Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

CHU THỊ LÝ

HÌNH TƯỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ NGUYỄN DUY

Chun ngành
Mã số

: Văn học Việt Nam
: 60 22 01 21

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quốc Khánh. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa được công bớ trong bất cứ một cơng
trình nghiên cứu nào.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ...................................................................... 2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 7
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 7
Chương 1: CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ HÀNH TRÌNH THƠ NGUYỄN
DUY...................................................................................................... 9
1.1. Quan niệm về cái tơi trữ tình .............................................................. 9
1.1.1. Khái niệm cái tơi............................................................................. 9
1.1.2. Cái tơi trữ tình trong thơ ................................................................. 10
1.2. Hành trình thơ Nguyễn Duy ............................................................... 16
1.2.1. Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Duy ..................................... 16
1.2.2. Hành trình thơ Nguyễn Duy ............................................................ 17
Chương 2: HÌNH TƯỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
NGUYỄN DUY NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ................... 22
2.1. Cái tơi trữ tình sâu lắng ...................................................................... 22
2.1.1. Trữ tình về con người ..................................................................... 22
2.1.2. Trữ tình về quê hương, đất nước ..................................................... 30
2.1.3. Trữ tình về tình yêu và hôn nhân ................................................... 36


2.2. Cái tôi suy tư, triết lý ........................................................................ 42
2.2.1. Suy tư, triết lý về nhân dân ............................................................. 42
2.2.2. Suy tư, triết lý về hạnh phúc - khổ đau, vô hạn - hữu hạn ............... 45
2.2.3. Suy tư, triết lý về đạo lý .................................................................. 50
2.3. Cái tơi hài hước, dí dỏm ..................................................................... 52
2.3.1. Hài hước, dí dỏm khi viết về thế thái nhân tình .............................. 53
2.3.2. Hài hước, dí dỏm khi viết về tình u và hơn nhân ......................... 57
2.3.3. Hài hước, dí dỏm khi viết về chính bản thân nhà thơ ...................... 61
Chương 3: HÌNH TƯỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
NGUYỄN DUY NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC ................ 65

3.1. Thể thơ ............................................................................................... 65
3.1.1. Lục bát Nguyễn Duy - nơi gặp gỡ giữa truyền thống và hiện đại ... 65
3.1.2. Thể thơ năm chữ - cô đọng, hàm súc.............................................. 73
3.1.3. Thể thơ tự do - vươn tới hiện đại .................................................... 75
3.2. Giọng điệu .......................................................................................... 78
3.2.1. Giọng điệu kể chuyện tâm tình ....................................................... 78
3.2.2. Giọng điệu hóm hỉnh, vui tươi ........................................................ 81
3.2.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư ................................................... 84
3.3. Ngôn ngữ thơ ..................................................................................... 85
3.3.1. Sử dụng thành công biện pháp tu từ từ láy và trùng điệp ................. 86
3.3.2. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu ................................................................ 89
3.3.3. Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, gần gũi đời thường .......................... 91
KẾT LUẬN .......................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. 97
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, thi ca ln có một ma lực, một sức hấp dẫn lạ thường đới
với con người. Thơng qua “lăng kính chủ quan” của tác giả, người đọc tìm thấy
một “thế giới khác”, vừa gần gũi, vừa xa lạ, vừa chân thực, vừa thơ mộng bởi
qua thơ cái tôi chủ quan của tác giả được biểu hiện. Đó là cái tơi của cảm xúc,
nỗi niềm, suy tư về đời sống của người nghệ sĩ. Lê Lưu Oanh trong chuyên luận
“Thơ trữ tình Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học q́c gia Hà Nội đã khẳng định:
“ Chủ quan là đặc trưng nội dung của thơ trữ tình và cái tơi trữ tình là biểu hiện
tập trung nhất của bản chất chủ quan đó” [41, tr.50].
Cái tơi trữ tình là sự thể hiện trực tiếp những xúc cảm và suy tư chủ quan
của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện thực cuộc sớng. Nói một

cách khác, quá trình tìm hiểu về cái tơi trữ tình là quá trình đi tìm hiểu một
phạm trù mĩ học của thế giới tinh thần. Nghĩa là giúp độc giả nhận thức về
mối quan hệ giữa con người với con người, cũng như sự tồn tại của cá nhân
trước cộng đồng.
Bước sang thế kỉ XX, nền văn học hiện đại của nước ta đã gặt hái được
nhiều thành công rực rỡ trên nhiều thể loại, đặc biệt là thơ ca. Bên cạnh các
nhà thơ của phong trào Thơ mới hay thế hệ các nhà thơ chống Pháp, các nhà
thơ xuất hiện và trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ đã thật
sự góp một phần tiếng nói khơng nhỏ vào sự nghiệp chung của dân tộc, đã
làm nên thế hệ nhà thơ chớng Mỹ. Trong sớ những nhà thơ đó, ta khơng thể
khơng nhắc tới Nguyễn Duy. Thơ Nguyễn Duy gắn bó với cuộc sống, là sự
kết hợp ăn ý đến mức thấm vào nhau giữa hiện thực đời sống và tâm hồn, trí
tuệ của nhà thơ. Đây là nhà thơ đã “đem lại vinh quang cho cả thế hệ thơ trẻ
thời kỳ chống Mỹ” (Trần Đăng Suyền) [52, tr.92].
Thơ Nguyễn Duy đã được chọn đưa vào chương trình giảng văn trong


2
nhà trường, giới thiệu ra nước ngoài, đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình
văn học đánh giá, cơng bớ trên các báo chuyên ngành, được công chúng yêu
thơ đọc và bình phẩm. Với bài nghiên cứu này, chúng tơi mong muốn bạn đọc
hiểu sâu sắc hơn về thế giới tâm hồn, tình cảm và tài năng của nhà thơ. Trên
cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc cơng trình nghiên cứu của những người đi
trước, đề tài này của chúng tơi nhằm góp thêm một cái nhìn mới về sự nghiệp
thơ ca của nhà thơ Nguyễn Duy.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Bàn về phương diện nội dung
Nhà phê bình Hồi Thanh trong “Đọc một số bài thơ của Nguyễn Duy”
đăng trên Báo Văn nghệ số 444 đã khẳng định: “Thơ Nguyễn Duy đưa ta về
một thế giới quen thuộc: một gốc sim, một bụi tre, một ổ rơm…Nhưng thế giới

ấy trong thơ Nguyễn Duy quen thuộc mà khơng nhàm chán…Nguyễn Duy đặc
biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù gian
khổ, không tuổi không tên...” [54, tr.5]. Cùng quan điểm với Hồi Thanh,
trong bài “Tìm giọng mới thích hợp với người thời mình”, Lại Nguyên Ân
cho rằng thơ “Nguyễn Duy nhạy cảm với cái gì ít ỏi, cịm nhom, queo quắt,
cộc cằn, đơn lẻ” [1, tr.11].
Đọc thơ Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Sáng trong bài “Đi tìm tiềm lực
trong thơ Nguyễn Duy” đã khái quát thơ Nguyễn Duy: “Ngoài mảng thơ về
đề tài chiến trận, thơ Nguyễn Duy chủ yếu dành cho những đề tài mn thuở:
tình u, con người và đất nước quê hương...Trong thơ Duy có hầu hết gương
mặt các miền đất với những cảnh sắc, thần thái riêng” [46, tr.84]. Vũ Văn Sỹ
cũng có những nhận xét khá tinh tế: “Nguyễn Duy thường nắm bắt những cái
mong manh nhưng vững chắc trong đời: chút rưng rưng của ánh trăng, một
tiếng tắc kè lạc về giữa phố, một dấu chân cua lấm tấm ruộng bùn, một kỉ
niệm chập chờn nguồn cội, một mùi thơm của huệ trắng trong đền, thoáng hư


3
thực giữa người và tiên phật...” [53, tr.69]. Còn nhà nghiên cứu Vương Trí
Nhàn đưa ra một nhận xét có ý nghĩa khái quát về thơ Nguyễn Duy “Bao
dung nên giàu có” [39, tr.280]. Trong chuyên luận Đặc điểm thẩm mỹ thơ
Nguyễn Duy (2009), Lê Thị Thanh Đạm đánh giá “Thơ Nguyễn Duy giàu
tình thương. Phẩm chất đó là sự kết hợp giữa trái tim giàu lòng nhân ái
của nhà thơ được tích tụ trong q trình sống gẫn gũi với những con người
bình thường, chắt chiu từ sự khắc nghiệt của cuộc sống đời thường mà ông
bà, cha mẹ, bà con xóm giềng cũng như chính bản thân nhà thơ nếm trải,
vượt lên ” [8, tr.67]
Nhìn chung các ý kiến đánh giá trên đã chỉ ra được nét riêng và độc đáo
của thơ Nguyễn Duy là ông thường cảm xúc - suy nghĩ về những điều bình dị,
cụ thể của đời thường. Đặc điểm này thể hiện trong thơ ông như một mạch

thống nhất, xuyên suốt cả trong hoàn cảnh chiến tranh và hịa bình.
Qua từng tác phẩm của Nguyễn Duy, các nhà nghiên cứu, phê bình đã có
những cảm nhận riêng, độc đáo. Cụ thể trong “Hơi ấm ổ rơm”, Vũ Quần
Phương cho là: Nguyễn Duy “hiểu sâu sắc rằng trong thiếu thốn, tấm lòng
thơm thảo, nhường cơm xẻ áo của nhân dân ta lại càng cao cả xúc động. Sự
ấm áp của tình người trong đêm gió lạnh đồng chiêm đó thật là thấm thía”
[43, tr.154]. Cịn Lê Trí Viễn khi nói về bài “Tre Việt Nam” đã chỉ ra cái tài
của Nguyễn Duy “đã tìm ra cái tươi trong cái khô, cái cao cả ở cái tầm
thường, cái lạ ở cái nhàm; đó là phát hiện ra phẩm chất con người ở cây tre”
[60; tr.289]. Từ những bài nghiên cứu này, ta thấy Nguyễn Duy luôn trân
trọng, yêu thương những kiếp người nghèo khổ nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp dù
hồn cảnh khó khăn, gian khổ đến chừng nào.
Trong số các tập thơ của Nguyễn Duy, tập thơ Ánh trăng (1984) nhận
được nhiều nhà phê bình chú ý nhất. Từ Sơn có nhận xét về nội dung tập thơ
này như sau: “Tám mươi bài thơ chọn in trong hai tập Cát trắng và Ánh trăng


4
chiếm số lượng lớn vẫn là những bài thơ viết về người lính, về những điều đã
cảm nhận trên các nẻo đường chiến tranh...Nguyễn Duy đã đi nhiều nơi, đã
tiếp xúc với nhiều người. Bao giờ anh cũng dành những tình cảm tốt đẹp nhất
của mình cho đồng đội và cho những người dân bình thường” [48, tr.2]. Lê
Quang Hưng cũng rất sâu sắc khi cho rằng: Tiếng nói của Nguyễn Duy trong
Ánh trăng “trước tiên vẫn là tiếng nói của một người lính, tiếng nói tìm đến
những người lính- những đồng đội - để sẻ chia, trò chuyện...” [30, tr.156].
Lê Quang Hưng đã chỉ ra sự hấp dẫn của tập thơ: “Ánh trăng được nhiều
bạn đọc yêu thích trước hết vì nó thực sự là một phần của một cuộc đời, là
tiếng nói của một cây bút có trách nhiệm trước cuộc sống xây dựng và chiến
đấu sôi động trên đất nước ta những năm qua” [30, tr.158]. Tế Hanh trong
bài “Hoa trên đá và Ánh trăng” đăng trên báo Văn nghệ số 15/1986, ông

viết: “Đọc thơ Nguyễn Duy trước hết ta thấy anh là một người lính đã chiến
đấu ở nhiều mặt trận. Hiện nay anh không phải là quân nhân nhưng những
câu thơ anh viết về bộ đội, về cuộc đời quân nhân vẫn là những câu thơ
thấm thía nhất” [28, tr.3].
2.2. Bàn về phương diện nghệ thuật
Vấn đề thể loại trong thơ Nguyễn Duy được các nhà nghiên cứu quan
tâm. Bài thơ “Tre Việt Nam” đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà phê bình.
Hầu hết các ý kiến đều xem đây là một trong những bài thơ lục bát tiêu biểu
của Nguyễn Duy. Văn Giá trong “Một lục bát về tre” nhận xét: “ Lựa chọn
thể thơ 6-8, một thể thơ thuần chất Việt Nam, tác giả xử lý thật nhuần nhuyễn,
trôi chảy, trau chuốt, không non ép, gượng gạo, vấp váp một chỗ nào. Trong
toàn bộ sáng tác của nhà thơ, phần các bài viết theo thể lục bát không phải là
nhiều nhất nhưng anh vẫn được coi là một trong những nhà thơ hiện đại viết
lục bát thành công nhất.” [3, tr. 93]. Và chính Nguyễn Duy, khi trả lời phỏng
vấn trên báo Đại đoàn kết đã bộc bạch: “Những bài thơ lục bát là phần quý


5
giá nhất của mình” [7, tr.14].
Khi nhận xét về ngơn ngữ trong thơ Nguyễn Duy có nhiều ý kiến khác
nhau. Nguyễn Quang Sáng cho rằng: “Thơ Nguyễn Duy đượm tính dân tộc và
nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian” [46, tr.96]. Cịn với Vương Trí Nhàn, thơ
Nguyễn Duy là “bản hợp xướng của những chữ lạ” [38, tr.283].
Khi nghiên cứu về giọng điệu, các nhà phê bình tìm ra được nhiều đặc
điểm khác nhau trong thơ Nguyễn Duy. Bài viết Tìm giọng mới thích hợp với
người thời mình, Lại Ngun Ân tập trung tìm hiểu sự cách tân giọng điệu
trong thơ Nguyễn Duy: “Thật ra thơ Nguyễn Duy nhìn chung vẫn nằm trong
điệu trữ tình...Thơ Nguyễn Duy gần đây thường có thêm sắc giọng thủng
thẳng, hơi ngang ngạnh và ương bướng”.[1, tr.11]. Ngô Thị Kim Cúc khi đọc
tập thơ Bụi của Nguyễn Duy đã nhận xét: “Từ bài đầu đến bài cuối hầu hết

vẫn giống nhau ở một cách viết, vẫn cái giọng cà tửng cà khịa khiến người ta
lúc đầu bật cười rồi sau đó thấm thêm một tí lại trào nước mắt” [7, tr.5].
Trong các bài phê bình nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy, thì bài viết
Nguyễn Duy - thi sĩ thảo dân của Chu Văn Sơn là một bài viết khá cơng phu.
Ơng gọi thế giới thơ Nguyễn Duy là “cõi chúng sinh thì hiện tại: binh lửa và
bụi bặm, bùn nước và gió trăng, nghèo đói và tiềm năng, tàn phá và gây
dựng, xơ xác và nhen nhóm, bần bách và phù hoa…mà đâu đâu cũng thấy mồ
hôi và nước mắt”; “nhân vật nhân loại của thi sĩ này hầu hết là thảo dân. Họ
là “thập loại chúng sinh thì hiện tại”, là bà, mẹ, cha, vợ, con...đặc biệt là
những con người không may mắn xuất hiện trong đời sống như chú bé đi bụi
khoèo mái hiên lắng nghe pháo tết, em điếm ế đón giao thừa gốc cây, bà bới
rác nằm co ro gầm cầu...” [49, tr.38]. Từ đó biện giải “Nguyễn Duy là thi sĩ
thảo dân”, chỉ ra bản chất “thảo dân” ấy ở cảm hứng sáng tác, ngôn ngữ,
giọng điệu, thể thơ lục bát của Nguyễn Duy.
Như vậy, qua các bài nghiên cứu, phê bình thơ Nguyễn Duy nêu trên,


6
chúng tơi nhận thấy các tác giả đã có những đóng góp nhất định trong việc
phát hiện ra một sớ đặc điểm về nội dung, nghệ thuật nổi bật của thơ ơng.
Nhưng nhìn chung, các bài viết này chỉ mới đi vào tìm hiểu một bài thơ, tập
thơ hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu một khía cạnh, một mặt nào đó trong thơ
Nguyễn Duy, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu, khảo sát một cách tồn
diện và có hệ thớng phẩm chất nghệ thuật thơ Nguyễn Duy, trong đó hình
tượng cái tơi trữ tình được nhìn nhận là một đặc điểm nổi bật.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của đề tài là khảo sát, nghiên cứu một cách có hệ thớng đặc
điểm của cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy
- Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, xác định được “Hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn

Duy” trên phương diện nội dung.
Thứ hai, xác định được “Hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn
Duy” trên phương diện hình thức nghệ thuật.
Thứ ba, thấy được sự đóng góp và khẳng định được vai trị, vị trí của
Nguyễn Duy đối với lĩnh vực thơ ca và nền văn học Việt Nam nói chung
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu, phát hiện đặc điểm nổi bật của hình tượng cái tơi trữ tình trong
thơ Nguyễn Duy chủ yếu qua phương diện nội dung và phương diện hình thức
biểu hiện cái tơi nghệ thuật ấy.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Duy sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau như: thơ, tiểu thuyết,
bút kí, phóng sự...nhưng do giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên
cứu thơ trữ tình của Nguyễn Duy. Cụ thể ở các tập thơ: Cát trắng (1973), Ánh
trăng (1984), Mẹ và em (1987), Đường xa (1989), Về (1994), Sáu & Tám


7
(1994), Vợ ơi (1995), Thơ Nguyễn Duy (2010), Thơ Nguyễn Duy - Q nhà ở
phía ngơi sao (2017)…
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi vận dụng các phương
pháp chủ yếu sau đây:
5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói
chung. Chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp này để phân tích câu thơ, khổ thơ,
đoạn thơ, bài thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận
điểm của luận văn.
5.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Chúng tôi quan niệm sáng tác thơ của Nguyễn Duy là một chỉnh thể nghệ

thuật trọn vẹn và mang tính hệ thống. Mọi đối tượng, mọi vấn đề khảo sát
được chúng tôi đặt trong tương quan hệ thống, trong quy luật cấu trúc này.
5.3. Phương pháp so sánh
Mục đích của việc sử dụng phương pháp so sánh là để khẳng định nét
độc đáo, đặc sắc của phong cách thơ Nguyễn Duy trong mối tương quan so
sánh với các tác giả, tác phẩm khác ở cả hai chiều lịch đại và đồng đại. Trên
cơ sở đó để tìm hiểu, lí giải và xác định rõ những giá trị cũng như đóng góp
của thơ Nguyễn Duy trên nhiều bình diện khác nhau.
Và một số phương pháp bổ trợ khác.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu (8 trang) và Kết luận (2 trang), luận văn được triển
khai trong ba chương:
Chương 1: Cái tơi trữ tình và hành trình thơ Nguyễn Duy


8
Chương 2: Hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ
phương diện nội dung
Chương 3: Hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ
phương diện hình thức
Ći cùng là danh mục Tài liệu tham khảo.


9
Chương 1
CÁI TƠI TRỮ TÌNH VÀ HÀNH TRÌNH THƠ NGUYỄN DUY
1.1. Quan niệm về cái tơi trữ tình
1.1.1. Khái niệm cái tôi
Cái tôi ra đời đánh dấu ý thức đầu tiên của con người về bản thể tồn tại
của chính mình. Từ đó ý thức được, mỗi con người là một cá thể độc lập, khác

với cá thể khác. Theo Đêcac, cái tôi thể hiện ra như một cái thuộc về thực thể
biết tư duy, như căn nguyên của nhận thức duy lí, và do đó, cái tơi khẳng định
tính độc lập của mình. Ơng có định nghĩa nổi tiếng “tôi tư duy tức là tôi tồn
tại”. Chủ nghĩa duy ngã của Phichtê cho rằng, cái tôi là thực thể, là căn
nguyên sáng tạo tuyệt đối, là thực tại duy nhất. Thế giới là thực tại của tôi
hoặc là sự biểu hiện của tơi. Hêghen đã giải thích thực chất xã hội của cái tơi
như một sức mạnh (lí tính thế giới) bị tha hóa trên những con người cụ thể.
Nói cách khác, đó là lí tính thế giới bộc lộ của từng con người nhất định.
H Becxông khi nhấn mạnh đời sống bên trong cá nhân đã chú ý tới cái
tôi thuần túy ý thức. Theo ông, con người có hai cái tơi: cái tơi bề mặt và cái
tơi bề sâu. Cái tôi bề mặt là các quan hệ của con người đới với xã hội. Cịn cái
tơi bề sâu là phần sâu thẳm của ý thức. Đó mới chính là đới tượng của nghệ
thuật.
Các quan điểm duy tâm về cái tôi đã khẳng định, cái tôi là phương diện
trung tâm của tinh thần con người, là cốt lõi của tri thức, có khả năng chi phới
các hoạt động và là sự khẳng định nhân cách của con người trong thế giới, tuy
vậy, các quan điểm trên đã tách cái tơi khỏi xã hội sinh động, chưa nhìn thấy
cơ sở lịch sử - cụ thể và tính tích cực chủ động của cái tôi.
Triết học Mác-Lênin đã xác định giá trị của con người cá nhân từ bản
thân con người với tư cách là chủ thể, khách thể của các mới quan hệ xã hội.
Mỗi cá nhân có ý nghĩa như một bộ mặt xã hội hóa cá thể con người và cá


10
nhân cùng tìm thấy mình trong xã hội. Triết học Mác khẳng định vai trị của
cái tơi: "Cái tơi là trung tâm tinh thần của con người, của cá tính con người
có quan hệ tích cực đối với thế giới và với chính bản thân mình. Chỉ có con
người độc lập kiểm sốt những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính
chủ động tồn diện mới có cái tơi của mình" [56, tr.66]
1.1.2 Cái tơi trữ tình trong thơ

1.1.2.1 Khái niệm cái tơi trữ tình
Tìm hiểu khái niệm cái tơi trữ tình, ta cần tiếp cận từ khái niệm trữ tình.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, trữ tình là “một trong ba phương thức
thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự và kịch) làm cơ sở cho một loại văn
học…phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người,
nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc
chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh” [26, tr.373]. “Từ điển tiếng
Việt” của Viện ngơn ngữ học do Hồng Phê chủ biên cũng cho rằng: Trữ tình
“có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ cảm xúc,
tâm trạng riêng của con người kể cả bản thân người nghệ sĩ trước cuộc sống”
[42, tr.1054]. Như vậy, trữ tình là hình thức cơ bản của văn học nghệ thuật, là
cách con người thể hiện những cảm nhận chủ quan của mình trước thực tại.
“Tác phẩm trữ tình có thể viết bằng thơ hoặc văn xi, nhưng thơ vẫn là hình
thức tổ chức ngơn từ phù hợp nhất với nó” [26, tr.374].
Ta nên hiểu về khái niệm thơ trữ tình như thế nào cho chính xác? Theo
Từ điển thuật ngữ văn học, thơ trữ tình là “thuật ngữ chỉ chung các thể thơ
thuộc loại trữ tình, trong đó những cảm xúc suy tư của nhà thơ hoặc nhân vật
trữ tình trước đời sống được thể hiện trực tiếp (…) Là tiếng hát tâm hồn, thơ
trữ tình có khả năng biểu hiện những cảm xúc phức tạp của thế giới nội tâm
từ các cung bậc tình cảm cho tới những chính kiến những tư tưởng triết học”
[26, tr.317].


11
Tìm hiểu những định nghĩa trên, ta có thể thấy, thơ trữ tình lấy nguyên tắc
chủ quan làm nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực và quy định
những đặc điểm cớt yếu của mình. Trong đó “cái tơi trữ tình giữ một vị trí đặc
biệt vì nó là nguồn trực tiếp duy nhất của nội dung tác phẩm” [26, tr.374].
Trong đời sống cũng như trong nghệ thuật, cái tôi của mỗi người sẽ chi
phối, điều khiển mọi hành vi, hoạt động và sáng tạo. Điều này như H.

Becxơng đã nói, trong mỗi người đều có hai cái tôi: cái tôi bề mặt và cái tôi
bề sâu. Theo đó có thể khẳng định, thế giới nghệ thuật là vương quốc của cái
tôi bề sâu. Những tác phẩm nghệ thuật ra đời với tư cách là sản phẩm của hoạt
động nghệ thuật chính là kết quả của cái tơi bề sâu, chính xác hơn là kết quả
của sự xâm nhập của cái tôi ý thức vào cái tôi sâu thẳm để vươn tới một cái
tôi cao hơn: cái tôi nghệ thuật. Nếu như trong tác phẩm tự sự, cái tơi nghệ
thuật bộc lộ gián tiếp qua những hình tượng nhân vật, trong tác phẩm kịch
được bộc lộ gián tiếp qua các xung đột, hành động kịch thì trong tác phẩm trữ
tình, cái tơi nghệ thuật ấy được bộc lộ một cách trực tiếp. Cái tơi trữ tình
chính là một biểu hiện cụ thể của cái tôi nghệ thuật, thể hiện thế giới chủ
quan, thế giới tinh thần của chủ thể trữ tình.
Ngun tắc chủ quan, như trên đã nói, là nguyên tắc cơ bản trong phương
thức sáng tạo của thơ trữ tình. Nguyên tắc ấy thể hiện ở việc nhận thức, lý
giải, đánh giá và tái hiện đời sống thơng qua cảm nhận của chủ thể trữ tình.
Thơ trữ tình là sự thể hiện ý thức xã hội - lịch sử - thẩm mỹ thông qua kinh
nghiệm một cá nhân, trong đó, ý thức của chủ thể, tức cái tơi trữ tình chính là
lăng kính chuyển đổi một cách đặc biệt thế giới khách quan thành một thế giới
riêng biệt, độc đáo: thế giới trữ tình. Vậy nên thơ là “tả cảnh ngụ tình”, là thể
hiện cái tình trong cảnh, những “cảnh”; những “sự” trong thơ khơng cịn đơn
thuần là cảnh, sự trong hiện thực khách quan nữa mà là tâm cảnh, ý cảnh,
tâm sự, cảm xúc của tác giả.


12
Như vậy, cái tơi trữ tình thực chất chính là thế giới chủ quan, thế giới
tinh thần của con người được thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các
phương thức trữ tình. Nó là nguồn gớc, là nội dung, đối tượng, đồng thời cũng
là bản chất của tác phẩm trữ tình. Tuy nhiên đới với khái niệm này, hiện nay
vẫn tồn tại hai cách hiểu với phạm vi khác xa nhau. Theo nghĩa hẹp, nó là
hình tượng cái tơi cá nhân cụ thể, cái tôi tác giả gắn liền với cuộc đời tác giả,

với cảm xúc riêng tư, là một loại nhân vật trữ tình. Hiểu theo nghĩa rộng, nó là
nội dung thẩm mĩ của các tác phẩm trữ tình, là một nội dung, một phẩm chất,
đồng thời cũng là đới tượng của thế giới trữ tình, có tác dụng phân biệt trữ
tình với các thể loại khác. Nói một cách khác, Cái tơi trữ tình là biểu hiện tập
trung của tính chủ quan trong thơ trữ tình. Bản chất chủ quan của chủ thể trữ
tình thể hiện ở nguyên tắc tiếp nhận và tái hiện đời sống thông qua tồn bộ
nhân cách của con người trữ tình. Ở đây, cá tính nhân vật trữ tình với phong
thái, ấn tượng, sự độc đáo chiếm vị trí chủ đạo và người đọc, thơng qua đó để
lĩnh hội thế giới. Cuộc sống sẽ được nhận thức, lý giải thông qua lăng kính
cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tác giả luận văn hiểu và sử dụng khái niệm cái
tơi trữ tình theo nghĩa rộng, một khái niệm có tính phổ qt, thể hiện bản chất
chủ quan của thể loại trữ tình, từ đó soi chiếu vào một cái tơi cụ thể – cái tôi
trong thơ Nguyễn Duy.
1.1.2.2. Bản chất của cái tơi trữ tình
a) Bản chất xã hội - tâm lý của cái tơi trữ tình
Cái tơi trữ tình là một cấu trúc mang bản chất xã hội. Trong đời sống,
mỗi cá nhân đều tồn tại trong vô vàn các mối quan hệ khác nhau của xã hội,
thơng qua đó cái tơi cũng được hình thành và khẳng định. Do vậy, C.Mac
trong cuốn sách “Bản thảo kinh tế triết học” đã khẳng định: “Chỉ có trong xã
hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người. Tồn tại
bản thân tôi cũng là hoạt động xã hội, khi tơi có ý thức về tơi như một thực


13
thể xã hội" [36, tr.130]. Chính các bình diện của đời sớng xã hội như truyền
thớng, văn hóa, đạo đức, lịch sử, triết học, thẩm mỹ... sẽ chi phối bản chất tâm
lý - xã hội trong cấu trúc cái tôi. Cái tơi có sức dung chứa và khả năng phản
ánh mọi mặt của đời sớng, người nghệ sĩ càng có đời sớng phong phú thì cái
tơi được thể hiện trong văn học lại càng đa dạng và sâu sắc. Chính vì cái tơi
trữ tình ln chịu tác động lớn từ hiện thực nên một nhà thơ, nhà văn luôn

chịu những tác động của thời đại mình đang sớng.
Là một cấu trúc mang bản chất xã hội, tất yếu cái tôi trữ tình cũng mang
một giá trị xã hội. Trong cuộc sớng, mỗi cá nhân ln phải tích cực khẳng
định mình trong các mối quan hệ và các tiêu chuẩn của đời sống như một chủ
thể sáng tạo. Khi nỗ lực hoạt động và sáng tạo, mỗi chủ thể có thể góp phần
thay đổi các yếu tớ khác của cấu trúc xã hội. Chẳng hạn, chính sự tích cực thể
hiện của những cái tơi trữ tình khác lạ, độc đáo vào những năm 30 của thế kỷ
XX ở nước ta đã tạo nên một trào lưu văn học lãng mạn mà đỉnh cao là phong
trào Thơ mới (1932 – 1945) đã tạo một bước ngoặt của tư duy thơ Việt Nam.
Sự tích cực chủ động sáng tạo của cái tơi trữ tình ln mang tính lịch sử và có
nguồn gớc từ hiện thực đời sống, nên đời sống của cái tôi cũng ln vận động,
phát triển khơng ngừng. Theo đó. cái tơi trữ tình khơng bao giờ là một thế giới
khép kín, nhỏ bé và hạn hẹp. “Trong cái tơi một con người bao giờ cũng có
phần xã hội, phần cá nhân, mà hành động con người là kết quả của sự chi
phối của cái tơi trọn vẹn đó” [41, tr.24]. Về điều này, nhà lý luận văn học
Nga M. Bakhtin cũng đã cho rằng: “Lời trong thơ không thuần túy là lời cá
nhân. Ở đây, uy tín của tác giả nhà thơ là uy tín của dàn đồng ca. Sự đắm say
trữ tình căn bản là sự đắm say của dàn đồng ca. Bởi vì tơi nghe thấy bản thân
mình trong người khác, với người khác và cho người khác…Cái tiếng nói của
người khác mà tơi nghe thấy được ở ngồi tơi ấy chính là yếu tố tổ chức sức
sống nội tại trong thơ trữ tình của tơi” [51, tr. 132].


14
Cái tơi trữ tình của một cá nhân cũng thể hiện một quan hệ, một thái độ
của cá nhân với hiện thực. Sự bộc lộ cảm xúc, bày tỏ thái độ của cá nhân
trước các tác động của ngoại cảnh cũng chính là một sự trả lời, một phản ứng
đới với ngoại cảnh ấy, qua đó cái tơi trữ tình được bộc lộ rõ nét nhất. Cảm xúc
là yếu tố quan trọng nhất trong các đặc trưng của thơ trữ tình, bởi suy cho
cùng, mục đích của thơ trữ tình là trình bày được tâm tư, tình cảm, đánh giá

mang tính chủ quan của con người đới với hiện thực.
Cái tôi tâm lý - xã hội không phải là một cấu trúc đơn nhất, thuần túy mà
lả một hệ thống phức tạp được hợp thành bởi nhiều cái tôi và biểu hiện những
quan hệ khác nhau của con người đối với thế giới. Các mối quan hệ của cá
nhân chủ thể với xã hội càng phong phú bao nhiêu thì cấu trúc của cái tôi ấy
càng phức tạp bấy nhiêu. Khơng những vậy, cấu trúc cái tơi cịn là một chỉnh
thể toàn vẹn và đa dạng, bao gồm cả những mâu thuẫn, đấu tranh. Cái tôi mà
chủ thể biểu hiện ra chính là cái tơi cân bằng nhất giữa các mặt đấu tranh ấy,
và là “cái tôi chủ đạo, mang tính ổn định, có khả năng đồng hóa và chiến
thắng những cái tôi khác tạo nên sự nhất quán đầy phong phú của con người
với chính nó và thời đại” [41, tr.27].
b) Bản chất nghệ thuật của cái tôi trữ tình
Thơ là sự thể hiện cái tơi cá nhân với những suy nghĩ, cảm xúc của người
nghệ sĩ trước cuộc sớng, “thơ là tiếng nói tri âm”, chính vì vậy con người
ḿn tự biểu hiện mình thường tìm đến với thế giới trữ tình.
Nếu chỉ có cái tơi tâm lý - xã hội thì chưa thể có nghệ thuật. Nghệ thuật
chỉ xuất hiện khi cái tôi tâm lý - xã hội trở thành cái tôi nghệ thuật, tức là cái
tôi ấy có nhu cầu tự biểu hiện, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu đồng cảm và tất yếu
phải được bộc lộ bằng phương tiện nghệ thuật. Phương tiện nghệ thuật ấy
trong văn học chính là ngơn ngữ nghệ thuật - một phương tiện đặc thù phản
ánh tồn tại tinh thần nhất định của cái tơi trữ tình. Cái tơi trữ tình ḿn thực


15
hiện chức năng tự biểu hiện thì phải thơng qua ngôn ngữ nghệ thuật, và sự
đồng cảm của chủ thể trữ tình với những tâm hồn đồng điệu cũng chỉ được
thực hiện trên cơ sở giao tiếp, truyền đạt qua văn bản trữ tình.
Bản chất nghệ thuật của cái tơi trữ tình thể hiện ở chỗ nó là một thế giới
nghệ thuật thớng nhất, “có ngơn ngữ và quy luật riêng, chịu sự quy định của
những quan niệm nghệ thuật riêng, phụ thuộc vào lịch sử thời đại và lịch sử

cá nhân” [41, tr.33]. Thế giới ấy “mang tính biểu tượng hóa" và để hiểu được
thế giới ấy, ta cần trải qua quá trình “giải mã” những mã sớ, kí hiệu, ngơn ngữ
và chương trình riêng để ta có thể thâm nhập vào khi đã nắm bắt được những
quy tắc riêng của nó và đến với nó bằng một tâm thế đồng điệu với chủ thể trữ
tình. Chẳng hạn phải hiểu được thế giới nghệ thuật của Hàn Mặc Từ mới hiểu
hết ý nghĩa những hình tượng nghệ thuật như trăng, hồn, máu... trong thơ ông
và mới thấu hiểu hết tâm sự của một tâm hồn đau đớn và cô đơn đến tột cùng
của nhà thơ.
Thế giới nghệ thuật của cái tơi trữ tình có khơng gian nghệ thuật riêng,
thời gian nghệ thuật riêng. Qua không gian nghệ thuật, ta có thể biết được
“mơ hình thế giới của cái tơi trữ tình với độ cao, chiều rộng và độ sâu của
nó" [41, tr.34]. Khơng gian - bao la, rộng lớn hay gị bó, chật chội, nó ln
chứa đựng tình cảm của nhà thơ. Khơng gian nghệ thuật cùng chính là
phương thức chiếm lĩnh đời sống của tác giả gắn với ý thức chủ quan của tác
giả nên nó cũng là ngôn ngữ, là biểu tượng nghệ thuật.
Giống như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng được xây
dựng theo cảm nhận chủ quan của chủ thể trữ tình. Thời gian nghệ thuật "là
phương thức vận động, là nhịp điệu tồn tại của thế giới tâm hồn" [41, tr.34].
Bởi vậy, khác với thời gian khách quan đo bằng lịch và đồng hồ, trong thế
giới nghệ thuật, thời gian có thế được đảo ngược, từ hiện tại hồi tưởng lại quá
khứ, thậm chí từ tương lai trở về quá khứ: “Khắc giờ đằng đẵng như niên/


16
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa” (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Cơn).
Do đó, thời gian nghệ thuật luôn mang cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh, giúp ta
phát hiện được thực tại đối với con người.
1.2. Hành trình thơ Nguyễn Duy
1.2.1. Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Duy
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 tại xã Đơng

Vệ, thị xã Thanh Hóa (nay là thành phớ Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Năm
1965, ơng từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực
cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong
những năm chiến tranh Việt nam. Năm 1966, ông nhập ngũ, trở thành lính
đường dây của bộ đội thơng tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến
trường đường 9 - Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, chiến trường miền Nam,
biên giới phía Bắc (năm 1979). Sau đó ơng giải ngũ, làm việc tại Tuần báo
Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía
Nam. Ngày nhỏ, ơng được bà ngoại đọc cho nghe rất nhiều hị vè, ca dao,
truyện cổ tích. Đó có thể là một trong những nguyên nhân làm nên thành công
ở thể thơ lục bát sau này.
Cuộc đời Nguyễn Duy nhiều thăng trầm, vất vả, từ những ngày ấu thơ
cho đến khi trở thành người lính, đi qua chiến tranh, trở về với cuộc sống đời
thường. Một ngày buồn, ngồi lục lại trong đống đồ cũ những thúng mủng,
nong nia, xoong chậu và ông chụp ảnh rồi đề thơ lên. Ý tưởng bất chợt ấy,
mang lại cho ông thành công, mà trước hết là về tiền bạc. Một công ty làm
lịch đã mua và ơng có tiền trả nợ. Suốt hàng chục năm trời ông bươn chải làm
đủ thứ nghề, khơng nề hà bất cứ việc gì như ni lợn, đạp xích lơ, viết th…
Ơng là người đi nhiều, ham hiểu biết. Ở đâu ơng cũng có bạn bè, trong
đó có những người đã say thơ ơng đến độ khó dứt ra được. Ơng đã sang Mỹ
đọc thơ, giới thiệu thơ lục bát cùng nhà thơ Ý Nhi. Nguyễn Duy đã có chuyến


17
du khảo văn hoá xuyên Việt bằng ôtô trong gần một tháng cùng với một vài
người bạn. Chuyến đi này đã giúp ông thu thập thêm một vốn kiến thức về
văn hóa, ẩm thực, lễ hội khắp ba miền đất nước. Với ơng, đó là chuyến đi đầy
ý nghĩa, vất vả mà lắm niềm vui. Ông đi tới nhiều nước trên thế giới như Nga,
Trung Quốc, Pháp, Mỹ và nhiều nước ở Tây Âu. Mỗi chuyến đi đều cho ông
những kinh nghiệm mới, ý thức mới cho việc sáng tác và quảng bá thơ ca Việt

Nam với bè bạn quốc tế. Từ đó, ơng lại làm việc khơng ngưng nghỉ. Nguyễn
Duy cũng ln thể hiện mình là một người rong chơi trong cảm hứng sáng
tạo.
Nhà thơ Nguyễn Duy đã từng có tuổi thơ lam lũ vất vả ở miền quê xứ
Thanh Hóa tuy nghèo mà sâu nặng nghĩa tình. Sớm phải chịu cảnh mồ cơi,
thiếu tình mẹ nhưng bù lại cậu bé Nguyễn Duy được sớng trong tình u
thương và sự chăm sóc chu đáo của bà ngoại. Tấm lịng nhân hậu, mộc mạc
của bà đã nuôi lớn tâm hồn nhà thơ. Sự gắn bó với đất nước và nhân dân trong
những năm tháng chiến tranh gian khó đã ni dưỡng và hun đúc lên trong
Nguyễn Duy một hồn thơ cương trực và mạnh mẽ, nặng trĩu suy tư mà thắm
thiết nghĩa tình. Về con người, có rất nhiều người, nhất là bạn văn, cho rằng
Nguyễn Duy là nhà thơ lãng du nhất trong số các nhà thơ đương đại Việt
Nam. Vì thế thơ ơng chất chứa nỗi niềm, đầy cảm xúc với những gì bình dị,
khơng đao to búa lớn. Ơng làm những gì mình thích và chúng đều có ý nghĩa
đới với nhiều người. Dù đã có tuổi nhưng cái tôi nghệ sĩ trong con người
Nguyễn Duy vẫn thôi thúc ông bước tiếp trên con đường khám phá thế giới
xung quanh. Ơng cũng thường xun đi nói chuyện thơ, đọc thơ, làm sách và
có những chuyến đi rong chơi, lãng du với bạn bè. Với Nguyễn Duy, tuổi tác
khơng phải là lí do để ngăn sức đi, sức làm việc của ơng.
1.2.2. Hành trình thơ Nguyễn Duy
Do sự tác động của hoàn cảnh lịch sử và sự vận động trong ý thức của


18
nhà thơ, về cơ bản, cho đến nay có thể chia con đường thơ Nguyễn Duy làm
hai giai đoạn: trước 1986 và từ 1986 đến nay.
1.2.2.1. Trước 1986
Nguyễn Duy có thơ đăng báo từ những năm 1957, khi ông vừa tròn 9
tuổi. Nhưng phải đến năm 1973 với chùm thơ bốn bài (Tre Việt Nam, Hơi ấm
ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông) thơ Nguyễn Duy mới thực

sự được đơng đảo bạn đọc biết đến. Hồi Thanh là người phát hiện ra tài thơ
của Nguyễn Duy. Ông đã trao đổi từng câu, từng chữ thật cẩn trọng với
Nguyễn Duy, trước khi đưa thơ in báo. Thời gian đi lính, Nguyễn Duy viết
nhiều thơ lục bát. Bài thơ lục bát đầu tiên của thời kỳ này được Nguyễn Duy
sáng tác trong hai năm, bắt đầu từ năm 1969. Đó là bài Tre Việt Nam. Bài Tre
Việt Nam cùng với Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ rơm đã mang lại cho Nguyễn
Duy giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1973. Và cũng trong năm này,
tập thơ đầu tay của ông ra đời, tập Cát trắng. Ở giai đoạn này, ta thấy xuất
hiện nhiều trong thơ Nguyễn Duy là hình ảnh quê hương, đất nước và con
người trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Ông đã cố gắng
khắc họa chân dung con người Việt Nam trong khói lửa chiến tranh. Trong
hồn cảnh đới mặt với cái chết, mỗi bài thơ của Nguyễn Duy thể hiện “một sự
dấn thân hết mình” [34, tr.45]. Tuy nhiên cũng như những nhà thơ cùng thế
hệ, trưởng thành trong kháng chiến chớng Mỹ, thơ Nguyễn Duy giai đoạn này
có những hạn chế nhất định, đó là sự “bề bộn, ngồn ngộn chất liệu của hiện
thực”, “có khi vì thế mà nó ơm đồm, tham lam, thậm chí cịn sống sượng, còn
bê nguyên xi sự kiện nguyên mẫu vào trong thơ như quặng chưa kinh qua lò
luyện ở nhiệt độ cao” [29, tr.104]. Điều đó có thể lý giải, nhìn nhận từ nhiều
góc độ, trong đó sự thiếu hụt về kinh nghiệm được xem là một trong những lý
do cơ bản.
Sau chiến thắng 1975, Nguyễn Duy vẫn say sưa và tiếp tục con đường


19
thơ của mình. Tiếng thơ của ơng ngày càng đậm đà, định hình một phong
cách, một giọng điệu. Tập thơ nổi bật của Nguyễn Duy thời kỳ này là Ánh
trăng (1984). Tập thơ được coi là một bước tiến trong thơ Nguyễn Duy, tập
thơ đã được tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984 (cùng tập thơ Hoa
trên đá của Chế Lan Viên). Tập thơ vừa thể hiện được hình ảnh của con
người, quê hương đất nước trong thời kì chiến tranh vừa thể hiện được cuộc

sớng mới trong thời kì hậu chiến.
Mặc dù đất nước ta sau 1975 bước vào thời kì hịa bình, song đất nước
vẫn cịn xơ xác, nghèo đói, lạc hậu…bởi hậu quả của chiến tranh. Nền kinh tế
quốc gia “tuột dốc theo chiều rơi thẳng đứng” (Tớ Hữu). Trong hồn cảnh đó,
nhiều nhà thơ “hoặc là ngại nói thực hoặc là vẫn triền miên theo qn tính tư
duy thời trước đó”, nhưng Nguyễn Duy thì khác, ơng khơng tiếp tục sớng
trong hào quang của chiến thắng vì ơng quan niệm “tất cả trơi xi - cấm lội
ngược dịng”. Ơng vẫn hăng say lao động nghệ thuật “đêm đêm thao thức như
cây chổi quét đường” (Mười năm bấm đốt ngón tay). Tuy vậy, nhìn lại những
sáng tác thời kì này, Nguyễn Duy tự thấy câu chữ cịn “nơm na”, ngơn ngữ
thơ “chưa được”. Nhưng với giọng điệu thơ chân thành, Nguyễn Duy đã
khiến những bài thơ “chưa chuẩn mực” ấy, đường hoàng đi vào sâu thẳm trái
tim mỗi người yêu thơ.
1.2.2.2. Từ những năm 1986 đến nay
Sau năm 1986, với phương châm: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ sự thật” của Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo
nên sự chuyển động mới cho văn học. Theo Phong Lê, đó là lúc “Văn học có
dấu hiệu chuyển lên một đường ray mới, có lúc ngập ngừng rụt rè, có lúc bạo
dạn sấn sổ, dẫu thế nào mặc lịng, nó khơng cịn chấp nhận sự bình ổn, bình
n kiểu cũ” [34, 344]. Chính vì vậy, Nguyễn Duy lại càng có điều kiện để
bộc lộ cái tơi tài hoa của mình. Nhà thơ đã liên tiếp cho ra đời 8 tập thơ: Mẹ


20
và em(1987), Đãi cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989), Quà tặng (1990), Về
(1994), Bụi (1997). Nguyễn Duy mượn thơ để phản ánh thời cuộc: “tờ giấy
mỏng manh che chở làm sao được/ mỗi câu thơ chống đỡ mấy mạng người”
(Bán vàng).
Qua thơ, Nguyễn Duy mong muốn đánh thức con người đừng mãi chìm
đắm trong u tới mà hãy mạnh mẽ hơn, vượt lên trên thực tại và hãy biết yêu,

biết thương những người khốn khổ khác trong xã hội. Có lẽ vì thế mà Đỗ
Ngọc n đã đánh giá rất cao Nguyễn Duy khi viết: “Nguyễn Duy là người
đốt mình sống cho thơ. Thơ anh mới từ sự tìm tòi cần mẫn trong cát bụi cuộc
đời và được chưng cất lên thành những viên ngọc tinh tú.” [61].
Thơ Nguyễn Duy giai đoạn này còn dành một mảng viết về những tình
cảm riêng tư. Đó là tình u dành cho những người thân trong gia đình, như:
bà, mẹ, vợ, con... trong đó Nguyễn Duy dành khá nhiều bút mực để ca ngợi về
vợ với cảm xúc chân thành, chút ăn năn, chút hài hước.
Bên cạnh nhu cầu hạnh phúc đời thường, tình yêu trần thế, sự thức tỉnh
nhu cầu cá nhân, thơ Nguyễn Duy thời kỳ này còn thể hiện những trải nghiệm
về niềm hạnh phúc khổ đau, sự hữu hạn và vô hạn của con người trong cuộc
sống. Cái tơi trữ tình của nhà thơ đã thể hiện phần vơ thức của sự sớng, phía
tâm linh của cõi người.
Ở chặng đường thơ này, Nguyễn Duy không hướng tới những cách tân
siêu thực như Lê Đạt, Trần Dần, hay xu hướng hậu hiện đại như thi sĩ Bùi
Giáng, Phan Bá Thọ, Bùi Chát… Ơng chọn cho thơ mình một lới đi riêng,
bám sát hiện thực đời thường, bám sát thời cuộc, với những vấn đề tâm lý
nóng bỏng của tồn xã hội cũng như những day dứt và trưởng thành của mỗi
cá nhân.
Như vậy, ngay từ khi mới cầm bút cho đến giai đoạn sáng tác sau này,
Nguyễn Duy lúc nào cũng có “khao khát” là đưa thơ về gần hơn nữa với cuộc
sống đời thường, với nhân dân lao động. Từ những chuyến đi không mệt mỏi,


21
và quan trọng hơn cả là với một tài năng thật sự đã giúp thơ của Nguyễn Duy
có một chỗ đứng cho riêng mình trong nền văn học của dân tộc. Là một người
lính – nhà thơ, Nguyễn Duy đã có mảng thơ lớn viết về “thời vàng son”
nhưng cũng lắm nhọc nhằn của mình. Giai đoạn đầu sáng tác, Nguyễn Duy
tập trung vào thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của con người trong thời

kháng chiến. Sau thời kì Đổi mới, thơ Nguyễn Duy thể hiện những tình cảm
chân thành của nhà thơ đối với người thân và những trải nghiệm của nhà thơ.
Mỗi tập thơ mang một dấu ấn riêng, thể hiện những buồn vui, trải nghiệm của
nhà thơ. Khai thác những khía cạnh trong đời sớng hàng ngày, thơ Nguyễn
Duy đã góp phần bồi dưỡng, hình thành nhân cách con người.


×