Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

HỌ VÀ TÊN: VŨ ĐỨC DŨNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THU HƯƠNG

Hà Nội – 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 1
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 4
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ....................................... 5
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 .................. 14
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN .................................................................................................14
1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin................. 14
1.1.2 Sự cần thiết của đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin ............................ 15


1.1.3. Các hình thức đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin ............................... 18
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ...........19
1.2.1. Lịch sử hình thành cách mạng công nghiệp 4.0 .............................................. 19
1.2.2. Đặc điểm của cách mạng công nghiệp 4.0 ...................................................... 25
1.2.3. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 ...................................................... 27
1.3. ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ........................................................................35
1.3.1. Vai trò và tác động của đầu tưvào lĩnh vực công nghệ thông tin trong cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 ....................................................................................... 35
1.3.2. Các chỉ số đánh giá thực trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong
bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................................................ 48
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư lĩnh vực công nghệ thông tin ....................... 50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆTHÔNG
TIN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI ......................... 53


2.1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN
THẾ GIỚI ..................................................................................................................53
2.1.1. Xu hướng đầu tư của các nước trên thế giới ................................................... 53
2.1.2. Tác động của đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh công
nghiệp 4.0 đến nền kinh tế - xã hội ........................................................................... 57
2.2. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0 CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ..........74
2.2.1. Hoạt động đầu tư tại Hoa Kỳ .......................................................................... 74
2.2.2. Hoạt động đầu tư tại Singapore ....................................................................... 78
2.2.3. Hoạt động đầu tư tại Malaysia ........................................................................ 83
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ 4.0 TRÊN THẾ GIỚI- NHỮNG
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC- HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ..................................86

2.3.1 Đánh giá thực trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin- Hạn chế và
nguyên nhân .............................................................................................................. 86
2.3.2 Kinh nghiệm từ các quốc gia về chính sách đầu tư và phát triển vào lĩnh vực
ICT ............................................................................................................................ 88
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI SUY VỀ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆTHÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ... 92
3.1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT
NAM..........................................................................................................................92
3.1.1. Các chỉ số đánh giá đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam... 92
3.1.2 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0 ....................................................................................... 94


3.1.3. Đánh giá thực trạng đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0 ....................................................................................... 96
3.2. MỘT SỐ GỢI SUY CHO VIỆT NAM VỀ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 105
3.2.1 Gợi suy về chiến lược thúc đẩy đầu tư vào phát triển lĩnh vực công nghệ thông
tin đối với Chính phủ Việt Nam .............................................................................. 105
3.2.2 Gợi suy về đầu tư phát triển vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nhóm doanh nghiệp ........................................ 108
3.2.3 Đầu tư và quản lý phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động công nghệ thông
tin ............................................................................................................................. 108
3.2.4 Trình độ dân trí và thói quen sử dụng ............................................................ 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 111


1


Lời cảm ơn
Đề tài “NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN

TRONG

BỐI

CẢNH

CÁCH

MẠNG

CÔNG

NGHIỆP

4.0:

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM” là nội dung tôi chọn
để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học chương trình cao
học chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng tại trường Đại học Ngoại thương
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên
tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô Phạm Thu Hương Phòng Quản lý đào
tạo – Trường Đại học Ngoại thương đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra tôi xin chân
thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Tài chính- Ngân hàng đã đóng góp những ý
kiến quý báu cho luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại

Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Thông tin KH&CN Quốc
gia, đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên
tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!

Học viên

Vũ Đức Dũng


2

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết
quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Học viên

Vũ Đức Dũng


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ICTs


Công nghệ thông tin

NHTG

Ngân hàng thế giới

WEF

(World Economic Forum) Diễn đàn kinh tế thế
giới

CMCN

Cách mạng công nghiệp

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

AEC

(ASEAN Economic Community) Cộng đồng
kinh tế ASEAN

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

R&D


Nghiên cứu và phát triển


4

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Hình ảnh về các cuộc CMCN từ trước đến nay..............................Trang 19
Hình 2.1: Năng lực đổi mới và số lượng Patent đăng ký trên 1 triệu dân từ năm
2012-2016……………………………………………………….......…...….Trang 53
Hình 2.2: Năng lực đổi mới và số lượng Patent đăng ký trên 1 triệu dân từ năm
2012-2016………………………………………………………..……...….Trang 54
Hình 2.3: Tác động của công nghệ đến đổi mới mô hình kinh doanh:
2015 và 2016…………………………………………………….....…..…..Trang 58
Hình 2.4: Tác động đến kinh tế của ICTs đối với các quốc gia và khu vực trên thế
giới từ năm 2012-2016. ……………………………………………….........Trang 59
Hình 2.5: Bảng xếp hạng của 7 nước dẫn đầu về 9 chỉ số còn lại……....…..Trang 60
Hình 2.6: Xu hướng sử dụng ICTs tại các khu vực: Cá nhân, tư nhân và Chính
phủ…………………………………………………………………...…..….Trang 63
Hình 3.1 Chỉ số NRI Việt Nam năm 2016…………………………..…..….Trang 79

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Chỉ số NRI Việt Nam giai đoạn 2014-2016……………….....…. Trang 80


5

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu được tình hình và hiện trạng đầu
tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh CMCN 4.0 trên một số quốc
gia.Do bối cảnh của đề tài nghiên cứu được thực hiện vào thời điểm cuộc CMCN

4.0 đã phát triển mạnh mẽ, các quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới đều nhận thức
được tầm quan trọng của cuộc CMCN này, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin
đóng vai trò chủ đạo với các tác động trực tiếp đến xã hội và nền kinh tế. Bài nghiên
cứu tìm hiểu về hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin: bản chất của
đầu tư vào công nghệ thông tin, các hình thức đầu tư vào công nghệ thông tin. Tiếp
theo đó, bản chất của cuộc CMCN 4.0, cùng với đó là nêu ra được vai trò của công
nghệ thông tin và những lợi ích thu được khi đầu tư vào công nghệ thông tin trong
bối cảnh CMCN 4.0
Tại Chương II, để đánh giá về thực trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông
tin, người viết cũng tìm hiểu về tình hình đầu tư theo các báo cáo của diễn đàn kinh
tế thế giới, ngân hàng thế giới. Cụ thể hơn, người viết cũng tìm hiểu về kinh
nghiệm, phương hướng, mục tiêu chỉ đạo, chính sách của Chính phủ và các kết quả
thu về được ở một số quốc gia tiêu biểu trong hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công
nghệ thông tin như Mỹ và Singapore; có nền kinh tế, bối cảnh tương đồng Việt
Nam như Malaysia. Các đối tượng này cũng phản ánh các nhóm quốc gia đạt được
thành công nhưng với các chính sách, phương hướng mục tiêu hoàn toàn khác nhau.
Trong chương III, trên cơ sở các nghiên cứu tại chương II, cùng với đó là các
báo cáo đánh giá về thực trạng đầu tư của Chính phủ và Doanh nghiệp Việt Nam
đối với lĩnh vực công nghệ thông tin trong giai đoạn 2010-2017, người viết vận
dụng, điều chỉnh và đưa ra được một số lý luận để nâng cao nhận thức của các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về việc đầu tư vào công nghệ thông tin và các đề
xuất để cải thiện hoạt động đầu tư cho các nhà hoạch định chính sách (Bộ Khoa học
và Công nghệ và Bộ Thông tin và truyền thông), phù hợp với điều kiện Việt Nam.


6

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi đề cập về các cuộc cách mạng công nghiệp đã xuất hiện trước đây, bắt đầu

từ cuộc cách mạng hơi nước ở cuối thế kỷ XVIII với các sản phẩm chính đã thay
đổi thế giới: Năng lượng hơi nước, sắt, dệt vải, các công cụ máy móc,.... cho đến
cuộc cách mang thứ 2 (1860-1900) với các nhà máy điện, dây chuyền sản xuất lớn,
hệ thống lắp ráp, điện tin, TV, băng chuyền. Trong giai đoạn 1970-2000, cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ ba đã tối ưu hóa công nghệ tự động và máy tính đã tạo ra
một cuộc cách mạng đến hầu hết mọi hoạt động kinh tế- từ sản xuất đến quản lý,
cho đến truyền thông và giải trí. Những năm trở lại, những kỳ vọng về 1 thời kỳ của
tiến bộ vượt trội về công nghệ, với những công nghệ tối tân cho phép các loại máy
móc, hoặc cả hệ thống nhà xưởng có thể kết nối vận hành một cách tự động, không
có sự xuất hiện của bàn tay con người, cho đến việc sản xuất đạt năng suất cao nhất,
đã được công nhận và chấp nhận rộng rãi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
đã xuất hiện. Để có đủ năng lực cạnh tranh trong thị trường hiện tại, các nhà sản
xuất cho đến các nhà phân phối đều phải tìm cách tiếp cận được với xu hướng biến
đổi, dành nguồn lực đầu tư một cách hiệu quả vào các loại công nghệ mới để tránh
tụt hậu, bị bỏ lại phía sau. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) xuất hiện
và đi đến hội nghị về phát triển nào cũng gắn liền với CMCN4.0.Với tốc độ phát
triển rất nhanh chóng, theo đó là các kỳ vọng về một kỷ nguyên thịnh vượng cho
con người như Internet vạn vật (Intenet of Things), AI, công nghệ in 3D (3DPrinting), lưu trữ năng lượng,.... cùng với đó là mọi phương diện từ sản xuất, quản
lý nhân sự đến quản trị nhân lực từ các công ty, xí nghiệp đến toàn bộ nền kinh tế.
Tuy nhiên, đi cùng với những kỳ vọng về một kỷ nguyên đầy mơ ước này là những
rủi ro tiềm tàng đang chờ đợi sẵn, những mối lo ngại về các cuộc tấn công mạng đã
và đang làm tổn hại đến thế giới vật lý, các rủi ro về bảo mật cá nhân, và ảnh hưởng
trực tiếp đến thị trường lao động. Dĩ nhiên, các công ty cũng như những nhà đầu tư
nhận ra được tiềm năng và nắm bắt được xu hướng phát triển, chấp nhận các thử
thách và có những chiến lược đúng đắn sẽ có nhiều cơ hội để trở nên thành công
hơn trong khi những người không làm được điều đó sẽ bị thụt lại ở phía sau. Theo


7


đó, ngành Công nghệ thông tin (Information technology) được coi là xương sống, là
cơ sở cho cuộc cách mạng này. Trên thực tế, từ những năm 2001, diễn đàn kinh tế
thế giới đã lập ra được các báo cáo hằng năm: Báo cáo về hoạt động Công nghệ
thông tin trên thế giới” với hơn 139 nền kinh tế được tổng hợp để có được 1 cái
nhìn toàn cảnh về lĩnh vực CNTT nói chung và đầu tư vào lĩnh vực này nói riêng.
Như đã đề cập ở trên, cuộc CMCN 4.0 và CNTT có đủ khả năng biến đổi bất cứ nền
kinh tế và xã hội nào, theo cả hướng tốt hoặc xấu, và vấn đề này đã được coi là thử
thách gian nan nhất trong thời điểm này. Tất nhiên, cũng đã có các quốc gia theo
kịp được cuộc CMCN 4.0 và đang phát triển với 1 tốc độ rất nhanh dựa trên những
nền tảng công nghệ và hạ tầng có sẵn. Còn lại, phần lớn các quốc gia đều chưa được
hưởng những thành quả của cuộc CMCN 4.0 đem lại, hoặc đơn giản là không có đủ
điều kiện cơ sở vật chất và kỹ thuật để đón nhận những lợi ích to lớn của CMCN
4.0. Hơn nữa, trong mỗi quốc gia cũng sẽ chỉ có một hoặc vài khu vực kinh tế cho
đến cá nhân có đủ điều kiện để có được lợi ích từ CMCN 4.0, còn lại bị bỏ lại phía
sau do chênh lệch về tuổi tác, thiếu các kiến thức về CNTT, ít tiếp cận hoặc đơn
giản do khó khăn về mặt địa hình. Vì vậy, việc đầu tư vào CNTT trong bối cảnh
CMCN 4.0 là điều bắt buộc, tuy nhiên đầu tư như thế nào cũng cần có một định
hướng cụ thể và chính xác, cũng như có những điều chỉnh phù hợp để vận dụng cho
nền kinh tế Việt Nam.
Với trách nhiệm là một cán bộ công tác tại Bộ Khoa học và Công nghệ, người
viết mong muốn thông qua bài nghiên cứu này sẽ cung cấp những luận điểm, luận
cứ cần thiết, cũng như có được các kiến nghị đề xuất để cải thiện, tăng cường hiệu
quả trong việc đầu vào CNTT trong bối cảnh CMCN 4.0, làm tiền đề cho Khoa học
và công nghệ nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển mạnh mẽ, bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về hoạt động đầu tư vào lĩnh
vực công nghệ thông tin một số quốc gia tiêu biểu trên thé giới, từ đó rút ra được
các kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị phù hợp cho Việt Nam
Để thực hiện mục đích trên các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là:



8

- Nghiên cứu về bản chất của hoạt động đầu tư vào CNTT, ý nghĩa, vai trò và
các hình thức đầu tư vào lĩnh vực CNTT
- Nghiên cứu về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến thế giới và
vai trò của CNTT và hoạt động đầu tư vào CNTT trong bối cảnh CMCN 4.0
- Đề xuất các giải pháp cho Việt Nam để tăng cường hiệu quả đầu tư vào lĩnh
vực công nghệ đầu tư
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đầu tư phát triển đến lĩnh vực
Công nghệ thông tin trên thế giới và tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017
Phạm vi nghiên cứu:Bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề hoạch định
chính sách của các quốc gia đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin và đối với cuộc
CMCN 4.0 và tại Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Các phương pháp chủ yếu được sử dụngtrong nghiên cứu gồm: (i) Phương
pháp tổng hợp, phân tích để hệ thống hoá, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin; (ii) Phương pháp phân tích
thống kê, diền giải, tổng hợpđể làm rõ lý luận và thực trạng đầu tư vào lĩnh vực
công nghệ thông tin;
4..2. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu phân tích đánh giá
Bao gồm dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được khai thác từ các nguồn dữ liệu
có uy tín như Diễn đàn kinh tế thế giới, Ngân hàng thế giới, vvv….
5. Tình hình nghiên cứu
Trên cơ sở nhu cầu và thực trạng đầu tư vào lĩnh vực Công nghệ thông tin ở
Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã dành sự quan tâm
cho vấn đề này. Các công trình này được xây dựng lên và đóng góp lớn về mặt lý



9

luận và thực tiễn cho các bài nghiên cứu có liênquan. Một số công trình có thể khái
quát sau:
a) Nghiên cứu trong nước:
- “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp CNTT Việt
Nam giai đoạn 2011- 2015”của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, Vụ Công nghệ thông tin,
Bộ Thông tin và Truyền thông. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tìn hình đầu tư và
định hướng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào Lĩnh vực CNTT ở
Việt Nam. Qua nghiên cứu, tác giả đã nêu ra được: Các doanh nghiệp CNTT nên
tập trung nguồn lực trong nước, kết hợp với thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển
công nghiệp phần mềm, công nghiệp số và dịch vụ CNTT; đẩy mạnh thu hút đầu tư
nước ngoài có tính chọn lọc có giá trị gia tăng cao để phát triển công nghiệp phần
cứng, điện từ và công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên thu hút đầu tư cho nghiên cứu khoa
học, phát triển và chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, doanh nghiệp là chủ đạo cho sự
phát triển, Nhà nước đóng vai trò tạo môi trường kinh doanh và hệ thống pháp lý hỗ
trợ , cơ chế chính sách.
- ”Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp phần
mềm Việt Nam giai đoạn đến 2015” của Tác giả Trần Quý Nam, Vụ Công nghệ
thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Qua bài nghiên cứu, tác giả đã đề xuất
được một số cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển công nghiệp phần mềm ở Việt
Nam. Cụ thể:
+ Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực phần mềm: Phát triển và nâng
cao trình độ, đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đào tạo chuyên gia tư vấn đánh giá
trong việc áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn CMMi; tăng cường đào tạo
tiếng Anh; tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu thực tế của doanh
nghiệp phần mềm nhằm đáp ứng nhu yêu cầu sản xuất theo quy mô công nghiệp;
ban hành Hệ thống chuẩn quốc gia và Hệ thống chứng chỉ về kỹ năng CNTT
+ Nhóm giải pháp phát triển và mở rộng thị trường: thực hiện khoán chi hành

chính trong mua sắm sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNTT trong các cơ quan, tổ chức
sử dụng ngân sách nhà nước; tăng cường xúc tiến thương mại cho công nghiệp phần


10

mềm Việt Nam; tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để
xúc tiến thương mại cho công nghiệp CNTT; các cơ quan đại diện ngoại giao Việt
Nam ở nước ngoài đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư
cho công nghiệp CNTT ;tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về công
nghiệp phần mềm Việt Nam trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc
tế; hỗ trợ doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, tiếp
thị và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ CNTT của Việt Nam tại các thị trường trong
và ngoài nước.
+ Nhóm các giải pháp thu hút đầu tư vào công nghiệp phần mềm:ưu tiên cho
các hoạt động xúc tiến đầu tư vào công nghiệp phần mềm; ban hành chính sách cho
các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam được ưu tiên tiếp cận các nguồn tài chính,
nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển; tập trung đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng,
nâng cấp phát triển các khu công nghiệp phần mềm tập trung; cho phép các khu
công nghiệp phần mềm được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế, giá thuê đất, mặt
bằng, giá cước và đường truyền Internet, và các hạ tầng dùng chung; ban hành
chính sách ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu
phát triển trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu phát triển về phần mềm và
nội dung số.
+ Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp phần
mềm Việt Nam: Nhà nước nên hỗ trợ các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh
nghiệp phần mềm để hình thành doanh nghiệp lớn hơn; hỗ trợ doanh nghiệp mua
thương hiệu có quy tín của nước ngoài; tăng cường hợp tác với các công ty, tập
đoàn CNTT lớn trên thế giới có thế mạnh về phần mềm

+ Nhóm các giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách phát
triển công nghiệp phần mềm Việt Nam
- Đề án: “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp thúc đẩy ứng dụng và phát triển
CNTT sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT” của Vụ Công nghệ
thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông với mục tiêu phục vụ Đề án: “Đưa Việt


11

Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” theo QĐ
1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2011 nhằm chủ yếu tập trung vào các mục tiêu, nhiệm vụ
sau của Đề án: Phát triển nhân lực CNTT; Phát triển công nghiệp CNTT; Ứng dụng
CNTT; Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực CNTT. Qua
nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được các khuyến nghị như sau:
+ Đề xuất xây dựng cơ chế chính sách hoàn thiện thể chế: Xây dựng các quy
định cụ thể về nguồn kinh phí triển khai Đề án, các nội dung nhiệm vụ được Nhà
nước hỗ trợ kinh phí để triển khai, định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một
số hoạt động cụ thể, đồng thời cần phân định rõ trách nhiệm bố trí kinh phí của
Trung ương và địa phương, đảm bảo phù hợp với từng nội dung cụ thể và điều kiện
hoàn cảnh của từng địa phương.
+ Đề xuất lộ trình Triển khai một số chương trình, quy hoạch, kế hoạch trọng
điểm: Chương trình quốc gia phát triển công nghiệp CNTT đến 2020. chương trình
phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng;chương trình hỗ trợthiết bị thông tin số đến
hộ gia đình; chương trình tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, sáng tạo công
nghệ trong lĩnh vực CNTT-TT. Ngoài ra, có thể triển khai một số nhiệm vụ, dự án
trọng tâm nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh như: Dự án đầu tư nghiên cứu, sản xuất,
cung cấp máy tính giá rẻ cho các đối tượng, học sinh, sinh viên, nông dân, dự án
đầu tư phát triển siêu máy tính thương hiệu Việt.
+ Đề xuất giải pháp huy động nhân lực tham gia triển khai Đề án
b) Nghiên cứu của thế giới

- Bài nghiên cứu “ICT-enabled Transformational Government: A global
Perspective (Quan điểm toàn cầu về vai trò của ICT trong việc thay đổi của Chính
phủ” của Vishanth Weerakkody, Marijn Janssen vàYogesh K. Dwivedi với mục tiêu
nghiên cứu là chỉ ra và đưa ra được các cách thức tiếp cận để hiệu quả hóa, hỗ trợ
việc tự đưa ra các quyết định phù hợp trong việc đầu tư vào ICT dựa trên việc nắm
bắt các thông tin dữ liệu hiện tại, các điểm yếu, khó khăn đồng thời phải nắm được
các tiềm năng của hoạt động đầu tư vào ICT. Và mục tiêu sau cùng là tạo ra được
một chiến lược đầu tư mạch lạc, hỗ trợ việc thay đổi của Chính phủ:


12

+ Thay đổi hoạt động dịch vụ công vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp,
người chịu thuế, nhân viên trực tuyến dựa trên việc vận dụng ICT
+ Hỗ trợ cải thiện chất lượng dịch vụ công ty, cơ sở hạ tầng của tổ chức
Chính phủ, từ đó giảm được nguồn lực sử dụng cho các chi phí khác như chi trả
+ Tạo ra được một lộ trình cần thiết để đạt được mục tiêu tiếp nhận, sử dụng
hiệu quả việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động, vận hành của Chính phủ
+ Nhóm tác giả cũng chỉ ra được tác động của việc đầu tư vào ICT đối với
hoạt động kinh doanh, hệ thống thông tin và khu vực dịch vụ công.
- Nghiên cứu “ICT Investment and the Effect on Economic Growth” (Đầu tư
vào ICT và tác động đến tăng trưởng kinh tế” của nhóm tác giả : Emil Karlsson và
Jennie Liljevern nghiên cứu về mối quan hệ tương quan giữa đầu tư vào ICT và
tăng trưởng kinh tế. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên 101 quốc gia trong
khoảng thời gian từ 1995-2015 và kết quả thu về được phản ánh:
+ Các hoạt động đầu tư vào ICT qua dịch vụ vốn đóng vai trò quan trọng
trong tác động đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong khu vực quốc gia thu nhập
cao, còn các quốc gia thu nhập trung bình thấp thì hiệu quả đem lại là thấp hơn. Qua
mô hình OLS( Bình quân nhỏ nhất) lý do chính giải thích cho kết quả này là do sự
hạn chế của nguồn lao động năng lực cao, chính sách không đồng nhất theo thời

gian, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tối đa hóa ứng dụng ICT. Ngược
lại, các quốc gia thu nhập cao lại tập trung trong việc duy trì và tăng cường các
chính sách hỗ trợ việc đầu tư vào ICT thì thu được nhiều lợi ích hơn kể.
+ Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lại chỉ ra những các kết quả trái ngược nhau
trong việc chứng minh luận điểm đầu tư vào ICT sẽ có tác động tốt đến phát triển
kinh tế, như ở các quốc gia có thu nhập thấp thì đầu tư vào dịch vụ vốn lại khiến
tăng trưởng kinh tế đi xuống thay vì tăng lên.
6. Kết cấu của luận văn


13

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục
sơ đồ và bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, được chia thành 3
chương như sau:
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI
Chương 3: MỘT SỐ GỢI SUY VỀ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0


14

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG
LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Định nghĩa cơ bản về đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành
các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó (Nguyen Bach, 2007). Các mục tiêu
chung của hoạt động đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về
nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực ở đây rất
đa dạng, nhưng được phân loại thành 04 nhóm chính: Tiền, tài nguyên, sức lao động
và trí tuệ Ngoài ra, theo nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffet định nghĩa về đầu tư là
quá trình sử dụng tiền để thu được nhiều tiền hơn trong tương lai. Mục tiêu của đầu
tư đó là đưa một khoản tiền của bản thân vào một hoặc nhiều khoản đầu tư tài
chính/vật chất với hi vọng tiền thu về sẽ tăng lên theo thời gian.
Theo Luật Đầu tư năm 2014,có các hình thức đầu tư như sau:
+ Theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:
Được quy định tại Điều 24 Luật đầu tư 2014.
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP- Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối
tác công tư (hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự ánđể thực hiện dự án đầu tư: Hình thức
đầu tư này được quy định tại Điều 27 Luật đầu tư 2014 và được hướng dẫn cụ thể
tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC: Hình thức đầu tư này được quy định
tại Điều 28 Luật đầu tư 2014. Đây là hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh
doanh giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia


15

sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Các bên tham gia hợp đồng BCC
thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC.
Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin (ICT), bản chất của hoạt động đầu tư vào
ICT chính là đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) với mong muốn về

sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Nghiên cứu và phát triển (R&D) thúc đẩy
phát triển bền vững bằng cách xây dựng sự phát triển bền vững nhắm hướng đến
một xã hội xanh. Các nguồn lực cơ bản cần có trong hoạt động đầu tư vào ICT tập
trung lớn vào trí tuệ và tiền bạc. Trí tuệ là nguồn lực để tạo ra tri thức, là nghiên cứu
và phát triển tạo ra các công nghệ mới; tiền bạc để hiện thực hóa các công nghệ, sản
phẩm mới vào thực tiễn. Về cơ bản, đầu tư vào ICT bao gồm việc mua sắm trang
thiết bị và phần mềm máy tính được sử dụng trong sản xuất trong một năm với 3
thành phần chính là thông tin thiết bị công nghệ (máy tính và phần cứng liên quan),
thiết bị truyền thông và phần mềm; phần mềm bao gồm mua lại phần mềm đóng gói
sẵn, tùy chỉnh phần mềm và phần mềm được phát triển trong nhà, theo định nghĩa
của OECD. Tuy nhiên, để có hiệu quả, cần phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao
công nghệ và cả tiến hành các hoạt động R&D của nhà nước và tư nhân thông qua
các chính sách có hiệu quả để đầu tư ICT mới thực sự trở thành động lực phát triển
kinh tế-xã hội. Chiếu theo Luật Đầu tư, các hình thức đầu tư phổ biến nhất là đầu tư
dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh doanh, nghiên
cứu, dịch vụ về ICT. Ngoài ra, các hoạt động đầu tư dưới dạng hợp tác công tư PPP
cũng được áp dụng rất nhiều trên thế giới, dưới cả 2 góc độ trực tiếp và gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp có thể dưới dạng các Bộ, Ban ngành ký trực tiếp các hợp đồng kinh
tế về việc tài trợ nguồn vốn cho các công ty, doanh nghiệp; còn gián tiếp là thông
qua các bên thứ ba, chủ yếu là một đơn vị trực thuộc các bộ, ban ngành có chức
năng Quản lý nhà nước để thực hiện việc quản lý, phân bổ nguồn lực đầu tư.
1.1.2 Sự cần thiết của đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Đầu tiên, mọi đối tượng trong nền kinh tế-xã hội đều có cơ hội đầu tư vào lĩnh
vực ICT. Vì vậy, đối với mỗi đối tượng thì ICT lại đem đến một hoặc một số lợi ích
khác nhau. Trên phương diện kinh tế-xã hội, ICT có thể đem lại một tác động tổng thể
dựa trên bản chất của ICT cũng như các yếu tố phát triển, vận động khác của thếgiới


16


1.1.2.1 Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã thay đổi bản chất của thương mại thế
giới, sự bùng nổ của nó, đặc biệt là viễn thông và thương mại điện tử gần đây đã
làm thay đổi bản chất của cạnh tranh trên thế giới. Ngày nay, tiến bộ công nghệ
không chỉ kết nối thế giới với tốc độ chớp nhoáng mà còn giúp nâng cao chất lượng
sản phẩm, thu thập thông tin và R&D. Nếu không có công nghệ, con người hầu như
không sống sót, Internet gần đây đã được coi là "phải có" để sống và tồn tại, quan
trọng và cần thiết giống như thực phẩm và nước. 50 năm trước, Internet giống như
một giấc mơ, không thể tiếp cận và thậm chí nếu được coi là có thể thực hiện được,
sử dụng của nó được sử dụng để được coi là có hạn. Rất ít người có thể tưởng tượng
được tác động thực sự của nó đối với thế giới. Nó đã biến thế giới thành phẳng
Thực tế của vấn đề là về lâu dài, các quốc gia thực hiện toàn cầu hóa sẽ thịnh vượng
và các quốc gia không thực hiện bị bỏ lại phía sau. Để trở thành một phần của toàn
cầu hóa, công nghệ thông tin liên lạc là một điều cần thiết, đó là công nghệ cần thiết
cho quá trình xử lý thông tin, tức là để tạo ra, thao tác, lưu trữ, truy xuất và truyền
thông tin. Nó có một giá trị to lớn trong một thế giới trong đó có một "vụ nổ thông
tin", và trong đó kiến thức phức tạp, luôn thay đổi và có tính chất kỷ luật. Đi kèm
với đó là các tác động trên phương diện kinh tế vĩ mô, đánh trực tiếp vào năng suất
và tốc độ tăng trưởng. Sự nổi lên của công nghệ thông tin ở các nước đang phát
triển cung cấp cho các doanh nghiệp một loạt các công nghệ, cho phép sử dụng tốt
hơn thông tin và kiến thức rõ ràng, tạo cơ hội giảm chi phí giao dịch và cơ hội điều
phối trong việc khai thác thị trường mới và cơ hội để làm giàu nội dung sản phẩm
và dịch vụ.(UKESSAY, 2015)
1.1.2.2 Đối với khu vực doanh nghiệp/tư nhân
1. Đổi mới: Các hệ thống phần mềm làm cho việc thiết kế, tạo mẫu và chuyển
đổi các sản phẩm cốt lõi của bất kỳ công ty nào là nguồn thu nhập chính là dễ dàng,
hiệu quả về chi phí và nhanh chóng.
Ví dụ, một công ty sản xuất ô tô đầu tư vào các hệ thống sẽ giúp họ thiết kế
các mô hình máy tính cho dòng xe thế hệ kế tiếp của họ. Một công ty kiến trúc đầu



17

tư vào các hệ thống sẽ giúp họ thiết kế bản in màu xanh và đi ra với thiết kế sáng
tạo và thử nghiệm nó thông qua các hệ thống phần mềm.
2. Quản lý: Nhu cầu về quy định, quản trị công ty, thông tin tài chính
3. Các hoạt động: Tự động hoá quy trình kinh doanh để nắm bắt dữ liệu quan
trọng và cho phép công việc. Số liệu thu thập được trong giao dịch là nguồn thông
tin về doanh nghiệp cho các nhà quản lý, có thể biến thành kiến thức và kiến thức sẽ
dẫn đến những cơ hội mới.
4. Mối quan hệ: Cung cấp sức mạnh cho khách hàng, nhà cung cấp và nhân
viên để đáp ứng nhu cầu của họ thông qua dịch vụ tự phục vụ. Cũng nhưtheo dõi,
duy trì và cải thiện mối quan hệ kinh doanh.
5. Năng suất: Quản lý nguồn lực tốt hơn / Cải thiện năng suất / Giảm thời gian
để hoàn thành nhiệm vụ / Quản lý tiến độ và thực hiện mọi việc nhanh chóng và
hiệu quả với ít lỗi hơn là phương châm chính để thực hiện bất kỳ hệ thống nào.
6. Quản lý: Hỗ trợ các nhà quản lýhiểu được công việc kinh doanh của họ từ
trên mọi góc độ vị trí. Các nhà quản lý doanh nghiệp càng tăng lên từ cấp cơ sở của
doanh nghiệp càng cần phải dựa vào các hệ thống để hiểu được tình trạng và thực tế
cơ bản của doanh nghiệp. Theo dõi, kiểm soát và phản hồi lại doanh nghiệp của họ
ngay lập tức. Nôm na, có một mắt trên bảng điều khiển và kiểm soát là cách duy
nhất họ để có lái xe, vận hành an toàn, ổn định. Cũng như giúp họ trao quyền cho
mọi người với các dữ liệu, thông tin và kiến thức cần thiết và đưa ra quyết định ở
mọi cấp độ với tốc độ nhanh là chìa khóa cho bất kỳ hoạt động kinh doanh nào
nhanh nhẹn.
7. Thông minh: Khai thác sức mạnh của thông tin kỹ thuật số khổng lồ được
thu thập trong mỗi bước đi của cuộc sống trong kinh doanh và có được những quan
điểm khác nhau và hiểu cơ hội kinh doanh và các vấn đề và tốt hơn ở đó.
8. Truyền thông: Xây dựng kênh truyền thông dễ dàng và hiệu quả. Không có
hai người nghe cùng một điều theo cùng một cách và có được chính xác cùng một ý

nghĩa và mục đích. Liên tục, rõ ràng tiến hành truyền thông là rất quan trọng trong
việc có tất cả mọi nhân viên trên cùng một trục làm việc và điều hành kinh doanh


18

như một máy dầu và phối hợp tốt và thực hiện nhiệm vụ chính xác. Nội dung truyền
thông số hóa cũng có thể trở thành kiến thức và có thể được sử dụng để theo dõi các
cam kết
9. Tăng tốc độ: Nhanh chóng và đưa ra các quyết định phù hợp để đáp ứng
nhu cầu kinh doanh đang thay đổi. Khả năng đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh đang
thay đổi trong thế giới phức tạp là vũ khí cuối cùng để thành công.
10. Thương mại: Thương mại và kinh doanh trong trên thị trường toàn cầu đã
vượt ra ngoài ranh giới, đẩy mạnh Thương mại Điện tử cùng với đó là nguồn đầu tư
lớn của các doanh nghiệp vào ICT.(Mey, 2005)
1.1.3. Các hình thức đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Theo như mục 1.1.1 đã nêu, theo định nghĩa của OECD thì đầu tư vào ICT
bao gồm việc mua sắm trang thiết bị và phần mềm máy tính được sử dụng trong sản
xuất trong một năm với 3 thành phần chính là : (1) thiết bị công nghệ thông tin
(máy tính và phần cứng liên quan), (2) thiết bị truyền thông và phần mềm; (3) phần
mềm bao gồm mua lại phần mềm đóng gói sẵn, tùy chỉnh phần mềm và phần mềm
được phát triển trong nhà. Đến thời điểm hiện tại, dựa trên 3 hình thức đầu tư cơ
bản nhất, các nhà đầu tư, hoạch định chính sách, các doanh nghiệp đa dạng hóa lựa
chọn hình thức cho phù hợp nhất với mục tiêu phát triển của họ. Đối với các doanh
nghiệp, họ có thể lựa chọn đầu tư cụ thể vào thị trường cung ứng, sản xuất, cung
cấp dịch vụ các thiết bị công nghệ. Ví dụ như thị trường Smartphone vẫn chưa bao
giờ ngừng phát triển kể từ khi Steve Jobs giới thiệu chiếc Iphone đầu tiên vào ngày
09.1.2007. Thứ hai, đi cùng với thị trường thiết bị công nghệ, phần mềm ứng dụng
cũng là mảnh đất màu mỡ cho các công ty sản xuất khi mà chi phí sản xuất là rất
thấp (từ 500 đến 10000 USD) nhưng lợi nhuận thu về là cực cao. Một ví dụ khác là

trò chơi Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông, dựa trên nền tảng công nghệ đơn giản
Side-Scroller nhưng thu về được lợi nhuận khổng lồ với chi phí tạo ra là không
đáng kể. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể mở rộng mạng lưới phân phối bán hàng
thông qua các ứng dụng kinh doanh quả ứng dụng điện thoại, nhờ đó giảm đến mức
tối thiểu chi phí cố định, dành nguồn lực cho việc sản xuất hàng hóa, sảnphẩm.


19

Về phía Chính phủ, thông qua các kênh khác nhau như các Dự án tài trợ, các
Chương trình hành động, nguồn vốn đầu tư và các hình thức đầu tư khác nhau có
thể được phân bổ đến các đối tượng mà Chính phủ muốn đẩy mạnh phát triển: Cơ
sở hạ tầng viễn thông, tin học hóa các dịch vụ công, … Nhưng có một điểm chung
của tất cả các thành phần trong nền kinh tế đó là tính ứng dụng của ICT trong công
tác quản lý, hình thức đầu tư trực tiếp vào việc quản trị vận hành với sự hỗ trợ của
ICT như phần mềm quản lý chuyên dụng, đánh giá, đào tạo nhân lực quản lý làm
quen, ứng dụng ICT.
Một thành phần khác trong nền kinh tế là hộ gia đình cũng là đối tượng sử
dụng ICTs phục vụ cho mọi hoạt động từ sinh hoạt đến kinh doanh, đầu tư thông
qua Internet. Đối với nhóm này, hoạt động đầu tư chủ yếu tập trung vào việc sử
dụng phần mềm thông qua các thiết bị công nghệ (máy tính hoặc điện thoại thông
minh) với nhu cầu lớn nhưng giá trị kinh tế không lớn.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1.2.1. Lịch sử hình thành cách mạng công nghiệp 4.0
Đầu tiên, theo định nghĩa tại từ điển Oxford thì Cách mạng công nghiệp là:
“Quá trình thay đổi lớn và căn bản theo hướng tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó, ví
dụ như cách mạng khoa học-kỹ thuật, cách mạng; cách mạng về tư tưởng, văn
hóa....”.(Oxford_dictionary, 2017) Trong đó, cách mạng khoa học kỹ thuật căn bản
là: Sự biến đổi căn bản về chất của lực lượng sản xuất trên cơ sở biến khoa học
thành yếu tố hàng đầu của sự phát triển sản xuất xã hội, thành lực lượng sản xuất

trực tiếp. Theo bất cứ cách hiểu nào khác nhau, kể cả cụm danh từ cách mạng công
nghiệp được định nghĩa trong từ điển Oxford cũng có cách hiểu tương tự như vậy.
Đối với mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra đều để lại rất nhiều thành
tựu to lớn, đóng góp cho sự phát triển vượt bậc trong lịch sử loài người.
Trong lịch sử phát triển công nghệ và công nghiệp của loài người, các cuộc
CMCN đã diễn ra để lại những thành quả vô cùng to lớn. Bắt đầu với (1) Cuộc
CMCN lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, với sự bùng nổ của công nghiệp
lan rộng từ Anh đến Mỹ nhờ có sự ra đời của động cơ hơi nước làm động lực cho


20

công nghiệp phát triển nhờ có năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất
Sau đó, (2) Cuộc CMCN lần thứ 2 diễn ra từ cuối những 60s của thế kỷ XIX cho
đến thế chiến thứ nhất, chứng kiến sự phát triển của ngành điện tử, vận tải, hóa học
và sản xuất thép, với nòng cốt là điện năng được sử dụng trong công nghiệp sản
xuất đại trà. (3). Cuộc CMCN lần thứ ba xuất hiện vào cuối thế kỷ XX với sự ra đời
và lan tỏa của công nghệ thông tin cùng các thiết bị điện tử để tự động hóa sản xuất.
Và chỉ chưa đầy hai thập kỷ sảu cuộc CMCN lần thứ 3, nhân loại tiếp tục đang ở
điểm khởi đầu, hoặc vào giai đoạn nước rút cho những công việc chuẩn bị cho cuộc
CMCN 4.0 với trí tuệ ảo, kỷ nguyên số và sự phát triển bùng nổ của các công nghệ
liên ngành, đa ngành, xuyên ngành làm lu mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực nghiên
cứu đơn lẻ, truyền thống như sinh học, vật lý, kỹ thuật số. Theo phát biểu của Giáo
sư Klaus Swab- Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)-tin tưởng rằng: “ Chúng
ta đang ở điểm bắt đầu của một cuộc cách mạng mà thay đổi toàn bộ cốt lõi cuộc
sống chúng ta đang làm việc, đang sống và đưa mọi thứ lại với nhau”. Các cuộc
CMCN trước đây đã giải thoát con người khỏi sự lệ thuộc vào sử dụng sức mạnh
động vật, hoặc tạo ra các sản phẩm với số lượng lớn, hoặc kỹ thuật số hóa các công
cụ cho con người. Tuy nhiên, xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, các công
nghệ mới đang kết nối thế giới vật lý, thế giới ảo và thế giới sinh học lại với nhau,

tác động đến tất cả sự vật, nền kinh tế và nền công nghiệp, và còn thách thức cả về
định nghĩa con người.


21

Hình 1. Hình ảnh về các cuộc CMCN từ trước đến nay
Nguồn: Thương hiệu và công luận
1.2.1.1 Cuộc CMCN lần thứ nhất
Thời gian: Xảy ra vào cuối thế kỷ XVIII và kết thúc vào đầu thế kỷ XIX
(1750-1840)
Phạm vi tác động: Châu Âu, Bắc Mỹ
Trung tâm của sự tác động: Tây Âu (Khởi phát từ Vương Quốc Anh), Hoa Kỳ.
Lĩnh vực chịu ảnh hưởng: Sản xuất công nghiệp, thông tin-liên lạc, giao thông
vận tải...
Cuộc CMCN đầu tiên đánh dấu cho sự chuyển mình của nền kinh tế, sản xuất,
thay thế các lao động giản đơn, chân tay sang nền sản xuất quy mô công nghiệp,
quy mô lớn với các nhà máy, cơ giới hóa sản xuất bằng máy móc cơ khí. Trong suốt
thời kỳ này, những phát minh tiến bộ kỹ thuật như: Động cơ hơi nước (Phát minh
bởi Thomans Newcomen năm 1712), máy kéo sợi (năm 1764 James Hargreaves),
máy dệt (1785 Exmon Carryter). Ngành luyện kim cũng chứng kiến sự ra đời của


×