Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Chính sách tài khóa của 3 nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.32 KB, 41 trang )

Phần I: Giới Thiệu Chính Sách Tài Khóa
1) Khái niệm:
- Chính sách tài khóa có thể hiểu là các biện pháp can thiệp
của chính phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ
nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng
trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm
phát.
2) Phân loại:
- Chính sách tài khóa mở rộng: Nhà nước có thể giảm thuế
(T) , tăng chi tiêu (G) hoặc cả hai. Được đưa ra khi nền kinh tế
rơi vào trạng thái suy thoái (Mức sản lượng thực tế Y nhỏ hơn
mức sản lượg tiềm năng Y*).
- Chính sách tài khóa thu hẹp: Nhà nước có thể tăng thuế (T),
giảm chi tiêu (G) hoặc cả hai. Được đưa ra khi nền kinh tế rơi
vào trạng thái bùng nổ (Mức sản lượng thực tế Y lớn hơn mức
sản lượng tiềm năng Y*)
3) Ý nghĩa
- Là chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và
phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm cơ sở để doanh nghiệp
đưa ra các quyết định đầu tư lớn.
4) Giới hạn
- Là một trong những nguyên nhân cơ bản của lạm phát
- Mọi sự nới lỏng của Chính sách tài khóa đều gây áp lực tăng
giá cả hàng hóa dịch vụ trên hai kênh là thúc đẩy tăng tổng cầu
và tài trợ thâm hụt.

1


Phần II: Chính sách tài khóa của các nước


A) Nhật Bản :
Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba trên
thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế này ln chìm trong tình
trạng trì trệ trong suốt 20 năm qua. Để vực dậy nền kinh
tế, Thủ tướng Shinzo Abe đã ban hành chính sách kinh tế
Abenomics (có nghĩa là kinh tế học của Thủ tướng Abe, được
ghép từ Abe và economics). Bên cạnh những tác động rõ ràng
đối với kinh tế Nhật Bản, chính sách kinh tế Abenomics cịn
tạo được những ảnh hưởng tích cực đến quan hệ kinh tế
giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam - một địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt trong chính
sách đối ngoại, kinh tế, an ninh và chính trị của Nhật Bản.
Bài viết này phân tích chính sách kinh tế Abenomics và tác
động của nó đến kinh tế Việt Nam.
a) Tổng quan:
Nhật Bản có truyền thống là một quốc gia vay nợ
được hỗ trợ bởi một tiềm lực tài chính mạnh mẽ và nguồn dự trữ
ngoại hối khổng lồ. Trước khi khủng hoảng nợ dưới chuẩn xảy
ra ở Mỹ và sau đó là khủng hoảng nợ của Hy Lạp kéo theo hàng
loạt các cảnh báo về khơng an tồn nợ của các nước thành viên
khác của EU, ít ai nghĩ nợ của Nhật Bản, cũng như ở một số
nước phát triển khác lại ở trong tình trạng báo động. Trong bối
cảnh của nền kinh tế toàn cầu phát triển bền vững với các luồng
vốn ra và vào ổn định, các lo lắng về nợ của những nước phát
triển không phải là một lo ngại thực sự. Tuy nhiên, trong bối
cảnh của một nền kinh tế tồn cầu đang rơi vào tình trạng khủng
hoảng với các luồng vốn trở nên khó dự báo và khó kiểm soát,
các lo lắng về nợ của Nhật Bản đã thực sự trở thành một lo ngại
lớn. Nợ chính phủ Nhật Bản đã liên tục gia tăng qua các năm
với tốc độ gia tăng tương đối lớn và hiện Nhật Bản cũng là nước

2


có tỷ lệ nợ chính phủ/GDP cao nhất thế giới.
Đã có nhiều lo ngại về mức độ bền vững trong quản lý
nợ của Chính phủ Nhật Bản khi tổng dư nợ của Chính phủ dự
kiến lên tới hơn 200% GDP vào năm 2010 và mức dư nợ ròng
vào khoảng 100% GDP. Các định chế tài chính và tín dụng,
trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã lên tiếng cảnh báo
khả năng hạ bậc xếp hạng tín dụng của Nhật Bản do nợ công
liên tục tăng. Ngày 26/1/2010, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P
đã giảm triển vọng nợ của Nhật Bản từ mức “Bình ổn” xuống
cịn “Tiêu cực” do các lo ngại về gánh nặng nợ quá lớn của quốc
gia này. S&P đồng thời cũng cảnh báo xếp hạng tín nhiệm của
Nhật Bản sẽ giảm xuống trong lần đầu tiên kể từ năm 2002 từ
mức AAA xuống chỉ cịn AA nếu các điều chỉnh khơng kịp thời
được thực hiện. Ngày 27/1/2011, Standard & Poor's (S&P)
quyết định hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Nhật Bản
từ AA xuống AA- với triển vọng ổn định và giữ nguyên xếp
hạng tín nhiệm ngắn hạn với nhận định “thâm hụt ngân sách
của Nhật Bản sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong vài năm tới, qua
đó làm giảm tính linh hoạt tài chính vốn đã yếu kém của chính
phủ nước này".
b) Những biện pháp của chính phủ:
- Chính sách thu ngân sách:
+) Đầu tiên để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân
sách, tránh gánh nặng nợ công khi bù đắp thâm hụt ngắn hạn,
tăng thu, giảm chi Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành cải cách
thuế trong dài hạn. Chính phủ đã điều chỉnh tăng gấp đơi thuế
tiêu dùng, cũng như xây dựng lại hệ thống an sinh xã hội để cắt

giảm chi tiêu công trong bối cảnh dân số già hoá ngày càng tăng
nhanh. Theo kế hoạch lộ trình tăng thuế tiêu dùng gồm hai giai
đoạn, trong đó ở giai đoạn đầu mức thuế tiêu dùng đã tăng từ
5% lên 8% vào tháng 4/2014 và nguồn thu được dùng để trang
trải chi phí an sinh xã hội. Giai đoạn tăng thuế tiêu dùng lần thứ
2 có mục tiêu giảm một nửa thâm hụt ngân sách để tiến tới thặng
3


dư vào năm 2020. Mặc dù tăng thuế tiêu dùng lần thứ hai tới
mức 10% dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 4/2017,tuy vậy kỳ hạn
này đã được hoãn đến năm 2019.
+) Cùng với việc tăng thuế tiêu dùng, Chính phủ Nhật
Bản cũng tiến hành giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhật Bản
đặt mục tiêu cắt giảm dần mức thuế thu nhập doanh nghiệp và
duy trì thuế này ở mức từ 20-30% trong vòng vài năm tới. Trong
năm 2016, Chính phủ đã giảm dần thuế thu nhập doanh nghiệp
từ 32,11% xuống 29,97%. Điều chỉnh giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp của Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ khuyến khích hoạt
động của khu vực doanh nghiệp tư nhân và giúp phục hồi nền
kinh tế.
+) Tháng 10/2019 chính phủ Nhật Bản tiếp tục tiến
hành tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10%.
+)Các biện pháp tài khóa đối phó với nợ cơng
- Thách thức đặt ra đối với Chính phủ Nhật
Bản là xây dựng một chương trình tài chính trung hạn phù hợp
nhằm đảm bảo lịng tin trên thị trường tài chính và trợ giúp cho
tiến trình phục hồi của nền kinh tế nước này cùng với sự phục
hồi của nền kinh tế tồn cầu.
- Bình ổn tài tài chính: Tháng 6/2009, Chính

phủ đã đưa ra các mục tiêu bình ổn tài chính quan trọng, theo đó
sẽ ổn định tỷ trọng tăng trưởng nợ trong nửa đầu năm 2010 và
thể hiện xu hướng giảm dư nợ từ năm 2020. Chính sách này sẽ
được trợ giúp với cơ chế chia sẻ thâm hụt ngân sách giữa ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương từ năm 2013 và đạt
được mức thặng dư ngân sách từ năm 2019. Việc cần thiết trong
giai đoạn này là cần có một chính sách tài khóa rõ ràng nhằm
làm giảm gánh nặng nợ vẫn chưa có xu hướng giảm. Có một
nghịch lý là trong khi dư nợ cơng của Nhật bản vẫn khơng
ngừng tăng lên thì lãi suất cơ bản ở nước này vẫn là rất thấp và
4


ln duy trì ở mức thấp ổn định. Điều này cho thấy nguồn tiết
kiệm trong nước của quốc gia này vẫn còn rất dồi dào và các
nhà đầu tư là các tổ chức tài chính vẫn khơng ngừng mua vào
trái phiếu Chính phủ khi mà các cơ hội đầu tư tại thị trường
trong nước đang trong thời kỳ khó khăn. Nhìn dài hạn hơn thì
các điều kiện hỗ trợ cho một chính sách lãi suất thấp dường như
đang có xu hướng giảm dần. Ví dụ, ngân hàng bưu điện Nhật
Bản hoặc là các quỹ lương hưu quốc gia cũng đã bắt đầu tìm
kiếm các nguồn đầu tư an tồn nhưng lãi cao hơn ở nước ngoài.
- Đối với một chương trình tài khóa thắt chặt,
một nhiệm vụ quan trọng là cần hạn chế các rủi ro đối với lãi
suất tăng. Hơn thế nữa, đối với nhiệm vụ giảm dư nợ cơng thì
một nhiệm vụ quan trọng đó là cần chuyển từ thâm hụt cơ sở
sang thâm hụt chung ngân sách. Để làm được điều này, việc cắt
giảm chi tiêu công là một yêu cầu bắt buộc.
- Cắt giảm chi tiêu cơng có một vai trị quan
trọng trong việc đạt được các mục tiêu tài khóa. Sau khi đã giảm

từ 39% GDP xuống còn mức 36% GDP trong giai đoạn 20022007, chi tiêu công dự báo sẽ tăng lên mức 42% GDP trong năm
2010. Việc giảm dần đầu tư công từ mức 8,4% GDP năm 1996
xuống còn 4,0% trong năm 2008 đã có xu hướng đảo chiều sau
khi Chính phủ thực hiện các gói kích thích phục hồi tăng trưởng
kinh tế. Nếu Chính phủ quyết định bãi bỏ chi tiêu trong khn
khổ các gói phục hồi kinh tế này thì sẽ giảm tổng chi tiêu của
Chính phủ xuống 1% GDP. Việc cắt giảm đầu tư cần được thực
hiện song song với việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn nhằm
tăng cường năng suất và hiệu quả. Chi phí bảo trì các cơng trình
dự án đầu tư hạ tầng hiện tại được dự báo là sẽ cao hơn tổng
ngân sách đầu tư mới trong năm 2011 và sẽ là chiếm toàn bộ
kinh phí dành cho cả đầu tư và bảo trì trong năm 2022. Việc
nâng cao năng suất và hiệu quả đầu tư cơng vì vậy có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng và đòi hỏi cần kiên quyết cắt giảm các
hạ tầng ít có giá trị sử dụng căn cứ vào các phân tích về chi phí
5


và lợi nhuận và cũng cần xem xét trong bối cảnh dân số Nhật
Bản đang có xu hướng giảm dần. Ngồi ra, Chính phủ cũng vẫn
cịn có thể cắt giảm đáng kể chi tiêu bằng việc giảm lương của
khu vực công chức, vốn dĩ đã cao hơn nhiều so với khu vực tư
nhân trong vòng 15 năm qua. Các nỗ lực trong việc cắt giảm
lương của khu vực công cũng cần hướng vào các đối tượng có
thể cắt giảm nhiều như chính quyền địa phương, các doanh
nghiệp nhà nước và các tổ chức hiệp hội trực thuộc Chính phủ
(là những khu vực chiếm tới 90% tổng nhân lực trong khu vực
cơng). Trong bất kỳ trường hợp nào thì mức độ cắt giảm trong
chi phí cũng chỉ có tác dụng giới hạn do quy mô của khu vực
công của Nhật Bản chiếm một tỷ trọng không cao trong nền

kinh tế như là so với các nước khác.
+)Tăng nguồn thu ngân sách:
- Trong khi cơ hội để cắt giảm thâm hụt từ chính sách
cắt giảm chi tiêu cơng gặp nhiều hạn chế thì Chính phủ Nhật
cũng hướng vào hơn các biện pháp nhằm làm tăng nguồn thu.
Một định hướng ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản trong
cải thiện cơ cấu thu ngân sách là việc thay đổi một cách cơ bản
hệ thống thuế. Những cải cách này được kỳ vọng là sẽ giúp
Chính phủ có một nguồn thu ổn định hơn trong khi đó lại góp
phần giảm bớt các ảnh hưởng tiêu cực từ tăng trưởng kinh tế
như thu nhập bất bình đẳng, và cải thiện hệ thống thuế địa
phương. Các cải cách cơ bản trong hệ thống đổi mới này bao
gồm:
- Tăng thuế tiêu dùng nhằm góp phần tăng thu cho
Chính phủ.
- Dự kiến mở rộng diện các doanh nghiệp phải chịu thuế
với mục tiêu một mặt giảm các loại doanh nghiệp được miễn
giảm thuế và sau đó là tạo tiền đề để cắt giảm mức thuế suất
được kỳ vọng là sẽ góp phần lấy lại đà tăng trưởng cho Nhật
Bản; Mở rộng diện chịu thuế thu nhập cá nhân được coi là một
6


biện pháp nhằm làm tăng nhu nhập quốc dân, mặc dù biện pháp
này phần nhiều mang ý nghĩa chính trị chứ khơng có nhiều ý
nghĩa về mặt kinh tế. Tuy nhiên, việc cải cách này chỉ có thể
được thực hiện với việc áp dụng cơ chế triết trừ gia cảnh nhằm
xử lý vấn đề về thu nhập và tránh cơ chế tận thu ở chính sách
thuế thu nhập cá nhân mới.
-Chính sách chi ngân sách:

+) Với mục đích kích thích tăng trưởng và hạn chế
giảm phát, chính sách lớn đầu tiên của Thủ tướng Shinzo Abe là
dành 10,3 nghìn tỷ yên (khoảng 116 tỷ USD) để kích thích tài
chính, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế. Gói kích thích tài chính này
đã dành cho các hoạt động phịng chống thiên tai và tái thiết
khoảng 3,8 nghìn tỷ n, kích thích đầu tư tư nhân và các biện
pháp khác khoảng 3,1 nghìn tỷ n. Chính phủ Nhật Bản mong
muốn thúc đẩy chi tiêu, việc tăng chi tiêu nhằm tăng GDP
khoảng 2%, từ đó tạo ra khoảng 600.000 việc làm mới. Gói kích
thích tài chính khoảng 3,1 nghìn tỷ n được sử dụng để đầu tư
các dịch vụ y tế, chăm sóc trẻ em, phục hồi kinh tế các địa
phương, thúc đẩy năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng,
khuyến khích đầu tư tư nhân. Gói kích thích kinh tế với 10
nghìn tỷ yên đã được đưa ra với mong muốn tạo ra hệ số tác
dộng nhân đơi “tương đương 20 nghìn tỷ yên về giá trị quy mô
dự án
+) Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đưa ra các biện
pháp mới bằng cách sử dụng tài khoản đặc biệt được thành lập
cho Chính phủ nhằm mục đích ổn định thị trường tiền tệ, thực
hiện các dự án có mục tiêu cụ thể được quản lý và điều hành độc
lập trong quỹ ngoại hối của quốc gia. Ngồi gói kích thích tài
chính được xem là lớn nhất của Nhật Bản kể từ cuộc khủng
hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, để đối phó với tác động tăng
thuế tiêu dùng từ 5% lên 8%, gói kích thích tài chính thứ hai trị
giá 5,5 nghìn tỷ n (khoảng 19 nghìn tỷ n theo quy mơ dự
án) được Chính phủ Nhật Bản thực hiện vào tháng 12/2013. Đây
7


là gói chi tiêu lớn nhất của Chính phủ Nhật Bản nhằm tạo đà

tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua việc khuyến khích đầu
tư tư nhân, tăng cường sức cạnh tranh quốc tế của các công ty
Nhật Bản cũng như thúc đẩy chương trình tái thiết sau thảm họa
động đất, sóng thần năm 2011.
+)Chính phủ và liên minh cầm quyền Nhật Bản
ngày 21/12 đã nhất trí rằng tổng dự chi ngân sách ban đầu của
nước này cho tài khóa 2013 sẽ đạt mức kỷ lục 95.880 tỷ yen
(hơn 921,2 tỷ USD), tăng so với mức 92.610 tỷ yen (hơn 889,2
tỷ USD) của năm trước.
Động thái này diễn ra sau khi Bộ trưởng Tài chính
Taro Aso và Bộ trưởng Nội vụ và Thơng tin Yoshitaka Shindo
nhất trí cắt giảm các khoản chi dùng để thúc đẩy nền kinh tế khu
vực tới 40% so với tài khóa 2013 xuống cịn 610 tỷ yen trong
gói ngân sách quốc gia cho tài khóa sau, bắt đầu từ tháng
4/2014.
Cùng gói ngân sách bổ sung 5.470 tỷ yen cho tài
khóa 2013 được phê duyệt hồi tháng này, Chính quyền của Thủ
tướng Shinzo Abe sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết mang
tính liên tục nhằm thoát khỏi gần hai thập kỷ giảm phát với tổng
ngân sách 100.000 tỷ Yên.
Dự kiến, Nội các của Thủ tướng Abe sẽ thơng qua
dự thảo ngân sách cho tài khóa 2014 vào ngày 24/12 tới.
Trong cuộc họp giữa Chính phủ, đảng Dân chủ Tự
do (LDP) và đối tác trong liên minh đảng Công minh Mới
(NKP), ông Abe khẳng định nội các của ông “sẽ nỗ lực mang lại
tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong khi vẫn đảm bảo phục hồi
kinh tế trên tồn quốc.”
Trong khi ơng Abe cam kết sẽ vực dậy nền kinh tế,
các khoản chi cho chính sách của Nhật Bản - bao gồm các khoản
dùng cho các dự án cơng cộng và chương trình an sinh xã hội

8


nhưng khơng bao gồm chi phí trả nợ - sẽ đạt mức cao kỷ lục
72.610 tỷ yen trong tài khóa 2014, tăng 2.200 tỷ yen so với ngân
sách ban đầu của tài khóa 2013.
Để phục hồi sức khỏe nền tài chính bấp bênh của
Nhật Bản, Chính phủ nước này sẽ hạn chế phát hành trái phiếu
chính phủ lên mức 41.250 tỷ yen, giảm 1.600 tỷ yen so với năm
trước. Bộ trưởng Aso bày tỏ tin tưởng rằng Tokyo có thể sẽ đạt
được bước tiến lớn nhằm giành mục tiêu khôi phục nền tài
chính.
Chính phủ Nhật Bản đã đề nghị quốc tế giảm một
nửa thâm hụt cán cân chính so với tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) đến tài khóa 2015 so với mức của năm 2010 và đưa cán
cân này đạt mức thặng dư vào tài khóa 2020.
Thâm hụt trong cán cân có nghĩa là Nhật Bản
khơng thể tài trợ cho chi tiêu của chính phủ ngồi việc phải lo
trả nợ mà khơng phát thành thêm trái phiếu.
Nền tài chính Nhật Bản được cho là ở tình trạng
tồi tệ nhất trong số các nước công nghiệp lớn với mức nợ công
trên 200% GDP.
Trong tài khóa 2014, lợi nhuận từ thuế của Chính
phủ Nhật Bản ước đạt 50.000 tỷ yen, mức cao nhất trong bảy
năm qua trong bối cảnh thuế tiêu dùng sẽ được nâng lên 8% kể
từ tháng 4/2014 so với mức 5% hiện nay và lợi nhuận từ thuế có
thể sẽ tăng nhờ tác động của phục hồi kinh tế.
Về mặt chi phí, Bộ Tài chính Nhật Bản - liên quan
đến sự gia tăng lợi nhuận từ thuế địa phương - đã yêu cầu hủy
bỏ hoặc giảm một nửa kinh phí cho kinh tế địa phương, tổng

cộng khoảng 1.000 tỷ yen mà Chính phủ dành ra từ tài khóa
2009 nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
xảy ra trước đó một năm.
9


Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ phân bổ 120
tỷ yen cho hoạt động nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực y tế để
khai trương Viện Sức khoẻ quốc gia (NIH) theo mơ hình của
Mỹ.
Để cải tiến hệ thống giáo dục, 2,8 tỷ yen sẽ được
sử dụng để tăng hỗ trợ cho chi phí chăm sóc trẻ em và triển khai
chương trình học bổng cho học sinh trung học.
Chi phí an an sinh xã hội chiếm khoảng 40% chi dùng cho chính
sách sẽ đạt 30.520 tỷ yen trong bối cảnh việc chi tiêu cho lương
hưu và chí phí y tế đang tăng mạnh do dân số già hóa và Thủ
tướng Abe muốn thúc đẩy hỗ trợ cho các gia đình ni dạy trẻ
để khắc phục tỷ lệ sinh đang giảm ở nước này.
+) Ngày 02/08/2016, Chính phủ Nhật Bản thơng qua
gói kích thích trị giá 28.100 tỷ n (274 tỷ USD) tập trung đầu
tư cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội; Ngày 11/10/2016, Nhật Bản
phê chuẩn gói kích thích thứ hai trong năm 2016 trị giá hơn
4.000 tỷ Yên (40 tỷ USD) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
kích cầu đầu tư và tiêu dùng; Ngày 27/3/2017, Thượng viện
Nhật Bản thông qua ngân sách cho năm tài khóa 2017 trị giá
97.400 nghìn tỷ n (880 tỷ USD). Đây là quy mô ngân sách
lớn nhất từ trước đến nay, với mục tiêu tiếp tục tăng chi tiêu cho
an sinh xã hội, quốc phòng và những lĩnh vực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
+) Ngày 20/12/2019, Chính phủ Nhật Bản ngày 20-12

đã thơng qua dự thảo ngân sách tài khóa năm tới là 102.658 tỷ
yên (khoảng 939 tỷ USD), lớn nhất từ trước đến nay, tăng 1,2%
so với dự thảo tài khóa 2019. Chi tiêu dành cho an sinh xã hội
tiếp tục chiếm chủ yếu trong tổng chi ngân sách tài khóa 2020
của Nhật Bản với 35% tổng ngân sách. Dự kiến chi cho an sinh
xã hội tài khóa 2020 là 35.860,8 tỷ yên, tăng 1.730,2 tỷ yên so
10


với tài khóa 2019, tướng ứng với 5,1%. Ngồi an sinh xã hội,
chi tiêu quốc phòng cũng tăng 1,1%, lên 5.313,3 tỷ yên, mức
cao kỷ lục và đánh dấu năm thứ 8 tăng liên tiếp. Mức tăng này
được cho nhằm củng cố, phát triển hệ thống phòng thủ trong các
lĩnh vực mới như vũ trụ, khơng gian mạng, sóng điện từ. Ngược
lại xu hướng tăng trên, chi cho giáo dục, khoa học của Nhật Bản
tài khóa 2020 dự tốn giảm 1,5%, chi liên quan đến hoạt động
công cũng giảm 0,8% so với tài khóa 2019.
+) Vào tháng 5/2020, do ảnh hưởng từ đại dịch
COVID19 Nhật Bản vừa thông qua dự thảo ngân sách bổ sung
thứ hai cho tài khóa 2020 trị giá 31.910 tỷ yên (tương đương
296 tỷ USD). Dự kiến khoản ngân sách bổ sung kỷ lụcsẽ giúp
chi trả một phần cho gói kích thích kinh tế 1.086 tỷ USD, trong
đó tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn do
dịch Covid-19 và đội ngũ nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch.
- Chính sách kinh tế:
1. Chính sách kinh tế Abenomics 1.0:
1.1. Sử dụng ngân sách linh hoạt :
Theo chính sách đó, Chính phủ Nhật Bản sẽtập trung
vốn cho các cơng trình cơng cộng khổng lồdù nguồn ngân
sách hạn chế. Trung tuần tháng 5/2013, Nhật Bản đã

thông qua khoản ngân sách 92.610 tỷ yên (JPY) (khoảng
777 tỷ USD) cho tài khóa 2013 nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Ðây là lần đầu trong 20 năm qua, khoản ngân sách
của Nhật Bản được kích hoạt vào tháng 5. Trong đó, ngân sách
cho các dự án cơng ích tăng lên mức 5.290 tỷ JPY (47
tỷUSD), tăng 15,6% so với năm trước. Chính phủ cũng dành
4.390 tỷ JPY (37 tỷ USD) dưới dạng ngân sách đặc biệt
nhằm đẩy nhanh tiến độ tái thiết sau thảm họa kép động đất,
sóng thần hồi tháng 3/2011, tăng 16,1% so với ngân sách
ban đầu năm 2012 dành cho kế hoạch này. Chính phủ hy vọng,
11


nhờ khoản ngân sách khổng lồ trên, cùng với ngân sách bổ
sung 13.100 tỷ JPY (19 tỷ USD) cho tài khóa 2012 cấp cho
các gói kích thích mà Quốc hội đã thông qua hồi đầu năm
2012, kinh tế Nhật Bản sẽ có sựbứt phá ngoạn mục.
1.2. Duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ:
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định
duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ với đồng yên yếu. Đây
là điểm cốt lõi trong chính sách Abenomics của Thủ tướng Abe
nhằm chấm dứt tình trạng giảm phát của nền kinh tế Nhật
Bản. BOJ nhất trí tăng cơ số tiền tệ lưu thông trên thị
trường với tốc độ hàng năm khoảng từ 583 tỷ USD đến 680 tỷ
USD. Chính sách này sẽđược triển khai kết hợp cùng các
biện pháp tài chính khác nhằm mục tiêu lạm phát ở mức
2% thơng qua tăng cường mua trái phiếu chính phủ và các tài
sản tài chính có sự rủi ro hơn như các quỹđầu tư tín thác.
1.3. Đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân và hoạt động của
khối doanh nghiệp:

Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy đầu tư
cho khu vực kinh tế tư nhân và hoạt động của khối
doanh nghiệp. Thủ tướng Shinzo Abe đã cam kết lập các
đặc khu kinh tế và nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế
tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung. Cam
kết đó gồm: tăng tổng vốn đầu tư cho doanh nghiệp thêm
10% lên mức khoảng 70.000 tỷ JPY (57 tỷ USD) đến năm
2016; tăng tổng thu nhập bình quân đầu người (hiện ở mức
khoảng 330 USD) thêm hơn 130 USD nữa trong 10 năm
tới... Ngồi ra, Chính phủđặt mục tiêu tới năm 2020 tăng gấp ba
lần kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực hạ tầng lên 30.000 tỷ JPY (25 tỷ USD) và tăng
gấp hai lần kim ngạch xuất khẩu nông phẩm và thực phẩm
lên 1.000 tỷ JPY (8,5 tỷ USD). Chính sách tiền tệ mạnh mẽ
chính sách tài khóa linh hoạt và chính sách tăng trưởng
12


khuyến khích đầu tư tư nhân là chính sách kinh tế “ba mũi
tên” giai đoạn 1 (Abenomics 1.0), nhằm đưa nền kinh tếthứ
ba thế giới thốt khỏi trì trệ, suy thối. Chính phủ Nhật Bản
đặt nhiều niềm tin vào chính sách Abenomics 1.0 với hy
vọng rằng, chính sách kinh tế này sẽ góp phần đắc lực
trong việc thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phục hồi một
cách vững chắc. Tuy nhiên, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp
kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng tới nay chính sách
này chưa đem lại nhiều kết quả như kỳ vọng. Các chỉ sốtăng
trưởng kinh tế không mấy khả quan cho thấy, nền kinh tế
lớn thứ ba thế giới vẫn bị ám ảnh bởi tình trạng trì trệ
kéo dài, thách thức tính hiệu quả trung và dài hạn của

Abenomics.
2. Chính sách kinh tế Abenomics 2.0 :
Sau khi tái đắc cử vào cuối năm 2014, Thủtướng
Nhật Bản Shinzo Abe tiếp tục cơng bốchính sách kinh tế
Abenomics giai đoạn 2 (Abenomics 2.0) với những mục
tiêu tham vọng hơn và dài hạn hơn, nhằm đem lại hi vọng,
giấc mơ và sự yên tâm cho người dân. Trong giai đoạn
này, Chính phủ quyết tâm thực hiện ba mũi tên mới trong
chính sách Abenomics 2.0.
2.1. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) :
Thủ tướng Abe mong muốn thúc đẩy tăng GDP lên
600.000 tỷ JPY (5.000 tỷ USD) so với con số GDP 490.000
tỷ JPY (4.800 tỷUSD) của Nhật Bản trong năm tài khóa
2014. BOJ đã quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ với
đồng yên yếu hiện nay. Chính phủ tiếp tục thực hiện chương
trình kích thích kinh tế trị giá 80.000 tỷ JPY (665 tỷ USD) do
xu hướng giảm phát của nền kinh tế Nhật Bản vẫn gia tăng.
2.2. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ nuôi và sinh con :
13


Mục tiêu này được giải thích là do tình trạng lão hoá
và dân số giảm. Thủ tướng Abe cam kết hỗ trợ tài chính
cho các gia đình và đề ra mục tiêu tăng tỷ lệ sinh lên mức
bình quân từ 1,4 lên 1,8 trẻ/bà mẹ. Đồng thời, cam kết
duy trì dân số luôn ởmức 100 triệu dân từ nay đến năm 2065.
2.3. Cải thiện an sinh xã hội:
Nhật Bản là cường quốc của những người già và
chính cơ cấu dân số già với tỷ lệ sinh thấp đã và đang là gánh
nặng đặt lên vai nền kinh tế. Tỷ lệ sinh thấp có một phần

nguyên nhân do xu hướng xã hội, nhưng dân số già cũng
kéo theo rất nhiều hệlụy. Hàng nghìn người trong độ tuổi
lao động bỏ việc để chăm sóc cha mẹ già, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít
nhân cơng.
Vì vậy, Abenomics 2.0 là “quân bài” đầy hi vọng
của Thủ tướng Abe, nhấn mạnh mục tiêu kinh tế gắn chặt
hơn với vấn đề an sinh xã hội cùng mong muốn sẽ đưa
Nhật Bản vào một thời kỳ phát triển mà chất lượng cuộc
sống được ưu tiên hàng đầu. Trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ
xây dựng thêm nhiều nhà dưỡng lão để giảm bớt gánh nặng cho
lao động trẻ, giúp họ yên tâm làm việc, giảm được hàng chục
nghìn lao động của con cái phải ở nhà chăm sóc cho cha
mẹ già. Quốc hội Nhật Bản đã thông qua ngân sách kỷ lục
khoảng 852 tỷ USD cho năm tài khóa 2016, chú trọng giải
quyết vấn đề tỷ lệ sinh giảm và sự già hóa dân số.
Mục đích chủ yếu của chính sách Abenomics 2.0 là
nhằm vực dậy nền kinh tế Nhật Bản như nó đã vốn có trước
đây, cụthể là chuyển việc cải thiện tình trạng giảm phát do
thiếu nhu cầu (đã thực hiện trong giai đoạn 1 của
Abenomics) sang việc tạo ra chính sách mới nhằm vượt qua
“cửa ải” giảm dân số trầm trọng trong thời gian qua. Nhật Bản
vừa duy trì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, vừa
14


thơng qua q trình đầu tư một cách có hiệu quả nhất và
năng suất nhất trong môi trường đầu tư cạnh tranh nhằm
phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân và từng địa phương. Ba
mũi tên mới của Abenomics 2.0 là sựkhác biệt lớn trong chính

sách kinh tế của Nhật Bản so với trước đây, vì nó nhấn
mạnh mục tiêu kinh tế gắn bó chặt chẽ hơn với vấn đề an sinh xã
hội.
Kết luận:
- Chính sách kinh tế Abenomics đang mang lại kết
quả tích cực:
Vào năm 2014, Với việc giá cả tăng, tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) danh nghĩa của Nhật Bản sẽ tăng 3,3%, tăng so
với mức 2,5% trong năm tài chính hiện nay tính đến hết ngày
31/3.
Chỉ số giảm phát GDP, một thước đo về giá có quy mô
lớn hơn chỉ số giá tiêu dùng (CPI), dự kiến sẽ tăng 0,5% ngay cả
khi tác động của việc tăng thuế tiêu dùng đã được loại trừ.
GDP danh nghĩa của Nhật Bản ước đạt 500.400 tỷ yen
vào năm 2014, tăng 16.200 tỷ yen so với con số dự kiến cho
năm 2013.
Đây sẽ là lần đầu tiên trong bảy năm, GDP danh nghĩa
chạm ngưỡng 500.000 tỷ yen, trở lại với mức của trước năm
2008, thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Nếu dự báo thành được thực hiện, lần đầu tiên trong 17
năm qua, tỷ lệ tăng trưởng GDP danh nghĩa vượt qua tỷ lệ tăng
trưởng thực tế đã điều chỉnh lạm phát.
Nền kinh tế tăng trưởng trở lại, đạt mức 1,6% trong năm
2017 và quý IV/2017 là quý tăng trưởng thứ tám liên tiếp, chuỗi
tăng trưởng dài nhất kể từ những năm 1980.
15


Dự tốn thu thuế của Nhật Bản năm tài khóa 2020 là
63.513 tỷ yên, tăng 1,6% so với tài khóa 2019. Mức tăng này sẽ

giúp Nhật Bản giảm tỷ lệ phụ thuộc vào trái phiếu chính phủ, dự
kiến tổng giá trị trái phiếu phát hành sẽ giảm được 0,5% so với
tài khóa 2019, đánh dấu năm thứ 10 giảm liên tiếp.
Thu ngân sách ngoài thuế của Nhật Bản năm tài khóa 2020
được dự tốn là 6.588,8 tỷ n, tăng 4,6%.
Tổng thâm hụt ngân sách của Nhật Bản năm 2020 được
dự đoán ở mức 9.200 tỷ yên, tương đương năm 2019.
Sự cải thiện trong tỷ lệ tăng trường kinh tế Nhật Bản
là một thước đo về tính hiệu quả của Abenomics. Nếu như
trong năm 2014, năm đầu thực hiện Abenomics 2.0, nền
kinh tế Nhật Bản chỉ có một quý đạt mức tăng trưởng
dương thì trong năm 2015 Nhật Bản đã có ba quý tăng trưởng
dương và đạt được mức tăng trưởng dương trong cả năm
2016. Theo cơng bố của Văn phịng Nội các Nhật Bản, hai
quý đầu năm 2016, GDP Nhật Bản đạt mức tăng trưởng là
0,5% và 0,2%; quý 3, kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục đà
tăng trưởng và GDP tăng 2,2%. Vào những tháng cuối năm
2016 kinh tế Nhật Bản vẫn có mức tăng trưởng khả quan
do JPY giảm giá mạnh, kinh tế toàn cầu cải thiện thúc đẩy
niềm tin vào triển vọng phục hồi mạnh mẽ hơn của nền
kinh tế Nhật Bản. Báo cáo đánh giá thực trạng tăng trưởng
của nền kinh tế do Chính phủ Nhật Bản thực hiện vào
cuối năm 2016 cho thấy, nền kinh tế Nhật Bản đang có
dấu hiệu phục hồi, đồng thời triển vọng xuất khẩu và chi
tiêu hộ gia đình khá lạc quan. Theo dự báo của Ngân hàng
Trung ương Nhật Bản (BOJ), GDP của Nhật Bản sẽ đạt mức
tăng trưởng từ 1% đến 1,5% trong năm tài chính 2017. Mặc dù
vậy, nhiều người vẫn còn chưa cảm nhận được và ln tỏ ra hồi
nghi vềtính hiệu quả của chính sách kinh tế Abenomics.
Con đường tới thành công của Abenomics gồm chấn hưng

16


kinh tế và cải thiện hệ thống an sinh xã hội vẫn cịn
khơng ít chơng gai (như vấn đề kết hợp chính sách tài
chính và tăng trưởng kinh tế; tăng thuế tiêu dùng từ 8%
lên 10% năm 2017...). Điều đó, đòi hỏi Thủtướng Abe phải
cam kết sẽ tiếp tục tăng cường theo đuổi chiến lược tăng
trưởng thông qua việc thúc đẩy chương trình cải cách, cam kết
sẽ có thêm nhiều phụ nữgia nhập lực lượng lao động, bãi
bỏ quy định khơng hợp lý trong ngành cơng nghiệp, tự
do hóa khu vực nơng nghiệp và chuẩn bịđể thích ứng với
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nhật Bản là nước đầu tiên trong các nước công
nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) thiết lập quan hệđối
tác chiến lược với Việt Nam và hiện là đối tác kinh tế quan
trọng hàng đầu của Việt Nam. Triển vọng phát triển dài hạn
của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và Tuyên bố chung Việt
Nam - Nhật Bản về thiết lập quan hệđối tác chiến lược sâu rộng
vì hịa bình và phồn vinh ở Châu Á được thực hiện cùng
với chính sách kinh tế Abenomics, chắc chắn có tác động
tích cực tới kinh tế Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam của
Thủ tướng Shinzo Abe tháng 1/2017 và tiếp theo của Nhà vua và
Hoàng hậu Nhật Bản vào tháng 3/2017 tiếp tục thắt chặt mối
quan hệđối tác đặc biệt, sâu rộng, hiệu quả giữa hai nước,
mở ra một trang mới đầy triển vọng về hợp tác giữa Việt Nam
và Nhật Bản.
B)

Đ

ỨC

Đức là trung tâm kinh tế quan trọng của Châu Âu với
nền công nghiệp và nền kinh tế phát triển. Đây cũng là nơi có
lịch sử phát triển lâu đời chính vì thế nền văn hố và con người
Đức ln tốt lên vẻ lịch lãm, hiếu khách. Nền kinh tế nước Đức
đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản , là quốc gia
xuất khẩu lớn thứ 2 và nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 3 trên thế
17


giới, từ ơ tơ, máy móc thiết bị, vật dụng gia đình đến dược
phẩm…
Đức vốn khơng có nhiều tài ngun thiên nhiên, cho
nên nền kinh tế của nước này chủ yếu tập trung vào ngành công
nghiệp và dịch vụ. Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho
nơng nghiệp, nhưng chỉ có 2% – 3% dân số Đức làm việc trong
ngành này. Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 3.824 tỷ
USD (2015
Đức có nền kinh tế thị trường, với lực lượng lao động
trình độ cao, vốn tư bản lớn, mức độ tham nhũng thấp, và mức
độ sáng tạo cao. Đây là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên
thế giới, và có nền kinh tế quốc dân lớn nhất tại châu Âu, đứng
thứ tư trên thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ năm theo sức
mua tương đương.
Khu vực dịch vụ đóng góp khoảng 71% cho tổng GDP
(bao gồm công nghệ thông tin), công nghiệp 28%, và nông
nghiệp 1%. Tỷ lệ thất nghiệp do Eurotat công bố đạt 4,7% trong
tháng 1 năm 2015, là mức thấp nhất trong toàn bộ 28 quốc gia
thành viên Liên minh châu Âu.Với mức 7,1%, Đức cũng có tỷ lệ

thất nghiệp thanh niên thấp nhất trong toàn bộ 28 quốc gia thành
viên EU. Theo OECD Đức nằm trong các quốc gia có mức năng
suất lao động cao nhất trên thế giới.
a) Tổng quan:
Vào năm 2010, trong lúc nhiều quốc gia đang phải vật
lộn với những khó khăn của sự suy thối kinh tế thì Đức lại đang
tận hưởng một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ thất
nghiệp giảm mạnh, còn nền sản xuất đã trở lại gần như mức tiền
khủng hoảng. Theo bản báo cáo công bố ngày 4-7-2010, trong
năm tới Đức sẽ tiết kiệm được 11,2 tỉ Euro, hơn một nửa trong
số này là nhờ cắt giảm chi tiêu. Con số tương tự cũng sẽ đạt
được trong năm 2012.
18


Kế hoạch tiết kiệm của Đức hoàn toàn khác so với
trước đây và nó cũng tránh cho nước này phải tăng thuế. Trong
số các cơ quan bị cắt giảm ngân sách thì Bộ Lao động và các
vấn đề xã hội sẽ bị cắt giảm nặng nề nhất, giảm 8%. Tiếp đến là
lĩnh vực giao thông vận tải, giảm 5%. Tuy nhiên, ngân sách cho
giáo dục, đào tạo và nghiên cứu sẽ tăng trên 7%. Đức đang trở
thành một tấm gương cho các nước trong khu vực trong việc
thực hiện chính sách khôi phục kinh tế bằng việc giảm chi ngân
sách. Tổng chi tiêu của tồn bộ chính phủ trong năm tới sẽ giảm
3,8% và sẽ tiếp tục giảm nhưng với mức thấp hơn vào những
năm tiếp theo.
b) Chính sách tài khóa được áp dụng:
1. Chính sách thu ngân sách:
+) Năm 2009 chính phủ Đức đã có một chương trình
cải tổ thuế mạnh mẽ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Đức phục

hồi sau khủng hoảng tài chính. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã
giảm mạnh từ xấp xỉ 50% xuống còn 30% năm 2009. Ngồi ra
cịn các biện pháp giảm thuế đặc biệt đối với các doanh nghiệp,
bao gồm thuế lũy giảm đối với đầu tư tài sản lưu động lên tới
25% trong khn khổ chương trình kích thích tài khóa tháng 11
năm 2009.
+)Đến năm 2010, thâm hụt ngân sách liên bang sẽ có
thể tăng gấp đơi lên 90 tỷ euro bởi doanh thu từ thuế giảm và
phải chi tiêu nhiều cho các kế hoạch cứu kinh tế.
Dự báo thâm hụt ngân sách trên giải thích tại sao cho
đến nay chính phủ Đức rất ngại ngần trong việc đưa ra một kế
hoạch kích thích tài chính mới để kích cầu nội địa.
Năm 2010, tổng doanh thu thuế dự kiến không đạt dự
báo trước đây của chính phủ Đức là 84,7 tỷ euro.

19


Doanh thu thuế của chính phủ liên bang dự kiến giảm
21,5 tỷ euro trong năm 2009 và giảm 41,1 tỷ euro trong năm
2010.
Từ năm 2009, chính phủ Đức sẽ cần phải vay thêm
khoảng 350 tỷ euro
Năm 2009, chính phủ Đức có thể cần vay 80 tỷ euro,
trong đó có tiền dành cho quỹ ổn định thị trường tài chính.
Tháng 4/2009, tỷ lệ thất nghiệp tại Đức tăng đến tháng
thứ 6 liên tiếp. Số lượng đơn đặt hàng các nhà máy giảm mạnh
trong bối cảnh suy thoái kinh tế tệ hại nhất từ Chiến tranh Thế
giới thứ Hai.
Kinh tế Đức có thể suy giảm 6% trong năm 2009. Số

liệu trong tuần này từ châu Âu có thể cho thấy người dân châu
Âu đã lạc quan hơn về kinh tế thì tại Đức, tỷ lệ thất nghiệp leo
thang có thể khiến tiêu dùng người dân giảm và cản trở đà phục
hồi.
Xuất khẩu của Đức chiếm 1/3 quy mô nền kinh tế. Xuất
khẩu có thể giảm 23% trong năm nay. BASF SE, cơng ty sản
xuất chất hóa học lớn nhất của Đức, dự báo doanh số năm 2009
có thể giảm và tuyên bố sa thải 2000 lao động.
Ngân hàng DZ Bank AG, ngân hàng cho vay lớn nhất
của Đức, thông báo sa thải 10% nhân sự trong năm 2009.
2.Chính sách chi tiêu :
+) Đức phản ứng với khủng hoảng kinh tế tồn cầu
thơng qua các chương trình kích thích kinh tế và một số biện
pháp đối phó, được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10
năm 2008 đến tháng 11 năm 2009. Ngày 13/10/2008 chính phủ
Đức đã thơng qua gói cứu trợ trị giáy 480 tỷ Euro để cứu các
20


ngân hàng của Đức thoát khỏi sự sụp đổ do khủng hoảng tài
chính tồn cầu. Gói cứu trợ này gồm 80 tỷ Euro dành cho các
ngân hàng đang gặp khó khăn và gần 400 tỷ Euro để bảo lãnh
cho vay liên ngân hàng. Tiếp đó vào tháng 11/2008 chính phủ
Đức thơng qua gói kích thích kinh tế trị giá 23 tỷ Euro. Gói kích
thích thứ hai được đưa ra sau đó khơng lâu, vào đầu năm 2009
với trị giá 50 tỷ Euro trong hai năm.
+) Cuối tháng 10 năm 2010, chính phủ Đức đã phê
chuẩn kế hoạch cắt giảm ngân sách trị giá 80 tỷ Euro từ năm
2011 đến năm 2014 nhằm làm gương cho các nước trong khu
vực Đồng tiền chung Châu Âu đang chìm sâu trong nợ nần. Gói

cắt giảm ngân sách của chính phủ Đức được chia cho 4 năm, từ
năm 2011 đến năm 2014 như sau: 11,2 tỷ Euro cho năm 2011;
18,6 tỷ Euro cho năm 2012; 23,6 tỷ Euro cho năm 2013 và26,5
tỷ Euro cho năm 2014. Mục tiêu của kế hoạch này là nhằm giảm
mức thâm hụt ngân sách xuống còn 0,35% GDP danh nghĩa và
giảm tỷ lệ nợ cơng của chính phủ. Kế hoạch “thắt lưng buộc
bụng” này của Đức bao gồm một chính sách thuế mới đối với du
lịch bằng đường hàng không (đánhthuế môi trường đối với du
lịch đường không). Các biện pháp cắt giảm chi tiêu bao gồm cắt
giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm quỹ hỗ trợ cho các bậc phụ huynh.
+) Chi tiêu tiêu dùng trong năm 2009 được thúc đẩy
bởi sự gia tăng về chi tiêu cho phương tiện giao thơng, chính
sách của chính phủ hỗ trợ ý định mua xe mới của người dân
đóng vai trị quan trọng. Hầu hết những chương trình như vậy ở
châu Âu là đã được triển khai theo hướng của họ trong quý bốn.
Một thông tin tốt là thâm hụt ngân sách của chính phủ Đức trong
năm 2009 chỉ ở mức 3,2% GDP mặc dù chính phủ đã chi tiêu
nhiều vào chương trình kích thích và giải cứu các ngân hàng.
Mặc dù đây là mức thâm hụt lớn nhất trong vòng bốn năm qua
nhưng con số trên gần với mức 3% mà Liên minh châu Âu yêu
cầu.
3.Điều chỉnh chính sách chung:
21


Năm 2010, kinh tếĐức đạt mức tăng trưởng GDP
3,6% với gần 40,5 triệu người làm việc5. Đây là mức tăng
trưởng cao nhất và số lượng việc làm nhiều nhất kể từ khi nước
Đức thống nhất năm 1990. Để tiếp tục duy trì thành tựu này
trong những năm tiếp theo, chính phủĐức đã cơng bố triển khai

các điều chỉnh chính sách một cách tích cực. Những điều chỉnh
chính sách này đã trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên những biển
chuyển lớn trong hệ thống chính sách ASXH của Đức. Thứ nhất:
Sử dụng hai gói kích thích kinh tế lớn Đểđối phó với cuộc
khủng hoảng, chính phủĐức đã cùng lúc sử dụng hai gói kích
thích kinh tế lớn. Trong khi gói kích thích kinh tếđầu tiên tập
trung vào ổn định ngành ngân hàng thì gói kích thích kinh tếthứ
hai được đánh giá là quan trọng nhất liên quan đến ASXH. Gói
kích cầu thứ hai có tựa đề “Luật chứng khốn về việc làm và ổn
định ởĐức” được Quốc hội thông qua ngày 2/3/2009. Các chi
phí cho ASXH và các biện pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng
như giảm các loại thuế và các khoản đóng góp ASXH ở một số
khu vực dự kiến trị giá 50 tỷ Euro. Đểđảm bảo số tiền này, Đức
đã tăng thêm nợ quốc gia trị giá 21 tỷ Euro.
Tổng số tiền có được từ việc kích thích tất cả
các biện pháp trong thời gian từ 2008-2010 chiếm 3,5% của
GDP, bao gồm cả chi phí bảo đảm an tồn xã hội, thậm chí bằng
4,5 đến 5% GDP. Tổng số kích thích tài chính như tỷ lệ phần
trăm của GDP được cho là 1,3% trong năm 2009 và 1,8% trong
năm 20106. Thứ hai: Cắt giảm phúc lợi xã hội và giảm thâm hụt
ngân sách Thâm hụt ngân sách của Đức là 3,3% GDP vào năm
2009, 4% GDP trong năm 2010, cao hơn mức cho phép của EU
là 3% song vẫn thấp hơn so với hầu hết các nền kinh tế lớn trong
khu vực châu Âu7. Trong tuyên bốđưa ra ngày 7/6/2011, Thủ
tướng Đức Angela Merkel khẳng định chính quyền Đức sẽ cắt
giảm phúc lợi xã hội, đặt thêm các khoản thuế mới và giảm biên
chế lĩnh vực công để tiết kiệm cho ngân sách 80 tỷ Euro tới năm
2014. Đến năm 2013, mục tiêu của Chính phủ Đức là giảm mức
thâm hụt xuống dưới 3%. Mặc dù bị nhắc đến với chính sách tiết
22



kiệm khắt khe, cho đến nay, chính phủ Đức ln sẵn sàng sử
dụng sức mạnh của Chính phủ để hỗ trợ cho nền kinh tế, mạnh
tay hơn trong việc cắt giảm các khoản chi tiêu thừa.
Tổng số tiền có được từ việc kích thích tất cả các
biện pháp trong thời gian từ 2008-2010 chiếm 3,5% của GDP,
bao gồm cả chi phí bảo đảm an tồn xã hội, thậm chí bằng 4,5
đến 5% GDP. Tổng số kích thích tài chính như tỷ lệ phần trăm
của GDP được cho là 1,3% trong năm 2009 và 1,8% trong năm
20106. Thứ hai: Cắt giảm phúc lợi xã hội và giảm thâm hụt
ngân sách Thâm hụt ngân sách của Đức là 3,3% GDP vào năm
2009, 4% GDP trong năm 2010, cao hơn mức cho phép của EU
là 3% song vẫn thấp hơn so với hầu hết các nền kinh tế lớn trong
khu vực châu Âu. Trong tuyên bốđưa ra ngày 7/6/2011, Thủ
tướng Đức Angela Merkel khẳng định chính quyền Đức sẽ cắt
giảm phúc lợi xã hội, đặt thêm các khoản thuế mới và giảm biên
chế lĩnh vực công để tiết kiệm cho ngân sách 80 tỷ Euro tới năm
2014. Đến năm 2013, mục tiêu của Chính phủĐức là giảm mức
thâm hụt xuống dưới 3%8. Mặc dù bị nhắc đến với chính sách
tiết kiệm khắt khe, cho đến nay, chính phủĐức ln sẵn sàng sử
dụng sức mạnh của Chính phủđể hỗ trợ cho nền kinh tế, mạnh
tay hơn trong việc cắt giảm các khoản chi tiêu thừa.
Điều chỉnh ở một số lĩnh vực cụ thể:
Tăng mức tiền đóng góp bảo hiểm y tế. Quyết
định về việc tăng mức tiền bảo hiểm y tế tại Đức trong năm
2010 đã được chính thức đưa ra. Trong những năm tới,khoản
tiền bảo hiểm y tế vẫn cần phải tăng lên, quỹ bảo hiểm của
Chính phủ cần được bổ sung để có thể thực hiện tốt nhiệm
vụchăm sóc sức khỏe cho người dân. Trước tiên các chính sách

này sẽđược tính tốn một cách kỹ càng các chi phí có liên quan
vềcả phía doanh nghiệp và người lao động, sau đó sẽđưa ra mức
tăng chi phí dành cho bảo hiểm đều cho tất cả mọi người. Các
khoản đóng góp mới này sẽ tăng thêm gánh nặng cho người lao
động, nhưng mặt khác nó cũng sẽ có tác động tích cực làm giảm
23


đi các tiêu cực trong việc người dân sử dụng các dịch vụ y tế
trong chăm sóc sức khỏe. Các nhà chun mơn Krankenkasse
cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu đểđưa
ra mức đóng góp bảo hiểm y tế mới. Theo họ, có thể sẽ tăng
mức tiền cho tất cả các loại bảo hiểm hoặc thêm vào một vài
khoản đóng góp. Sở dĩ cần phải tăng thêm mức đóng bảo hiểm y
tế là do gần đây tình hình tài chính của các khoản bảo hiểm đã
gặp khủng hoảng và đang cạn kiệt
3. Mở rộng:
Tuy nhiên hiện nay, Nền kinh tế Đức sẽ sụt giảm
nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 với Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) trong năm 2020 sụt giảm 4,2%, trong đó riêng quý
I/2020 giảm 1,9% và quý tiếp theo sụt giảm tới 9,8%.
Đây là mức sụt giảm mạnh nhất tính theo quý kể
từ năm 1970 ở Đức và giảm gấp đôi so với quý I/2009 khi
khủng hoảng tài chính thế giới hồnh hành. Những đánh giá này
cũng tương đồng với nhận định gần đây của Hội đồng chuyên
gia kinh tế Đức cho rằng nền kinh tế đầu tàu châu Âu sẽ giảm từ
2,8-5,4% trong năm 2020.
Để phòng ngừa dịch bệnh và hỗ trợ nền kinh tế,
Chính phủ Đức đã có những chính sách quyết liệt như hạn chế
tiếp xúc xã hội, đóng cửa các cửa hàng, trường học, nhà máy,

nới lỏng mức trần nợ, đồng thời chi hàng tỷ euro để hỗ trợ các
doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, do đại dịch
COVID-19 tỷ lệ thất nghiệp ở Đức, vốn thấp kỷ lục trong nhiều
năm qua (khoảng 5%), sẽ tăng mạnh trở lại.
Theo các nhà nghiên cứu, số người thất nghiệp
trong năm 2020 sẽ tăng 236.000 người, tương đương tỷ lệ thất
nghiệp tăng 5,9%, trong khi số người phải làm việc theo chế độ
rút ngắn thời gian cũng tăng lên 2,4 triệu người. Các chuyên gia
cũng dự báo trong năm 2021, nền kinh tế đầu tàu châu Âu sẽ
tăng trưởng trở lại với mức 5,8%.
24


Trong khi đó, với việc tung ra các gói cứu trợ nền
kinh tế, nợ công của Đức cũng sẽ tăng trên 70% và đến năm
2021 sẽ giảm xuống còn 64%.
c) Hiệu quả:
Kinh tế Đức đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong
hai thập kỉ vào năm 2010. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2010
tăng vọt 3,6%, số người thất nghiệp giảm 262,000 người. Chi
tiêu tư nhân tăng 0,5%, trong khi chi tiêu công tăng 2,2%, và
đầu tư công nhảy vọt lên 5,5%. Đức trở thành nền kinh tế ổn
định và phát triển nhất châu Âu hậu khủng hoảng kinh tế.
C) Trung Quốc
Trung quốc là nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới
(sau Hoa Kỳ) nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh
nghĩa và đứng thứ nhất nếu tính theo sức mua tương đương
(PPP). GDP Trung Quốc năm 2019 là 14.360 nghìn tỷ USD.
GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2019 là 10.000 USD
(19.560 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP)), ở mức

trung bình cao so với các nền kinh tế khác trên thế giới (xếp thứ
89 trên thế giới vào năm 2016). Trong những năm gần đây, GDP
bình quân đầu người của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng nhờ
tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao. Năm 2005, 70%
GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế
quốc doanh chịu sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc
doanh lớn, phần nhiều ở trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện,
nước, điện thoại...), cơng nghiệp nặng, và nguồn năng lượng.
a)Tổng quan:
Để đối phó với những tác động tiêu cực từ cuộc
khủng hoảng tài chính tại Mỹ và suy thối tồn cầu, kể từ cuối
năm 2008 Trung Quốc đã thi hành một loạt các chính sách tài
chính và tiền tệ mở rộng.
25


×