Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.25 KB, 15 trang )

Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................................3
1. Mơ tả kế tốn chi phí bán hàng..................................................................................3
1.1. Chi phí bán hàng..............................................................................................................................3
1.2. Sơ đồ hạch tốn...............................................................................................................................4
1.3. Tài khoản, chứng từ và sổ kế toán...................................................................................................5
1.3.1. Tài khoản sử dụng.....................................................................................................................5
1.3.2. Chứng từ và sổ kế toán.............................................................................................................6

3. Phương pháp thiết lập thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm kiểm soát về chi phí bán
hàng............................................................................................................................... 7
3.1. Tìm hiểu về kiểm sốt nội bộ khoản mục chi phí bán hàng tại cơng ty.........................................8
3.1.1. Thủ tục kiểm soát nội bộ..........................................................................................................8
3.1.2. Những sai phạm thường gặp....................................................................................................8
3.2. Đánh giá rủi ro kiểm sốt chi phí bán hàng tại doanh nghiệp........................................................9
3.2.1. Đánh giá rủi ro...........................................................................................................................9
3.2.2. Thiết kế thử nghiệm kiểm soát...............................................................................................10
3.2.3. Thực hiện thủ tục phân tích...................................................................................................11
3.2.4. Thực hiện kiểm tra chi tiết......................................................................................................12

KẾT LUẬN.................................................................................................................15

1


Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo


LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường của nền kinh tế Việt Nam hiện nay kiểm tốn được xem
là một cơng cụ quản lý kinh tế hiệu lực nhất để khắc phục các rủi ro thơng tin trong
các báo cáo tài chính. Điều đó đặt ra u cầu đối với ngành kiểm tốn nói chung và
các cơng ty kiểm tốn nói riêng là phải không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ
cung cấp để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Kiểm tốn Báo cáo tài chính là một trong những dịch vụ chiếm tỷ trọng cao
nhất trong các dịch vụ kiểm toán đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nền kinh tế. Trước
yêu cầu chung đối với sự phát triển của ngành kiểm tốn trong bối cảnh hội nhập, việc
hồn thiện chất lượng dịch vụ kiểm tốn Báo cáo tài chính được đặt lên hàng đầu.
Kiểm tốn khoản mục chi phí hoạt động là một phần hành kiểm toán quan trọng
trong kiểm tốn Báo cáo tài chính. Chi phí bán hàng là một yếu tố có ảnh hưởng trực
tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua đó chỉ tiêu lợi
nhuận của doanh nghiệp được xác định một cách chính xác. Bởi vậy, chi phí bán hàng
ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, ảnh hưởng tới
quyết định cho vay hay đầu tư của những đối tượng quan tâm bên ngoài doanh nghiệp
cùng với sự quản lý của Nhà nước… Sự quan trọng đó của chi phí bán hàng đã khiến
thiết kế và thực hiện quy trình kiểm tốn khoản mục chi phí bán hàng trở thành một
trong những vấn đề rất được quan tâm của các cuộc kiểm toán và sự hồn thiện kiểm
tốn khoản mục chi phí hoạt động là điều tất yếu cần thiết. Chính vì vậy, em chọn đề
tài: “ Kiểm tốn chi phí bán hàng” làm đề tài bài tiểu luận cuối kỳ của mình.

2


Kiểm tốn và dịch vụ đảm bảo

NỘI DUNG
KIỂM TỐN CHI PHÍ BÁN HÀNG
1. Mơ tả kế tốn chi phí bán hàng

1.1. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là chi phí tiếp thị, lưu thơng trong q trình tiêu thụ hàng hố,
thành phẩm, dịch vụ. Chi phí này gắn liền với việc tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm, dịch
vụ. Đối với những doanh nghiệp mà hoạt động chính là việc tiêu thụ hàng hố thì chi
phí bán hàng có vai trị hết sức quan trọng vì nó là hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu
cho doanh nghiệp.
Đặc điểm của chi phí bán hàng
- Chi phí bán hàng chi phí gián tiếp, khoản chi phí phát sinh khơng trực tiếp liên
quan đến quá trình sản xuất tạo sản phẩm, làvkhoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn
trong chi phí sản xuất kinh doanh của của doanh nghiệp, được trình bày trên Báo cáo
Kết quả hoạt động kinh doanh.
- Chi phí bán hàng liên quan đến nhiều chỉ tiêu trên báo cáo tài chính (liên quan đến
chỉ tiêu lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế và các khoản phải nộp Nhà nước,
lợi nhuận chưa phân phối và một số chỉ tiêu khác trên báo cáo tài chính), tham gia trực
tiếp vào việc xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp, ảnh hưởng có tính chất
dây chuyền tới báo cáo tài chính của đơn vị
- Mặt khác chi phí bán hàng bao gồm nhiều khoản mục hợp thành, phát sinh bao
gồm nhiều loại chi phí có tính chất nhạy cảm, phức tạp và khó xác định như tiền lương
của Ban Giám đốc, các khoản chi phí hội họp, tiếp khách...
- Giá trị các nghiệp vụ liên quan đến chi phí bán hàng tuy không quá lớn nhưng
cường độ phát sinh khá thường xuyên trong suốt cả niên độ kế toán và liên quan đến
nhiều phần hành kế toán khác trong doanh nghiệp nên ảnh hưởng tới cơng tác kế tốn,
kiểm tốn.
- Việc quản lý chi phí bán hàng rất phức tạp, có rất nhiều các quy định liên quan đến
việc quản lý các chi phí này (quy định của Nhà nước và quy chế kiểm soát nội bộ) như
định mức chi, xét duyệt chi: Quy định về việc chi tiền hoa hồng trong giao dịch, môi

3



Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo

giới bán hàng, quy định về tiền cơng tác phí cho nhân viên bán hàng, quy chế về chi
tiếp khách, quảng cáo,...
1.2. Sơ đồ hạch tốn
KẾ TỐN CHI PHÍ BÁN HÀNG

111, 112,
152, 153, 242

641 - Chi phí bán hàng
111, 112

Chi phí vật liệu, cơng cụ
133
Các khoản thu giảm chi

334, 338

và các khoản trích trên lương

214

911

Chi phí khấu hao TSCĐ
K/c chi phí bán hàng
352
Dự phịng phải trả về
chi phí bảo hành hàng hóa, sản phẩm

- Chi phí trích trước

352
152, 153, 155, 156
Thành phẩm, hàng hố, dịch vụ khuyến mại,
quảng cáo, tiêu dùng nội bộ; biếu, tặng, cho
khách hàng bên ngồi DN

331, 131
Chi phí dịch vụ mua ngồi; Chi phí khác bằng tiền;
Chi phí hoa hồng đại lý
133
Thuế GTGT đầu vào
Thuế

khơng được khấu trừ

GTGT

nếu được tính vào
chi phí bán hàng

338
Số phải trả cho đơn vị nhận ủy thác XK
về các khoản đã chi hộ liên quan đến hàng
ủy thác

4

Hồn nhập dự phịng

phải trả về chi phí bảo
hành sản phẩm, hàng
hóa


Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo

1.3. Tài khoản, chứng từ và sổ kế toán
1.3.1. Tài khoản sử dụng
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
Bên Nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến q trình bán sản phẩm, hàng hố,
cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ;
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 641 khơng có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên
bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá,... bao gồm
tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền cơng và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí cơng đồn, bảo hiểm thất nghiệp,...
- Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì
xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hố, dịch vụ, như chi phí vật liệu
đóng gói sản phẩm, hàng hố, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác,
vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa,
bảo quản TSCĐ,... dùng cho bộ phận bán hàng.
- Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về cơng cụ, dụng
cụ phục vụ cho q trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hố như dụng cụ đo lường, phương
tiện tính tốn, phương tiện làm việc,...

- Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở
bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận
chuyển, phương tiện tính tốn, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng,...
- Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành
sản phẩm, hàng hố. Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành cơng trình xây lắp phản ánh ở
TK 627 “Chi phí sản xuất chung” mà khơng phản ánh ở TK này.

5


Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo

- Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngồi: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua
ngồi phục vụ cho bán hàng như chi phí th ngồi sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp
cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm,
hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất
khẩu,...
- Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác
phát sinh trong khâu bán hàng ngồi các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ
phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hố, quảng cáo, chào hàng, chi phí
hội nghị khách hàng...
1.3.2. Chứng từ và sổ kế toán
- Hệ thống sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản tương ứng (TK 641, TK 642).
- Hố đơn GTGT.
- Hóa đơn bán hàng.
- Phiếu thu/chi tiền mặt.
- Uỷ nhiệm thu/chi.
- Bảng kê hàng hoá, dịch vụ.
- Giấy đề nghị thanh toán.
- Hợp đồng kinh tế.

- Giấy báo nợ.
- Các chứng từ liên quan khác.

6


Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo

3. Phương pháp thiết lập thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm kiểm soát về chi phí
bán hàng
Sơ đồ - Các bước thiết kế thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản –Chi phí
bán hàng
Tìm hiểu về KSNB – Chi phí bán hàng

Đánh giá rủi ro kiểm sốt - Chi phí bán hàng
hàng
Quyết định mở rộng các thử nghiệm kiểm soát

Thủ tục kiểm toán
Chọn mẫu
Lựa chọn khoản mục
Thời gian

Thiết kế thử nghiệm kiểm sốt và thử
nghiệm cơ bản của chi phí bán hàng

7


Kiểm tốn và dịch vụ đảm bảo


3.1. Tìm hiểu về kiểm sốt nội bộ khoản mục chi phí bán hàng tại cơng ty
3.1.1. Thủ tục kiểm sốt nội bộ
Một số thủ tục kiểm sốt nội bộ mà cơng ty áp dụng nhằm kiểm sốt chi phí bán
hàng có hiệu quả là:
- Thủ tục bất kiêm nhiệm: Thủ tục này cách ly thích hợp về trách nhiệm giữa
bốn chức năng phê duyệt, thực hiện, giữ tài sản và ghi sổ. Đây là thủ tục có tác dụng
kiểm sốt tương đối hữu hiệu vì bản thân việc phân chia trách nhiệm là một yếu tố tạo
nên sự kiểm soát hữu hiệu.
- Thủ tục phê duyệt: Biện pháp này cho phép nghiệp vụ về chi phí được phát
sinh khi có đầy đủ sự phê duyệt. Việc phê duyệt phải phù hợp với quy chế và chính
sách của Cơng ty, phải đúng thẩm quyền. Khi phê duyệt cần tuân thủ các quy định như
cấp phê duyệt chi phí, cơ sở của phê duyệt chi phí, dấu hiệu của phê duyệt chi phí, cấp
ủy quyền.
- Thủ tục đối chiếu: Khi phát sinh chi phí các phịng ban trong đơn vị tiến hành
đối chiếu từ đó giúp phát hiện và ngăn ngừa các gian lận sai sót trong việc ghi nhận
các nghiệp vụ chi phí đồng thời cũng góp phần tăng tinh thần trách nhiệm giữa các
nhân viên trong doanh nghiệp.
Trên cơ sở các thủ tục kiểm sốt cơng ty cũng tiến hành một số bước nhằm
kiểm sốt chi phí bán hàng như:
- Lập định mức về chi phí: Định mức cho các khoản chi phí như chi phí bán
hàng theo tỷ lệ với doanh thu bán hàng năm trước… Trên cơ sở phân tích hoạt động
kinh doanh, nghiên cứu những năm trước.
- Phân tích biến động trong kỳ: Dựa vào các thơng tin chi phí thực tế và so sánh
với định mức đã thiết lập, công ty xác định được sự khác biệt giữa chi phí thực tế và
định mức đã đề ra, từ đó để nhận thấy những nơi chi phí biến động.
- Điều tra nguyên nhân biến động chi phí: Khi đã biết được nơi có biến động
chi phí lớn, doanh nghiệp tiến hành xác minh nghuyên nhân biến động chi phí là do
nguyên nhân nào? Chủ quan hay khách quan? Đồng thời tìm cách giải quyết vấn đề.
3.1.2. Những sai phạm thường gặp

Chi phí trên sổ sách kế tốn được phản ánh cao hơn chi phí thực tế phát sinh

8


Kiểm tốn và dịch vụ đảm bảo

Chi phí phản ánh trên sổ sách kế toán phản ánh thấp hơn chi phí thực tế phát sinh
Chi phí các loại và các đối tượng công việc phản ánh trên sổ sách kế tốn có sự
nhầm lẫn, khơng đúng với thực tế
3.2. Đánh giá rủi ro kiểm sốt chi phí bán hàng tại doanh nghiệp
3.2.1. Đánh giá rủi ro
Bảng 1: Ma trận đánh giá rủi ro

C

(5)

C

C

C

9

(6)

C


trình bày trên BCTC, thuyết minh Tài khoản chi phí bán hàng được

C

(4)

trên các sổ chi tiết khớp đúng với Các con số được tính tốn một
sổ Cái
cách chính xác, số liệu tổng cộng

(3)

quán và phù hợpĐảm bảo việc ghi chép và phân bổ
các yếu tố chi phí dài hạn là nhất

Lập bảng tổng hợp
chi phí bán hàng theo
từng khoản mục chi
C
phí, đối chiếu với
báo cáo KQKD, bảng
cân đối thử, sổ cái
Thu thập hoặc lập
bảng tổng hợp chi
phí bán hàng tiến
hành đối chiếu chéo
với các tài khoản
khác có liên quan
Rà soát nhanh các
nghiệp vụ kinh tế

phát sinh trên sổ chi
tiết theo từng khoản
mục chi phí để xem
xét các khoản chi phí C
bất thường, kiểm tra
đến chứng từ chi tiết,
kiểm tra chọn mẫu
một số khoản chi phí
để kiểm tra
Xem xét bản kế
C
hoạch, bản quyết
toán đã đủ chữ ký

(2)

được ghi nhận của kỳ tương ứng. Chi phí bán hàng được ghi nhận
trong kỳ kế tốn là phát sinh đúng
kỳ đó và phù hợp với doanh thu

Kiểm soát

(1)

báo cáo kết quả kinh doanh thực tế Mọi nghiệp vụ về khoản mục chi
phát sinh
phí bán hàng được ghi nhận trên

Thủ tục
Thử nghiệm kiểm soát


hàm trên Báo cáo kết quả kinh Mọi nghiệp vụ chi phí bán hàng
doanh (Tính đầy đủ)
thực tế phát sinh đều được bao

Mục tiêu kiểm toán

(7)

C

C


soátThiếu kiểm

Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo

của các trưởng bộ
phận, Giám đốc, kế
tốn trưởng
Kiểm tra tính hợp lý,
hợp lệ của hóa đơn
chứng từ thu thập về
C
cho mỗi nghiệp vụ
chi phí được ghi
nhận
Bản quyết tốn và
bản kế hoạch đầy đủ C

chữ ký

C

Việc ghi nhận nghiệp
vụ đúng kỳ

D

Đánh giá rủi ro kiểm sốt
Trung
Thấp
Thấp
Thấp
Thấp
Thấp
(Do xét đốn của KTV)
bình
C: Kiểm sốt (Check), D: Thiếu kiểm soát (Deficiencies).
Lưu ý: Ma trận này thường được phát triển từ bảng câu hỏi khảo sát hệ thống kiểm
sốt nội bộ.
3.2.2. Thiết kế thử nghiệm kiểm sốt
- Tìm kiếm, đọc, nghiên cứu các chính sách và quy định mà đơn vị áp dụng để
quản lý chi phí bán hàng như: định mức chi cơng tác phí trong doanh nghiệp, quy định
về mức chi hoa hồng đại lý, ...
- Trao đổi với đơn vị về quan điểm trong việc ban hành các chính sách, chế độ,
quy định để quản lý, theo dõi kiểm sốt chi phí bán hàng.
- Phỏng vấn những người có liên quan về việc thiết kế các quy chế và thủ tục
kiểm soát.
Khảo sát về việc áp dụng (vận hành) các quy chế KSNB

Để tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy chế và thủ tục
kiểm soát đã được thiết kế, KTV có thể sử dụng các kỹ thuật: phỏng vấn, quan sát,
kiểm tra tài liệu ...
- Phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảng câu hỏi đến bộ phận bán hàng và những cá
nhân có liên quan như ban Giám đốc, nhân viên Kế toán chịu trách nhiệm hạch toán
nhằm thu thập bằng chứng về sự vận hành của các quy chế và thủ tục kiểm soát.

10


Kiểm tốn và dịch vụ đảm bảo

- Quan sát trình tự các thủ tục bán hàng, trình tự xuất kho công cụ dụng cụ phục
vụ cho công tác bán hàng..., quan sát trực tiếp các TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng
để đảm bảo cho việc trích khấu hao là đúng đắn...
- Tìm hiểu dấu vết về kiểm sốt đối với các hoạt động làm phát sinh chi phóa
bán hàng như: chữ ký phê duyệt trên các Hợp đồng kinh tế mua bán sản phẩm, dịch vụ
phục vụ cho công tác bán hàng, kế hoạch có phê chuẩn về tổ chức hội nghị khách
hàng, các chi phí quảng cáo, tiếp thị phải có đầy đủ hóa đơn hợp lý hợp lệ, quyết định,
kế hoạch chi quảng cáo được phê chuẩn đúng đắn...
Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB
Để đánh giá tình hình thực hiện nguyên tắc ủy quyển phê chuẩn, nguyên tắc
phân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong khâu KSNB, KTV có thể
thực hiện thủ tục phỏng vấn các nhân viên có liên quan như kế tốn, thủ quỹ, Giám
đốc..., tiến hành kiểm tra các quy định liên quan đến thẩm quyền phê duyệt đồng thời
kiểm tra dấu vết kiểm soát lưu lại trên các hồ sơ tài liệu xem có đúng với thẩm quyền
hay khơng...
3.2.3. Thực hiện thủ tục phân tích
Phân tích các thơng tin tài chính
Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính và các

tài liệu khác, KTV tiến hành lấy số liệu để so sánh hay xác lập tỷ suất rồi so sánh, chỉ
ra sự biến động của thông tin và đưa ra định hướng cho kiểm tra chi tiết tiếp theo. Tùy
theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, mức chi phí và thời gian kiểm tốn mà KTV có
thể lựa chọn một hoặc một số kỹ thuật phân tích sau:
- So sánh chi phí bán hàng kì này với kỳ trước hoặc số kế hoạch, số dự toán đã
điều chỉnh theo sản lượng tiêu thụ, doanh thu… mọi sự biến động cần được tìm hiểu
nguyên nhân cụ thể để xem xét tính hợp lý hay những nghi ngờ về khả năng sai phạm.
- Phân tích sự biến động của chi phí bán hàng hàng tháng trên cơ sở kết hợp với
biến động doanh thu, và giải thích các biến động lớn nếu có.
- So sánh chi phí bán hàng trên BCTC kì này với số ước tính của KTV về chi
phí bán hàng kì này (ước tính dựa trên chi phí bán hàng kỳ trước và tỷ lệ tiêu thụ,
doanh thu bán hàng của kì này so với kì trước) nhằm phát hiện biến động bất hợp lý
nếu có.
11


Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo

- So sánh tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu giữa kì này với kì trước hoặc
với số kế hoạch, số dự tốn (có thể là số bình qn ngành) để xem xét có khả năng
biến động bất thường hay khơng.
- Xem xét sự biến động của từng khoản mục chi phí trong chi phí bán hàng giữa
các tháng trong năm hoặc giữa kì này với kì trước để phát hiện biến động bất thường;
nếu có, cần tìm hiểu ngun nhân cụ thể để kết luận.
Phân tích các thơng tin phi tài chính
Khi tiến hành phân tích các thơng tin phi tài chính, KTV cần xem xét các nhân
tố có tác động đương nhiên (tăng, giảm hợp lý) đối với chi phí bán hàng như:
- Doanh nghiệp mở rộng (thu hẹp) thêm quy mô kinh doanh, mở rộng (dừng
bán) một số sản phẩm mới .
- Chính sách tăng lương cơ bản của nhà nước, thay đổi khung khấu hao quy

định của Nhà nước đối với tài sản cố định.
Bên cạnh đó, các thơng tin phi tài chính như sức ép từ bên trong ( Ban Giám
đốc) và bên ngoài đơn vị (nhà đầu tư, vay vốn Ngân hàng...) hay sự thay đổi trong đội
ngũ kế toán hoặc phần mềm kế toán sử dụng cũng là các nguyên nhân dẫn đến những
biến động bất hợp lý của chi phí bán hàng.
3.2.4. Thực hiện kiểm tra chi tiết
Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với chi phí bán hàng bao gồm:
Kiểm tra về sự phát sinh của nghiệp vụ chi phí bán hàng:
- Kiểm tra các chứng từ làm căn cứ ghi nhận chi phí bán hàng xem có đầy đủ,
hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và có được phê duyệt đúng đắn hay khơng? Ví dụ với chi phí
nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, cơng cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định phục
vụ bán hàng và phục vụ cho công tác quản lý cần kiểm tra bảng phân bổ tiền lương,
bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ hoặc phiếu xuất kho vật
liệu, công cụ dụng cụ,... Với chi phí dịch vụ mua ngồi và chi phí bằng tiền khác như
tiền điện, tiền nước, chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo,... thì cần kiểm tra các hợp
đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, phiếu chi, giấy báo nợ,...

12


Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo

- Kiểm tra kế hoạch bán hàng, kế hoạch quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, kế hoạch sửa chữa tài sản cố định,... và quyết định
của ban Giám đốc phê duyệt các kế hoạch trên.
Kiểm tra về sự tính tốn, đánh giá của chi phí bán hàng
- Tiến hành kiểm tra các cơ sở tính tốn đối với các khoản chi phí bán hàng xem
có đảm bảo tin cậy, hợp lý khơng; kiểm tra kết quả tính tốn có đảm bảo chính xác
khơng. Trong trường hợp cần thiết, KTV có thể tính tốn lại để đối chiếu hoặc u cầu
đơn vị giải trình.

- Kiểm tra việc tính tốn và phân bổ chi phí bán hàng trong kỳ xem có đúng
đắn, hợp lý và nhất qn hay khơng thơng qua việc kiểm tra chính sách phân bổ chi
phí bán hàng (phương thức lựa chọn đối tượng phân bổ, tiêu thức phân bổ). Kiểm tra
về sự hạch toán đầy đủ của chi phí bán hàng
- Đối chiếu số lượng chứng từ về chi phí bán hàng (bảng phân bổ tiền lương,
bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao, các hóa đơn
GTGT, phiếu chi, giấy báo nợ,...) với sổ cái TK 641 để kiểm tra xem việc ghi sổ có
đầy đủ khơng, có bỏ sót các khoản chi phí khơng?
- Đối chiếu các nghiệp vụ trên TK 133 và TK641 để kiểm tra việc ghi nhận thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ có liên quan đến hoạt động bán hàng và hoạt động quản
lý thì có các nghiệp vụ tương ứng về chi phí bán hàng trên TK 641 hay khơng? Kiểm
tra tính đúng kỳ của của hạch tốn chi phí bán hàng
- Đối chiếu ngày, tháng phát sinh nghiệp vụ trên chứng từ với ngày, tháng ghi
sổ chứng từ đó (cần chú ý đến các nghiệp vụ có số tiền lớn, bất thường hoặc phát sinh
vào cuối hoặc đầu niên độ kế toán).
- So sánh số liệu, ngày tháng cập nhật trên các sổ chi tiết bán hàng với sổ chi
tiết các tài khoản đối ứng có liên quan.
Kiểm tra về sự phân loại và ghi sổ đúng đắn của chi phí bán hàng
- Đọc nội dung các khoản chi phí trong các sổ kế tốn chi tiết bán hàng để kiểm
tra việc phân loại các khoản chi phí có đúng đắn khơng nhằm phát hiện các chi phí
khơng được phép hạch tốn vào chi phí bán hàng và các khoản chi phí khơng được coi
là chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp theo quy định của luật thuế thu nhập doanh
nghiệp.
13


Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo

- Kiểm tra việc phân loại chi phí theo khoản mục, đánh giá việc phân loại này
có phù hợp với chính sách, chế độ kế tốn doanh nghiệp hay khơng?

- Kiểm tra việc ghi nhận các nghiệp vụ vào sổ kế toán tương ứng và xem xét
mối quan hệ đối ứng tài khoản trong hạch tốn xem có đảm bảo chính xác và phù hợp
với chế độ kế tốn hay khơng, thơng qua việc kiểm tra ghi chép ngay trên chứng từ
(việc ghi chép này thể hiện được sự phân loại và ghi chép trên sổ kế toán); đối chiếu
bút toán ghi sổ trên sổ kế tốn có tương ứng với các chứng từ đó hay khơng, hoặc
tham chiếu bút tốn ghi trên các sổ kế toán khác... Kiểm tra sự cộng dồn và báo cáo
của chi phí bán hàng
- Kiểm tra việc tính tốn lũy kế phát sinh chi phí bán hàng trên từng sổ chi tiết
và trên sổ tổng hợp, để đánh giá tính đầy đủ, chính xác của số liệu cộng dồn.
- KTV cộng lại số liệu lũy kế phát sinh đã kết chuyển của tài khoản chi phí bán
hàng (TK 641) và đối chiếu với kết quả của doanh nghiệp.
- Xem xét đánh giá việc trình bày, cơng bố thơng tin chi phí bán hàng trên
BCTC về tính phù hợp với quy định của chế độ kế toán và sự nhất quán giữa số liệu
trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.

14


Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo

KẾT LUẬN
Trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và hồn hiện bài tiểu luận của mình, em
đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc kiểm tốn các khoản chi phí bán hàng và
hiểu được phần nào quy trình kiểm tốn các khoản chi phí này. Mục đích nghiêm cứu
đề tài này của em là bước đầu nắm bắt quy trình kiểm tốn các khoản chi phí này, trên
cơ sở đó, em đã trình bày những hiểu biết của mình thơng qua việc mơ phỏng lại quy
trình kiểm tốn khoản mục chi phí bán hàng tại Công ty.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu tìm hiểu đề tài, kinh nghiệm thực tế cịn
hạn chế nên bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, có những vấn đề
chưa được đề cập đến, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của

em được hoàn thiện hơn.

15



×