Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Vấn đề con người trong tư tưởng của nguyễn bỉnh khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN HỒNG LÊ

VẤN ĐỀ CON NGƢỜI TRONG TƢ TƢỞNG
CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN HỒNG LÊ

VẤN ĐỀ CON NGƢỜI TRONG TƢ TƢỞNG
CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 8.22.90.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRỊNH DỖN CHÍNH


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020


LỜI CẢM ƠN
Học viên cao học Nguyễn Hồng Lê xin cảm ơn các thầy cô giảng viên
khoa Triết học, các thầy cô giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, đặc biệt là sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn khoa học
PGS.TS Trịnh Dỗn Chính đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ học viên
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài, học viên luôn
nhận được sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia
đình. Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng
Tác giả

NGUYỄN HỒNG LÊ

năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn thạc sĩ với đề tài Vấn đề con người trong tư tưởng của
Nguyễn Bỉnh Khiêm là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trịnh Dỗn Chính. Trong q
trình thực hiện, luận văn có sự kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu trước đó.
Những tài liệu được sử dụng trong luận văn có xuất xứ rõ ràng và các trích
dẫn đúng quy định hiện hành.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình!


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người cam đoan

NGUYỄN HỒNG LÊ

năm 2020


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .............................................................. 10
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài...................................... 11
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................... 11
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 11
7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 12
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 13
Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH
THÀNH QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ CON NGƢỜI TRONG TƢ
TƢỞNG CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ................................................. 13
1.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI VÀ
VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVI VỚI SỰ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM VỀ
VẤN ĐỀ CON NGƢỜI TRONG TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM .... 13


1.1.1. Điều kiện lịch sử Đại Việt thế kỷ XVI với sự hình thành quan điểm về
vấn đề con người trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm ................................ 13
1.1.2. Điều kiện kinh tế Đại Việt thế kỷ XVI với sự hình thành quan điểm về
vấn đề con người trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm ................................ 22
1.1.3. Điều kiện chính trị – xã hội, văn hóa Đại Việt thế kỷ XVI với sự hình
thành quan điểm về vấn đề con người trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm ..30
1.2. TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ CON NGƢỜI TRONG
TƢ TƢỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM.............................................................. 40

1.2.1. Tiền đề lý luận hình thành quan điểm về con người trong tư tưởng
Nguyễn Bỉnh Khiêm ..................................................................................... 40
1.2.2. Vai trò nhân tố chủ quan đối với sự hình thành quan điểm về vấn đề
con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm.............................................................. 57


Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 65
Chƣơng 2. NỘI DUNG CƠ BẢN, NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ
CỦA QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ CON NGƢỜI TRONG TƢ TƢỞNG
NGUYỄN BỈNH KHIÊM ........................................................................... 69
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG TƢ
TƢỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM ................................................................... 69

2.1.1. Quan điểm về nguồn gốc của con người trong tư tưởng Nguyễn
Bỉnh Khiêm .............................................................................................69
2.1.2. Quan điểm về bản tính của con người trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm ................................................................................................. 76
2.1.3. Quan điểm về phương pháp tu dưỡng con người trong tư tưởng
Nguyễn Bỉnh Khiêm ..................................................................................... 89
2.2. NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ TRONG QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI
CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ....................................................................... 109


2.2.1. Những đóng góp trong quan điểm về con người của Nguyễn Bỉnh
Khiêm .......................................................................................................... 109
2.2.2. Những hạn chế trong quan điểm về con người của Nguyễn Bỉnh
Khiêm .......................................................................................................... 120
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 127
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................... 130
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 134


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử xã hội lồi người, từ cổ chí kim, từ Đơng sang Tây, dù
với những lập trường chính trị, trình độ nhận thức và tâm lý khác nhau, các
nhà tư tưởng đều khẳng định tầm quan trọng của con người. Ở phương Tây,
Protagoras đã viết: “Con người là thước đo của vạn vật” (Lê Tôn Nghiêm,
1970, tr.305); chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục Hưng khơng những tìm về
với giá trị vì con người mà cịn tạo bước đệm tinh thần cho các nhà duy vật
tiếp bước khẳng định rằng: “Khơng phải Chúa đã tạo ra con người theo hình
ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của mình”
(Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia,1999, tr.607). Các học
thuyết tiêu biểu của phương Đông đặc biệt quan tâm đến con người, từ cái
tâm, cái bản tính; đến cách sống, cách xử thế, đạo làm người và nhìn chung
lấy con người làm gốc. Nếu như Đức Phật đưa ra học thuyết Tứ diệu đế,
Thập nhị nhân duyên, Bát chánh đạo,... nhằm đưa con người thốt khổ; thì
các nhà kinh điển của Nho giáo hướng con người đi từ tu thân đến tề gia, rồi
đến trị quốc, bình thiên hạ; trong Thượng thư cũng đã viết: “chỉ có con người
là tối linh trong vạn vật – vạn vật duy nhân chi linh” (Thượng thư, Thái thệ
thượng). Trong Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, con

người – với năng lực, trí tuệ và phẩm chất của mình – là nhân tố quyết định
hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực
khác, là chủ thể của hoạt động lịch sử, là kẻ sáng tạo ra lịch sử: “Xã hội… là
sự tác động lẫn nhau giữa người với người” (C.Mác, Ph.Ăngghen,1980,
tr.788) và “Lịch sử xã hội của người ta bao giờ cũng chỉ là lịch sử phát triển
cá nhân của họ” (C.Mác, Ph.Ăngghen,1980, tr.789). Trên tinh thần ấy,
V.I.Lênin (1977) cũng khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân
loại là công nhân, là người lao động”. (tr.430)


2
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, cũng đã có nhiều nhà tư tưởng lớn
sớm nhận rõ và luôn đề cao vai trò của con người, của quần chúng nhân dân
trước thế thời, vận mệnh đất nước. Chẳng hạn, Nguyễn Trãi đã từng ví sức
dân như nước, đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân: “Phúc chu
thuỷ tín dân do thuỷ” (Lật thuyền mới tin rằng dân như nước.) (Viện Sử
học,1976, tr. 280 – 281). Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Vơ luận việc gì
đều do con người làm ra cả” (Hồ Chí Minh, 2000, tr.241). Người còn rất chú
trọng đến việc bồi dưỡng và xây dựng con người. Trong nhiều bài nói, bài
viết của mình, Người chỉ rõ: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có người
xã hội chủ nghĩa” (Hồ Chí Minh, 2000, tr.383); do đó, Người thường nhắc
nhở cán bộ phải biết tin ở dân; dựa vào dân, chăm lo cho nhân dân, phát huy
sức mạnh của toàn dân – của toàn thể cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân.
Trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, trên nền tảng của chủ nghĩa
Mác – Lênin, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam
ln đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi sự phát triển và coi việc phát
huy nhân tố con người là một trong những nhiệm vụ chiến lược, từ đó đạt
được một số thành tựu nhất định trong việc xây dựng con người. Quan điểm,
chủ trương ấy về phát huy nhân tố con người ngày càng rõ nét và hoàn thiện
hơn qua mỗi thời kỳ Đại hội. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VII (năm 1991),

trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, Đảng ta xác định:
“Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm cơng bằng, bình đẳng
về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp
ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân
với tập thể và cộng đồng xã hội”. (tr.13)
Nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất, “q báu
nhất, có vai trị quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính


3
và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp” (Đảng Cộng sản Việt Nam,1997, tr.9).
Kế thừa quan điểm của các kỳ Đại hội trước, nhất là từ Đại hội lần thứ XI,
Đảng đã khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự
phát triển nhanh, bền vững đất nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011,
tr.41). Từ thực tiễn Việt Nam trong thời gian qua, Đại hội XII đã đưa ra mục
tiêu tổng quát về xây dựng, phát triển con người như sau: “Xây dựng nền văn
hóa và con người Việt Nam phát triển tồn diện, hướng đến chân – thiện –
mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” (Đảng
Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.126); “Xây dựng và phát triển con người Việt
Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. (Đảng Cộng sản Việt
Nam,2016, tr.78) và nhấn mạnh:
“Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và
phát triển đất nước; gắn xây dựng mơi trường văn hóa với xây dựng con
người; bước đầu hình thành những giá trị mới về con người với các
phẩm chất về trách nhiệm xã hội, ý thức công dân, dân chủ, chủ động,
sáng tạo, khát vọng vươn lên” (Đảng Cộng sản Việt Nam,2016, tr.123)

Trước bối cảnh cách mạng khoa học – công nghệ phát triển như vũ
bão, tồn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu, kinh tế tri thức trở thành một đặc
trưng của nền kinh tế, thì vai trị động lực, vị trí trung tâm của con người
trong q trình phát triển đã được khẳng định lần nữa. Điều này càng đòi hỏi
con người phải phát triển tri thức, phẩm chất, khả năng để đáp ứng những
yêu cầu thực tiễn. Việc xây dựng, phát triển con người ở Việt Nam trong giai
đoạn vừa qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, cịn có một số hạn chế
nhất định như: sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên – đây là một trong những nguy cơ mà trong
nhiều văn kiện, chỉ thị, nghị quyết Đảng ta đã đề cập, cảnh báo; tệ nạn xã hội


4
ở tầng lớp thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng; sự đứt gãy hệ giá trị,
chuẩn mực văn hóa giữa các thế hệ; sự trỗi dậy của những thói quen xấu;
giáo dục chưa thật sự trở thành quốc sách hàng đầu, hiệu quả thấp qua nhiều
năm… Tại Đại hội XII (2016), Đảng đã thẳng thắn nhìn nhận:
“Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi cịn nghèo nàn, đơn điệu;
khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với
đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Mơi trường
văn hóa cịn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với
thuần phong mỹ tục” (tr.124).
Do đó, phải xem xét một cách tồn diện để tìm ra những giải pháp
hiệu quả cho việc phát triển con người một cách bền vững, để hịa nhập
nhưng khơng hịa tan, đáp ứng u cầu của tình hình mới. Muốn làm được
điều này, cần phải có sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo những thành tựu khoa học
kĩ thuật, những giá trị tiến bộ trong quá trình phát triển của thế giới đương đại.
Bên cạnh việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì
việc tìm lại giá trị của những quan niệm, quan điểm của các nhà tư tưởng
trong lịch sử là rất quan trọng. Điều này giúp ta có thể học hỏi được ở các tư

tưởng đó những yếu tố tích cực, hợp lí để phục vụ cho quá trình xây dựng và
bảo vệ đất nước hiện nay như: khẳng định nền tảng tư tưởng Việt Nam gắn
liền với lịch sử tư tưởng dân tộc; giữ gìn những giá trị tư tưởng trong quá trình
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; trên cơ sở
đường lối chính trị, xã hội tích cực của các nhà tư tưởng đi trước, ta kế thừa,
phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, khi bàn về vấn đề con người, nho sĩ
phong kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi bật lên như một đại diện tiêu biểu của
lịch sử phát triển văn hóa, tư tưởng dân tộc với những luận điểm mang tính
triết lý sâu sắc. Khơng chỉ là tên tuổi lớn nhất được tôn vinh của triều “ngụy
Mạc” mà trải qua nhiều thăng trầm, nhiều biến cố lịch sử, những quan niệm


5
ấy của ông vẫn mang những giá trị cốt lõi trong việc nhìn nhận và đánh giá
vị trí, vai trị của con người trong xã hội. Biết kế thừa, phát huy những điểm
tiến bộ và khắc phục những hạn chế trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm
về vấn đề con người sẽ tạo thành một trong những nền tảng lý luận vững
chắc góp phần vào xây dựng con người mới trong thời kì hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, xét ở cả khía cạnh thực tiễn và lý luận;
cùng đặt trong sự giao thoa của các luồng tư tưởng khi bàn về vấn đề con
người, tôi chọn Vấn đề con người trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm
làm đề tài luận văn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Là một trong những nhân vật lịch sử đặc biệt của Việt Nam thế kỷ
XVI, tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và về con người trong tư
tưởng của ơng nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở
nhiều góc độ khác nhau. Tựu chung lại, có thể khái qt các cơng trình thành
3 nhóm chính:
* Nhóm thứ nhất là những cơng trình nghiên cứu về điều kiện lịch sử –

xã hội và tiền đề lý luận cho sự hình thành quan điểm của Nguyễn Bỉnh
Khiêm về vấn đề con người:
Vấn đề này trước hết có thể kể đến là cuốn sách Nguyễn Bỉnh Khiêm
trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc do Viện khoa học xã hội – Sở Văn
hóa thơng tin thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu Hán Nơm
xuất bản tại Tp. Hồ Chí Minh năm 1991 đã đóng góp 28 bài viết có chiều
sâu, với nhiều tư liệu có giá trị về Nguyễn Bỉnh Khiêm như: thân thế và
hoàn cảnh lịch sử; tư tưởng và thơ văn; một số vấn đề khác có liên quan
đến Trạng Trình.
Thêm một cơng trình nghiên cứu khá đồ sộ về Nguyễn Bỉnh Khiêm là
cuốn Nguyễn Bỉnh Khiêm, về tác gia và tác phẩm, do Trần Thị Băng Thanh
và Vũ Thanh chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, xuất bản năm 2001. Đây là sự


6
tổng hợp phần lớn những bài viết, bài nghiên cứu về tư tưởng của Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Cơng trình đã nêu ra những cơ sở cho sự hình thành tư tưởng,
tập trung chủ yếu vào các khía cạnh khác nhau như: cuộc đời và sự nghiệp,
đặc biệt là sự nghiệp thơ văn, chứ chưa đi vào khai thác sâu những tiền đề lý
luận trực tiếp ảnh hưởng đến quan niệm của ông về con người .
Cuốn Triết học Việt Nam – tập 1: Triết học Việt Nam truyền thống
của tác giả Nguyễn Hùng Hậu (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật,
Hà Nội, xuất bản năm 2017… Các tác phẩm tập trung trình bày, phân tích cơ
bản đầy đủ nội dung triết học Việt Nam truyền thống bao gồm thế giới quan
của người Việt thời tiền sử; triết học Việt Nam thời Bắc thuộc; triết học Việt
Nam thời kỳ phục hồi và xây dựng quốc gia độc lập (thế kỷ X– XIV); triết
học Việt Nam thế kỷ XV đến năm 1858; triết học bình dân Việt Nam và cuối
cùng là kết luận về sự phân kỳ và đặc điểm của triết học Việt Nam truyền
thống. Trong phần lịch sử tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XV – XVI và tác giả
đề cập đến nhà tư tưởng tiêu biểu Nguyễn Bỉnh Khiêm với cuộc đời, sự

nghiệp, điều kiện lịch sử, tiền đề lý luận và nội dung cơ bản về thế giới quan,
nhân sinh quan của ông...
Gần đây nhất là luận án tiến sĩ triết học Tư tưởng dung thông Nho –
Phật – Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ của
tác giả Vũ Phú Dưỡng – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội
năm 2018. Với những nội dung chính như: trình bày khái quát về quá trình
du nhập và phát triển của Nho, Phật, Đạo và sự dung thông Nho, Phật, Đạo
trong các giai đoạn trước thế kỷ XVI; một số đặc điểm chủ yếu của dung
thông Nho, Phật, Đạo trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc
Khoan và Nguyễn Dữ; bước đầu nêu những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch
sử về quan điểm dung thông Nho, Phật, Đạo trong tư tưởng của Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ. Thơng qua những nội dung
đó, luận án phần nào làm sáng tỏ những tiền đề lý luận ảnh hưởng đến tư


7
tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong đó có nhắc đến tác động của tam giáo
cho sự hình thành quan điểm về vấn đề con người.
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình của các tác giả như: Nguyễn Tài
Thư; Dỗn Chính; Nguyễn Huệ Chi; Phạm Minh Hạc, Hồ Sỹ Quý; Phan Huy
Lê, Vũ Minh Giang; Nguyễn Đức Sự… Tuy nhiên, hầu như có rất ít cơng
trình nghiên cứu chun sâu về lịch sử tư tưởng Việt Nam ở giai đoạn lịch sử
này dưới góc độ là điều kiện lịch sử – xã hội cũng như những tiền đề lý luận
cho sự hình thành một hệ thống tư tưởng triết học về con người nói chung và
những quan điểm triết học về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng.
* Nhóm thứ hai là những cơng trình nghiên cứu về nội dung quan
điểm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về vấn đề con người, gồm có những tác phẩm
tiêu biểu như:
Đầu tiên là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Tư tưởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm về đạo làm người với vấn đề xây dựng con người mới Việt Nam hiện

nay của tác giả Thân Thị Hạnh công bố năm 2006 đã đi vào khai thác biểu
hiện trong quan niệm về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả cũng
nêu ra ý nghĩa của tư tưởng này đối với vấn đề xây dựng con người mới Việt
Nam hiện nay. Tuy nhiên, cơng trình này mới chỉ khai thác ở một khía cạnh
thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm là “đạo làm người”, đồng thời, lĩnh
vực tác động của nó là ở vấn đề xây dựng con người mới chứ chưa có độ
khái qt tồn bộ quan điểm về con người trong tư tưởng của ông.
Tiếp theo là cơng trình nghiên cứu về Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về
mối quan hệ tự nhiên – con người – xã hội và ý nghĩa của nó đối với đạo đức
của con người Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Hữu Phước – Trường
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội – công bố năm 2010 đã trình
bày những điều kiện khách và chủ quan cho sự ra đời tư tưởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm; đồng thời nghiên cứu quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về quan
hệ chỉnh thể “Tự nhiên – con người – xã hội”, phân tích những giá trị tích


8
cực và hạn chế của nó, làm rõ ý nghĩa tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối
quan hệ chỉnh thể “Tự nhiên – con người – xã hội” đối với việc xây dựng
đạo đức con người Việt Nam từ góc độ sinh thái nhân văn trong tình hình
hiện nay.
Trong cuốn sách Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam, từ thời kỳ dựng
nước đến đầu thế kỷ XX của tác giả Dỗn Chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, xuất bản năm 2013 đã dành gần 30 trang để phân tích tư tưởng triết học
của Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách khái quát và về cơ bản đầy đủ những vấn
đề về điều kiện lịch sử, cuộc đời và nội dung tư tưởng của Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Trong đó, một trong những vấn đề nổi bật được bàn đến là nguồn
gốc, bản tính và phương hướng rèn luyện con người mà nhà tư tưởng đề ra;
từ đó nêu lên một số nhận định cơ bản cho sự đóng góp ấy vào kho tàng tư
tưởng Việt Nam.

Về chủ đề này, gần đây còn có cuốn sách khai thác sâu hơn quan niệm
về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Vấn đề con người và giáo dục con
người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XV – XVIII thông qua một số
nhà tư tưởng của tác giả Nguyễn Bá Cường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội,
năm 2016. Tác phẩm đề cập đến nội dung trong quan điểm về con người của
Nguyễn Bỉnh Khiêm là vấn đề nguồn gốc, bản tính con người, mối liên hệ
giữa con người với tự nhiên và việc giáo dục con người.
Các tác giả đã đề cập đến tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua nhiều
khía cạnh, nhiều nội dung có liên quan đến vấn đề con người trong tư tưởng
của ơng. Những biểu hiện đó cũng được bàn đến qua bài viết của một số tác
giả: Nguyễn Huệ Chi, Trần Nguyên Việt, Trần Lê Sáng,... Tuy nhiên, các tác
giả vẫn chưa tập trung khai thác sâu và toàn bộ nội dung tư tưởng về con
người của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
* Nhóm thứ ba là những cơng trình nghiên cứu nhận định, đánh giá
đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm về vấn đề con người, gồm có:


9
Bài viết Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà tư tưởng tiêu biểu của thế kỷ XVI,
Nguyễn Tài Thư trong Tạp chí Triết học học số 1 – tháng 3/1986đã phác
thảo khái quát nhất những tư tưởng tiêu biểu như thế giới quan triết học, tự
tưởng chính trị, xã hội, đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời
cũng chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ấy trong tư
tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tập kỷ yếu từ Hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 500 năm ngày sinh của
Nguyễn Bỉnh Khiêm với chủ đề Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử văn hóa
dân tộc (tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh) của Viện Khoa học Xã hội, do
Sở Văn hóa – Thơng tin xuất bản năm 1991 bao gồm 52 bài tham luận xoay
quanh những vấn đề về ông và được sắp xếp theo một hệ thống chủ đề gồm
bốn phần: phần thứ nhất nói về thời đại và quê hương Vĩnh Bảo; phần hai là

những bài bình thú vị về con người và tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần
ba đề cập sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm với những lời bình
sâu sắc về nội dung và nghệ thuật thơ. Cuối cùng là những ý kiến trân trọng
về vị trí của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tâm thức con người hiện nay. Tuy
nhiên, cũng như cuộc hội thảo trước, bàn đến yếu tố con người trong tư
tưởng của ông, các tác giả trình bày ở một số luận điểm, luận cứ trong bài
viết của mình chứ chưa có bài viết nào nghiên cứu công phu và hệ thống.
Tiếp theo là cuốn sách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập
của tác giả Nguyễn Khuê, Nxb TP Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1997. Đây
được xem như một cơng trình nghiên cứu và phiên dịch có giá trị nội dung
sâu sắc, công phu bao gồm bốn phần. Ở phần thứ hai của cuốn sách, tác giả
đi vào khai thác tình cảm, tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với cuộc
sống, với con người. Nguyễn Khuê còn nhận định: “Thơ ơng là tiếng nói rất
chân thực, rất nhân bản của một nhà hiền triết trước cảnh ngộ, nhân sinh,
thiên nhiên vũ trụ; là một nỗ lực hướng tới chân, thiện, mỹ. Vì thế, tiếng nói
ấy mãi mãi vang vọng trong tâm hồn dân tộc”


10
Bên cạnh đó, có nhiều bài viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm đăng trên các
tạp chí Triết học, Văn học, Ngơn ngữ... một số tác giả có kinh nghiệm nghiên
cứu nhiều năm như Nguyễn Tài Thư, Đỗ Huy, Trần Nguyên Việt,… cũng đã
đưa ra những nhận định về quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về con
người, qua đó thể hiện sự trân trọng dành cho tình cảm đau đáu trước thế sự,
với đời, với người của ơng.
Như vậy, những cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm nêu
trên có thể là cơ sở để người thực hiện tham khảo cho luận văn của mình.
Các cơng trình nghiên cứu kể trên đã góp phần giúp chúng ta hiểu rõ thêm về
con người – sự nghiệp và quan điểm tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tuy
nhiên chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu về con người trong tư tưởng

Nguyễn Bỉnh Khiêm thật chuyên sâu và trọn vẹn. Vì vậy, ở luận văn này,
người thực hiện muốn đi sâu tìm hiểu, phân tích, làm rõ các vấn đề một cách
hệ thống và chi tiết nhằm làm sáng tỏ thêm quan niệm về con người trong tư
tưởng của ơng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Luận văn tập trung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ quan niệm về con
người trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm; từ đó nêu ra những đóng góp
và hạn chế của tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về vấn đề con người
trong lý luận.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài trên, luận văn thực hiện 2
nhiệm vụ chính:
– Thứ nhất, tìm hiểu cơ sở lịch sử xã hội và tiền đề lý luận hình thành
quan điểm về vấn đề con người trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
– Thứ hai, phân tích nội dung cơ bản và những đóng góp, hạn chế của
quan điểm về vấn đề con người trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm.


11
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề xây dựng, phát triển con người.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận đó, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như phương pháp lịch sử – logic; phương pháp hệ thống;
phương pháp đối chiếu so sánh; phương pháp phân tích – tổng hợp; phương
pháp quy nạp và diễn dịch; phương pháp văn bản học để nghiên cứu và

trình bày luận văn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm về vấn đề con
người trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào một trong những vấn
đề trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, đó là những quan điểm về nguồn
gốc, bản tính là cách thức tu sửa con người trong tư tưởng của ông.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những nội dung cơ bản trong
quan điểm về vấn đề con người quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ đó đánh
giá những giá trị và hạn chế của tư tưởng, quan điểm ấy đối với sự đóng góp
vào hệ thống tư tưởng triết học Việt Nam nói chung và quan điểm về con
người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Thơng qua đề tài “Vấn đề con người trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm”, luận văn góp phần hướng người đọc có thái độ khách quan trong
việc đánh giá về vị trí, vai trị con người; từ đó góp phần xây dựng được lối


12
sống tích cực cho con người nói chung, đặc biệt là giúp dễ dàng hơn trong
việc đề ra các chính sách xã hội cũng như chính sách chiến lược trong giáo
dục, xây dựng và phát triển con người mới của Đảng và Nhà nước trong thời
kỳ hội nhập.
Ngoài ra, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng
dạy, học tập về triết học nói chung và lịch sử triết học Việt Nam nói riêng
cho các đối tượng quan tâm.
7. Kết cấu đề tài
Luận văn gồm có Phần Mở đầu, Phần nội dung (2 chương, 4 tiết và 10

tiểu tiết), Phần Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo.


13
Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ – XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ
HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ CON NGƢỜI
TRONG TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
1.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI
VÀ VĂN HĨA ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVI VỚI SỰ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM VỀ
VẤN ĐỀ CON NGƢỜI TRONG TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

C.Mác đã từng nói: “Các triết gia khơng mọc lên như nấm từ trái đất,
họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dịng sữa tinh tế
nhất, q giá vơ hình tập trung lại trong những tư tưởng triết học” (C.Mác &
Ph.Ăngghen,1995, tr.156). Như vậy, tìm hiểu bối cảnh lịch sử xã hội thời
Nguyễn Bỉnh Khiêm sống là việc làm tất yếu để hiểu rõ những nỗi ưu tư, day
dứt của ông trước thời cuộc, để có một cách hiểu thỏa đáng về cuộc đời, tư
tưởng của ơng nói chung cũng như vấn đề con người trong tư tưởng của ơng
nói riêng.
1.1.1. Điều kiện lịch sử Đại Việt thế kỷ XVI với sự hình thành
quan điểm về vấn đề con ngƣời trong tƣ tƣởng Nguyễn Bỉnh Khiêm
Có thể nói, thời đại của Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhận định như một
khúc quanh lịch sử đầy biến động. Ngay từ thuở ấu thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã được sống trong cảnh thái bình thịnh trị của nhà Hậu Lê. Đó là thời Lê
Thánh Tơng (húy Tư Thành, niên hiệu Hồng Đức 1470 – 1497). Sau khi lên
ngôi, Lê Thánh Tơng đã tiến hành cải cách chính trị, mở mang học hành,
chỉnh đốn võ bị, đề cao văn hoá... đưa quốc gia phát triển rực rỡ về mọi mặt
từ kinh tế, văn hoá, xã hội, đến giáo dục, quân sự và trở thành một cường
quốc, làm nên nền quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao vàng

son. Dưới thời Lê Thánh Tông, Đại Việt phát triển cực thịnh về mọi mặt từ
kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự. Nước Đại Việt từ trước chưa bao


14
giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực lớn bằng lúc
bấy giờ. Về sau người ta đều gọi niên hiệu Hồng Đức của ông khi nói về một
triều đại đầy thịnh vượng và cực thịnh, gọi là Hồng Đức thịnh thế, tính đến
ảnh hưởng các đời sau là Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, cũng hơn 30 năm.
Lãnh thổ thời đại này tiếp tục được mở rộng ra hơn nữa, phát triển gấp
mấy lần so với đời nhà Lý và nhà Trần. Cùng với quân sự hùng mạnh, các
đời Thái Tông đến Thánh Tông liên tiếp sáp nhập lãnh thổ các quốc gia Bồn
Man, Chiêm Thành; ngồi việc đối phó với các quốc gia, nền quân sự hùng
mạnh khiến triều đình thẳng tay đàn áp các cuộc bạo loạn ở miền thượng, ổn
định chính quyền trong thời gian dài. Mặt khác vì để đáp ứng một nền quân
sự phát triển mạnh, nền kinh tế được phát triển theo thông qua buôn bán
trong nước và thông thương với nước ngoài. Nhà Hậu Lê bước vào giai đoạn
trọng dụng quan lại, khác với nhà Trần bị chi phối bởi người trong hồng
tộc, ln nắm đại quyền và được kế thừa nhau bằng việc thế tập. Triều đình
mở nhiều khoa cử, thay đổi bộ máy chính quyền, khơng cho hoàng tộc các
chức vụ thực quyền mà trọng dụng những người đã đỗ khoa thi để bổ nhiệm,
việc hạn chế sự thế tập dòng dõi quan lại giúp chế độ quan liêu hạn chế rất
nhiều sự chuyên quyền dòng họ. Văn học Việt Nam được ghi nhận phát triển
rực rỡ thời kỳ này, với việc Lê Thánh Tông mở ra Hội Tao đàn, chính Hồng
đế khuyến khích học thuật trong tồn quốc gia. Danh sử Ngơ Sĩ Liên thuộc
về triều đại này, đã biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư, tiếp tục nối bước Lê
Văn Hưu đời Trần ghi chép giai đoạn lịch sử một cách đầy đủ và hồn thiện.
Nhiều cơng trình sử liệu, văn học, thiên văn, quan chế... được hoàn thiện
trong thời Lê Sơ.
Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XVI, sau khi Lê Hiến Tông mất, Đại Việt

mất dần cảnh thịnh trị, mầm mống suy vong của một triều đại bắt đầu xuất
hiện. Lê Hiến Tông truyền ngôi cho con thứ ba là Lê Thuần tức vua Lê Túc
Tông (niên hiệu Thái Trinh 1504). Nhưng Lê Túc Tông chỉ làm vua được


15
sáu tháng đã qua đời, thời kỳ hoàng kim của nhà Lê chính thức chấm dứt,
bước vào giai đoạn suy thối “cơng thần coi như chó ngựa, coi dân chúng
như cỏ rác”, đời sống bần cùng, loạn lạc, tranh binh quyền diễn ra khắp
nơi… Lê Uy Mục (1505 – 1509) lên ngơi nhưng sao nhãng việc triều chính,
hung hãn giết cả cơng thần. Trong Lịch triều hiến chương loại chí (tập 2,
quyển 6), Phan Huy Chú (2006) có viết: “Nhà vua đam mê tửu sắc, ưa việc
tàn sát” (tr.43). Cuối năm 1509, Giản Tu công Lê Oanh trốn khỏi ngục, cùng
với Nghĩa quốc công Nguyễn Văn Lang khởi quân ở Thanh Hóa, đánh vào
Đơng Đơ bắt giết Uy Mục rồi lên làm vua, xưng Tương Dực đế (niên hiệu
Hồng Nhuận 1510 – 1516). Lê Tương Dực lên ngôi cũng tỏ ra sa đọa, hoang
dâm vơ độ, hao phí tiền của nhà nước và sức lực của quân dân để xây đắp
thành qch cho mình, việc triều chính hết sức rối ren. Cũng trong Lịch triều
hiến chương loại chí (tập 2, quyển 6), Phan Huy Chú (2006) ghi rằng:
“…nhà vua…ăn chơi vô độ, xây cất nhiều cung điện, khiến cho dân oán,
giặc dã nổi khắp nơi, gây nên thảm họa nguy vong…” (tr.45). Vua ham chơi
bời bỏ bê việc nước, bên ngồi giặc giã ngày càng hung hãn tấn cơng. Q
tộc ngoại thích kết bè kết cánh nắm hết quyền hành, giết hại cơng thần, tơn
thất, quan lại địa phương thì mặc sưc nhũng nhiều, gây nên phản ứng mạnh
mẽ trong thơn xóm. Sứ thần nhà Minh là Phạm Hy Tàng gọi là Trư vương,
loạn vong không lâu nữa sẽ tới.
Đúng như lời tiên đoán, giặc giã nổi lên khắp nơi, chia bè kết phái
đóng ở từng vùng: năm 1511, tại Kinh Bắc có Thân Duy Nhạc, Ngơ Văn
Tổng khởi binh ở huyện Đơng Ngạn, Gia Lâm; vùng Sơn Tây có Trần Tuân
dấy binh chiếm cứ Hưng Hóa; năm 1512 Lê Hy, Trịnh Hưng và Lê Minh

Triết nổi quân ở Nghệ An; năm 1515 nổi lên ở Tam Đảo có Phùng Chương,
Đặng Hân, Đặng Ngật ở Ngọc Sơn; năm 1516 Trần Công Minh nổi dậy ở
huyện Yên Lãng; Trịnh Ân và Lê Ất ở Thanh Hóa…. Đặc biệt đội quân của
Trần Cảo rất hùng mạnh. Trần Cảo tự xưng là Đế Thích giáng sinh tiến


16
chiếm Hải Dương, Đơng Triều, Bồ Đề. Qn triều đình nhiều lần đi đánh mà
vẫn khơng diệt được. Tình hình căng thẳng đến thế mà Lê Tương Dực không
màng để ý đến. Năm 1516, một thuộc tướng là Trịnh Duy Sản bất mãn, đang
đêm đen quân vào giết Lê Tương Dực đi để lập vua khác. Trịnh Duy Sản
cùng với Lê Quảng Độ, Trình Chí Sâm mượn cớ đi đánh Trần Cảo, kéo quân
vào cung bắt giết Lê Tương Dực, cùng với triều đình lập con Mục ý Vương
là Quang Trị mới 8 tuổi lên ngơi. Sau đó, cả triều đình lẫn Trịnh Duy Sản
đưa lên rồi giết đi mấy lần vua. Kinh đơ rối loạn, có khi khơng biết ai là vua
nữa. Cuối cùng, Lê Chiêu Tông được đưa lên ngơi, nhưng vì nội loạn phải
vào trú ở Tây Kinh (1516). Lợi dụng sự rối loạn trong triều, Trần Cảo đem
qn về chiếm Đơng Đơ, tự lên ngơi hồng đế niên hiệu Thiên ứng. Triều
đình cử Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy và Trần Chân tiến
đánh Đông Đô. Trần Cảo yếu thế bỏ chạy lên Lạng Nguyên. Trịnh Duy Sản
kéo quân truy đánh và bị giết. Do thế lực yếu, Trần Cảo chạy lên đóng quân
ở Lạng Sơn rồi sau đó ở Bồ Đề. Theo Trần Xuân Sinh (2004) trong Việt sử
kỷ yếu thì Trần Cảo “thấy sự nghiệp không thành, giao binh quyền cho con là
Trần Thăng (có sách chép là Trần Cung) rồi cắt tóc đi tu” (tr.290), nghĩa
quân dần dần tan rã. Trong thời gian này, chẳng những chiếc ngai vàng đã
bao lần thay ngôi đổi chủ mà mâu thuẫn trong nội bộ phong kiến diễn ra
càng lúc càng gay gắt: Trịnh Duy Đại và Trần Chân mưu phản, âm mưu bại
lộ bị giết; Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy chia bè kết phái, đem quân đánh
lẫn nhau. Năm 1518, bộ tướng của Trần Chân là bọn Hồng Duy Nhạc,
Nguyễn Kính, Nguyễn Ang đem quân đánh phá kinh thành. Chiêu Tông cho

vời Nguyễn Hoằng Dụ ra dẹp loạn nhưng Hoằng Dụ khơng ra.
Trước tình thế đó, Chiêu Tơng phải giao binh quyền cho Vũ Xuyên
hầu Mạc Đăng Dung. Như vậy, rõ ràng mầm họa của triều Hậu Lê bắt đầu
xuất hiện từ năm 1518. Mạc Đăng Dung tiến thân từ thời vua Uy Mục, được
phong tước Vũ Xuyên bá từ thời vua Tương Dực và nhanh chóng được


17
Chiêu Tông thăng làm Vũ Xuyên hầu, cử đi trấn thủ Hải Dương. Qua năm
1519, đại thần Mạc Đăng Dung rước được vua về lại Kinh thành rồi tóm thâu
mọi quyền hành và loại trừ dần dần các đại thần có thế lực khác. Sau khi tảo
thanh được bọn loạn thần, Mạc Đăng Dung nắm hầu hết binh quyền từ trong
triều đến ngoài quận. Từ đấy, Đăng Dung chuyên quyền, tìm mọi cách lần
lượt giết chết những người tâm phúc của vua như Đơ ngự sử Đỗ Nhạc và phó
Đơ ngự sử Nguyễn Dự…. Cũng năm 1519, khi Nguyễn Sư làm phản, lập Lê
Do làm vua đóng ở Từ Liêm. Nguyễn Hoằng Dụ cùng với Mạc Đăng Dung
đem quân chinh phạt, bắt được Lê Do; chiêu dụ tướng Nguyễn Kính,
Nguyễn Ang, Hoàng Duy Nhạc; dẹp cuộc nội loạn của Vũ Nghiêm Uy ở
Tuyên Quang (1520); phá tan đoàn quân của Trần Cung ở vùng Kinh Bắc,
Thái Nguyên (1521) và Lê Bá Hiến, Lê Khắc Cương ở Đông Ngàn. Từ thời
điểm này, có thể nói rằng Mạc Đăng Dung đã trở thành một nhân vật quan
trọng trong triều đình nhà Lê và Đăng Dung đã tìm mọi cách để mở rộng thế
lực dòng họ Mạc.
Đấu tranh liên miên diễn ra trong gần một thập kỷ (từ 1511 đến 1522),
các phong trào mới tạm lắng xuống. Trong tình hình đó, các thế lực phong
kiến ngày càng mạnh lên và nổi dậy tìm cách lũng đoạn quyền hành, tranh
chấp lẫn nhau. Chiến tranh ở kinh thành liên tục xảy ra cho đến 1522 mới
tạm yên. Sau khi giúp vua Lê Chiêu Tông trở về lại được Kinh thành thì uy
quyền của Mạc Đăng Dung rất lớn, lấn át cả vua, hống hách ra vào cung
cấm, các quan có ai can gián thì sai người giết đi. Chính vì vậy, Chiêu Tơng

càng lúc càng cơ thế, bí mật bàn với Nguyễn Hiến, Phạm Thứ rời kinh thành
trốn lên Sơn Tây, hiệu triệu anh hùng hào kiệt bốn phương đánh “giặc”.
Lòng người lúc bấy giờ cịn hướng về họ Lê nên theo về rất đơng. Vua tìm
cách giết Mạc Đăng Dung, nhưng âm mưu khơng thành, vua phải bỏ chạy
trốn lên Sơn Tây (1522). Tại đây Lê Chiêu Tông lại bị một thuộc tướng buộc
phải về Thanh Hóa. Dựa vào cơng lao của mình trong việc đàn áp các cuộc


18
khởi nghĩa và sự ủng hộ của một số quan tướng, thái phó Nhân quốc cơng
Mạc Đăng Dung tự quyền phế vua Chiêu Tông, lập Lê Xuân lên làm vua, đó
là Cung Hồng đế. Năm 1524, sau khi ổn định xong việc ở Kinh thành, Mạc
Đăng Dung đem quân vào đánh Thanh Hóa, bắt được vua Chiêu Tơng và
giết đi. Ba năm sau (1527), nhận thấy sự bất lực của nhà Lê và sự ủng hộ của
nhân dân, Mạc Đăng Dung ép triều thần thảo bài chiếu truyền ngôi cho nhà
Mạc rồi lên làm vua, lập triều đại mới, đặt niên hiệu là Minh Đức. Dòng họ
nhà Lê tưởng chừng đứt đoạn từ đây.
Nhìn lại lịch sử triều Lê, có thể nhận thấy triều đại nhà Lê bắt đầu khởi
nghiệp từ Lê Lợi tức Lê Thái Tổ và kết thúc bằng sự sụp đổ ngai vàng của
Lê Cung Hoàng (tuy sau đó cơ nghiệp triều Lê có trung hưng nhưng thực
quyền khơng có). Nhà Lê trị vì thiên hạ được gần một thế kỷ (1428 – 1527),
truyền được 10 đời vua. Trong vòng 100 năm, đất nước Đại Việt trải qua biết
bao thăng trầm. Lê Thái Tổ đã từng dấy binh đánh đuổi quân Minh, khôi
phục xã tắc giang sơn, khiến “thơn cùng xóm vắng khơng có một tiếng hờn
giận ốn sầu” (Viện Sử học,1976, tr.19). Lê Thái Tơng thì được xưng tụng là
một vị lương chúa, biết trọng dụng nhân tài. Lê Nhân Tơng thì u thương
dân, trọng người hiền. Lê Thánh Tông là một đấng minh quân, văn tài võ
lược. Đời Hồng Đức là thời kỳ cực thịnh của triều Hậu Lê, là thời kỳ mà bờ
cõi đất nước được mở rộng. Cịn vua Lê Hiến Tơng thì rất thông minh, ham
chuộng văn học, quan tâm đến cuộc sống nhân dân. Cảnh thái bình thịnh trị,

vua hiền tơi trung chấm dứt khi xuất hiện vua Quỷ, vua Lợn. Vua hoang
dâm, vô đạo; quan tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau. Đạo đức suy
đồi. Dân chúng khổ ải, lịng người ly tán. Chiêu Tơng chẳng những khơng
biết trọng nhân tài mà cịn giết hại người ngay nên khơng giữ vững được cơ
đồ. Trong tình hình bi đát như vậy, những ai thật sự có tâm huyết với đời
cũng khơng muốn ra giúp đời vì khơng đủ lực xoay chuyển càn khơn, những
ai có tấm lịng trung hiếu cũng không muốn ra bảo vệ ngai vàng cho những


19
vị vua bất tài vô đức. Giữa cục diện suy tàn, sự nhìn nhận về giá trị của con
người cuối thời Hậu Lê cũng đã có nhiều biến đổi, nhưng thiên về hướng tiêu
cực hóa con người từ trong tư tưởng, gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành
động. Thực tế thì bọn vua quan lúc ấy cũng đã khác xa những điều Nguyễn
Bỉnh Khiêm được học trong sách thánh hiền, đời sống nhân dân lầm than
càng làm ơng có cái nhìn khác về đức trung của con người và quyết định ở
ẩn dạy học thay vì ứng thí làm quan phục vụ triều đình mục nát.
Mặt khác, từ năm 1509 cho đến 1527, hàng loạt cuộc biến loạn tranh
giành quyền lực liên tiếp nổ ra cho thấy sự suy sụp tất yếu của triều đình nhà
Lê. Nhà Lê khơng cịn giữ vững vai trò quan trọng của giai cấp phong kiến.
Chính vì vậy, nếu khơng có một Mạc Đăng Dung này đứng ra thay đổi thời
cuộc, kiên quyết trấn áp các cuộc nổi loạn, viết nên trang sử triều Mạc thì
cũng sẽ có một người khác muốn lật đổ một vương triều thối nát. Sử Trung
Hoa cũng đã ghi lại chuyện xưa nhà Thương diệt nhà Hạ, nhà Chu lật đổ nhà
Thương là không trái với đạo nghĩa.
Đến năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng
Doanh (niên hiệu Đại Chính 1530 – 1540) và lên làm Thái thượng hồng.
Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú (2006) có viết: “Đăng
Doanh là con của Đăng Dung, tính khoan nhân, giản dị, hay giữ gìn pháp độ,
ngăn cấm những việc hà khắc, bạo ngược, giảm nhẹ sưu dịch thuế khóa.

Thuở ấy được mùa, mọi nhà đều sung túc, nhân dân no đủ, trong nước gọi
thời ấy là thời trị bình” (tr.68). Năm 1537, vua nhà Minh mượn cớ khơi phục
nhà Lê đem qn sang đóng gần ải Nam Quan. Nguyễn Văn Thái được Mạc
Đăng Dung cử đi sứ sang Trung Quốc xin thần phục. Và đến năm 1540, Mạc
Đăng Dung đầu hàng quân Minh khi chúng tiến đánh. Mạc Phúc Hải lên kế
vị (niên hiệu Quảng Hịa 1541–1546) nhưng “chỉ thích du hí, lúc ở nhà thì
đam mê con hát, đi ra thì tìm thú chọi gà” (Phan Huy Chú, 2006, tr.68).
Bên cạnh đó, ngay từ khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê đã dẫn


×