Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu (♀ epinephelus fuscoguttatus × ♂ epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐẠM THỊ THÙY VƯƠNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG ĐỘ MẶN VÀ
THỨC ĂN CỦA CÁ MÚ TRÂN CHÂU
(♀ Epinephelus fuscoguttatus × ♂ Epinephelus lanceolatus)
Ở GIAI ĐOẠN ƯƠNG CÁ HƯƠNG ĐẾN CÁ GIỐNG

Chuyên ngành: SINH HỌC THỰC NGHIỆM
Mã số: 8420114

Người hướng dẫn: TS. Võ Văn Chí


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Võ Văn Chí. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khác.
Bình Định, tháng 9 năm 2020
Học viên
Đạm Thị Thùy Vương


LỜI CẢM ƠN
Để viết luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực của bản thân, học viên còn
nhận sự giúp đỡ của q thầy cơ, gia đình và bạn bè. Học viên xin bày tỏ lòng cảm
ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn: TS. Võ Văn Chí đã tận tình trực tiếp hướng
dẫn học viên trong suốt thời gian nghiên cứu và viết luận văn này.
Học viên xin chân thành cảm ơn thầy cô giảng dạy lớp cao học sinh học thực


nghiệm khóa 20 trường Đại học Quy Nhơn, cán bộ ở tại Trạm thực nghiệm nuôi
trồng thủy sản Cát Tiến - Phù cát - Bình Địnhđã cung cấp địa điểm, cơng trình,
thiết bị để học viên thuận lợi trong bố trí thí nghiệm thực hiện đề tài trong suốt
thời gian nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả rất biết ơn tập thể lớp cao học sinh học thực nghiệm khóa
21 (2018 – 2020), những người thân đã động viên khích lệ, giúp đỡ tận tình về mọi
mặt cho học viên trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn này.
Bình Định, tháng 9 năm 2020
Học viên
Đạm Thị Thùy Vương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
1.1. Thông tin chung về cá mú Trân Châu...............................................................3
1.2. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của cá mú Trân Châu ............................3
1.2.1. Vị trí phân loại ..............................................................................................3
1.2.2. Đặc điểm hình thái ........................................................................................4
1.3. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái của cá mú .............................................4
1.3.1. Phân bố, môi trường sống .............................................................................4
1.3.2. Đặc điểm dinh dưỡng ....................................................................................7
1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng ....................................................................................8
1.3.4. Đặc điểm sinh sản .........................................................................................9
1.4.Tình hình sản xuất giống và ương nuôi cá mú trên thế giới và Việt Nam ........10
1.5. Tình hình ni cá mú trên thế giới và Việt Nam.............................................11
1.6. Những nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn đến cá mú ...........................................12

1.7. Những nghiên cứu về thức ăn của cá mú ........................................................14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .....................................................................................................................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................17
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ......................................................................17
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................17
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................18
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................................18
2.4.2. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu .................................................20
2.4.2.1. Xác định các thông số môi trường nước ...................................................20
2.4.2.2. Theo dõi sinh trưởng và sống sót của cá ..................................................20


2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................22
3.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và sống sót của cá mú Trân Châu ở
giai đoạn ương cá hương đến cá giống ..................................................................22
3.1.1. Các yếu tố môi trường nước trong thời gian ương cá hương lên cá giống...22
3.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của cá ..........................................23
3.1.2.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng tích lũy khối lượng của cá .........23
3.1.2.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá ..........25
3.1.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá .........................................................27
3.1.2.4. Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá ....................................................29
3.1.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của cá ..............................................31
3.1.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá ở giai đoạn cá hương lên cá giống33
3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và sống sót của cá mú Trân Châu ở
giai đoạn ương cá hương đến cá giống ..................................................................34
3.2.1. Các yếu tố môi trường nước ........................................................................34
3.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của cá ..........................................36
3.2.2.1. Sinh trưởng tích lũy khối lượng cá ...........................................................36

3.2.2.2. Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá ......................................................37
3.2.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá .........................................................38
3.2.2.4. Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá ....................................................40
3.1.3. Tỷ lệ sống của cá.........................................................................................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................44
1.Kết luận .............................................................................................................44
2.Kiến nghị ...........................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................46
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các yếu tố môi trưởng nước ở các nghiệm thức thí nghiệm ................. 22
Bảng 3.2: Sinh trưởng tích lũy khối lượng (g) của cá mú Trân Châu ở các nhiệm
thức ...................................................................................................... 24
Bảng 3.3: Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân (mm) của cá mú Trân Châu ở các
nghiệm thức ......................................................................................... 26
Bảng 3.4: Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng của cá (g/ngày) ở các nghiệm thức ... 28
Bảng 3.5: Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân của cá (mm/ngày) ở các nghiệm
thức ...................................................................................................... 29
Bảng 3.6: Tỷ lệ sống (%) của cá mú Trân Châu ở các nghiệm thức độ mặn khác
nhau ..................................................................................................... 31
Bảng 3.7: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá ở nghiệm thức ....................... 33
Bảng 3.8: Các yếu tố môi trường nước ở các nghiệm thức thí nghiệm ................. 35
Bảng 3.9: Sinh trưởng tích lũy khối lượng (g) của cá mú Trân Châu ở các nghiệm
thức ...................................................................................................... 36
Bảng 3.10: Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân (mm) của cá mú Trân Châu ở các
nghiệm thức ......................................................................................... 37
Bảng 3.11: Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng của cá (g/ngày) ở các nghiệm thức . 39
Bảng 3.12: Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cỉa cá (mm/ngày) ở các nghiệm

thức ...................................................................................................... 40
Bảng 3.13: Tỷ lệ sống (%) của cá mú Trân Châu ở các nghiệm thức ................... 42


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Hình thái ngồi cá mú Trân Châu ............................................................4
Hình 1.2: Cá mú nghệ Pinephelus lanceolatus ........................................................6
Hình 1.3: Cá mú cọp Pinephelus fuscoguttatus ( Forskal, 1775) .............................7
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ........................................................... 18
Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy khối lượng cá ở các nghiệm thức ............. 25
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá ở các

nghiệm thức 27

Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá ở các nghiệm thức ........... 29
Hình 3.4: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá ở các ........................... 31
Hình 3.5: Biểu đồ tỉ lệ sống sót của cá ở các độ mặn thí nghiệm .......................... 33
Hình 3.6: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy khối lượng cá ở các nghiệm thức ............. 37
Hình 3.7: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá ở các............................. 38
Hình 3.8: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối khối lượng của cá ở các nghiệm thức ..... 40
Hình 3.9: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá ở ................................. 42
Hình 3.10: Biểu đồ tỉ lệ sống sót cá ở các nghiệm thức ........................................ 43


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bình Định là một trong những tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung
Bộ, có đường bờ biển kéo dài khoảng 134 km (2018) là điều kiện thuận lợi

cho phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản. Tuy nhiên, người dân đánh bắt
là chủ yếu. Việc nuôi trồng thủy hải sản chưa được chú trọng và cịn gặp
nhiều khó khăn. Năm 2010, tổng diện tích mặt nước đưa vào ni trồng thủy
sản đạt 4.741 ha, diện tích ni thủy sản nước lợ: 2.457 ha; diện tích ni
nước ngọt tồn tỉnh 2.284 ha. Trong đó có 2.283 ha mặt nước được đưa vào
ni tơm. Việc làm đa dạng đối tượng nuôi sẽ giúp bà con tìm được đối tượng
ni phù hợp để phát triển việc ni trồng thủy sản ở địa phương.
Hiện nay, hình thức nuôi cá biển chủ yếu trong tỉnh là nuôi trong lồng,
bè và hầu như chỉ tập trung vào một số đối tượng quen thuộc như cá chẽm, cá
hồng, cá mú đen,…. Tuy nhiên, nguồn cá giống và kỹ thuật nuôi cịn nhiều
hạn chế, qui mơ ni cịn nhỏ lẻ. Vì vậy, việc tìm ra hướng giải quyết mới để
nâng cao hiệu quả kinh tế, mang lại lợi ích cho người nuôi và xã hội là rất cần
thiết.
Trong vài năm gần đây, cá mú Trân Châu (cá mú lai hay cá song lai) là
một trong những loài được ưa chuộng để ni biển. Đây là lồi cá mú được
lai từ cá mú cọp và cá mú nghệ (♀ Epinephelus fuscoguttatus × ♂
Epinephelus lanceolatus), có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng thích nghi
với mơi trường sống tốt. Lồi cá này đã được nhiều nước ở khu vực châu Á
nuôi đạt năng suất rất cao như Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và
Philipine. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng, mơ hình
ni lồi cá này chỉ mới bắt đầu phát triển.
Con giống cá mú Trân Châu cung cấp cho người nuôi trong nước hầu
như đều được nhập khẩu từ các nước khác như Đài Loan và từ một số trung


2

tâm thủy sản trong nước như: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, trung
tâm giống hải sản cấp I,... Hầu hết những nhà kinh doanh đều nhập cá ở giai
đoạn cá hương, vì vậy người ni cần phải tiếp tục ương lên cá giống để có

thể sử dụng cho mơ hình ni thương phẩm. Tuy nhiên, những nghiên cứu về
ương ni lồi cá này cịn rất hạn chế, đặc biệt khả năng thích ứng độ mặn
cũng như loại thức ăn nào là phù hợp cho loài cá này ở giai đoạn cá hương
đến cá giống vẫn chưa được nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng
thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú Trân Châu (♀ Epinephelus
fuscoguttatus × ♂ Epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến
cá giống”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định độ mặn thích hợp và loại thức ăn phù hợp cho cá mú Trân
Châu ở giai đoạn cá hương đến cá giống, góp phần nâng cao hiệu quả ương
ni lồi cá này trên địa bàn tỉnh Bình Định.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả thí nghiệm sẽ làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo để
hướng đến xây dựng quy trình ương cá mú Trân Châu phù hợp với điều kiện
của tỉnh Bình Định.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đa dạng hóa đối tượng
ni để tận dụng tối ưu tiềm năng mặt nước của tỉnh Bình Định.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thông tin chung về cá mú Trân Châu
Cá mú Trân Châu là sản phẩm lai giữa con đực cá mú nghệ (Epinephelus
lanceolatus) và con cái cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus). Cá mú nghệ có
tốt độ sinh trưởng nhanh, con tối đa đạt đến kích thước vài tạ và sức đề kháng
tốt. Ngược lại, cá mú cọp tuy có tốt độ sinh trưởng chậm, nhưng thịt lại rất

ngon và được ưa chuộng. Kết quả tạo ra cá mú Trân Châu có tốt độ sinh trưởng
nhanh chóng, sức đề kháng tốt, tiêu tốn thức ăn thấp, thịt ngon, giá trị kinh tế
cao và đầu ra rất dễ dàng. Vì vậy, hiện nay cá mú Trân Châu đang được người
dân ưa chuộng để nuôi thương phẩm.
1.2. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của cá mú Trân Châu
1.2.1. Vị trí phân loại
Cá mú Trân Châu nằm trong vị trí phân loại như sau :
Ngành: Gnathostomata
Lớp cá vây tia: Actinopterygii
Bộ cá vược: Perciformes
Họ cá mú: Serranidae
Giống cá mú: Epinephelus
Lồi: ♀ Epinephelus fuscoguttatus (Forsskål,
1775)× ♂ Epinephelus lanceolatus (Bloch, 1790)


4

1.2.2. Đặc điểm hình thái

Hình 1.1: Hình thái ngồi cá mú Trân Châu
Cá mú Trân Châu có thân dài, dẹp, thân được phủ vảy (vảy chìm dưới lớp
da mỏng), miệng lớn, hàm dưới dài hơn hàm trên, răng nhọn, khỏe mọc thành
một hoặc thành đai răng. Thân có màu vàng đậm của cá mú nghệ vừa có
nhiều chấm đen to trịn nhưng khơng kéo dài, giống như trân châu.
1.3. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái của cá mú
1.3.1. Phân bố, mơi trường sống
Hầu hết các lồi cá mú thích sống ở các rạn san hơ, hốc đá ven các bờ biển,
các đảo có độ sâu từ 10 đến 30 m. Cá thích hợp ở nhiệt độ từ 22 – 280C, ở
nhiệt độ 150C cá hầu như không hoạt động và bắt đầu có hiện tượng bỏ ăn.

Cá mú nghệ Pinephelus lanceolatus
Cá mú nghệ (có tên tiếng Anh là Giant Grouper hoặc King Grouper) là
loài cá mú phân bố rộng, xuất hiện nhiều ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương, từ Biển Đỏ tới vịnh Algoa, Nam Phi, quần đảo Hawaii và quần
đảo Pitcairn. Ở phía Tây Thái Bình Dương, cá mú nghệ phân bố từ phía Bắc
tới Nam Nhật Bản và phía Nam thì tới Úc (Heemstra và Randall, 1993)[15].


5

Theo tài liệu của Heemstra và Randall (1993), cá mú nghệ bắt gặp ở độ sâu
100m nhưng nó cũng được tìm thấy thường xun hơn ở những vùng nước
nơng hơn, ở các hang trong vùng rạn san hô và quanh những con tàu bị đắm
lâu năm; đặc biệt cá mú nghệ trưởng thành và cá con cũng được tìm thấy ở
những vùng cửa sông.
Tại Việt Nam, cá mú nghệ phân bố từ khu vực vịnh Bắc bộ cho tới khu
vực vịnh Thái Lan. Cá mú nghệ thường sống ở khu vực quanh các rạn san hô,
các dãy đá ngầm nơi vùng nước ấm. Chúng phân bố trải dọc khắp các tỉnh
thành ven biển của nước ta. Tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là những vùng biển
thuộc Bắc bộ và Trung bộ.
Cá mú thường sống ở các hốc đá, các áng, vùng ven bờ quanh các đảo có
rạn đá san hơ, thường ở độ sâu từ 10 - 30 m. pH: 7,5 - 8,3 Nhiệt độ: 25 320C. Phạm vi nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25 - 280C, ở nhiệt độ 180C cá bắt
đầu ăn kém, ở nhiệt độ 150C cá gần như ngưng hoạt động. Độ mặn 20 - 32 ‰;
Oxy hoà tan (D.O): 4 - 8 ppm; NO2-N (Nitrite nitrogen): 0 - 0,05 ppm; NH3N (Ammonia không ion hố): < 0,2 ppm.
Cá mú nghệ có kích thước lớn lớn nhất rạn san hơ (cá lớn nhất được tìm
thấy có kích thước 260 cm, nặng 288 kg). Cá thường ẩn nấp ở các rạn đá san
hô, hang hốc nằm chờ con mồi tới gần rồi đớp gọn. Mồi của chúng đa phần là
những loài động vật sống đáy như tôm, cua, cá, mực... Cá mú nghệ săn mồi
suốt ngày, mạnh nhất vào lúc chạng vạng và rạng đông (Đào Mạnh Sơn, Đỗ
Văn Nam, 1994)[1].



6

Hình1.2: Cá mú nghệ Pinephelus lanceolatus
(Nguồn: />Cá mú cọp Pinephelus fuscoguttatus
Cá mú cọp E. fuscoguttatus còn được gọi là cá song hổ, có tên tiếng Anh
là Tiger Grouper. Cá mú cọp phân bố rộng ở vùng biển Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương. Chúng xuất hiện ở hầu khắp các đảo thuộc Ấn Độ Dương và
phía Tây trung tâm Thái Bình Dương, dọc theo thềm lục địa phía Đơng Phi
đến Mozambique Từ Madagasca đến Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, vùng biển
nhiệt đới Australia, Nhật Bản, Philippine, New Guinea và New Caledonia.
Chúng sống chủ yếu ở các vùng biển ấm và biển mặn, có rạn đá san hơ hay
nền đáy có đá tạo thành hang hốc, độ sâu từ 1 – 60 m và có độ trong cao. Cá
song hổ thích ăn mồi sống, thức ăn của chúng là các loài giáp xác, cá và một
số loài nhuyễn thể (FAO, 1993)[15]. Ở Việt Nam, cá mú cọp tập trung ở vùng
biển miền Trung và Nam Bộ, chủ yếu là vùng biển Phú Quý - Bình Thuận
(Đào Mạnh Sơn, Đỗ Văn Nam, 1994)[1].
Cá mú cọp là loài sống ở vùng biển mặn, có rạn đá san hơ hay nền đáy
có đá tạo thành hang hốc, độ sâu từ 1 - 60 m. Cá mú cọp thường sống ở các
vùng biển ấm miền nhiệt đới, từ 35°N - 27°S, 39°E - 171°W. Theo tài liệu


7

của Forsskal (1775), cá mú cọp phân bố ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương:
Biển Đỏ và Đơng Phi đến Samoa và quần đảo Phượng Hồng, phía bắc giáp
Nhật Bản, phía nam giáp Australia. Khơng xác định từ Vịnh Ba Tư, Hawaii
và Polynesia thuộc Pháp. Ở Việt Nam, cá mú cọp tập trung ở vùng biển miền
Trung và Nam bộ, chủ yếu là vùng biển Phú Quý - Bình Thuận.


Hình 1.3: Cá mú cọp Pinephelus fuscoguttatus ( Forskal, 1775)
(Nguồn: />1.3.2. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá mú thuộc nhóm cá dữ, thức ăn thiên về động vật, có tập tính rình bắt
mồi ở nơi n tĩnh. Cá mú có tính tranh giành thức ăn dữ dội. Khi thiếu thức
ăn, chúng có thể ăn thịt các con nhỏ hơn hoặc có sức khỏe yếu hơn. Cá con
mới nở ăn động vật phù du. Khi lớn lên, cá ăn các loại cá con, tơm, mực… Cá
thích ăn mồi sống, khơng ăn mồi chết và thức ăn chìm ở đáy. Trong mơi
trường ni nhốt, thường cho cá ăn thức ăn tự chế biến từ các nguồn nguyên
liệu có sẵn ở địa phương như: cá tạp, cua, ốc, các phụ phế phẩm..
Thức ăn chính của cá mú nghệ sống ở vùng rạn san hô và đáy nhiều đá là
những cá thể giáp xác lớn như tôm hùm, cua lớn và một số các cá thể rùa biển


8

kích cỡ nhỏ. Một số cá mú nghệ sống ở vùng cửa sông và vũng vịnh ven bờ,
thức ăn chủ yếu là cá và một số loài giáp xác như cua, ghẹ, cá. Ở vùng cửa
sơng Nam Phi, mồi chính thường được sử dụng để bẫy cá mú nghệ là Cua bùn
Scylla serrate. Đối với cá mú cọp đây là lồi thích ăn mồi sống là các lồi
giáp xác, cá, động vật chân đầu và một số loài nhuyễn thể.
1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng
Tùy vào mỗi loại cá mú khác nhau sẽ có thời gian sinh trưởng khác
nhau, những lồi cá sinh trưởng chậm cần tới 2 năm mới đạt kích thước
thương phẩm (Lê Xuân, 2006). Đối với cá mú nghệ ni 4 tháng có thể đạt
1,0 kg (Boonliptanont, 1997). Trong nghiên cứu của Vatanakul và cộng sự
(1999), cá mú nghệ có nguồn gốc từ tự nhiên được ni ở Thái Lan có tốc
độ sinh trưởng lần lượt từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 là 500,99 - 646,00
g/tháng, 456,67 - 674,50 g/tháng, 650,00 - 694,16 g/tháng và 507,50 - 588,57
g/tháng với thức ăn sử dụng là cá tạp và hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình

2,85 - 4,09. Theo Lê Xân (2006), cá mú nghệ nuôi tại vùng biển Cát Bà (Hải
Phịng) sau 4 tháng ni từ cỡ 3 cm (0,8g) cá đạt trung bình 56,7g, sau 10
tháng nuôi đạt 1400 –1500 g và đạt 16000 g sau 24 tháng ni. Cá mú nghệ là
lồi có tốc độ sinh trưởng nhanh[3]. Tăng trưởng của cá mú nghệ có thể đạt
về khối lượng là 1,6 - 1,9 g/ngày và về chiều dài là 0,035 – 0,058 cm/ngày.
Cá mú nghệ cũng là đối tượng nuôi phổ biến đối với các chủ trang trại do có
tốc độ sinh trưởng nhanh với 3 kg/1 năm đầu (Sadovy et al., 2003) [21]. Khác
với cá mú nghệ, cá mú cọp sinh trưởng chậm hơn thời gian từ 18 đến 20
tháng.
Cá mú Trân Châu có thời gian ni ngắn và tăng trưởng nhanh 40% so
với các cá khác, sau khi nuôi khoảng 8 tháng là có thể thu hoạch được, hoặc
ngắn hơn là 6 tháng cũng thu hoạch được. Cá mú Trân Châu có khả năng


9

kháng bệnh cao, ít bệnh, và có giá trị kinh tế cao, đây cũng là một trong
những lý do mà việc nuôi cá mú Trân Châu ngày càng phổ biến ở Việt nam
1.3.4. Đặc điểm sinh sản
Cá mú nghệ là lồi cá thành thục khá muộn, khi thành thục kích cỡ
thường lớn. Tuyến sinh dục ở cá mú nghệ bắt đầu phát triển khi khối lượng cá
> 3 kg và thành thục khi chúng đạt khối lượng khoảng 17-20 kg và dài
khoảng 100-110 cm đối với cá cái và 25-30 kg và 110-120 cm đối với các con
cá đực. Đối với cá mú nghệ trong điều kiện ni lồng thì đến năm thứ 3 đã
quan sát thấy tinh dịch ở cá đực khi vuốt bụng cá vào mùa sinh sản. Sang đến
năm thứ 4 cả cá đực và cá cái đều thành thục với việc hình thành trứng và tinh
(Vatanakul et al, 1999) [17].
Cá mú cọp là loài cá lưỡng tính, có tập tính chuyển đổi giới tính, cá cịn
nhỏ dưới 50 cm đều là cá cái, khi đạt chiều dài 70 cm trở lên thì chuyển thành
cá đực. Indonexia và Đài Loan là hai nước đầu tiên cho sinh sản thành cơng

cá mú cọp từ năm 1999, tiếp đó là Malaixia, Thái Lan thành công năm 2002
với tỷ lệ sống khoảng 2%. Ở Việt Nam, cá mú cọp sinh sản nhân tạo thành
công năm 2008 (Lê Xân, 2006)[3]. Đối với cá mú cọp sinh sản không thường
xuyên ở những con trưởng thành. Con cái đóng góp rất ít vào sản lượng sinh
sản cho đến khi chiều dài đạt khoảng 566 mm. Những con cái lớn hơn khả
năng sinh sản cao hơn. Cá mú cọp có chiều dài từ 60 – 70 cm, lớn nhất là 120
cm. Cá mú cọp thường sinh sản vào tháng 3 - 5 hàng năm. Trứng thụ tinh nở
ra ấu trùng sau 19 – 21 giờ ấp. Các nghiên cứu mới đây cho thấy cá mú cọp
có sức sinh sản thấp. Cá bố mẹ sau 4 tuổi mới có thể thành thục và tham gia
sinh sản và lượng trứng/lần đẻ dao động từ 200.000 - 500.000 trứng tùy kích
thước cá cái (Mike Rimmer, 2000) [19].


10

1.4. Tình hình sản xuất giống và ương ni cá mú trên thế giới và
Việt Nam
Ở châu Á nghề nuôi cá mú đã xuất hiện khá lâu, nhưng nguồn giống
hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá mú đã bắt
đầu ở Nhật Bản vào thập niên 60, các nước Đông Nam Á vào cuối thập niên
70. Đến nay, hơn 10 loài cá mú đã được nuôi và sản xuất giống nhân tạo như
cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus), cá mú đen chấm nâu (E.
coioides), cá mú ruồi (E. tauvina), cá mú đỏ (E. akaara), cá mú đỏ (E.
awoara), cá mú cọp (E. fuscoguttatus), cá mú nghệ (E. lancelatus), E. aeneus,
E. microdon, E. polyphekadion, E. tukula, cá mú chuột (Cromileptes
altivelis),...
Cá mú lai (E. fuscoguttatus ♀ × E. lanceolatus ♂) lần đầu tiên được sản
xuất tại Viện nghiên cứu biển Borneo thuộc Đại học Malaysia Sabah và bây
giờ đã trở nên rất phổ biến trong nghề nuôi trồng thủy sản ở khu vực Đông
Nam Á. Ở Đài Loan mơ hình ương ni giống cá mú Trân Châu được thực

hiện thành công, cho ra số lượng lớn cá giống ở giai đoạn cá bột để xuất khẩu
hoặc nuôi thương phẩm.
Ở trong nước đa số giống cá mú được lấy từ tự nhiên hoặc nhập khẩu từ
các nước khác. Hiện nay giống cá mú các loại được nhập khẩu từ Trung Quốc
trong đó có cá mú Trân Châu.
Trong những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu tạo giống cá mú lai
để tạo ra con giống tốt từ trong nước khơng cần nhập khẩu từ nước ngồi hay
lấy từ tự nhiên. T rong những năm gân đây một số viện trong nước đã sản
xuất thành công con giống này ví dụ như: Viện nghiên cứu ni trồng thủy
sản III, và đặc biệt đầu năm 2020, Trung tâm giống hải sản cấp I (thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận) đã nghiên cứu thành
công giống cá mú Trân Châu (Nguyễn Thành – TTXVN, 2020) [34]. Như
vậy, chúng ta đã dần chủ động được nguồn cá giống. Đảm bảo cho bà con có


11

nguồn giống ổn định và chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nghề
nuôi cá mú Trân Châu.
1.5. Tình hình ni cá mú trên thế giới và Việt Nam
Cá mú được nuôi nhiều ở các nước như Trung quốc, Đài Loan, Hồng
Kông, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Brunei và Việt
Nam,… với nhiều phương thức nuôi khác nhau.
Hiện nay, chúng ta chưa có nguồn giống nhân tạo nhiều, chủ yếu là khai
thác nguồn giống trong tự nhiên. Việc tạo ra nguồn giống và phát triển nguồn
giống là vô cùng cấp thiết. Việc nuôi dưỡng từ giai đoạn phôi đến giai đoạn
giống cần nhiều kỹ thuật và những yêu cầu khắc khe để đạt được hiệu quả con
giống tốt nhất.
Ở Việt Nam, nuôi cá mặn lợ trong ao đã phát triển từ những năm của
thập kỷ 60 của thế kỷ trước nhưng ni cá mú chỉ chính thức phát triển vào

năm 1988 ở Nha Trang và sau đó phát triển mạnh vào đầu những năm 1990
với sự xuất hiện thị trường cá mú sống. Các loài cá mú Epinephelus
malabaricus, E. coioides, E. fuscoguttatus, E. akaara, E. bleekeri, E.
sexfasciatus, E. merra, Cephalopholis miniata và Plectropomus leopardus là
những đối tượng ni chính. Trong giai đoạn năm 2010 - 2015, số lượng lồng,
bè nuôi cá lồng liên tục tăng. Tổng số ô lồng năm 2010 đạt 30.031 ô lồng, đến
năm 2015 đạt 172.119 lồng. Năm 2010 sản lượng cá biển nuôi đạt 15.751 tấn,
đến năm 2015 sản lượng đạt 63.460 tấn, giúp kim ngạch xuất khẩu các sản
phẩm thủy sản tăng lên rõ rệt, tạo công ăn việc làm cho khoảng trên 4 triệu
lao động (Tổng cục Thuỷ sản, 2016) [33].
Do đặc điểm sinh trưởng của cá mú thích hợp với môi trường biển của
nước ta nên nghề nuôi cá mú phát triển từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên, phát triển
nhất ở vùng biển vịnh Bắc bộ. Sau đó lan đến vùng biển Phú Yên – Khánh
Hòa và gần đây là Vũng Tàu. Như vậy, ta thấy được rằng, với điều kiện khí


12

hậu và đặc điểm của vùng biển nước ta mang lại tiềm năng vô cùng lớn để
nuôi cá mú.
Tuy nhiên hiện nay ở nước nghề ni cá mú cịn gặp nhiều khó khăn và
trở ngại. Hình thức ni cịn thủ công, thức ăn chủ yếu là cá tạp, thức ăn cơng
nghiệp sử dụng cịn ít. Đối tượng ni cịn khá hạn chủ yếu cá mú, cá hồng,
cá chẽm, cá bớp và cá chim vây vàng. Hiện trạng nghề nuôi cá biển lồng bè
mang tính tự phát theo sự thành cơng của những hộ nuôi trước, đơn giản, quy
mô nhỏ. Sự cố ô nhiễm môi trường ở khu vực nuôi thường xun xảy ra.
Cơng tác cảnh báo mơi trường và phịng trừ dịch bệnh cịn thấp. Kỹ thuật ni
cịn phụ thuộc vào kinh nghiệm và tự phát, tỷ lệ tham gia đào tạo tập huấn
thấp. Nguồn cá giống chủ yếu từ sản xuất nhân tạo và nhập ngoại. Tỷ lệ sống
của các lồi cá biển ni lồng ở Đơng Nam Bộ dao động trong khoảng 51,6 69,3%. Nguồn nhân lực chuyên ni biển cịn hạn chế. Hạ tầng và dịch vụ

chưa đáp ứng. Trang thiết bị phục vụ nuôi biển chưa phát triển mạnh. Thiếu
vốn, chính sách đầu tư phát triển nuôi biển chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác
quản lý con giống, thức ăn, thuốc hóa chất và kiểm tra chất lượng hàng hóa
đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế. Ý thức tự giác của người dân
trong việc xả thải từ nguồn sinh hoạt và từ hoạt động ni cịn chưa cao[5].
Sau khi tạo ra nguồn giống chất lượng và ổn định thì cần chọn phương
pháp ni phù hợp. Hiện nay có hai hình thức ni hiệu quả là ni trong ao
(có thể là ao đất hoặc ao làm từ bê tơng, vị trí ni phải có đủ nguồn nước
biển) và ni trong lồng lưới Lồng lưới (đặt ở các vùng nước yên tĩnh, tại các
vùng đầm phá, eo vịnh khuất gió).
1.6. Những nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn đến cá mú
Trong những nghiên cứu gần đây các nhà khoa học nhận thấy rằng độ
mặn ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cá mú ở các giai đoạn khác
nhau của cá.


13

Nghiên cứu cho thấy rằng việc ấp trứng ở 30‰ đã tối ưu hóa tỷ lệ nở và
giảm thiểu thời gian ấp và sự xuất hiện của ấu trùng bất thường cho cá mú
Trân Châu. Cá mú Trân Châu cũng cho thấy khả năng chịu mặn mạnh hơn so
với cá bố mẹ[17]. Đối với mỗi loại cá mú khác nhau thì độ mặn cũng ảnh
hưởng khác nhau. Cá mú lưng gù Cromileptes altivelis (34 - 35‰) (Rimmer
và cộng sự, 2004) và E. fuscoguttatus (30 - 32‰) (Sugama et al, 2012) có
phạm vi sinh trưởng trong độ mặn rất hẹp, trong khi E. coioides có phạm vi
độ mặn tối ưu rộng hơn (32 - 42‰) (Toledo và cộng sự, 2004). Độ mặn còn
ảnh hưởng đến tỉ lệ nở trứng của ấu trùng cá mú, cụ thể là cá mú Trân Châu ở
độ mặn 30‰ trứng cho tỷ lệ nở cao nhất. Ở điều kiện đẳng áp, nhu cầu năng
lượng cho quá trình điều hịa ở mức thấp nhất [17].
Nhiệt độ và độ mặn của nước trong q trình ấp có ảnh hưởng tới q

trình phát triển phơi của cá mú Trân Châu. Nhiệt độ của nước khơng chỉ có
ảnh hưởng đến q trình phát triển phơi mà cịn ảnh hưởng đến tỷ lệ nở của
trứng hay dị hình của ấu trùng cá mú Trân Châu. Độ mặn chỉ ảnh hưởng đến
tỷ lệ nở và tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá song lai chứ không ảnh hưởng đến
thời gian nở của trứng cá song lai. Độ mặn thấp (10 – 20‰) không phù hợp
cho sự phát triển phôi của cá song lai. Nguyễn Đức Tuấn (2015) chỉ ra rằng
độ mặn thích hợp nhất cho việc ấp nở trứng cá song lai giữa E. fuscoguttatus x
E. lanceolatus là 30‰ [5].
Độ mặn khơng chỉ ảnh hưởng ở giai đoạn nở mà cịn ảnh hưởng nhiều
giai đoạn quan trọng trong chu trình sống của cá mú Trân Châu. Theo Vũ Văn
Sáng, Trần Thế Mưu (2013) và Vũ Văn In (2013) [10], độ mặn không ảnh
hưởng đáng kể tới thời gian ấp, thời gian nở trong quá trình ấp trứng cá song
chuột và cá song hổ khi ấp trứng ở 5 mức độ mặn: 23, 26, 29, 32 và 35‰.
Tuy nhiên, trứng cá song chuột ấp ở độ mặn 32‰ cho tỷ lệ nở cao nhất (87,4
± 3,3%) và tỷ lệ ấu trùng dị hình (4,8 ± 1,4%) thấp nhất. Trong khi đó, độ


14

mặn thích hợp cho ấp nở trứng cá song hổ từ 32-35‰ đạt các tỷ lệ nở từ 83,4
- 85,6% với tỷ lệ dị hình thấp 1,79-1,85%. Ngồi những nghiên cứu đã nêu ở
phần trên thì cịn rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn
nên q trình phát triển phơi, tỷ lệ nở và tỷ lệ dị hình của ấu trùng của một số
lồi cá mú khác như: cá mú Mycteroperca rosacea (Gracia-Lopezetal, 2004),
cá mú cọp E. fuscoguttatus (Vũ Văn Sáng, Trần Thế Mưu, 2013), cá mú
Cromileptes altivelis (Vũ Văn Sáng, Trần Thế Mưu và Vũ Văn In, 2013), và
cá mú nghệ E. lanceolatus (Elizur, 2013)[10].
Theo Ivan Koh Chong Chu (2016) nhận định rằng, độ mặn ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng của cá ở giai đoạn con non nên chọn độ mặn thích hợp để
thu được cá thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. Các nghiên cứu

trước đây báo cáo rằng sự sinh trưởng của cá mú đốm cam đạt hiệu suất cao
nhất trong phạm vi độ mặn thấp từ 12 - 18‰; tuy nhiên sau khi đạt đến độ
mặn cao nhất, thì tốc độ sinh trưởng giảm đáng kể [16]. Độ mặn ảnh hưởng
đến tỷ lệ trao đổi chất và sự tăng trưởng của cá. Ví dụ, cá mú ở giai đoạn cá
con, tăng trưởng tốt hơn ở độ mặn thấp trong khi đó các lồi nước ngọt có tốc
độ tăng trưởng tốt hơn ở độ mặn cao [12]. Độ mặn và chế độ ăn ảnh hưởng
đáng kể đến FCR và của cá mú Trân Châu. Các phát hiện chỉ rõ rằng hiệu suất
tăng trưởng của cá mú Trân Châu tăng khi độ mặn giảm (10- 20‰), tuy nhiên
khi độ mặn giảm quá thấp hoặc độ mặn tăng cao (25 và 30‰) sẽ làm cá căng
thẳng và làm hệ số chuyển hóa thức ăn tăng cao. Cá mú Trân Châu ở giai
đoạn cá con được ni ở độ mặn 15‰ có hệ số FC, FCR và SGR tốt nhất
[22].
1.7. Những nghiên cứu về thức ăn của cá mú
Nhìn chung cá mú là lồi ăn thịt đồng loại nếu trong tình trạng đói và có
phổ thức ăn rất rộng, hầu hết ăn cá tạp tươi sống. Thói quen ăn của cá hầu như
suốt cả ngày nhưng chủ yếu tập trung vào lúc bình minh hoặc hồng hơn, đây


15

là thời điểm con mồi thường bất cẩn, ít tự vệ và dễ dàng bị tấn công nhất. Hầu
hết các loại cá mú ở giai đoạn cá bột và giống có đặc tính ăn thịt đồng loại và
đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ sống thấp. Vì vậy để hạn
chế hiện tượng này trong quá trình ương nuôi cần cho cá ăn từ 4 đến 6 lần
trong một ngày tương đương với khoảng cách giữa các lần cho ăn từ 1,5 -2
giờ [7].
Cá mú Trân Châu non có thể ăn được khẩu phần có 30–60% bột đậu
nành mà khơng có vấn đề ảnh hưởng đến chế độ ăn và đặc biệt cá sinh trưởng
bình thường. Tuy nhiên, khi tăng khẩu phần với 40–80% bột đậu nành thì tốc
độ sinh trưởng của cá sẽ trở nên kém hơn. Do đó, về tổng thể, mức độ tối ưu

của bột đậu nành trong khẩu phần ăn cho cá mú lai là 30% [17].
Theo nghiên cứu của Noorashikin và cộng sự (2018), loại thức ăn cũng
ảnh hưởng đến giai đoạn cá con; cụ thể, cá con được cho ăn thức ăn viên sẽ
tăng trưởng tốt hơn so với cho ăn cá tạp, cho nên cần cân nhắc kỹ lưỡng về sự
lựa chọn thức ăn cho cá [22].
Ngoài việc lựa chọn thức ăn hỗn hợp hay thức ăn tự nhiên để cho cá giai
đoạn cịn non ăn thì bổ sung những loại thức ăn khác có nguốc gốc là thực vật
để tiết kiệm chi phí trong q trình ni. Việc bổ sung bèo tấm và acid citric
trong chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện việc sử dụng thức ăn và cũng sinh
trưởng của cá mú Trân Châu. Kết quả của nghiên cứu này chứng minh rằng,
bèo tấm có thể được sử dụng bởi cá con lai mà không ảnh hưởng đến sự phát
triển của cá. Hơn nữa, việc bổ sung acid citric giúp tăng cường tăng trưởng,
sử dụng thức ăn, khả năng tiêu hóa, và sự hấp thụ phốt pho trong cá [13].
Nucleotides và nucleotide - inosine-5'-monophosphate là một trong
những chất thường được sử dụng làm thức ăn chăn ni đồng thời là chất kích
thích trong thức ăn cho cá (Kasumyan và Døving, 2003; Li vàGatlin III,
2006). Theo Christine Anthonius et al, 2018 đã thấy rằng hai chất này đều ảnh


16

hưởng đến chế độ ăn của cá. Cá ở giai trưởng thành thì chịu sự ảnh hưởng
nhiều hơn, và làm chúng tăng trưởng nhanh hơn. Và đặc biệt là nucleotides
làm cá tăng trưởng nhanh hơn hẳn nucleotide - inosine-5'monophosphate [17].


17

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cá mú Trân Châu ở giai đoạn cá hương, được mua từ cơ sở cá giống tư
nhân tại xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng
thủy sản Cát Tiến, Phù cát, Bình Định
-Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2020 - 3/2020
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và hệ số
chuyển hóa thức ăn của cá mú Trân Châu ở giai đoạn ương cá hương đến
cá giống.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của cá mú
Trân Châu ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống.


18

Nội dung nghiên cứu

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ
mặn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng
và hệ số chuyển hóa thức ăn của
cá mú Trân Châu ở giai đoạn cá
hương đến cá giống.

15‰

20‰

25‰


Đánh giá sinh trưởng, tỉ lệ
sống và hệ số chuyển hóa
thức ăn

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của
thức ăn đến tỷ lệ sống và sinh
trưởng của cá mú Trân Châu ở
giai đoạn cá hương đến cá
giống.

Thức ăn công nghiệp

Cá tạp

Đánh giá sinh trưởng
và tỉ lệ sống

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và
hệ số chuyển hóa thức ăn của cá mú Trân Châu ở giai đoạn cá hương đến
cá giống.
- Chọn cá thí nghiệm: Chọn những cá khỏe mạnh có đặc điểm bơi nhanh,
thân hình cân đối và khơng dị tật, khơng bị bệnh về các bệnh đường ruột và
tiêu hóa, có khả năng ăn tốt có khối lượng trung bình 0,05 g và chiều dài thân
trung bình 18,00 mm.



×