Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

NGHIÊN cứu KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG với lộ TRÌNH học tập THEO học CHẾ tín CHỈ của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học KINH tế đà NẴNG PPNCKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.9 KB, 21 trang )

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên

DANH SÁCH NHÓM
1. Huỳnh Thị Mai Ly 35K15.2
2. Trần Phước Đạt 36K02.1
3. Hồ Thị Hoàng Oanh 36K7.3
4. Lê Thị Hoàn 37K11
5. Trịnh Thị Lệ 37K11
Nhóm 15 1
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI LỘ TRÌNH HỌC TẬP THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐÀ NẴNG
I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Ngày nay mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đều được vận động, biến đổi với một tốc độ lớn. Để
tồn tại và phát triển buộc con người phải có khả năng thích ứng với những biến động này. Đối với
bất kỳ hoạt động nào sự thích ứng tốt đều mang lại kết quả to lớn. Hoạt động học tập (HĐHT) của
sinh viên cũng vậy, khi khoảng thời gian học tập thông thường là một hằng số (bất biến từ 4 đến 6
năm) ai thích ứng nhanh hơn người đó sẽ tận dụng được thời gian học tập nhiều hơn.
Tâm lý học hoạt động đã chỉ ra rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách của con người được
quy định bởi nhiều yếu tố trong đó hoạt động là nhân tố quyết định trực tiếp quá trình này. Cuộc
sống của con người là một dòng các hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động lại có đặc điểm và cách
thức tiến hành riêng. Muốn thực hiện tốt một hoạt động nào đó con người phải thâm nhập vào
những điều kiện hoạt động, nắm được những quy tắc hoạt động, phải biết thay đổi cho phù hợp
với yêu cầu của hoạt động đó nghĩa là phải biết thích ứng với hoạt động. Trong tâm lý học, hiện
nay việc nghiên cứu về khả năng thích ứng với HĐHT là một trong những vấn đề mà tâm lý học
ứng dụng rất quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu trước cho thấy, khả năng thích ứng có vai trò
quan trọng giúp tăng năng suất công việc, tạo ra tính hiệu quả trong công việc, giúp giảm stress,


góp phần tích cực vào quá trình phát triển nhân cách.
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (ĐHKT – ĐHĐN) với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo ra
các tri thức trẻ cho nền kinh tế nước nhà nói riêng và cho xã hội nói chung. Trong những năm gần
đây, theo sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường Đại học, cao đẳng
trong cả nước đang có một lộ trình, xu hướng chung đó là: chuyển từ hình thức đào tạo theo niên
chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Hình thức này đòi hỏi sự chủ động, tích cực, độc
lập, tự giác, linh hoạt trong sinh viên cao hơn. Nghiên cứu để tìm ra thực trạng, nguyên nhân ảnh
hưởng đến quá trình thích ứng với lộ trình học vừa giúp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của
trường, vừa góp phần thực hiện tốt chính sách đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho đất nước là
một công việc cần thiết.
Chúng em nhận thấy, số lượng những nghiên cứu về khả năng thích ứng với lộ trình học của sinh
viên còn mỏng, nên vấn đề này cần được nghiên cứu để có cơ sở khoa học góp phần vào việc đổi
mới qui trình học tập của sinh viên trường ta.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn này chúng em chọn đề tài: “Nghiên cứu khả năng thích ứng với lộ
trình học tập của sinh viên hệ chính qui trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng” làm đề tài
bài tập nhóm môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học cho nhóm mình, với mong muốn góp một
phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng của giáo dục và học tập của sinh viên trường ĐH kinh
tế chúng ta.
Nhóm 15 2
SỰ THÍCH NGHI
THỜI GIAN
LƯỢNG KIẾN THỨC TRUYỀN TẢI
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
1. Mục tiêu nghiên cứu:
Với đề tài nghiên cứu trên chúng em đặt ra các mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với lộ trình học theo qui chế đào tạo tín chỉ của
sinh viên hệ chính qui trường ta? Tầm quan trọng của từng yếu tố đó?

2. Cách thức mà sinh viên đã học tập để có thể đáp ứng được lộ trình học của nhà trường đề ra?
3. Cách thức nắm bắt thông tin và mong muốn cơ bản về lộ trình học của sinh viên trong quá
trình học tập?
4. Biết được sinh viên trường ta có thích ứng với lộ trình học mà nhà trường đã đề ra hay
không? Lý do đã thích ứng hoặc chưa thích ứng được với lộ trình học?
5. Một lộ trình học phù hợp giúp ích cho sinh viên thế nào trong học tập? Điều gì là cần làm
nhất để tăng khả năng thích ứng với lộ trình học theo qui chế đào tạo tín chỉ của sinh viên
trường ta ?
2.Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết tương ứng:
Với các biến số có ảnh hưởng đến lộ trình
học không?
• Các bước trong lộ trình học
• Số lượng môn học
• …
Sinh viên tìm hiểu về lộ trình học qua kênh
thông tin nào nhiều nhất?
• Giảng viên
• Cán sự lớp
• Website nhà trường
• Khác
Lộ trình học đem lại cho bạn những thuận
lợi nào?
• Thời gian
• Kết quả học tập
Lộ trình học hiện nay có giúp sinh viên hệ
thống được kiến thức của mình hay không?
• Về trình tự môn học
• Số lượng môn học
Yếu tố nào giúp sinh viên thích ứng với lộ
trình học?

• Về phía bản thân sinh viên
• Về phía nhà trường
3. Mô hình nghiên cứu
Nhóm 15 3
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
III. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu nhóm đã lựa chọn ở đây là nghiên cứu mô tả. Từ đó nhóm có thể xác
định quy mô của việc nghiên cứu cần tiến hành và hình dung được toàn diện vấn đề để ước đoán
được xu thế và chiều hướng phát triển của vấn đề. Cụ thể nhóm sẽ để cho các bạn sinh viên trả lời
những câu hỏi có sẵn trong bảng câu hỏi. Biết được tỉ lệ trong mẫu ta suy ra tổng thể.
2. Phương pháp thu thập thông tin
2.1. Yêu cầu dữ liệu
Với dự án nghiên cứu, nhóm sẽ sử dụng dữ liệu sơ cấp:
Đây là các dữ liệu gốc chưa được xử lí → giúp người nghiên cứu đi sâu vào đối tượng nghiên
cứu. Do được thu thập trực tiếp nên độ chính xác cao, đảm bảo tính cập nhập nhưng mất thời gian
và tốn kém chi phí. Cụ thể, các dữ liệu sơ cấp cho dự án là các kết quả thu thập được sau khi đã
được phân tích, xử lí bằng SPSS từ kết quả trả lời phỏng vấn bẳng bảng câu hỏi của các sinh viên
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Bảng câu hỏi chính là công cụ để thu thập thông tin: Trong đó yêu cầu : Bảng câu hỏi phải
đảm bảo chuyển những thông tin cần thiết, đảm bảo sự thống nhất và giảm được các sai số, sai
lệch thông tin.
- Mỗi thành viên của nhóm sẽ nhận trách nhiệm phát bảng câu hỏi cho các bạn sinh viên ở trường
Đại học Kinh tế.
3. Đo lường :
Các thang đo được nhóm sử dụng là thang đo biểu danh và thang đo khoảng
+ Thang đo biểu danh: dùng để xác định 1 số thông tin như chuyên ngành, giới tính, nguyên
nhân mà sinh viên đã thích nghi hoặc chưa thích nghi với lộ trình học,…
+ Thang đo khoảng: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về một số tiêu chí như là: trình tự các

bước trong lộ trình học, số lượng môn học,….
4. Chọn mẫu:
4.1. Xác định tổng thể mục tiêu:
Đối tượng điều tra được xác định là các bạn sinh viên chính qui ĐH Kinh tế Đà Nẵng. Như thế
sẽ có những nhận định chính xác về khả năng thích ứng với lộ trình học của sinh viên trường ta.
Nhóm 15 4
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
4.2. Phương pháp chọn mẫu :
Phương pháp mà nhóm chọn ở đây là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (hay chọn mẫu xác
suất). Đây là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung có khả năng ngang nhau
để được chọn vào mẫu nghiên cứu.
4.3. Qui mô mẫu :
Trong tổng số sinh viên của trường ĐHKT, nhóm chọn mẫu có kích thước 100
5. Tiến trình thu thập dữ liệu:
• Lập bản câu hỏi
• Tiến hành pilot – test 10% ngẫu nhiên và chỉnh sửa lại bản câu hỏi
• Trình lên giáo viên hướng dẫn để có những điều chỉnh cần thiết
• In bản câu hỏi với số lượng dự kiến
• Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên sẽ được phân chia một
số lượng bản câu hỏi nhất định để phát cho các đáp viên.
PHIẾU KHẢO SÁT
Chào bạn!
Chúng tôi là sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, thay mặt cho nhà trường chúng
tôi đang thực hiện một đề tài “Nghiên cứu khả năng thích ứng với lộ trình học của sinh viên
trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng” với mục đích xem xét sinh viên có dễ dàng tiếp cận các môn
học liên quan đến chuyên ngành của mình không?
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn
bằng việc trả lời bản câu hỏi sau đây:
(Mỗi câu chọn một đáp án.Đánh dấu X vào ô trống bạn chọn)

1. Bạn hãy vui lòng cho biết bạn dự định sẽ hoàn thành lộ trình học của mình trong bao
lâu:
 3 năm
 3.5 năm
 4 năm
 4-6 năm
Chuyên ngành :
2. Giới tính của bạn là?
 Nam (0)  Nữ (1)
3. Bạn có quan tâm đến lộ trình học của mình hay không?
Nhóm 15 5
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
 Có (0)  Không (1)
(Nếu câu 3 đáp án là Không bạn hãy trả câu 4, nếu là Có bạn hãy trả lời tiếp tục từ câu 5 trở đi)
4. Nguyên nhân bạn không quan tâm đến lộ twnh học?
 Không hiểu lộ trình.
 Có anh (chị) đã giúp trong việc đăng ký cũng như tìm hiểu môn học.
 Không có ai hướng dẫn bạn về lộ trình học.
 Có phụ huynh là giáo viên của Trường nên bạn không cần tìm hiểu.
 Lí do khác. Cụ thể là:
5. Những kênh thông tin nào mà bạn thường sử dụng để tìm hiểu lộ trình học của mình?
( Có thể lựa chọn nhiều đáp án)
 Website trường đại học kinh tế Đà Nẵng
 Sổ tay sinh viên
 Giáo viên chủ nhiệm
 Các anh chị hay bạn bè
 Các nguồn khác
6. Đánh giá của bạn về sự hiệu quả của các kênh thông tin sau?
(1.Hoàn toàn không hiệu quả 2.Không hiệu quả 3. Bình thường 4. Hiệu quả 5. Rất hiệu quả)

Website trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng 1 2 3 4 5
Sổ tay sinh viên 1 2 3 4 5
Giáo viên chủ nhiệm 1 2 3 4 5
Các anh chị hay bạn bè 1 2 3 4 5
Các nguồn khác 1 2 3 4 5
7. Bạn thấy các bước sắp xếp trong lộ trình học có hợp lí không?
 Rất hợp lý  Chưa hợp lý lắm  Tùy từng bước  Ý kiến khác
8. Nhận xét của bạn về vai trò của việc hình thành các bước trong lộ trình học đối với
những yếu tố sau
(1.Rất không cần thiết 2.Không cần thiết 3. Bình thường 4. Cần thiết 5.Rất cần thiết)
Quá trình đăng kí học tập 1 2 3 4 5
Chủ động sắp xếp kế hoạch 1 2 3 4 5
Thuận tiện cho việc theo dõi 1 2 3 4 5
9. Đánh giá của bạn về tính hợp lí trong mối liên hệ giữa tổng số lượng các môn học và
tổng số tín chỉ trong lộ trình học chuyên ngành của bạn :
Rất hợp lý  Hợp lí Bình thường  Không hợp lí  Rất không hợp lí
10. Bạn đã sắp xếp thời khóa biểu của bạn như thế nào để phù hợp với lộ trình học.
(1.Hoàn toàn không đồng ý 2.Không đồng ý 3.Bình thường 4.Đồng ý 5.Hoàn toàn đồng ý)
1. Đăng kí thật nhiều tín chỉ theo từng bước ở lộ trình học 1 2 3 4 5
2. Dựa trên lộ trình học,đăng kí những học phần tiên quyết
theo thứ tự ưu tiên trên lộ trình, và chọn số tín chỉ vừa
phải trong mỗi kì
1 2 3 4 5
Nhóm 15 6
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
3. Đăng kí rất ít các tín chỉ để đạt được điểm cao,không
cần lưu ý đến thời gian hoàn thành lô trình
1 2 3 4 5
11. Đánh giá của bạn về mức độ hiệu quả của mỗi yếu tố dưới đây khi bạn đăng kí học

theo lộ trình học của nhà trường?
(1.Hoàn toàn không hiệu quả 2.Không hiệu quả 3. Bình thường 4. Hiệu quả 5. Rất hiệu quả)
12. Trung
bình
một
học kỳ
bạn
học
bao nhiêu tín chỉ?
 <14 tín chỉ  14-17 tín chỉ  18-21 tín chỉ  >21 tín chỉ
13. Kết quả học tập của bạn tích lũy cho đến thời điểm này?
 Xuất sắc Giỏi Khá
 Trung bình Trung bình yếu Kém
Nhóm 15 7
Cuối cùng xin bạn hãy vui lòng điền đầy đủ những thông tin dưới đây:
Họ và tên của bạn là: Tuổi :
Email:
Chúng tôi cam kết mọi thông tin mà bạn cung cấp sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích
nghiên cứu đề tài này.Xin chân thành cảm ơn!
Khối lượng kiến thức bổ trợ cho nhau 1 2 3 4 5
Hệ thống kiến thức rõ ràng 1 2 3 4 5
Phân bổ thời gian học hợp lý 1 2 3 4 5
Điều tiết lượng kiến thức học phù hợp 1 2 3 4 5
Đạt kết quả tốt hơn 1 2 3 4 5
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU THẬP
1. Kênh thông tin mà sinh viên thường sử dụng
a) Tần suất sử dụng các kênh thông tin:
$ktt1 Frequencies

Responses
Percent of
CasesN Percent
Kênh thông tin sử
dụng
web truong 100 24.1% 68.0%
so tay sv 131 31.6% 89.1%
Gvcn 68 16.4% 46.3%
anh chi,ban be 106 25.5% 72.1%
Khac 10 2.4% 6.8%
Total 415 100.0% 282.3%
Dựa vào số liệu trên có thể thấy kênh thông tin mà các bạn sinh viên hệ chính qui trường ta
thường dùng để tìm hiểu thông tin về lộ trình học là sổ tay sinh viên (31.6%), tiếp đến là anh chị,
bạn bè (25.5%), web trường (24.1%), giáo viên chủ nhiệm (16.4%), Có thể thấy các bạn sinh
viên sử dụng rất nhiều nguồn đa dạng để tìm kiếm thông tin về lộ trình học.
b) Có sự khác nhau về kết quả học tập khi sử dụng các kênh thông tin không?
ANOVA
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
web truong Between Groups 2.114 3 .705 3.272 .023
Within Groups 31.661 147 .215
Total 33.775 150
so tay sv Between Groups .946 3 .315 2.825 .041
Within Groups 16.405 147 .112
Total 17.351 150
Gvcn Between Groups 1.999 3 .666 2.769 .044
Within Groups 35.378 147 .241
Total 37.377 150
anh chi,ban be Between Groups 1.678 3 .559 2.749 .045
Within Groups 29.912 147 .203

Total 31.589 150
Khac Between Groups .888 3 .296 5.148 .002
Within Groups 8.450 147 .057
Total 9.338 150
Nhóm 15 8
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
Qua kết quả thu thập được, từ quá trình xử lí dữ liệu bằng ANOVA, nhóm nhận thấy giá trị
F luôn lớn hơn Sig. với từng trường hợp. Vì vậy ở đây, nhóm có đủ cơ sở để kết luận rằng việc sử
dụng các kênh thông tin có ảnh hưởng đến kết quả học tập.
c) Mức độ hiệu quả của kênh thông tin
Qua biểu đồ, nhóm nhận thấy nguồn thông tin hiệu quả nhất mà sinh viên tìm hiểu về lộ
trình học là sổ tay sinh viên, anh chị, bạn bè và web trường.
2. Đánh giá về tính hợp lí và vai trò của các bước trong lộ trình học
Qua khảo sát, nhóm nhận thấy các bước trong lộ trình học được sinh viên đánh giá là “ tính
hợp lí ” còn ở mức trung bình 17%, trong khi đó ý kiến đánh giá về là các bước trong lộ trình học
Nhóm 15 9
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
chưa hợp lí chiếm 20%, một lượng ý kiến đánh giá là các bước trong lộ trình học tùy từng bước
mà thể hiện sự hợp lí thì chiếm đến 59%. Đây sẽ là một thông tin cần xem xét nếu ở những phân
tích dưới cho thấy các bước tính hợp lí các bước trong lộ trình học có ảnh hưởng đến khả năng
thích ứng của sinh viên.
Qua biểu đồ, nhóm nhận thấy rằng việc hình thành các bước trong lộ trình học là rất cần
thiết đối với quá trình đăng kí học, sắp xếp kế hoạch. Bên cạnh đó, hầu hết các sinh viên đánh giá
là việc hình thành các bước trong lộ trình học cũng cần thiết cho việc theo dõi thuận tiện.
3. Đánh giá về mối liên hệ giữa số lượng môn học và tổng số tín chỉ trong lộ trình học
Qua nghiên cứu thu thập được số liệu từ mẫu, nhóm nhận thấy với tổng số môn học là 45
môn cho 126 tín chỉ, thì đa số sinh viên đánh giá là mối liên hệ này là bình thường chiếm 54% và
ý kiến mối liên hệ như vậy là hợp lí chiếm 36%, các ý kiến mối liên hệ này là không hợp lí hay

rất không hợp lí chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ 7%. Cụ thể được biểu hiện ở biểu đồ dưới đây:
Nhóm 15 10
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
4. Cách sắp xếp thời khóa biểu để phù hợp với lộ trình học
Qua số liệu thu thập được, nhóm nhận thấy để hoàn thành lộ trình học đa số các sinh viên
là hoàn toàn đồng ý cũng như ý kiến đồng ý với cách thức đăng kí lượng tín chỉ vừa phải, phù
hợp với các bước đã đề ra trong lộ trình học. Và các sinh viên hầu như không đồng tình với ý
kiến đăng kí thật nhiều tín chỉ để hoàn thành lộ trình học sớm hay đăng kí rất ít tín chỉ để học
đạt điểm cao, tỉ lệ không đồng ý chiếm trên 51%
5. Đánh giá mức độ hiệu quả khi đăng kí theo lộ trình học đối với một số yếu tố
Nhóm 15 11
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
Qua dữ liệu thu thập được, nhóm nhận thấy khi đăng kí theo lộ trình học sẽ rất là hiệu quả
để giúp cho sinh viên trong quá trình phân bổ thời gian hợp lí, cũng như điều tiết được lượng kiến
thức phù hợp. Và việc đăng kí theo lộ trình học sẽ là hiệu quả để sinh viên xác định được khối
lượng kiến thức bổ trợ cho nhau, quá trình phân bổ thời gian hợp lí, cũng như đạt kết quả tốt hơn,
hay giúp cho việc hệ thống kiến thức được rõ ràng.
6. Đánh giá mối liên hệ giữa kết quả học tập với số tín chỉ đăng kí trung bình mỗi kì
(Sử dụng kiểm định Chi-bình phương)
Giả thuyết: H
0
: kết quả học tập và số tín chỉ đăng kí trung bình mỗi kì là độc lập nhau.
H
1
: kết quả học tập và số tín chỉ đăng kí trung bình mỗi kì có liên hệ với nhau.
Nhóm 15 12
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên

dk tbinh * kqua hoc tap Crosstabulation
kqua hoc tap
Totalxuat sac gioi kha trung binh
dk tbinh <14 Count 0 0 0 1 1
% within kqua hoc tap .0% .0% .0% 5.9% .7%
14-17 Count 0 12 21 9 42
% within kqua hoc tap .0% 29.3% 22.8% 52.9% 27.8%
18-21 Count 1 28 70 6 105
% within kqua hoc tap 100.0% 68.3% 76.1% 35.3% 69.5%
>21 Count 0 1 1 1 3
% within kqua hoc tap .0% 2.4% 1.1% 5.9% 2.0%
Total Count 1 41 92 17 151
% within kqua hoc tap 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
Chi-Square Tests
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square 18.186
a
9 .033
Likelihood Ratio 14.431 9 .108
Linear-by-Linear Association 2.529 1 .112
N of Valid Cases 151
Qua kết quả thu thập được từ quá trình xử lý SPSS, nhóm có kết quả sau:
Sig.=0.033=3.3%< α=0.05=5%. Vậy với độ tin cậy là 95% nhóm kết luận rằng, với dữ liệu thu
được từ mẫu, có đủ bằng chứng để nói rằng kết quả học tập có mối liên hệ với giới tính.
Qua kiểm định Chi-bình phương, nhóm nhận thấy có mối liên hệ giữa số lượng tín chỉ đăng kí
trung bình mỗi kì với kết quả học tập. Và cụ thể, là khi sinh viên đăng kí quá ít tín chỉ (<14 tín
chỉ) hoặc quá nhiều tín chỉ (>21 tín chỉ) thì kết quả học tập sẽ không khả quan, tỉ lệ ðạt kết quả
giỏi, khá rất là thấp, mặc khác khi ðãng kí một lýợng tín chỉ vừa phải từ 14-17 tín chỉ thì kết quả
học tập khả quan cao hơn, và số lượng sinh viên đăng kí lượng tín chỉ từ 17-21 tín chỉ kết quả
cũng khá khả quan và kết quả này cũng có thể đánh giá là sinh viên trường ta cũng đã thích ứng

phần nào với lộ trình học, sinh viên đăng kí số lượng tín chỉ 17-21 tín chỉ có tỉ lệ giỏi-khá cao hơn
hẳn.
7. Kiểm định mối liên hệ giữa hai biến kết quả học tập và giới tính
Giả thuyết: H
0
: kết quả học tập và giới tính là độc lập nhau
H
1
: kết quả học tập và giới tính có liên hệ với nhau
Nhóm 15 13
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
gioi tinh * kqua hoc tap Crosstabulation
kqua hoc tap
Totalxuat sac gioi kha trung binh
gioi tinh Nam Count 0 3 22 7 32
% within kqua hoc tap .0% 7.3% 23.9% 41.2% 21.2%
Nu Count 1 38 70 10 119
% within kqua hoc tap 100.0% 92.7% 76.1% 58.8% 78.8%
Total Count 1 41 92 17 151
% within kqua hoc tap 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
Chi-Square Tests
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square 9.468
a
3 .024
Likelihood Ratio 10.267 3 .016
Linear-by-Linear
Association
9.352 1 .002

N of Valid Cases 151
Qua kết quả thu thập được từ quá trình xử lý SPSS, nhóm có kết quả sau:
Sig.=0.024=2.4%< α=0.05=5%. Vậy với độ tin cậy là 95% nhóm kết luận rằng, với dữ liệu thu
được từ mẫu, có đủ bằng chứng để nói rằng kết quả học tập có mối liên hệ với giới tính.
Qua kết quả, nhóm nhận thấy sinh viên nữ kết quả học tập cao hơn sinh viên nam.
8. Kiểm định mối liên hệ giữa thời gian hoàn thành lộ trình học và kết quả học tập
Giả thuyết: H
0
: thời gian hoàn thành lộ trình học và kết quả học tập là độc lập nhau.
H
1
: thời gian hoàn thành lộ trình học và kết quả học tập có liên hệ với nhau.
Nhóm 15 14
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
Thoi gian hoc bao lau * kqua hoc tap Crosstabulation
kqua hoc tap Total
xuat sac gioi kha trung binh
Thoi gian
hoc bao
lau
3 nam Count 0 1 3 0 4
% within kqua hoc tap .0% 2.4% 3.3% .0% 2.6%
3.5 nam Count 0 7 14 1 22
% within kqua hoc tap .0% 17.1% 15.2% 5.9% 14.6%
4 nam Count 1 33 74 13 121
% within kqua hoc tap 100.0% 80.5% 80.4% 76.5% 80.1%
4 - 6 nam Count 0 0 1 3 4
% within kqua hoc tap .0% .0% 1.1% 17.6% 2.6%
Total Count 1 41 92 17 151

% within kqua hoc tap 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
Chi-Square Tests
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square 18.318
a
9 .032
Likelihood Ratio 12.379 9 .193
Linear-by-Linear
Association
2.957 1 .086
N of Valid Cases 151
Qua kết quả thu thập được từ quá trình xử lý SPSS, nhóm có kết quả sau:
Sig.=0.032=3.2% < α=0.05=5%. Vậy với độ tin cậy là 95% nhóm kết luận rằng, với dữ liệu thu
được từ mẫu, có đủ bằng chứng để nói rằng thời gian hoàn thành lộ trình học và kết quả học tập
có liên với nhau.
Qua đây, nhóm nhận thấy thời gian hợp lí nhất để sinh viên hoàn thành lộ trình học là 3.5 năm
hoặc 4 năm, trong đó thì kết quả học tập sẽ tốt hơn nếu sinh viên hoàn thành lộ trình học trong
vòng 4 năm.
9. Có mối liên hệ giữa thời gian hoàn thành lộ trình học với giới tính không
Giả thuyết: H
0
: thời gian hoàn thành lộ trình học và giới tính là độc lập nhau
H
1
: thời gian hoàn thành lộ trình học và giới tính có liên hệ với nhau
Nhóm 15 15
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
Thoi gian hoc bao lau * gioi tinh Crosstabulation
Giới tính

TổngNam Nữ
Thời gian hoàn
thành lộ trình học
3 nam Count 0 4 4
% within gioi tinh .0% 3.4% 2.6%
3.5 nam Count 4 18 22
% within gioi tinh 12.5% 15.1% 14.6%
4 nam Count 24 97 121
% within gioi tinh 75.0% 81.5% 80.1%
4 - 6
nam
Count 4 0 4
% within gioi tinh 12.5% .0% 2.6%
Total Count 32 119 151
% within gioi tinh 100.0% 100.0% 100.0%
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-Square 16.203
a
3 .001
Likelihood Ratio 14.577 3 .002
Linear-by-Linear
Association
4.812 1 .028
N of Valid Cases 151
Qua kết quả thu thập được từ quá trình xử lý SPSS, nhóm có kết quả sau:
Sig.=0.001=0.1%< α=0.01=1%. Vậy với độ tin cậy là 99% nhóm kết luận rằng, với dữ liệu thu
được từ mẫu, có đủ bằng chứng để nói rằng thời gian hoàn thành lộ trình học và giới tính có liên

với nhau.
Qua số liệu thu thập được, nhóm nhận thấy khả năng sinh viên nữ thích ứng là cao hơn so với
nam. Cụ thể, thời gian hoàn thành lộ trình học 3 năm đến 4 năm thì tỉ lệ nữ cao hơn nam, trong
khi hoàn thành lộ trình học từ 4 năm-6 năm thì tỉ lệ nam lại cao hơn nữ.
10. Lượng tín chỉ đăng kí trung bình mỗi kì có khác nhau giữa nam và nữ hay không
Nhóm 15 16
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
Descriptives
dk tbinh
N Mean Std. Deviation Std. Error
95% Confidence Interval for
Mean
Minimum MaximumLower Bound Upper Bound
Nam 32 2.59 .560 .099 2.39 2.80 1 3
Nu 119 2.76 .482 .044 2.68 2.85 2 4
Total 151 2.73 .502 .041 2.65 2.81 1 4
ANOVA
dk tbinh
Sum of
Squares Df Mean Square F Sig.
Between
Groups
.737 1 .737 2.958 .088
Within Groups 37.131 149 .249
Total 37.868 150
Qua phân tích, với Sig=0.088, nhóm nhận thấy lượng tín chỉ đăng kí trung bình mỗi kì có
sự khác nhau giữa nam và nữ với độ tin cậy là 90%.
V. KẾT LUẬN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu, nhóm có những đánh giá dựa trên mục tiêu đã đề ra như sau:

1) Về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với lộ trình học:
Lấy kết quả học tập để làm thước đo đầu ra, nhóm nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả học tập gồm nhiều yếu tố, cụ thể là: thời gian để hoàn thành lộ trình học, giới tính, số lượng
tín chỉ đăng kí mỗi kì, cũng như nguồn thông tin mà sinh viên sử dụng để tìm hiểu về lộ trình
học…
• Thời gian hoàn thành lộ trình học: nhóm nhận thấy, kết quả học tập là cao nhất đối với
những trường hợp ra trường 4 năm, tiếp đến là 3.5 năm, còn những khoảng thời gian khác
như 3 năm, hay >4 năm thì kết quả mang lại sẽ không cao.
• Giới tính: qua phân tích nhóm nhận thấy, với cùng những yếu tố khác không đổi, thì các
sinh viên nam có kết quả học tập không cao bằng so với sinh viên nữ
=>Khả năng thích ứng của sinh viên nam là không cao bằng sinh viên nữ
Nhóm 15 17
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
• Số lượng tín chỉ trung bình đăng kí mỗi kì: Lượng tín chỉ phù hợp nhất cho các bạn sinh
viên qua quá trình phân tích của nhóm là 18-21 tín chỉ, và tiếp đến là 14-17 tín chỉ. Nếu
đăng kí nhỏ hơn 14 tín chỉ hoặc lớn hơn 21 tín chỉ thì kết quả học tập mang lại thường
không cao. Với kết quả phân tích, đa số sinh viên đăng kí số tín chỉ trung bình mỗi kì từ
18-21 tín chỉ cho kết quả học tập cao hơn nên có thể đánh giá khả năng thích ứng của sinh
viên là tốt. Và những trường hợp sinh viên đăng kí từ 14-17 tín chỉ có thể đánh giá khả
năng thích ứng ở mức bình thường (không cao, không thấp), còn những trường hợp còn lại
khả năng thích ứng kém. Đánh giá chung, khả năng thích ứng của sinh viên là tốt, xét trên
phương diện mối liên hệ giữa kết quả học tập và số lượng tín chỉ trung bình đăng kí mỗi
kì.
• Nguồn thông tin mà sinh viên sử dụng để tìm hiểu về lộ trình học: qua số liệu thu thập
được, nhóm đánh giá, kênh thông tin hiệu quả nhất mà sinh viên tìm hiểu về lộ trình học
sẽ có kết quả tốt nhất cho quá trình học tập là sổ tay sinh viên, tiếp đến là tham khảo ý
kiến từ anh chị, bạn bè và thầy cô giáo.
2) Cách thức sinh viên đã học tập để đáp ứng lộ trình học đã đề ra:
Qua kết quả nghiên cứu của nhóm, nhóm nhận thấy, đa phần sinh viên đồng ý hoặc rất

đồng ý đối với ý kiến đăng kí một lượng tín chỉ vừa phải, theo từng bước trong lộ trình học trên
cơ sở những môn tiên quyết được qui định trong lộ trình học. Điều này cho thấy, đa phần sinh
viên đã hiểu được cách thức để học tập tốt đáp ứng yêu cầu lộ trình học đề ra.
=> Khả năng thích ứng (thích nghi được với lộ trình học) là tốt.
3) Cách thức sinh viên nắm bắt thông tin về lộ trình học và những mong muốn của sinh viên về
lộ trình học
- Qua kết quả nghiên cứu nhóm nhận thấy, sinh viên có nhiều nguồn thông tin đa dạng để
tìm hiểu về lộ trình học như sổ tay sinh viên, giáo viên chủ nhiệm, website nhà trường, anh chị
bạn bè….và cách thức thu thập thông tin này sẽ góp phần nào có những ảnh hưởng đến kết quả
học tập.
- Qua phân tích số liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu nhóm nhận thấy, đa phần
sinh viên nhận thấy được những lợi ích mang lại từ việc sử dụng tốt lộ trình học, cho nên những
mong muốn của sinh viên về lộ trình học cũng bắt nguồn từ những yêu cầu này: để có một lộ trình
Nhóm 15 18
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
học tốt, phù hợp sinh viên mong muốn các bước trong lộ trình học nên được sắp xếp hợp lí hơn
(đa số ý kiến cho rằng các bước trong lộ trình học tùy từng bước thì tính hợp lí khác nhau). Về
mối quan hệ số lượng môn học và tổng số tín chỉ như đã qui định, đa số các sinh viên đánh giá với
45 môn cho tổng cộng 126 tín chỉ là hợp lí, tuy nhiên sinh viên vẫn mong muốn có thể giảm bớt
số lượng môn học trên tổng số tín chỉ như vậy.
4) Đánh giả khả năng thích ứng của sinh viên, và những lí do mà sinh viên chưa thích ứng
được với lộ trình học
Qua nghiên cứu, nhóm kết luận rằng sinh viên hệ chính qui trường ta hiện nay, cơ bản là
thích nghi tốt với lộ trình học, sinh viên đã có những hiểu biết về lộ trình học và cách thức để đáp
ứng được với lộ trình học.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có tỉ lệ những sinh viên chưa đáp ứng được lộ trình học, nó
xuất phát từ nhiều nguyên nhân, thứ nhất là do ảnh hưởng về mặt thời gian hoàn thành chương
trình (có những sinh viên muốn ra trường sớm nên đã học rất nhiều tín chỉ để đẩy nhanh tốc độ
chương trình và kết quả học tập không như mong đợi nên khả năng thích ứng xét trong mối liên

hệ giữa thời gian và kết quả học tập là không tốt….), về giới tính: khả năng thích ứng của nam
thường không cao bằng nữ (điều này thường xuất phát từ tâm lí của các phái, nữ thường lo lắng,
chăm chỉ hơn nên đã có những tìm hiều và những biện pháp để thích nghi với lộ trình học, trong
khi nam thì thường có tâm lí ỷ lại, không chăm chỉ bằng nên nếu không có những biện pháp thích
hợp thường không đáp ứng được khi có bất kì sự thay đổi nào)….
5) Lợi ích của lộ trình học cho sinh viên
Qua nghiên cứu nhóm nhận thấy đa số sinh viên đánh giá về lợi ích của lộ trình học là giúp
cho sinh viên hệ thống được kiến thức, phân bổ được thời gian hợp lí, điều tiết được lượng kiến
thức phù hợp và giúp sinh viên đạt kết quả tốt hơn trong quá trình học tập Như vậy, một lộ trình
học phù hợp cùng với một sự hiểu biết và vận dụng hợp lí đối với lộ trình học nó sẽ giúp ích cho
sinh viên rất nhiều trong quá trình học tập.
Nhóm 15 19
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
VI. NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI LỘ TRÌNH
HỌC CỦA SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUI TRƯỜNG ĐH KINH TẾ ĐÀ NẴNG
1) Về phía nhà trường:
Qua nghiên cứu, nhóm xin đề xuất những ý kiến sau, theo đánh giá của sinh viên thì phần
lớn cho rằng các bước trong lộ trình học thì hợp lí tùy thuộc vào từng bước, vì vậy nhà trường cần
khảo sát lại ý kiến, đánh giá và xem xét lại, để hoàn thiện lộ trình học, từ những bước cơ bản hình
thành. Có thể tổ chức tìm hiểu ý kiến nguyện vọng của sinh viên qua các kênh như mạng xã hội
hay những buổi nói chuyện trực tiếp cho các lớp để lấy ý kiến của sinh viên. Bên cạnh đó nên kết
hợp với kinh nghiệm của các thầy cô giáo về sự đóng góp hoàn thiện lộ trình học.
Với tổng số tín chỉ như vậy, nhà trường nên xem xét giảm số lượng môn học và tăng số tín
chỉ cho những môn cần thiết, có thể bằng cách phối hợp những môn có liên hệ với nhau vào cùng
một môn làm sao để đáp ứng được yêu cầu về thời gian hoàn thành chương trình và kết quả học
tập tốt.
Nhà trường cần cập nhập những thông tin thay đổi về lộ trình học rõ ràng bằng những văn
bản cụ thể và có thể thông tin qua website nhà trường để sinh viên có thể nắm bắt cập nhập những
thông tin kịp thời về sự thay đổi.

2) Về phía sinh viên:
Để có thể thích ứng với lộ trình học, sinh viên cần phải nắm bắt kịp thời những thông tin về
sự thay đổi của lộ trình học. Và phải có những kế hoạch rõ ràng, cụ thể, nhưng cũng phải linh hoạt
để có thể đối phó với những thay đổi bất thường xảy ra.
Ngoài ra, sinh viên cần chủ động trong việc đưa lên những ý kiến của mình về lộ trình học,
dựa trên những gì kiểm nhận từ thực tiễn của bản thân, đây chính là thông tin quan trọng để có thể
hoàn thiện lộ trình học cho phù hợp với sinh viên.
Và sinh viên cần thường xuyên đánh giá lại quá trình tìm hiểu và vận dụng của mình, tìm
cách mở rộng những nguồn thông tin có thể sử dụng và phải biết cách chọn lọc, phân tích để lựa
chọn những thông tin phù hợp.
Nhóm 15 20
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: T.S Trần Đình Khôi
Nguyên
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Công việc Thực hiện Hình thức
- Lựa chọn đề tài nghiên cứu Cả nhóm Họp nhóm
- Lập kế hoạch nghiên cứu Cả nhóm thảo luận trên lớp
- Xác định vấn đề nghiên cứu Cả nhóm Họp nhóm
- Thiết kế bảng câu hỏi Ly+Đạt+Hoàn+Lệ Họp nhóm
- Tổ chức test thử Đạt Phát thử bản câu hỏi cho 15
bạn sinh viên
- Tổ chức thu thập dữ liệu Cả nhóm Đi phát bản câu hỏi
- Xử lý và phân tích dữ liệu trên SPSS
+ Xử lý dữ liệu
+ Phân tích dữ liệu
+ Đạt
+ Ly
- Tổng kết và đề xuất giải pháp Ly Thảo luận
Nhóm 15 21

×