BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
BÙI TÚ TRINH
KIẾN VĂN TIỂU LỤC CỦA LÊ QUÝ ĐÔN TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA
Chun ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 82.20.121
Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Tú Nhi
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Tú Nhi. Các nội dung, những kết luận
được trình bày trong luận văn là trung thực và chính xác, khơng sao chép của
bất kì ai.
Kết quả nghiên cứu này khơng trùng với bất kì cơng trình nghiên cứu
nào từng cơng bố.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên
Bùi Tú Trinh
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Tú Nhi người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tơi thực hiện và hồn thành
luận văn.
Tơi xin cảm ơn tập thể các thầy cô giáo khoa Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Trường Đại học Quy Nhơn đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong
q trình học tập tại trường.
Bình Định, tháng 09 năm 2020
Bùi Tú Trinh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu vấn đề ................................................................. 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 13
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14
6. Những đóng góp của đề tài.................................................................... 15
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 15
Chương 1. LÊ QUÝ ĐÔN, “KIẾN VĂN TIỂU LỤC” VÀ VẤN ĐỀ THỂ
LOẠI ............................................................................................................ 16
1.1. Tác gia Lê Quý Đôn và “Kiến văn tiểu lục” ....................................... 16
1.1.1. Lê Quý Đôn - một hiện tượng văn hóa ở thế kỷ XVIII ................. 16
1.1.2. Sự nghiệp trước tác của Lê Quý Đôn ........................................... 21
1.2. Vấn đề thể loại và giá trị của “Kiến văn tiểu lục” trong lịch sử văn xuôi
trung đại Việt Nam ................................................................................... 25
1.2.1. Về thể loại ký............................................................................... 25
1.2.2. Về thể loại của “Kiến văn tiểu lục” .............................................. 29
1.2.3. Giá trị của “Kiến văn tiểu lục” trong loại hình ký thời trung đại .. 33
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................... 36
Chương 2. ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TRUNG ĐẠI TRONG “KIẾN VĂN
TIỂU LỤC” CỦA LÊ QUÝ ĐÔN ................................................................ 38
2.1. Thời đại và đời sống con người .......................................................... 38
2.1.1. Bức tranh văn hóa, xã hội Việt Nam ............................................ 38
2.1.2. Các nhân vật văn hoá nổi bật ....................................................... 43
2.2. Những thể lệ và chế độ dưới các triều đại phong kiến ........................ 49
2.2.1. Chế độ khoa cử và phép thi thời phong kiến Việt Nam ................ 49
2.2.2. Quan chế qua các triều đại thời phong kiến Việt Nam.................. 57
2.3. Những lễ nghi truyền thống ................................................................ 63
2.3.1 Các lễ nghi liên quan đến đời người .............................................. 63
2.3.2. Các nghi lễ tế tự của nhà nước phong kiến ................................... 69
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................... 74
Chương 3.
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CỦA “KIẾN VĂN
TIỂU LỤC” TỪ GĨC NHÌN VĂN HỐ ..................................................... 75
3.1. Nghệ thuật biên khảo văn hoá ............................................................ 75
3.1.1. Nghệ thuật kể, tả kết hợp với bình luận, so sánh .......................... 75
3.1.2. Nghệ thuật kể, tả kết hợp với hồi tưởng ....................................... 81
3.2. Kết cấu tự sự ...................................................................................... 83
3.2.1. Kiểu kết cấu sự kiện ..................................................................... 83
3.2.2. Kiểu kết cấu thời gian .................................................................. 86
3.3. Giọng điệu nghệ thuật ........................................................................ 90
3.3.1. Giọng điệu khách quan ................................................................ 90
3.3.2. Giọng điệu bình phẩm .................................................................. 94
Tiểu kết Chương 3 .................................................................................... 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học và văn hóa là hai phạm trù có mối quan hệ khắng khít, mật thiết với
nhau. Xét mối quan hệ giữa chúng, ta thấy văn học là một bộ phận quan trọng của
văn hóa. M. Bakhtin nhận định: “Văn học là một bộ phận khơng thể tách rời của
văn hóa. Khơng thể hiểu nó ngồi cái mạch ngun vẹn của tồn bộ văn hóa của
một thời đại trong đó nó tồn tại” [30, tr.362]. Giữa văn học và văn hóa có mối
quan hệ biện chứng, có tính đa chiều và tính ngun tắc. Mỗi quốc gia, dân tộc
đều giữ cho mình bản sắc văn hóa riêng, những tinh hoa văn hóa thấm sâu trong
cội rễ dân tộc, được thể hiện trong nếp sống và cả trong tâm thức của mỗi người.
Những giá trị văn hóa của con người có thể được tìm thấy trong các tác phẩm văn
học. Bởi văn học không chỉ chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà
cịn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa.
Với trí tuệ và tài năng của mình, Lê Q Đơn trở thành cái tên tiêu biểu
trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông được mệnh danh là thần đồng ở
thời trung đại bởi sự thông kim bác cổ, học nhanh, hiểu nhiều, ứng đối nhanh
nhẹn... Trên các lĩnh vực khoa học, từ lịch sử, triết học, dân tộc học, địa lí
học, thiên văn học, luật pháp, giáo dục học, ngôn ngữ, văn chương, nghệ thuật
cho đến y học, nông học, quân sự... ông đều uyên thâm, am hiểu tường tận. Lê
Quý Đôn đã để lại sự nghiệp “trước thư lập ngôn” với hàng loạt tác phẩm có
giá trị bền vững cho đời sau như: bộ Đại Việt thông sử, Quần thư khảo biện,
Vân đài loại ngữ, Tồn Việt thi lục, Bắc sứ thơng lục, Phủ biên tạp lục, Kiến
văn tiểu lục… Trong số đó, Kiến văn tiểu lục là tác phẩm có giá trị về nhiều
phương diện. Đây là tập bút ký ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe, từ
những di tích, sự kiện lịch sử, những lĩnh vực thuộc chế độ các triều đại Lý Trần - Lê cho đến các lễ thức, phong tục tập quán, sinh hoạt, nghệ thuật, thơ
văn, sách vở…
2
Mặc dù hiện nay Kiến văn tiểu lục chỉ còn lại 8 phần và khơng được
giảng dạy trong chương trình phổ thông nhưng bằng sự ngưỡng mộ, khâm
phục tài năng cũng như con người Lê Quý Đôn, chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này mong rằng sẽ đưa ông và tác phẩm đến gần với bạn đọc hơn.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Kiến văn tiểu
lục của Lê Q Đơn - từ góc nhìn văn hóa làm nội dung nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ. Thực hiện cơng trình này, chúng tơi mong muốn độc giả có
cái nhìn hệ thống hơn với các dữ liệu văn hóa, thấy rõ hơn tinh hoa văn hóa
mang đậm bản sắc dân tộc trong tác phẩm của Lê Quý Đôn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm văn học
Trên thế giới, nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa đã được hình
thành và phát triển từ rất sớm. Văn học được xem là một hiện tượng văn hóa
và dùng các lý thuyết, quan điểm của văn hóa học để nghiên cứu văn học. Về
khả năng phát triển của hướng nghiên cứu này, Trần Đình Sử cho rằng:
Hướng nghiên cứu nảy sinh từ những năm 50 ở Anh với
trường phái Birmingham (R.Williams, R.Hoggart), ở Đức với
trường phái Frankfurt (D.Kellner), những năm 70 ở Pháp với
R.Barthes. Họ chủ trương nghiên cứu các hiện tượng đời sống văn
hóa…, phát hiện ý nghĩa văn hóa và ý thức hệ của chúng, vừa có
thái độ phê phán vừa coi đó là đời sống bình thường của đô thị
(…). Hướng nghiên cứu này đến những năm 80 lan sang Úc,
Canada, Mỹ, chuyển thành một hướng nghiên cứu có tính chất xã
hội, chính trị…và trở thành một trào lưu có tính thế giới [34].
Phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ngày càng nhận
được sự quan tâm của giới nghiên cứu, dần lan rộng đến các nước phương
Đông vào cuối những năm 90 của thế kỉ XX. Trung Quốc là nước hưởng ứng
3
phong trào chỉ trong thời gian rất ngắn, sau đó là giới nghiên cứu ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nhà nghiên cứu có liên quan
đến phương pháp nghiên cứu văn học từ văn hóa được dịch thuật như Phân tâm
học tơn giáo (D.S.Likhachev), Nguồn gốc của văn hóa và tơn giáo (F.Freud),
Các phương pháp nghiên cứu văn hóa học (G.A.Avanesoa), Lý thuyết đa hệ
thống trong nghiên cứu văn hóa, văn chương (Itamar Even - Zohar)… Có thể
thấy, từ điểm nhìn văn hóa mà mọi vấn đề xoay quanh văn học như ngôn ngữ,
nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo... được khám phá
và nhìn nhận.
Đặc biệt từ thế kỉ XX, hàng loạt những cơng trình nghiên cứu văn học từ
góc nhìn văn hóa ra đời. Chẳng hạn như Trần Trọng Kim, người đầu tiên đặt vấn
đề Phật giáo trong Truyện Kiều (1940). Hay Phan Ngọc với Tìm hiểu phong
cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985)… Tính từ sau năm 1985, các cơng
trình nghiên cứu theo hướng này có sự tiếp nối và xuất hiện nhiều bài viết, cơng
trình nghiên cứu hơn. Từ việc xác định nền tảng lí luận văn hóa, vào những
năm 2000, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình coi trọng vấn đề văn hóa trong văn
học, đặt văn hóa vào nhiều lĩnh vực khoa học, tạo xu hướng liên ngành để mở
rộng hiểu biết về văn hóa một cách tồn diện. Điển hình là Đỗ Lai Thúy. Ông
đã vạch ra lối tiếp cận văn hóa dựa trên lý thuyết của phương Tây. Trong bài
viết Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hóa (2009), tác giả khẳng định:
Những thành tựu của văn hóa học ngày nay cho phép chúng ta
có thể nhìn nhận văn hóa như một tổng thể, một hệ thống bao gồm
những yếu tố như ngơn ngữ, phong tục tập qn, luật pháp, tơn
giáo tín ngưỡng, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn…, trong
đó có văn học [40].
Cơng trình Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2003)
[38] của Trần Nho Thìn đã trực tiếp bàn vấn đề văn hóa trong văn học. Ông
4
nghiên cứu một số vấn đề lý luận của văn học trung đại nhìn từ góc độ văn
hóa, ghi nhận văn hóa là hệ thống mở, nhấn mạnh định hướng tiếp cận,
nghiên cứu giao lưu văn hóa. Trong phần Tiếp cận văn hóa với một số tác giả,
ơng đã tìm hiểu bi kịch tinh thần nhà nho với tính cách là một nhà văn hóa.
Thơ của Nguyễn Cơng Trứ, Nguyễn Khuyến được ơng đón nhận, phân tích từ
những biến động trong nguyên tắc phản ánh thực tại của văn chương nhà nho.
Có thể nói cơng trình khảo cứu này của Trần Nho Thìn đã góp phần mở rộng
con đường tiếp cận văn học trung đại, phục vụ cho việc nghiên cứu văn hóa văn học dân tộc. Năm 2018, Trần Nho Thìn đã tiếp tục nghiên cứu tiếp cận
văn hóa và phát huy vấn đề này trong việc giảng dạy văn học. Sáu chương
của chuyên luận Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu giảng dạy
văn học đã tập trung làm rõ vị trí, vai trị của văn hóa, đề cập đến vấn đề con
người trong văn học từ các góc nhìn của văn hóa chính trị, văn hóa ứng xử.
Bên cạnh đó, ơng cịn trình bày một số khía cạnh của sự vận động, biến
chuyển của văn học Việt Nam từ văn học trung đại sang văn học hiện đại.
Việc vận dụng phương pháp tiếp cận văn hóa là một gợi ý cần thiết cho các
giáo viên khi giảng dạy một tác phẩm văn học.
Nghiên cứu về văn học từ góc nhìn văn hóa khơng thể khơng điểm qua
những cơng trình của Lê Ngun Cẩn. Năm 2008, ơng cơng bố chun luận
Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa và khẳng định: “Tính chất phi
thường của tác phẩm không chỉ thể hiện qua quan niệm độc đáo, qua nghệ
thuật tài hoa mà cịn ở chỗ nó mang một tầm vóc văn hóa, mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc, mang tính lịch sử và truyền thống văn hóa thời đại” [4].
Năm 2014, ơng tiếp tục cơng bố cơng trình Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn
hóa. Qua cơng trình này, Lê Ngun Cẩn khẳng định mục tiêu nghiên cứu là
khám phá các giá trị văn học khơng chỉ trên bình diện hình tượng mà từ chiều
sâu văn hóa của các hình tượng văn chương. Ơng nhấn mạnh:
5
Các giá trị văn hóa có trong tác phẩm văn học, ý nghĩa thực
tiễn của các giá trị đó trong việc giáo dục đạo đức, nhận thức và
thẩm mĩ cho độc giả. Bởi lẽ, một trong những kết tinh cao nhất của
văn hóa chính là văn học. Đọc hay học văn học chính là đọc và học
để tìm hiểu bản sắc văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng được
chuyển tải và kết tụ trong tác phẩm văn chương của dân tộc, cộng
đồng ấy [5, tr.4].
Đến năm 2018, Lê Ngun Cẩn cơng bố cơng trình mang tính tổng thuật
những vấn đề ơng đã nghiên cứu trước đây, đó là Mã văn hóa trong tác phẩm
văn học - Những vấn đề lí thuyết và giảng dạy. Cơng trình này đáng quan tâm
bởi nó được tiến hành hệ thống hóa trên cơ sở phân tích, đánh giá các lý
thuyết về thi pháp học của Nga và phương Tây, các quan niệm liên quan đến
ký hiệu học trong văn học, từ đó xác lập mã văn hóa trong tác phẩm văn học
trên cơ sở cứ liệu văn học Việt Nam và tác phẩm văn học nổi tiếng nhân loại.
Ngồi ra, cịn có một số cơng trình khác như Văn hóa như là nguồn lạch
sáng tạo và khám phá văn chương của Nguyễn Văn Hạnh (2007), Mấy vấn đề
văn hóa và văn học dân gian của Chu Xuân Diên (2004), Cảm nhận về văn
hóa và văn học trong hành trình đổi mới của Nguyễn Duy Bắc (2006)... đã
khẳng định việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hóa khơng cịn dưới dạng
tìm tòi, thể nghiệm mà trở nên phổ biến rộng rãi. Mặc dù, tiếp cận văn học từ
góc nhìn văn hóa là một câu chuyện cũ nhưng càng tìm hiểu, càng nghiên
cứu, chúng lại càng có sức hút.
Mười năm trở lại đây, nhiều luận văn, luận án đã tập trung nghiên cứu
chuyên sâu về các tác giả, tác phẩm, các hiện tượng văn học cụ thể. Lê Văn
Khải với luận văn Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới nhìn từ góc độ
văn hóa bảo vệ năm 2010 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
Lương Minh Chung với luận án Tùy bút Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc
6
Tường từ góc nhìn văn hố bảo vệ năm 2012 tại Viện Văn học; Đỗ Thị Ngọc
Chi với luận án Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa bảo vệ năm
2013 tại Học viện Khoa học Xã hội; Võ Minh Hải với luận án Ngôn ngữ nghệ
thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa bảo vệ năm 2015 tại Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Xuân Quỳnh với luận văn
Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa bảo vệ năm 2016 tại Đại học
Quốc gia Hà Nội và Trần Thảo Vy với luận văn Vũ trung tùy bút của Phạm
Đình Hổ từ góc nhìn văn hóa bảo vệ năm 2019 tại Đại học Quy Nhơn...
Hầu như ngay từ tựa đề, các cơng trình nghiên cứu, bài viết khoa học
hay luận văn, luận án đều xác định rõ phương hướng tiếp cận từ góc độ văn
hóa. Điều đó cho thấy văn học đã được đặt trong tương quan với đời sống,
xem xét sự tương tác giữa văn học với các thiết chế văn hóa, khắc phục cách
tiếp cận xã hội học thô sơ. Với định hướng này sẽ giúp con người hiện đại có
những nhận thức mới, rõ ràng hơn về con người và văn học trung đại.
2.2. Tiếp cận “Kiến văn tiểu lục” từ góc nhìn văn hóa
Trong số các tác gia cổ điển Việt Nam, Lê Q Đơn là người có số
lượng trước tác lớn nhất còn lưu lại đến ngày nay. Đồng thời, ông cũng là một
trong những tác gia được giới nghiên cứu Việt Nam ưu ái quan tâm đến. Tác
giả Nguyễn Thanh đã khẳng định điều đó:
Các học giả là Việt kiều ở Pháp như Hoàng Xuân Hãn, Trần
Văn Khê, Tạ Trọng Hiệp… khi nghiên cứu, giảng dạy lịch sử, văn
hóa, nghệ thuật cổ truyền của Việt Nam thường vẫn dẫn nguồn tư
liệu Lê Quý Đôn đã viết. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, Giáo
sư Tạ Trọng Hiệp đã nhiều lần từ Paris tìm đến các thư khố ở Bắc
Kinh tìm đọc hàng trăm tác phẩm mà Lê Q Đơn đã trích dẫn
trong các tác phẩm để đối chứng, so sánh và đã đi tới kết luận việc
viện dẫn tư liệu từ nguồn sử sách của Trung Quốc trong các tác
7
phẩm của Lê Q Đơn là hồn tồn chính xác. Không chỉ ở Pháp
mà dường như hầu hết các nhà nghiên cứu, giảng dạy về Việt Nam
học trên thế giới đều có những chuyên đề khoa học nghiên cứu về
Lê Quý Đôn [36].
Khối lượng các trước tác của ông rất đa dạng và đồ sộ, hầu hết đều được
dịch và in bằng chữ Quốc ngữ và xuất bản như bộ Đại Việt thông sử, Quần
thư khảo biện, Vân đài loại ngữ, Tồn Việt thi lục, Bắc sứ thơng lục, Phủ biên
tạp lục, Kiến văn tiểu lục… Ông để lại cho hậu thế trên 40 bộ sách, gồm trên
100 quyển nhưng hiện nay bị thất lạc rất nhiều, các bản gốc chữ Hán hiện nay
cịn rất ít.
Tác phẩm Kiến văn tiểu lục và Lê Quý Đôn đã được các nhà khoa học,
nhà văn, nhà phê bình như Phan Huy Chú, Phạm Trọng Điềm (Viện sử học),
Tạ Ngọc Liễn, Văn Tân, Trần Thanh Mại, Phan Ngọc Huyền, Phạm Quốc
Sử… đề cập ít nhiều đến nội dung tác phẩm, trong đó có bình diện văn hóa.
Văn Tân trong Con người và sự nghiệp Lê Q Đơn (Tổng tập dư địa chí
Việt Nam, tập 3) nhận định Lê Quý Đôn là nhà tri thức có tư tưởng tự tơn và
tự hào dân tộc: “Đọc Kiến văn tiểu lục, chúng ta thấy Lê Quý Đôn như đã reo
lên khi ông viết: “Nước Nam ta hai triều đại nhà Lý, nhà Trần có tiếng là văn
hiến” [44, tr.313].
Hay từ góc nhìn văn hóa, Nguyễn Quang Thắng - Nguyễn Bá Thế trong
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (1991) khẳng định “Lê Quý Đôn là một
học giả uyên bác, đa dạng và sung mãn nhất của văn hóa Việt Nam. Giới
nghiên cứu thế giới (Pháp) xem ông là nhà bác học về lĩnh vực văn hóa của
nước ta” [37, tr.370]. Tuy nhiên, lời nhận định trên chỉ nêu khái qt, chưa
triển khai khía cạnh văn hóa trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn.
Lời giới thiệu trong cuốn Kiến văn tiểu lục của Viện sử học cũng nói ít
nhiều về tác phẩm, đánh giá về những câu triết ngôn, lời diễn giải của Lê Quý
8
Đơn. Thơng qua lời giới thiệu, ta sẽ có những hiểu biết khái quát về con
người Lê Quý Đôn, trong đó có sự am hiểu tường tận nhiều lĩnh vực: văn học,
địa lý, Phật giáo - Đạo giáo, phong tục người Việt dưới triều Trần; nhạc và vũ
thời trước…
Trong lời giới thiệu, Viện Sử học trích dẫn đoạn dịch về cách ăn mặc của
người Việt xưa:
Dân đều đi chân không, gián hoặc có người đi giày da, khi đến
cung điện thì trút giày ra. Trong lúc đón tiếp ở ngồi đô ấp, hàng
trăm người mặc áo, cầm hốt đều quỳ mà thôi, da chân họ (người
Việt) rất dày, trèo núi như bay, chông gai cũng không sợ, khăn
dùng màu xanh thẫm do tơ nhuộm chế ra. Khi đội khăn thì dùng
dây sắt cài lại, đằng trước cao hai thước mà gập xuống đến cổ, lấy
vải buộc thắt lại đằng sau, trên đỉnh có cài cái đinh bằng sắt, người
có quan chức thì thêm một mảnh vải vào đinh sắt này, lúc ở nhà để
đầu trần, khi có khách mới đội khăn; nếu đi xa thì một người mang
khăn đi theo; duy có Quốc vương búi tóc, dùng lụa là phủ lấy búi
tóc, trơng xa như ln cân của nhà đạo sĩ… Người trong nước đều
mặc lụa thâm, áo hoa, quần mỏng, cổ áo trịn khâu bằng là (…)
[43, tr.7].
Ngồi trang phục, lời giới thiệu tác phẩm còn đề cập đến văn hóa nhạc
và vũ đời Trần:
(…) con trai đóng vai kép, con gái đóng vai đào, mỗi bên mười
người đều ngồi dưới đất, các thứ đàn có đàn tì bà, đàn tranh và đàn
bầu v.v…, ở tầng dưới cung điện có trị leo dây múa rối, lại có
người đóng khố bao, cởi trần nhảy nhót kêu gọi, đàn bà đi chân
khơng, mười ngón tay dịu dàng đứng múa; hơn mười người con trai
đều cởi trần, kề vai, giậm chân quây quần chung quanh mà hát theo
(…) [43, tr.7].
9
Với lời giới thiệu này, ta phần nào thấy được một khía cạnh nhỏ về văn
hóa của người Việt xưa mà Lê Quý Đôn muốn lưu lại cho hậu thế.
Đinh Công Vỹ là một trong những chuyên gia chuyên khảo về Lê Quý
Đôn và các tác phẩm của ông. Theo thống kê, Đinh Cơng Vỹ có hơn 20 bài
viết có liên quan đến Lê Quý Đôn đã được công bố như Chữ Nôm trong các
tác phẩm Hán văn của Lê Quý Đôn hay Lê Quý Đôn, niềm khát vọng đổi mới
bộ máy quan chức… cho thấy tâm huyết của nhà nghiên cứu trong việc tìm
hiểu nhà bác học kiệt xuất của dân tộc ở thế kỷ XVIII. Trong bài chuyên khảo
Mơi trường văn hóa Thăng Long với các bậc thầy của Lê Quý Đôn (1998),
Đinh Công Vỹ đã chỉ rõ:
Tất cả những mơi trường văn hóa ấy ảnh hưởng rất lớn đến Lê
Q Đơn, có thể coi là những bậc thầy góp phần nâng cao hiểu
biết, tạo thành cây bút đại gia của ơng. Ở trong mơi trường văn hóa
ấy, môi trường: “Sum mọi chốn y quan lễ nhạc, vầy mọi nơi văn vật
thanh danh”, Lê Q Đơn có điều kiện tìm được những người thầy
xứng đáng từ nhiều vùng q dồn về [45, tr.211].
Có thể thấy, Đinh Cơng Vỹ đã kì cơng tìm hiểu mơi trường văn hóa góp
phần hun đúc nên tài năng của Lê Quý Đôn như thế nào. Ông cũng nêu rõ, tài
năng của Lê Quý Đơn là sự tích hợp tinh hoa của đất kinh kỳ.
Đề cập đến tác gia Lê Quý Đôn và Kiến văn tiểu lục cịn có các bài phê
bình, lời giới thiệu, tham luận của các hội nghị văn học… được đăng trên các
tạp chí, các tuyển tập hay các trang web uy tín.
Năm 1960, trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, nhà nghiên cứu Trần
Thanh Mại chỉ rõ 2 lí do của việc kêu gọi những nhà nghiên cứu Văn học và
Khoa học Xã hội nên đẩy mạnh nghiên cứu về Lê Q Đơn. Ơng cho rằng Lê
Q Đơn là một “hiện tượng văn hóa”, là nhân vật đặc biệt trong lịch sử văn
hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, vào những năm ông không ủng hộ chúa Nguyễn
10
nên ít được nhắc tới trong lịch sử văn hóa Việt Nam làm việc nghiên cứu về
Lê Q Đơn có thời gian bị gián đoạn. Trong khi đó, cuộc đời Lê Q Đơn có
58 năm thì có đến 42 năm khảo cứu, biên soạn sách vở, thâu tóm mọi tri thức
của thời đại trong các tác phẩm của mình.
Hồng Nhân đã giới thiệu khái quát về nội dung của Kiến văn tiểu lục
khi tập sách này được tái bản: “Tám phần của “Kiến văn tiểu lục” được tái
bản lần này in thành hai quyển, mỗi quyển dày hơn 300 trang được Lê Quý
Đôn ghi lại gần như đầy đủ về lịch sử, văn hóa, tập tục… của người Việt một
thời” [29].
Tác giả bài viết cũng nói thêm nội dung của 3 phần trong tác phẩm Kiến
văn tiểu lục. Phần 1 được Lê Quý Đôn ghi chép lại những câu triết ngôn hay
những hành vi của một số nhân vật lịch sử Trung Quốc và Việt Nam nhằm
khuyên răn, giáo dục người đương thời. Phần 2 là những ghi chép các lễ văn,
chế độ của các triều đại Lý - Trần - Lê. Phần 3 được Lê Quý Đôn ghi chép
cẩn thận những nhân vật đã làm những bài bia, bài minh ở các chùa, quán, các
triều Lý, Trần và giới thiệu, phê bình một số thơ văn. Ngồi ra, Hồng Nhân
còn khẳng định cuốn sách Kiến văn tiểu lục sẽ giúp ích cho thế hệ sau có
những hiểu biết về cuộc sống văn hóa trước kia của tổ tiên mình. Chẳng hạn
như “Sách còn viết về mái đầu của người Việt dưới triều Trần: Con trai đều
trọc đầu, người nào có quan chức thì trùm đầu bằng khăn xanh…” [29].
Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, Lại Văn Hùng đã đánh giá Lê
Quý Đôn là một trong những vị tổ sư của Bách khoa toàn thư Việt Nam,
khẳng định Kiến văn tiểu lục là “bộ sách có tính bách khoa thư rất sâu đậm
về văn học” [20]. Bài viết này đã khảo sát và liệt kê về các phép đối, các tác
phẩm văn học từ thời Lý - Trần đến “đương đại” thời Lê Quý Đôn sống cùng
với những lời bình phẩm mà ơng ghi chép lại, nhất là phần Thiên Chương.
Đồng thời, tác giả cũng khẳng định đóng góp lớn lao của Lê Q Đơn trong
11
việc cung cấp nguồn tư liệu vô cùng phong phú cho hậu thế, nhất là những tư
liệu về văn hóa một thời.
Đặng Đình Ngun với bài báo Nhà văn hóa Lê Q Đơn: Đa đoan
nhập thế có đề cập đến con người Lê Q Đơn “cực kì ham mê đọc sách, có
tính khiêm nhường thơng qua lời tựa “Kiến văn tiểu lục” hay để lại những
nguyên tắc sống cần thiết cho con người hậu thế” [28]. Từ Lê Quý Đôn, ta
thấy được nếp sống, suy nghĩ và tâm tính của con người thời đại trước đây.
Đặng Đình Ngun trích dẫn lời văn trong bài giới thiệu Kiến văn tiểu lục để
minh họa cho nhận định của mình về con người của Lê Quý Đôn. Tác giả
khẳng định: Cứ đọc những gì ơng chép lại để cho đời sau là ta có thể hình
dung ra được phần nào những ngun tắc mà ơng đã vin vào đó để “giữ vững
lịng thành, thông suốt sự lý cả” [28].
Dương Tâm với bài viết Thầy giáo Lê Quý Đôn - “túi khôn của thời
đại” đã ca ngợi nhà bác học Lê Quý Đôn là “thần đồng ham học, thơng
minh, có trí nhớ siêu đẳng” [35]. Bên cạnh đó, thơng qua tác phẩm Kiến
văn tiểu lục, tác giả đề cập việc Lê Quý Đôn là người đề cao văn hóa học
hành, thi cử, “phê phán lối học phục vụ thi cử, đề cao việc học là để
hành” [35]. Tác giả có nói:
Ơng thấy được cái hạn chế của cách giáo dục tầm chương
trích cú, phục vụ thi cử với mục đích để ra làm quan, đào tạo ra
những người thiếu bản lĩnh.
Trong “Kiến văn tiểu lục”, ông viết “Cái học ấy làm cho lời
bàn luận sáng suốt bẵng đi, thói cầu cạnh mỗi ngày một thịnh.
Người có chức vị ít giữ được phong độ thanh liêm, nhún nhường,
trong triều đình khơng nghe thấy lời can gián. Gặp có việc thì rụt
rè, cẩu thả, thấy lúc nguy thì bán nước để tồn thân, dẫu người gọi
là bậc danh nho, cũng đều yên tâm nhân sủng vinh phi nghĩa”.
12
(…) Ơng nhận thấy cái vơ bổ, phù phiếm của việc bỏ công ra
trau chuốt, gọt giũa từng câu, từng chữ những bài thơ, phú để ca
tụng lẫn nhau” [35].
Hầu hết các cơng trình trên đều là những bài viết, lời nhận xét, đánh
giá, những nghiên cứu mang tính khái quát, ít nhiều liên quan đến một số khía
cạnh văn hóa được thể hiện trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục.
Việc viết về một tác phẩm từ góc nhìn văn hóa khơng phải vấn đề
hồn tồn mới. Nhưng nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng như tác phẩm
Kiến văn tiểu lục thì cịn khá mới mẻ. Phần nhiều những nghiên cứu trước
đây tập trung vào tiểu sử, tư tưởng văn chương của Lê Quý Đôn, giới
thiệu các sách của ông dưới hình thức nghiên cứu, thư mục là chủ yếu.
Chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu bàn luận đến khía cạnh văn hóa
trong các tác phẩm của ơng.
Nhìn chung, việc nghiên cứu những vấn đề xoay quanh nhà bác học Lê
Quý Đôn từ nhiều thập kỉ qua khá phong phú, đạt được những thành tựu nhất
định, tạo tiền đề cho thế hệ sau. Song, các nghiên cứu ấy chưa đi sâu phân
tích, đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, tồn diện những đặc sắc văn
hóa trong tác phẩm của Lê Q Đơn. Vì vậy, chúng tơi lựa chọn đề tài “Kiến
văn tiểu lục của Lê Quý Đôn - từ góc nhìn văn hóa” với tâm ý kế thừa thành
quả, cơng trình nghiên cứu trước đó và từ phương pháp tiếp cận văn hóa học
làm sáng tỏ hơn vấn đề hiện chưa được quan tâm nhiều về Lê Quý Đôn - nhà
bác học lớn nhất Việt Nam trong nền văn học trung đại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu vấn đề
Với đề tài Kiến văn tiểu lục của Lê Q Đơn - từ góc nhìn văn hóa,
chúng tơi sẽ soi chiếu và chỉ ra mối tương giao giữa văn học - văn hóa, xác
lập cách tiếp cận khoa học về văn hóa đối với tác phẩm văn học trung đại Việt
Nam. Đồng thời, chúng tôi sẽ chứng minh từng biểu hiện văn hóa gắn liền với
13
những sự kiện thăng trầm trong lịch sử. Từ đó, khẳng định giá trị văn hóa, sự
sáng tạo cũng như những đóng góp của tác giả, tác phẩm đối với q trình
phát triển và bảo tồn vốn văn hóa trong tiến trình phát triển lịch sử văn học
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những giá trị văn hóa Việt
Nam được thể hiện trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn. Nội dung nghiên
cứu của luận văn tập trung tìm hiểu và phân tích những vấn đề văn hoá vật
chất và tinh thần thể hiện trong 8 phần của tác phẩm như: hình thức lễ nghi,
âm nhạc, xe cộ; chế độ thi cử, quan chức; văn chương; nhân vật lịch sử…
dưới các triều Lý - Trần - Lê.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Kiến văn tiểu lục là tác phẩm được Lê Quý Đôn viết bằng chữ Hán, đã
có nhiều bản dịch khác nhau. Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chọn bản
dịch Kiến văn tiểu lục của Phạm Trọng Điềm, cùng lời giới thiệu của Viện Sử
học (NXB Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 1962). Đây là bản dịch được chỉnh
sửa, hiệu đính mới nhất, được độc giả quan tâm và sử dụng trong cơng trình
của các nhà nghiên cứu gần đây. Trong tác phẩm này, chúng tôi dự định sẽ
khảo sát các phần như “Châm cảnh”, “Thể lệ thượng”, “Thiên chương”, “Tài
phẩm”, “Phong vực thượng”, “Thiền dật”, “Linh tích”, “Tùng đàm” đã được
biên phiên dịch trong cơng trình của Phạm Trọng Điềm để tìm hiểu và phân
tích những nội dung văn hóa.
Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ liên hệ với một số tác phẩm của
Lê Quý Đôn hoặc các tác giả khác như Bắc sứ thông lục, Phủ biên tạp lục (Lê
Q Đơn), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Thượng kinh ký sự (Lê Hữu
Trác), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú).
14
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
cụ thể như sau:
5.1. Phương pháp liên ngành:
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Đây là phương pháp chủ yếu
được chúng tơi quan tâm trong q trình thực hiện luận văn. Nghiên cứu văn
hóa như một chỉnh thể tồn vẹn mà trong đó văn học nghệ thuật như một tiểu
hệ thống. Từ cái nhìn văn hóa, chúng tơi sẽ tìm thấy mối quan hệ tương hỗ,
biện chứng giữa văn hóa và văn học trung đại Việt Nam. Chúng tôi sẽ xây
dựng các cơ sở khoa học, hỗ trợ cho quá trình tiếp cận và xử lý các nội dung
văn hoá trong tác phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Thông qua các nguồn tư liệu lịch
sử, chúng tôi tái hiện trung thực bức tranh văn hóa, con người theo trình tự
thời gian diễn ra từ giai đoạn hình thành đến quá trình thay đổi, phát triển.
5.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học:
Mỗi một tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật. Chúng tôi sử dụng
phương pháp thi pháp học trong việc phát hiện những đặc trưng nghệ thuật
qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu giá trị văn hóa của tác phẩm. Cụ thể là các
thi pháp về kết cấu, giọng điệu, thời gian nghệ thuật.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng một số thao tác sau trong suốt quá trình
nghiên cứu để luận văn có tính khoa học và hệ thống:
- Thao tác thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng thao tác thống kê,
phân loại về các chi tiết, sự kiện, nhân vật, vấn đề được thể hiện trong tác
phẩm Kiến văn tiểu lục của Lê Qúy Đôn. Các nội dung được thống kê, phân
loại sẽ là những cứ liệu quan trọng để chúng tôi khái quát thành các luận điểm
trong các chương mục của luận văn.
15
- Thao tác so sánh, đối chiếu: Trong quá trình triển khai vấn đề
xoay quanh nội dung văn hoá của Kiến văn tiểu lục, chúng tơi sẽ có những
thao tác đối chiếu với một số tác phẩm cùng thể loại như Vũ trung tùy bút
(Phạm Đình Hổ), Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác), Lịch triều hiến chương
loại chí (Phan Huy Chú),.… để thấy được mối quan hệ giữa các vấn đề văn
hóa trong các tác phẩm.
- Thao tác phân tích, tổng hợp: Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu các tư
liệu có liên quan đến nội dung văn hố của tác phẩm, chúng tôi sẽ vận dụng
phương pháp tổng hợp làm cơ sở tập trung đánh giá, phân tích những nội
dung văn hoá trong Kiến văn tiểu lục để làm nổi bật những giá trị văn hoá của
tác phẩm.
6. Những đóng góp của đề tài
Với những dự kiến về hướng tiếp cận và định hướng nghiên cứu, hi
vọng kết quả của luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ trong cơng tác xây
dựng lý thuyết về tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm văn học, nhất là văn
học trung đại Việt Nam. Bên cạnh đó, với kết quả dự kiến, chúng tơi tin
rằng, những đóng góp của Kiến văn tiểu lục sẽ là nguồn tài liệu tham khảo
có ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy về tác giả Lê Quý Đôn và mảng văn
học trung đại Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai thành 3 chương như sau:
- Chương 1: Lê Quý Đôn, “Kiến văn tiểu lục” và vấn đề thể loại.
- Chương 2: Đời sống văn hóa trung đại trong “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn.
- Chương 3: Một số phương thức thể hiện của “Kiến văn tiểu lục” từ góc nhìn
văn hóa.
16
Chương 1. LÊ QUÝ ĐÔN, “KIẾN VĂN TIỂU LỤC”
VÀ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI
1.1. Tác gia Lê Quý Đôn và “Kiến văn tiểu lục”
1.1.1. Lê Quý Đôn - một hiện tượng văn hóa ở thế kỷ XVIII
Lê Q Đơn tên thật là Lê Danh Phương, tên tự là Doãn Hậu, hiệu là
Quế Đường. Ơng sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái thứ
7 (1726) và mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45
(1784). Ông là người làng Diên Hà, trấn Sơn Nam hạ (nay là thôn Phú Hiếu,
xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Ơng làm quan dưới thời Lê
Trung Hưng, vừa là nhà thơ vừa là nhà khoa học lớn của Việt Nam trong thời
phong kiến.
Lê Quý Đôn được thừa hưởng trí tuệ và đạo đức từ người cha của
mình, ơng Lê Trọng Thứ (lúc nhỏ có tên là Lê Phú Thứ). Ông là một người
cha mẫu mực, một vị quan liêm chính, ln sống giản dị, kính già u trẻ, hết
lịng vì dân vì nước. Điều đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến phẩm chất đạo đức
của Lê Q Đơn. Ơng Lê Trọng Thứ đỗ Tiến sĩ năm Giáp Thìn (1724), được
bổ nhiệm vào Viện Hàn Lâm, sau được phong tước Diễn phái hầu rồi đến
tước Hà quận cơng. Sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng từ bé, Lê Q
Đơn đã ấp ủ trong mình hai hoài bão lớn là kinh bang tế thế và trước thư lập
ngôn. Từ thuở bé, ông được người đời ca tụng về trí thơng minh hơn người.
Hai tuổi, ơng đã biết đọc chữ “hữu”, chữ “vô”. Năm tuổi, ông đã thuộc lịng
Kinh thi. Mười một tuổi, mỗi ngày ơng thuộc hàng tám, chín mươi trang sử.
Mười bốn tuổi, một ngày ông làm mười bài phú mà không phải nghĩ, không
viết nháp. Năm 1739, Lê Quý Đôn theo cha lên học ở kinh đơ Thăng Long,
khi đó ơng đã học xong tồn bộ sách kinh, sử của Nho gia. Ngồi trí tuệ trời
ban cùng với công lao cha mẹ rèn đúc nên nhân tài thì những người thầy của
17
Lê Q Đơn cũng góp phần quan trọng. Ơng được tiếp xúc, học hỏi các bậc
đại phu tài giỏi trong triều như Lan Đình hầu Đinh Cơng, Tả thị lang bộ Hình
Vũ Đình hầu Nguyễn Cơng, Hữu thị lang bộ Cơng Trần Cơng… Từ đó, tài
năng của ơng càng được nảy nở. Ngơ Thì Sĩ từng nhận định về tính hiếu học
của Lê Q Đơn:
Ngơ Thì Sĩ cho là: “Sở dĩ ơng hơn hẳn người chẳng phải vì tài
mà cịn vì chăm chỉ đó sao”. Ơng là người “xem sử quên ăn dưa, đọc
kinh không biết mỏi, mỗi ngày thuộc hàng tám chín mươi trang”,
“ơng học rộng như Ngun Khải nhưng hơn ở chỗ chăm chỉ”. Hơn
nữa, ông lại là người có chí khí. Theo Ngơ thì Sĩ: “Đến khi biết chơi
đùa, ơng chỉ thích vun cát, vạch bát qi, ngồi xổm trơng trời, ngồi
sách vở ra, khơng ưa chuộng thứ gì khác” [35, tr.21].
Trong 13 năm tiếp theo, ơng thi Hương đỗ Giải nguyên rồi tiếp tục đỗ
Hội nguyên và đỗ Đình Ngun Bảng nhãn. Sau đó, ơng được bổ nhiệm làm
quan, giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới triều Lê - Trịnh như Hàn Lâm viện
thị giảng, Bồi tụng, Hiệp trấn Nghệ An, Công bộ Thượng thư… Trong cuộc
đời làm quan của Lê Quý Đôn, ông được đi nhiều nơi, gặp gỡ các bậc tài
danh, đọc những loại sách mới lạ và tìm hiểu chuyện đời, chuyện người.
Từ đô thị Thăng Long, Lê Quý Đôn đã đi đến nhiều vùng miền khác
trong cả nước. Ông được tiếp xúc với nhiều người, nhiều vùng văn hóa, cảm
nhận sự giàu đẹp của các vùng đất, sưu tầm văn hóa nhiều vùng miền. Lê Quý
Đôn không chỉ đi khắp hai miền Nam Bắc mà cịn tận dụng việc đi sứ, đi
cơng cán để tiếp cận với nền văn hóa nước ngồi. Qua những lần đi sứ, ông
khẳng định niềm tự tôn, tự hào dân tộc của mình. Năm 1760, Thái thượng
hồng Lê Ý Tơng mất, triều đình Lê - Trịnh cử Lê Q Đơn làm Phó sứ sang
nhà Thanh báo tang và nộp lễ cống. Khi sứ đoàn của ta đi qua các châu, phủ ở
Trung Quốc đều bị gọi là “di quan, di mục”, nghĩa là quan lại mọi rợ. Bất
18
bình điều đó, Lê Q Đơn đã viết thư cho Tổng đốc Quảng Châu để phản đối.
Với uy tín của mình, cùng lời văn chặt chẽ, đanh thép, triều đình Mãn Thanh
buộc phải ra lệnh bỏ danh từ khinh miệt này và gọi sứ đoàn nước ta là “An
Nam cống sứ”. Năm 1762, ông tiếp tục đi sứ sang Trung Quốc, tại đây ơng
được tìm hiểu chính trị Trung Quốc, tiếp xúc với nhiều văn trí thức Trung
Hoa. Đó là các nho thần nhà Thanh như Lương Thi Chính, Qui Hữu Quang.
Hơn thế nữa, Lê Q Đơn cịn gặp gỡ, cùng làm thơ với các sứ thần Triều
Tiên là Hồng Khải Hi, Triệu Vinh Kiến. Ông cho họ xem tác phẩm mình
mang theo như Thánh mơ hiền phạm lục, Quần thư khảo biện, tập Tiêu Tương
bách vịnh và chính Hồng Khải Hi đã viết lời tựa cho ba sách này. Họ đều hết
mực khen ngợi, thán phục về học vấn sâu rộng của ơng. Ở đây, ơng có dịp
đọc nhiều sách mới lạ kể cả sách của người phương Tây nói về địa lý thế giới,
ngơn ngữ học, thủy văn học… Có thể thấy, Lê Q Đơn là một người có tầm
nhìn xa, có kinh nghiệm ngoại giao ở thời Hậu Lê.
Sau khi đi sứ về nước, Lê Quý Đôn được thăng chức Hàn lâm viện thừa
chỉ, giữ chức Học sĩ bí thư các. Năm 1764, ơng được cử giữ chức Đốc đồng
xứ Kinh Bắc. Năm 1765, ông được bổ nhiệm làm Tham chính xứ Hải Dương,
nhưng ơng khơng nhận, xin cáo quan về nhà viết sách. Năm 1767, Trịnh Sâm
lên thay cha, mời Lê Quý Đôn quay trở lại triều chính, trao cho chức Thị thư,
tham gia biên soạn quốc sử, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám. Năm 1768, ơng
đại phá qn Lê Đình Bản ở Đồng Cổ. Ơng được thăng chức Thị phó đơ ngự
sử (1769) và Cơng bộ hữu thị lang (1770). Những năm 1772 - 1774, ông đi
công cán ở các vùng Sơn Nam, Tuyên Quang, Lạng Sơn, làm nhiệm vụ điều
tra tình hình thống khổ của nhân dân cùng tệ nạn tham nhũng của bọn quan
lại, đo đạc ruộng đất bị khai man. Ông xem chuyến đi này là cuộc thực tế để
hiểu về đời sống nhân dân và biết được con đường kinh bang tế thế của mình
cần làm những gì. Năm 1775, Lê Quý Đôn thăng chức Lại bộ tả thị lang kiêm
19
Quốc sử quán tổng tài. Năm 1776, chúa Trịnh đặt ty trấn phủ ở Thuận Hóa,
ơng được cử giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ. Trong thời gian ở đây, ơng
ra sức chấn chỉnh lại bộ máy chính quyền, chăm lo đời sống kinh tế, giáo dục
cho nhân dân. Năm 1778, Lê Quý Đôn được thăng chức Hành tham tụng
nhưng ông từ chối, xin đổi sang ban võ và được phong tước Hữu hiệu điểm,
quyền Phủ sứ, tước Nghĩa phái hầu. Năm 1779, ơng bị Hồng Văn Đồng tố
giác ỷ thế ức hiếp lấy bạc và bị giáng chức. Năm 1782, ông được triệu về
triều thăng lên chức Công bộ thượng thư. Đến năm 1784, khi Lê Quý Đôn
mất, Trịnh Khải đề nghị bãi triều ba ngày để tang ông, đặt tên thụy là Văn
Trung, truy tặng tước Thiếu Bảo.
Qng đời làm quan của Lê Q Đơn có cả ưu và nhược điểm, nhưng
ưu điểm nhiều hơn. Học thuật cao siêu, uyên bác, cần cù tích lũy kiến thức
chính là ưu điểm lớn nhất của ông. Tri thức trong sách vở, kinh nghiệm cuộc
sống phong phú mà ơng tích lũy được trong 58 năm sống, học tập và làm việc
đã giúp ông trở thành nhà bác học lỗi lạc, nhà văn hóa tiêu biểu của lịch sử
văn hóa Việt Nam.
Thế kỷ XVIII là thế kỷ có nhiều biến động lớn, đó cũng là những cơ sở
xã hội quan trọng góp phần hình thành nên phong cách đa tài của ông quan
Bảng họ Lê. Tạ Ngọc Liễn có viết đôi dịng về thời đại của Lê Q Đơn:
Ngồi đầu óc thông tuệ đặc biệt cộng với vốn sống lịch lãm và
một nghị lực làm việc phi thường, phải kể đến thời đại Lê Q Đơn
sống, bởi vì một tài năng lớn bao giờ cũng là con đẻ của thời đại.
Lê Quý Đôn sống ở thế kỷ XVIII là thời kỳ xã hội Việt Nam có
nhiều biến động lớn. Trong lịng xã hội Việt Nam đầy mâu thuẫn khi
ấy đang nảy sinh những mầm mống mới của thời kỳ kinh tế hàng
hóa, thị trường trong nước mở rộng, thủ cơng nghiệp và thương
nghiệp có cơ hội phát triển… Tình hình đó đã tác động mạnh mẽ tới
20
đời sống văn hóa, tư tưởng, khoa học. Ở thế kỷ XVIII, xuất hiện
nhiều tên tuổi rực rỡ như Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần
Cơn, Đồn Thị Điểm, Lê Hữu Trác… Đồng thời các tri thức văn hóa,
khoa học của dân tộc được tích lũy hàng nghìn năm tới nay đã ở vào
giai đoạn súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân loại. Thực tế
khách quan này địi hỏi có những bộ óc bách khoa và Lê Q Đơn
với học vấn như biển cả của mình đã trở thành “tập đại thành” mọi
tri thức của thời đại [24, tr.204 - 205].
Có thể nói, trước tác của Lê Q Đơn đã bao qt tri thức văn hóa dân
tộc ở thế kỷ XVIII và tạo dấu mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa cả một
thời đại.
Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, Lê Q Đơn được biết đến là nhà bác
học, nhà văn hóa hàng đầu của nước ta. Bên cạnh đó, ơng cịn được vinh danh
với những danh xưng khác như: nhà sử học, nhà khảo cứu, nhà thơ, nhà ngôn
ngữ, nhà ngoại giao, nhà giáo, nhà thư tịch… Dù với danh xưng nào thì cuộc
đời của Lê Q Đơn cũng đều có sự gắn kết đặc biệt đối với sách vở, văn
chương. Suốt quá trình làm quan, bản thân ông rất biết cách tận dụng thời
gian cho việc nghiên cứu, biên soạn sách chuyên khảo. Ơng để lại cho đời sau
nhiều cơng trình khảo cứu về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, văn hố xã
hội, văn thơ… có giá trị lớn. Các tác phẩm như Tứ thư lược giải, Thư kinh
diễn nghĩa, Vân đài loại ngữ, Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm lục,
Kiến văn tiểu lục, Lê triều thông sử, Bắc sứ thơng lục, Quế Đường thi tập,
Tồn Việt thi học… của Lê Quý Đôn được đánh giá cao trong giới học thuật
Việt Nam.
Có thể nói, Lê Q Đơn là một con người năng động, bởi ông là người
đi nhiều, đọc nhiều, viết nhiều. Ơng khơng ngần ngại việc tiếp cận những
nguồn kiến thức mới để tích lũy và sáng tạo. Từ tính cách ấy, cuộc đời ơng