Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN: CHUYỂN DỊCH CƠ NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.63 KB, 16 trang )

BÀI THI MƠN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày
CHỦ ĐỀ: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM

BÀI LÀM


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Qua 35 năm đổi mới(1986-2020), nền kinh tế Việt Nam đã thốt khỏi sự trì trệ, có
bước phát triển tốt, tận dụng các nguồn lực bên ngoài và nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với tiến trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chúng ta đánh giá cao kết quả của quá trình chuyển dịch
cơ cấu trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, so với thế giới, đặc biệt là các nước phát
triển, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của đất nước ta vẫn cịn những hạn chế,
bất cập. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 ở nước ta
mang tính cấp thiết và được đặt lên hàng đầu.

3


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1.1.
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm:


Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là 1 ngành

-

hay 1 nhóm ngành kinh tế.
1.1.2. Nội dung của cơ cấu ngành kinh tế
Xét trên cơ cấu kinh tế ngành cho thấy:
Số lượng các ngành được hình thành. Số lượng này ln ln thay đổi tùy theo mức độ

-

phát triển của phân công lao động xã hội.
Mối quan hệ về số lượng thể hiện ở tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể.
Mối quan hệ về chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng từng ngành, các mối liên hệ kinh
tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội và tính chất tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.
Nói chung, mối quan hệ của các ngành cả về số lượng và chất lượng đều thường xuyên
biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất sản
xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế.
Ở mức độ khái quát, cơ cấu kinh tế ngành kinh tế ở Việt Nam thường được xem xét
dựa trên ba nhóm ngành chính: nơng nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
1.2.
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1.2.1. Khái niệm:
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động, phát triển của các ngành làm thay
đổi vụ trí, tỉ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian để phù hợp với sự
phát triển ngàng càng cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
1.2.2. Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Việc xác định một cơ cấu ngành kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng bởi nó khai thác hiệu quả các thế
mạnh của mỗi vùng, tạo sự phát triển đồng đều giữa các ngành kinh tế. Đồng thời, phát

triển tổng hợp sức mạnh của đất nước, tạo sự phát triển nhanh và bền vững.
1.2.3. Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ln là vấn đề then chốt, đóng vai trị quyết định đối

-

với q trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Phát huy các lợi thế so sánh để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển
của quốc gia, địa phương, trên cơ sở đó tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phân bổ lại các

-

nguồn lực từ các khu vực có năng suất thấp sang các khu vực có năng suất cao hơn.
Tạo ra khả năng sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn hơn, chất lượng cao hơn, đa dạng

-

hóa về chủng loại đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động.
4


-

Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa; nâng cao khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ; tạo điều kiện ứng
dụng các phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại.
1.2.4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.4.1.
Đối với các nước đang phát triển

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa; tức là tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tỉ trong ngành cơng nghiệp
và dịch vụ tăng dần trong GDP.
Cơ sở lí luận: Bằng quan sát thực nghiệm E.Engel đã rút ra quy luật tiêu dùng cá
nhân là khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu của hộ gia đình cho
lượng thực, thực phẩm giảm đi. Do chức năng chính của khu vực nơng nghiệp là sản xuất
lương thực, thực phẩm nên có thể suy ra là tỷ trọng của nơng nghiệp trong tồn bộ nền
kinh tế sẽ giảm khi thu nhập tăng lên đến một mức nhất định.
Nhà kinh tế học người Mỹ A.Fisher trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ
thuật" đã quan niệm nền kinh tế gồm ba khu vực; khu vực thứ nhất bao gồm các ngành
nông lâm thủy sản và khai thác khoáng sản; khu vực thứ hai bao gồm các ngành công
nghiệp chế biến và xây dựng; khu vực thứ ba là các ngành dịch vụ. Ông đã phân tích:
Theo xu thế phát triển khoa học và cơng nghệ, ngành nơng nghiệp có khả năng dễ thay
thế lao động nhất, do sử dụng máy móc, thiết bị và phương thức canh tác mới đã tạo điều
kiện cho nông dân tăng năng suất lao động. Việc thay thế máy móc cho lao động chân tay
đã tạo điều kiện cho nông dân tăng năng suất lao động. Kết quả là chỉ cần một lượng lao
động ít hơn nhưng vẫn có khả năng đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cần thiết cho
xã hội nên không cần thiết phải sử dụng một lực lượng lao động như cũ. Vì vậy, tỷ lệ lực
lượng lao động nơng nghiệp có xu hướng giảm dần trong cơ cấu ngành kinh tế. Đối với
ngành cơng nghiệp, do tính phức tạp về cơng nghệ sản xuất nên khả năng thay thế lao
động khó hơn nông nghiệp. Mặt khác, độ co giãn nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm cơng
nghiệp là dương. Vì vậy, theo sự phát triển kinh tế, tỷ trọng lao động công nghiệp có xu
hướng tăng lên. Ngành dịch vụ được coi là khó có khả năng thay thế lao động nhất do đặc
điểm của hoạt động dịch vụ nên nhiều lĩnh vực máy móc, thiết bị khó có thể thay thế được
lao động con người. Trong khi đó độ co giãn của cầu về sản phẩm dịch vụ là cao hơn cầu
về sản phẩm cơng nghiệp. Vì vậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hướng
tăng lên cùng với quá trình phát triển kinh tế.
5



Từ những cơ sở lý thuyết nêu trên có thể rút ra xu hướng có tính quy luật chung của
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đối với các nước từ nền kinh tế nông nghiệp đi lên là
chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn nơng
nghiệp. Do đó, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế giảm dần, Ly trọng của
công nghiệp và dịch vụ tăng lên. hóa. Trong q trình này, các ngành cơng nghiệp và dịch
Cơ sở thực tiễn:Các nước đang phát triển hầu hết là các nước nông nghiệp, thuần
nông, nên năng xuất lao động thấp, chất lượng hàng hóa thấp, đời sống dân cư thấp nên
cơ cấu kinh tế đó khơng phù hợp với q trình đổi mới và xóa đói giảm nghèo.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tính
ưu việt hơn dựa trên tính áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại hơn nên năng suất
lao động cao, đời sống dân cư tốt hơn.
Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, nếu quốc gia không chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế theo hướng đó thì sẽ trì trệ phụ thuộc và không thể thành công.
1.2.4.2.
Đối với các nước phát triển
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chú trọng phát triển mạnh các ngành
dịch vụ. Trong q trình này khơng chỉ nơng nghiệp mà cả cơng nghiệp tăng trưởng cũng
tăng trưởng chậm hơn so với dịch vụ. Do đó, tỷ trọng nơng nghiệp và cơng nghiệp giảm
dần, tỷ trọng dịch vụ tăng lên.
1.2.5. Các mơ hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Mơ hình Rostow: Lý thuyết cất cánh của nhà kinh tế học Walter Wiliam Rostow đưa
ra nhằm nhấn mạnh các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Mơ hình của Arthus Lewis: Mơ hình lý thuyết hai khu vực của nhà kinh tế học
Jamaica Wiliam Arthus Lewis tập trung vào sự chuyển đổi của nền kinh tế nông nghiệp
nông thôn truyền thống sang cơng nghiệp và đơ thị hiện đại.
Mơ hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển: Mơ hình đặt yếu tố khoa học công
nghệ là yếu tố trực tiếp và mang tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, từ đó phê phán quan
điểm dư thừa lao động của trường phái cổ điển và những nghiên cứu khác biệt về quan hệ
nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển.
Mơ hình hai khu vực của Harry.T.Oshima: Harry.T.Oshima là một nhà kinh tế Nhật

Bản, ông nghiên cứu quan hệ nông nghiệp - công nghiệp trên cơ sở nền nông nghiệp lúa
nước có tính thời vụ cao của khu vực châu Á gió mùa.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
6


2.1.

THỰC TRẠNG
Khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được giới thiệu lần đầu tiên bởi một

nhóm nhà khoa học người Đức đang phát triển một chiến lược kỹ thuật cao cho Chính phủ
Đức năm 2011, có thể coi Đức chính là nước khởi nguồn cho cuộc cách mạng này. Ngày
10/10/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tuyên bố mở trung tâm Cách mạng Công nghiệp
lần thứ tư ở San Francisco.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động đến Việt Nam, mang lại nhiều cơ hội và
thách thức lớn, đặc biệt là tác động đến chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Trong
giai đoạn 2016 – 2020, cơ cấu nền kinh tế như sau:

(Đơn vị:%)

Năm
Khu vực nông-lâm-ngư nghiệp %
Khu vực công nghiệp và xây dựng
Khu vực dịch vụ
Thuế sản phẩm tài trợ cấp sản phẩm

2016
2017

2018
2019
2020
16,32
15,34
14,57
13,96
14,85
32,72
33,34
34,28
34,49
33,72
40,92
41,32
41,17
41,64
41,63
10,04
10,00
9,98
9,91
9,8
(Nguồn: />Về tổng thể, cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2016-2020 chuyển dịch theo hướng tỷ

trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm (từ 16,32% xuống 14,85%), tỷ trọng ngành công
nghiệp và xây dựng tăng (từ 32,72% lên 33,72%), tỷ trọng ngành dịch vụ tăng (từ 40,92%
lên 41,63%). Qua đó đã cho chúng ta thấy dấu hiệu tích cực của chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế. Cụ thể
2.1.1. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành nông-lâm-ngư nghiệp

2.1.1.1.
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Phát triển lúa nước vẫn luôn là vấn đề trọng tâm gắn liền với lợi ích quốc gia.Tình hình
sản xuất lúa giai đoạn 2016-2020 thể hiện ở bảng sau:
Năm
Diện tích (đvt: triệu ha)
Năng suất (đvt: tạ/ha)
Sản lượng (đvt: triệu tấn)

2016
7,8
56
43,6

2017
7,72
55,5
42,48

2018
7,57
58,1
43,98

2019
7,47
58,2
43,45

2020

7,28
58,7
42,69

(Nguồn: />
So với năm 2016, diện tích lúa năm 2020 ước tính đạt 7,28 triệu ha, giảm 520 nghìn ha;
năng suất lúa ước tính đạt 58,7 tạ/ha, tăng 2,7 tạ/ha; sản lượng lúa ước tính đạt 42,69 triệu
tấn, giảm 910 nghìn tấn. Về giá trị sản xuất chăn ni năm 2020 ước tính tăng khoảng 5%,
hầu hết các đối tượng vật nuôi đều phát triển tốt. So với năm 2019, tổng số đàn trâu đạt 2,4
7


triệu con (giảm xuống 2,2%); tổng đàn lợn đạt 26,17 triệu con (tăng lên 17%); tổng đàn bò
5,87 triệu con (tăng lên 2,5%); tổng đàn gia cầm khoảng 496 triệu con (tăng lên 6%). Riêng
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt khoảng 300 triệu USD.
2.1.1.2.
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp:
Trong năm 2020, nhờ nỗ lực vượt khó, Việt Nam đã xuất khẩu được 13,17 tỷ USD
gỗ và sản phẩm từ gỗ. Đây là một thành công lớn của ngành lâm nghiệp.
So với năm 2019,diện tích rừng trồng tập trung mới của cả nước năm 2020 ước tính đạt
260,5 nghìn ha( giảm 3,2%); số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 94,6 triệu cây, (giảm 1,6%);
sản lượng gỗ khai thác đạt 16,9 triệu m 3 (tăng 3,7%). Diện tích rừng bị thiệt hại là 1.464,3
ha, giảm 45,6% so với năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 645,3 ha, giảm
67,8%; diện tích rừng bị chặt phá là 819 ha, tăng 19,4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và
sản phẩm từ gỗ năm 2020 đạt 13,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2019, đóng góp 31%
tổng giá trị xuất khẩu ngành nơng nghiệp, đạt gần 5% tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia.
2.1.1.3.
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản
Thủy sản là một trong những ngành sản xuất đóng góp đáng kể cho sự khởi động và tăng
trưởng kinh ở Việt Nam. Khai thác thủy sản giai đoạn 2016-2020 được thể hiện trong bảng sau:

/>
vớiđạt
năm
tổng
Cả năm 2020, xuất khẩu của ngành thủySo
sản
kim2016,
ngạch
8,6sản
tỷ lượng
USD, thủy
trongsản
đónăm 2020
ướctốc
tính
8.423,1
nghìn
(tăng 1703,5 nghìn tấn).
riêng mặt hàng tơm xuất khẩu đạt 3,78 tỷ USD
độđạt
tăng
trưởng
hơntấn
12,4%.
Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 4.559,2
Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường trên
nghìn tấn (tăng 954,9 nghìn tấn); sản lượng thủy sản
thế giới. Trong đó top 10 thị trường gồm: Mỹ, EU,
khai thác đạt 3.863,9 nghìn tấn (tăng 739,6 nghìn tấn).
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia,

Anh, Canada, Nga chiếm khoảng 92-93% tổng xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam. Thị trường nhập khẩu
thủy sản Việt Nam đứng đầu là Mỹ với 19,3%.
2.1.2. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng
2.1.2.1.
Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây đã trở thành ngành
xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. So với năm 2019, giá trị tăng thêm
tồn ngành cơng nghiệp năm 2020 ước tính tăng 3,36% .Trong đó, ngành cơng nghiệp chế
biến, chế tạo tăng 5,82%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%; ngành cung cấp
nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51%; ngành khai khoáng giảm
5,62% do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%. Tỷ
8


trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP công nghiệp tăng lên phần lớn là do tỷ
trọng của ngành khai khoáng giảm (giảm theo kế hoạch) .
Chỉ số sản xuất công nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cơng nghiệp (bình
qn giai đoạn 2011-2020, chỉ số sản xuất công nghiệp là 7,8%/năm, tốc độ tăng trưởng
GDP công nghiệp là 7,2%/năm). Xét theo công dụng sản phẩm công nghiệp, chỉ số sản
xuất sản phẩm trung gian (phục vụ cho quá trình sản xuất) năm 2020 tăng 4% so với năm
2019; sản phẩm phục vụ cho sử dụng cuối cùng tăng 2,9% (trong đó sản phẩm phục vụ cho
tiêu dùng của dân cư tăng 2,1%).
2.1.2.2.
Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành xây dựng
Năm 2020 ngành xây dựng cả nước tăng trưởng 6,76%. Mức tăng trưởng 6,76% là mức
tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn phát triển 2016 – 2020, tuy nhiên, tính trong chu kỳ
10 năm, mức 6,76% vẫn còn cao hơn tăng trưởng ngành những năm khó khăn 2011 – 2013.
Năm 2020, số doanh nghiệp thành lập mới của ngành xây dựng đạt 17.080 doanh
nghiệp, tăng 0,4%; doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 6.545 doanh nghiệp.


Tỷ lệ đóng góp của ngành xây dựng
vào GDP cả nước năm 2020 ở mức cao
bậc nhất 6,19%GDP, chỉ thấp hơn năm
2011 (6,41%GDP). Trong bối cảnh nền
kinh tế chịu tác động mạnh của dịch
Covid, ngành xây dựng vẫn duy trì được
tăng trưởng liên tục kể từ quý 1/2020.
2.1.2.3.
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
Dịch vụ là các ngành kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam đặc biệt là trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Tổng mức bán le hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong giai
đoạn 2016-2020 được thể hiện ở bảng sau:
/>
Năm khách
2020, đạt
tổng3.561,9
mức bán
hàngkhách
hóa vận

So với năm 2019, năm 2020, vận tải hành
triệulelượt
doanh thu
vụ tiêu
đạt 5.059,8
chuyển, giảm 29,6%; vận tải hàng hóa đạt 1.774,6
triệudịch
tấn hàng
hóadùng

vận chuyển,
giảm
nghìn tỷ đồng; tăng 119,4 nghìn tỷ đồng so
5,2%.Doanh thu hoạt động viễn thông năm 2020 ước tính đạt 381 nghìn tỷ đồng, giảm
với năm 2019; tăng 1532,4 nghìn tỷ so với
0,6%. Khách quốc tế đến nước ta năm 2020, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt
năm 2016.
3.837,3 nghìn lượt người, giảm 78,7%.
9


2.2.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
2.2.1. Đánh giá chung về kết quả đạt được:

Về tổng thể, giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn hội tụ các thành tựu phát triển kinh tế
- xã hội cao nhất và toàn diện nhất, với nền kinh tế cải thiện tích cực cả về quy mơ và chất
lượng; quan hệ quốc tế mở rộng, vị thế được củng cố và nâng cao. Hiện nay kinh tế Việt
Nam có quy mơ thứ 40 trên thế giới, thứ 4 trong ASEAN và bình quân GDP/người đứng
thứ 6 trong ASEAN. Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế của nước ta vượt mục tiêu đề ra theo xu hướng tỷ trọng ngành nông-lâmngư nghiệp giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng dần. Trong
nội bộ cơ cấu các ngành kinh tế cũng có sự chuyển hướng tích cực.
2.2.2. Đánh giá về hạn chế
Cơ cấu lại các ngành gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng cịn chậm trong đó:
Phát triển nơng nghiệp vẫn cịn thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc. Đổi mới tổ
chức sản xuất còn chậm; đa số là nơng nghiệp có quy mơ nhỏ, hiệu quả thấp, chưa xác
định cơ cấu và sản phẩm lợi thế phù hợp, giá chưa ổn định. Kết quả xây dựng nông thôn
mới ở một số nơi chưa thực sự bền vững, nhất là về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố,
thiếu tính bền vững, năng lực cạnh tranh chưa cao, chưa có ngành mũi nhọn dẫn dắt. Sản

xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp. Công nghiệp chế biến
còn kém phát triển, nhất là ở khâu bảo quản. Doanh nghiệp xây dựng quy mơ nhỏ cịn
chiếm tỉ trọng lớn. Thị trường bất động sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu nguồn cung
nhà ở giá thấp phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân.
Chất lượng dịch vụ vẫn còn thấp. Cơ cấu ngành dịch vụ chưa hợp lý, các ngành sử
dụng tri thức, khoa học và cơng nghệ phát triển cịn chậm, chiếm tỉ trọng nhỏ trong GDP
và thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Du lịch tăng trưởng cao nhưng chất
lượng tăng trưởng chưa được chú trọng, chưa có nhiều sản phẩm đa dạng và chưa bảo
đảm tính bền vững
2.2.3. Đánh giá về ngun nhân:
Ngồi sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến toàn thể ngành kinh tế của nước ta
trong cuối giai đoạn 2016-2020, nguyên nhân của những bất cập nêu trên có thể chỉ ra là:
Đối với nơng nghiệp: Sản xuất nơng nghiệp cịn tự phát, nhỏ le, chưa theo quy
hoạch, liên kết sản xuất cịn yếu. Chuỗi giá trị của nhiều sản phẩm nơng nghiệp chưa

10


được hình thành dẫn tới đầu ra của sản phẩm gặp nhiều rủi ro. Giá nông sản không ổn
định do bị phụ thuộc vào thương lái làm cho sản lượng nông sản cũng biến động.
Đối với công nghiệp và xây dựng: Các ngành công nghiệp sản xuất vẫn phải phụ
thuộc vào nhập khẩu nguyên, nhiên liệu. Sản xuất trong nước gặp bất lợi khi giá cả thế
giới biến động. Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu thấp.Trình độ thiết kế, chế
tạo trong lĩnh vực cơ khí cịn thấp, chưa sản xuất được nhiều sản phẩm có giá trị và hàm
lượng cơng nghệ cao. Tình trạng thiếu vốn và các rào cản tài chính gây khó khăn cho các
doanh nghiệp trong xây dựng.
Đối với dịch vụ: do đặc thù của một số ngành dịch vụ là năng suất thấp, không chỉ là
những ngành sử dụng nhiều lao động thủ công (như dịch vụ xã hội, khách sạn, nhà hàng)
mà cả những ngành địi hỏi nguồn lao động có kỹ năng (như y tế, giáo dục). Việc áp dụng
khoa học kỹ thuật vào ngành dịch vụ còn hạn chế, cũng như việc một bộ phận lớn người

dân chưa có cái nhìn tích cực trong việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNH CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM
3.1.
ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Thứ nhất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị
trường, thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền.Hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang
trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển các giống đặc sản, chăn
nuôi hữu cơ tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
Thứ hai, khuyến khích khởi nghiệp và đổi mới, tích hợp các xu hướng và thành tựu
của Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào nội dung đào tạo, hướng nghiệp để có lực lượng lao
động có khả năng tiếp cận, phát triển và ứng dụng được các thành quả nền nông nghiệp 4.0.
Thứ ba, đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển ngành nơng nghiệp tồn diện, theo hướng
hiện đại và chuyển dich cơ cấu kinh tế nông thôn nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp đổi
mới và sáng tạo để vừa đón đầu và nắm bắt được các thành tựu của nền nông nghiệp 4.0,
phát huy được các tác động tích cực của nơng nghiệp 4.0 vừa điều chỉnh để hạn chế tối đa
các tác động tiêu cực của sự thay đổi này.
3.2.
ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG
11


Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, chủ động tiếp quản các thành quả của
cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp, phát triển công
nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế tạo; tăng năng
suất nội bộ ngành, tăng hàm lượng công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm;
định hình lại cơng nghiệp chế tạo trong tương lai, nâng cao hiệu quả phát triển công

nghiệp. Định hướng cho việc giải quyết thách thức trong nội tại các ngành công nghiệp
chế tạo mà cách mạng 4.0 mang lại.
Thứ hai, phát triển một số ngành cơng nghiệp nền tảng như cơng nghiệp năng lượng,
cơ khí chế tạo, luyện kim, hố chất, phân bón, vật liệu. Ưu tiên phát triển một số ngành
công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ
như thơng tin và viễn thơng, điện tử, trí tuệ nhân tạo, sản xuất robot, ô tô, công nghiệp hỗ
trợ công nghiệp ô tô, công nghệ sinh học, điện tử y sinh, sản xuất phần mềm, sản phẩm
số, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến,
chế tạo gắn với công nghệ thông minh; chú trọng phát triển công nghiệp xanh.
Thứ ba, khơi dậy nội lực, khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của doanh nghiệp tư
nhân trong nước, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao,
cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin; hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước
và quốc tế, bảo đảm chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc. Phát triển một số doanh
nghiệp viễn thông, công nghệ thơng tin chủ lực thực hiện tốt vai trị dẫn dắt về hạ tầng
công nghệ, tạo nền tảng cho nền kinh tế số, xã hội số.
Thứ tư, Tăng cường liên kết giữa khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, nhất là các tập
đoàn đa quốc gia với doanh nghiệp trong nước trong phát triển chuỗi cung ứng của các
ngành cơng nghiệp.Hình thành thí điểm một số mơ hình cụm liên kết trong các ngành
công nghiệp ưu tiên. Thúc đẩy tiến độ các dự án cơng nghiệp lớn, có tác động lan toả;
đồng thời, xử lý quyết liệt các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả. Phát triển sản xuất công
nghiệp quy mô lớn tại các khu kinh tế ven biển, trong đó chú trọng các ngành sản xuất
cơng nghiệp nặng, chế biến sâu, hình thành các chuỗi giá trị.
Thứ năm, nâng cao năng lực thiết kế, thi công xây lắp, quản lý xây dựng theo hướng
tiên tiến, hiện đại, từng bước mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp xây dựng Việt
Nam ở nước ngoài. Phát triển các loại vật liệu xây dựng mới, thông minh, tiết kiệm năng
lượng, thân thiện mơi trường, trong đó ưu tiên phát triển những công nghệ tiên tiến, hiện
12


đại, mức độ tự động hoá cao sử dụng tối đa công nghệ số, công nghệ nano, vật liệu không

nung, sử dụng nhiên liệu tái chế, các loại chất thải để sản xuất các sản phẩm chất lượng
cao.
3.3.
ĐỐI VỚI NGÀNH DỊCH VỤ
Thứ nhất, Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, ưu tiên

những ngành có lợi thế, có hàm lượng tri thức, cơng nghệ và giá trị gia tăng cao. Phát
triển các loại hình dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực dịch vụ
như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý, y tế, giáo dục - đào tạo, viễn thông và công
nghệ thông tin, logistics và vận tải, phân phối...
Thứ hai, xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia. Quy hoạch xây dựng hạ tầng thanh
toán số quốc gia theo hướng đồng bộ, thống nhất, dùng chung, tận dụng và khai thác có
hiệu quả hạ tầng mạng lưới viễn thơng để triển khai các dịch vụ thanh tốn cho người dân
với chi phí thấp. Nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics.
Thứ ba, tiếp tục ban hành và thực hiện các chính sách phát triển du lịch thực sự thành
ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung quy hoạch và đầu tư để hình thành một số khu du lịch
quốc gia tầm cỡ quốc tế. Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình
ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Thứ tư, phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch trong nước. Phát triển và tăng
cường quản lý hoạt động du lịch văn hoá tâm linh, sinh thái, lịch sử. Tập trung giải quyết
các điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng du lịch, nhất là tình trạng quá tải tại các cảng hàng
không, một số cảng biển và cảng thuỷ nội địa chuyên dùng; cải thiện hạ tầng và chất
lượng dịch vụ đường sắt phục vụ khách du lịch.
KẾT LUẬN
Giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn hội tụ các thành tựu phát triển kinh tế-xã hội cao
nhất và toàn diện nhất của Việt Nam, với nền kinh tế cải thiện tích cực cả về quy mơ và chất
lượng; quan hệ quốc tế mở rộng, vị thế được củng cố và nâng cao.Việt Nam đã tạo ra một câu
chuyện huyền thoại trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Bên cạnh đó vẫn
những hạn chế về cả ba mặt nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, địi hỏi chúng ta phát
khơng ngừng đổi mới, cải thiện để theo kịp cách mạng công nghiệp 4.0. Kết quả của

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2016-2020 sẽ là nền tảng để bước sang giai
13


đoạn chiến lược mới 2021-2030 với nhiều mục tiêu phát triển cao hơn với những thành
tựu đáng mong đợi.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

15



×