Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của bốn giống ngô thu sinh khối xanh trồng tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN MỘT
SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA BỐN GIỐNG NGÔ THU SINH KHỐI XANH
TRỒNG TẠI THỊ XÃ AN NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Bình Định, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN MỘT
SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA BỐN GIỐNG NGÔ THU SINH KHỐI XANH
TRỒNG TẠI THỊ XÃ AN NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành

: Sinh học thực nghiệm

Mã số



: 8420114

Người hướng dẫn: PGS. TS. VÕ MINH THỨ


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS-TS.Võ Minh Thứ đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn và hoàn
thành luận văn đúng thời gian quy định.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Bộ môn Sinh học ứng
dụng & Nông nghiệp, Khoa KHTN, Trường Đại học Quy Nhơn đã tận tình
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn đến các cơ quan, đồng nghiệp và

bạn bè đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, ngày 28 tháng 10 năm 2020

Nguyễn Thị Thanh Hương


iii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNN&PTNT : Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn
CIMMYT

: International Maize and Wheat Improvement Center
(Trung tâm cải thiện giống bắp và lúa mỳ Quốc tế)

Cs

: Cộng sự

CV

: Coefficient of variance (Hệ số biến động)

ĐC

: Đối chứng


FAO

: Food and Agricultural Organization (Tổ chức Lương Nông)


iv

LAI

: Leaf Area Index (Chỉ sớ diện tích lá)

LLL

: Lần lặp lại

NST

: Ngày sau trồng

NSTT

: Năng suất thực thu

NT

: Nghiệm thức

TCN

: Tiêu chuẩn ngành


TGST

: Thời gian sinh trưởng

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng1.1.Thành phần hóa học của cây ngơ xanh (không bắp), thân lá và cây
ngô ủ chua (Đơn vị tính:%) ................................................................ 6
Bảng 1.2.Thành phần dinh dưỡng của cây ngô tươi so với cỏ voi và cỏ
stylo ................................................................................................... 7
Bảng 1.3. Diễn biến một số yếu tố thời tiết cơ bản trong thời gian thí
nghiệm(Từ tháng 1/2020 -4/2020) .................................................... 18


v
Bảng 3.1.Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến thời gian hoàn thành các giai
đoạn sinh trưởng của 4 giống thu sinh khối xanh. ............................. 27
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây của 4 giống ngô
(cm) .................................................................................................. 31
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây của 4 giống ngô
(cm) .................................................................................................. 36
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá/cây của 4 giống ngô ......... 38
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra lá của 4 giống ngô
(lá/cây/ngày) ..................................................................................... 42
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ sớ diện tích lá của các giớng
ngơ (m2lá/m2 đất) .............................................................................. 45
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống đổ gãy thân và
sâu, bệnh của 4 giống ngô................................................................. 48
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất sinh khối của 4 giống
ngô ................................................................................................... 51

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất sinh khối của 4 giống
ngô (tấn/ha) ...................................................................................... 51
Bảng 3.10. Mối quan hệ giữa mật độ trồng, chiều cao cây, sớ lá, chỉ sớ diện
tích lá và năng śt của 4 giống ngô ................................................. 54
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của 4 giống ngô
......................................................................................................... 56


vi


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1 a. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây của 4 giống
ngô ......................................................................................... 30
Biểu đồ 3.1.b. Ảnh hưởng của ba mật độ trồng đến chiều cao cây của 4
giống ngô ................................................................................ 30
Biểu đồ 3.2 a: Ảnh hưởng củamật độ trồng đến số lá/cây của 4 giống ngô ... 37
Biểu đồ 3.2 b: Ảnh hưởng của ba mật độ trồng đến số lá/cây của 4 giống
ngô ......................................................................................... 37
Biểu đồ 3.3 a: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của 4
giớng ngơ ................................................................................ 44
Biểu đồ 3.3 b: Ảnh hưởng của ba mật độ trồng đến chỉ sớ diện tích lá của
4 giớng ngơ ............................................................................. 44
Biểu đồ 3.4 a: Mối quan hệ giữa mật độ trồng, chiều cao cây, số lá ở mật
độ 125.000 cây/ha. .................................................................. 53
Biểu đồ 3.4 b: Mối quan hệ giữa mật độ trồng chỉ sớ diện tích lá và năng
śt của 4 giớng ngô ở mật độ 125.000 cây/ha. ....................... 53
Đồ thị 3.1:Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất sinh khối của 4

giống ngô ................................................................................ 50


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
An Nhơn là thị xã của tỉnh Bình Định, có ngành trồng trọt và chăn ni
chiếm vị trí khá quan trọng đã đem lại nguồn thu nhập cao cho người sản
xuất. Cây ngô được xem là cây trồng chính thứ 2 sau cây lúa, tổng diện tích
canh tác ngơ hàng năm trên địa bàn thị xã bình quân chiếm từ 900-1.000 ha.
Bên cạnh trồng trọt, chăn ni cũng được chú trọng, đặc biệt chăn ni bị thịt
chất lượng cao đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Sớ lượng đàn bị lai, bị sữa và bò thịt ở địa phương ngày càng gia tăng.
Đến ngày 30/6/2019 sớ lượng đàn bị toàn thị xã là 33.284 con, trong đó bị thịt
31.024 con, bị sữa 2.260 con, sản lượng sữa tươi đạt 4.500.000 lít. Do vậy,
diện tích trồng ngơ sinh khới làm thức ăn cho đàn gia súc trên địa bàn thị xã
trong những năm gần đây phát triển mạnh đã góp phần gia tăng giá trị kinh tế
đối với cây ngô và đảm bảo khối lượng thức ăn xanh cho ngành chăn ni nói
chung và đàn bị lai nói riêng. Hiện nay, tại một sớ địa phương việc trồng ngô
sinh khối ở quy mô nông hộ phát triển mạnh, góp phần đa dạng hóa cây trồng,
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Đây là cơ sở quan trọng để
chuyển đổi diện tích cây trồng hàng năm kém hiệu quả sang trồng ngơ lấy sinh
khới nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, rút ngắn thời gian canh tác, giảm bớt
rủi ro trong sản xuất do thiên tai. Các giống ngô lai trồng thu sinh khối tại các
địa phương chủ yếu được nông dân sử dụng là các giống ngô lai trong và ngoài
cơ cấu để trồng. Về mật độ trồng phổ biến hiện nay tại các vùng sản xuất
khoảng từ 85.000 cây/ha đến 100.000 cây/ha, tùy theo kinh nghiệm của từng
nông dân. Đến nay việc xác định mật độ trồng cho từng giống ngô thu sinh
khối xanh làm thức ăn phục vụ chăn ni chưa có khún cáo cụ thể. Do đó, để

xác định mật độ trồng hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cây ngô thu
sinh khối xanh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ


2
trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của bốn giống ngô thu sinh
khối xanh trồng tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và sinh
khối xanh của bốn giống ngô ở điều kiện thời tiết tại thị xã An Nhơn, tỉnh
Bình Định.
- Qua nghiên cứu đề xuất mật độ trồng thích hợp và chọn ra giớng ngơ
cho sinh khới cao nhất để đưa vào trồng sản xuất ở thị xã An Nhơn và một số
huyện ở tỉnh Bình Định.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Bổ sung thêm tư liệu về cây ngơ nói chung và cây
ngơ lấy thân, lá và trái non nói riêng. Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài
là tiền đề để tiếp tục các nghiên cứu về thời vụ, phân bón cho cây ngơ.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đề x́t
quy trình canh tác ngơ lấy sinh khối thân, lá và trái non cao mang lại hiệu quả
kinh tế cho người trồng ngô.


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân loại cây ngô
Cây ngô (Zea mays L.) là cây lương thực được phát hiện cách đây 7.000
năm tại Mêxicô và Pêru.
Những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vavilov (1926) đã cho

rằng Mêhico và Pêru là những trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền của
cây ngô. Mêhico là trung tâm phát sinh thứ nhất, Pêru là trung tâm phát sinh
thứ hai, nơi mà cây ngô đã trải qua quá trình tiến hóa nhanh chóng. Nhận định
này của Vavilov đã được nhiều nhà khoa học tán thành (Galinat,1977;
Wilkes, 1980). Đặc biệt Harsberger (1893) đã kết luận ngô bắt nguồn từ một
cây hoang dại từ miền trung Mehico trên độ cao 1500m vùng bán khơ hạn có
lượng mưa mùa hè khoảng 350 mm (Wilkes, 1988) (theo trích dẫn từ Ngơ
Hữu Tình (2003).
1.2. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của cây ngơ
Cây ngơ có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hịa thảo, gồm có
rễ mầm, rễ đốt, rễ chân kiềng (Đường Hồng Giật, 2004). Tùy thuộc vào giớng
mà cây ngơ có chiều cao thân và số lá trên thân khác nhau, thường những
giống ngô ngắn ngày có 15 – 16 lá, giớng trung ngày có 18 – 20 lá và giớng
dài ngày có trên 20 lá. Sớ lá là đặc điểm khá ổn định, có quan hệ chặt với số
đốt và thời gian sinh trưởng của cây. Ngô là loại cây thân thẳng và đơn độc,
không đẻ nhánh, trừ một số giống địa phương. Cây cao tới 2- 3 m. Các đốt ở
gốc mang rễ. Lá hình mũi mác rộng. Hai mặt lá hơi ráp, mép lá có lơng, lá dài
4 – 50 cm. Bẹ lá nhẵn có lơng mềm, lưỡi bẹ ngắn và có lơng. Cụm hoa đực ở
ngọn cây, có lơng. Cụm hoa cái ở nách lá lớn hình trụ và khơng ćng, có bẹ
lá hẹp bao bọc. Đầu các nhụy có lơng dài 10 – 20 cm, quả bóng, cứng, có
nhiều màu xếp 8 - 10 dãy. Hạt có tỷ lệ nảy mầm rất cao. Chiều cao thân và số
lá trên cây là những yếu tố quyết định trọng lượng tươi của cây ngơ, có ảnh


4
hưởng lớn đối với năng suất sinh khối xanh cây ngô, (Bộ Nông nghiệp và
PTNT Việt Nam, 2011) .
Ngô là cây hàng năm,Theo Dương Minh (1999), có thể chia quá trình
sinh trưởng, phát triển cây ngô thành các thời kỳ sau:
- Thời kỳ nảy mầm

Hạt trương đầy nước khoảng 24 giờ sau gieo. Khi đó đỉnh sinh trưởng
vẫn cịn là một khới u rộng nhưng bên trong đã phân hóa thành 5 - 7 lá mầm
và đốt thân. Các chất dinh dưỡng trong hạt cũng đã phân hóa: Tinh bột tạo
thành đường, protein phân hóa thành acid amin. Trong thời kỳ này, ngô cần
nhiệt độ 28 - 300C, ẩm độ đất 80% và thoáng.
- Thời kỳ cây con
Thời kỳ cây con (từ 1 đến 5 lá). Khi cây con 3 lá, cây ngô bắt đầu sống
nhờ quang hợp và hấp thu dinh dưỡng từ rễ. Thời kỳ này quyết định sớ đớt và
sớ lóng của cây, gặp điều kiện bất lợi cây sẽ cho ít đớt, ở ći thời kỳ này
đỉnh sinh trưởng của chồi nách hình thành. Vào thời kỳ này thân cây có thể
cao 20 đến 30 cm.
-

Thời kỳ tăng trưởng chậm
Thời kỳ tăng trưởng chậm khi ngô có 5 lá đến phân hóa mầm hoa (20 -

25 NSG). Cây ngô phát triển chậm, chỉ vài mm/ngày, tuy nhiên các đỉnh sinh
trưởng đã bắt đầu phát triển tạo mầm hoa đực, thời kỳ này cây ngô chịu ảnh
hưởng của ánh sáng rất mạnh, nhất là những giống nhiệt đới .
- Thời kỳ tăng trưởng tích cực
Thời kỳ tăng trưởng tích cực khi ngơ 20 - 25 ngày đến 40 - 45 NSG. Cây
phát triển rất nhanh trong thời kỳ này, mỡi ngày có thể mọc thêm 2 - 5 cm, nhất
là vào lúc gần trổ cờ. Hệ thống rễ và lượng chất khô trong cây cũng tăng rất
nhanh. Số lượng và sức sống của hoa cũng được quyết định trong giai đoạn
này, do đó cây ngơ cũng cần nhiệt độ thích hợp 18 - 200C và ẩm độ 80%.


5
- Thời kỳ trổ hoa
Kéo dài 10 - 15 ngày từ khi cây trổ cờ, tung phấn, phun râu đến khi hình

thành hạt. Thời kỳ này cây ngô hấp thụ nhiều nước (2 lít/cây/ngày) và cần
nhiều dinh dưỡng. Nhiệt độ thích hợp 22 - 250C, thấp hơn 200C hoặc cao hơn
350C sẽ ảnh hưởng đến trổ và thụ phấn.
- Thời kỳ tạo hạt đến chín
Kéo dài 25 đến 35 ngày tùy theo giống và thời vụ, trong vụ Đông Xuân,
giai đoạn này kéo dài làm no hạt và năng suất ổn định hơn vụ Hè Thu. Trong
thời kỳ tạo hạt, dinh dưỡng từ thân, lá, cờ, lá bi được chuyển về bắp để nuôi hạt.
Hệ thống rễ cũng hoạt động mạnh, hấp thu nước và dinh dưỡng để nuôi hạt.
Do cây ngô thu sinh khối làm thức ăn gia súc thu hoạch khi cây được
khoảng 70 – 72 ngày sau khi gieo nên trong 6 giai đoạn sinh trưởng và phát
triển của cây ngơ đã nêu ở trên thì có 5 giai đoạn đầu ảnh hưởng đến năng
suất sinh khối xanh của cây ngô. Vì vậy, để cây ngô thu sinh khối cho năng
suất cao cần tác động các biện pháp kỹ thuật sớm ở những giai đoạn đầu của
cây ngô. Việc lựa chọn các biện pháp kỹ thuật như giớng, mật độ gieo, bón
phân thích hợp và cân đới là những khâu quyết định để cây ngô thu hoạch
xanh sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao.
1.3. Giá trị dinh dưỡng của cây ngơ
Ngơ có giá trị dinh dưỡng cao, trong thân, lá, nhất là hạt ngô có chứa
tương đới đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho người và gia súc. Trong
ngành chăn nuôi, ngô chiếm 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngơ.
Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây ngơ cịn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng
cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa (Lê Qúy Kha,Lê Qúy Tường, 2019).


6
Bảng 1.1.Thành phần hóa học của cây ngơ xanh (khơng bắp), thân lá và cây ngơ ủ chua

(Đơn vị tính:%)
Thành phần


Cây
Thân



khơng
bắp

Cây ủ

Lá bi bắp

chua

xanh

Độ ẩm

3,6

8,9

77,3

-

63,5

Protein


1,3

3,2

1,3

1,65

1,8

Lipid

0,4

0,7

0,4

0,84

0,4

Xenlulo

9,1

8,6

6,0


5,39

11,9

Tro

1,1

3,2

1,4

1,80

1,5

Nguồn: Ngơ Hữu Tình, 2009
Giá trị dinh dưỡng của cây ngô thu sinh khối phụ thuộc nhiều vào thời
gian thu hoạch cây. Trồng ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc có thể thu
hoạch nhiều đợt ứng với các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau: Khi
cây 9–10 lá, xoắn nõn, trổ cờ, ra bắp bao tử, chín sữa. Tuy nhiên, việc thu
hoạch ngơ sinh khối làm thức ăn tươi cho gia súc vào giai đoạn chín sữa là lý
tưởng nhất (Vũ Duy Giảng và cs., 2008) bởi các lý do sau: Giai đoạn này, cây
ngô cho khối lượng sinh khối cực đại; Cây ngơ vẫn cịn mềm, giịn, có vị đậm,
mùi thơm đặc trưng của ngơ; Cây ngơ đã tích lũy đầy đủ dinh dưỡng trong
thân, lá và bắp ngô, hàm lượng protein thô và lipid đạt cao nhất. Chỉ số đơn vị
tạo sữa (UFL) trong cây lúc này đạt cao nhất.
Về giá trị dinh dưỡng, ngơ là loại cây lương thực có tỷ lệ tinh bột,
protein, lipid trong hạt cũng như trong thân, lá tương đối cao và được đánh
giá là nguồn thức ăn chăn nuôi chất lượng cao.



7
Bảng 1.2.Thành phần dinh dưỡng của cây ngô tươi so với cỏ voi và cỏ stylo

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Cỏ voi 60 ngày
tuổi (mùa
khơ)

Cây

Cỏ stylo

ngơ tươi

Vật chất khơ

%

20,0

15,9

12,9


Protein

%

1,76

1,99

1,78

Lipid

%

0,51

0,47

0,39

Khống tổng sớ

%

1,58

0,97

0,69


Xơ tổng sớ

%

6,93

6,55

6,21

Nguồn: Vũ Duy Giảng và cs., 2008.
Bảng 1.2 cho thấy các loại cỏ làm thức ăn trong chăn ni có hàm lượng
các chất dinh dưỡng tương đương nhau, trong đó hàm lượng protein trong cây
ngô sinh khối cao hơn hẳn.
Theo kết quả nghiên cứu của Propheter và cs. (2010) cây ngô cho năng
suất sinh khối tổng thể cao hơn hầu hết các loại cây cỏ hịa thảo làm thức ăn
chăn ni khác. Nếu chỉ tính năng suất phụ phẩm thân lá, cây ngô cho năng
suất tương đương và cao hơn so với hầu hết các cây cỏ thông dụng. Năng
suất và thành phần các chất dinh dưỡng trong cây ngô cao hơn hẳn một số
giống cỏ dùng trong chăn nuôi. Ngô sinh khới trồng dày có năng śt cao
(45–50 tấn/ha/vụ), trong khi đó cỏ VA06 mới chỉ đạt 35–40 tấn/ha/lứa, tỷ lệ
chất khô cũng cao hơn (27–30%), protein thô (17–19%) tương đương với cỏ
Stylo (18–22%) và chè đại (17–20%) (trích theo Lê Qúy Kha và cs, 2019).
Từ những lý do trên, hiện nay sản xuất ngô sinh khối đang phát triển
mạnh, dùng cho chăn ni bị sữa ở Việt Nam và xuất khẩu đi nhiều nước như
Hàn Quốc, Nhật Bản hay Úc đang trở thành nhu cầu khách quan và cấp thiết.
Theo Ngô Hữu Tình (2003), Việt Nam sử dụng ngô làm thức ăn chăn
ni là chính (khoảng 90%). Nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta rất lớn



8
(khoảng 8 triệu tấn/năm) bao gồm cả ngô lấy hạt và ngô ủ chua. Cây ngô cho
khối lượng chất xanh lớn với hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất là ở thời kỳ
chín sữa. Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây ngơ cịn làm thức ăn xanh và ủ
chua cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Ở các nước Liên Xơ cũ, Rumania, 2/3
diện tích trồng ngơ làm thức ăn ủ chua còn 1/3 để lấy hạt (Lê Thị Liên, 2000).
Theo Nguyễn Văn Hải (2004) trong khẩu phần của bị sữa, cây ngơ ủ chua có
thể thay thế 48% cỏ xanh và chiếm 20,6% của khẩu phần chất khơ đã làm
giảm chi phí thức ăn 8% so với lơ đới chứng .
1.4.Tình hình sản xuất ngơ thu sinh khối xanh trên thế giới và trong nước
1.4.1.Tình hình sản xuất ngô thu sinh khối xanh trên thế giới
Năm 2012, trên thế giới, diện tích trồng ngơ lấy cây xanh phục vụ chăn
nuôi đạt 1,152 triệu ha, sản lượng 108,748 triệu tấn; đến năm 2016 diện tích
tăng lên là 1,416 triệu ha, sản lượng 170,911 triệu tấn, tăng 62,163 triệu tấn so
với năm 2012 (FAOSTAT, 2017).
Mỹ là nước có diện tích trồng ngơ lớn nhất thế giới với 34,8 triệu ha ngô
lấy hạt và 2,4 triệu ha trồng ngô sinh khối, sản phẩm từng ô sinh khối chủ yếu
phục vụ cho nhu cầu làm nhiên liệu sinh học và làm thức ăn cho ngành chăn
nuôi gia súc lớn (USDA-NASS,2011). Năm 2016, Mỹ là thị trường hàng đầu
tiêu thụ hạt giống ngô để sản xuất ngô sinh khối và cũng là thị trường tiêu thụ
lớn nhất trong khu vực, chiếm khoảng 54,65% lượng tiêu thụ hạt giống ngô để
sản xuất ngô sinh khới tồn cầu.
Tại NewZealand, ngơ ủ chua đóng vai trị rất quan trọng trong ngành
chăn ni. Năm2008, sản lượng ngô lấy sinh khối là 80.000 ha trong khi ngô
lấy hạt chỉ 20.000 ha. Kết quả khảo sát của trung tâm Nghiên cứu cơ hội phát
triển của New Zealand cho biết, năng śt ngơ ủ chua trung bình ở New
Zealand năm 2017 đạt 53–55 tấn/ha, tổng lượng ngơ ước tính 975.000 tấn
(Association, 2018) (trích theo Lê Qúy Kha và cs, 2019).



9
Ấn Độ là nước đứng đầu sản lượng sữa trên thế giới và sớ lượng bị sữa
cũng lớn nhất (Sản xuất ngô sinh khối bền vững cải thiện năng suất chăn nuôi tại
Ấn Độ (2016). Hiện nay, toàn Ấn Độ mới trồng diện tích ngơ sinh khới là 0,06
triệu ha, sản lượng 2,27 triệu tấn và năng suất đạt 40–41 tấn/ha (Kalra, 2018).
1.4.2.Tình hình sản xuất ngô sinh khối xanh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau cây lúa cả về
diện tích và sản lượng.Tiêu thụ cây ngô xanh (ngô tươi) làm thức ăn chăn nuôi
gia súc những năm gần đây ở nước ta rất sơi động. Việt Nam có nghề chăn
ni gia súc khá phát triển, sớ lượng trang trại bị thịt, bò sữa tăng cao (trên
2,5 triệu con trâu, gần 5,5 triệu con bị, trong đó bị sữa trên 285 nghìn con),
nên nhu cầu lượng thức ăn xanh từ việc trồng ngô sinh khối cho gia súc là rất
lớn, tập trung chủ yếu ở các vùng: Mộc Châu (Sơn La), Ba Vì (Hà Nội), n
Bái, Hà Nam, Nghĩa Đàn, Đơ Lương, Anh Sơn, Diễn Châu, Con Cuông
(Nghệ An), Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Như Thanh (Thanh Hóa), Đồng Nai, Củ
Chi (TP. Hồ Chí Minh), Bình Dương, Tây Ninh, Long An.
Trên các loại đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng ngô
sinh khối phục vụ chăn nuôi đều đạt hiệu quả kinh tế cao. Mơ hình chủn
đổi được thực hiện tại nhiều địa phương trong cả nước, cụ thể trong năm
2016, ở tỉnh Thanh Hóa, đã chuyển đổi sang trồng 477 ha ngô sinh khối từ đất
lúa kém hiệu quả để bán cây ngơ cho các cơng ty bị sữa đóng trên địa bàn
tỉnh cho hiệu quả cao gấp 2–3 lần trồng lúa. Ở tỉnh Quảng Ninh, năm 2016 đã
chuyển 1.000 ha lúa kém hiệu quả sang trồng ngô sinh khối, đạt năng suất 50
tạ/ha (cao nhất đạt 70 tạ/ha), doanh thu 35–50 triệu đồng/ha/vụ, tăng 5–20
triệu đồng so với trồng lúa, lãi cao hơn trồng lúa 7–10 triệu đồng/ha/vụ (trích
theo Lê Qúy Kha và cs, 2019).
Hiệu quả kinh tế trồng ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc tại các địa
phương trong cả nước có nhiều tín hiệu rất khả quan. Các điển hình trồng ngơ



10
sinh khối mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Năm 2017, tỉnh Quảng Ninh
trồng 157,6 ha ngô sinh khối tại các huyện Hải Hà (30,3ha), Tiên Yên (13,3ha),
Đầm Hà (114 ha). Áp dụng giống NK4300, thu hoạch vào 70–75 ngày sau
gieo, năng śt ngơ cây xanh đạt trung bình 35 tấn/ha, với giá mua cây ngô tại
ruộng 950 đồng/kg (giá mua tại cổng công ty là 1.350 đồng/kg), tổng thu
33,25 triệu đồng/ha/vụ (ngô hạt sau 110–120 ngày thu được 29,4 triệu
đồng/ha), mỗi năm trồng 3 vụ/năm thì tổng thu từ 99,75–100 triệu
đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí cho lãi thuần từ 77,53–77,78 triệu
đồng/ha/năm.
Tỉnh Nghệ An mỗi năm gieo trồng 3.000 ha ngô sinh khối, mỗi ha thu từ
91,8–100 triệu đồng/ha/năm, lãi thuần từ 69,58–77,78 triệu đồng/ha/năm.
Tập đoàn Hòa Phát trong năm 2016 trồng 65 ha ngô tại xã Trực Chính,
hụn Trực Ninh, tỉnh Nam Định bằng giớng LCH9 với mật độ 8,3 vạn
cây/ha, năng suất cây ngô xanh 40–50 tấn/ha (thu hoạch sau gieo 90 ngày),
với giá thu mua cây ngô xanh từ 800–1.000đồng/kg, sau 3 vụ ngô/năm, người
trồng ngô thu về trên 96–120 triệu đồng/ha/năm, lãi thuần từ 73,78–97,78 triệu
đồng/ha/năm, gấp 8,6–11,4 lần trồng lúa (Lê Quý Kha và cs.,2016).
Ở Việt Nam hiện nay có các nhóm hộ nông dân sản xuất gia công ngô
sinh khối theo hợp đồng cho các nhà máy như nhà máy chế biến ngô sinh
khối Việt Nông Lâm (Trảng Bom – Đồng Nai) hoặc Công ty TH Milk (Nghĩa
Đàn-Nghệ An), Công ty Vina Milk (Đơn Dương – Lâm Đồng) ( Lê Qúy Kha
và cs, 2019).
Nhìn chung, mơ hình trồng ngơ sinh khới làm thức ăn cho đàn gia súc là
một hướng đi mới và đã mở ra triển vọng phát triển ngành chăn ni, góp
phần gia tăng giá trị kinh tế đới với cây ngô và tăng thu nhập cho người dân ở
nhiều vùng trong cả nước.


11

1.5. Giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất cây
ngô thu sinh khối xanh
1.5.1 Tiêu chí chọn giống ngơ tốt thu sinh khối xanh
Việc lựa chọn giớng ngơ lai để có năng śt sinh khới xanh cao là quyết định
quan trọng trong sản xuất ngô ủ chua làm thức ăn cho gia súc (Lee, 2005).
Tại Úc, tài liệu hướng dẫn khuyến cáo lựa chọn giống ngô sinh khối
(Dairy Australia, 2018) đã được công bố. Các giống ngô lai để trồng làm ngô
sinh khối cần phải lựa chọn theo các tiêu chí: 1). Phát triển liên tục trong suốt
mùa vụ (năng suất tối đa chất khô/ha); 2). Duy trì tỷ lệ lá xanh cao cho đến
lúc thu hoạch; 3). Năng śt hạt tớt, có chứa hơn 70% năng lượng trao đổi
(ME) và mức carbohydrate cao hơn các bộ phận xanh của cây; 4). Chịu được
trồng mật độ tương đối dày; 5). Năng suất chất khô cao cũng như năng suất
hạt cao; 6). Giống ngô lai nên được chọn có tính chớng chịu đổ ngã, kháng
bệnh thới rễ và thối thân, cũng như khả năng kháng bệnh khác thường gặp;
Cây ngô nên được trồng từ hạt giống thế hệ đầu tiên đã được xử lý bằng thuốc
diệt nấm và thuốc diệt côn trùng.
Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Canada
(Rosser, 2016) khuyến cáo nên quan tâm đến thời gian sinh trưởng, để đạt
năng suất sinh khối cao thường chọn những giống dài ngày hơn các giớng
khác, tương đương 100–200 độ tích ơn cao hơn so với ngô lấy hạt thường
dùng. Chọn giống chín muộn hơn thường cho năng śt sinh khới cao, tận
dụng lợi thế đồng ruộng tốt hơn.
Cây ngô cho khối lượng chất xanh lớn với hàm lượng chất dinh dưỡng
cao nhất ở thời kỳ chín sửa (Ngơ Hữu Tình, 1997). Hiện nay trên thị trường
có nhiều giớng ngơ với đặc tính sinh trưởng và tiềm năng cho năng śt sinh
khới khác nhau.
Theo Phan Thanh Sơn (2011), với các giống ngô như LVN10, DK888,


12

CP989 năng śt sinh khới xanh bình qn đạt 40–50 tấn/ha/vụ, chun cung
cấp cho bị sữa tại tỉnh Bình Định. Thí nghiệm trên giớng ngơ NK7328 tại
thành phớ Hồ Chí Minh cho năng suất cao nhất đạt 55,6 tấn/ha đối với vụ Đông
Xuân, 78,0 tấn/ha đối với vụ Hè Thu (Lê Thị Nghiêm và cộng sự, 2017) .
Tạo giống chịu mật độ cao là một trong những mục tiêu quan trọng của
các nhà tạo giống ngô. Theo Hallauer (1991), Banziger và cs (2000), các
giớng ngơ lai mới tạo ra có khả năng chịu được mật độ cao gấp 2 – 3 lần so
với các giống lai tạo ra cách đây 50 năm và có tiềm năng năng suất hơn hẳn.
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có giớng ngơ lai được công nhận chuyên
dùng làm thức ăn sinh khối ủ chua. Hầu như tất cả các ruộng ngô trồng, đến
khi gần chín sinh lý thì thu hoạch lấy sinh khới, đều dùng giống ngô lai
chuyên lấy hạt. Các giống ngô lai như NK54, NK7328, NK67 đã được một số
địa phương chọn để trồng lấy sinh khới ni bị sữa nhưng chưa được nghiên
cứu đầy đủ ở các vùng đất khác nhau. Như vậy, tùy vào từng vùng đất, điều
kiện tự nhiên khác nhau mà chọn các giớng ngơ lai thích hợp để đạt được
năng suất sinh khối cao nhất.
1.5.2 Ảnh hưởng của giống và mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất
ngô thu sinh khối xanh
Trong những năm qua bằng nhiều phương pháp các nhà nghiên cứu đã
không ngừng cải thiện mật độ trồng trên thế giới.
Tại Úc đang khuyến cáo người trồng (Dairy Australia, 2018) như sau: Mật
độ ngô sinh khới trồng trong điều kiện có tưới nên trồng ở mật độ 8,0–10,0 vạn
cây/ha, nhưng có thể dự phịng thêm khoảng hơn 10% hạt nảy mầm để bù vào sự
mất cây; Mật độ dày thậm chí cịn quan trọng hơn nếu ngô được gieo sớm khi
nhiệt độ lạnh hơn sẽ làm chậm tăng trưởng. Điều này là vì mật độ dày hơn có thể
giúp mức độ che phủ tán lá đạt sớm hơn, giảm thiểu sinh trưởng của cỏ dại và
tăng diện tích lá hấp thụ bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, mật độ dày có thể có tác


13

động bất lợi đến năng suất hạt nếu tổng lượng bức xạ giảm do độ che phủ của
tán lá. Điều này có thể quan trọng ở những vùng có lớp mây dày che phủ liên
tục, chẳng hạn như ở các vùng ven biển cận nhiệt đới của New South Wale và
Queensland. Điều quan trọng là đạt được mức độ che phủ hoàn toàn đất của tán
lá ở giai đoạn đầu của cây sinh trưởng. Do đó, khơng chỉ mật độ mà còn khoảng
cách giữa các cây trong hàng và giữa các hàng là quan trọng.
Các nghiên cứu về mật độ và khoảng cách gieo trồng ngô ở nước ta đã
được nghiên cứu từ những năm trước đây khá lâu. Từ những năm 1984-1986,
Trung tâm nghiên cứu ngô Sông Bôi đã trồng ngô MSB49 ở các mật độ 9,52
vạn cây/ha với mức phân bón 120N: 80P2O5 : 40K2O cho năng suất cao nhất
55,30 tạ/ha và ở mật độ 5,7 vạn cây/ha cho năng suất thấp nhất.
Mật độ cây trồng có thể được tăng lên để cung cấp cho sản xuất vật
chất khơ tới đa. Các giớng ngơ lai có lá xanh nhiều hơn và lớn hơn về kích
thước thì thường được lựa chọn để trồng ngô thu sinh khối xanh làm thức ăn
cho bị, bởi vì hạt chỉ là một phần nhỏ của thức ăn ủ chua (Yilmaz và cs,
2007). Theo Lashkari và cs (2011), mật độ trồng ngô thu sinh khối xanh cho
năng suất cao nhất là 130.000cây/ha trong điều kiện của Arak, Iran (trích
theo Lê Qúy Kha và cs, 2019).
Trên cây ngô lấy thân, lá và trái non làm thức ăn cho gia súc, Yilmaz và
cs (2007) cho rằng giống ngô Dracma cho năng suất sinh khối tươi cao nhất là
69,5 tấn/ha, tương ứng với năng suất sinh khối khơ đạt được là 27 tấn/ha.
Cũng theo nhóm tác giả, trồng ngô thu sinh khối xanh ở mật độ 114.000
cây/ha cho năng suất tươi là 64,4 tấn/ha, tương ứng với năng suất sinh khối
khô là 24,8 tấn/ha. Tuy nhiên, khi tăng mật độ trồng lên đến 143.000 cây/ha
thì năng suất có chiều hướng giảm, năng śt sinh khới tươi chỉ đạt 62,3
tấn/ha tương ứng với năng suất sinh khối khô là 23,1 tấn/ha (Lê Thị Nghiêm
và cộng sự, 2017) .


14

Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng trồng ngô thu sinh khối xanh thì tăng
mật độ trồng là cần thiết để tăng sản lượng thức ăn ủ chua cao hơn so với sản
lượng ngũ cốc. Theo Dương Minh (1999), trồng ngô làm thức ăn cho gia súc
vì không cần lấy hạt nên có thể trồng với mật độ 80.000 cây/ha đến 100.000
cây/ha. Cusicanqui và Lauer (1999) cho thấy sản lượng năng suất sinh khối
tươi ngô tăng khi trồng ở mật độ 97.300-102.200 cây/ha.Widdicombe và
Thelen (2002) cho rằng mối tương quan giữa sản lượng thức ăn gia súc tươi
và khô là tún tính với mật độ trồng ngơ cao 88.900 cây/ha .
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu ngô từ năm 2006-2008 đã
xác định mật độ trồng phù hợp cho các giống ngô lai từ 6,7-7,5 vạn cây/ha và
khoảng cách hàng là 50cm – 60cm.
Kết quả điều tra sơ bộ thực hiện vào năm 2014 tại một số địa điểm tại
hụn Củ Chi, thành phớ Hồ Chí Minh và huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
cho thấy người dân trồng ngô thu sinh khối làm thức ăn gia súc với hàng cách
hàng 50 – 60cm; cây cách cây: 20 – 25cm (Lê Thanh Đạm, 2016). Kết quả thí
nghiệm của Lê Thanh Đạm (2016) cho thấy áp dụng mật độ trồng ngô 100.000
cây/ha (50cm x 15cm) với kỹ thuật vun gốc 1 lần lúc 20 ngày sau gieo giúp cây
ngô sinh trưởng tốt, cho năng suất sinh khối xanh cao nhất 63,0 tấn/ha, lợi
nhuận đạt cao khoảng 35.100.000 đồng/ha với tỉ suất lợi nhuận là 0,87.
Theo Phan Tiếng Tân (2015) đã xác định trồng ngô thu sinh khối xanh ở
80.000 cây/ha trong vụ Thu 2013 tại tỉnh Bình Định cho năng suất sinh khối
ngô xanh cao nhất .
Theo Đinh Thế Lộc (1997), mật độ và khoảng cách gieo là yếu tố ảnh
hưởng nhiều đến năng suất. Giải quyết tốt vấn đề mật độ là giải quyết tốt vấn
đề sinh trưởng và phát triển của cá thể với quần thể. Mật độ trồng thấp, cây
phát triển tốt, trọng lượng cây cao nhưng tổng sớ lượng cây trên đơn vị diện
tích thấp. Trái lại, ở mật độ cây cao thì sớ lượng cây trên đơn vị diện tích


15

nhiều, cây phát triển kém kéo theo sản lượng thấp. Thông thường mật độ
trồng ngô thu thân, lá, trái non được khuyến cáo với mật độ dày hơn so với
cây ngơ lấy hạt. Việc tăng mật độ trồng dày có thể dẫn đến hiện tượng đường
kính cây và trái nhỏ hơn nên khối lượng cây nhẹ hơn và hàm lượng protein
cũng có thể bị giảm đi, nhưng sản lượng ngơ đạt cao hơn do tổng số cây trên
đơn vị diện tích nhiều hơn. Tuy nhiên, khơng những quan tâm đến tổng sớ cây
mà việc bớ trí khoảng cách giữa các hàng và cây cách cây cũng đóng vai trị
quan trọng không kém cho việc tăng năng suất ngô thu sinh khối xanh
(Garcia, 2013).Tollenaar (1994) cho rằng năng suất tăng tối đa là tổng hợp
các yếu tố về mật độ, giống, biện pháp canh tác. Nhưng khi tăng mật độ quá
cao thì năng suất ngô giảm (Yilmaz và cs, 2007).
Để đạt năng śt sinh khới cao thì giớng và mật độ là hai ́u tớ đóng vai
trị quan trọng tác động lớn đến năng suất ngô sinh khối. Việc chọn được
giống ngơ sinh khới có năng śt cao phù hợp điều kiện canh tác (mật độ
trồng) thích hợp có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
ngô sinh khối.
Tại châu Âu, các nhà sản xuất dựa trên nhu cầu thức ăn để chọn giống, sẽ
giúp đảm bảo chọn giống với tiềm năng năng suất cao. Chọn được giống vừa
năng suất cao vừa đảm bảo chất lượng là khâu then chốt cần quan tâm khi chọn
giống (KWSUK Ltd, 2017). Kết quả nghiên cứu của Leon (2011) về các kiểu
gen cho kiểu hình nhiều nhánh (grassy tilers, Gt1) và gen cho dạng cây ngô cỏ
(corngrass1, Cg1) cũng rất đáng chú ý. Hai giớng ngơ có các gen trên được
khảo sát ở các mật độ 20.000 cây/ha và 70.000 cây/ha, số liệu thu được như
sau: Thay đổi mật độ gieo trồng đã ảnh hưởng đến năng suất hạt, năng suất
thân lá, năng suất tổng sinh khối và hàm lượng lignhin hòa tan trong acid .
Minh Tang Chang (2005) (dẫn theo Phan Xuân Hào, 2009) cho rằng
năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 năm qua tăng thêm 58% là nhờ đóng góp


16

của giống lai đơn, 21% là nhờ tăng mật độ.
Nguyễn Thị Kiều (2016) [7] tiến hành nghiên cứu trên 3 giớng NK67,
VN8960, DK6919 (ơ chính) với 4 lơ phụ là 4 mật độ trồng lần lượt là 6,67
vạn cây/ha (60cm x 25cm), 8,0 vạn cây/ha (50cm x 25cm), 8,30 vạn cây/ha
(60cm x 25cm) và 10,0 vạn cây/ha (50cm x 20cm). Kết quả cho thấy tại vùng
đất phía Nam, giớng VN 8960 trồng ở mật độ 10,0 vạn cây/ha (50cm x 25cm)
cho sinh khối cao nhất (55,6 tấn/ha) và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Kết quả nghiên cứu của Lê Quý Tường (2018) với giống ngô QT55
trên đất cát pha, trong vụ Xuân 2018 tại xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa,
tỉnh Thanh Hóa; mật độ gieo từ 7,1 vạn cây/ha (70 cm × 20 cm) đến 9,5 vạn
cây/ha (70 cm × 15 cm) năng suất ngô hạt và ngô sinh khối cao tương ứng
(9,31 tấn/ha và 48 tấn/ha; 9,5 tấn/ha và 51,0 tấn/ha); đồng thời cho lãi thuần
cao hơn trồng các mật độ khác từ 28,094–29,480 triệu đồng/ha/vụ. Trong đó
trồng ngơ ở mật độ 7,1 vạn cây/ha là tối ưu nhất đới với giớng ngơ lai QT55
(trích theo Lê Qúy Kha và cs, 2019).
Theo Phan Xuân Hào (2007) [6], khi nghiên cứu trên 7 giớng ngơ có
thời gian sinh trưởng khác nhau và các mật độ khác nhau vào năm 2006 –
2007 cho thấy khi trồng ngô ở mật độ từ 50.000 đến 90.000 cây/ha tương ứng
với khoảng cách hàng là 50cm, 70cm, 90 cm. Với cùng một mật độ trồng
nhưng khoảng cách hàng 50 cm cho năng suất ngô cao nhất, tiếp đến là 70 cm
và thấp nhất là 90 cm. Sự sai khác càng rõ khi mật độ càng cao và lớn nhất ở
mật độ 80.000 cây/ha. Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình
thái, khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất hầu như không
khác biệt rõ giữa các công thức.
Như vậy, qua nhiều nghiên cứu của các tác giả đã khẳng định rằng:
giớng ngơ và mật độ trồng có ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh khối ngô tươi
và khô làm thức ăn cho gia súc. Các giống khác nhau sẽ cho năng suất sinh



×