Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

TÁC DỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 35 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ TÀI : TÁC DỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU
LỊCH VIỆT NAM

Giảng viên : TS. NGUYỄN THỊ GIANG
Sinh viên

: ĐÀO THỊ DIỄM QUỲNH

Lớp

: Kinh tế học đại cương

Mã sinh viên : 20030771

Hà nội, ngày16 tháng 5 năm 2021


Lời mở đầu
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này em đã nhận được
sự hỗ trợ, giúp đỡ, quan tâm từ bạn bè, các anh chị khóa trên, các thầy quan tâm
đến đề tài. Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo học
tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành
của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các Tổ chức nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và cô Nguyễn Thị
Giang - giảng viên bộ môn Kinh tế đại cương là người trực tiếp hướng dẫn, giúp


đỡ cung cấp cho em kiến thức sâu rộng để em có nền tảng nghiên cứu đề tài.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này khơng
tránh khỏi những thiếu sót, em mong q thầy cô những người quan tâm đến đề tài
và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp để hồn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 6
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu:................................................................. 8
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 10
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: .............................................. 11
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 11
6. Kết cấu báo cáo .............................................................................................. 11
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA ĐẠI DỊCH COVIDA -19 VÀ NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
1.1.Hệ khái niệm.... ............................................................................................... 12
1.1.1.Đại dịch ..................................................................................................... 12
1.1.2. Đại dịch Covid -19 ................................................................................... 12
1.1.3. Ngành du lịch ........................................................................................... 13
1.1.4. Tác động tiêu cực ..................................................................................... 14
1.1.5Tác động tích cực ……………………..............................................……14
1.2. Mối liên hệ giữa đại dịch Covid-19 và ngành du lịch ................................... 14
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID -19 ĐẾN NGÀNH DU
LỊCH VIỆT NAM
2.1. Thực trạng ngàng du lịch Việt Nam ............................................................. 16

2.2.Tác động của dịch Covid -19 đến ngành du lịch Việt Nam: ........................ 17
2.2.1. Lượng khách quốc tế và trong nước......................................................... 18
2.2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch ................................................................ 21
2.2.3.Hoạt động lữ hành ..................................................................................... 12
2.2.4. Giao thông vận tải .................................................................................. 13
2.3.Đánh giá sự tác động của đại dịch covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam
2.3.1. Tác động tiêu cực ................................................................................... 26
2.3.2. Tác động tích cực ...................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID
-19 VÀ BIỆN PHÁP PHỤC HỒI NGÀNH DU LỊCH SAU COVID-19
2


C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 31
D. Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................ 32

3


DANH MỤC BẢNG – BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Số liệu ảnh hưởng của Covid-19 ( tính đến 10h00 ngày 24/5/2021)
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành du lịch từ năm 2010 - 2020
Biểu đồ 2.1: Thống kê lượng khách quốc tế đến Việt nam từ năm 2008 – 2019
Biểu đồ 2.2.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam quý I Năm 2020
Biểu đồ 2.2.3: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam quý I năm 2019
Biểu đồ 2.2.4: Tỉ lệ chuyến bay bị hủy và thành công giai đoạn 2017- 2020
Biểu dồ 2.2.5 : Vận tải đường bộ Việt Nam ( triệu tấn )
Biểu dồ 2.3.1: Tăng/giảm doanh thu các nhóm dịch vụ tháng 9 năm 2020 so với
cùng kì năm 2019


4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐHQGHN

: Đại học quốc gia Hà Nội

PHEIC

: Trường hợp khẩn cấp y tế công cộng của mối quan tâm quốc
tế(Public

UNESCO

Health Emergency of International Concern)

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
( United Nations Educational Scientific and CulturalOrganization )

TCDL

: Tổng cục du lịch

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới - WHO (World Health Organization)

GDP


: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

ASEAN

: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ( Association of South East
Asian Nations )

TAB

: Hội đồng Tư vấn du lịch

5


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh đất nước đang chạy đua trên con đường phát triển kinh tế với mục
tiêu Cơng Nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước như hiện nay, du lịch Việt Nam được
xem là một ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều tiềm năng, đa dạng và phong phú.
Năm 2019 là năm thành công của du lịch Việt Nam, không chỉ thể hiện ở các con
số thống kê về lượng khách du lịch quốc tế, nội địa, doanh thu, mà còn là các danh
hiệu mà du lịch Việt Nam đạt được.
Tuy nhiên, dịch COVID - 19 xuất hiện nhanh chóng khiến nhiều nước khơng kịp
trở tay như một cú đánh mạnh vào nền kinh tế thế giới, cổ phiếu rớt giá, lao động
mất việc, doanh nghiệp lao đao...Và ảnh hưởng trầm trọng nhất phải kể đến ngành
du lịch vốn được xem là ngành công nghiệp khơng khói cho các quốc gia trong đó
có Việt Nam.
Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), sự ảnh hưởng của dịch
COVID-19 khiến ngành Du lịch tồn cầu có thể bị thiệt hại tương đối lớn vì chính
phủ các nước phải áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn lây lan của dịch bệnh như

đóng cửa biên giới, dừng các hoạt động vận tải đường hàng khơng quốc tế và nội
địa…Có thể thấy, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ở trong thời điểm
căng thẳng nhất của dịch bệnh Covid-19, điều này đã và đang gây tác động rất lớn
đến sức khỏe con người cũng như toàn bộ ngành kinh tế, đặc biệt là ngành Du lịch.
Trong bối cảnh đó, ngành Du lịch Việt Nam đã và đang phải đối diện với không ít
khó khăn, thách thức...
Du lịch là một lĩnh vực kinh tế tổng hợp, liên quan tới nhiều nhóm ngành khác,
như: vận chuyển, lưu trú, dịch vụ ăn uống... Vì vậy sẽ chịu nhiều tổn thương và có
thể kéo dài cả sau khi dịch bệnh kết thúc. Một số ảnh hưởng dễ nhìn thấy nhất như:
6


Lượng khách quốc tế sụt giảm; Các sơ sở lưu trú phải đóng cửa, nhân viên ngành
du lịch thất nghiệp; Doanh thu từ ngành du lịch sụt giảm.
Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng của
dịch Covid-19 đã khiến nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du
lịch trở nên vắng khách, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh. Theo các chuyên
gia dự báo, năm 2020, du lịch Việt Nam không đạt mục tiêu đón 20,5 triệu lượt
khách quốc tế. Sự phục hồi của du lịch Việt Nam sẽ phải phụ thuộc vào thời điểm
dịch Covid-19 được kiểm soát trên thế giới.
Như chúng ta biết, dịch Covid-19 diễn ra vào đúng mùa cao điểm du lịch của khách
quốc tế và cũng là mùa du lịch lễ hội, tâm linh của khách nội địa sau dịp nghỉ lễ
Tết Nguyên đán, dịp nghỉ 30/4-1/5,… Qua phân tích, nhận thấy những ảnh hưởng
trực tiếp của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng, chúng em đã quyết định chọn đề tài là“ Tác động của dịch bệnh Covid
-19 đến ngành du lịch việt nam “ để nghiên cứu. Từ đó đề xuất một số giải pháp
trọng tâm để ngành Du lịch vượt qua khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

7



2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu:
Với đề tài “Tác động của đại dịch Covid 19 ở Việt Nam”. đã tìm hiểu các chủ đề
như "Ảnh hưởng tiêu cực và tích của dịch covid-19 đến kinh tế Việt Nam " nhằm
nhìn nhận chung sự ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đến tình hình phát triển các
ngành kinh tế ở Việt là như thế nào, sau đó chúng tơi tiếp tục tìm kiếm các bài
nghiên cứu theo chủ đề " Tác động của đại dịch Covid 19 đến ngành du lịch Việt
Nam " và đã có được những ảnh hưởng cụ thể cả tiêu cực lẫn tích cực.
Nghiên cứu trong nước:
1. Đề tài “Tác động của đại dịch covid-19 đến ngành du lịch thành phố Đà Nẵng”
của nhóm tác giả Lê Đức Thọ và Nguyễn Thị Lệ Hữu . Nhóm tác giả đã chỉ ra được
tác động của đại dịch covid-19 đã tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành Du
lịch thành phố Đà Nẵng đó là lượng khách du lịch giảm, doanh thu giảm sút, số lao
động mất việc làm thì tăng lên và từ đó đề ra giải pháp nhằm khôi phục và đẩy
mạnh phát triển ngành du lịch Đà Nẵng sau dịch covid-19
2. Đề tài “Tác động của đại dịch covid -19 đến ngành du lịch ở việt nam” Của
tác giả Đồng Thị Hiền, Khoa kinh tế quốc tế - trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Chủ yếu đề cập đến những vấn đề tác động tích cực và tiêu cực của đại dịch covid19 đến các công ty du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch, lượng khách du lịch, tại
Việt Nam dựa trên số liệu tổng hợp từ năm 2010 đến tháng 9/ 2020. Từ đó đánh
giá q trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam trước và trong đại dịch, các thành
tựu đạt được và những mặt tồn tại, hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
3. Đề tài “Tác động của đại Dịch covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam và những
giải pháp ứng phó” của nhóm tác giả Phạm Trương Hồng, Trần Huy Đức, Ngơ
Đức Anh (2020). Kết quả khảo sát trên 95 doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và
khách sạn về tác động của dịch Covid-19 tới doanh nghiệp đã phân tích những tác
động của dịch covid -19 đến ngành du lịch Việt Nam và đề xuất những giải pháp
8


nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch, hỗ trợ các doanh nghiệp và ngành

du lịch vượt qua khó khăn trong đợt dịch gây ra, nhanh chóng khơi phục kinh
doanh.
4. Đề tài “ Ảnh hưởng của đại dịch của đại dịch Covid -19 đối với hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp: Nghiên cứu thực tiễn ở miền Bắc Việt Nam”
của nhóm tác giả Nguyễn Thành Hiếu Trương Tuấn Anh, Đỗ Thị Đông, Hà Sơn
Tùng (2020). Đánh giá những ảnh hưởng của đại dịch tính covid-19 đến hoạt động
các doanh nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp đang
gặp khó khăn chủ yếu về đầu ra, đứt gãy nguồn cung, khó khăn về tài chính, nguồn
nhân lực khơng ổn định. Dựa trên kết quả phân tích, bài viết đưa ra các giải pháp
đối với doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, trong đó , đàm phán với các bên hữu
quan, tái cơ cấu, tăng cường chuyển đổi số là những vấn đề đặc biệt cần quan tâm.
Bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ Việt Nam trong việc hỗ
trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng tới dịch bệnh vượt qua khó khăn.
5. Đề tài “Tác động của đại Dịch covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam” PGS.TS
Phạm Hồng Chương - trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020). Bài viết đưa ra các
hướng dự phòng của các kịch bản tác động của đại dịch covid-19 đến nền kinh tế
Việt Nam và từ đó đưa ra một số Khuyến nghị chính sách nhằm hạn chế tác động
tiêu cực về mặt kinh tế kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Tăng trưởng GDP quý 2
của Việt Nam dự báo khoảng 2% so với cùng kỳ và thậm chí suy thối nếu xảy ra
kịch bản xấu. Nếu đại thì có biết kéo dài thì ảnh hưởng của nền kinh tế Việt
Nam nói chung và khu vực doanh nghiệp nói riêng là rất nghiêm trọng . Đồng thời
đưa ra khuyến nghị Chính phủ xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác
nhau từ ngắn hạn đến dài hạn, nhằm ứng phó với tình hình dịch ở Việt Nam giữa
các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Nghiên cứu nước ngoài:
9


1. Đề tài “ Exposure to air pollutants in Viet Nam: Assessing potential risks for
tourist” của nhóm tác giả Pallvi pant, Whitney Huynh và Richard E.Peltier (2018)

Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá tác động xấu của ơ nhiễm mơi trường lên sức
khỏe dân số nói chung và khách du lịch nói riêng, từ đó đưa ra giải pháp cho vấn
đề
Với sự thu nhận, tiếp thu những ý kiến của các tác giả về vấn đề này, chúng tôi
thấy rằng, các nghiên cứu đã chỉ ra những tác động của đại dịch Covid -19 đối với
nền kinh tế và ngành du lịch, tuy nhiên các bài báo cáo hầu như chỉ đề cập đến
những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid -19 đối với ngành du lịch . Dựa trên
cơ sở đó, tơi đã lựa chọn ra sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đại dịch Covid19 trên đối với toàn diện ngành du lịch Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, dựa trên sự tiếp thu từ những đóng góp của các
cơng trình nghiên cứu đi trước, trong nghiên cứu này nhằm đánh giá các mặt tiêu
cực và tích cực của đại dịch Covid -19 đối với ngành du lịch Việt Nam. Từ đó, đề
ra giải pháp hạn chế ảnh hưởng và giúp ngành du lịch Việt Nam hồi phục, phát
triển sau dịch bệnh.
 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận về tác động của đại dịch Covid -19 và ngành du
lịch Việt Nam
- Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của đại dịch Covid -19 với ngành
du lịch Việt Nam.
- Thực trạng của dịch bệnh Covid -19 hiện nay.
- Mối liên hệ giữa tác động của đại dịch Covid -19 đến ngành du lịch Việt Nam.
10


- Đưa ra giải pháp giúp hạn chế tác động tiêu cực của đại dịch Covid -19 và biện
pháp phục hồi, phát triển cho ngành du lịch Việt Nam hậu Covid -19 .
- Đánh giá thực trạng ngành du lịch Việt Nam trước và sau đại dịch Covid -19 .
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu : ngành du lịch Việt Nam

- Phạm vi không gian :Việt Nam
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu từ ngày 16/05/2021 - 25/05/2021
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích dữ liệu: dữ liệu thứ cấp được thu nhập từ các dữ liệu báo
cáo của cơ sở kinh doanh du lịch, tạp chí khoa học , số liệu từ Tổng cục thống
kê…..các tài liệu nghiên cứu đã có nhằm chứng minh cho đề tài .
Phương pháp nghiên cứu định tính : nghiên cứu và phát triển dựa trên những nghiên
cứu cùng đề tài đã có.
6. Kết cấu báo cáo
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA DỊCH COVID-19 VÀ NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘ CỦA DỊCH COVID -19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VIỆT
NAM
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID -19
VÀ BIỆN PHÁP PHỤC HỒI NGÀNH DU LỊCH SAU COVID-19

11


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ TÁC
ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 VÀ NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM.
1.1.Hệ khái niệm
1.1.1. Đại dịch
Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO (World Health Organization) định nghĩa
về đại dịch như sau: “Một đại dịch là sự lây lan trên toàn thế giới của một căn bệnh
mới”. Đại dịch là dịch bệnh “Xảy ra do nhiễm vi khuẩn, lây lan nhanh, xảy ra ở
một vùng dân cư rộng lớn”. Một căn bệnh đặc hữu phổ biến và ổn định về số lượng
người mắc bệnh thì đó khơng phải là một đại dịch. Như vậy, để một căn bệnh được
gọi là đại dịch thì nó phải đảm bảo hai yếu tố đó là phải là một căn bệnh mới và nó
phải lây lan rộng trên tồn thế giới.

1.1.2. Đại dịch Covid-19
Bệnh coronavirus (COVID-19) là một bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp tính do một
loại coronavirus chủng SARS –CoV-2 mới phát hiện gây ra. Bệnh được phát hiện
lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ,Trung Quốc trong số những
bệnh nhân bị viêm phổi không rõ nguyên nhân.
Virus corona chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới. Phương thức lây truyền
chủ yếu của nó hiện nay là lây truyền từ người sang người, thường được truyền
thông qua các giọt dịch hô hấp mà con người hắt hơi, ho hoặc thở ra và dẫn đến
một loạt các triệu chứng được mô tả giống như cúm bao gồm sốt, ho, khó thở, đau
cơ và mệt mỏi,với sự phát triển cao hơn nữa sẽ dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy
hơ hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể gây tử vong. Thời
gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5 ngày, trong thời gian đó nó
vẫn có thể truyền nhiễm.

12


Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố dịch viêm phổi do virus corona mới (NCP) là
một tình huống khẩn cấp y tế toàn cầu (PHEIC). kể từ ngày 30 tháng 1 năm 2020
và là một đại dịch kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2020, dựa trên các tác động
của virus đối với các nước nghèo, những nơi có cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe
yếu kém hơn. Các ca nhiễm virus đã được báo cáo trên khắp thế giới, chủ yếu là
các du khách có nguồn gốc từ Trung Quốc đại lục, với sự truyền bệnh tại địa
phương cũng được báo cáo ở các quốc gia. Tính tới ngày 16 tháng 11 năm 2020,
đã có hơn 54 triệu trường hợp nhiễm COVID -19 được ghi nhận tại hơn 217 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những ca tử vong đã được báo cáo ở hầu hết các
nước trên thế giới. Kể từ ngày 7 tháng 3 năm 2020, nhiều nước khắp thế giới có
bằng chứng truyền bệnh cộng đồng.
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định
173/QĐ-TTg công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona

gây ra vào ngày 01/02/2020 và sau đó, vào ngày 01/04/2020, cũng chính Thủ tướng
đã ban hành tiếp Quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch COVID-19.
1.1.3. Ngành du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất
cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan,
khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn;
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên
tục nhưng không quá một năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư; nhưng loại
trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ
ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Du lịch có thể là nội
địa (trong quốc gia của khách du lịch) hoặc quốc tế và du lịch quốc tế có cả ý nghĩa
đến và đi đối với cán cân thanh toán của một quốc gia.

13


Ngành du lịch có mối liên kết mạnh mẽ với các nhóm ngành khác (nhất là về dịch
vụ) như: ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giao thơng, giải trí. Có thể nói, chúng có
mối quan hệ cùng tiến, cùng lùi với nhau. Ngành du lịch hiện mang lại rất nhiều cơ
hội việc làm, mức thu nhập tốt dành cho người lao động.
1.1.4.Tác dộng tiêu cực.
- Tiêu cực là những mặt hạn chế, khơng lành mạnh, có tác động khơng tốt đối với
quá trình phát triển của con người và xã hội, mang đến những tác dụng phủ định,
làm cản trở sự phát triển.( theo từ điển Tiếng Việt)
Như thế có thể rút ra “tác động tiêu cực” là ảnh hưởng của một sự việc nào
đó có tác động xấu đối với con người, hay sự việc và gây ra kết quả xấu, gây ra sự
biến đổi theo chiều hướng đi xuống và làm cản trở sự phát triển của con người, xã
hội.
1.1.5.Tác động tích cực
- Tích cực là những mặt tốt, những nhân tố tốt, có tác dụng khẳng định, thúc đẩy

sự phát triển, biến đổi theo hướng phát triển, đi lên.
- “Tác động tích cực” là ảnh hưởng của một sự việc nào đó có tác động tốt đối với
con người hay sự việc và nó đem đến những lợi ích, giúp ích cho con người ngày
càng phát triển, hồn thiện bản thân mình, sự việc ngày càng tốt đẹp hơn.
1.2.Mối quan hệ giữa giữa dịch Covid-19 và ngành du lịch Việt nam
Đại dịch Covid -19 có mối liên hệ tác động đến ngành du lich Việt Nam, khi đại
dịch diễn ra phức tạp đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến họat động du lịch của bộ
phận khách du lich và hoạt dộng vận hành của doanh nghiệp ngành du lịch Việt
Nam.
Dịch bệnh diễn ra làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - thương mại, mọi hoạt động
di chuyển của người dân đều bị hạn chế do các quy định của Chính phủ về việc hạn
14


chế các chuyến bay nội địa cũng như nước ngoài, khóa cửa biên, giới giãn cách xã
hội, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Du lịch là một lĩnh vực kinh tế tổng
hợp, liên quan tới nhiều nhóm ngành khác, như: vận chuyển, lưu trú, dịch vụ ăn
uống..., vì vậy tác động của dịch Covid-19 khiến doanh thu tất cả những nhóm
ngành này cũng đồng thời sụt giảm. Hàng triệu nhân viên viên ngành du lịch bị thất
nghiệp ,các cơ sở lưu trú : nhà hàng,khách sạn ,khu nghỉ dưỡng lần lươt đóng cửa..
Khi dịch bệnh diễn ra phức tạp, một số bộ phận vẫn thực hiện hoạt dộng du lịch
một cách tự phát gây nên vấn đề dịch bệnh ngày càng diễn ra một căng thẳng, các
khu vui chơi giải trí và địa điểm du lịch là một mơi trường lí tưởng để dịch bệnh
lây lan khơng kiểm sốt.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng dịch bệnh Covid -19 xảy ra đồng thời là thảm họa cũng
như điều kiện thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch Việt Nam phải đề ra những chiến lược, giải pháp để khắc phục
thiệt hại do dịch bệnh gây ra, nhah chóng phục hồi, ổn định và phát triển ngành du
lịch - dịch vụ.


CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘ CỦA DỊCH COVID -19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH
VIỆT NAM
15


2.1. Thực trạng của ngành du lịch Việt Nam
 Tiềm năng
Việt Nam là quốc gia Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn
liền với lục địa vừa thơng ra đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về
đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và hàng không. Đây là tiền đề quan
trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế.
Với những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý kinh tế - chính trị, Việt Nam có rất nhiều
thuận lợi để phát triển du lịch . Địa hình hẹp ngang, đường bờ biển kéo dài và bị
cắt xẻ mạnh tạo nên nhiều vùng biển, vũng, vịnh có giá trị kinh tế - du lịch lớn .
Danh lam thắng cảnh ở UNESCO công nhận là di sản văn hố thế giới như: Vịnh
Hạ Long, Cố đơ Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong
Nha- Kẻ Bảng .... Việt Nam còn thu hút khách du lịch nước ngoài với hàng loạt địa
điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp 3 miền Bắc – Trung –Nam .
Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt Nam cũng rất phong phú và đa
dạng. Trong số khoảng 40.000 di tích lịch sử trên khắp miền đất nước, có hơn 2.500
di tích đã được Nhà nước cơng nhận và xếp hạng.
Nhờ Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Nhà nước cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế đối ngoại trong đó có du lịch phát triển.
Theo số liệu của TCDL số lượng khách quốc tế từ đến với du lịch Việt Nam từ năm
2012 – 2019 liên tục tăng cho thấy sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam đối với quốc
tế ngày phát triển.
Biểu đồ 2.1: Thống kê lượng khách quốc tế đến Việt nam từ năm 2008 – 2019

16



Nguồn: Tổng cục thống kê
 Hạn chế
Ngoài những tiềm năng lợi ích, ngành du lịch Việt Nam hiện nay cịn gặp khơng ít
khó khăn, hạn chế : Cơng tác quản lý du lịch còn nhiều yếu kém, xuất phát điểm
của du lịch Việt nam so với các quốc gia khác trên thế giới có phần hạn chế, dịch
vụ du lịch chưa đạt chất lượng, vấn đề về môi trường luôn là một bài tốn khó: mất
vệ sinh, an ninh, trật tự tại điểm du lịch vẫn xảy ra thường xuyên. Tình trạng bán
hàng chèo kéo, ép giá khách nước ngồi, lừa đảo …. thường xuyên diễn ra.
Tính chuyên nghiệp khi xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá cũng chưa
được nâng cao. Sản phẩm du lịch Việt Nam vẫn chậm đổi mới, còn nghèo nàn, đơn
điệu, thiếu đặc sắc, ít sáng tạo, cịn trùng lặp giữa các vùng miền, giá trị gia tăng
hàm chứa trong sản phẩm du lịch thấp, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết trong phát
triển sản phẩm. Kinh phí nhà nước đầu tư cịn hạn chế, cho nên chưa tạo được hiệu
ứng kích cầu đi du lịch Việt Nam tại các thị trường mục tiêu.
2.2. Tác động của dịch Covid -19 đến ngành du lịch Việt Nam
2.2.1.Lượng khách trong nước và quốc tế

17


Từ khi dịch bệnh Covid- 19 được WHO công bố trên toàn thế giới là đại dịch
toàn cầu, số lượng ca nhiễm virus corona tăng lên mỗi ngày, lây lan trên diện rộng
với mức độ tử vong tương đối cao, ngày càng diễn biến phức tạp .
Bảng 1: Số liệu ảnh hưởng của Covid-19 ( tính đến 10h00 ngày 24/5/2021)

Quốc gia và vùng Số ca nhiễm
lãnh

thổ


nhiễm (người )

Số ca tử vong

Số ca phục hồi

(người )

(người)

3,492,264

149,505,756

Covid-19
210

168,757,229

Nguồn : số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO)
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê chính thức cơng bố ngày 29/8/2020 cho thấy,
lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8/2020 đạt 163.000 lượt, tăng gần
17% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm tới gần 99% so với cùng kỳ năm 2019.
Nguyên nhân là do Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống
dịch Covid -19, đóng cửa du lịch quốc tế.
Tính chung q I/2020, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 3.686,8 nghìn
lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục Thống kê (2020), Báo
cáo tình hình kinh tế quý I/2020 ).


18


Biểu đồ 2.2.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam quý I Năm 2020

Biểu đồ 2.2.3: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam quý I năm 2019
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2020 đạt 3,8 triệu người giảm
78,7% so với với năm trước. Trong đó khách Châu Á chiếm 73,3% tổng số khách
quốc tế, giảm 80,4% so với 2019 Trong đó, khách đến từ hầu hết các thị trường
chính đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019: Trung Quốc giảm hơn 72%, Hàn
Quốc giảm 70,5%, Nhật Bản giảm hơn 67%, Đài Loan giảm gần 68%, Thái Lan

19


giảm hơn 59%, Malayisa giảm gần 70%. Riêng khách đến từ Campuchia tăng gần
71%.....
Khách đến từ châu Âu trong 8 tháng qua ước giảm gần 55% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó, khách từ Nga giảm gần 44%; Vương quốc Anh giảm hơn 62%;
Pháp giảm gần 63%; Đức giảm gần 60%. Khách đến từ châu Mỹ ước giảm hơn
65% so với cùng kỳ năm trước...
Theo bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng của cục Thống kê đã thông qua bản
báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2021 vào ngày 29/03/2021. Theo đó
tổng sản phẩm GDP trong quý I/2021 tăng 4,48% so với cùng kì năm trước, tổng
mức dịch vụ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 5,1% . Từ cuối tháng Một đến đầu
tháng Ba, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số địa phương, ảnh hưởng tiêu
cực tới tình hình kinh tế – xã hội cả nước. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam tiếp tục giảm 98,7% so với quý I/2020.
Theo số liệu thống kê của bộ văn hóa và du lịch khách du lịch nội địa ước đạt
384.218 lượt, giảm 64% so với cùng kỳ năm 2019.

Sau đợi dịch bùng lên đầu năm 2020, ngành du lịch Việt Nam rơi vào tình trạng
thụt lùi trầm trọng, Chính phủ nhà nước chưa thể thực hiên các biện pháp y tế để
ngăn cản dịch bệnh một cách dứt điểm, khó khăn của của ngành du lịch Việt Nam
hiện nay là vừa phải thực hiện các chính sách thu hút du khách nội địa vừa đối phó
lâu dài với dịch bệnh. Theo số liệu thống kê tính chung trong 7 tháng đầu năm
2020, ngành Du lịch phục vụ khoảng 31 triệu lượt khách du lịch nội địa, trong đó
15,9 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch trong 7 tháng đầu năm 2020
ước đạt 207.100 tỷ đồng, giảm 48,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Thị trường nội địa cũng là mục tiêu chính mà ngành du lịch Việt Nam cần chú trọng
khai thác ở thời điểm hiện tại. Trước tình hình đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” bắt đầu từ ngày
1/6 – 31/12/2020 tại một số địa bàn du lịch trọng điểm. Sau những ảnh hưởng lớn
20


từ dịch bệnh Covid-19 dây là hành động thiết thực hiệu quả để sớm khơi phục và
kích cầu ngành du lịch Việt Nam. Nhiệm vụ đặt ra là đẩy mạnh các điểm đến, xây
dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn, triển khai các gói kích cầu du lịch đa dạng. Đồng
thời thông tin rộng rãi về việc mở cửa các điểm du lịch, về mức độ an toàn giúp du
khách yên tâm đến tham quan và nghỉ dưỡng. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ,
miễn, giảm phí, lệ phí tham quan tại các di tích, điểm tham quan, bảo tàng hay điểm
du lịch.
2.2.2.Doanh thu hoạt động du lịch
Trong giai đoạn 10 năm gần đây từ năm 2010 – 2019, du lịch Việt Nam đang trên
đà phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa
ngày càng tăng. Nhiều điểm đến trong nước được du khách quốc tế u thích và
bình chọn. Sản phẩm du lịch ngày càng được nâng cao về chất lượng và tính cạnh
tranh. Cơ sở vật chất của ngành Du lịch từng bước được đầu tư nâng cấp theo hướng
hiện đại. Hoạt động từ du lịch đã đóng góp hàng ngàn tỉ đồng cho nền kinh tế
quốc dân, đẩy cao tốc độ tăng trưởng GDP.

Đến năm 2020 trước Trước bối cảnh dịch bệnh covid-19 doanh nghiệp dịch vụ lữ
hành chịu tác động nặng nề, các khách sạn đồng loạt giảm công suất khai thác từ
30 - 40% so với cùng kỳ, một số khách sạn cơng suất chỉ cịn 10 - 20% và chủ yếu
là khách lẻ và khách online các điểm đến du lịch công suất cũng giảm từ 30% đến
40% hoạt động vận chuyển ảnh hưởng khá nhiều cơng suất khai thác giảm chỉ cịn
từ 40 đến 50% hầu hết đều gặp rất nhiều khó khăn và có sử dụng vay vốn ngân
hàng mức tính quý 1 năm 2020 khách lưu trú giảm 32,8% so với cùng kỳ 2019,
doanh thu lưu trú giảm 35,6%

21


Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành du lịch từ năm 2010-2020

Năm

Tổng thu từ khách
Tốc độ tăng trưởng
du
lịch
(%)
(nghìn tỷ đồng)

2020

312.00

22%

2019


755.00

18,5

2018

637.00

17,7

2017

541.00

29,7

2016

417.27

17,5

2015

355.55

30,41

2014


322.86

11,4

2013

289.84

80,6

2012

160.00

23,1

2011

130.00

35,4

2010

96.00

41,2

Nguồn: Tổng cục Du lịch, Báo cáo TSA 2010 - 2015

2.2.3.Hoạt động lữ hành
Du lịch lữ hành tạo một khối lượng lớn việc làm cho những người lao động trực
tiếp trong ngành và cả những người lao động gián tiếp (sản xuất hàng hóa, các dịch
vụ phục vụ, sản xuất lương thực – thực phẩm cho du khách, người lao động trong
các khu du lịch…).
Về mặt tài chính - tiền tệ, du lịch lữ hành cùng những lĩnh vực có liên quan trực
tiếp, gián tiếp sử dụng một khối lượng lớn vốn tín dụng để đầu tư cho mua sắm
phương tiện vận chuyển, xây dựng và vận hành các cơ sở lưu trú, nhà hàng, trung
tâm vui chơi, giải trí.
22


Theo thông tấn xã Việt nam, trong đợt dịch mới này đã khiến khơng ít doanh nghiệp
lữ hành rơi vào cảnh lao đao, thậm chí sẽ phải phá sản vì đã bỏ khá nhiều chi phí
cho việc kích cầu du lịch trong thời gian qua, lượng khách đặt tour sụt giảm mạnh
tới 50-70%. Chưa kể, các doanh nghiệp đang phải “chật vật” xử lý các trường hợp
khách hàng hủy tour vì tâm lý lo ngại dịch bệnh lây lan. Khoảng 95% doanh
nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, cơng
suất sử dụng phịng có thời điểm chỉ đạt từ 10-15%.
2.2.4.Giao thơng vận tải
Tại hội thảo trực tuyến “Tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành Giao thông
và Logistics ASEAN” vào tháng 11/2020, PGS.TS. Dỗn Minh Tâm, Trưởng nhóm
Giao thơng vận tải và Logistics Việt Nam phát biểu về diễn biến và tầm ảnh hưởng
của dịch bệnh COVID -19 đến sự tăng trưởng nền kinh tế.
Trong đó, các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, vận tải (nhất là vận tải hàng không) có
mức sụt giảm mạnh nhất, chủ yếu do việc hạn chế đi lại, giãn cách xã hội diễn ra
trong bối cảnh dịch bệnh.
Theo Cục Hàng khơng Việt Nam ước tính năm 2020 có đến 2,576 chuyến bay bị
hủy cao nhất trong 5 năm trở lại 2016 – 2020) với tỉ lệ 1,2%, sản lượng điều hành
bay đi, đến (các chuyến bay quốc tế) giảm gần 3.415 chuyến, tương đương giảm

27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 3/2020, các Hãng hàng không tiếp tục
cắt giảm thêm các chuyến bay đi/đến các vùng dịch mới trên thế giới, sản lượng
điều hành bay dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm, ước tính giảm gần 47% so với kết quả
của tháng 3 năm 2019, như vậy đồng nghĩa với tổng thu tiền điều hành bay năm
2020 sẽ giảm tương ứng. Thời điểm cuối năm 2019, trung bình trong một ngày
Tổng cơng ty điều hành gần 2.500 lần chuyến tuy nhiên ngày 17/3/2020 vừa qua,
số chuyến điều hành trong ngày chỉ đạt 991 lần chuyến.

23


Biểu đồ 2.2.4: Tỉ lệ chuyến bay bị hủy và thành công giai đoạn 2017- 2020

100.20%
100.00%
99.80%
99.60%
99.40%
99.20%
99.00%
98.80%
98.60%
98.40%
98.20%

0.22%

0.30%

0.40%


1.20%
99.78%

99.70%

99.60%

98.80%
2017

2018
Số chuyến bay thành công

2019
Số chuyến bay bị hủy

2020

Nguồn: số liệu từ Cục hàng không Việt Nam
Ngành vận tải đường sắt cũng bị ảnh hưởng khi nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng
hóa giảm mạnh. Ước tính 7 tháng đầu năm 2020, Tổng cơng ty đường sắt Việt Nam
bị lỗ tới 725,9 tỉ đồng do Covid-19 (tương đương trên 30 triệu USD). Vận tải đường
sắt chỉ đạt mức 2,7 triệu lượt khách, giảm 54,8% và 1,2 tỷ lượt khách.km, giảm
52,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA), trong quý
I/2020, có tới 50% hoạt động của các hội viên bị ảnh hưởng (giảm về hoạt động và
doanh thu) tùy theo loại hình dịch vụ cung cấp. Do 97% doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ logistics tại Việt Nam là vừa và nhỏ nên bị tác động nặng nề. Do đại dịch,
chuỗi cung ứng đã bị đứt gẫy và đảo lộn, cho nên các dịch vụ logistic phục vụ vận

tải hàng không, đường bộ và đường sắt bị tác động nặng nề nhất.
Đối với ngành hàng hải, vận tải khách giảm gần như 100% so cùng kỳ do tác động
của dịch bệnh COVID-19.
Ngành vận tải đường sắt cũng bị ảnh hưởng khi nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng
hóa giảm mạnh. Ước tính 7 tháng đầu năm 2020, Tổng công ty đường sắt Việt Nam
bị lỗ tới 725,9 tỉ đồng do Covid-19 (tương đương trên 30 triệu USD). Vận tải đường
24


×