Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Ý thức nữ tính trong truyện ngắn võ thị hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.09 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐẶNG THỊ KIỀU OANH

Ý THỨC NỮ TÍNH
TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ HẢO

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21
Khóa: 18

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Bình Định - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐẶNG THỊ KIỀU OANH

Ý THỨC NỮ TÍNH
TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ HẢO

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21
Khóa: 18

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


Người hướng dẫn: PGS.TS. HỒ THẾ HÀ

Bình Định - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được tun bố trong bất kỳ một cơng
trình nào khác.
Tác giả luận văn
Đặng Thị Kiều Oanh


LỜI CÁM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. HỒ THẾ HÀ,
người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn,
Trường Đại học Quy Nhơn vì cơng lao tận tình giảng dạy tơi trong suốt q
trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn sự động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
trong việc động viên, giúp tơi hồn thành luận văn này.
Quy Nhơn, ngày 06 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Đặng Thị Kiều Oanh


MỤC LỤC

Trang


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………….… ..... 3
2. Lịch sử vấn đề …………………………………………………………….. .... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………….…. .... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………….… ... 8
5. Đóng góp của đề tài ………………………………………………….. ........... 9
6. Cấu trúc luận văn ………………………………………………………… .... 9
NỘI DUNG
Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ PHÁI TÍNH VÀ KHÁI LƯỢC VỀ NỮ
TÍNH TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO
1.1. Giới thuyết về phái tính và văn học nữ giới …………………………. ...... 10
1.1.1. Giới thuyết về phái tính ………………………………………….….. ....... 10
1.1.2. Văn học nữ giới ………………………………………………… ............... 13
1.2. Dấu ấn ý thức nữ tính trong văn học Việt Nam …………………… ......... 15
1.2.1. Dấu ấn ý thức nữ tính trong văn học truyền thống …………………….. .... 15
1.2.2. Dấu ấn ý thức nữ tính trong văn học hiện đại ………………………... ....... 18
1.3. Khái lược về nữ tính trong sáng tác Võ Thị Hảo …………………… ....... 19
1.3.1. Chân dung và sự nghiệp của Võ Thị Hảo ………………….. ...................... 19
1.3.2. Khái lược về nữ tính trong truyện ngắn Võ Thị Hảo ………………… ....... 22
Chương 2. Ý THỨC NỮ TÍNH TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ HẢO
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG NGHỆ THUẬT
2.1. Ý thức về thiên tính nữ …………………………………………………. .... 27
2.1.1. Thiên tính nữ ………………………………….. ......................................... 27
2.1.2. Thiên tính nữ nhìn từ yếu tố vơ thức ………………………………… ........ 29
2.2. Ý thức về cái tôi cá nhân ……………………………………………….. .... 32
2.2.1. Cái tôi cá nhân cô đơn và bi kịch ……………………………. ................... 32


2.2.2. Cái tôi cá nhân bao dung và tận hiến ......................................................... 38

2.3. Ý thức về dục tính ……………………………………………………… .... 46
2.3.1. Dục tính - biểu hiện sự nổi loạn bên trong……………………….…… ....... 46
2.3.2. Dục tính - nhu cầu cân bằng sinh lý ……………………………………..... 51
Chương 3. Ý THỨC NỮ TÍNH TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ HẢO
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
3.1. Ngôn ngữ ………………………………………………………………… .... 61
3.1.1. Ngôn ngữ mang âm hưởng nữ tính ……………………………………. 61
3.1.2. Ngơn ngữ giàu chất thơ ............................................................................. 67
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật …………………………………… .... 70
3.2.1. Không gian nghệ thuật …………………………………………………. .... 70
3.2.2. Thời gian nghệ thuật ……………………………………………………. ... 73
3.3. Thế giới biểu tượng …………………………………………………… ....... 77
3.3.1. Vai trò của biểu tượng trong nghệ thuật ….. .............................................. 77
3.3.2. Biểu tượng thể hiện sắc thái nữ tính trong truyện ngắn Võ Thị Hảo ........... 78
KẾT LUẬN …………………………………………………………………… ... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………….. ..... 89


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, phái tính là một khái niệm mới xuất hiện gần đây và được
xem như một tiêu chí để khu biệt sáng tác của các nhà văn nam và nhà văn
nữ. Trong những cuộc đấu tranh địi bình đẳng giới, trong phong trào địi giải
phóng phụ nữ, người ta nhắc rất nhiều đến phái tính và phái tính trong văn
học ln được đưa ra như một minh chứng cụ thể, một khí giới đắc lực. Bởi
lẽ, văn học là nơi phái tính phát lộ rõ nét nhất và cũng là công cụ hữu hiệu
nhất để các nhà nữ quyền và nhà văn nữ phất cao ngọn cờ giải phóng phụ nữ.
Hồn cảnh xã hội mới đã giúp người phụ nữ Việt Nam khai mở cái tơi
cá nhân của mình. Họ muốn tự hát lên để ca ngợi, để khẳng định vẻ đẹp, vai
trị, thiên chức của mình và của tất cả những người phụ nữ như mình. Họ

muốn tạo cho mình và văn mình một giọng điệu, một âm hưởng riêng.
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội, đời
sống tư tưởng có nhiều thay đổi, đặc biệt là nhà văn có sự thay đổi trong cách
nhìn về cuộc sống, thay đổi trong quan niệm nghệ thuật. Vì vậy mà nền văn
học dân tộc đã có những chuyển mình rõ rệt và đạt được nhiều thành tựu đáng
ghi nhận. Một trong những thành tựu đó phải kể đến là sự đóng góp lớn của
thể loại tự sự cụ thể là truyện ngắn và tiểu thuyết, trong việc thể hiện nhân vật
người phụ nữ, nhất là những tác phẩm do chính nhà văn nữ viết.
Thực tế xã hội hiện đại, cuộc sống xã hội mà ngày nay với sự phát triển
như vũ bão của kinh tế, khoa học kỹ thuật, con người trong khi bị những áp
lực cạnh tranh căng thẳng nên càng mong ước được sống trong yên bình với
những cảm giác quý giá về hạnh phúc gia đình. Người phụ nữ hiện đại tuy rất
năng động nhưng vẫn ln cần có một cuộc sống tình cảm làm điểm tựa. Ln
khát khao một tình u đẹp, đó khơng chỉ là nhu cầu tự thân mà còn là khao
khát tự khẳng định tư cách tồn tại của họ.Nhạy cảm với mặt trái của cuộc sống


với bao xô bồ hỗn độn, các giá trị về tình u- hạnh phúc- gia đình dễ có nguy
cơ bị đảo lộn, người phụ nữ với bản chất yếu đuối càng khát khao một bến bờ
hạnh phúc bình yên. Để việc tìm hiểu và nghiên cứu về nữ tính trong truyện
ngắn của một nhà văn có hiệu quả nhất, chúng tôi nghĩ nên xuất phát từ một
nhà văn nữ cụ thể.
Hàng loạt cây bút nữ trẻ được bạn đọc mến mộ trong những năm qua
như: Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan
Thị Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà, Thuận… Một vấn đề hết sức nổi bật trong
sáng tác của các cây bút nữ, là sự xuất hiện đặc biệt đông đảo và chiếm ưu thế
của các nhân vật nữ. Các nhà văn nữ với những cố gắng đã khẳng định được
vị trí của mình trên văn đàn.
Trong số các nhà văn nữ đương đại, Võ Thị Hảo hiện lên như một đại
diện xuất sắc. Võ Thị Hảo được thừa nhận là một trong vài cây bút nổi bật và

giàu chất nữ tính trong làng truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Đọc các sáng tác
của chị, người đọc dễ nhận thấy bên cạnh những khắc khoải về chiến tranh thì
những mảnh đời ngang trái, những đau đớn khôn nguôi của những con người
bất hạnh là sự thường trực trong mỗi tác phẩm. Đồng thời đó cịn là những
cảm thơng, day dứt của một trái tim phụ nữ khi nói về những nỗi đau của
người đồng giới. Hơn nữa, vấn đề phụ nữ không chỉ là vấn đề riêng của sáng
tác Võ Thị Hảo hay của văn học Việt Nam mà là vấn đề chung của văn học
thế giới hiện nay. Chính vì thế mà những năm gần đây xu hướng nghiên cứu
nữ tính đã thành một trào lưu phê bình, mới, hấp dẫn gây đƣợc nhiều sự chú
ý.
Là một độc giả rất yêu thích sáng tác của các nhà văn nữ, người viết
muốn từ góc độ nữ tính tiếp cận sáng tác của Võ Thị Hảo, tìm hiểu đóng
góp riêng của nhà văn nữ này vào việc diễn đạt tinh thần thời đại và khẳng
định một chỗ đứng trong tiến trình vận động của văn xuôi Việt Nam hiện đại.


2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những bài viết liên quan đến ý thức phái tính
Là một khái niệm tương đối mới mẻ, phái tính đang dần xâm nhập vào
đời sống, nhất là thế giới mạng. Trang web văn học tienve.org đã dành hẳn
một chuyên mục Việt số 04.2000 để nói về: “Tình u, tình dục và phái tính
trong văn học”. Các bài viết trong chuyên mục này như Phái tính trong ngôn
ngữ và văn học (Phan Việt Thủy), Văn tự và phái tính (Tú Ân), Chuyện hiếp
dâm và vấn đề phái tính trong văn học Việt Nam (Nguyễn Hưng Quốc), Phụ
nữ và văn chương (Châm Khanh), Dục tính hay đỉnh tháp của văn chương
(Nguyễn Hồng Đức), Dục Tính trong văn chương và vấn đề đạo đức (Hồng
Ngọc Tuấn), Tình dục trong văn học Việt Nam dưới cách nhìn của đạo lí hồn
nhiên và của đạo lí học thuyết (Nguyễn Hữu Lê)… đều đề cập đến vấn đề
phái tính. Trong lời mở đầu cho chun mục này, Thư tịa soạn có nhấn
mạnh: “Về phái tính dường như chưa bao giờ thực sự được nghiên cứu tại

Việt Nam. Một số cơng trình đã in về các nhà thơ hay các nhà văn nữ, thường
có tính chất xã hội học, tuy nhiên hiếm có ai liên hệ những đặc điểm ấy với
vấn đề phái tính, chẳng hạn: nam và nữ viết khác nhau ra sao? Khác đến
chừng mức nào? Những sự khác biệt ấy có dính líu gì đến những sự khác biệt
về sinh lí của nam và nữ…”.
Trong nhiều bài viết khác, phái tính cũng được đề cập đến khá nhiều,
song chưa tác giả nào định nghĩa Thế nào là ý thức phái tính? Họ coi ý thức
phái tính như một khái niêm tương đồng với giới tính. Đặc biệt trong mục
đăng kí cá nhân trên mạng ở các trang web điện tử, nguời ta cũng dùng
khái niệm phái tính nam/nữ thay thế cho giới tính.
Cũng như phái tính nói chung, phái tính trong văn nữ nói riêng là một
đề tài tương đối mới mẻ cho nên rất hiếm có cơng trình nghiên cứu trọn vẹn


về vấn đề này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã chú ý đề cập ở mộ t
số k hía cạ nh. Trong cuốn Văn học miền Nam, tổng quan, Nhà văn Võ
Phiến đã nhận định: “Về phương diện phái tính, văn học Việt Nam thời kì
1945 -1975 ngày càng nghiêng về nữ phái. Thời gian ủng hộ hồng quần.
Thoạt đầu trên văn đàn nghe tiếng ồm ồm, cuối cùng nghe ra eo éo”. Đồng ý
với quan niệm trên, Châm Khanh, khi nghiên cứu Phụ nữ và văn chương đã
đặt ra một vấn đề bức bách “Thông thường, bằng kinh nghiệm, ai cũng biết
nam giới và nữ giới khác nhau trong rất nhiều phương diện, từ cách ăn, cách
mặc, cách giải trí đến cảm xúc, cách suy nghĩ và cách ứng xử trong cuộc
sống… Nếu giữa hai phái tính có một sự khác biệt sâu rộng như vậy thì trong
lĩnh vực văn chương chắc hẳn họ cũng rất khác nhau. Mọi người đều có thể
đồng ý một cách dễ dàng là một cây bút nữ hẳn phải viết khác một cây bút
nam. Thế nhưng, chỉ đồng ý điều này khơng chưa đủ, vấn đề là chúng ta
phải tìm ra những điểm khác biệt cụ thể giữa hai phái tính trong khía cạnh
sáng tác văn học”. Cuối cùng tác giả đi đến kết luận: “Đây có lẽ khơng phải là
một công việc dễ dàng”.

2.2. Những bài viết liên quan về ý thức tính nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo
Võ Thị Hảo đã từng làm thơ từ rất sớm và từng nghĩ mình sẽ trở thành
một nhà thơ, tuy nhiên chị lại bắt đầu xuất hiện chính thức và đều đặn vào
thập niên 90 ở lĩnh vực văn xuôi và lập tức gây được sự chú ý và cảm tình của
bạn đọc. Vì có một q trình sáng tác dài, nên có khá nhiều bài viết, bài phỏng
vấn hay nghiên cứu về các sáng tác của Võ Thị Hảo ở những khía cạnh, những
phương diện đa dạng với mức độ khác nhau:
Trong bài giới thiệu tập truyện ngắn Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo, Đoàn
Minh Tuấn nhận định về đặc trưng thể loại và nội dung của tác phẩm này:
“Võ Thị Hảo đã tận dụng được những đặc trưng lớn nhất, tiêu biểu nhất của
thể loại nhỏ này. Mỗi truyện của chị như một tia nắng chiếu vào tầm rộng và


chiều sâu biển cả cuộc đời”. Theo tác giả: có thể nói ở tập truyện ngắn này,
chị tập trung ở hai cái nhìn:“Cái nhìn thứ nhất vào mặt trái của vầng trăng
chiến tranh. Cái nhìn thứ hai vào những con người nhỏ bé (số đông nhân loại)
tồn tại trong im lặng”. Nhận định đó đánh giá chiều rộng, chiều sâu của phạm
vi phản ánh trong truyện ngắn Võ Thị Hảo, khái quát được đối tượng phản
ánh trong truyện ngắn của chị. Đồng thời, tác giả bài viết còn nhận xét truyện
ngắn Võ Thị Hảo đã “bộc lộ cái nhìn dung dị, bẩm sinh của các cây bút nữ
nhưng ở chị còn sâu sắc hơn bởi khi chấm dứt câu chuyện, chị đã gióng lên
trong lịng người đọc âm vang của sự lo lắng. Những lo lắng mơ hồ về cuộc
đời biển cả”. Về nghệ thuật, Đồn Minh Tuấn cịn nhận xét về: “lối viết trữ
tình để đạt hiệu quả nhận thức - một trong những đặc điểm của thể loại truyện
ngắn hiện đại”. Nét riêng của bút pháp truyện ngắn Võ Thị Hảo, theo ơng, cịn
ở:“cốt truyện vững chắc với xung đột được đẩy tới cao trào” [7, tr.303-304].
Trong bài Võ Thị Hảo giữa những trang viết, trang đời, Lương Thị Bích Ngọc
nhận xét khá tồn diện về truyện ngắn Võ Thị Hảo: “Truyện ngắn của Võ Thị
Hảo phản ánh hiện thực một cách nghiệt ngã nhưng người đọc lại khơng nhìn
thấy sự cay nghiệt của một người viết. Lan toả trên những trang viết, một tấm

lòng nhân ái của một người đàn bà cầm bút hết lòng yêu cuộc sống và con
người”.
Chị còn nhận xét: “Trong truyện Võ Thị Hảo, cái tơi của tác giả dường
như chỉ thấp thống đâu đó, để rồi người đọc thấy cái tơi của hiện hữu” [14].
Nguyễn Lương trong bài viết Gương mặt Võ Thị Hảo cũng nêu ấn
tượng tổng quát truyện ngắn củaVõ Thị Hảo: “Mỏng manh đến điệu đà, nhạy
cảm đến mức khắt khe, đó là cảm giác ban đầu về nữ văn sĩ xứ Nghệ này khi
mới đọc, mới tiếp xúc với chị. Còn ẩn sâu đằng sau những câu chữ trau chuốt
là những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con người, về cuộc đời và
nhân tình thế thái. Đọc truyện của Võ Thị Hảo, người ta thường buồn. Một nỗi


buồn có lẫn ngọt ngào và cay đắng” [9, tr.209-230].
Trong bài giới thiệu tác phẩm Giàn thiêu, trên báo Người đại biểu nhân
dân số 3 năm 2005, một tác giả viết:“Giàn thiêu mặc dù hấp dẫn nhưng là
cuốn tiểu thuyết không dễ đọc. Cũng như những truyện ngắn của Võ Thị Hảo,
cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu đang đi theo con đường riêng của nó, ngấm dần
vào trái tim người ta, và những tầng lớp ngữ nghĩa cũng như những tầng lớp
nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này thường trở đi trở lại và ám ảnh người đọc”
[15].
Xuất hiện chưa lâu trên văn đàn tiểu thuyết Việt Nam, Giàn thiêu là một
sự bứt phá đầy ngoạn mục của nhà văn Võ Thị Hảo thực sự thu hút được sự
chú ý của độc giả, các nhà phê bình và nghiên cứu. Trong lời giới thiệu có tính
chất đề dẫn cho cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu - xứ sở của lối văn chương mê
hoặc và huyền bí, nhà phê bình Phạm Xn Ngun viết: “Văn Võ Thị Hảo
khơng chỉ là những dịng chữ, không chỉ là truyện ngắn hay tiểu thuyết. Văn
Võ Thị Hảo có nhiều tầng hình tượng mà mỗi lần tiếp cận, người đọc lại ngạc
nhiên thấy mình khám phá ra một tầng lớp ngữ nghĩa khác ẩn mình sau những
câu chữ. Đó là lối văn đã được tác giả thổi linh hồn. Linh hồn đó tạo lên
những câu văn huyền ảo, mê hoặc thậm chí ma quái” [15]. Rõ ràng, theo

Phạm Xuân Nguyên, chính lối văn chương mê hoặc ấy là thanh nam châm thu
hút bạn đọc, nhưng đồng thời cũng là một thách thức, đòi hỏi bạn đọc phải có
bản lĩnh, thực sự tự tin khi bước vào khám phá thế giới văn chương huyền bí
của Võ Thị Hảo, phải tìm hiểu, phát hiện ra những tầng hình tượng, lớp ngữ
nghĩa khác ẩn sau những câu chữ của văn chương thì mới thấy hết được cái
hay, cái hấp dẫn của tác phẩm và thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyện ngắn của nhà văn Võ Thị Hảo qua các tập sau:


- Chuông vọng cuối chiều - tập truyện ngắn, Nxb Lao động, 1993.
- Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo, Nxb Hội nhà văn, 1995, giải
thưởng 5 năm văn học Hà Nội.
- Ngậm cười - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 1998.
- Nàng tiên xanh xao - tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi, Nxb Kim
Đồng, 2000.
- 101 cái dại của đàn ơng (phóng tác), Nxb Văn hố dân tộc,1994.
- Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm - tập truyện ngắn, Nxb Phụ
nữ, 2005.
- Goá phụ đen - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005.
- Hồn trinh nữ - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005.
- Người sót lại của rừng cười, Nxb Phụ nữ, 2006.
- Tiểu thuyết Giàn thiêu, Nxb Phụ nữ 2003, giải thưởng Hội nhà văn
Hà Nội năm 2004.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Những biểu hiện của ý thức nữ tính trong truyện ngắn Võ Thị Hảo trên
hai bình diện chính là nội dung nghệ thuật và hình thức nghệ thuật đặc sắc.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp vận dụng lí thuyết Thi pháp học

Với phương pháp này, chúng tôi tập trung xét tầng suất và mối quan hệ
giữa nội dung và hình thức của tác phẩm để chỉ ra đặc điểm thi pháp nổi trội
trong truyện ngắn Võ Thị Hảo.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích các yếu tố tham gia cấu thành tác phẩm, xét tầng xuất và sau
đó khái quát được ý thức nữ tính trong truyện ngắn Võ Thị Hảo qua các luận
điểm, luận cứ và luận chứng cụ thể.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu


So sánh, đối chiếu trong chừng mực nhất định với sáng tác của các nhà
văn đương đại để làm nổi bật nét khác biệt, độc đáo hay những tương đồng
trong quan niệm cũng như cách thể hiện ý thức nữ tính của nhà văn Võ Thị
Hảo.
4.4. Phương pháp thống kê, phân loại
Với phương pháp này, chúng tôi vận dụng để khảo sát các tác phẩm,
phân loại tài liệu, làm cơ sở cho việc phân tích, tổng hợp và khái quát nội
dung vấn đề nghiên cứu.
4.5. Một số phương pháp hỗ trợ khác
Ngồi các phương pháp chủ yếu trên, chúng tơi cịn sử dụng các yếu tố
có liên quan của các khoa học tâm lý học, phân tâm học, xã hội học, văn hóa,
lịch sử… để phân tích, lý giải đặc điểm hình tượng nhân vật nữ trong truyện
ngắn Võ Thị Hảo.
5. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận, người viết muốn góp phần đưa ra hướng tiếp cận mới
đối với truyện ngắn Võ Thị Hảo, từ đó thấy được những sắc diện riêng,
những đặc trưng riêng của truyện ngắn Võ Thị Hảo từ góc nhìn nữ tính.
Về mặt thực tiễn, người viết muốn bước đầu thử ứng dụng các lý thuyết
về văn hóa học, nữ quyền luận vào việc nghiên cứu các tác phẩm văn học
nói chung cũng như giảng dạy trong nhà trường, khi mà vấn đề giới ngày

càng được xã hội quan tâm.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận
văn được phân chia thành các chương sau:
Chương 1. Giới thuyết về phái tính và khái lược về nữ tính trong sáng
tác Võ Thị Hảo
Chương 2. Ý thức nữ tính trong truyện ngắn Võ Thị Hảo nhìn từ


phương diện nội dung nghệ thuật
Chương 3. Ý thức nữ tính trong truyện ngắn Võ Thị Hảo nhìn từ
phương diện hình thức nghệ thuật


NỘI DUNG
Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ PHÁI TÍNH VÀ KHÁI LƯỢC VỀ NỮ
TÍNH TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO
1.1. Giới thuyết về phái tính và văn học nữ giới
1.1.1. Giới thuyết về phái tính
Chủ nghĩa nữ tính (feminism) cũng gọi là chủ nghĩa nữ quyền, nữ quyền
luận vốn là danh từ dịch từ Nhật văn ra Trung văn. Thật ra, từ thế kỉ XVIII do
phong trào tự do lớn mạnh, người ta đã đưa ra vấn đề nam nữ bình đẳng và chủ
nghĩa nữ tính tự do (liberal feminism). Một cách hiểu thông dụng nhất cho chủ
nghĩa nữ quyền: “Nếu hiểu ở cấp độ rộng là quyền lợi của người phụ nữ trong
thế tương quan với quyền lợi của nam giới để đạt đến cái gọi là nam nữ bình
quyền. Ở cấp độ hẹp thì nữ quyền có mối liên quan với các khái niệm như giới
tính, phái tính trong văn học” [41].
Chủ nghĩa nữ quyền xuất hiện là do sự bất bình đẳng về giới. Vì nữ tính
từ xưa đến nay, về chính trị thì bị áp bức, về xã hội thì bị chèn ép, về kinh tế
thì cam chịu nghèo khổ, về văn hóa thì bị nam tính tước đoạt quyền lợi. Trong

xã hội cũ, phụ nữ chỉ biết sống lệ thuộc, nương tựa vào đàn ông, chưa bao giờ
được phát huy khả năng của mình, họ sống với bản năng của một người đàn
bà chỉ biết sinh con đẻ cái, chăm lo cho gia đình và cơng việc. Một bản năng
vừa hàm chứa cả hạnh phúc lẫn khổ đau. Chuyện tình u, chuyện hơn nhân,
ngay cả những khoái cảm trong chuyện gối chăn cũng do người đàn ông thống
ngự. Tất cả những điều đó dẫn đến sự nổi dậy, địi hỏi duy trì nữ quyền mà
trong đó yếu tố lớn nhất là giải phóng về hơn nhân và quyền bình đẳng về
giới, địi lại sự cơng bằng cho phái nữ.
Trong văn học thế giới, ngay từ thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một làn sóng
văn học nữ quyền ở Anh và Mĩ xuất hiện. Với sự ra đời của tập bút kí A
Room Of One’s Own (Một căn phịng của riêng mình, 1929), Virginia Woolf


được xem là một trong những cây bút đầu tiên chạm đến vấn đề nữ quyền
trong văn học. Đây được coi là cuốn sách “vỡ lịng” của phê bình nữ quyền.
Nhờ Woolf mà các tác giả nữ ngày nay có những khái niệm gợi mở về cách
suy nghĩ lùi thông qua người mẹ, về ý kiến của đàn bà, về tinh thần song giới.
Làn sóng tiếp theo tương ứng với cao trào nữ quyền ở các nước phương
Tây, mà đại diện là Simone de Beauvoir với tác phẩm Giới thứ hai (1949).
Cuốn sách được xem là bản tuyên ngôn nữ quyền, một cơng trình lí luận triết
học về phụ nữ, xuất phát từ quan điểm nam nữ bình quyền. Tác phẩm của
Simone de Beauvior với lời khẳng định quyết liệt: “On ne nait pas femme, on
le devient” (Người ta không sinh ra là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ) đã
ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy triết học, ngơn ngữ học, phân tâm học trước
đó. Bà cho rằng sự khác biệt sâu sắc của một số hiện tượng sinh lý ở nữ giới
như có kinh nguyệt, thai nghén và sinh con không hề là nguyên nhân khiến
cho người phụ nữ lệ thuộc vào đàn ơng mà chính yếu tố văn hóa, đặc biệt là
văn hóa nhận thức đã quyết định điều đó. Có thể nói, tác giả của Giới thứ hai
đã nhìn nhận người phụ nữ dưới một cái nhìn mới, đó là những khu biệt thuộc
về văn hóa chứ khơng phải tự nhiên.

Sau sự ra đời của cơng trình Giới thứ hai của Simone de Beauvior vào
năm 1949 thì ngay lập tức ở châu Âu đã có hàng trăm công ện hữu giữa cuộc đời, lại vừa như đến từ một nơi nào đó thật xa
xơi trong tiềm thức, trong một quá khứ đã bị vùi quên. Bằng cách đó, nhà văn
như muốn nhắc nhủ, muốn khơi dậy nơi người đọc một sự bừng tỉnh, một sự
“nhớ ra” và chứng thực rằng: trên đời này đã tồn tại những người phụ nữ như
thế. Bằng cách ấy, tác giả cũng nhằm xoáy sâu vào nỗi bất hạnh của người
phụ nữ, nói lên những dự cảm, nỗi lo lắng, day dứt về sự “quay trở lại” của
nỗi đau đàn bà trong “ một trăm năm sau, một ngàn năm sau” hay “ba trăm
sáu mươi năm sau” nữa.
Tóm lại, bằng lối tư duy độc đáo, sáng tạo, Võ Thị Hảo đã tỏ rõ là một
cây bút đầy kinh nghiệm và tài năng trong việc sử dụng các phương thức nghệ
thuật nhằm khắc họa thành cơng ý thức nữ tính trong truyện ngắn của chị. Các
nhân vật nữ của chị hiện lên qua trang viết đầy bất ngờ mà rất gần gũi, luôn
sống động mà thật sâu sắc. Họ là những người mà ta từng gặp, từng thấy, từng
biết giữa bộn bề cuộc sống, có khi lại là gương mặt, nỗi lòng, số phận của
những người bà, người mẹ, người chị, và của chính chúng ta. Viết về họ, nhà
văn đã thực sự đem cả tâm sức và cả cuộc đời mình để trang trải, để thấu tận,
giống như cảm nhận của nhiều nhà phê bình, chị thật sự đã “vắt kiệt mình”
cho trang viết.
Quả thực, Võ Thị Hảo là người ln có ý thức tìm tịi, khám phá trong
sáng tạo nghệ thuật. Bằng tài năng văn chương và sự tinh nhạy, sắc sảo trong
việc tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của hiện thực cuộc sống, chị đã tìm cho
mình những lối đi riêng với nhiều trải nghiệm và thể nghiệm. Những sáng tác
của chị không ngừng mang đến cho người đọc sự trăn trở, suy tư về cuộc đời,
về nhân thế. Và điều ám ảnh đặc biệt với chúng ta là ý thức nữ tính của những
nhân vật nữ, nơi nhà văn đã gửi trọn cả nỗi niềm, tâm huyết, và cả “giấc mơ”
của cuộc đời mình.


3.3. Thế giới biểu tượng

3.3.1. Vai trò của biểu tượng trong nghệ thuật
Võ Thị Hảo là gương mặt nhà văn nữ có nhiều đóng góp cho sự phát
triển của văn học đương đại đặc biệt ở lĩnh vực truyện ngắn. Đây là nhà văn
có ý thức sử dụng biểu tượng như những phương thức để làm nổi bật lên nội
dung tư tưởng, vấn đề nhà văn muốn giãi bày. Nhận thức được tầm quan trọng
của biểu tượng trong thế giới con người, chị đã có ý thức dùng biểu tượng để
khám phá cuộc sống. Đây là một sự sáng tạo độc đáo và luôn được xem là một
phương tiện tạo hình đa nghĩa của các hình tượng nghệ thuật. Một mặt, truyện
ngắn dùng biểu tượng để kéo ngơn ngữ, hình ảnh về với hiện thực cuộc sống
trần trụi vốn có và mặt khác, biểu tượng tăng cường tính triết luận, hàm ẩn
trong cách viết. Đây không chỉ là phương tiện để tác giả thể hiện cảm quan
thẩm mỹ, có giá trị gợi cảm tinh tế mà nó tạo ra được những khoảng trống suy
tư cho độc giả. Thuộc thể loại tự sự, trong các truyện ngắn của mình, nhà văn
Võ Thị Hảo đặc biệt coi trọng việc đưa các phương thức biểu hiện cá tính
sáng tạo của người cầm bút. Những hình ảnh biểu tượng như một thủ pháp
nghệ thuật làm tăng tính đa nghĩa, huyền bí của thế giới nhân vật. Nhờ sử
dụng biểu tượng, nhà văn thâm nhập được sâu thế giới bên trong, soi chiếu
những góc khuất tâm hồn con người để thấu hiểu và phân tích. Từ đó, nó làm
cho thế giới nhân vật, cốt truyện mang màu sắc lãng mạn, tâm linh, huyền
ảo… Không những vậy, nó cịn tạo khơng gian đa chiều, lung linh trên từng
trang viết. Biểu tượng không chỉ là cái hữu hình mà cịn là cái vơ hình, khó
nắm bắt của những tư tưởng, tình cảm thẳm sâu trong tâm hồn con người. Từ
đó, người viết chiêm nghiệm mang tính tổng kết sâu sắc về lẽ sống, về đạo
đức, chân lý. Nó giúp gắn kết con người với thế giới xung quanh một cách
toàn vẹn. Biểu tượng trong truyện ngắn Võ Thị Hảo vì thế đã trở thành một
cơng cụ thẩm mĩ, một phương thức để tiếp cận và chiêm nghiệm thế giới.


So với các nhà văn cùng thời, việc khai thác thế giới biểu tượng của nhà
văn Võ Thị Hảo là một sự đóng góp đáng kể cho văn đàn nói chung và truyện

ngắn nói riêng. Bởi trong xu thế hiện nay, dường như tất cả các ngành khoa
học đều khẳng định vai trò to lớn của biểu tượng. Giải mã biểu tượng văn học
từ mã văn hóa hiện nay là một trong những hướng nghiên cứu của lí luận văn
học hiện đại. Trong lĩnh vực truyện ngắn, đi từ cấp độ sâu xa nhất của hình
tượng văn học là mẫu gốc trong tâm thức nhân loại đến biểu tượng văn hóa
của từng dân tộc là một hướng phân tích tồn diện. Truyện ngắn không chỉ
dừng lại ở việc ghi chép lại một khoảnh khắc bất chợt mà nhà văn thu lượm
được một lát cắt của cuộc sống thường ngày mà hơn thế nữa, nó góp vào trang
viết một kho tàng tri thức về văn hóa, xã hội, triết học, tơn giáo… Không phải
dễ dàng tiếp cận truyện ngắn bằng bề nổi của nó. Như quan niệm “tảng băng
trơi” của Hemingway, trong một tảng băng trơi trên mặt nước, có 7/8 chìm
dưới nước, chỉ 1 phần nổi lên trên cho mọi người nhìn thấy. Như vậy, phần
nổi là phần rất nhỏ so với phần quan trọng chìm dưới mặt nước. Hình ảnh ấy
chẳng những minh họa cho phong cách Hemingway mà nó cịn đưa ra một
cách tóm tắt u cầu đối với một áng văn chương thật sự có giá trị. Đặc biệt
đối với độc giả của thế kỉ XX, để thu hút sự quan tâm, nhà văn không trực tiếp
phát ngơn ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để cho
người đọc cảm nhận theo nhiều hướng khác nhau. Trong đó, hướng chủ yếu là
lối kể chuyện tự nhiên kết hợp với việc dùng các hình ảnh, biểu tượng để tạo
ra những khoảng trống liên tưởng thú vị. Có lúc, đọc xong, tưởng đến phút
nhập thần của người viết, ta không thể hiểu được ý đồ thực sự của tác giả khi
dẫn dắt câu chuyện. Đọc lại lần 2 rồi lần 3, những con chữ vẫn cứ xoay vần, bí
hiểm như khiêu khích trong tâm trí của ta. Nhưng rồi, chính điều ấy lại thúc
dục ta phải đọc, phải khám phá đến cái tận cùng của nó. Và như thế, vơ tình,
tác giả đã tiếp thêm cho ta một ngọn lửa của sự đam mê, khám phá tác phẩm.


Tùy theo các cấp độ và vốn nhận thức khác nhau để người đọc khám phá được
những tảng ngầm của “tảng băng trôi” ẩn chứa bên trong lớp biểu tượng độc
đáo. Đây là nét cách tân và đóng góp đáng kể của chị trong quá trình làm mới

thể loại.
3.3.2. Biểu tượng thể hiện sắc thái nữ tính trong truyện ngắn Võ Thị Hảo
Khơng thể phủ nhận được vai trị và vị trí của người phụ nữ trong cuộc
sống con người cũng như không ai chối cãi được chân lý “một nửa thế giới
này là phụ nữ”. Ý thức được điều đó, người phụ nữ vẫn ln cố gắng vươn lên
để thể hiện mình, khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Võ Thị Hảo cũng
vậy. Là nhà văn nữ, dù có viết về đề tài nào, hình thức hay chất giọng ra sao
thì chị vẫn khơng thể nào đưa vào trang viết của mình những vẻ đẹp tâm hồn
và thể xác của chính phái mình. Chị khơng chỉ hướng ngòi bút đến những nét
dịu dàng, đằm thắm trong phong cách, sự nhạy bén, sâu sắc trong tâm hồn,
những khát khao cháy bỏng trong tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ,
mà hơn thế, những vẻ đẹp về hình thể vốn bị che lấp giờ đây cũng được căng
mình, kiêu hãnh. Theo Flaubert, người phụ nữ khơng viết gì khác ngồi mình,
họ “tự ăn mình”. Các nhân vật trong sáng tác của chị là sự hóa thân, khúc xạ
hay có khi là sự phóng chiếu tâm hồn của mình để trải nghiệm. Mỗi nhân vật
là một số phận khác nhau nhưng tất cả đều bộc lộ cái “tôi” nội cảm của phái
nữ. Chị luôn nhạy cảm với nỗi đau, xót xa với những bất hạnh cũng như trân
trọng những vẻ đẹp bình dị, vốn có, những khát khao về hạnh phúc, tình yêu
của người phụ nữ. Vì thế, tác giả đã thể hiện chân thực thế giới nữ bằng trái
tim tinh tế, chân thành của một người cùng giới.
Trước hết, xuất hiện trong các truyện ngắn của Võ Thị Hảo là một số
lượng khá lớn các biểu tượng về vẻ đẹp của cơ thể người phụ nữ. Trong đó,
biểu tượng bầu vú, ngực, mơng, mái tóc… được lặp lại với tầng số cao. Điều
đáng chú ý, các nhân vật nữ trong truyện ngắn Võ Thị Hảo thường rất tự hào


về vẻ đẹp trời phú của mình. Họ muốn phơi bày vẻ đẹp ấy trước tấm gương để
tự nhìn ngắm chính mình. Nhân vật có lúc muốn tận hưởng giây phút “trần
truồng” ấy như một cách để đối diện với chính con người. Nhân vật Thuận
trong truyện ngắn Đêm bướm ma vẫn theo thói quen sau khi trút bỏ quần áo,

bước lên giường cô lại đứng trước “tấm gương lớn ngang dọc những đường rỉ
đặt cuối phòng in mồn một thân thể nàng” để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một
người phụ nữ trung niên: “Bộ ngực trĩu nặng với đầu vú màu nâu nhạt, ửng
hồng hơi chúc xuống thùy mị dịu ngọt. Đơi vai dìu dịu chảy xi tơn cao
chiếc cổ có ba nốt ruồi xếp thành chuỗi hạt đỏ luôn chuyển động theo hơi thở,
làn da bụng qua ba lần sinh nở vẫn khơng gợn vết nhăn” [14, tr.9].
Nói đến tính nữ, ta khơng thể khơng nhắc đến những biểu tượng gắn
với ý nghĩa phồn thực như bầu vú, khn ngực, mơng, cặp đùi, mái tóc… Bầu
vú trong ý nghĩa ban đầu của nó vốn là vẻ đẹp thiên phú của cơ thể người phụ
nữ. Nó mang ý nghĩa phồn thực, biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở giống loài.
Trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp cổ đại, ta đã thấy xuất hiện nhiều bức
tượng về người phụ nữ với hai bầu vú để trần như thách thức với những bão tố
của cuộc đời. Sang thời kì Phục hưng, cũng là xuất hiện những bức phù điêu
và tượng mô tả vẻ đẹp của những người phụ nữ với đơi bầu vú chắc, trịn đầy
vẻ quyến rũ. Khơng riêng nhiều ngành nghệ thuật mà ngay trong lĩnh vực tôn
giáo, người ta cũng tìm thấy hình ảnh bầu vú theo những lối vẽ, góc độ riêng.
Thời gian chảy trơi, biểu tượng ấy dần được con người tôn thờ và mang màu
sắc thiêng liêng gắn liền với hình ảnh của khát vọng sinh sơi nảy nở của mn
lồi. Quan trọng nhất, bầu vú là hình ảnh đại diện cho vẻ đẹp và sức mạnh tự
nhiên của giống cái. Ở Việt Nam, trải qua gần 10 thế kỉ trung đại, con người
phải gạt đi cái tơi cá nhân của mình, khơng dám sống với những ham muốn cơ
bản “rất người”. Họ ép mình để sống với những ngun tắc, đạo lí hà khắc.
Bước sang những năm 1945-1954, cái tôi vừa hồi sinh chẳng được bao lâu lại


phải tạm gạt đi để làm tròn nhiệm vụ với đất nước. Và giờ đây, sau thời kì đổi
mới, khi cuộc sống con người ngày càng hiện đại, những giá trị vật chất và
tinh thần được cải biến nên những khát khao tự nhiên mang tính trần tục của
con người bắt đầu được đề cập đến mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Biết bao nhà
văn đã không ngần ngại dùng ngịi bút của mình để tái hiện những khao khát

bản năng của con người trong tình u, hơn nhân. Đặc biệt, vấn đề chuyện
“phịng kín” cũng được nhà văn đề cập một cách bạo liệt. Trong số đó, phải kể
đến truyện ngắn Góa phụ đen, Con dại của đá… Biểu tượng “bầu vú, ngực”
được miêu tả một cách sinh động, tràn đầy ý nghĩa.
Khn ngực là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp của cơ thể nữ, là vẻ
đẹp “thiên tính” mà ơng trời đã ưu ái ban phát cho người phụ nữ. Vẻ đẹp ấy
luôn khiến phái mày râu phải khát khao chiếm hữu. Chính vẻ đẹp ấy của Sải
trong truyện ngắn Con dại của đá khiến cho Hùng De phải “nơn nóng bế nàng
vào buồng, đặt nàng lên giường và thành kính mở nút áo ngực nàng rồi ngây
người ngắm vẻ đẹp của ngực” [9, tr.194]. Một khuôn ngực đẹp là ước mơ của
biết bao cô gái, thậm chí có lúc, họ lặng lẽ ngắm nhìn vẻ đẹp ấy của chị, của
mẹ hay những người bạn gái của mình rồi xuýt xoa khen ngợi: “Ngực thần Vệ
nữ cũng có lẽ chỉ đẹp đến thế là cùng”. Rồi Thảo ước ao “phải chi mình cũng
có bộ ngực như thế” [11, tr.95]. Như vậy, biểu tượng “ngực” là món quà vô
giá mà tất cả phụ nữ trên thế giới được tự nhiên ban tặng, mỗi người lại sở
hữu những bầu ngực có vẻ đẹp riêng khơng hề trộn lẫn. Khơng đơn thuần là
biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở mà bầu vú còn mang ý nghĩa thanh lọc tẩy
rửa tội lỗi, loại trừ cái ác. Hình ảnh người phụ nữ với bầu vú để trần như một
bức tượng vĩnh hằng đã được các tác giả tôn sùng đến cực điểm. Nhà văn đã
miêu tả rất tinh tế hình ảnh biểu tượng ấy với vẻ đẹp vốn có của một người
đàn bà. Bầu vú trước tiên là biểu tượng của khát vọng sống, khát vọng trần tục
và ham muốn của con người. Quan trọng hơn, là những người gieo mầm sự


sống, người phụ nữ dù cao sang hay thấp hèn đều giữ vai trị thiêng liêng mà
tạo hóa ban tặng. Đó chính là thiên chức làm vợ, làm mẹ. Và vì thế, khơng gì
thay thế được, bầu vú mang trong mình ý nghĩa của sự sống. Người phụ nữ
với biểu tượng bầu vú hay khn ngực đã trở thành hình tượng trung tâm che
chở và ni dưỡng mn lồi. Đặc biệt, bộ ngực không chỉ dừng lại ở biểu
tượng của tình mẫu tử, sự dịu dàng mà đó cịn là chốn ẩn náu bình an của tâm

hồn, nơi những người đàn ông, những đứa con thân yêu của họ gục đầu vào
mỗi khi vấp ngã.
Tóm lại, qua truyện ngắn của Võ Thị Hảo, ta nhận thức được sâu sắc
hơn ý nghĩa nhân văn của biểu tượng ngực, bầu vú trong vẻ đẹp hình thể của
người phụ nữ. Đó là những biểu hiện cho sức sống vĩnh hằng, cho cái đẹp
hoàn thiện, là hình ảnh thiêng liêng đáng tơn sùng và trân trọng. Nó thực sự là
một món q vơ giá của tạo hóa ban phát cho cuộc đời này. Nhà văn đã tạc
nên những bức tranh hoàn mĩ về vẻ đẹp chân phương của người phụ nữ bất kể
họ là ai, thuộc độ tuổi hay tầng lớp nào trong xã hội. Tất cả họ đều bình đẳng
ở chức vụ thiêng liêng mà tạo hóa ban tặng. Hơn ai hết, họ làm đẹp cho đời,
đem lại cuộc sống những hương hoa, khát vọng, những ham muốn trần thế của
cuộc đời.
Cùng với biểu tượng ngực, bầu vú thì biểu tượng “mái tóc” cũng được
nhà văn Võ Thị Hảo khai thác một cách phong phú. Người xưa thường nói:
“Cái răng cái tóc là góc con người”. Mái tóc khơng chỉ biểu hiện vẻ đẹp hình
thức bên ngồi mà hơn thế, nó cịn thể hiện phần nào phẩm cách, tâm hồn hay
thậm chí có thể dự báo được số phận tương lai của người sở hữu nó… Thuở
xa xưa, con người đã biết sử dụng hình ảnh này để ngợi ca vẻ đẹp mà tạo hóa
ban tặng cho con người. Hình ảnh ấy vơ tình đi vào trang viết của các tác giả
văn học của Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung như một biểu
tượng sống động, đầy sức gợi.


Trước đây, biểu tượng ấy chỉ chung cho cả đàn ông và phụ nữ và mỗi
phái lại có những cách thể hiện mái tóc khác nhau. Tuy nhiên, từ khi luồng
văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta, nam giới cắt tóc ngắn, nữ giới để
tóc dài thì mái tóc khơng cịn là biểu tượng cho vẻ đẹp của người đàn ơng nữa
mà chỉ cịn là nét đẹp riêng của người phụ nữ. Nó làm nên biểu tượng riêng
cho phái đẹp. Nói đến người phụ nữ, biểu tượng đầu tiên cho vẻ đẹp dun
dáng, đầy nữ tính có lẽ là mái tóc:

“Một thương tóc bỏ đi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên…”
Nàng Ly trong truyện ngắn Phút chối Chúa dường như lung linh hơn
với màu tóc thướt tha, bng dài của mình “tóc nàng chảy dài đen như da rắn
than, nước da óng ánh như tia mặt trời buổi sớm và lưng eo như lưng kiến
vàng. Nàng đẹp đến nỗi gỗ đá cũng phải mềm lòng” [11, tr.118-119].
Chính nhờ vẻ đẹp ấy, Thần sơng Sê-san đã lắng nghe lời nguyện ước
của nàng, hiện nguyên hình để ban cho nàng dòng nước trong vắt, mát lành
với điều kiện dịng nước ấy chỉ dành cho nàng mà thơi. Thế nhưng, nàng
khơng đành lịng khi nhìn thấy những người dân quằn quại trong cơn khát,
nàng Ly đã tiết lộ nguồn nước để cứu bn làng và đón nhận sự trừng phạt
độc ác của Thần. Nàng hi sinh bản thân mình để đem lại sự sống cho cả cộng
đồng và mái tóc của nàng đã trở thành dịng thác Y-a-ly ngày nay: “Nước
sơng Sê-san gào thét đổ theo mái tóc của nàng tung thành thác nước trắng xóa
dưới chân núi” [11, tr.121]. Như vậy, mái tóc của một người con gái không
chỉ làm nên nét đẹp duyên dáng của họ mà còn đi vào tâm thức huyền thoại
của nhân dân Tây Nguyên về thác Y-a-ly.
Không phải ngẫu nhiên, bốn cô gái ở Rừng Cười trong truyện ngắn Võ
Thị Hảo “mừng rỡ khi nhìn thấy mái tóc óng mượt dài chấm gót” của Thảo cô sinh viên Văn khoa Hà Nội và cũng là cô gái thứ năm của đội. Thế nhưng,


thứ nước độc của rừng vẫn mạnh hơn, “bất chấp đủ loại lá thơm mà đồng đội
đã mang về cho gội, tóc Thảo chỉ cịn là một túm sợi mỏng mảnh xơ xác” [11,
tr.87]. Như vậy, mái tóc - món q bình dị mà tạo hóa ban tặng cho người con
gái dường như cũng chịu chung số phận đau thương của dân tộc trong cuộc
chiến gian khổ và ác liệt. Để rồi, những giọt nước mắt cay đắng của bốn cơ gái
Rừng Cười khi nhìn thấy sự tàn phá của mái tóc Thảo là ngọn lửa tố cáo tội ác
man rợ của chiến tranh.
Một mái tóc dài, đen, óng ả của người phụ nữ chính là một vũ khí để họ
chinh phục phái mạnh. Biết bao chàng trai như Đang đã từng ngây ngất và

muốn chiếm hữu một mái tóc tuyệt vời như thế “mùi nước hoa đồng nội tỏa ra
từ mái tóc của nàng khiến Đang ngây ngất” [9, tr.157]. Để rồi, khi nhìn thấy
“mái tóc dài đen gợn sóng rũ như lụa trên vai anh” khiến con tim anh bối rối.
Và rất mạnh mẽ nhưng anh biết mình đã bị người đàn bà ấy chinh phục. Anh
lặng lẽ quỳ xuống dưới chân nàng như để tôn thờ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy
của nàng.
Trong Dây neo trân gian, Võ Thị Hảo ngợi ca sức mạnh kì diệu của mái
tóc. Khi một người đàn ơng chỉ biết đau khổ đón chờ cái chết, không một ai
đem đến cho anh niềm hi vọng sống tiếp trên cõi đời này thì chỉ có tóc của
người đàn bà yêu quý nhất mới đủ sức mạnh để níu giữ một linh hồn: “Đó là
tóc. Tóc đàn bà. Nói đến đàn bà là nói đến tóc. Nói mãi về tóc đàn bà mà vẫn
khơng nhàm. Bởi vì chỉ có tóc đàn bà, chỉ tóc của đàn bà thơi nhé, có phép
màu” [11, tr.74]. Và quả thật, nàng đã bền bỉ ngồi bện chín sợi một thành từng
bím rồi nối chúng lại với nhau, quấn chung quanh tấm ảnh của anh rồi đặt lên
bàn thờ khấn. Khi nhìn “những bím tóc long lánh, nhỏ li ti được nối với nhau
kéo dài vơ tận”, “những bím tóc xổ ra cuộn chảy trên tay anh như những sợi
dây xích mát rượi” thì cũng là lúc phép nhiệm màu của “dây neo trần gian”
xuất hiện. Anh đã được nàng níu giữ bằng chính mái tóc, biểu tượng của sức


×