương tiện phục vụ cho giao tiếp trên lớp.
7. Một chức năng ngôn ngữ phải được diễn đạt bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
8. Phải tạo cơ hội cho học sinh diễn đạt ý tưởng của mình
9. Việc mắc lỗi nên xem đó như là kết quả tự nhiên của việc phát triển kĩ năng giao tiếp.
10. Khả năng diễn đạt trôi chảy quan trọng hơn là tính chính xác.
11. Sáng tạo ra các tình huống để điều khiển quá trình giao tiếp là một trong những nhiệm vụ
của ngươì giáo viên.
12. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài dạy giúp cho tiết học sinh động hơn.
13. Giáo viên đóng vai trị là người giám sát quá trình giao tiếp, là người hướng dẫn học sinh,

là người quản lý hoạt động trong lớp và là người góp ý kiến.Học sinh là những cá nhân giao
tiếp, chủ động tiếp nhận ngữ nghĩa phát ngôn.
14. Hoạt động giao tiếp phải thỏa mãn 3 điều kiện đó là :có khoảng trống thơng tin, lựa chọn
và hồi đáp.
• a. Luyện nói thơng qua classroom language:
• Theo phương pháp đổi mới, kết hợp chương trình sách giáo khoa mới.Trong lớp học cần
tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp bằng nhiều hình thức: T- Whole class, T-S, S –S. Giáo
viên là người hướng dẫn các em làm quen với đàm thoại từ những tình huống đơn giản
đến đàm thoại theo chủ điểm chủ đề.

B.Tổ chức thực hiện


• Beginning of lesson:
• *Good morning. How are you?
• *Did you have a nice weekend?
• *Have you done your homework?
• *Let’s play a game now, shall we?
• *Are you ready?
• Ask for repetition:
• * Would you mind repeating…?
• * Could you say it again?
• * Pardon?


Ask for ideas/opinions

• *Do you have any ideas/opinions?
• * How about you?



Checking:

• *Is that clear?
• *Okay so far?
• Trong các hoạt động trên lớp, thường thường giáo viên cần sử dụng toàn bộ tiếng Anh
(mainly English), đôi khi phải dùng Tiếng Việt (mainly Vietnamese) và đôi khi sử dụng
cả hai ngôn ngữ ( a mixture of the two languages)
b. Luyện nói thơng qua các hoạt động trong bài học


• Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh giao tiếp, chúng tơi đã thực hiện vai trị là
người hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động trong quá trình dạy học, uyển
chuyển kết hợp nhiều hoạt động trong giờ dạy , trong đó chú trọng hoạt động nhóm
nhằm giúp các em tư duy, cùng chia sẻ và tham gia thực hành sơi nổi. Từ đó các em tự
tin giao tiếp , say mê phấn đấu học bộ môn.Trong tiết dạy Communication ở Sách Tiếng
Anh 7- Unit 11 – Travelling in the future chúng tôi cố gắng tăng cường kĩ năng giao
tiếp thông qua các hoạt động của bài học, chú trọng tập trung giao tiếp trong hoạt động
nhóm


Phần từ vựng học sinh được chú trọng dạy cách phát âm và luyện nói từ mới thơng qua kĩ
thuật Elicitation from pictures


Phần Presentation:
Gv tiếp tục sử dụng kĩ thuật Exploiting the picture và Question & Answer để khai thác thông
tin vấn đề giao thông ở Wonderland City
Hs tiếp tục thảo luận và trình bày ý tưởng của mình về nội dung bức tranh


Phần Practice:


Gv yêu cầu Hs đọc bài báo rồi gạch chân các thông tin về vấn đề giao thông ở Wonderland.
Hs hoạt động cá nhân rồi trình bày


Phần III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. HIỆU QUẢ CHUYÊN ĐỀ


Khi sử dụng phương pháp giao tiếp trong các tiết dạy, giáo viên đã khích lệ học sinh học tập
năng động, chủ động khám phá và vận dụng kiến thức vào thực hành giao tiếp.Giáo viên đã
phát huy được vai trò là nhà thiết kế- thiết kế các hoạt động sao cho phát huy hết nội lực của
học sinh trong kỉ năng giao tiếp, sao cho số lượng học sinh tham gia giao tiếp trong các hoạt
động càng nhiều càng tốt.Trong quá trình dạy học theo phương pháp giao tiếp , giáo viên có cơ
hội áp dụng các thủ thuật dạy học một cách linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung bài học và
phù hợp với các đối tượng học sinh.Qua một năm áp dụng phương pháp giao tiếp vào các tiết
dạy kĩ năng chúng tôi nhận thấy rằng tính khả thi của phương pháp này là rất cao. Tỉ lệ học
sinh có khả năng sử dụng ngơn ngữ tiếng Anh để giao tiếp tăng lên rỏ rệt so với trước khi thực
hiện chương trình thí điểm. Số lượng học sinh được tham gia giao tiếp trong một hoạt động
cũng tăng lên. Thêm vào đó học sinh tự tin và mạnh dạn hơn khi tham gia giao tiếp trong giờ
học tiếng cũng như khi tham gia CLB Tiếng Anh, HĐNGLL hay các chương trình ngoại khóa
của bộ mơn Tiếng Anh.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau khi áp dụng chuyên đề này bản thân chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng kể và đúc
rút được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau:
1- Giáo viên phải luôn tạo môi trường giao tiếp bằng ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng tiếng
Anh như là ngôn ngữ chính đễ giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối tượng học sinh, giáo viên có thể sử
dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dể thuộc.

2- Phải ln biết khích lệ HS vận dụng kiến thức đã học trong giao tiếp.
3- Không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để các em nói tự nhiên. Đừng bao giờ
buộc học sinh phải dừng nói trong khi học sinh đó đang cố gắng diễn tả ý của mình bằng tiếng Anh,
làm như vậy sẽ khiến các em cảm thấy sợ mắc lỗi khi giao tiếp.


4- Nên lồng ghép các hoạt động đọc và nói tiếng Anh với hình thức " vừa chơi - vừa học",hướng dẫn
các em tập đọc tiếng Anh qua sách truyện, báo, tạp chí , nội dung các bài hát bằng tiếng Anh ....
bằng việc tạo ra các môi trường ngoại ngữ như vậy thì học sinh mới có thể luyện tập tốt các kỹ năng
giao tiếp khác.
5- GV cần lôi cuốn, thu hút HS vào nội dung bài bằng các hình thức hoạt động, các kỹ thuật dạy học
phù hợp cho từng giai đoạn của một tiết dạy kĩ năng

Trên đây là báo cáo chuyên đề “Tăng cường kĩ năng nói trong hoạt động nhóm qua tiết
Communication- Unit 11- Tiếng Anh 7 ” mà tổ Tiếng Anh thực hiện đối với học sinh lớp 6 từ
năm học 2014-2015. Chúng tôi thiết nghĩ chắc hẳn những thủ thuật dạy học trên không xa lạ
với các bạn đồng nghiệp và mỗi người đều có cách áp dụng riêng. Mong sao đây là một số
kinh nghiệm nhỏ chúng tơi đã tích lũy, đóng góp cho lộ trình thực hiện dạy chương trình Tiếng
Anh thí điểm thuộc Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2008-2020.
Rất mong được sự giúp đỡ và chia sẻ, đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp và
các đồng chí cán bộ phụ trách chun mơn về vấn đề này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn./

Gio Linh , ngày 13 / 4 / 2017
Người báo cáo:

Lê Thị Bích Hồng





×