Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

Khai thác giá trị các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trong phát triển du lịch thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.29 MB, 243 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN MINH TUẤN

KHAI THÁC GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HĨA CẤP QUỐC GIA
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 8229040

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN MINH TUẤN

KHAI THÁC GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HĨA CẤP QUỐC GIA
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 8229040



Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Phan Thị Thu Hiền

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020


iii

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ....................................................................................................................... v
Lời cam đoan ...........................................................................................................................vi
Danh mục bảng ...................................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ................................................................................................................ viii
Danh mục hình ........................................................................................................................ix
DẪN NHẬP ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... .2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. .5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ .6
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ......................................................... .7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................. .8
7. Bố cục của luận văn............................................................................................... .8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................. .10
1.1. Các khái niệm cơ bản và khung lý thuyết...................................................... .10
1.1.1. Di tích lịch sử văn hóa, du lịch, văn hóa du lịch, du lịch văn hóa ............... 10
1.1.2. Vùng văn hóa và văn hóa vùng .................................................................... .20
1.1.3. Khung lý thuyết ........................................................................................... .24
1.2. Tọa độ văn hóa Cần Thơ và khái quát về du lịch Cần Thơ ......................... .26

1.2.1. Không gian văn hóa ................................................................................... .28
1.2.2. Chủ thể văn hóa ......................................................................................... .29
1.2.3. Thời gian văn hóa ...................................................................................... .31
1.2.4. Khái quát về du lịch .................................................................................... .33
1.2.5. Khái quát về các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ………………………37
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA CẤP QUỐC
GIA Ở CẦN THƠ VÀ THỰC TIỄN KHAI THÁC TRONG DU LỊCH ............. .42
2.1. Giá trị của nhóm các di tích lịch sử Cách mạng và thực tiễn khai thác trong
du lịch ....................................................................................................................... .42
2.1.1. Giá trị của nhóm các di tích lịch sử Cách mạng ......................................... .43
2.1.2. Thực tiễn khai thác giá trị của nhóm các di tích lịch sử Cách mạng trong du
lịch ......................................................................................................................... .55
2.2. Giá trị của nhóm các di tích danh nhân văn hóa và thực tiễn khai thác
trong du lịch ............................................................................................................. .66


iv

2.2.1. Giá trị của nhóm các di tích danh nhân văn hóa ........................................ .66
2.2.2. Thực tiễn khai thác giá trị của nhóm các di tích danh nhân văn hóa trong du
lịch ......................................................................................................................... .70
2.3. Giá trị của nhóm các di tích kiến trúc nghệ thuật và thực tiễn khai thác
trong du lịch ............................................................................................................. .74
2.3.1. Giá trị của nhóm các di tích kiến trúc nghệ thuật ...................................... .74
2.3.2. Thực tiễn khai thác giá trị của nhóm các di tích kiến trúc nghệ thuật trong
du lịch .................................................................................................................... .85
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI
TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA CẤP QUỐC GIA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CẦN THƠ .................................................................................................................... .91
3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc khai thác các di tích

lịch sử văn hóa cấp quốc gia trong du lịch ............................................................ .92
3.1.1. Điểm mạnh ................................................................................................... .92
3.1.2. Điểm yếu ...................................................................................................... .97
3.1.3. Cơ hội..........................................................................................................101
3.1.4. Thách thức ..................................................................................................104
3.1.5. Phân tích ma trận SWOT ............................................................................106
3.2. Phương hướng bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
.............................................................................................................................109
3.2.1. Lý luận về bảo tồn và phát huy di sản ........................................................109
3.2.2. Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trong du lịch .111
3.3. Phương hướng khai thác các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trong
phát triển bền vững du lịch ……………………………………….....................121
3.3.1. Lý luận về phát triển bền vững ...................................................................121
3.3.2. Khai thác các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trong phát triển bền vững
du lịch ...................................................................................................................122
KẾT LUẬN ................................................................................................................129
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................131
PHỤ LỤC ...................................................................................................................136
Phụ lục 1: Danh sách các đối tượng phỏng vấn……………………………………..136
Phụ lục 2: Các biên bản phỏng vấn sâu……………………………………………. .137
Phụ lục 3: Các bảng hỏi……………………………………………………………...167
Phụ lục 4: Kết quả khảo sát………………………………………………………….175
Phụ lục 5: Hình ảnh ………………………………………………………………... 223


v

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lịng kính trọng, lời đầu tiên tôi xin phép được gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, người đã rất quan tâm, tận tình

hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Đồng thời, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là q
thầy cơ Khoa Văn hóa học và q thầy cô đã giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những
kiến thức từ lý luận đến thực tiễn vô cùng quý báu trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nơi
tôi công tác) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn đến Bảo tàng thành phố Cần Thơ, Ban Quản lý các
di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Cần Thơ, các địa phương
và quý anh chị, các doanh nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ và tham gia khảo sát, phỏng vấn
để tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn thân thương nhất đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp của tơi đã ln ủng hộ, khuyến khích, động viên tơi học tập và hoàn thành
luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả!


vi

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu “Khai thác giá trị các di tích
lịch sử văn hóa cấp quốc gia trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ” của tôi. Tất
cả các nội dung nghiên cứu được trình bày trong đề tài này chưa từng được cơng bố ở
bất cứ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Minh Tuấn



vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1.1

Hệ thống các miền-vùng văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm

22

Bảng 1.2

Các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thành phố Cần Thơ

39

Bảng 1.3

Thống kê di tích cấp quốc gia của Cần Thơ và các tỉnh khu vực
đồng bằng sơng Cửu Long

40


Bảng 2.1

Tóm tắt giá trị của nhóm di tích lịch sử Cách mạng

55

Bảng 2.2

Tóm tắt thực tiễn khai thác nhóm di tích lịch sử Cách mạng trong
du lịch

59

Bảng 2.3

Số liệu thống kê khách đến tại các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc
gia ở Cần Thơ từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2020

61

Bảng 2.4

Mức độ hài lòng của du khách qua khảo sát

62

Bảng 2.5

Tóm tắt giá trị của nhóm di tích danh nhân văn hóa


70

Bảng 2.6

Tóm tắt thực tiễn khai thác nhóm di tích danh nhân trong du lịch

72

Bảng 2.7

Tóm tắt giá trị của nhóm di tích kiến trúc nghệ thuật

84

Bảng 2.8

Tóm tắt thực tiễn khai thác nhóm di tích kiến trúc nghệ thuật trong
du lịch

86

Bảng 3.1

Phân tích ma trận SWOT

107


viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Nội dung

Trang

Biểu đồ 1.1 Số liệu điều tra, thống kê các loại hình du lịch ở Cần Thơ năm 2017

36

Biểu đồ 2.1 Tình hình du khách đến tham quan các di tích lịch sử văn hóa cấp

62

quốc gia ở Cần Thơ
Biểu đồ 2.2 Mức độ hài lịng của du khách đến tham quan các di tích lịch sử

63

văn hóa cấp quốc gia ở Cần Thơ
Biểu đồ 2.3 Ý định quay trở lại của du khách khi đến tham quan các di tích lịch

64

sử văn hóa cấp quốc gia ở Cần Thơ
Biểu đồ 2.4 Ý định giới thiệu cho bạn bè, người thân của du khách khi đến

64


tham quan các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở Cần Thơ
Biểu đồ 2.5 Doanh nghiệp du lịch có tour tham quan các di tích lịch sử văn hóa

65

cấp quốc gia ở Cần Thơ
Biểu đồ 2.6 Lý do đến tham quan các di tích cấp quốc gia ở Cần Thơ của du

73

khách
Biểu đồ 3.1 Sự quan tâm của các địa phương về bảo tồn và phát huy các di

95

tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia ở Cần Thơ
Biểu đồ 3.2 Trình độ học vấn và chuyên mơn của những người được khảo sát

101

đại diện cho chính quyền địa phương
Biểu đồ 3.3 Độ tuổi du khách đến tham quan các di tích lịch sử văn hóa cấp

108

quốc gia ở Cần Thơ
Biểu đồ 3.4 Giới tính du khách đến tham quan các di tích lịch sử văn hóa cấp

108


quốc gia ở Cần Thơ
Biểu đồ 3.5 Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với việc bảo tồn các di tích, di

115

vật của các di tích quốc gia ở Cần Thơ trong du lịch
Biểu đồ 3.6 Sự cần quan tâm của doanh nghiệp về ưu tiên phát huy sản phẩm

117

du lịch tại nhóm di tích lịch sử Cách mạng
Biểu đồ 3.7 Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với việc phát triển sản phẩm

117

du lịch tại nhóm di tích danh nhân văn hóa
Biểu đồ 3.8 Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với việc phát triển sản phẩm
du lịch tại nhóm di tích kiến trúc nghệ thuật

118


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình

Nội dung


Trang

Hình 1.1 Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ

27

Hình 1.2 Bản đồ tổ chức khơng gian và hệ thống tuyến, điểm du lịch Cần Thơ

37

Hình 3.1 Phát thảo mơ hình xây dựng Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung - Cần
Thơ

234


1

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Cần Thơ từ xa xưa được gọi là Tây Đô, thủ phủ khu vực miền Tây Nam bộ, là
nơi phồn hoa đô hội, trên bến dưới thuyền, nơi hội tụ đầu mối giao thông huyết mạch
của cả vùng, là một trong những vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 2004, Cần Thơ trở thành đô thị loại I trực thuộc
Trung ương, đây là cơ hội và là động lực để thành phố nỗ lực vươn lên, thành phố
Cần Thơ thật sự trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của cả khu vực vùng
Tây Nam bộ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật từng bước phát triển, có hệ thống thông tin, viễn
thông, hệ thống ngân hàng, các dịch vụ y tế, bảo hiểm ngày càng hoàn thiện, nhiều
khu cơng nghiệp, khu đơ thị mới ra đời, có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi

trong việc kết nối với cả khu vực, trong nước và quốc tế như: Cầu Cần Thơ, Cảng
quốc tế Cái Cui và sân bay quốc tế Cần Thơ được nâng cấp và mở rộng, trở thành đầu
mối giao thông của cả vùng.
Trong lịch sử quá trình hình thành và phát triển vùng đất Cần Thơ đến nay đã
tạo ra nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng, phong phú, với những điểm du lịch
mang đặc trưng tự nhiên miền sông nước như chợ nổi trên sông, vườn cây ăn trái, các
cánh đồng phù sa, cù lao (cồn) ven sông và nhiều điểm du lịch khác. Bên cạnh đó, các
di sản văn hóa phi vật thể (đờn ca tài tử, hò Cần Thơ, lễ cúng đình, văn hóa chợ
nổi…), di sản văn hóa vật thể (nhà cổ, đình cổ, chùa cổ…). Trong tài nguyên du lịch
của Cần Thơ phải kể đến các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là 13 di tích lịch sử văn
hóa được cơng nhận là di tích cấp quốc gia. Việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa
hiện nay để phát triển du lịch khơng những đem lại các lợi ích về kinh tế xã hội, mà
cịn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích. Các di tích lịch sử văn hóa
cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Cần Thơ được xem là một trong những thế mạnh
để phát triển loại hình du lịch văn hóa, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là khách
nước ngồi, góp phần đáng kể cho sự phát triển du lịch của thành phố.
Để phát huy vai trị các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cần thiết nghiên
cứu có hệ thống và tồn diện giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các di tích,
phân tích thực tiễn và đi đến suy ngẫm về cách thức khai thác hiệu quả các di tích này


2

trong phát triển bền vững du lịch Cần Thơ theo hướng địa phương hóa và tồn cầu
hóa. Việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn Cần Thơ hiện nay vẫn
chưa thật sự hiệu quả. Một trong nhiều ngun nhân chính do các tài ngun du lịch
cịn ở dạng tiềm năng, đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử chưa được tổ
chức khai thác hợp lý, thiếu tính liên kết, chưa đầu tư đúng mức để trở thành những
sản phẩm đặc thù có sức hấp dẫn đến với du khách khi tham quan, trải nghiệm tại
Cần Thơ.

Nhận thức được các yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, đặc biệt là đối
với việc khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của địa phương
tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng thu hút khách du lịch, tơi chọn đề tài
luận văn mang tính Văn hóa học ứng dụng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn “Khai
thác giá trị các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trong phát triển du lịch thành
phố Cần Thơ”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong phạm vi những tài liệu chúng tôi bao quát được đã có một số cơng trình
liên quan gián tiếp và trực tiếp đến đề tài “Khai thác giá trị các di tích lịch sử văn
hóa cấp quốc gia trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ”.
Trong những năm giữa thế kỷ XX, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên Hiệp quốc (UNESCO) đã nghiên cứu và phân chia di sản văn hóa thành hai loại,
bao gồm: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Năm 2004, trong bản
tuyên bố về phương pháp tiếp cận chung về bảo vệ di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể đã được thông qua tại Hội nghị quốc tế về “Bảo vệ di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể: Hướng đến phương pháp tiếp cận tổng thể” tổ chức tại Nara, Nhật Bản. Trong
bản tuyên bố này, các quan niệm về di sản văn hóa đã được định nghĩa cụ thể theo
Cơng ước và Quy chế của UNESCO. Có thể thấy, đây là sơ sở lý luận quan trọng để
nhiều tổ chức, cá nhân và quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tiếp
cận, nghiên cứu về di sản văn hóa, tìm ra những giá trị của nó.
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến quan điểm và mục tiêu về
bảo tồn và phát huy giá trị di sản với phát triển du lịch là phát triển bền vững


3

gắn chặt với bảo tồn và phát huy các giá trị van hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan,
bảo vệ mội trường… (Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011).
Từ đó, cho thấy vai trò, tầm quan trọng của di sản là một trong các tài nguyên

du lịch để xây dựng sản phẩm du lịch. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản
gắn với phát triển du lịch là hết sức quan trọng và rất cần thiết. Các cơng trình nghiên
cứu liên quan gián tiếp và trực tiếp đến đề tài đã được nhiều tác giả đề cập trước đó.
Những cơng trình nghiên cứu về lý luận được đề cập như:
Cơng trình Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh đã đưa ra quan điểm:
“Ta muốn trở thành một nước cường thịnh về vật chất, vừa về tinh thần thì
phải giữ văn hóa cũ (di sản) làm thể (gốc, nền tảng); mà lấy văn hóa mới làm
dụng nghĩa là phải khéo điều hòa tinh túy của văn hóa phương Đơng với
những điều sở trường về khoa học và phương Tây (Đào Duy Anh 1938: 371)”.
Có thể thấy, đây được xem là một trong những quan niệm đầu tiên ở Việt Nam
về nghiên cứu về giá trị của di tích lịch sử văn hóa. Từ quan niệm đầu tiên ấy, các học
giả, các nhà nghiên cứu trong nước đã tiếp tục có những cơng trình nghiên cứu tìm
hiểu về di sản, về giá trị của di sản, về di tích văn hóa, có thể kể các cơng trình tiêu
biểu gồm: tác phẩm “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc”,
năm 1997, của Hồng Vinh; cơng trình nghiên cứu về “Bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa Việt Nam” của Lưu Trần Tiêu, đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội năm 2000; cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Kim Loan – Nguyễn Trường
Tân (2014) “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam”…
Các cơng trình nêu trên đã đưa ra hệ thống lý luận để nghiên cứu về di sản văn
hóa, bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy các giá trị đó trong cơng tác phát triển kinh
tế - xã hội ở nước ta. Cùng với sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII
“Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
(Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998); Luật Di sản văn hóa, các Nghị định,
Thơng tư hướng dẫn về thực hiện Luật Di sản văn hóa… đã tạo điều kiện thuận lợi
cho việc triển khai nhiều cơng trình, đề tài, hội thảo khoa học nghiên cứu về giá trị
các di sản văn hóa nói chung và giá trị các di tích lịch sử văn hóa nói riêng của cả
nước và địa phương trong thời gian gần đây.


4


Những cơng trình nghiên cứu về thực tiễn và định hướng bảo tồn và phát huy
các di sản trong phát triển du lịch được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, một số cơng
trình nghiên cứu mà tác giả đã tiếp cận để thực hiện tiêu biểu như cơng trình nghiên
cứu của Nguyễn Thị Huệ (2008) “Di sản lịch sử văn hóa với vấn đề phát triển du
lịch”, bài báo trên chủ yếu nói về mối quan hệ giữa bảo tồn di tích và phát triển du
lịch, đồng thời tác giả đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của di tích
và việc phát triển du lịch.
Trong cơng trình “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di
tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh Bình Dương” của Phan Văn Trung,
khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp ông đã đưa ra một số định hướng phát
triển du lịch của địa phương về khai thác hiệu quả, bền vững phát triển kinh tế,
xã hội; hình thành các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của
thị trường trong và ngoài tỉnh; định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam; tiếp tục xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị
lịch sử văn hóa nhằm tạo điều kiện khai thác du lịch (Phan Văn Trung, 2016).
Trần Đức Nguyên trong nghiên cứu “Phát huy giá trị của các di tích lịch sử
cách mạng - kháng chiến trên địa bàn thủ đô Hà Nội” đã cho rằng các di tích
lịch sử cách mạng cùng với hệ thống các di tích lịch sử văn hóa khác là di sản
văn hố vơ giá, góp phần tạo nên diện mạo của thủ đô Hà Nội, ông đã đưa ra
những giải pháp thiết thực như đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân
về ý nghĩa giá trị của các di tích lịch sử cách mạng, kết hợp với ngành du lịch
xây dựng các chương trình, các tour du lịch văn hoá và sinh thái ở Hà Nội và
phụ cận. Gắn các di tích lịch sử cách mạng vào các tour du lịch cũng có thể
xây dựng thành một tuyến kết nối các di tích lịch sử cách mạng với những
điểm văn hóa khác để phục vụ nhu cầu của khách tham quan trong và ngoài
nước (Trần Đức Nguyên, 2010).
Hà Văn Siêu đã đề cập đến sự phát triển của các giá trị lịch sử văn hoá trong
chiến lược phát triển trọng tâm ngành du lịch – đặc biệt là dựa trên loại hình
du lịch văn hoá. Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa dân tộc thể hiện rõ quan điểm lấy văn hóa làm nền tảng

quyết định sự phát triển du lịch bền vững (Hà Văn Siêu, 2013).


5

Cơng trình của hai tác giả Đào Ngọc Cảnh và Ông Thị Diệu Hiền nghiên cứu
về “Thực trạng và giải pháp khai thác các di tích lịch sử văn hóa trong phát triển du
lịch quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ”, cơng trình này chủ yếu phân tích đã đi
nghiên cứu thực trạng khai thác các di tích trong du lịch ở quận Bình Thủy và đề xuất
giải pháp để phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa trong du lịch, góp phần
đẩy mạnh phát triển du lịch ở địa phương (Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần
Thơ, Tập 51, Phần C, 2017).
Ngồi ra, cịn một nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Linh đăng trên tạp chí
khoa học năm 2017, Trường Cao đẳng Cần Thơ, “Biện pháp phát huy giá trị di sản
văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững tại thành phố Cần Thơ”, tác giả nghiên
cứu từ thực trạng tiềm năng về di sản văn hóa để phát triển du lịch Cần Thơ, đưa ra
một số biện pháp phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
tại thành phố Cần Thơ.
Nguyễn Thị Kim Liên “Khai thác các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch”,
tác giả nghiên cứu quá trình mở cửa, giao lưu hội nhập quốc tế diễn ra ngày
càng mạnh mẽ, hoạt động du lịch đã mang lại nguồn thu khổng lồ cho ngân
sách nhà nước (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 396, 6/2017).
Tuy nhiên, hiện nay những cơng trình tập trung nghiên cứu về khai thác giá trị
các di lích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở Cần Thơ nói chung và khu vực đồng bằng
sơng Cửu Long nói riêng chưa nhiều và cụ thể. Vì vậy, tác giả xin đi sâu nghiên cứu
đề tài “Khai thác giá trị các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trong phát triển du
lịch thành phố Cần Thơ”.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu văn hóa học,
văn hóa du lịch, tìm hiểu về tài nguyên du lịch của các di tích lịch sử văn hóa cấp

quốc gia trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Từ đó, phân tích thực tiễn, đánh giá và định
hướng bảo tồn và phát huy các di tích này hiệu quả trong phát triển du lịch của Cần
Thơ.


6

- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Đối với giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể phải được phân
tích rõ ở từng nhóm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (nhóm di tích lịch sử
cách mạng; nhóm di tích danh nhân văn hóa; nhóm di tích kiến trúc nghệ
thuật) như thế nào?
+ Thực tiễn khai thác từng nhóm của 13 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
trong phát triển du lịch như thế nào?
+ Hướng khai thác 13 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo từng nhóm trên
trong phát triển du lịch Cần Thơ như thế nào?
- Giả thuyết nghiên cứu:
+ Trong mỗi nhóm di tích lịch sử văn hóa (nhóm di tích lịch sử cách mạng,
nhóm di tích danh nhân văn hóa, nhóm di tích kiến trúc nghệ thuật) có khai
thác hiệu quả trong phát triển du lịch.
+ Mặt mạnh, mặt yếu của từng nhóm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trong
phát triển du lịch có hiệu quả, đồng đều.
+ Cơng tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong du lịch phát triển bền
vững ở Cần Thơ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về giá trị văn hóa và thực tiễn, phương hướng khai thác 13 di tích lịch sử
văn hóa cấp quốc gia và phân tích thực tiễn và định hướng khai thác các di tích này
trong phát triển du lịch Cần Thơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi chủ thể: Các chủ thể liên quan đến bảo tồn, phát huy các di tích lịch
sử văn hóa cấp quốc gia trong phát triển du lịch Cần Thơ: Chính quyền địa phương,
cộng đồng địa phương, các công ty du lịch và du khách.
- Phạm vi khơng gian: Các quận, huyện có các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc
gia trên địa bàn thành phố Cần Thơ.


7

- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2015 – 2020 (cập nhật 6 năm gần nhất).
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các hướng tiếp cận và các phương pháp
chủ yếu sau đây:
- Phương pháp hệ thống: Nghiên cứu theo quan điểm hệ thống các di tích lịch
sử văn hóa cấp quốc gia ở Cần Thơ; các di tích trên là một trong những tài nguyên du
lịch trong quá trình phát triển du lịch và văn hóa du lịch của Cần Thơ. Bên cạnh đó,
phát triển du lịch và văn hóa du lịch chỉ là một thành tố trong phát triển Cần Thơ, văn
hóa địa phương (Cần Thơ), văn hóa vùng (khu vực Tây Nam bộ).
- Phương pháp hướng tiếp cận liên ngành: Tích hợp kiến thức và phương pháp
của các chuyên ngành có liên quan (Địa lý, lịch sử, nghệ thuật, xã hội, kinh tế…)
trong nghiên cứu văn hóa để phân tích, làm rõ việc khai thác, bảo tồn và phát huy giá
trị các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn Cần Thơ.
- Phương pháp so sánh: So sánh Cần Thơ với các địa phương khác trong khu
vực Tây Nam bộ. Qua đó, làm nổi bật đặc trưng của văn hóa Cần Thơ, đặc điểm của
các di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Cần Thơ và những thành cơng, hạn chế trong
q trình khai thác các di tích đó trong phát triển du lịch. Từ đó, thấy được những
kinh nghiệm mà Cần Thơ có thể tham khảo từ các địa phương khác ở Tây Nam Bộ và
các địa phương khác qua đó so sánh, đối chiếu các thơng tin, theo mục tiêu nghiên
cứu đề tài.

- Phương pháp điền dã và khảo sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi
thực hiện đi khảo sát thực địa tại các di tích cấp quốc gia ở Cần Thơ qua đó thu thập
tư liệu thực tế, ghi hình ảnh một cách trực quan đảm bảo tính chân thực, chính xác và
lấy phiếu khảo sát đối với những người 60 người quản lý, chuyên gia đại diện cho
chính quyền địa phương, 30 công ty du lịch lữ hành và 300 khách du lịch tham quan
ở Cần Thơ một cách ngẫu nhiên.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tìm hiểu quan niệm, ý kiến đánh giá của một
số cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ phụ trách ngành văn hóa, du lịch cũng như
những người trực tiếp phụ trách các di tích, các cơng ty du lịch để tìm hướng ra các


8

sản phẩm du lịch phù hợp đồng thời nắm được thị hiếu của khách để từ đó đưa ra
phương hướng khai thác các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trong du lịch Cần
Thơ một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, cịn sử dụng phiếu khảo sát nhằm xác định được hiện trạng quản
lý và khai thác các di tích cấp quốc gia thành phố Cần Thơ và thị trường khách du
lịch đến tham quan, trải nghiệm tại địa phương.
5.2. Nguồn tư liệu:
Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi sử dụng các tài liệu nghiên cứu của
các chuyên ngành liên quan như: địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, du lịch...
gắn với văn hóa vùng, văn hóa, du lịch Cần Thơ để nghiên cứu tồn diện vấn đề khai
thác các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trong phát triển du lịch.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kế thừa các nhà lý luận và các nhà nghiên cứu đi trước, xây dựng khung lý
thuyết nghiên cứu hoạt động bảo tồn và phát huy di sản trong phát triển du lịch bền
vững. Vận dụng trong nghiên cứu các di tích cấp quốc gia trong phát triển du lịch ở
Cần Thơ.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích thực tiễn và đề xuất phương pháp bảo tồn và phát huy các di tích lịch
sử văn hóa cấp quốc gia trong phát triển du lịch Cần Thơ, góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý di tích và phát triển du lịch của địa phương.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở
địa phương, cũng như dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và các nhà nghiên
cứu quan tâm đến lĩnh vực về di sản văn hóa và du lịch.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm phần dẫn nhập, kết luận và 3 chương:
Chương 1. “Cơ sở lý luận và thực tiễn”: Chương này xây dựng cơ sở lý luận
và khung lý thuyết cho việc nghiên cứu đề tài và định vị tọa độ văn hóa Cần Thơ,
khái quát về du lịch Cần Thơ.


9

Chương 2. “Giá trị của các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở Cần Thơ và
thực tiễn khai thác trong du lịch”. Chương này phân tích các giá trị (vật thể và phi vật
thể) của hệ thống các di tích cấp quốc gia từ góc độ tài nguyên du lịch và trình bày
thực tiễn khai thác các di tích trong sản phẩm du lịch.
Chương 3. “Phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn
hóa cấp quốc gia trong phát triển du lịch Cần Thơ”. Chương này phân tích SWOT và
đề xuất phương hướng phát triển du lịch Cần Thơ, tập trung vào mối quan hệ giữa
bảo tồn, phát huy giá trị các di tích và phát triển bền vững du lịch.


10

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1. Các khái niệm cơ bản và khung lý thuyết
1.1.1. Di tích lịch sử văn hóa, du lịch, văn hóa du lịch, du lịch văn hóa
- Di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa khơng phải là tồn bộ hệ thống di sản văn hóa dân tộc,
nhưng là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống di sản đó. Loại hình di sản hữu
hình này trong một thời gian dài được coi là loại hình di sản quan trọng nhất vì chúng
dễ dàng nhận biết nhất so với các di sản vơ hình khác. Thuật ngữ di tích lịch sử văn
hoá ở nhiều nước trên thế giới đều dùng với nghĩa chung nhất, rộng nhất là các dấu
tích, dấu vết còn lại trong lịch sử sáng tạo văn hoá của con người (Tiếng Anh là:
vestige, tiếng Pháp: vestige, tiếng Nga: Pomiatnic; tiếng Trung Quốc: Cổ tích).
Trong một số văn bản về bảo tồn các di tích lịch sử văn hố của một số quốc
gia thì di tích lịch sử văn hoá được quan niệm cụ thể rộng hẹp khác nhau. Có thể khái
quát được những quan niệm sau đây:
Di tích lịch sử văn hố được coi là di sản văn hố nói chung, bao gồm di sản
văn hố vật thể, di sản văn hoá phi vật thể. Đây là quan niệm rộng nhất về di
tích lịch sử văn hoá được thể hiện trong Luật số 214 ngày 19 tháng 7 năm
1975 về bảo vệ di sản văn hoá của Nhật Bản. Theo Luật này thì di tích lịch sử
văn hoá bao gồm: Di sản văn hoá vật chất, di sản văn hoá phi vật chất, di sản
văn hoá dân gian, các cơng trình lưu niệm (Nguyễn Duy Bằng, 1993, tr.13).
Di tích lịch sử văn hố được quan niệm hẹp hơn một chút trong Luật về giữ
gìn và bảo vệ di tích lịch sử của Philippin, cơng bố ngày 18 tháng 6 năm 1966.
Theo đạo luật này thì di tích lịch sử văn hố sẽ bao gồm cả các di sản văn hoá
vật chất và phi vật chất (như các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc), nhưng không
bao gồm các di sản văn hoá dân gian như phong tục tập quán, tôn giáo, tin
ngưỡng, …(Nguyễn Duy Bằng, 1993, tr.12);
Di tích lịch sử văn hố là tồn bộ các di sản văn hoá tồn tại dưới dạng vật chất
cụ thể, bao gồm cả các cổ vật bất động sản (các cơng trình, các địa điểm, ) và


11


động sản (các đồ vật, hiện vật cụ thể). Quan niệm này được thể hiện ở Pháp
lệnh của nhà vua Ả Rập Xêut quy định về quản lý di tích, công bố ngày 03
tháng 8 năm 1972, Luật số 117 của Cộng hoà Ai Cập ban hành ngày 08 tháng
6 năm 1983, đạo luật số 16 của Tây Ban Nha công bố ngày 25 tháng 6 năm
1985 (Nguyễn Duy Bằng, 1993, tr.12-13);
Di tích lịch sử văn hố chỉ là một bộ phận của di sản văn hố vật chất, đó là
các cơng trình, các địa điểm có liên quan đến các sự kiện, danh nhân lịch sử có
ý nghĩa tiêu biểu về khoa học, nghệ thuật, lịch sử của dân tộc, nghĩa là chỉ bao
gồm các bất động sản nếu gọi theo cách của các đạo luật của Ai Cập, Ả Rập
Xê Út và Tây Ban Nha. Theo quan điểm này có Hiến chương Vơnizơ của Italia
năm 1964, Đạo luật gìn giữ và bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử công bố năm
1976 của Liên Xô (Đạo luật gìn giữ và sử dụng di tích, di vật lịch sử ở Liên
Xô, công bố năm 1976. Bản dịch lưu tại Cục di sản văn hóa, tr.12-16).
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học của nền khoa học Bảo tàng Xơ
Viết các tác giả giáo trình “Bảo tồn di tích lịch sử văn hố” đã đưa ra một khái
niệm mang tính khái quát về di tích lịch sử văn hố như sau: “Di tích lịch sử
văn hố là những khơng gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng
các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân hoạt động sáng tạo ra
trong lịch sử để lại”. Định nghĩa này đã phân biệt di tích lịch sử văn hố với
các hình thái di sản vật thể khác như danh thắng, cổ vật và các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ.
Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO được
thơng qua vào ngày 16/11/1972, nhìn nhận di tích là một bộ phận nằm trong Di
sản văn hóa, là “Các cơng trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hồnh
tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động
và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ
thuật hay khoa học” (Chu Quang Trứ, 1996, tr.229).
Luật Di sản văn hóa của Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009, “Di tích lịch sử, văn hóa là cơng trình xây

dựng, địađiểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”. Đây là định nghĩa chính thức và có tính pháp


12

lý cao nhất được vận dụng làm căn cứ trong các hoạt động giáo dục, nghiên cứu và
quản lý di tích ở Việt Nam hiện hành.
Di tích lịch sử văn hóa có một trong các tiêu chí: (a) Cơng trình xây dựng, địa
điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong q trình dựng nước và giữ nước.
Ví dụ: Các cơng trình tiêu biểu thuộc loại này như Đền Hùng, Cổ Loa, Cố đô
Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Cột Cờ…; (b) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn
với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Ví
dụ: Các cơng trình tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích lịch sử Kim Liên,
Đền Kiếp Bạc, Quần thể di tích danh thắng n Tử, Lam Kinh, Đền Đồng
Nhân…; (c) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu
của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Ví dụ: Các cơng trình tiêu biểu thuộc
loại này như Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, Khu di
tích cách mạng Pắc Pó, Phịng tuyến Tam Điệp, Khu rừng Trần Hưng Đạo…
Năm 2010, theo thống kê thì di tích lịch sử chiếm 51,2% số di tích được xếp
hạng. Các di tích này khơng những có giá trị lịch sử và văn hóa mà cịn mang
lại những giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.
Di tích kiến trúc nghệ thuật là cơng trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến
trúc đơ thị và đơ thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ
thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các cơng trình kiến trúc hoặc cơng trình
kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều
giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này như Chùa Bút Tháp, phố cổ Hội
An, Nhà Thờ Phát Diệm, chùa keo, Đình Tây Đằng, Chùa Phật Tích. Năm
2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích được xếp hạng.
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai

đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này
như Hồng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động
Người Xưa, thánh địa Mỹ Sơn. Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1.3% các di
tích được xếp hạng.
Di tích thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa
cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa
học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây: Cảnh quan


13

thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng
trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Các di tích quốc gia đặc biệt tiêu
biểu thuộc loại này như danh lam thắng cảnh khu danh thắng Tây Thiên, Tràng
An - Tam Cốc - Bích Động, vịnh Hạ Long, động Phong Nha. Khu vực thiên
nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh
thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về
các giai đoạn phát triển của Trái Đất. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như
vịnh Hạ Long, Cao nguyên Đồng Văn, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh
quyển thế giới ở Việt Nam. Năm 2010, di tích danh lam thắng cảnh chiếm
khoảng 3.3% số di tích được xếp hạng.
Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử
văn hố, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tơn giáo tín ngưỡng
như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, cơng trình
kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những cơng trình được con người tạo
nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những
sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích
này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời
cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và
theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác

dụng nếu khơng được quan tâm đặc biệt. Một số di tích lịch sử cách mạng như:
Chiến khu Tân Trào, Chiến khu Quỳnh Lưu, Khu di tích chiến thắng Điện
Biên Phủ (Theo wikiwand.com).
Như vậy, di tích lịch sử văn hóa là một cơng trình hay một địa điểm gắn với sự
kiện hoặc nhân vật lịch sử hoặc tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hay nhiều
thời kỳ lịch sử.
Một di tích lịch sử văn hóa thường có những bộ phận: Các di tích bất động sản
như: địa điểm, hạng mục cơng trình xây dựng; Các di tích động sản (đồ thờ tự, đồ lưu
niệm, đồ dùng sinh hoạt...); Môi trường cảnh quan sinh thái – nhân văn (trong đó có
mơi trường kiến trúc) bao quanh di tích. Di tích lịch sử văn hóa có thể là một di tích
đơn lẻ, cũng có thể là một quần thể hay một tổng thể di tích liên hồn với nhiều hạng
mục cơng trình và địa điểm khác nhau, hoặc cũng có thể là cả một khu phố cổ, một


14

làng cổ, một trung tâm văn hóa, thương mại. Di tích lịch sử văn hóa có thể là cả một
đơ thị với quy hoạch, diện mạo kiến trúc đô thị, môi trường thiên nhiên, lối sống, nếp
sống của cư dân đơ thị.
Có thể nói rằng, Việt Nam tự hào về cội nguồn và lịch sử lâu đời của nhiều
dân tộc anh em (54), trong quá trình phát triển đến nay đã để lại cho chúng ta một kho
tàng các di sản văn hóa rất nhiều giá trị, vơ cùng phong phú, đa dạng và độc đáo.
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, đến năm 2018 ở Việt Nam, có 24 di sản
văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên được UNESCO vinh danh là di sản
thế giới; đó có 8 di sản thiên nhiên và di sản văn hóa vật thể (Vịnh Hạ Long, Hồng
Thành Thăng Long, quần thể danh thắng Tràng An, Thành Nhà Hồ, Phong Nha Kẻ
Bàng, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn); 12 di sản văn hóa phi vật thể
(Nhã nhạc Cung đình Huế, Khơng gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca
Quan họ, Lễ hội Gióng, Ca Trù, Hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Tín
ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ kéo co, Đờn ca Tài

tử Nam Bộ; Bài Chòi Trung Bộ); và 4 di sản tư liệu (Bia Tiến sỹ Văn Miếu Quốc Tử
Giám, Mộc bản Triều Nguyễn, Châu bản Triều Nguyễn, Mộc bản Kinh Phật Thiền
phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang). Cùng với đó là hàng vạn di tích
lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh được công nhận di sản. Chỉ tính riêng di sản
văn hóa vật thể ước tính có hơn 3.000 di sản cấp quốc gia và khoảng 7.500 di sản cấp
tỉnh và nhiều cơng trình di tích vẫn đang được thống kê; hệ thống các lễ hội, làng
nghề truyền thống; văn hóa ẩm thực của các vùng miền, của các dân tộc; các di sản
văn hóa văn nghệ dân gian… (Báo cáo của Tổng cục du lịch, 2018).
Tại Cần Thơ đến năm 2019 có 36 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng (13 di
tích cấp quốc gia, 23 di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố); 2 cơng trình văn hóa
tưởng niệm; nhiều di sản, cổ vật được công nhận cấp quốc gia.
Phân cấp di tích
Theo Luật di sản văn hóa Việt Nam thì di tích được chia thành:
Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh;


15

Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia Bộ trưởng Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia;
Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; Quyết định việc
đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc xem xét đưa di
tích tiêu biểu của Việt Nam vào danh mục di sản thế giới.
Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là
không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại khơng có khả năng phục hồi thì người có thẩm
quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định hủy bỏ xếp hạng đối
với di tích đó.
Theo thống kê của Cục Di sản văn hóa năm 2018, Việt Nam có 3.000 di tích

được xếp hạng cấp quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trong số di
tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới được
UNESCO cộng nhận.
Như vậy, các di tích lịch sử văn hóa có một vị trí rất quan trọng trong hoạt
động của ngành du lịch nói chung, đó là tài nguyên du lịch văn hóa. Việc phát huy di
tích lịch sử văn hố trong linh vực du lịch ln có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Mối quan hệ này ngày càng thể hiện rõ trong sự liên hệ giữa việc bảo vệ và phát huy
các di tích lịch sử văn hố nói chung và việc bảo tồn di tích lịch sử văn hố nói riêng
với việc khai thác phục vụ mục đích phát triển du lịch.
- Du lịch
Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa du lịch, tùy vào góc độ nghiên cứu, quan
điểm tiếp cận mà có nhiều định nghĩa khác nhau: Người phương Tây quan niệm rằng
du lịch là một chuyến du ngoạn tn theo một chương trình nhất định và khơng có
mục đích sinh lợi. Vì vậy, nhu cầu đích thực của khách ở đây chỉ đơn giản là muốn
thưởng ngoạn, các giá trị vật chất và tinh thần tại các điểm du lịch mà thôi.
Theo nghiên cứu của Trần Đức Thanh (2005): “Thuật ngữ du lịch trong ngôn
ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vịng. Thuật
ngữ này được Latinh hóa thành tornus và sau đó thành tourisne (tiếng Pháp),
tourism (tiếng Anh)…Theo Robert Lanquar, từ tourist lần đầu xuất hiện trong


16

tiếng Anh vào khoảng năm 1800. Trong tiếng Việt, thuật ngữ tourism được
dịch thơng qua tiếng Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải”
Trần Đức Hải, 2005, tr.7).
Theo Trần Văn Thông (2006) cho rằng: “Du lịch là một quá trình bao gồm tất
cả sinh hoạt của một chuyến đi, từ lúc dự trù chuyến đi, di chuyển đến một nơi
lưu trú tạm thời (không phải với mục đích kiếm sống) với mục đích thỏa mãn
nhu cầu đa dạng: ăn, ở, nghĩ dưỡng, tham quan giải trí, mua sắm, thể thao, tín

ngưỡng, học tập, hội nghị… đến lúc trở về và hồi tưởng”.
Ban đầu thuật ngữ du lịch chỉ để nhấn mạnh đến sự di chuyển của con người vì
mục đích vui chơi, giải trí, thăm viếng là chủ yếu. Định nghĩa du lịch xuất hiện đầu
tiên ở Anh vào năm 1811 “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực
hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” (Nguyễn Minh Tuệ, 1999, tr.5).
Năm 1930, Glusman cho rằng “Du lịch là sự khắc phục về mặt không gian
của con người hướng tới một điểm nhất định nhưng không phải là nơi thường xuyên
của họ”. Nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ là Hunziker và Kraff cũng đồng quan điểm này
nên khẳng định “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ
cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở
và nơi làm việc thường xuyên của họ” (Trần Đức Thanh, 2005, tr.8). Định nghĩa này
về sau được Hiệp hội các chuyên gia khoa học du lịch thừa nhận.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành IUOTO (Internationnal Union of
Official Travel Orangnization): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích
khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền
sinh sống…”. Theo các chuyên gia trong hội nghị của Liên hiệp quốc về du
lịch họp tại Roma-Italia (21/9/1963) đã định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay người nước ngồi họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú không
phải là nơi làm việc của họ” (dẫn theo Trần Văn Thông, 2006, tr.16).
Tổ chức du lịch thế giới UNWTO (World Tourism Organization) đã khẳng
định: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi nào khác với nơi sinh sống


×