Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đặc điểm tản văn nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 104 trang )

MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
5. Đóng góp mới của luận văn ...................................................................................... 7
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................ 7
Chương 1: TẢN VĂN VÀ TẢN VĂN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ .................. 8
1.1 Tản văn – những vấn đề về lý thuyết thể loại ................................... 8
1.1.1 Khái niệm tản văn .......................................................................... 8
1.1.2 Đặc trưng của tản văn ................................................................ 10
1.1.3 Tản văn trong văn học Việt Nam đương đại ................................. 14
1.2 Hành trình sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư ..................................... 19
1.2.1 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư ................................ 19
1.2.2 Nguyễn Ngọc Tư: Cây bút đa dạng về thể loại ......................... 23
1.2.3 Tản văn Nguyễn Ngọc Tư............................................................... 25
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ – NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ................................................................................. 29
2.1 Cảm hứng nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư .................... 29
2.1.1 Cảm hứng về các vấn đề của hiện thực đời sống.......................... 30
2.1.2 Cảm hứng hướng về quê hương nguồn cội................................... 37
2.1.3 Cảm hứng hoài niệm.................................................................... 45
2.2 Trực tiếp thể hiện thái độ, cách nhìn về con người và những vấn đề xã hội…49


2.2.1 Sự chân thành, ý nhị đậm chất ưu tư ............................................ 50
2.2.2 Tâm hồn nhạy cảm với các vấn đề của đời sống .......................... 54


2.3 Thế giới nhân vật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư .......................... 57
2.3.1 Hình tượng người lao động nghèo vùng sông nước Nam Bộ ........ 58
2.3.2 Nhân vật luôn yêu thương và khát khao yêu thương..................... 62
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ – NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT .......................................................................... 66
3.1 Khơng – thời gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư ........ 66
3.1.1 Không gian nghệ thuật................................................................. 66
3.1.2 Thời gian nghệ thuật .................................................................... 72
3.2 Biểu tượng trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư ................................... 78
3.2.1 Biểu tượng “sông” ...................................................................... 79
3.2.2 Biểu tượng “lau sậy” ................................................................... 81
3.3 Giọng điệu nghệ thuật ................................................................... 84
3.3.1 Giọng dân dã mộc mạc ................................................................ 85
3.3.2 Giọng hài hước, “tưng tửng” ...................................................... 88
3.3.3 Giọng suy tư, chiêm nghiệm......................................................... 92
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 95
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 98
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀTÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XX là thế kỷ của khoa học công nghệ. Sự phát triển khoa học kỹ
thuật đã cuốn con người vào vòng đua cơng nghệ. Chính điều này là ngun
nhân làm suy giảm văn hóa đọc. Đi cùng với cuộc sống hiện đại là sự thay đổi
quan niệm sống, thị hiếu thẩm mỹ, làm cho văn học khơng cịn giữ vị trí độc
tơn trong việc tìm tịi, khám phá tri thức và là phương tiện giải trí nghệ thuật

như trước. Hồn cảnh đó đặt ra một thách thức lớn buộc văn học phải thay đổi
để phù hợp với yêu cầu của bạn đọc. Minh chứng cụ thể cho thấy sự thay đổi
là những cách tân trong hệ thống thể loại để phù hợp với nhu cầu nhận thức
và nhu cầu thẩm mỹ của thời đại. Một trong những thể loại được các nhà văn
sử dụng nhiều hiện nay là tản văn.
Với đặc trưng thể loại là ngắn gọn, tản văn đã kịp thời “chụp” lại những
khoảnh khắc cảm xúc, suy nghĩ mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Nhờ vậy,
nó đã dễ dàng đến với hàng triệu con tim trên cả phương diện cảm xúc và nhu
cầu thông tin. Tản văn ở Việt Nam ngày càng giữ một vị trí đặc biệt trong hệ
thống thể loại văn học Việt Nam hiện đại, trở thành mảnh đất màu mỡ để nhiều
tác giả thử nghiệm và làm nên tên tuổi của mình như Nguyễn Tuân, Nguyễn
Khải, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đỗ Chu, Y Phương, Băng Sơn, Phan Thị Vàng
Anh, Nguyễn Ngọc Tư…
Đọc tản văn của Nguyễn Ngọc Tư ta cảm nhận được sự mộc mạc, giản dị
và nỗi buồn man mác, với cái nhìn tinh tế nhạy cảm của một người phụ nữ trước
những vấn đề của cuộc sống. Chị có cách phản ánh vấn đề, đưa vào tác phẩm
của mình những ý tưởng ý nhị mà sâu sắc, uyên thâm nhưng lại gần gũi với
nhiều tầng lớp bạn đọc và cùng với nó là nét đẹp văn hóa Nam Bộ trong mỗi tản
văn. Nguyễn Ngọc Tư – một người con của mảnh đất Nam Bộ đã làm nên sự
chân thành, phóng khống trong từng trang văn. Các tác phẩm của chị đã len lỏi


2

vào mọi ngóc nghách tâm hồn, để lại dư âm sau những trang viết.
Việc nghiên cứu các sáng tác nói chung, tản văn của Nguyễn Ngọc Tư nói
riêng khơng chỉ góp phần định hình diện mạo văn học, phong cách Nguyễn
Ngọc Tư mà qua đó thấy được q trình vận động, phát triển của tản văn trong
hệ thống thể loại văn học Việt Nam hiện đại.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Ngọc Tư nhưng

chủ yếu mới tập trung ở thể loại truyện ngắn. Còn ở tản văn - một thể loại mà tác giả
đang thử sức bằng một thái độ nghiêm túc - thì cho đến nay, dường như vẫn chưa có
cơng trình nào nghiên cứu đặc điểm tản văn của tác giả này. Vì vậy, chúng tôi mạnh
dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài Đặc điểm tản văn Nguyễn Ngọc Tư với hi vọng sau
khi hồn thành, cơng trình sẽ là một đóng góp nhất định trong tiến trình nghiên cứu
văn chương Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và văn học đương đại Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây có rất nhiều bài viết in trên các báo và
internet về tản văn của Nguyễn Ngọc Tư. Để hình dung cụ thể trong phần lịch
sử nghiên cứu vấn đề chúng tơi chia ra các nhóm ý kiến dưới đây:
2.1 Hướng tiếp cận nội dung
Văn chương đến với Nguyễn Ngọc Tư là cái duyên và cũng là cái
nghiệp. Chị viết về vấn đề của cuộc sống, những gì chị đã mắt thấy tai
nghe trên vùng đất đã đi qua. Nhưng chị ln dành tình cảm lớn nhất
cho chính mảnh đất Cà Mau và Nam Bộ. Quê hương Nam Bộ là cái nôi
và bầu sữa ngọt ngào làm nên sức sống, cái tình cho văn. Ngịi bút của
chị hướng vào vùng đất Nam Bộ với cảnh sắc dung dị và con người
“chịu chơi” mang danh cơng tử miệt vườn. Đó là lịng tự hào về cảnh
sắc q hương và tình người Nam Bộ cùng những suy nghĩ đổi thay của
quê hương và nỗi khắc khoải về tình người trước thời đại mới. Tất cả
như ám ảnh chị khiến chị dồn nén lại để tuôn ra trên đầu ngọn bút với


3

cảm xúc bình dị nhất của người con đất Mũi.
Độc giả Nguyễn Ngọc Tường Vân, ngày 21/07/2011, có bài viết mộc mạc
và rất trữ tình đăng trên wed: yeunguoingongnuitanvan. Tác giả đã
chia sẻ cảm nhận của mình khi đọc tản văn Yêu người ngóng núi:
Trong cuộc sống bận rộn này, mỗi chúng ta nên dành một chút

thời gian mỗi ngày để đọc Yêu người ngóng núi và chiêm nghiệm,
chỉ cần mỗi ngày một bài tản văn, hẳn là chúng ta sẽ suy nghĩ đẹp
hơn và sống tốt hơn. Đây là tác phẩm dầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư
mà tôi đọc, thật thì so với Cánh đồng bất tận tơi lại thích quyển
này hơn bởi nó thể hiện được cái tình giản dị mà thấm đẫm giữa
đời thường. Ngay từ tản văn đầu tiên, Nguyễn Ngọc Tư bàn về Sài
Gòn – nơi tôi sinh sống bằng một lối văn nhẹ như dịng nước:
“Bằng cách đó, thành phố u anh…cịn anh thì mãi ở núi này
trơng núi nọ, nhưng thành phố vẫn cịn đó, chờ đợi trong u
thương, hằng ngày vẫn thở” [53].
Với những khía cạnh nhỏ của cuộc sống nhưng dưới con mắt của nhà
văn, Nguyễn Ngọc Tư đã rất khéo léo trong cách thể hiện để vấn đề dần đi
vào lịng người đọc một cách tự nhiên nhất, vì đó là những gì thường ngày
của cuộc sống. Câu chuyện đơn sơ mà hấp dẫn người đọc bằng cái nhìn nhân
hậu, nghĩa tình của cây bút trẻ đầy bản lĩnh.
Tác giả Dương Vân với bài viết Nguyễn Ngọc Tư - “Đong tấm lòng” qua
con chữ rưng rưng đăng ngày 3/3/ 2015 trên trang giaitri.vnexpress.net nhận xét:
“Nguyễn Ngọc Tư gửi gắm vui buồn, âu lo không chỉ về thân phận người nơng
dân miền Tây, mà cịn về bản sắc văn hóa lịch sử, cội nguồn một vùng đất” [50].
Mỗi nhà văn có cách nhìn và cách khai thác đề tài khác nhau, Nguyễn Ngọc Tư
đã chọn cho mình một lối đi riêng là bắt nguồn từ cảm hứng về quê hương Nam
Bộ nhưng chị đã có những buớc chuyển biến mới về cách nhìn nhận.


4

Nguyễn Ngọc Tư luôn là một cây bút chắc tay khi viết về con
người, đời sống sinh hoạt miệt vườn. Chị tận dụng triệt để tâm hồn
nhạy cảm vốn có cùng cơ hội được đắm chìm trong khơng gian
miền q để lấy ra những câu truyện kể. Cảnh sinh hoạt ấy trong

trang viết Nguyễn Ngọc Tư hiện lên vừa yên tĩnh, thanh bình mà
cũng vừa dậy sóng, đầy ắp những đổi thay [50].
Chị yêu quê hương nơi chị sinh ra, khi nó mang vẻ đẹp thanh bình và
ngay cả khi làn sóng thị thành hiện đại bao trùm làm cho cảnh quê, tình quê
bị đổi thay. Khi ấy, chị lại day dứt, lịng dậy sóng để nói lên tiếng nói đầy
trăn trở nhưng giàu tình yêu quê.
Bài viết của tác giả Việt Quỳnh trong Nhà văn NguyễnNgọc Tư: Mạng xã
hội làm nhạt tình người được đăng trên trang thethaovanhoa.vn ngày 22/3/2015
có nhận xét như sau: “Tản văn Đong tấm lịng (NXB Trẻ) của nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư vừa được phát hành như một tiếng gọi nhẹ từ tình yêu thương, giúp con
người đang chìm đắm trong vơ thức rời khỏi cơn mê sâu để biết cách yêu lấy
cuộc đời” [27]. Văn chị hay không chỉ ở cái mộc mạc giản dị mà cịn ở cái tình.
Chị lấy cảm xúc viết từ cuộc đời và lại đem tình yêu trả lại cho cuộc đời. Tình
yêu ấy sẽ đánh thức những con người lạc lối, suy nghĩ lạc lối.
2.2 Hướng tiếp cận nghệ thuật
Giáo sư Trần Hữu Dũng trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền
Nam đặc biệt đề cao khả năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của tác giả. Ơng
đánh giá đó là một cái riêng đặc sắc khơng thể trộn lẫn với bất kì nhà văn nào
khác để trở thành “đặc sản miền Nam” của văn chương Việt.
Ngôn ngữ là phương tiện và cũng là đối tượng của văn học. Với các sáng
tác của mình Nguyễn Ngọc Tư dần khẳng định thương hiệu nhà văn Nam Bộ.
Tiếp tục nhận định về ngôn ngữ, tác giả Tiền Văn Triệu trong bài viết Bước đầu
tìm hiểu ngơn ngữ Nam Bộ qua trường hợp văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư đã


5

nhận định như sau: “Phong cách ngôn ngữ Nam Bộ trong truyện và tản văn của
tác giả này còn thể hiện ở việc sử dụng nhiều yếu tố từ ngữ: “giàu hình ảnh, giàu
yếu tố cụ thể, giàu tính bình dân…có nhiều yếu tố từ ngữ giản dị và mộc mạc”

[37]. Thật vậy, ngôn ngữ tản văn Nguyễn Ngọc Tư khơng kiểu cách, kiêu kì mà
rất gần gũi bình dị đầy biểu cảm. Chính ngơn ngữ ấy đã khẳng định tài năng của
nhà văn.
Về kết cấu nghệ thuật, Nguyễn Thị Ngọc Bội trong luận văn Kết cấu và lời
văn nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định:
Mỗi bước chân của nhà văn đã trở thành một cuộc ngao du
khám phá cuộc sống rất đỗi dung dị, nhưng chứa đựng những ý
tưởng, những sáng tạo bất ngờ. Dù nhà văn dẫn dắt câu chuyện theo
lối song tuyến, hay đưa con người lãng du trong miền xúc cảm của
hồi tưởng và liên tưởng, mỗi tác phẩm đều giúp người đọc khám phá
những nẻo khuất của cuộc đời [8, tr.62].
Văn Nguyễn Ngọc Tư lúc nào cũng cuốn người đọc vào một thế giới
chan chứa tình của một người yêu nghề, một nghệ sĩ lang thang trên từng
con chữ để cống hiến cái tâm trên con đường sáng tạo văn chương. Vấn đề
đặt ra trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư tưởng như rất nhỏ nhặt nhưng đầy suy
ngẫm. Tất cả đều bắt nguồn từ những nếm trải, chiêm nghiệm của chị.
Tuy nhiên những bài viết trên mới chỉ là nhận xét khái quát, chủ yếu dừng lại
ở cảm nhận về các cuốn tản văn u người ngóng núi; Gáy người thì lạnh;
Đong tấm lòng hay chỉ là bài nghiên cứu một khía cạnh của tản văn Nguyễn
Ngọc Tư. Theo chúng tơi biết thì chưa có một cơng trình nào nghiên cứu vào sâu
ba tác phẩm này để thấy được đặc điểm tản văn Nguyễn Ngọc Tư.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cơng trình đi trước, chúng tơi mạnh dạn
bắt tay vào nghiên cứu đặc điểm của tản văn Nguyễn Ngọc Tư với mong muốn
đem lại cái nhìn tồn diện về tác phẩm. Từ đó làm rõ đặc điểm tản văn của


6

Nguyễn Ngọc Tư trên hai phương diện chính là nội dung và hình thức để làm
nên cái nhìn tổng thể, toàn vẹn về đặc điểm tản văn Nguyễn Ngọc Tư nói riêng

và tản văn trong nền văn học Việt Nam đương đại nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm tản văn Nguyễn Ngọc Tư trên hai phương diện: nội dung biểu
hiện và hình thức nghệ thuật.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài trước hết là ba tác phẩm tản văn đã xuất
bản của tác giả Nguyễn Ngọc Tư:
- Yêu người ngóng núi, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 2009
- Gáy người thì lạnh, NxbThời Đại, Hà Nội, 2012
- Đong tấm lịng, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 2015
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu, nhưng chủ yếu là các phương pháp sau:
4.1 Phương pháp hệ thống – cấu trúc
Tôi quan niệm tản văn của Nguyễn Ngọc Tư là một chỉnh thể nghệ thuật
trọn vẹn và mang tính hệ thống. Vì thế khi nghiên cứu tơi đặt nó trong một hệ
thống chung theo một trật tự nhất định.
4.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp
Trên cơ sở những bài tản văn cụ thể của Nguyễn Ngọc Tư trong các tập
tản văn, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, bình luận làm rõ những đặc điểm về
nội dung cũng như nghệ thuật tản văn Nguyễn Ngọc Tư.
4.3 Phương pháp so sánh - đối chiếu
Sử dụng phương pháp này nhằm so sánh đặc điểm tản văn Nguyễn Ngọc
Tư với các nhà văn khác, từ đó thấy được những điểm riêng biệt, những đóng


7

góp và vị trí của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cho văn học Việt Nam đương đại.

5. Đóng góp mới của luận văn
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm
tản văn Nguyễn Ngọc Tư trên cả hai phương diện nội dung biểu hiện và hình
thức nghệ thuật. Từ đó, góp phần khẳng định vị thế và tài năng nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn học Việt Nam.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu để cho sinh viên và học viên cao học
Ngữ văn tiếp tục nghiên cứu về tác giả Nguyễn Ngọc Tư.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội
dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương sau đây:
Chương 1: Tản văn và tản văn của Nguyễn Ngọc Tư (20 trang)
Chương 2: Đặc điểm tản văn Nguyễn Ngọc Tư - Nhìn từ phương diện
nội dung (36 trang)
Chương 3: Đặc điểm tản văn Nguyễn Ngọc Tư - Nhìn từ phương diện
nghệ thuật (28 trang)


8

Chương 1
TẢN VĂN VÀ TẢN VĂN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
1.1 Tản văn – những vấn đề về lý thuyết thể loại
1.1.1 Khái niệm tản văn
Ở Việt Nam hiện nay, người sáng tác và người đọc khơng cịn xa lạ gì
với thể loại tản văn. Có thể dễ dàng tìm đọc tản văn trên bất kì một tờ báo nào
của các tác giả và có cả nhiều tuyển tập mang tên tản văn đã được xuất bản.
Nhưng cách gọi tản văn vẫn còn chưa được thống nhất về mặt nội hàm của
khái niệm. Còn tồn tại những ý kiến khác nhau khi định danh thể loại văn học
này. Ở Trung Quốc thường được dùng với ba cấp độ: tản văn theo nghĩa là
văn xuôi; tản văn theo nghĩa là những thể loại ngoài truyện, thơ và kịch; tản

văn theo nghĩa là một thể loại văn học.
Đầu thế kỉ XX, trong quan niệm của nhiều người tản văn vẫn được hiểu theo
nghĩa văn xuôi, “là lối văn không đối nhau và không có vần” [20]. Hầu như tất cả
các thể loại văn xi đều có chung cách gọi là tản văn để phân biệt với văn
vần. Theo cách hiểu này trong tản văn bao gồm cả Tựa, Truyện, Ký, Bi, Luận
(theo cách chia của Bùi Kỷ); Luận thuyết, Văn sách, Sử ký, Tiểu thuyết, Biện
thuyết, Kịch bản, Giáo khoa, Thơ từ (theo cách chia của Nguyễn Ứng). Hiện
nay cách hiểu này không cịn thơng dụng nữa.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa tản văn là: “1/ Văn xuôi. 2/ Loại văn gồm
các thể ký và các thể văn khác, ngoài truyện, thơ và kịch” [26, tr.857].
Trong Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) có viết:
Tản văn nghĩa đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn được
dùng để chỉ một phạm vi xác định, khơng hồn tồn khớp với thuật
ngữ văn xuôi. Nếu văn xuôi trong nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập
với văn vần, và trong nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm văn phân biệt với


9

kịch, thơ, bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu thuyết, truyện vừa,
truyện ngắn, ký, chính luận thì tản văn chỉ phạm vi văn xuôi hẹp
hơn không bao giờ gồm các loại truyện hư cấu như tiểu thuyết,
truyện ngắn. Nó là một loại hình văn học ngang với thơ, kịch, tiểu
thuyết. Nhưng mặt khác tản văn lại có nội hàm rộng hơn khái niệm
ký, vì nội dung chứa cả những truyện ngụ ngôn hư cấu lẫn các thể
văn xuôi khác như thư, hịch, cáo…[11, tr.246-247].
Xét thực tiễn các sáng tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại được gọi tên
là tản văn của những cây bút gạo cội như Nguyễn Tuân, Tản Đà, Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Thảo Hảo…chúng ta thấy cách hiểu tản văn như là văn xi

chưa được tồn vẹn, mà tản văn là những sáng tác văn xuôi ngắn, bộc bạch
trực tiếp cảm xúc, tình cảm tư tưởng của người viết, trực tiếp bày tỏ chính
kiến, bàn luận về các vấn đề xã hội, có cốt truyện rõ ràng hoặc cốt truyện
mờ…, nhưng xoay quanh tên gọi tản văn vẫn cịn có nhiều ý kiến khác nhau
chưa hồn tồn thống nhất. Trên các cơ sở tìm hiểu tản văn, chúng tôi đã cố
gắng đưa ra cách hiểu của mình về thể loại này như sau: Tản văn là tác phẩm
văn xi ngắn gọn, hàm súc có hoặc khơng có cốt truyện, thể hiện rõ nét “cái
tơi” tác giả bởi sau mỗi tản văn là những nét vẽ tái hiện chân dung tự họa về
người nghệ sĩ. Kết cấu tự do được xây dựng theo dòng cảm xúc, suy nghĩ trên
những liên tưởng của các vấn đề nhân sinh mang tính chủ quan người viết. Có
thể nói, tản văn là một thể loại văn học nằm giữa hai thể loại truyện ngắn và
ký văn học. Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn khái niệm về tản văn
trong Từ điển văn học (bộ mới) khái niệm nói lên đầy đủ đặc điểm cơ bản
nhất của thể loại tản văn:
Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự
sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện
đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, khơng nhất thiết đòi


10

hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hồn chỉnh nhưng có cấu tứ
độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn
tái hiện được nét chính của những hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội,
bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác
giả [14, tr.293].
Tản văn cũng được sinh ra từ những quan điểm nhất thời, thời sự nhưng
đây không phải là tất cả để làm nên tản văn. Nhiều nhà phê bình đã tiến đến
nghiên cứu, khảo cứu chăm chút cho lối viết khi tiếp cận với thể loại này.
Như vậy, có thể hiểu tản văn như là một thể loại văn học độc lập, xuất

hiện với nhiều bài viết về vấn đề và đề tài khác nhau. Tác giả sử dụng lối viết
tự do không ràng buộc với bất kì một thủ pháp nghệ thuật nào. Từ đó nêu lên
các vấn đề bức xúc, sự thật ngổn ngang đang tồn tại, những tiếng nói, quan
điểm cá nhân thể hiện một cách chân thực, sắc sảo.
1.1.2 Đặc trưng của tản văn
Để có thể tồn tại song hành và dần khẳng định vị thế của mình trong
tương quan với các thể loại văn học khác, bản thân tản văn phải có những đặc
trưng làm nên ưu thế mà các thể loại văn học khác không thể đáp ứng hoặc
đáp ứng khơng tồn vẹn, sâu sắc như tản văn. Từ đó đặt ra một u cầu cần
tìm hiểu đặc trưng của tản văn để thấy được sức sống nội tại mạnh mẽ khó có
thể thay thế của thể loại này trong nền văn học dân tộc.
Đặc trưng cơ bản của tản văn được xác định cơ bản trong mối quan
hệ tương quan so sánh với các thể loại văn học khác nhưng có mối quan
hệ gần gũi như truyện ngắn, tiểu thuyết, ký…Trên cơ sở đó, ta xác định
đặc trưng của tản văn như sau:
Về nội dung: Đặc trưng thứ nhất của tản văn là tính đa dạng về dạng thức
và đề tài. Đề tài của tản văn đặc biệt rộng lớn, bất cứ vấn đề gì của đời sống
con người đều có thể được đề cập đến trong tản văn như: lịch sử, hiện tại,


11

tương lai, văn hóa, nghệ thuật… Tác giả có thể viết bất cứ điều gì mà họ trăn
trở, muốn giãi bày dù đó là vấn đề mang tính vĩ mơ hay chỉ là một tâm sự cá
nhân nhỏ bé. Tuy nhiên dù viết về bất cứ điều gì thì tản văn vẫn phải đảm bảo
việc thể hiện quan niệm riêng của tác giả đối với vấn đề mà họ đề cập đến. Mỗi
trang văn đều thể hiện cái nhìn phản ánh một phương diện nào đó về xã hội có
thể thời sự hoặc không thời sự. Nhưng mỗi tản văn đều thấp thống đâu đó tâm
trạng của người đương thời. Khi đọc Trên tay có đá của Nguyễn Ngọc Tư hay
Thầy cũ bán quán của Nguyễn Việt Hà đều thấy cách nhìn và cuộc sống con

người được thể hiện thơng qua lăng kính riêng của mỗi nhà văn.
Đặc trưng thứ hai cần được nói đến đó là “cái tơi” của tác giả. Nếu như
trong truyện ngắn hoặc tiểu thuyết “cái tơi” ln phải giấu mình để câu
chuyện tự nói lên, trong thơ “cái tôi” là cái tôi của thế giới tâm trạng, thì tản
văn mang trong mình một điều khác biệt khi để “cái tơi” được nói một cách tỉ
mỉ, rõ nét, tường tận đến từng chi tiết trên tất cả các phương diện tâm hồn, tư
tưởng, đến các chi tiết xác thực về đời sống riêng tư của tác giả. Nguyên tắc
tự biểu hiện đã khiến tác giả tản văn lấy ngay cuộc sống của chính mình, lấy
ngay những điều mắt thấy tai nghe làm chất liệu để thai nghén nên tác phẩm.
Như tản văn Tờ hoa của Nguyễn Tuân, chúng ta bắt gặp ngay chân dung tự
họa của nhà văn trên cả hai phương diện của đời sống tâm hồn và đời sống
sinh hoạt hàng ngày của ông. Nguyễn Ngọc Tư sẽ không thể viết về Những
mùa tôm chưa hẹn nếu như “cái tơi” ấy vơ tình đi qua và khơng hiểu vì sao
người nơng dân chịu dầm dãi nắng mưa. Rồi tôm chết hàng loạt, chị không
thể tính tốn chính xác sự thiệt hại vì chị khơng phải là một người làm kinh tế,
cũng không phải là một nhà báo kinh tế đưa ra những con số cụ thể để thấy
được sự mất mùa của người dân. Nhưng bằng trái tim và ngòi bút chị cho mọi
người thấy được nỗi cơ cực của con người bằng niềm cảm thơng sâu sắc.
Về hình thức: Thứ nhất, tản văn là tác phẩm văn xi ngắn gọn, hàm súc có


12

hoặc khơng có cốt truyện. Là tác phẩm văn xi có dung lượng khơng lớn mà phổ
biến là bài văn ngắn gọn thậm chí chỉ là những mẩu truyện kể vài nét chân dung
của ai đó, hoặc khơi gợi kỷ niệm để con người được sống và quay về với thời gian
hồi niệm. Sự ngắn gọn có được do tản văn thường xây dựng kết cấu xoay quanh
một tín hiệu thẩm mĩ trung tâm. Trong Chim Huyền Hạc Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã dùng hình ảnh con chim Huyền Hạc làm tín hiệu thẩm mĩ trung tâm
đồng thời đó cũng là biểu tượng cho nhân cách tuyệt đẹp và khát vọng khơng thành

của người chí sĩ. Như vậy, cấu trúc chọn hạt nhân là tín hiệu thẩm mĩ trung tâm –
biểu tượng, xoay quanh tâm tư, cảm xúc. Chính điều này khiến cho tản văn hàm
súc, ngắn gọn. Tính ngắn gọn hàm súc vẫn là ưu thế không thể thay đổi của tản văn
đã khiến thể loại văn học này dần khẳng định vị trí của chính mình trong dịng chảy
văn học hiện đại. Những ưu thế trên đã đáp ứng được nhu cầu đọc nhanh, cung cấp
nhiều thông tin cho người đọc hiện nay. Tản văn có thể có hoặc khơng có cốt
truyện. Cốt truyện trong tản văn khơng có vai trò ý nghĩa như cốt truyện trong
truyện ngắn hay tiểu thuyết. Nó chỉ là cái cớ để người viết trực tiếp bộc bạch tâm
trạng, suy nghĩ của mình về bất cứ vấn đề gì của cuộc sống được đề cập đến. Trong
tản văn, hình ảnh và chi tiết nghệ thuật mới là yếu tố quan trọng nhất, cơ bản nhất
và được coi là “nhãn tự” của tác phẩm.
Thứ hai, tản văn viết về người thật việc thật và sử dụng hư cấu có giới
hạn trong một mức độ và phạm vi nhất định. Tản văn thường viết về kỷ niệm
máu thịt, các ấn tượng sâu đậm và những dòng hổi tưởng về quá khứ, quê
hương, người thân và những nét đẹp văn hóa…Những tản văn miêu tả thế giới
con người qua đơi mắt, trí tuệ và con tim mang đậm tính chủ quan của người
viết. Tác giả trở thành nhân vật người trần thuật chiếm vị trí trung tâm trong
tác phẩm, tham gia trực tiếp vào câu chuyện. Đặc trưng này khiến tản văn gần
gũi với tác phẩm kí văn học về nguyên tắc viết “người thật, việc thật”. Trong
tản văn nguyên tắc tôn trọng “người thật, việc thật” được đề cao và làm điểm


13

tựa chắc chắn cho thể loại. Nhưng khơng phải vì thế mà tác giả bê nguyên si
cuộc sống vào tác phẩm mà là cái cớ để từ đó người viết mở rộng trường liên
tưởng của mình về quá khứ, đào sâu nhằm phát hiện ý nghĩa văn hóa, lịch sử,
kinh tế, chính trị từ những “người thật, việc thật”. Trong khi tiểu thuyết, truyện
ngắn có sử dụng hư cấu tự do thì tản văn cho dù vẫn tơn trọng ngun tắc tái
hiện sự việc, con người chân thực nhưng vẫn sử dụng hư cấu có giới hạn

trong phạm vi và mức độ nhất định ở một số phương diện nhất định sau đây:
Trong cuộc sống khơng phải điều gì cũng đẹp, khơng phải điều gì
cũng thơ lì xấu xí. Điều quan trọng là ta thấy được gì sau điều tươi đẹp và
những gì sau tảng đá thơ lì. Người nghệ sĩ biến điều tưởng như thơ lì ấy
thành điều tuyệt đẹp hơn đúng như bản chất mà nó vốn có sau những kì
cơng đục đẽo, cưa gọt. Cơng việc đó chính là hư cấu nghệ thuật. Hư cấu có
giới hạn trong tản văn còn được sử dụng để tái hiện bức tranh thiên nhiên
và bức tranh xã hội đã một đi không trở lại cùng thời gian. Điều đã qua
không trở lại ở hiện thực này chỉ có thể sống lại trong kí ức của tác giả
bằng hư cấu. Chẳng hạn, Về ngày tết của Phan Thị Vàng Anh, đã hiện lại
trong hồi ức là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Á Đông. Tết không
chỉ là “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, “thịt mỡ, dưa hành câu đối
đỏ” mà đó cịn là kỉ niệm ngày về q của tác giả. Tất cả chỉ có thể sống
dậy trong kí ức mà thơi.
Hư cấu có giới hạn trong tản văn được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả
nhất so với kí văn học. Ở đây, “người thật, việc thật” được chọn làm tâm điểm
để từ đó mở ra bao vịng sóng “đồng tâm”. Những vịng sóng ấy cứ vậy trào
dâng mang theo cả liên tưởng, tưởng tượng để hòa lẫn với cảm xúc và suy tư,
để từ hiện tại trở về với quá khứ nghìn năm trước và tương lai trăm năm sau.
Trong tản văn, hư cấu có giới hạn sử dụng khi đặt sự vật, sự việc, con người
vào trường liên tưởng có tính “lạ hóa”, nhằm tạo ra vẻ đẹp mới, giá trị mới.


14

Để sự vật, sự việc quen thuộc vẫn là nó mà khơng chỉ là nó, độc đáo hấp dẫn
và mới mẻ lạ thường.
Thứ ba, đặc trưng của tản văn về phương diện nghệ thuật còn được
biểu hiện ở kết cấu rất tự do. Kết cấu của tản văn không chú trọng vào
“khai, thừa, chuyển, hợp” như thơ ca, không phân cảnh phân hồi như

kịch, mà có lúc gần lúc xa, lúc trước lúc sau, hiện thực và lịch sử, tự
nhiên và xã hội. Tất cả có sự giao thoa, triết lý sâu sắc được biểu hiện
ngay trong cuộc sống hàng ngày, tình cảm nồng nàn thơng qua tưởng
tượng cá nhân. Đặc điểm tự do trong kết cấu giúp thể loại dễ dàng truyền
tải mọi cung bậc cảm xúc cũng như những điều phức tạp của cuộc sống
muôn màu được đưa vào văn học trong sự thống nhất chủ đề, tình cảm,
tư tưởng.
1.1.3 Tản văn trong văn học Việt Nam đương đại
Đã từng có quan niệm cho rằng tản văn xuất hiện từ phong trào cách
mạng Ngũ Tứ bên Trung Quốc do Lỗ Tấn sáng tạo ra và có sức sống mạnh
mẽ từ trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nền văn học nước này có nhiều sáng
tác thuộc thể loại tản văn với các tên tuổi gạo cội như Lỗ Tấn, Mạc Ngôn
v.v…Ở Việt Nam, trước năm 1986, tản văn tuy đã xuất hiện nhưng chưa được
phổ biến rộng rãi.
Từ năm 1986 trở đi, tản văn xuất hiện phổ biến hơn và dần dần chiếm ưu
thế trong đời sống văn học đương đại. Tuy chưa có vị trí cao như truyện ngắn,
tiểu thuyết, thơ nhưng tản văn là thể loại có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ và
dễ dàng “bén rễ” vươn mình trong vườn hoa văn học dân tộc. Tản văn đã thu
hút khá đông đảo đội ngũ sáng tác và cơng chúng u văn học. Trong q
trình sáng tác cũng như nghiên cứu về tản văn cũng xuất hiện những thuật
ngữ định danh như: tạp văn, tạp bút… Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng
Phê viết: “Tạp văn là loại văn có nội dung rộng, hình thức khơng gị bó, bao


15

gồm những bài bình luận ngắn, tiểu thuyết, tùy bút…” [26, tr.982]. Trong bài
Lỗi tại … tạp văn Nguyễn Vĩnh Nguyên khẳng định: “Đây là kiểu văn viết tự
do, linh hoạt, kể cả sự phân biệt hay đồng nhất giữa các tên gọi: tản văn, tản
mạn, tạp bút, tạp văn,… cũng chưa được làm rõ. Trên thực tế báo chí và xuất

bản hiện nay, các tên gọi có xu thế đồng nhất và lý thuyết thể loại là thứ
không được quan tâm tìm hiểu hay soi rọi kỹ” [22]. Như vậy, theo ý kiên trên
tác giả đã đồng nhất tản văn, tạp văn và tạp bút vào một nhóm và khơng có sự
khác biệt nhiều.
Năm 2005, khi cuốn Tản mạn trước đèn của nhà văn Đỗ Chu nhận giải
thưởng văn học của Hội Nhà văn, văn học Việt Nam bắt đầu thời kỳ tươi mới
nở rộ của thể loại tản văn với các tác phẩm: Nghiêng tai dưới gió của nữ sĩ
Lê Giang, tạp bút Mạc Can dày hơn 300 trang, Mùi của ngày xưa (tạp bút
nhiều tác giả), Thảo Hảo với Nhân trường hợp chị thỏ bông, Tạ Duy Anh
với Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối, Nguyễn Ngọc Tư với Ngày mai của
những ngày mai, Dạ Ngân với Phố của làng, Gánh đàn bà…Ngồi ra cịn
có tản văn của các tác giả Dương Ngọc Dũng, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt
Hà…Với số lượng tác phẩm tản văn không hề nhỏ các tác giả đã cung cấp cho
người đọc cái nhìn đa chiều về cuộc sống. Tản văn không chỉ là thể loại thu
hút khá đông đảo các cây bút đại thụ trong nền văn chương Việt Nam mà sức
hấp dẫn của nó cịn lan tỏa thu hút các cây bút như nhà nghiên cứu Huỳnh
Như Phương với Ngôi nhà và con người, nhà thơ Đỗ Trung Quân – người
chuyên viết tản văn trên các báo với tác phẩm t.a.p.b.u.t.đỗ. Có thể thấy so
với các thể loại văn học khác, tản văn là thể loại khá “dễ tính” ln sẵn sàng
“bén rễ” những hạt giống ưu tư của bất kì nhà văn nào để lại một đội ngũ
sáng tác tương đối phong phú và đa dạng.
Đọc Nghiêng tai dưới gió của Lê Giang, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
đã có nhận xét như sau: “Tơi đọc, lại nghĩ mình đang đọc tự truyện”, đọc


16

tản văn như đang đọc tự truyện, hồi kí về những sinh hoạt của cuộc sống
thường ngày. Cuộc sống với câu chuyện tự nhiên diễn ra trong cuộc sống
thường ngày của Lê Giang đã được tái hiện lại bằng chính ngòi bút của nhà

văn này.
Tạp văn Nguyễn Khải lại đề cập nhiều đến các vấn đề đạo đức, lối
sống. Câu chuyện liên quan nhiều đến cuộc sống hiện thực nhưng trọng tâm
nhất là xoay quanh suy nghĩ về cuộc đời con người với nghề văn. Điều ông
khai thác chủ yếu là vấn đề nhỏ của cuộc sống nhưng lại mang tầm khái quát
rộng lớn đã làm nên đặc điểm sáng tác tản văn.
Còn với Nguyên Ngọc – nhà văn của núi rừng Tây Nguyên đã dành tình yêu
cho mảnh đất đầy nắng, gió và mang tình cảm đó vào những sáng tác. Qua các tản
văn, Nguyên Ngọc đã cho người đọc thấy được bức tranh chân thực về mảnh đất
Tây Nguyên: Vẫn là những khía cạnh của cuộc sống, nhưng đều mang khơng khí
của núi rừng. Ngồi ra, tản văn Ngun Ngọc cịn thể hiện tồn cảnh nền giáo dục
và văn học Việt Nam. Tác giả đã mạnh dạn thẳng thắn chỉ ra mặt được, chỗ cịn
thiếu sót cũng như những bất cập của nền giáo dục Việt Nam và phương hướng
khắc phục hạn chế đó.
Nguyễn Ngọc Tư đã gặt hái những thành công nhất định ở thể loại
truyện ngắn, nhưng đối với một nhà văn trẻ như chị thì tản văn là một thể
loại mới, đáng để chị thử sức và trải nghiệm. Bằng một thái độ nghiêm túc
trong lao động văn chương chị đã có những thành cơng nhất định và dần
khẳng định tên tuổi của mình. Các tập tản văn Ngày mai của những ngày
mai, Yêu người ngóng núi, Gáy người thì lạnh và gần đây nhất là Đong
tấm lòng đã thu hút rất nhiều người quan tâm và tìm đọc. Tản văn của chị
mang nét rất riêng của một người con Nam Bộ: thủng thẳng, nhỏ nhẹ như
một người con gái quê vừa lao động vừa kể chuyện, những câu chuyện da
diết yêu thương nhưng cũng có khi mang ý vui tươi, hóm hỉnh chạm nhiều


17

đến cuộc sống của người dân lao động.
Phan Thị Vàng Anh đến với tản văn cũng là một ngã rẽ trong sự nghiệp

cầm bút của mình. Nhưng sự rẽ ngang này đã được chuẩn bị cả về vốn sống,
lẫn cảm xúc viết, một sự đầu tư cho nghề không ngừng nghỉ. Chị có tâm trong
từng con chữ và có trách nhiệm với những gì chị viết. Sau gần ba năm liên tục
xuất hiện trên mục “Tôi xem nghe đọc thấy” của Báo Thể thao và Văn hóa,
Phan Thị Vàng Anh đã tập hợp những bài viết và cho ra tập sách Nhân
trường hợp chị thỏ bông, mới đây nhất là Ghi chép nhỏ của người cưỡi
ngựa gồm 19 tản văn viết về điều vu vơ cóp nhặt từ bản thân và người xung
quanh. Câu chuyện tuy nhỏ nhưng để lại bài học giàu ý nghĩa. Bạn đọc không
khỏi ngạc nhiên về một Vàng Anh đa màu sắc với một tinh thần công dân
thẳng thắn và dân chủ. Một người phụ nữ nhẹ nhàng duyên dáng, hóm hỉnh
nhưng cũng mạnh mẽ, sắc bén và quyết liệt.
Nếu tản văn của hai nhà văn nữ hút bạn đọc vì chất dịu dàng, kín đáo
nhưng mạnh mẽ quyết liệt trong cách nhìn hiện thực, thì tản văn Lời chúc
đầu năm, Nhà ngang của Tạ Duy Anh lại thu hút độc giả ở cách viết ngọt
ngào về tuổi thơ, hay những suy ngẫm, trầm tư trước thế sự, nỗi lo trằn trọc
trong tâm hồn nhà văn hết sức nhẹ nhàng đầy sâu lắng.
Nguyễn Nhật Ánh viết tạp văn Người Quảng ăn mì Quảng, Sương
khói q nhà, với ơng đó là những trang văn bình dị nhất, gặp gì nói đó,
thấy gì nói vậy, nhớ gì thì kể lại, nhưng duyên ở ngay điều tưởng như giản
dị để lại ấn tượng khó phai trong lịng bạn đọc.
Cái duyên đưa nhiều người đến với tản văn. Nhưng không phải ai cũng gặt
hái được thành công ở thể loại tưởng như dễ viết này. Bởi tản văn bắt đầu từ
những chuyện tưởng như nhỏ nhặt, vặt vãnh lúc “trà dư tửu hậu” của cuộc sống
lại kết thúc bằng dư âm nằm sâu trong lòng bạn đọc. Câu chuyện nhỏ lại mang ý
nghĩa, bài học không hề nhỏ và chạm đến được trái tim con người. Vậy nên mới


18

nói tản văn là thể loại dễ viết nhưng khó hay.

Đời sống văn học là đời sống hiện thực xã hội của một đất nước, một dân
tộc bằng sự phản ánh qua lăng kính của nhà văn. Nhu cầu xã hội và nhu cầu
thưởng thức văn học đã khiến cho một thể loại văn học mới ra đời và ngày
càng hoàn thiện hơn cùng với sự phát triển của xã hội. Vấn đề thời sự nóng
bỏng cho đến cái tơi con người trong cuộc sống hiện đại cần được xem trọng.
Không gian của tản văn là nơi tốt nhất, lý tưởng nhất cho những đặc điểm sáng
tác này neo đậu. Ngồi ra, thể loại này cịn đáp ứng được như cầu giãi bày tâm
tư, tình cảm người viết. Viết tản văn là viết lên nỗi lòng, suy nghĩ riêng, mọi
thứ khơng bị ràng buộc, kiểm sốt bởi thi pháp hay ngun tắc sáng tác. Vì
vậy, nó là thể loại phục vụ đắc lực khơi dậy cảm xúc viết, cảm hứng tn trào
ngay khi người viết chưa chuẩn bị.
Như vậy có thể thấy, trong bức tranh chung của văn học Việt Nam đương
đại, tản văn đã dần khẳng định vị trí của mình trong mối tương quan với các thể
loại văn học khác. Dù lực lượng sáng tác và tiếp nhận đa số là người trẻ nhưng
đây không phải là lý do khiến thể loại này làm trẻ nền văn học nước nhà. Cái
trẻ là do đặc trưng của thể loại mang lại, giúp người viết có thể phóng khống
hơn trong tư duy, lập luận để thể hiện mình. Nó mở rộng mơi trường cho tiếng
nói văn học đồng điệu cùng lên tiếng, hay tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi để xây
dựng nên tác phẩm văn học xuất chúng. Tản văn giúp người ta nói đạo lý, bàn
chính trị bằng một cách viết nhẹ nhàng nhưng thấm sâu vào lòng người mang
lại sức lan tỏa rộng rãi. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn chưa tương ứng so với
nhu cầu đón đợi của độc giả. Để tản văn phát triển đúng với một vị trí xứng tầm
cần có sự nỗ lực hơn nữa của đội ngũ sáng tác.
Trong dàn hợp ca của thể loại tản văn, có rất nhiều nhà văn đã để lại
tên tuổi cũng như tiếng nói của mình góp phần làm nên tác phẩm đồng
đều hay về cả nội dung lẫn chất lượng như Nguyễn Quang Thiều, Đỗ


19


Trung Quân, Lý Lan, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Nhật Ánh v.v… trong
đó khơng thể khơng nói đến tản văn Nguyễn Ngọc Tư với những giai
điệu Nam Bộ nồng ấm tình quê tình người.
1.2 Hành trình sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư có duyên nợ với văn chương. Chị phơ diễn niềm đam
mê của mình bằng những sáng tác mang hơi thở của “một vùng quê sông
nước”. Cùng với thái độ nghiêm túc và sức viết thần tốc, chị đã cho ra rất
nhiều tác phẩm đặc sắc. Nguyễn Ngọc Tư làm nên một luồng gió mới cho văn
học Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung.
1.2.1 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dới,
tỉnh Cà Mau. Hiện tại chị đang sinh sống và làm việc tại thành phố Cà
Mau. Nguyễn Ngọc Tư là hội viên trẻ tuổi nhất của Hội Nhà Văn ở thời
điểm mới kết nạp. Vốn là một học sinh giỏi văn, nhưng chính bản thân chị
cũng chưa bao giờ nghĩ tới chị sẽ theo đuổi nghiệp văn chương. Những
năm tháng sống cùng ông ngoại với công việc mưu sinh làm văn thư cho
tạp chí Bán đảo Cà Mau chính là “nguyên cớ” để chị bước chân vào con
đường viết lách. Đổi thay - truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư được
đăng trên tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Cái nghiệp văn chương theo người từ
chính cái tên tác phẩm chị viết Đổi thay và cuộc sống của chị cũng thật sự
thay đổi từ đây. Nhưng tên tuổi của chị được đông đảo độc giả biết đến khi
đến với cuộc thi “Văn học tuổi 20 lần thứ 2” của Hội Nhà văn TP.HCM,
khi chị đạt giải nhất cuộc thi với tập truyện Ngọn đèn không tắt (2000) và
giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2001 cũng với tập
truyện này, Nguyễn Ngọc Tư đạt giải ba cuộc thi sáng tác truyện ngắn 2003
– 2004 của báo Văn nghệ với truyện ngắn Đau gì như thể... Đặc biệt Cánh
đồng bất tận (2005) được coi là truyện ngắn thành công nhất trong sự


20


nghiệp sáng tác của chị, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006
và giải thưởng Văn học ASEAN năm 2008.
Qua chặng đường mười bảy năm cầm bút, tung hoành trên cả ba thể
loại truyện ngắn, tản văn và thơ, Nguyễn Ngọc Tư khẳng định tên tuổi và
chỗ đứng của mình trong “sân chơi” văn học trong nước với một quan
niệm nghệ thuật riêng.
Đến với văn chương là cái duyên nhưng để thành công và cùng chung
sống như là nghề thì khơng phải ai cũng làm được. Ý thức được bản thân
cũng như trách nhiệm với nghề Nguyễn Ngọc Tư viết với sự nhẹ nhàng
nhưng rất cẩn trọng. Trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ ngày 4/12/2005 chị
tâm sự: “…Cịn sáng tác thì cứ lúc nào thấy xúc động, đủ cảm xúc, có suy
nghĩ về cái mình đã trải qua, có nhu cầu phải viết, nếu khơng viết chắc…tự tử
mất thì Tư viết thơi”. Nguyễn Ngọc Tư viết văn bằng suy nghĩ, cảm xúc thật.
Trái tim của chị luôn thổn thức về những điều mắt thấy tai nghe và viết văn là
một nhu cầu của cuộc sống, như đói thì phải ăn, khát phải uống, nhưng trên
hết viết là hơi thở nếu khơng viết thì làm sao sống được. Tất cả ưu tư cuộc đời
cùng cảm xúc của cuộc sống được chị sáng tạo bằng một thái độ nghiêm túc.
Nhà văn khơng thể phó mặc cảm xúc và dễ dãi với cái nghiệp gắn bó với cả
cuộc đời.
Cho đến giai đoạn sau này, Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu có những phát
ngơn về nghề cũng như có cách viết đầy chuyên nghiệp hơn cộng với cảm
xúc chân thành làm rung động trái tim người đọc. Chị khẳng định: “văn
chương cũng có lửa, làm tan chảy những bức tường thép mà mỗi người tự
dựng lên; văn chương cũng là băng, gắn kết những ốc - đảo - người thành
một khối, văn chương cũng là nước, dịu dàng mà mãnh liệt vượt qua những
rào cản của lịch sử, văn hóa, ngơn ngữ…” [38]. Nguyễn Ngọc Tư không
cường điệu nhiệm vụ của văn chương cũng không xem nhẹ văn chương.
Thái độ đúng mực này đã cho chị lối viết giản dị, mộc mạc được gửi gắm



21

vào từng trang sách.
Đọc văn Nguyễn Ngọc Tư ta không bắt gặp tuyên ngôn to tát, lời lẽ “đao to búa
lớn” mà chỉ có thể tìm thấy cách nói khiêm nhường. Chị thổ lộ về quan niệm của
mình trong khi chọn đề tài: “Tư chọn viết những gì mà người đi trước khơng viết thơi.
Với những gì người đi trước viết rồi, nếu mình đi lại con đường ấy, hoặc mình phải
tránh xa một bên, hoặc là mình phải vượt trội hơn. Nhưng vượt trội thì khó q…”.
Nói đến đây, người đọc sẽ nghĩ ngay đến trường hợp của Cánh đồng bất tận, chị viết
về tâm tư của người nông dân Nam Bộ, những người chịu thiệt hại từ “vụ dịch cúm
gia cầm”, khúc mắc đằng sau chuyện đàn vịt bị thiêu hủy là những giọt nước mắt,
khổ đau, tủi nhục, hi sinh… Sau trang viết chị cũng không muốn truyền tải một thơng
điệp sẵn có nào. Nguyễn Ngọc Tư muốn độc giả tự đọc, suy ngẫm và tự rút ra bài
học, chân lý cho mình. Do đó, các sáng tác của chị mang tính gợi mở, chia sẻ, tâm sự
hơn là kêu gọi. Cũng chính như lời tâm sự: “Tư khơng làm khó mình mà chọn cái
mình làm được”. Và thật sự chị đã làm được qua những sáng tác của mình được minh
chứng bằng tình yêu thương mà độc giả dành tặng .
Với những thành tựu mà Nguyễn Ngọc Tư đạt được, chị hiển nhiên trở
thành “một hiện tượng văn học” được sự quan tâm của bạn đọc trong và
ngồi nước. Nguyễn Ngọc Tư có hẳn một trang web mang tên Đặc sản miền
Nam do Giáo sư Trần Hữu Dũng lập ra. Cái tên đã nói lên tính cách và
phong cách văn chương của chị. Ở chị hội tụ tất cả những gì giản dị, mộc
mạc, Nam Bộ nhất.
Quan niệm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư được định hình nhất quán từ
truyện ngắn đến tản văn và cả thơ, tất cả đều lấy cái chân, mộc làm điều cốt
lõi cho sáng tác. Chính Giáo sư Trần Hữu Dũng cũng có những nhận xét như
vậy về chị: “Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo nên một chỗ
đứng khu biệt cho mình. Nhiều người cho rằng cái độc đáo của Nguyễn
Ngọc Tư là sự chân chất mộc mạc tươm ra từ mỗi truyện cô viết” [10]. Điểm



22

khu biệt của chị so với các nhà văn khác ở chỗ chị không cố tạo khác lạ
trong sáng tác mà tự bản thân nó lại có sức thu hút bạn đọc. Cái chất mộc
trong con người và văn chương có ngun nhân chính là vì nồng độ phương
ngữ Nam Bộ đậm nét trong chị đã thấm dần vào những sáng tác. Người đọc
khơng khỏi bất ngờ vì chất liệu hết sức bình dị, đơi khi chỉ là lời ăn tiếng nói
hàng ngày lại có thể đi vào văn chương một cách tự nhiên và đáng yêu đến
như thế. Bằng tình yêu trong trẻo cùng với tâm hồn nghệ sĩ, chị đã thổi vào
cuộc sống hiện đại một chút hương đồng gió nội, làm thành phố hiền hịa
hơn và con người bỗng yêu hơn nơi “chôn nhau cắt rốn”.
Trong khi viết, Nguyễn Ngọc Tư đã bày tỏ ý kiến của mình: “Tơi
khơng quan tâm văn mình yếu hay mạnh, chỉ nghĩ, những trang viết này có
làm xấu hổ khơng, có đi vào lịng người khơng, có khiến người ta nhớ
khơng?” [61]. Ý kiến này đã đánh tan suy nghĩ lo ngại khi có nhiều người
cho rằng giọng văn của chị quá nhẹ nhàng đến mức yếu ớt trong vấn đề
phản ánh các hiện trạng của xã hội. Đồng thời cũng qua ý kiến trên ta bắt
gặp một Nguyễn Ngọc Tư rất hồn hậu sống thật để dòng cảm xúc thấm dần,
lan tỏa qua các trang viết. Đó là cầu nối chị với người đọc một cách tuyệt
vời nhất, và độc giả là người thẩm định tác phẩm công bằng và chính xác.
Nguyễn Ngọc Tư khơng đi trên con đường được vẽ sẵn, cũng không cố
chạy theo thị hiếu thẩm mĩ của người đọc, chị tin rằng mình khơng thể hiểu
được hết người đọc muốn gì nên “đường ai nấy đi, nếu gặp nhau thì tốt”. Tất
cả mọi sự gượng ép sẽ khiến mọi thứ trở nên gượng gạo. Như vậy, văn
chương khơng cịn vẻ đẹp vốn có. Văn của chị chinh phục người đọc bằng
con tim, tâm hồn đồng điệu hơn là hoa mĩ bề ngồi. Chính vì vậy, tác phẩm là
sự trải lòng của tác giả và người đọc mở lịng cảm nhận.
Tóm lại, quan niệm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư rất rõ ràng. Đó

là những quan niệm khá hồn nhiên, nhẹ nhàng nhưng rất chuyên nghiệp


23

đã làm cho các sáng tác truyện ngắn, tản văn và cả thơ của chị đều thấm
đẫm sự chất phác, giản dị đầy ý nhị. Nhưng khơng vì thế mà văn chị
khơng có cái thẳng thắn, sót xa trước những bức xúc của cuộc sống con
người. Đằng sau trang văn là dịng cảm xúc dồn nén ân tình, đầy trách
nhiệm với mảnh đất và con người.
1.2.2 Nguyễn Ngọc Tư: Cây bút đa dạng về thể loại
Bằng năng khiếu văn chương, sự thơng minh vốn có cùng việc tự
trang bị kiến thức từ việc đọc, trải nghiệm cuộc sống, Nguyễn Ngọc Tư đã
tạo ra được tiếng nói riêng cho tác phẩm của mình. Lời văn của chị như
lời thủ thỉ tâm sự, giãi bày chân tình. Chính vì vậy, văn của chị đến với
bạn đọc một cách tự nhiên, gần gũi làm nên sức sống mạnh mẽ, bền bỉ.
Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu tìm tịi, trải nghiệm sáng tác bằng truyện ngắn
với tập truyện Đổi thay (1996). Kế tiếp là trình làng tập truyện ngắn Ngọn
đèn không tắt – Giải nhất “Văn học tuổi 20” năm 2000. Nguyễn Ngọc Tư đã
giới thiệu các tập truyện: Biển người mênh mông (2003), Giao thừa (2003),
Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh
đồng bất tận (2005). Ngoài ra, truyện ngắn của chị cịn được in trên báo chí
cả nước và được đăng tải thường xuyên trên trang web Viet-studies của Trần
Hữu Dũng. Truyện ngắn chính là bức tranh đời sống và tâm hồn con người
Nam Bộ, nơi chị chứng tỏ được khả năng bao quát và phát hiện những góc
khuất, điều tưởng như đơn giản nhỏ nhặt nhưng lại có tầm ảnh hưởng sâu
rộng đến đời sống con người nơi đây. Đặc biệt điều đáng quý nhất làm nên
nét đặc sắc trong truyện ngắn chính là việc chị đã thể hiện được cá tính và bản
lĩnh Nam Bộ trong sáng tác. Nguyễn Ngọc Tư - một số ít nhà văn trẻ giữ gìn
và tiếp nối được hồn văn Nam Bộ của các nhà văn của thế kỉ XX. Đó là một

điều đáng quý đáng được trân trọng. Tuy nhiên chính điều này làm nên hạn
chế trong việc cách tân truyện ngắn. Ở Nguyễn Ngọc Tư viết là một sự chuộng


×