Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Quảng bá du lịch văn hóa an giang trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BÙI THỊ XUÂN HƢƠNG

QUẢNG BÁ DU LỊCH VĂN HÓA AN GIANG
TRÊN CÁC PHƢƠNG TIỆN
TRUYỀN THƠNG ĐẠI CHÚNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HĨA HỌC
Mã số: 8229040

-----Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 ------


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BÙI THỊ XUÂN HƢƠNG

QUẢNG BÁ DU LỊCH VĂN HÓA AN GIANG
TRÊN CÁC PHƢƠNG TIỆN
TRUYỀN THƠNG ĐẠI CHÚNG
Luận văn thạc sĩ ngành Văn hóa học
Mã số: 8229040

Người hướng dẫn khoa học


TS. ĐINH THỊ DUNG

-----Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 ------


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quảng bá du lịch văn hóa An Giang trên các
phương tiện truyền thơng đại chúng” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Thị Dung.
Mọi tài liệu tham khảo, các tư liệu, bài viết sử dụng trong luận văn đều
được trích dẫn đầy đủ, rõ ràng và đưa vào danh mục tài liệu tham khảo. Những
kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được
cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2020
Học viên cao học

Bùi Thị Xuân Hương


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất đến:
Quý thầy cơ Khoa Văn hóa học đã hết lịng giảng dạy và cung cấp kiến
thức cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Phòng Đào tạo, Phòng Sau Đại học, Khoa Văn hóa học và Thư viện
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tác giả những tư liệu, bài viết mà chúng tôi tham khảo và sử dụng trong luận

văn này.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, Sở Thông tin và Truyền
thông An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang, Đài Phát
thanh và Truyền hình An Giang, Báo An Giang và du khách tại địa phương đã
nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp tư liệu, thơng tin và hình ảnh cho chúng tơi trong q
trình khảo sát, thu thập tư liệu để thực hiện luận văn này.
Gia đình, đồng nghiệp và cả bạn bè đã ủng hộ về mặt vật chất, động viên
về mặt tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành khóa học và trong q
trình thực hiện luận văn này.
Đặc biệt tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đế Tiến sĩ Định Thị
Dung, người đã tận tình hướng dẫn, luôn động viên và đồng hành cùng tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2020
Học viên cao học

Bùi Thị Xuân Hương


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ...................................................... 6
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................ 7
7. Bố cục của Luận văn ...................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................... 10
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 10

1.1.1. Các khái niệm ......................................................................................... 10
1.1.2. Lý thuyết và hướng tiếp cận nghiên cứu ................................................. 16
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 18
1.2.1.Tổng quan về An Giang........................................................................... 18
1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh An Giang ............................................. 22
1.2.3. Các cơ quan quản lý du lịch văn hóa và phương tiện truyền thông đại
chúng tại An Giang .......................................................................................... 27
1.2.4. Khái quát về PTTTĐC tại An Giang....................................................... 30
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 32
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ DU LỊCH VĂN HÓA AN
GIANG TRÊN CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG . 33
2.1. Hoạt động quảng bá du lịch văn hóa An Giang.......................................... 33
2.1.1. Quảng bá du lịch văn hóa trên các phương tiện truyền thông đại chúng
trong tỉnh .......................................................................................................... 33
2.1.2. Quảng bá du lịch văn hóa trên các phương tiện truyền thơng đại chúng
ngồi tỉnh ......................................................................................................... 41
2.2. Đánh giá mức độ tiếp nhận thơng tin về du lịch văn hóa An Giang của
khách du lịch trên các phương tiện truyền thông đại chúng .............................. 49
2.3. Hiệu quả việc quảng bá du lịch văn hóa An Giang trên các phương tiện
truyền thơng đại chúng ..................................................................................... 52
2.3.1. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ............................... 52
2.3.2. Góp phần thúc đẩy công tác phục hồi và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống ................................................................................................................ 57
2.4. Đánh giá chung về cơng tác quảng bá du lịch văn hóa của An Giang trên các
phương tiện truyền thông đại chúng ................................................................. 60
2.4.1. Thành công ............................................................................................. 60
2.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 62
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 64
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG BÁ DU
LỊCHVĂN HÓA AN GIANG TRÊN CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN

THÔNG ĐẠI CHÚNG ................................................................................... 65
3.1. Những cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................. 65


iv
3.1.1.Chủ trương, chính sách của ngành quản lý .............................................. 65
3.1.2. Định hướng đối với công tác quảng bá du lịch văn hóa của tỉnh An Giang
......................................................................................................................... 67
3.1.3. Đánh giá về thế mạnh và hạn chế của các phương tiện truyền thông đại
chúng ............................................................................................................... 67
3.2. Bài học kinh nghiệm từ công tác quảng bá du lịch văn hóa trong và ngồi
nước ................................................................................................................. 75
3.2.1. Các tỉnh, thành trong nước...................................................................... 75
3.2.2. Một số quốc gia trên thế giới .................................................................. 79
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quảng bá quả Du lịch văn hóa An Giang
trên phương tiện truyền thơng đại chúng .......................................................... 83
3.3.1. Ban hành chính sách, định hướng riêng về quảng bá du lịch văn hóa ..... 83
3.3.2. Định hình hệ thống nhận diện thương hiệu du lịch văn hóa An Giang .... 84
3.3.3. Xây dựng thông điệp quảng bá phù hợp cho từng đối tượng du khách.... 85
3.3.4. Lựa chọn phương tiện truyền thông đại chúng phù hợp .......................... 85
3.3.5. Sáng tạo trong cách thức quảng bá du lịch văn hóa trên các phương tiện
truyền thơng đại chúng ..................................................................................... 90
3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác quảng bá du lịch
văn hóa ............................................................................................................. 91
3.3.7. Liên kết quảng bá liên vùng .................................................................... 92
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 94
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 98
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103



v
TỪ VIẾT TẮT
PTTTĐC: Phương tiện truyền thông đại chúng
QBDL: Quảng bá du lịch
UBND: Ủy ban nhân dân
Sở VHTT&DL: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trung tâm XTTM&ĐT: Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
UNWTO: World Tourism Organization - Tổ chức Du lịch thế giới
ICOMOS: International Council on Monuments and Sites - Hội đồng Di tích và
Di chỉ Quốc tế


vi
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
©

Biểu đồ 2.1. Thống kê số lượt tìm kiếm về du lịch An Giang trên báo An Giang
qua Internet.........................................................................................................34
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tin, bài quảng bá du lịch trên cổng thông tin điện tử An
Giang...................................................................................................................40
Biểu đồ 2.3. Mức độ tiếp nhận thông tin của du khách văn hóa đến An Giang
qua phương tiện truyền thơng đại chúng.............................................................50
Biểu đồ 2.4. Thị trường khách du lịch văn hóa nội địa đến An Giang...............54
Biểu đồ 2.5. Nguồn khách du lịch văn hóa quốc tế đến An Giang....................55
Biểu đồ 2.6. Doanh thu du lịch giai đoạn 2015 - 2019......................................56
Biểu đồ 2.7. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách sau khi thực tế đến tham
quan An Giang so với những thông tin đã được quảng bá trên PTTTĐC...........61



vii
MỤC LỤC BẢNG
©

Bảng 2.1. Thống kê địa chỉ truy cập cổng thơng tin điện tử có quảng bá du lịch
văn hóa An Giang tại đại phương.......................................................................37
Bảng 2.2. Thống kê lượng khách du lịch các tỉnh, thành khu vực đồng bằng
sông Cửu Long từ năm 2015 đến năm 2019.......................................................53


viii
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
©
Hình 2.1. Một cảnh trong Chương trình “Bố ơi mình đi đâu thế?” (Tập quay tại
Châu Đốc An Giang). .........................................................................................47
Hình 2.2. Một cảnh quay tại làng Chăm Châu Phong - An Giang trong Chương
trình “Việt Nam mến yêu” của THVL1..............................................................47
Hình 2.3. Một số bộ phim lấy bối cảnh tại An Giang.........................................48
Hình 3.1. Phim ngắn “Hà Nội trái tim của Việt Nam” quảng bá trên kênh
CNN.....................................................................................................................77
Hình 3.2. Series “Nàng thơ xứ Huế”..................................................................78
Hình 3.3. Những phim trường của Hàn Quốc thu hút khách du lịch sau khi phim
được công chiếu...................................................................................................80
Hình 3.4. Chiến dịch “Tơi ghét Thái Lan”.........................................................82
Hình 3.5. Chiến dịch “One and Only”................................................................82


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
An Giang là tỉnh đầu nguồn sơng Cửu Long, có văn hóa đa dạng với sự
cộng cư sinh sống lâu đời và hòa thuận của bốn dân tộc Kinh, Chăm, Hoa,
Khmer, cùng với 86 di tích văn hóa, 160 lễ hội truyền thống. Trong đó có những
lễ hội lớn như: “Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam - Châu Đốc“; “Hội đua bò Bảy
Núi An Giang” (Tịnh Biên, Tri Tôn); “Lễ hội Đức cố quản Trần Văn Thành”
(Châu Phú), “Lễ hội văn hóa mùa nước nổi Búng Bình Thiên” (An Phú), “Lễ hội
đình thần Thoại Ngọc Hầu” (Thoại Sơn),… và nhiều làng nghề truyền thống
mang đậm màu sắc đặc trưng về đời sống văn hóa của cư dân vùng nơng nghiệp
lúa nước.
Chính những tiềm năng trên đã tạo nên đặc điểm văn hóa rất riêng của cư
dân đầu nguồn lũ, đó là một trong nhiều lý do mà ngành du lịch An Giang ln
xác định du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch quan trọng mà tỉnh
đang định hướng khai thác và phát triển.
Vì vậy, những năm gần đây, để du lịch văn hóa An Giang có thể được
nhiều du khách biết đến, bên cạnh việc ban hành các chủ trương, chính sách đầu
tư cũng như kêu gọi đầu tư hợp lý, thì cơng tác quảng bá du lịch (QBDL) ngày
càng được địa phương này chú trọng. Tuy nhiên, quảng bá du lịch nói chung và
du lịch văn hóa có nhiều hình thức thực hiện, do đó bài tốn đặt ra ở đây là việc
lựa chọn hình thức quảng bá nào phù hợp và có thể mang lại hiệu quả thiết thực.
Đó là bài tốn khó, mà cái khó ở đây khơng phải khó về đáp án mà là cách lựa
chọn đáp án. Chúng tôi cho rằng, vấn đề trên có thể đưa ra được hướng đi phù
hợp khi đặt tư duy phát triển vào vòng quay của thời đại ngày này với sự lên
ngôi của các phương tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC), đây chắc chắn là
“chiếc cầu nối” để du khách khắp nơi biết đến du lịch văn hóa của An Giang
một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều rằng việc QBDL văn hóa trên
PTTTĐC là một việc khơng hề đơn giản, vấn đề này cần phải được nghiên cứu



2

dựa trên khảo sát thực trạng tác động của quảng bá du lịch trên PTTTĐC, từ đó
mới đưa ra những đánh giá khách quan và những giải pháp thực hiện một cách
nghiêm túc và khoa học.
Đó là lý do mà chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quảng bá du lịch
văn hóa An Giang trên các phương tiện truyền thông đại chúng” làm luận văn
tốt nghiệp cao học chuyên ngành Văn hóa học.
2. Mục đích nghiên cứu
*Mục tiêu chung
Làm rõ những vấn đề liên quan đến QBDL văn hóa, PTTTĐC cũng như
tầm quan trọng của PTTTĐC đối với hoạt động QBDL văn hóa.
* Mục tiêu cụ thể
Thơng qua việc nghiên cứu của đề tài để thấy được thực trạng của cơng
tác QBDL văn hóa An Giang cũng như những hiệu quả thiết thực mà công tác
quảng bá trên PTTTĐC mang lại cho du lịch văn hóa, góp phần phát triển du
lịch An Giang nói chung du lịch văn hóa An Giang nói riêng.
Từ đó có thể tìm ra những nguyên nhân tồn tại hạn chế và đưa ra những
giải pháp lựa chọn thiết thực để khắc phục và phát triển việc quảng bá về du lịch
văn hóa An Giang.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Các cơng trình nghiên cứu về du lịch An Giang nói chung
Có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình của Lê Trịnh Hạ Ái (2007),
“Du lịch An Giang tiềm năng và định hướng”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại
học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh; Mai Thị Ánh Tuyết (2007), “Phát triển du lịch
An Giang đến năm 2020”, Luận án Tiến sĩ Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh;
Huỳnh Thị Như Lam (2012), “Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong xu thế hội
nhập”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Các cơng trình trên đã đưa ra được những cái nhìn về tiềm

năng tự nhiên, giá trị nhân văn hay những chủ trương chính sách của tỉnh với


3

định hướng khai thác du lịch An Giang theo hướng phát triển của xã hội kinh tế
hội nhập.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình được chính quyền địa phương tỉnh chủ
trương thực hiện, điển hình là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang
(SVHTTDL), “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch An Giang giai đoạn
từ năm 2014 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; “Quy hoạch phát triển
Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, giai
đoạn 2025, định hướng đến năm 2030”;“Quy hoạch phát triển du lịch ba xã Cù
Lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030”; “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi
Sam”; hồ sơ khoa học “Nghệ thuật Dì Kê của người Khmer” và “Nghi lễ vịng
đời của người Chăm tỉnh An Giang”; Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2016),
“Chương trình khoa học và cơng nghệ - Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An
Giang giai đoạn 2016-2020”; Ban quản lý Khu di tích và du lịch Núi Sam
(2018), “Quy hoạch Tổng thể phát triển khu du lịch Quốc Gia Núi Sam, tỉnh An
Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, các quy hoạch và chương trình
trên đều đề ra những định hướng chính thống của địa phương về một số loại
hình du lịch mà tỉnh cần ưu tiên phát triển hay đó là những nghiên cứu về yếu tố
liên quan đến tiềm năng về tự nhiên, về văn hóa là căn cứ để tỉnh định hướng
phát triển du lịch An Giang trong một giai đoạn dài.
Nhìn chung, đây là những cơng trình nghiên cứu các vấn đề chung của du
lịch An Giang chưa nghiên cứu sâu và cụ thể về du lịch văn hóa.
* Các cơng trình nghiên cứu về du lịch văn hóa An Giang
Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch đặc biệt bởi nó có sự ảnh hưởng
tích cực đối với cả hai lĩnh vực là du lịch và văn hóa. Nó góp phần vừa mang lại

nguồn thu cho du lịch đồng thời cũng là nguồn đóng góp vào việc bảo tồn các
giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống và trùng tu các di tích. Nghiên cứu về du lịch
văn hóa An Giang có cơng trình tiêu biểu của Nguyễn Thị Mỹ Linh (2013),
“Nghiên cứu phát triển Du lịch văn hóa tỉnh An Giang”, Luận văn Thạc sĩ


4

Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, cơng
trình nghiên cứu khá chi tiết về thực trạng phát triển du lịch văn hóa của An
Giang, trong đó điểm nổi bậc nhất là tác giả là đưa ra những số liệu khảo sát
thực tế về mục đích của khách đến An Giang, tuy nhiên nội dung chính của cơng
trình này lại nghiên nhiều về mặt kinh tế. Nhưng đây cũng là tài liệu quan trọng
để tham khảo nhằm đưa ra định hướng quảng bá phù hợp với du khách trong
thời gian tới.
Ngoài ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu, bài viết về những lễ hội
đặc trưng tại An Giang đây là một trong những yếu tố quan trọng, chứa đựng giá
trị văn hóa độc đáo để đưa vào khai thác du lịch văn hóa của tỉnh. Có thể kể đến
đó là: Hồ Thị Đào (2014), “Nghiên cứu ễ hội truyền thống nh m ph t triển du
ịch ễ hội

An Giang”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Khoa học Xã Hội và

Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, cơng trình đánh giá khá toàn diện về các
lễ hội tại An Giang và đã đưa ra được những giải pháp tương đối phù hợp để
phát triển du lịch lễ hội; Trần Anh Đào (2016), “Lễ hội đua bò của người Khmer
Bảy Núi với phát triển du lịch tại An Giang”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học
Trà Vinh - đóng góp của cơng trình nghiên cứu này là bên cạnh việc cung cấp khái
quát được cứ liệu về hội đua bò của người Khmer vùng Bảy núi An Giang, tác giả
còn so sánh hội đua bò Bảy Núi An Giang với lễ hội Chọi Trâu ở Đồ Sơn, qua đó

có thể thấy được giá trị nhân văn trong hội đua bò của người Khmer An Giang, đây
là điều kiện phù hợp để khai thác và phát triển du lịch văn hóa.
Thêm vào đó là nột số bài viết nổi bật có thể kể đến đó là: Nguyễn Phước
Hiền (2005), “Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam trong hoạt động du lịch văn hóa”;
Huỳnh Quốc Thắng (2012), “Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ với trọng điểm du lịch
hành hương Núi Sam - Châu Đốc, An Giang”; Huỳnh Quốc Thắng (2016), “Di
sản văn hóa khảo cổ Óc Eo từ tài nguyên đến sản phẩm du lịch - Trường hợp An
Giang”; Lưu Văn Quyết và Phạm Bích Ngọc (2018), “Đ nh gi tiềm năng c c
di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh An Giang để phục vụ thiết kế tuyến du
lịch”; Nguyễn Quang Việt Ngân và Dương Trường Phúc (2018), “Vai trò nghề


5

dệt truyền thống của người Kinh - Chăm - Khmer trong định hướng phát triển
du lịch văn hóa

tỉnh An Giang”; Phan Anh Tú (2018), “Vai trị của di sản văn

hóa trong xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh An Giang”… Những bài viết
trên đều phân tích khá hồn chỉnh những yếu tố nổi bật về giá trị của lễ hội, di
sản văn hóa và giá trị của truyền thống văn hóa, những tiềm năng vơ cùng quan
trọng để định hình nên sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù và độc đáo của An
Giang.
Hầu hết những cơng trình nghiên cứu trên bên cạnh đánh giá về tiềm năng
và thực trạng khai thác du lịch văn hóa của tỉnh, đã đưa ra nhiều giải pháp cũng
như phương hướng phát triển, nhưng phần lớn chưa đi sâu vào việc nghiên cứu
đề xuất giải pháp cũng như tập trung tìm hiểu về vấn đề QBDL văn hóa đặc biệt
là quảng bá trên các PTTTĐC.
* Các đề tài nghiên cứu về quảng bá du lịch văn hóa An Giang trên các

PTTTĐC
Nếu xét về nghiên cứu quảng bá hình ảnh An Giang, hiện có “Dự thảo Đề
án xây dựng và quảng bá hình ảnh tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2025 và định
hướng đến năm 2025”. Đề án được đề xuất bởi nhóm nghiên cứu của Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
trong khn khổ chương trình hợp tác với An Giang đang được thực hiện. Đề án
này tập trung vào đánh giá các giá trị hình ảnh nói chung của An Giang, nó
khơng đi sâu vào nghiên cứu cơng tác QBDL văn hóa và tính cho đến hiện nay,
đề án vẫn chưa hồn chỉnh. Bên cạnh đó, vào năm 2018, Trường Đại học An
Giang đã tổ chức “Hội thảo Khoa học Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển
du lịch tỉnh An Giang”, với khoảng 09 bài tham luận xoay quanh đề tài về việc
ứng dụng công nghệ hiện đại trong phát triển du lịch nói chung.
Nhìn chung, vẫn chưa thực sự có một nghiên cứu nào tập trung về quảng
bá du lịch văn hóa An Giang trên PTTTĐC.


6

Do đó, chúng tơi nhận thấy đề tài “Quảng bá du lịch văn hóa An Giang
trên các phương tiện truyền thơng đại chúng” là đề tài mới và có ý nghĩa khoa
học cũng như ý nghĩa thực tiễn cao.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quảng bá du lịch văn hóa trên PTTTĐC của Ngành du lịch An
Giang.
* Đối tượng khảo sát
- Các cơ quan và những người có trách nhiệm trong quản lý và phát triển
du lịch.
- Người dân tham gia hoạt động du lịch và khách du lịch.
* Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: các kênh truyền thông đại chúng trong và ngoài
tỉnh.
- Thời gian nghiên cứu: Tập trung từ năm 2015 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
- Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kết hợp phương pháp của
nghiên cứu định tính với phương pháp của nghiên cứu định lượng. Trong đó
chúng tơi nghiêng về nghiên cứu định tính. Cụ thể chúng tơi sẽ sử dụng:
- Phương ph p điều tra xã hội học: được sử dụng để thu thập những ý
kiến và nhận xét đánh giá của khách du lịch đối với việc quảng bá du lịch văn
hóa, hình thức PTTTĐC mà cơng chúng dễ tiếp xúc và thích sử dụng nhất.
+ Cấu trúc phiếu điều tra: trong đề tài này chúng tôi đã thiết kế phiếu điều
tra với 05 câu hỏi thu thập dữ liệu về đối tượng được khảo sát và 08 câu hỏi liên
quan đề tài trong đó có 07 câu hỏi lựa chọn đáp án và 01 câu hỏi mở (xem phụ
lục phiếu điều tra).
+ Số lượng phiếu điều tra: chúng tôi đã phát ra tổng cộng 320 phiếu, thu
vào 300 phiếu.


7

+ Đối tượng điều tra: chủ yếu là những đối tượng du khách thuộc nhiều độ
tuổi, thành phần tri thức và địa bàn cư trú khác nhau, đang tham quan tại các
khu, điểm du lịch An Giang như: khu du lịch Núi Sam; khu du lịch Núi Cấm;
Khu lưu niệm chủ tịch Tơn Đức Thắng; Khu di tích khảo cổ Óc Eo...
+ Xử lý phiếu điều tra: căn cứ vào các thông tin thu thập được từ phiếu
điều tra, chúng tôi sử dụng phần mềm “Microsoft Excel” để xử lý số liệu, kết
quả điều tra được thể hiện ở các chương trong đề tài.
- Phương ph p khảo sát, thu thập thông tin số liệu: chúng tôi sử dụng để
thu thập số liệu và thông tin trực tiếp từ các cơ quan chuyên môn của địa

phương. Cụ thể chúng tôi đã liên hệ và thu thập các báo cáo tổng kết hoạt động
ngành du lịch từ năm 2015 đến 2019, “Dự thảo Đề án xây dựng và quảng bá
hình ảnh tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2025”,
“Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 13/02/2017 về phát triển hạ
tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”,
“Báo cáo số 251/BC-UBND ngày 14/5/2020 S kết 04 năm triển khai thực hiện
Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 13/02/2017 về phát triển hạ
tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm
2025”,....
- Nguồn tư liệu
Chúng tôi sử dụng hai nguồn tư liệu là nguồn thứ cấp và nguồn sơ cấp.
+ Nguồn tư liệu thứ cấp: sách, cơng trình nghiên cứu, giáo trình, luận văn,
bài báo khoa học, bài báo, bài viết trên Internet, các báo cáo, chính sách, chủ
trương liên quan đến phát triển du lịch văn hóa, PTTTĐC và các số liệu thống
kê của Sở VHTTDL và các Sở, Ban, ngành liên quan.
+ Nguồn tư liệu sơ cấp là những tư liệu mà chúng tơi thu thập được trong
q trình khảo sát.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học


8

Đề tài góp phần vào vấn đề nghiên cứu các PTTTĐC, tiềm năng du lịch
văn hóa của An Giang cũng như việc quảng bá sản phẩm du lịch này trên
PTTTĐC, qua đó có thể phần nào cho thấy vai trị của truyền thông đại chúng
đối với công tác QBDL văn hóa của An Giang, đồng thời cũng chỉ ra được xu
hướng lựa chọn hình thức tiếp nhận thơng tin về du lịch văn hóa của cơng chúng
hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn

Cơng trình nghiên cứu thành cơng sẽ là tài liệu tham khảo cho các cá nhân
quan tâm đến vấn đề du lịch văn hóa, cơng tác QBDL văn hóa trên PTTTĐC.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp địa phương cùng các cơ quan chức
năng có cái nhìn bao qt về cơng tác quảng bá du lịch trên PTTTĐC và đưa ra
những chủ trương, chính sách phù hợp đối với cơng tác QBDL văn hóa của địa
phương.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Trong chương này chúng tôi thao tác hóa một số khái niệm liên quan đến
đề tài như: Du lịch văn hóa, quảng bá, quảng bá du lịch, truyền thông đại chúng
và PTTTĐC cũng như nêu ra các lý thuyết tiếp cận về truyền thông đại chúng.
Đồng thời trong chương này chúng tôi cũng giới thiệu tổng quan về An Giang,
tiềm năng du lịch văn hóa của An Giang, sơ lược về cơ quan quản lý chuyên
ngành của địa phương và khái quát về các PTTTĐC của An Giang. Tồn
chương góp phần làm rõ vấn đề và làm tiền đề khoa học cho các chương sau.
Chương 2. Thực trạng quảng bá du lịch văn hóa An Giang trên các
phương tiện truyền thông đại chúng
Trong chương này, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực
trạng phát triển của du lịch văn hóa An Giang. Thông qua khảo sát thực tế, trong
chương này chúng tôi cũng đưa ra những đánh giá thực tế về mức độ tiếp nhận
thơng tin về du lịch văn hóa An Giang của du khách, đồng thời chúng tôi cũng


9

có bước thống kê và đánh giá hiệu quả cơng tác quảng bá du lịch văn hóa An
Giang trên PTTTĐC cả nước.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch văn hóa trên các
phương tiện truyền thơng đại chúng

Trong chương này, chúng tơi sẽ phân tích những mặt tích cực và hạn chế
của các PTTTĐC và thơng qua kinh nghiệm về quảng bá du lịch của một số tỉnh
thành trong nước và các quốc gia trên thế giới từ đó bước đầu đưa ra đề xuất
một số giải pháp thiết thực, nâng cao hiệu quả của công tác QBDL văn hóa An
Giang trên PTTTĐC trong thời gian tới.


10

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
* Du lịch Văn hóa
Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu của người dân càng thêm
phong phú vì vậy xu thế du lịch của con người cũng dần thay đổi, chúng trở nên
đa dạng và đòi hỏi cao hơn. Du khách không chỉ đi du lịch để nghỉ ngơi, giải trí
mà trong q trình tham quan, du lịch ln đi kèm với nhu cầu nối kết, giao lưu
và khám phá mọi mặt đời sống và đặc biệt là văn hóa bản địa của những điểm
đến trên thế giới. Do đó, du lịch văn hóa là loại hình du lịch đang dần được
nhiều nước đang phát triển đẩy mạnh đầu tư, quảng bá. Nếu xét trên mọi mặt từ
lợi ích về kinh tế đến xã hội, thì sản phẩm du lịch này không đơn thuần chỉ
mang lại lợi nhuận cao, thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế mà đây cịn là
kênh quảng bá hình ảnh của một quốc gia đến với thế giới, là cầu nối đối với
việc giao lưu văn hóa truyền thống của mọi quốc gia.
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về du lịch văn hóa, cụ thể:
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 2002): “Du lịch văn hóa bao
gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá
về văn hóa như c c chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn,
về các lễ hội và các sự kiện văn hóa kh c nhau, thăm c c di tích và đền đài, du

lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”.
Khái niệm tập trung vào mục đích chính và đối tượng khai thác của du lịch văn
hóa, ngồi ra, thơng qua đó UNWTO cũng nâng cao tầm tư duy và nhận thức về
văn hóa của du khách - đối tượng hưởng thụ chính của du lịch, khách du lịch
văn hóa khơng chỉ đơn thuần là du lịch mà thực ra đó chính là đang thực hiện
nghiên cứu và khám phá về văn hóa điểm đến.
Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS): “Du lịch văn hóa
là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang


11

lại những ảnh hư ng tích cực b ng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại
hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đ p
ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa - kinh tế - xã hội”. Thông
qua khái niệm này ta thấy ICOMOS lại tập trung vào giá trị mà du lịch văn hóa
mang lại, khơng chỉ mang lại nguồn thu phát triển kinh tế, du lịch văn hóa cịn
được xem như một cơng cụ hữu hiệu góp phần bảo tồn và duy trì các giá trị văn
hóa của cộng đồng địa phương, phát triển du lịch văn hóa bền vững.
Theo Huỳnh Quốc Thắng (2015): “Du lịch văn hóa à du ịch dựa trên
c c chương trình, sản phẩm du lịch chủ yếu khai thác các giá trị, các loại hình
văn hóa như di tích, ễ hội, nghệ thuật, tín ngưỡng, tơn giáo, ẩm thực…nh m tạo
điều kiện cho du khách tìm hiểu, khám phá về các nền văn minh, văn hóa dân
tộc, địa phương vùng, miền… Hệ thống giá trị lịch sử - văn hóa của c c địa
danh như đã nêu

trên rõ ràng à cơ s nền tảng vững chắc để có thể “thiết kế”

thành những “điểm đến” hấp dẫn với những chương trình sản phẩm dịch vụ du
lịch mang hàm ượng văn hóa cao”. (Dẫn lại Phan Huy Xu - Võ Văn Thành

2018: “Du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn”. Nxb Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh, tr.59).
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017, tr.2): “Du lịch văn hóa à oại hình du
lịch được phát triển trên cơ s khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tơn vinh giá trị văn hóa mới của nhân
loại”. Khái niệm của Luật Du lịch tập trung vào tài ngun hình thành nên du
lịch văn hóa và giá trị mà du lịch văn hóa mang lại cho nhân loại.
Như vậy, từ những khái niệm trên, theo chúng tôi lựa chọn phù hợp nhất
cho đề tài nghiên cứu này là khái niệm của Huỳnh Quốc Thắng và Luật Du lịch
Việt Nam, cũng trên cơ sở đó, chúng tơi cho rằng: “Du lịch văn hóa là một loại
hình du lịch được khai thác và hình thành từ những “nguyên liệu” là các giá trị
văn hóa truyền thống, tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể của mỗi địa
phương, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, khám phá và giao lưu của du khách, mang
lại lợi ích tích cực cả về kinh tế lẫn giá trị nhân văn thông qua việc cải thiện đời


12

sống xã hội của người dân địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa bản địa”.
Tài nguyên Du lịch văn hóa
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch văn hóa bao
gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích c ch mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn
hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa kh c; cơng
trình ao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du
lịch” (tr 7).
Hay nói một cách chi tiết hơn thì có thể chia thành hai nguồn tài ngun
du lịch văn hóa cơ bản là:
- Tài nguyên văn hóa vật thể: chúng tồn tại hữu hình, con người có thể
nhìn thấy, chạm vào và thậm chí là thưởng thức thơng qua vị giác. Cụ thể đó là

các cơng trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật như điêu khắc, hội họa, sản
phẩm thủ công truyền thống (trang phục, trang sức, đồ tiêu dùng…)
- Tài nguyên văn hóa phi vật thể: đó là những giá trị văn hóa tồn tại dưới
dạng vơ hình và chỉ được “nhìn thấy” thơng qua cảm nhận của con người như
tơn giáo tín ngưỡng, lễ hội, các loại hình nghệ thuật truyền thống, văn hóa ẩm
thực… hay đó là đời sống văn hóa, cách thức giao tiếp ứng xử của cư dân bản
địa.
Các loại hình du lịch văn hóa
Có thể chia ra nhiều loại hình du lịch cụ thể hơn như: du lịch tâm linh, du
lịch ẩm thực, du lịch lễ hội, du lịch khám phá di tích lịch sử, du lịch khám phá di
sản văn hoá, du lịch làng nghề…
* Quảng bá
Quảng bá là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng thường xuyên trên các
PTTTĐC gắn liền với các hoạt động như quảng bá hình ảnh, quảng bá sự kiện,
quảng bá du lịch... tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có khái niệm cụ thể và
thống nhất về quảng bá.


13

Theo Từ điển Việt Nam do Hoàng Phê chủ biên (2018): “quảng b nghĩa
là phổ biến rộng rãi b ng c c phương tiện thơng tin” (Tr1014). Vậy quảng bá
chính là hoạt động truyền tải thơng tin, hình ảnh của cá nhân, tổ chức, sự việc ra
bên ngồi qua đó tạo nên ấn tượng đối với người tiếp nhận, thu hút sự quan tâm
của công chúng nhằm đáp ứng mục đích của chủ thể quảng bá đã đặt ra.
* Quảng bá du lịch
Từ khái niệm về quảng bá, ta có thể cơ bản hiểu: “Quảng bá du lịch chính
là một hoạt động thơng tin giới thiệu về hình ảnh sản phẩm du lịch, điểm đến du
lịch của các đại phương, của một khu vực hay nói rộng hơn là của một quốc gia
nhằm kích thích sự tị mị, thú vị của du khách, thu hút sự quan tâm tham gia trải

nghiệm của du khách tại thị trường du lịch tiềm năng”.
* Truyền thông đại chúng
Tùy theo quan điểm tiếp cận và quan điểm cá nhân của người nghiên cứu
mà có nhiều khái niệm về truyền thông đại chúng. Trong đề tài này, chúng tôi
tiếp cận với một số khái niệm như sau:
Theo nhóm tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng (2018,Tr 139)
trong cơng trình Truyền thơng lý thuyết và kỹ năng cơ bản: “Truyền thơng đại
chúng có thể được hiểu là hệ thống (hay mạng ưới) các kênh truyền thông
hướng t c động vào đông đảo công chúng xã hội, vào các nhóm xã hội lớn (các
giai cấp, tầng lớp nhân dân các vùng miền, cả nước, khu vực hay cộng đồng
quốc tế) nh m thuyết phục, lôi kéo và tập hợp, giáo dục thuyết phục và tổ chức
đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang
đặt ra

thời điểm hiện tại”. Khái niệm của nhóm tác giả đã giải thích được đối

tượng tác động và mục đích tác động của truyền thông đại chúng, khái niệm
cũng chỉ ra rõ tác động tức thì của truyền thơng đại chúng có thể tác động nhân
dân tham gia giải quyết các vấn đề của kinh tế - xã hội đã và đang diễn ra.
Tác giả Tạ Ngọc Tấn (2001, Tr 10) trong cuốn Truyền thông đại chúng
cho rằng: “Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi, thông
qua c c phương tiện thông tin đại chúng” với theo quan điểm của tác giả, truyền


14

thông đại chúng là “ hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi” được thực hiện thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tác giả xem đây là phương tiện
hình thành và truyền tải thơng tin chủ yếu của truyền thông đại chúng.
Tác giả Trương Văn Minh trong giáo trình Truyền thơng đại chúng và

biến đổi văn hóa, cho rằng “Truyền thông đại chúng là một thiết chế (định chế,
Institution) xuất hiện trong xã hội thông tin với sự t c động mạnh mẽ của các
phương tiện truyền thông đại chúng đến số đông công chúng nh m quảng bá
những thông điệp truyền thông xuất phát từ ý muốn chủ quan của người g i
thông điệp thông qua quá trình sản xuất hoặc đ p ứng nhu cầu văn hóa của
người nhận thơng qua q trình tiếp nhận thơng điệp.” Không như Tạ Ngọc
Tấn, trong khái niệm này, tác giải Trương Văn Minh lại cho rằng truyền thông
đại chúng chính là “thiết chế” được tạo ra để định hướng thông tin và cũng được
thực hiện thông qua PTTTĐC.
Qua các khái niệm nêu trên trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng khái
niệm của tác giả Trương Văn Minh để thấy được vai trị truyền tải thơng tin của
PTTTĐC đối với hoạt động QBDL văn hóa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra
khái niệm cơ bản về truyền thông đại chúng: “Truyền thông đại chúng là một
cách thức biểu đạt của truyền thông đến đông đảo đối tượng tiếp nhận nhằm đáp
ứng nhu cầu văn hóa, giao tiếp hoặc gây ra những tác động (có thể là tích cực
hoặc tiêu cực) đến cơng chúng tiếp nhận. Nó chỉ được thực hiện thơng qua các
PTTTĐC hay nói cách khác khơng có PTTTĐC cũng sẽ khơng có q trình
truyền thơng đại chúng”.
- Phương tiện truyền thông đại chúng
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm PTTTĐC của tác giả
Trần Hữu Quang biên soạn trong giáo trình Xã hội học về truyền thông đại
chúng, ông cho rằng: “C c phương tiện truyền thông đại chúng chúng (mass
media) là những công cụ kỹ thuật hay những kênh mà phải nhờ vào đó người ta
mới có thể thực hiện được q trình truyền thông đại chúng, nghĩa à tiến hành
việc phổ biến, loan truyền thông tin ra mọi người trong xã hội” (Tr.11), vì thơng


15

qua khái niệm này có thể làm rõ vai trị cũng như đặc điểm của các PTTTĐC

chính là vừa có thể tác động để hình thành dư luận xã hội vừa có thể phản ánh,
thể hiện ngược lại dư luận xã hội, những phương tiện phù hợp và hiệu quả đối
với hoạt động quảng bá du lịch nói chung cũng như du lịch văn hóa
- Các loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng
Các PTTTĐC được hình thành và phát triển phụ thuộc vào sự phát triển
của trình độ khoa học kỹ thuật trên thế giới và nhu cầu tiếp nhận thông điệp,
giao tiếp thông tin của con người. Một số PTTTĐC có thể kể đến như sau:
+ Sách
Sách là một trong những PTTTĐC truyền tải tri thức của nhân loại, được
thể hiện thông qua việc in ấn (sách giấy) hoặc tồn tại thơng qua mạng máy tính
(sách điện tử, sách nói) được con người tiếp nhận bằng thị giác (ngày nay cịn có
thể sử dụng cả bằng thính giác đối với sách nói).
+ Báo in
Báo in là PTTTĐC mang tính định kỳ, truyền tải những thơng tin mang
tính sự kiện và thời sự, được thể hiện thông qua các bản in giấy phát hành rộng
rãi trên toàn xã hội, hiện nay báo in còn được phát hành trên mạng internet (gọi
là báo điện tử). Báo in gồm có: báo và tạp chí.
+ Phát thanh
Phát thanh (hay cịn gọi là radio) hoạt động trên nguyên tắc sử dụng kỹ
thuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn, tác động trực tiếp vào khán giả thơng
qua thính giác. Phát thanh truyền tải thơng điệp thơng qua việc sử dụng tiếng
nói, tiếng động và âm nhạc.
+ Truyền hình
Nguyên lý hoạt động chủ yếu là truyền đạt thơng tin bằng cách phát sóng
hình ảnh, âm thanh đã được ghi hình, thu âm sẵn và thơng qua nhiều bước xử lý
tín hiệu được truyền đi trên sóng truyền hình thơng qua máy phát sóng hoặc hệ
thống dây dẫn. Ngày nay, truyền hình cịn được tích hợp và phát sóng trên mạng
internet.



×