Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.01 KB, 10 trang )

PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ

MỤC LỤC
I. NHÌN NHẬN VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ
II. PHÂN TÍCH VÀ CHÚNG MINH TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ
1. Các khái niệm cơ bản về QUẢN TRỊ
2. Vai trò của hoạt động QUẢN TRỊ đối với tổ chức
3. Vai trò của nhà quản trị đối với tổ chức
III.

KẾT LUẬN

VB2-QUẢN TRỊ

1


PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ

I.

2

NHÌN NHẬN VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ
Nhìn ngược dịng thời gian, chúng ta có thể thấy ngay từ xa xưa đã có những nỗ

lực có tổ chức dưới sự trông coi của những người chịu trách nhiệm hoạch định, tổ chức
điều khiển và kiểm soát để chúng ta có được những cơng trình vĩ đại lưu lại đến ngày nay
như Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc hoặc Kim Tự Tháp ở Ai Cập… Vạn Lý
Trường Thành, công trình được xây dựng trước cơng ngun, dài hàng ngàn cây số
xuyên qua đồng bằng và núi đồi một khối bề cao 10 mét, bề rộng 5 mét, cơng trình


duy nhất trên hành tinh chúng ta có thể nhìn thấy từ trên tàu vũ trụ bằng mắt thường. Ta
sẽ cảm thấy cơng trình đó vĩ đại biết chừng nào, và càng vĩ đại hơn, nếu ta biết rằng đã có
hơn một triệu người làm việc tại đây suốt hai chục năm trời ròng rã. Ai sẽ chỉ cho mỗi
người phu làm gì. Ai là người cung cấp sao cho đầy đủ nguyên liệu tại nơi xây dựng?…
Chỉ có sự quản trị mới trả lời được những câu hỏi như vậy. Đó là sự dự kiến cơng việc
phải làm, tổ chức nhân sự, nguyên vật liệu để làm, điều khiển những người phu và áp đặt
sự kiểm tra, kiểm soát để bảo đảm công việc được thực hiện đúng như dự định. Những
hoạt động như thế là những hoạt động quan trọng dù rằng người ta có thể gọi nó bằng
những tên khác.
Quản trị càng có vai trị đáng kể cùng với sự bộc phát của cuộc cách mạng công
nghiệp (Industrial Revolution), mở màn ở nước Anh vào thế kỷ 18, tràn qua Đại Tây
Dương, xâm nhập Hoa Kỳ vào cuối cuộc nội chiến của nước này (giữa thế kỷ 19). Tác
động của cuộc cách mạng này là sức máy thay cho sức người, sản xuất dây chuyền đại trà
thay vì sản xuất một cách manh mún trước đó, và nhất là giao thông liên lạc hữu hiệu
giữa các vùng sản xuất khác nhau giúp tăng cường khả năng trao đổi hàng hóa và phân
cơng sản xuất ở tầm vĩ mơ.
Từ thập niên 1960 đến nay, vai trò quản trị ngày càng có xu hướng xã hội hóa, chú
trọng đến chất lượng, không chỉ là chất lượng sản phẩm, mà là chất lượng của cuộc sống
mọi người trong thời đại ngày nay. Đây là giai đoạn quản trị chất lượng sinh hoạt
(quality-of-life management), nó đề cập đến mọi vấn đề như tiện nghi vật chất, an toàn
sinh hoạt, phát triển y tế giáo dục, môi trường, điều phối việc sử dụng nhân sự v.v. mà
các nhà quản trị kinh doanh lẫn phi kinh doanh hiện nay cần am tường và góp sức thực
hiện.
Những kết luận về nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp có thể
minh chứng cho vai trị có tính chất quyết định của quản trị đối với sự tồn tại và phát triển
VB2-QUẢN TRỊ


PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ


3

của tổ chức. Thật vậy, khi nói đến nguyên nhân sự phá sản của các doanh nghiệp thì có
thể có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân hàng đầu thường vẫn là quản trị kém hiệu
quả, hay nhà quản trị thiếu khả năng. Trong cùng hoàn cảnh như nhau, nhưng người nào
biết tổ chức các hoạt động quản trị tốt hơn, khoa học hơn, thì triển vọng đạt kết quả sẽ
chắc chắn hơn. Đặc biệt quan trọng không phải chỉ là việc đạt kết quả mà sẽ cịn là vấn đề
ít tốn kém thì giờ, tiền bạc, nguyên vật liệu và nhiều loại phí tổn khác hơn, hay nói cách
khác là có hiệu quả hơn. Chúng ta có thể hình dung cụ thể khái niệm hiệu quả trong quản
trị khi biết rằng các nhà quản trị luôn phấn đấu để đạt được mục tiêu của mình với nguồn
lực nhỏ nhất, hoặc hồn thành chúng nhiều tới mức có thể được với những nguồn lực sẵn
có.
Vì sao quản trị là hoạt động cần thiết đối với mọi tổ chức? Không phải mọi tổ
chức đều tin rằng họ cần đến quản trị. Trong thực tiễn, một số người chỉ trích nền quản trị
hiện đại và họ cho rằng người ta sẽ làm việc với nhau tốt hơn và với một sự thỏa mãn cá
nhân nhiều hơn, nếu khơng có những nhà quản trị. Họ viện dẫn ra những hoạt động theo
nhóm lý tưởng như là một sự nỗ lực ‘đồng đội’. Tuy nhiên họ khơng nhận ra là trong hình
thức sơ đẳng nhất của trò chơi đồng đội, các cá nhân tham gia trị chơi đều có những mục
đích rõ ràng của nhóm cũng như những mục đích riêng, họ được giao phó một vị trí, họ
chấp nhận các qui tắc/luật lệ của trị chơi và thừa nhận một người nào đó khởi xướng trò
chơi và tuân thủ các hướng dẫn của người đó. Điều này có thể nói lên rằng quản trị là
thiết yếu trong mọi sự hợp tác có tổ chức.
Thật vậy, quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết
hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung. Hoạt động quản trị
là những hoạt động chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tập thể, nếu mỗi
cá nhân tự mình làm việc và sống một mình khơng liên hệ với ai thì khơng cần đến hoạt
động quản trị. Khơng có các hoạt động quản trị, mọi người trong tập thể sẽ khơng biết
phải làm gì, làm lúc nào, công việc sẽ diễn ra một cách lộn xộn. Giống như hai người
cùng điều khiển một khúc gỗ, thay vì cùng bước về một hướng thì mỗi người lại bước về
một hướng khác nhau. Những hoạt động quản trị sẽ giúp cho hai người cùng khiêng khúc

gỗ đi về một hướng. Một hình ảnh khác có thể giúp chúng ta khẳng định sự cần thiết của
quản trị qua câu nói của C. Mác trong bộ Tư Bản: “Một nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều
khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có người chỉ huy, người nhạc trưởng”.
VB2-QUẢN TRỊ


PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ

4

II. PHÂN TÍCH VÀ CHÚNG MINH TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ
1. Các khái niệm cơ bản về QUẢN TRỊ:
Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động
của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm
đạt được mục tiêu đã đề ra”. Từ tiến trình trong định nghĩa này nói lên rằng các công việc
hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm sốt phải được thực hiện theo một trình tự nhất
định. Khái niệm trên cũng chỉ ra rằng tất cả những nhà quản trị phải thực hiện các hoạt
động quản trị nhằm đạt được mục tiêu mong đợi.
 Các chức năng quản trị bao gồm:
 Hoạch định: Nhà quản trị cần phải xác định trước những mục tiêu và quyết
định những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu và mang lại kết quả cao.
 Tổ chức: Đây là công việc liên quan đến sự phân bổ và sắp xếp nguồn lực con
người và những nguồn lực khác của tổ chức. Mức độ hiệu quả của tổ chức phụ thuộc vào
sự phối hợp các nguồn lực để đạt được mục tiêu.
 Lãnh đạo: Thuật ngữ này mô tả sự tác động của nhà quản trị đối vớicác thuộc cấp
cũng như sự giao việc cho những người khác làm. Bằng việc thiết lập mơi trường làm
việc tốt, nhà quản trị có thể giúp các thuộc cấp làm việc hiệu quả hơn.
 Kiểm soát: Các nhà quản trị cố gắng để đảm bảo rằng tổ chức đang đi đúng
mục tiêu đã đề ra. Nếu những hoạt động trong thực tiễn đang có sự lệch lạc thì những nhà
quản trị sẽ đưa ra những điều chỉnh cần thiết.

2. Vai trò của hoạt động QUẢN TRỊ đối với tổ chức
Quản trị là hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành một
tập thể/tổ chức để cùng hoàn thành mục tiêu chung.
Có lẽ khơng có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc
quản trị, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ
bản là thiết kế và duy trì một mơi trường thuận lợi mà trong đó các cá nhân làm việc với
nhau trong các nhóm có thể hồn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.

VB2-QUẢN TRỊ


PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ

5

 Vai trò của hoạt động quản trị đối với tổ chức được thể hiện ở những mặt
sau:
 Quản trị quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Khơng có các hoạt động
quản trị, mọi người trong tập thể sẽ khơng biết phải làm gì, làm lúc nào và công việc sẽ
diễn ra một cách lộn xộn. Quản trị giúp tổ chức thích nghi với mơi trường, nắm bắt tốt
hơn các cơ hội, giảm bớt các tác động tiêu cực
 Bằng cách hoạch định công việc, hướng mọi người phối hợp hoạt động, cùng
hướng về mục tiêu chung, quản trị giúp tổ chức hoạt động “hiệu quả”, đạt được mục tiêu
đề ra. Quản trị giúp các tổ chức và các thành viên trong tổ chức thấy rỗ mục đích và
hướng đi của nó
 Bên cạnh đó, hoạt động quản trị còn giúp tổ chức, điều khiển và kiểm sốt q
trình thực hiện, tạo ra hệ thống, quy trình phối hợp hợp lí nhằm đạt tối đa hóa "hiệu suất",
giúp tổ chức sử dụng tốt các nguồn lực để duy trì hoạt động và đạt được mục tiêu với
mức chi phí thấp nhất. Quản trị phối hợp các nguồn lực của tổ chức để thực hiện mục tiêu
của tổ chức với hiệu quả cao.

VD: Những cơng trình vĩ đại lưu lại đến ngày nay như Vạn Lý Trường Thành ở
Trung Quốc hoặc Kim Tự Tháp ở Ai Cập... đều đòi hỏi rất nhiều người chung tay thực
hiện trong suốt một thời gian dài. Để hồn thành được cơng trình, tất yếu địi hỏi phải có
hoạt động quản trị. Đó là sự dự kiến cơng việc phải làm, tổ chức nhân sự, nguyên vật
liệu để làm, điều khiển những người phu và áp đặt sự kiểm tra, kiểm soát để bảo đảm
công việc được thực hiện đúng như dự định.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, yêu cầu đặt ra cho các tổ
chức không phải chỉ là đạt được mục tiêu mà phải luôn tìm cách hạn chế chi phí và gia
tăng hiệu năng. Do đó, hoạt động quản trị càng trở nên cần thiết.
Khi bàn đến vai trò của quản trị, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây:
 Có phải chỉ các doanh nghiệp mới cần đến quản trị hay khơng?
 Vai trị của quản trị thể hiện rất rõ trong trường hợp tổ chức là doanh nghiệp. Khi
nói đến nguyên nhân sự phá sản của các doanh nghiệp thì có thể có nhiều nguyên nhân,
VB2-QUẢN TRỊ


PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ

6

nhưng nguyên nhân hàng đầu thường vẫn là quản trị kém hiệu quả, hay nhà quản trị thiếu
khả năng, thiếu tư duy chiến lược, phản ứng kém với sự thay đổi chung của thời đại..
VD: Nokia, thương hiệu điện thoại hàng đầu trong những năm 1990, có lẽ cũng
khơng thể ngờ được sự bùng nổ của công nghệ hiện đại lại nhanh chóng đẩy mình xuống
vực sâu đến vậy.
Sự ra đời và phát triển thần tốc của nhiều công ty công nghệ thế hệ sau, đặc biệt là
các công ty phát triển smartphone, đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần và doanh số của
Nokia. Mặc dù cũng đã nỗ lực để cải tiến các dòng điện thoại và cho ra đời các
smartphone, nhưng sự thay đổi chậm chạm của Nokia đã khơng để lại nhiều ấn tượng và
nhanh chóng bị nhấn chìm bởi những “ngơi sao” của làng cơng nghệ.

Cuối cùng, gã khổng lồ điện thoại một thời đã phải “bán mình” cho Microsoft. Sau
khi đổi chủ, Nokia cũng khơng thể giữ nổi thương hiệu, khi Microsoft tuyên bố sẽ ngừng
sử dụng thương hiệu Nokia. Điều này đánh dấu sự kết thúc hoàn toàn của thương hiệu
Phần Lan đã hơn 100 năm lịch sử.
 Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là chỉ có các doanh nghiệp mới cần đến quản
trị. Trên thực tế, quản trị là yêu cầu tất yếu đặt ra cho bất kì một tổ chức nào. Ngay trong
hình thức sơ đẳng nhất của trị chơi đồng đội, các cá nhân tham gia trị chơi đều có những
mục đích rõ ràng của nhóm cũng như những mục đích riêng, họ được giao phó một vị trí,
họ chấp nhận các qui tắc/luật lệ của trò chơi và thừa nhận một người nào đó khởi xướng
trị chơi và tn thủ các hướng dẫn của người đó. Điều này có thể nói lên rằng quản trị là
thiết yếu trong mọi sự hợp tác có tổ chức.
 Ngay cả khi chỉ có một mình, thì quản trị cũng rất quan trọng, bởi lẽ mỗi người
đều phải sắp xếp và tổ chức các nguồn lực của mình hướng về mục tiêu cuối cùng để đạt
đến kết quả tốt nhất.
 Khi nguồn lực khơng bị giới hạn thì có cần đến quản trị nữa hay không?
Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động quản trị trở nên quan trọng là do
nguồn lực hữu hạn. Do đó, mỗi cá nhân và tổ chức phải biết cách hoạch định-tổ chứcđiều khiển và kiểm soát để đạt được hiệu suất cao trong công việc.

VB2-QUẢN TRỊ


PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ

7

Nguồn lực tự nó khơng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty. Để sinh ra khả năng
khác biệt, các nguồn lực phải độc đáo và đáng giá. Một nguồn lực độc đáo đó là nguồn
lực mà khơng có cơng ty nào khác có được. Thách thức đối với những người làm quyết
định là làm sao hiểu được giá trị chiến lược của các nguồn lực vơ hình và hữu hình. Giá
trị chiến lược của các nguồn lực được xác định bởi mức độ ảnh hưởng của chúng đến

việc phát triển các khả năng, và các năng lực cốt lõi và cuối cùng đến lợi thế cạnh tranh.
VD: Năng lực khác biệt của Polaroid trong chụp ảnh lấy liền được đặt nền tảng
trên một nguồn lực vơ hình độc đáo: đó là bí quyết xử lý phim lấy liền chống bắt chước
bằng một bản quyền. Một nguồn lực đáng giá nếu bằng cách nào đó nó giúp tạo ra nhu
cầu mạnh mẽ về sản phẩm của cơng ty. Bí quyết cơng nghệ của Polaroid là đáng giá, bởi
vì nó tạo ra nhu cầu mạnh mẽ về sản phẩm ảnh.
 Thế nhưng, ngay cả khi những nguồn lực rất dồi dào đến mức gần như khơng giới
hạn thì quản trị vẫn có vai trị của nó. Khi đó, nó giúp tổ chức đi đúng hướng để có thể
đạt đến mục tiêu.
3. Vai trò của nhà quản trị đối với tổ chức
Để đánh giá chi tiết hơn về vai trò của quản trị, tiếp theo đây, chúng ta sẽ tập trung
phân tích vai trị, chức năng của nhà quản trị trong tổ chức. Nhà quản trị là những người
nắm vị trí đặc biệt trong một tổ chức, được giao quyền hạn và trách nhiệm điều khiển và
giám sát công việc của những người khác, nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức
đó.
Trên thực tế, nhà quản trị phải làm rất nhiều cơng việc khác nhau, có liên quan đến
cấp trên, cấp dưới, khách hàng và xã hội… Tuy nhiên, khái quát những công việc mà nhà
quản trị phải đảm nhận, Henry Mintzberg cho rằng nhà quản trị phải đảm đương 10 vai
trị, chia thành 3 nhóm sau đây:
 Vai trị quan hệ với con người:
 Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức.
Là biểu tượng cho tập thể, có tính chất lễ nghi trong tổ chức.
 Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; Tuyển
dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhân viên.
VB2-QUẢN TRỊ


PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ

8


 Vai trò liên lạc: Quan hệ kết nối các mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức
để hồn thành cơng việc.
VD: Tại cơng ty thực phẩm quốc gia,một nhà sản xuất gia vị và các loại rau cải
làm chua lớn nhất Pakistan. Các nhà quản trị tại những công ty khắp đất nước Pakistan
hiện đang phải vất vả đối đầu với những sự bất ổn chính trị ngày càng tăng, sự cố mất
điện thường xuyên, tham nhũng và khơng có hiệu suất, và sự gia tăng đe dọa khủng bố,
tất cả những điều đó tạo nên những thách thức nhiều hơn cho các nhà lãnh đạo. Sajjad
Farooqi, một quản đốc xưởng của cơng ty, đã nói rằng: “ Vào mỗi buổi sáng, tôi phải
đánh giá công nhân của tôi”. Nếu Farooqinhững người nào bị căng thẳng quá mức hay
bị mất ngủ vào đêm trước, ông phải thay ca làm việc cho họ hoặc phân công cho họ một
công việc dễ dàng hơn. Farooqi cũng phải đặt nhiều quan tâm vào các khuyến khích tài
chính do người lao động làm việc dưới nhiều áp lực.
Như vậy với vai trò người liên kết, nhà quản trị phải phát triển nhiều nguồn thong
tin không chỉ lien quan đến hoạt động kinh doanh mà cịn là những thơng tin liên quan
đến sự an toàn và an ninh của nhân viên.
 Vai trị thơng tin:
Thơng tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thơng tin cũng là một vai
trị quan trọng của nhà quản trị.
 Vai trò thu thập và xử lí các thơng tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên
xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh
hướng tới hoạt động của tổ chức.
 Vai trị phổ biến thơng tin: Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thơng
tin cần thiết đối với cơng việc của họ.
 Vai trị cung cấp thơng tin: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngồi với mục
đích cụ thể có lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời sử dụng thông tin để ảnh hưởng tích cực
đến mọi người trong tổ chức khi có những phản ứng xảy ra.
VD: Steve Jobs của Apple là một người thực hiện thành thạo vai trị của người
phát ngơn khi giới thiệu sản phẩm mới của Apple ra công chúng. Nhân viên của Apple và
các cơ quan truyền thông hiện đang quan sát xem tổng giám đốc mới của Apple, Tim

VB2-QUẢN TRỊ


PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ

9

Cook có thể theo kịp sự thành thạo trong vai trị này của người tiền nhiệm hay khơng.
Cook có một phong cách khác biệt đáng kể so với Jobs, ít sơi nổi hơn và kiểm sốt bản
thân tốt hơn, nhưng những nhận xét cho lần xuất hiện đầu tiên của ông với vai trò người
phát ngôn cho Apple vào năm 2012 trong hội thảo với chủ đề “D: mọi thứ đều được số
hóa” đã được nhìn nhận là có ảnh hưởng tích cực.
 Vai trị quyết định:
 Vai trị doanh nhân: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị đưa ra một quyết
định hoặc một ý tưởng mới nhằm cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng công
nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.
 Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động
bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.
 Vai trò người phân phối tài nguyên: Cân nhắc để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
giới hạn. Phân phối tài nguyên hợp lý giữa các bộ phận nhằm đạt hiệu quả cao. Các tài
nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu.
 Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng
như với xã hội bên ngoài.
VD: Hai nhà sáng lập và Tổng giám đốc của công ty Rim (Research in Motion),
Mike Lazaridis và Jim Basillie, đã khơng hồn thành tốt nhóm vai trò quyết định của họ
trong nhiều năm liên tục cho đến khi ho phải từ chức dưới áp lực từ những cổ đông bất
đồng sâu sắc và từ những thành viên hội đồng quản trị đã quá nản lòng với cơng việc
của hai nhà quản trị này. Thay vì thúc đẩy cho việc ra đời sản phẩm mới có tính cải tiến
và tạo sự thay đổi tại RIM, họ lại dồn lực cho các sản phẩm BlackBerry thậm chí vào
thời điểm các sản phẩm Iphone và Android đang phá hủy thị phần của BlackBerry.

Khơng thể phủ nhận vai trị của nhà quản trị trong kết quả hoạt động của tổ chức
bởi mọi sự thành công hay thất bại của một công ty đều bắt nguồn từ hoạt động quản trị.
Nhiệm vụ của nhà quản trị là hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêu chung vì lợi
ích của doanh nghiệp; duy trì, xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa con người với con
người. Nhà quản trị sử dụng tất cả những nguồn lực của tổ chức bao gồm nguồn lực tài
chính, vật chất và thơng tin cũng như nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu. Trong những
VB2-QUẢN TRỊ


PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ

10

nguồn lực trên, nguồn lực con người là quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất để quản
lý.
III. KẾT LUẬN
Trong cùng hoàn cảnh như nhau, nhưng người nào biết tổ chức các hoạt động quản
trị tốt hơn, khoa học hơn, thì khả năng đạt kết quả sẽ cao hơn và chắc chắn hơn. Theo q
trình phát triển của lồi người, chúng ta có thể thấy rằng từ ngàn xưa cho đến hiện nay,
dù có thể người ta gọi nó với các tên gọi khác nhau và mức độ bài bản của hoạt động
quản trị có thể khác nhau trong từng trường hợp, quản trị đã là một hoạt động có vai trò
quan trọng đối với các tổ chức và với toàn xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Richard L.Daft, sách KỶ NGUYÊN MỚI CỦA QUẢN TRỊ-NXB Hồng Đức
Tài liệu khác

VB2-QUẢN TRỊ




×