Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết y điêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHAN ĐÌNH HUY

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT Y ĐIÊNG

Chuyên ngành
Mã số

: VĂN HỌC VIỆT NAM
: 60.22.01.21

Người hướng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN ĐẤU


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Đấu. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên
cứu nào.

Học viên

PHAN ĐÌNH HUY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 8
6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 8
Chương 1.NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT Y ĐIÊNG .................... 9
1.1. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Y Điêng ...................................... 10
1.1.1. Con người cộng đồng ................................................................... 10
1.1.2. Con người nghệ sĩ ........................................................................ 14
1.1.3. Con người bất hạnh ...................................................................... 17
1.1.4. Con người tha hóa ........................................................................ 20
1.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết Y Điêng ...................... 23
1.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật ......................................................... 23
1.2.2. Miêu tả hành động nhân vật ......................................................... 27
1.2.3. Miêu tả ngôn ngữ nhân vật ........................................................... 29
1.2.4. Miêu tả tâm lý nhân vật................................................................ 35
Tiểu kết…………………………………………………………………..…38
Chương 2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT Y ĐIÊNG......................................................................... 40
2.1. Không gian nghệ thuật ....................................................................... 40
2.1.1. Không gian thiên nhiên ................................................................ 40
2.1.2. Không gian sinh hoạt ................................................................... 46
2.2. Thời gian nghệ thuật .......................................................................... 57
2.2.1. Thời gian lịch sử tuyến tính ......................................................... 58
2.2.2. Thời gian tâm trạng ...................................................................... 59


Tiểu kết ..................................................................................................... 64
Chương 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT Y ĐIÊNG......................................................................... 66
3.1. Ngôn ngữ ........................................................................................... 66

3.1.1. Hệ thống từ ngữ và cách diễn đạt giản dị, đậm chất Tây Nguyên . 66
3.1.2. Các biện pháp tu từ ...................................................................... 73
3.2. Giọng điệu ......................................................................................... 82
3.2.1. Giọng điệu ngợi ca ....................................................................... 83
3.2.2. Giọng điệu cảm thương, xót xa .................................................... 85
3.2.3. Giọng điệu căm thù, tố cáo………………………………………..87
Tiểu kết ..................................................................................................... 90
KẾT LUẬN .................................................................................................. 92
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 96
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tây Nguyên là mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa với sự hội tụ của
nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên nhiều mảng văn hóa đa sắc màu.
Đây là nơi sản sinh ra những bản trường ca nổi tiếng khơng chỉ đi vào lịng
người Việt Nam mà đã vươn ra thế giới với những Đăm Săn, Xing Nhã, Khinh
Dú… làm tiền đề cho sự ra đời của nền văn học viết Tây Nguyên. Mặc dù đi
sau nhưng văn xi Tây Ngun nói riêng và văn học Tây Ngun nói chung
đã góp thêm những bơng hoa mới lạ vào vườn hoa văn học dân tộc.
Y Điêng là nhà văn Tây Nguyên cũng là người dân tộc thiểu số nên dù
muốn hay không trong ông vẫn thừa hưởng những quan niệm, tư tưởng và
những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất và dân tộc mình. Dù văn xi Tây
Ngun và văn xi dân tộc thiểu số chưa có những nhà văn lớn nhưng có
khơng ít nhà văn thật sự niềm đam mê và tâm huyết đối với văn chương dân
tộc mình. Vì vậy, Cao Thị Hảo trong bài “Bước đầu phác thảo diện mạo văn

xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” đã nhận xét: “Có thể nói, tuy chưa
có những tài năng xuất sắc, những phong cách đích thực, nhưng những cây
bút người dân tộc thiểu số đã phần nào thực hiện được sứ mệnh cũng như
khát khao cháy bỏng của những người con không quên nguồn cội, đó là ni
giữ ngọn lửa văn chương của dân tộc mình. Nếu khơng có sự hồ nhập máu
thịt, cộng sinh giữa chủ thể và khách thể thì các nhà văn dân tộc thiểu số
không thể viết về con người, cuộc sống của dân tộc mình đầy cảm xúc như
thế. Hầu hết các nhà văn dân tộc thường có cảm xúc mãnh liệt, nóng bỏng da
diết về con người, cuộc sống của dân tộc mình, quê hương mình” [26].
Như vậy, dù chưa có những tác giả lớn, những phong cách chưa thật sự
nổi bật, nhưng các cây bút văn xuôi Tây Nguyên như những “con chim đến từ


2

núi lạ” góp thêm tiếng hót mới cho vườn văn chương dân tộc và là những
“người giữ lửa” cho nền văn học của dân tộc mình.
1.2. Y Điêng được xem là một trong những nhà văn “mở đường” cho
văn xuôi Tây Nguyên với hàng loạt tác phẩm được viết rất đều đặn từ trước
1975 đến nay: Em chờ bộ đội Awa Hồ, Ông già K Rao, Như cánh chim
Kwang, Hờ Giang, Đ’rai H’Linh đi về phía sáng, Chuyện trên bờ Sơng
Hinh, Người bn Tría, Sơng Hinh con sơng q hương, Lửa trong tay
chúng tôi, Trung đội người Bah Nar, Ba anh em... Ngay cả Nguyên Ngọcnhà văn của buôn làng Tây Nguyên cũng đã dành những lời khen và đánh giá
rất cao về tiểu thuyết Y Điêng: “Khi suy nghĩ về sự phát triển của tiểu thuyết
ta hiện nay, tôi nghĩ khơng thể khơng tính đến những kinh nghiệm, những vấn
đề do cách viết của cuốn tiểu thuyết Đất Bằng của Vi Hồng, hay cuốn tiểu
thuyết Hờ Giang của anh Y Điêng đặt ra chẳng hạn. Tơi nói cách viết, bởi vì
tơi thấy hình như cách viết của hai anh rất khác cách viết tiểu thuyết ta- hay ít
ra là tơi- vẫn thường quen thuộc. Thậm chí khơng biết tơi nói hơi quá chăng
có thể nó gợi cho ta một cách hình dung khác, suy nghĩ khác về nghệ thuật

viết tiểu thuyết” (Báo Nhân dân, số ra ngày 19 tháng 4 năm 1980). Với những
cố gắng sáng tạo không mệt mỏi, Y Điêng đã gặt hái được nhiều giải thưởng
từ cấp Tỉnh đến Trung ương và được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học
nghệ thuật năm 2007 với hai tiểu thuyết Chuyện trên bờ Sông Hinh và Hờ
Giang. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có một cơng trình khoa học nghiên
cứu công phu và nghiêm túc về nhà văn gạo cội này. Do đó, chúng tơi đã bắt
tay vào nghiên cứu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Y Điêng- phần xuất sắc
nhất trong sáng tác của Y Điêng để chỉ ra những đóng góp và hạn chế của ông
trong bức tranh văn xuôi Tây Nguyên và văn xuôi dân tộc.
1.3. Hiện nay, nhiều trường trên cả nước đang triển khai dạy học văn học
địa phương và tôi là một giáo viên đang cơng tác ngay chính mảnh đất nơi Y


3

Điêng đã sinh ra và lớn lên với hơn một phần ba học sinh là người đồng bào.
Do đó, cơng trình này trước hết phục vụ cho cơng tác giảng dạy của tơi và hi
vọng rằng nó sẽ có những đóng góp nhất định cho cơng việc giảng dạy văn
học địa phương ở Sơng Hinh nói riêng cũng như Tây Ngun nói chung và là
tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai yêu mến, muốn khám phá tiểu thuyết
Y Điêng.
2. Lịch sử vấn đề
Y Điêng (tên đầy đủ Y Điêng Kpăhôp) sinh ngày 15 tháng 2 năm 1928
tại Buôn Thung- Xã Đức Bình Đơng- Huyện Sơng Hinh- Tỉnh Phú Yên. Ông
tham gia cách mạng từ rất sớm. Tháng 10 năm 1945 ông làm thư ký xã bộ
Việt Minh xã Ca Bin Đắk Lắk. Năm 1947 ơng thốt ly, tham gia cách mạng
tại Đắk Lắk, làm cán bộ tuyên truyền và dạy học. Năm 1953, ông ra Việt Bắc
và được cử đi học lớp chính trị- nghiệp vụ ở một trường đào tạo thuộc Bộ
cơng an tại Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ,
tháng 10/1954, ông là một thành viên trong đoàn quân chiến thắng về tiếp

quản Thủ đô Hà Nội, rồi làm cảnh sát tại khu vực Cửa Nam. Năm 1958, Y
Điêng về công tác tại Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam. Năm 1963, ông làm
phóng viên đài phát thanh và nghiên cứu văn hoá ở Khu tự trị Việt Bắc.
Năm 1964, Y Điêng trở lại miền Nam làm thư ký riêng cho cụ Y Bi ALê- Ơ, phó chủ tịch Đồn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam.
Đất nước thống nhất, ông trở về Tây Nguyên, đảm trách chức vụ Phó
chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk suốt sáu năm mới
chuyển về xi làm Phó chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Phú Khánh. Dù có thừa
tiêu chuẩn để được ưu tiên nhận một căn hộ trong khu tập thể ở thành phố
biển Nha Trang, nhưng hình ảnh núi rừng, nương rẫy, buôn làng thân thương
đã thôi thúc ông trở về sống giữa buôn làng miền đồi cỏ Sông Hinh.


4

Là người yêu thích văn chương từ nhỏ, nên dù đã trải qua nhiều công
việc, nhiều nghề khác nhau nhưng trước sau Y Điêng vẫn giữ một tình yêu
đối với văn chương. Dù biết rằng viết văn là công việc không hề đơn giản,
nhất lại là một nhà văn Ê Đê viết văn bằng chữ quốc ngữ nhưng Y Điêng đã
vượt qua rào cản ngôn ngữ ấy bằng niềm đam mê và trách nhiệm với văn
chương của dân tộc mình. Y Điêng từng tâm sự: “Với tơi, dịng Sơng Hinh
q hương nơi tơi sinh ra, gắn bó suốt tuổi thơ cùng bạn bè đã trở thành máu
thịt, tơi nhớ hồi khi phải xa nó. Q hương vùng Sơng Hinh của tôi lại là cái
nền của các trường ca sử thi, khơng một lúc nào khơng có những nghệ nhân
hát trường ca, hát giao duyên, hát về ký ức nghèo đói của mình. Trường ca
thấm đẫm trong tơi. Những buổi đầu tham gia cách mạng, văn hố q thấp,
tiếng phổ thơng chưa thạo, nên tôi không dám nghĩ đến viết văn. Chỉ đến khi
tơi về cơng tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam, cơng việc địi hỏi tơi phải đọc, phải
dịch, phải viết. Khi dịch và đọc báo chí, tơi thấy quê hương tôi lớn đẹp hơn
nhiều so với suy nghĩ của tôi trước đây. Tôi mạnh dạn cầm bút thử sức mình

bằng tuỳ bút viết về con Sơng Hinh q hương. Chuyện của dân tộc mình phải
chính mình viết. Mình khơng viết, khơng nói là mắc nợ với q hương, với
người thân” [67].
Ơng ln trăn trở: “Nhà văn người đồng bào dân tộc thiểu số ít lắm,
trong khi đó vốn văn hóa bn làng sẽ dần mất đi nếu khơng kịp viết lại,
nhiều chuyện còn trong bụng của người già phải chép lại cho bà con bằng cả
tiếng Việt lẫn tiếng Ê Đê. Mình viết về quê hương mình, đồng bào mình với
dáng dấp và hơi thở của núi rừng thơi mà” [63]. Trong q trình sáng tác ơng
ln nghĩ về quê hương và con người Tây Nguyên: “Tôi luôn nghĩ về con
sông, con người của quê hương tôi. Sông núi đẹp, con người hiền hòa bảo vệ
quê hương. Dân tộc mình chính mình biết và chính mình viết. Mình khơng viết
là mình có lỗi với q hương, sơng núi và người thân. Nghề viết văn khó quá,


5

tôi viết hiền quá, viết chậm quá nên phải viết lại nhiều lần, mỗi lần sửa lại
như là mới viết vậy” [67].
Y Điêng được ví như cây kơ nia đại thụ của đại ngàn Tây Nguyên nhưng
những nghiên cứu, đánh giá về ơng cịn q ít ỏi so với những gì mà ơng đã
đóng góp cho văn học dân tộc thiểu số nói chung và của người Ê Đê nói
riêng. Theo nhà văn Linh Nga Niê Kdam, Y Điêng là người viết văn thuộc thế
hệ thứ nhất ở Tây Nguyên. Ông đã để lại nhiều tác phẩm giá trị với nhiều thể
loại như: tiểu thuyết, thơ, kí, truyện ngắn, kí,... nhưng cho đến bây giờ mới
chỉ có cơng trình Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác Y Điêng của Nguyễn
Thị Thúy [59] được coi là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu khá kĩ về
sáng tác của ông, còn lại chủ yếu là các bài báo và nghiên cứu về một khía
cạnh nhỏ nào đó trong sáng tác của nhà văn.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang trong Sách văn học Phú Yên thế kỉ XX đã
có bài viết khái quát về tác giả Y Điêng cũng như văn phong của ông. Y

Điêng là một trong những tác giả trụ cột của văn xuôi Phú Yên, tập trung cho
đề tài về đồng bào dân tộc miền núi. Văn của Y Điêng tiếp nhận được “tinh
thần hiện đại của văn học mà vẫn giữ được màu sắc riêng trong cách diễn
đạt, cảm nhận của dân tộc mình. Yếu tố thực ln được đan xen trong cái kì
ảo của các huyền thoại vốn rất giàu có ở một vùng cịn hoang sơ mà hùng vĩ”
[59, 4]. Trong đội ngũ những nhà văn hiện đại, Y Điêng nổi bật ở tư cách là
một đại diện ưu tú của khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Tác phẩm của ông
là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp truyền thống của dân tộc và tinh thần
hiện đại của văn học trong việc thể hiện, phản ánh hiện thực cuộc sống và con
người Tây Nguyên.
Trong “Một ánh núi Y Điêng”, Triệu Lam Châu nhận xét: “Đọc truyện,
đọc thơ của Y Điêng tôi thấy hiện lên biết bao là ánh núi. Ánh núi hiện lên từ
tiếng cồng chiêng âm vang cả núi rừng và lòng người. Ánh núi long lanh hiện


6

lên từ ánh mắt nao lòng của người con gái Ê Đê khi trao chiếc cong cho
người yêu. Ánh núi hiện lên từ dịng Sơng Hinh thẳm sâu huyền thoại buôn
làng cùng những bản trường ca ngân nga suốt đêm thâu” [8].
Nhà văn Mã A Lềnh cũng đã đưa ra những so sánh độc đáo về lối văn
của Y Điêng: “ngay thẳng như cây giữa rừng, thật thà như cỏ sườn núi, trong
veo lóoc róc như suối nguồn” [35].
Bằng Tín trong “Bậc trưởng lão của dòng văn học miền núi Phú Yên” đã
nhận xét về Y Điêng: “Từng trang, từng trang viết của Y Điêng thấm đẫm
tình yêu thiết tha, sâu nặng với mảnh đất, con sông quê hương làm xúc động
người đọc” [60].
Trong bài “Y Điêng- Người gõ cửa rừng nguyên sinh”, Phong Lan đã
đánh giá nhà văn Y Điêng “là người Ê Đê đầu tiên vượt qua khỏi văn học dân
gian truyền miệng để bước tới văn học viết, người đầu tiên viết truyện dài

bằng song ngữ Ê Đê- Việt” [32] và “chính từ việc sưu tầm, dịch thuật các
trường ca, truyện cổ, các “khan” của các dân tộc Tây Nguyên từ buổi đầu đã
giúp cho Y Điêng am hiểu một cách tinh tường về bản lĩnh dân tộc mình, tạo
nên những tham số cho sự sáng tạo” [32].
Lý giải nguyên nhân tạo nên cảm hứng sáng tạo trong sáng tác Y Điêng,
Hữu Bình trong “Y Điêng- nhà văn của buôn làng sông Hinh” đã viết: “Như
cánh chim Prơ- tốc vẫn bay không mỏi trên đại ngàn của Sơng Hinh. Q
ơng, dịng sơng q ơng vẫn như mạch cảm hứng sáng tạo không ngừng,
không nghỉ, giúp ông viết nên bản tình ca quê hương, những năm tháng đổi
mới hôm nay” [7].
Đào Tấn Trực trong bài “Nhà văn Y Điêng: Nhớ dịng sơng, con người
q hương tơi” đã góp thêm một nhận định về sáng tác Y Điêng: “Nhân vật
trong sáng tác của Y Điêng là hình tượng những con người Tây Nguyên nhân
hậu, đảm đang, thủy chung và nghĩa tình như chính đất rừng Tây Ngun.


7

Bức tranh hiện thực đó hiện lên sinh động, đậm bản sắc văn hóa và giàu giá
trị lịch sử hào hùng của dân tộc. Ở đó có những con người anh hùng, dũng
mãnh, những con người bé nhỏ bất hạnh và cả những nhân vật phản diện,
tiêu cực” [67].
Như vậy, có thể thấy, sáng tác của Y Điêng đã nhận được sự quan tâm
nghiên cứu của một số tác giả nhất định. Đó sẽ là những gợi ý rất quý báu đối
với chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu Thế giới nghệ tiểu thuyết Y Điêng trên các
phương diện: nhân vật; không gian, thời gian nghệ thuật; ngôn ngữ, giọng
điệu nghệ thuật.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cứu các tác tiểu thuyết tiêu biểu của
Y Điêng gồm:
Chuyện trên bờ Sơng Hinh, NXB Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk, 1994.
Ba anh em, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội, 1996.
Trung đội người Bah Nar, NXB Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk, 2000.
Hờ Giang, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2015.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi cũng đối sánh với các tác phẩm
khác của Y Điêng và tác phẩm của một số nhà văn khác cùng viết về đề tài
dân tộc thiểu số ở miền núi.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu loại hình
Vận dụng những đặc điểm về thể loại tiểu thuyết để nghiên cứu những
vấn đề có liên quan.
4.2. Lý thuyết thi pháp học


8

Vận dụng lý luận của thi pháp học để nghiên cứu những đặc điểm nổi
bật về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Y Điêng.
4.3. Phương pháp phân tích, khái quát
Việc phân tích, miêu tả cụ thể kết hợp tổng hợp, khái quát giúp tìm ra
những nét đặc sắc trong tiểu thuyết Y Điêng.
4.4. Phương pháp so sánh
So sánh tiểu thuyết Y Điêng với các tác phẩm khác của ông để thấy được
sự vận động của một phong cách. So sánh tiểu thuyết của tác giả với các tác
giả dân tộc khác để thấy được “dòng riêng giữa nguồn chung” của nhà văn từ
đó khẳng định được cá tính sáng tạo độc đáo cũng như những đóng góp của
tiểu thuyết Y Điêng đối với nền văn học Tây Nguyên và nền văn học hiện đại

nước nhà.
5. Đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Y Điêng, qua việc khảo
sát, phân tích bốn cuốn tiểu thuyết của Y Điêng, chúng tơi nhằm tìm ra các
kiểu nhân vật cũng như đặc điểm của không gian, thời gian nghệ thuật; ngôn
ngữ và giọng điệu nghệ thuật của tiểu thuyết Y Điêng. Từ đó thấy được nét
riêng, đặc sắc và vị trí của nhà văn đối với văn xuôi Tây Nguyên và văn xuôi
hiện đại của dân tộc. Ngồi ra, luận văn cịn là tài liệu tham khảo về tác giả Y
Điêng khi việc giảng dạy văn học địa phương đang được áp dụng nhiều trong
nhà trường.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của
Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Nhân vật trong tiểu thuyết Y Điêng
Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Y Điêng
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Y Điêng.


9

Chương 1
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT Y ĐIÊNG
Trong tiểu thuyết, yếu tố đầu tiên mà nhà văn dày công xây dựng đó là
nhân vật- nơi tập “trung hết thảy, giải quyết hết thảy” mọi vấn đề. Nhân vật
là phạm trù trung tâm của văn học vì con người là đối tượng miêu tả chủ yếu
của văn học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là con
người cụ thể được miêu tả trong các tác phẩm văn học” [52, 202].
Theo Giáo trình lý luận văn học thì nhân vật văn học được quan niệm
rộng hơn: “Đó khơng chỉ là con người có tên hoặc khơng có tên, mà có thể là
những sự vật, lồi vật khác nhau, ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con

người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con
người... Cũng có khi đó khơng phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ
là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được thể
hiện nổi bật trong tác phẩm” [37, 126].
Theo Trần Đình Sử: “Nhân vật là đối tượng hướng đến của văn học,
đồng thời là phương tiện để nhà văn phản ánh và khái quát hiện thực. Nhân
vật văn học được sáng tạo ra, hư cấu ra là để khái quát và biểu hiện tư tưởng,
thái độ đối với cuộc sống, ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời, lên án nhân vật là
lên án đời. Xót xa cho nhân vật là xót xa đời. Do vậy tìm hiểu nhân vật là tìm
hiểu cách hiểu về cuộc đời và con người, là tìm hiểu tư tưởng, tình cảm của
tác giả đối với con người” [55, 26].
Trong một cơng trình khác ơng viết: “Con người vừa là yếu tố nhận thức
chủ yếu trong văn học, vừa là cái đích để sáng tạo văn học hướng tới. Các
sáng tạo về phương pháp, phong cách, thể loại ngơn ngữ, kết cấu chung qui
đều góp phần tạo nên hình tượng nghệ thuật mới mẻ” [57, 223].


10

Dù có nhiều ý kiến khác nhau về nhân vật văn học nhưng phải khẳng
định rằng nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong cấu trúc, thể hiện tư
tưởng tác phẩm và quyết định sự thành công của tác phẩm văn học.
Trong tiểu thuyết Y Điêng, nhân vật hiện lên với đầy đủ các phương diện
từ ngoại hình đến tâm lý, tính cách vừa mang những nét chung của con người
Tây Nguyên vừa mang những nét khu biệt với các nhà văn khác viết về Tây
Nguyên nhưng có thể thấy nổi bật lên các kiểu nhân vật: nhân vật cộng đồng;
nhân vật nghệ sĩ, nhân vật bất hạnh và nhân vật tha hóa.
1.1. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Y Điêng
1.1.1. Con người cộng đồng
Từ ngàn đời nay, người Ê Đê nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói

chung sống một đời gắn bó với núi rừng, nương rẫy và bn làng. Vì cuộc
sống mưu sinh và để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, giặc dã liên
miên đã giúp con người thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ chia sẻ những khó
khăn, nỗi đau cho nhau cả những niềm vui khi được mùa, hay trong những lễ
hội của bn làng. Vì vậy, người dân Tây Ngun nói chung và người Ê Đê
nói riêng có lối sống và tinh thần cộng đồng rất cao. Tinh thần cộng đồng
không chỉ là cách để họ sống mà cịn là tình cảm, là chuẩn mực đạo đức làm
nên nét văn hóa đặc trưng của người Ê Đê, của Tây Nguyên.
Là người con của dân tộc Ê Đê, người con của núi rừng Tây Nguyên, Y
Điêng yêu mảnh đất ấy như máu thịt của mình. Ơng đã dành cả tâm huyết và
đời mình cho mảnh đất và con người nơi đây. Từng trang văn của ơng lấp
lánh vẻ đẹp của tình người mà trên hết là tinh thần cộng đồng.
Trong Chuyện trên bờ Sơng Hinh, tác phẩm có quy mơ nhất của ông, ta
có thể thấy từ trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày đến khi chiến tranh xảy
ra, đồng bào bị dồn vào ấp chiến lược, con người đều một lòng sát cánh bên
nhau. Từ những cuộc vui trong lễ hội “ăn năm uống tháng” đến khi trong làng


11

có người mất cả làng đều chung tay lo liệu mọi việc một cách tự nguyện mà
không đợi ai nhắc bảo.
Hoạt động được người Ê Đê và người Tây Nguyên mong đợi nhất trong
năm là mùa “ăn năm uống tháng”. Đây là hoạt động vui chơi mang tính cộng
đồng rất cao. Tác giả miêu tả cảnh “ăn năm uống tháng” tổ chức ở nhà Ma
Thin nhưng ta cứ ngỡ đây là ngày hội chung của cả bn làng vì tính cộng
đồng: “Tiếng chiêng trống ăn năm uống tháng của buôn Doan đã nổi lên…
Các chàng trai cô gái đã sửa soạn cho nhà ông thêm rực rỡ. Con trai lo sửa
lại sạp nhà, hiên nhà, làm cột đâm trâu. Các cô gái lo kiếm củi, giã gạo, hái
lá chuối để gói cơm… Họ cịn sửa soạn đón các trai gái làng khác đến để dự

hội. Đã từ mấy hôm nay, ở nhà ơng Ma Thin từ hiên ngồi đến hiên trong,
người đi lại không ngớt. Kẻ mang lá nhét ché rượu bước lên, người khiêng
nồi bung đi múc nước” [19, 195- 196].
Người Ê Đê nổi tiếng là hiếu khách. Khách của một nhà cũng là khách,
là niềm vui chung của cả bn làng: “Cái thói quen của làng hoặc của cả
người Mơ- dhur là mến khách. Hễ nhà ai có khách lên là người làng dần kéo
đến... nên chỉ trong một lúc, có thể nói ngồi chưa ấm đít thì người làng đến
mỗi lúc một đông” [20, 100]. Dù gia đình có khách nghèo hay giàu thế nào
cũng có ché rượu, con gà đãi khách. Nếu chủ nhà khơng có thì đã có bn
làng thay họ tiếp đãi. Đây là một nét đẹp tiêu biểu cho tinh thần cộng đồng
của người Ê Đê.
Tinh thần cộng đồng ấy còn mạnh mẽ hơn khi có một người con của
bn làng mất đi, mọi người đều chung tay đùm bọc bất kể giàu nghèo. Viết
về sự ra đi của ma Hơ Linh, Y Điêng đã dành những câu văn đậm tình người:
Cái làng nghèo nhưng một lòng đùm bọc nhau... Ma Hơ Linh
đã hết thở... Những người đến đều nhốn nháo cả. Kẻ chạy mượn
trống, mượn chiêng để đánh trong đêm cho đỡ buồn tẻ, phá cái


12

lạnh ngắt trên nhà, người lấy gạo cho vào miệng người chết. Mí Hơ
Linh vừa khóc vừa mở gùi lấy khố áo mặc cho chồng... bn làng
cùng một lịng một tay, kẻ làm việc này, người làm việc nọ, chạy đi
khắp nơi. Ai cũng lo cả, từ cuốn sáp ong, dựng gậy ban. Người nấu
cơm, con trai thui gà để cúng người chết... Đó là tục lệ của làng, hễ
gia đình nào gặp hiểm nghèo mỗi người có gì giúp nấy cho nhau.
Con trai lo múc nước, bẻ lá nhét vào ché rượu, con gái lo nấu cơm
cho người làng thức thâu đêm ăn. Cả buôn làng thức trắng đêm
[19, 40- 42].

Hay trong đêm con trai ông chủ bến nước mất:
Nghe tiếng hai ơng bà chủ bến nước khóc, những người ở nhà
đều chạy đến… Người thui gà, kẻ lôi ché rượu ra, người đánh trống
cho người chết. Các chàng trai đánh chiêng. Cha mẹ và họ hàng lo
mặc lại áo mới, khố mới cho người xấu số... không ai bảo ai, người
nào cũng có việc làm. Người khỏe mạnh đi giết bị, kẻ khiêng nước
bỏ lá, chặt củi, ơm tranh khơ để thui bị. Làng đem bao nhiêu ché
rượu đều có người buộc, nhét lá đổ nước vào. Làm xong một việc
họ lại đánh chiêng trống. Tiếng chiêng trống không phải dai dẳng
như trong ngày hội ăn năm uống tháng. Trong làng có bao nhiêu
nhà có bấy nhiêu người đến viếng. Kẻ mang theo ché rượu, tô gạo,
người con gà hoặc trứng gà, chiếc vòng đồng tặng người chết
[19, 153- 155].
Tinh thần cộng đồng còn thể hiện rõ hơn khi con người rơi vào hồn
cảnh khó khăn, bn làng liền chung tay giúp đỡ. Mí con Hơ Linh bị chánh
tổng Y Sơ vu cho có ma lai và tìm cách đuổi họ khỏi buôn Thu, hai mẹ con
lặn lội đến buôn Doan nhưng họ không cô đơn, lạc lõng. Ngay lập tức, họ đã
được bà con Buôn Doan giúp mẹ con Hơ Linh chọn đất, làm nhà mới:


13

Mỗi người giúp một tay... các chàng trai đã được phân công
rồi, ai cũng muốn đi đâu phải là người đi trước và thứ mình làm
phải là thứ tốt, làm sao khi hạ thứ đó xuống các cơ gái trong làng
chỉ có khen thơi... các cơ gái cũng phải hỗn tất cả các công việc
hàng ngày. Họ đến giúp người bạn mới. Cầm rìu, cầm rựa đốn cây
chặt tre thì họ không làm được nhưng cắt tranh vác cây nấu nước
hoặc chuyển những thứ gì đó thì họ thừa sức [19, 189- 190].
Trong lao động sản xuất, các gia đình, thành viên của buôn làng thường

làm đổi công cho nhau, đó cũng là cơ sở làm nảy sinh và phát triển cho con
người cộng đồng. Ngay cả khi cuốc nương làm rẫy, họ thường chia cặp một
nam một nữ trên một luống đất để người nam có thể cuốc hộ phần đất của bạn
nữ bên cạnh mình. Theo Jacques Dounes: “Do cộng đồng huyết thống, nhiều
làng là những thị tộc gia đình. Chính từ đó hình thành tính cộng đồng của
người Tây Ngun, biểu hiện bằng tính tương trợ vơ tư, bằng việc vần đổi
cơng thường xun, việc bình qn trong phân phối” [12, 255]. Có lẽ khơng ở
đâu con người lại mang tính cộng đồng cao như ở Tây Nguyên.
Tinh thần cộng đồng biểu hiện cao nhất trong hoàn cảnh chiến tranh. Khi
giặc Pháp đến, dân làng bị dồn vào ấp chiến lược, buôn làng từ già đến trẻ,
không kể trai gái đều đồng lịng, mưu trí đấu tranh chống giặc:
Chính bữa lũ Tây đến là dịp đồng bào: đàn ông, lũ trai thắt lại
khố, đàn bà con gái cuốn lại váy để đứng lên đấu tranh trở về bn
cũ. Trẻ con khóc, người mẹ khơng dỗ mà dùng khuỷu tay thích vào
chúng đau, lũ trẻ càng khóc, người này nhắc khuyên người mẹ mỗi
lúc một nhiều người nói thêm ồn ào, kẻ đứng người ngồi. Đa số
người dự họp là phụ nữ có con mọn khi con khóc thì họ đi ra, lúc
đầu đứng ở đầu hồi nhà gần đó rồi lần lượt đi thẳng về nhà mình.
Các ông cũng đứng dậy, chẳng ai nghe [20, 260].


14

Có thể thấy, để sống được với núi rừng, nương rẫy, với thiên tai, giặc dã,
đồng bào Tây Nguyên đã đồn kết một lịng để bảo vệ mình và bảo vệ bn
làng. Chính điều này đã làm nên nét đẹp văn hóa cho người Ê Đê và người
Tây Nguyên đó là tinh thần cộng đồng. Vì vậy, con người cộng đồng là một
yếu tố tiêu biểu trong việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Y Điêng.
1.1.2. Con người nghệ sĩ
Trên mảnh đất Việt Nam có lẽ khơng nơi đâu thiên nhiên ưu đãi và tươi

đẹp như mảnh đất Tây Nguyên. Phải chăng vẻ đẹp của những đồi thông,
những cánh rừng bạt ngàn, những con suối trong xanh mát rượi mà mẹ thiên
nhiên đã phú cho người Tây Nguyên một cảm quan và năng khiếu âm nhạc
bẩm sinh. Đọc tác phẩm nào của Y Điêng ta cũng bắt gặp những nhân vật
giàu chất nghệ sĩ mà nhất là tình yêu đối với âm nhạc. Người Tây Nguyên
sống gắn với lời ca tiếng hát từ trong cuộc sống, lao động, các lễ hội đến
trong chiến đấu âm nhạc vẫn theo họ. Ngay khi đứa trẻ ra đời, trong lễ thổi
tai, đứa trẻ đã được nghe những giai điệu âm nhạc đầu đời. Đó là âm thanh
của cồng chiêng- một thứ nhạc cụ đã làm thành nét văn hóa đặc trưng Tây
Nguyên, được Unesco cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể: “Đêm khuya
vắng, tiếng chiêng nghe càng êm dịu như ru khi nhỏ khi to, khi lượn theo
ngọn đồi rồi lại bay lên với mảnh trăng hạ tuần.” [19, 201]. Tiếng cồng tiếng
chiêng đã theo họ trong mọi lễ hội, từng niềm vui, nỗi buồn của bn làng
đều có cồng chiêng chia sẻ. Và đến khi họ nhắm mắt từ giã cõi đời thì một lần
nữa cồng chiêng lại được tấu lên để tiễn họ về với giàng trời, giàng đất.
Trong Chuyện trên bờ Sông Hinh, những nhân vật trong tác phẩm đều
rất thích hát và hay hát. Họ hát để tìm con gái cho con trai của họ: “Trong
bữa rượu khi hơi men đã thấm vào miệng, bà mẹ nào có con trai cũng phải
hát ngỏ lời với mí Hơ Linh” [19, 43]. Vì vậy khi đã chọn được con dâu ưng ý,
Mí Y Thoa tự hào hát ca ngợi con trai, con dâu Hơ Linh của mình: “Trong


15

những ngày hội khi ăn cơm no, uống rượu say bà cũng có thể hát đơi điều về
người con trai của mình, người con dâu của họ” [20, 13- 14].
Trong Hờ Giang, một lần nữa ta bắt gặp chất nghệ sĩ đó: “Gian nhà
trong các bà có hơi men vào là có tiếng hát” [24, 614]. Đặc biệt ta khơng
thể quên giọng hát của mí Y Soa khi hát với mẹ Hơ Giang để hỏi Hơ Giang
cho con trai mình: “Giọng hát rất thanh, nghe nó trong đêm như bị theo

từng cái sạp nhà, ngọt ngào như gió xuân về” [24, 614]. Tiếng hát không
chỉ là phương tiện để đối thoại, hỏi con dâu, con rể mà họ hát còn vì “say
nghĩa, say tình”.
Tây Nguyên là vùng đất của nhiều lễ hội. Những lời khấn, lời cúng là
chuyện thường gặp của các lễ hội nhưng hát trong lễ thì là chuyện rất hiếm.
Và chất nghệ sĩ được thể hiện ngay chính trong các lễ hội đậm chất Tây
Nguyên này. Trong lễ đâm trâu, trước khi tiến hành đâm trâu, người ta hát ru
trâu như một sự tri ân đối với chú trâu đã gắn bó cả một đời với người dân và
cầu mong trâu ra đi thanh thản: “cả cái thiên nhiên vùng đồi cỏ như ngừng
mọi sự hoạt động của mình để thưởng thức điệu ru trâu. Người ru trâu cất
tiếng hát... Tiếng hát ru trâu khi cao vút, khi trầm bổng man mác, tròn lẳn và
ngọt ngào” [21, 42- 45].
Có lẽ khơng ở đâu trong lúc “cay đắng chán chường”, con người vẫn
hát như ở Tây Nguyên. Dường như hát là một nhu cầu bản năng, tự nhiên và
phóng khống như núi rừng. Mí Hơ Linh khi ra rẫy nhớ chồng- hát, ngồi vá
áo thương con, thương thân phận của mình cũng hát. Tiếng hát như tiếng lịng
nức nở cất lên của một kiếp người gặp bao cay đắng, éo le. Tiếng hát như một
sự giãi bày, trút bớt những phiền muộn trong lịng.
Ngồi tiếng hát, họ cịn rất giỏi chơi các loại nhạc cụ. Đó cũng là cách để
họ bộc lộ cảm xúc của lịng mình. Y Thoa được miêu tả là chàng trai không
những khỏe mạnh, thạo cơng việc mà cịn chơi đàn rất giỏi. Tiếng đàn “nỉ
non, dìu dặt” nhiều cung bậc khiến người nghe mê mẩn:


16

Tiếng nhị của anh dìu dặt, nỉ non leo đến tận tai mọi người,
mát như mặt đất thấm hạt sương. Tiếng nhị đi qua cửa chính,
luồn qua cửa sổ bị đến chiếc chiếu của các cô đang nằm... tiếng
nhị của anh, khơng phải một cái gì phẳng lặng, có lúc thẳng rõ,

lúc lại khúc khuỷu, vừa nhẹ nhàng nhưng lại vừa thúc giục, mỉa
mai đối với ai còn chần chừ... Tiếng đàn khi êm ả điệu hát hơ- ri,
khi thánh thót bắt chước theo giọng hót của chim trên rừng đơlay- gia [19, 99- 100].
Y Thoa không chỉ giỏi chơi đàn nhị mà cịn giỏi chơi đàn cóc tang: “Y
Thoa lên chịi. Trên đó có sẵn một bộ đàn cóc tang bằng gỗ xoan đào. Đàn đá
khá lâu nên nhẵn bóng, tiếng lại rất thanh, Y Thoa đánh đàn. Nghe tiếng cóc
tang, tiếng trầm, tiếng thanh, mỗi âm thanh như nói lên một lời. Anh đánh
theo một điệu dân ca” [19, 122- 123].
Khơng chỉ có Y Thoa mà Y Ngai- một chàng trai khác của xứ đồi cỏ
Sông Hinh cũng rất giỏi chơi đàn nhị. Tiếng đàn của anh giàu sức lay động
lịng người: “Ơi chao, tiếng nhị nỉ non khắp gian nhà rồi bị ra ngồi cho cả
làng nghe” [19, 190].
Trong Ba anh em, nhân vật Y Nguyên được miêu tả ngồi vẻ đẹp ngoại
hình, giỏi võ nghệ, trọng tình nghĩa cịn có tài đánh chiêng, vỗ trống khơng ai
bằng: “Nói về cơng việc đánh chiêng vỗ trống thì anh Y Nguyên có biệt tài…
khi anh đeo trống vào người… làm cho các cô gái say sưa và nhảy múa càng
duyên dáng hơn” [21, 50]. Tiếng trống, tiếng chiêng của anh làm các cô gái
say đắm, các cụ già thấy tự hào về người con của dân tộc mình đã giữ được
cái hồn của văn hóa bn làng Tây Nguyên trong từng tiếng chiêng, nhịp
trống vì vậy mà mỗi khi thiếu anh, lễ hội của buôn làng như kém vui đi hẳn.
Ngồi ra, hát hay thổi kèn cịn là cách để người dân Tây Nguyên xua tan
cái mệt nhọc sau một ngày làm lụng vất vả: “Từ con suối, đường rẫy, cây đổ


17

kiến vàng. Những bóng cây mát trên đường rẫy, sau khi đi làm rẫy về cùng
bạn bè ngồi lại thổi kèn đinh tút, đinh năm” [24, 635- 636].
Có lẽ sống giữa đại ngàn Tây Nguyên tươi đẹp đã làm con người nơi đây
sống rất nghệ sĩ và phải chăng cũng nhờ chất nghệ sĩ này mà họ vượt qua

được cuộc sống lao động vất vả và sự khắc nghiệt của cái nắng, cái gió nơi
này. Phẩm chất này bổ sung và làm nên vẻ đẹp đặc trưng không lẫn vào đâu
của người Tây Nguyên.
1.1.3. Con người bất hạnh
Trong tiểu thuyết của Y Điêng, bên cạnh con người cộng đồng, con
người nghệ sĩ cịn có những con người nhỏ bé, bất hạnh. Phải sống dưới chế
độ thực dân, đế quốc, đồng bào các dân tộc Tây Ngun khơng thể nào có
cuộc sống tốt đẹp, vì vậy trong tiểu thuyết Y Điêng khơng thiếu những nhân
vật có số phận nhỏ bé, bất hạnh mà mí con Hơ Linh là nhân vật tiêu biểu.
Mí Hơ Linh mất chồng chỉ vì ma Hơ Linh đi hái cà phê lỡ tay làm gãy
một cành cà phê bị thằng cai đánh chảy máu mồm đến nỗi phải nhập viện và
chết một cách oan uổng. Còn Hơ Linh vì khước từ thẳng thừng tình cảm của
chánh tổng Y Sơ liền bị hắn vu cho mí con Hơ Linh có ma lai, bị trục xuất
khỏi bn Thu. Nhưng đến bn Doan, mí con Hơ Linh cũng nào có yên. Một
lần nữa, Y Sô lại mách Ma Thin- chủ bến nước bn Doan rằng chính mí con
Hơ Linh có ma lai nên đã ăn chết con trai ông và bị kiện phải đền hai mươi
lăm con bị cho ơng chủ bến nước nếu khơng chứng minh được mình khơng
có ma lai. Để chứng minh hai mẹ con trong sạch, mí Hơ Linh đã uống một
mạch cạn cả ché rượu. Từ đó, bà mắc bệnh chết đi để lại Hơ Linh thui thủi
một mình. Một cơ gái đẹp như Hơ Linh đến nỗi “hoa kơ tinh cũng phải thua”
[19, 47] lại hiếu thảo, đảm đang là niềm mơ ước của nhiều chàng trai đáng lẽ
ra phải sống hạnh phúc nhưng dường như bao nhiêu tai họa, mất mát cứ dồn
đến với Hơ Linh. Nhân vật Hơ Linh làm chúng ta nhớ đến cô Mị trong Vợ


18

chồng A Phủ của Tơ Hồi. Mị là một cơ gái trẻ đẹp, giỏi giang, có tài “thổi lá
cũng hay như thổi sáo bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị hết
núi này đến núi khác” vậy mà vì món nợ của ba mẹ và nỗi sợ hãi trước cường

quyền, thần quyền đã biến cô gái trẻ trung, xinh đẹp phải cam chịu cuộc sống
“lùi lũi như con rùa trong xó cửa” trong nhà thống lí Pá Tra. Hai cảnh ngộ,
hai tính cách nhưng Hơ Linh và Mị dường như có điểm chung: họ đều là nạn
nhân của cường quyền và thần quyền.
Không chỉ những người phụ nữ nhỏ bé là nạn nhân của thần quyền và
cường quyền mà ngay cả những thanh niên khỏe khoắn, biết suy nghĩ, có ít
cái chữ trong bụng cũng là nạn nhân của bọn tay sai dưới chế độ thực dân. Y
Thoa chỉ vì cứng đầu khơng chịu làm giấy tờ tùy thân và là người yêu của Hơ
Linh- người mà chánh tổng Y Sô thèm khát nên Y Sô đã mượn tay của quan
huyện bắt Y Thoa đi tù dù khơng có tội gì cả: “Mãi đến lúc này Y Thoa cũng
chưa biết mình bị mắc tội lớn gì mà bị giam ở đây” [19, 173]. Đến khi Y
Thoa mãn hạn tù, Y Sơ cịn nhờ quan trên nhốt thêm Y Thoa một thời gian
nữa, càng lâu càng tốt. Nếu Hơ Linh khiến ta nhớ đến nhân vật Mị thì Y Thoa
làm ta nhớ đến A Phủ trong Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi. Họ đều là những
chàng trai khỏe mạnh, tốt bụng, không sợ cường quyền của hai miền đất khác
nhau nhưng cùng chung cảnh ngộ là nạn nhân của bọn chúa đất miền núi
nhưng cuối cùng họ đã giác ngộ cách mạng và giải phóng cho chính mình.
Con người nhỏ bé, bất hạnh khơng chỉ là những cá nhân đơn lẻ mà còn là
tập thể của những người cùng số phận, hoàn cảnh. Trên đường bị giải lên
Buôn Ma Thuột, Y Thoa đã nhận ra rằng không chỉ có mỗi mình mình cực
khổ mà cịn nhiều người cịn thê thảm hơn mình nữa: “Lâu nay anh cứ tưởng
tượng, anh gầy yếu hơn mọi người. Nhưng khi đến nơi đây, anh thấy mọi
người chỉ cịn đơi mắt động đậy, da bọc xương khô khốc” [19, 179]. Anh hiểu
ra khơng chỉ mình bị bắt bớ vơ cớ mà nhiều người kinh cũng có số phận như


19

mình: “Những người bị giam này đều bị oan cả, cịn bao nhiêu chuyện trên
bờ Sơng Hinh nhỏ bé này ai thấu được” [19, 173], “Đến nhà lao Buôn Ma

Thuột, tôi thấy rất nhiều người Ê Đê bị tù, người thì đi tù vì con khơng chịu đi
lính, người bị nghi có ma lai, kẻ thì cãi lại miệng của chánh tổng, cũng có
người bị kiện cáo thua lỗ cũng phải đi tù” [19, 289]. Quan trọng hơn, anh biết
được: “Người Kinh và người Ê Đê đều nghèo và biết yêu thương lẫn nhau”
[19, 179] không như lời chánh tổng Y Sơ bịa đặt rằng người Kinh tồn là xấu
xa cả để chia rẽ người Kinh với người đồng bào.
Trong Ba anh em, ta gặp ba chàng trai của ba làng khác nhau, họ đều
nghèo và bị áp bức, bóc lột đến tận thậm tệ. Vì vậy, họ rủ nhau đi tìm nơi có
cuộc sống tự do, đủ ăn, đủ mặc và khơng cịn bị áp bức nữa, mọi người biết
yêu thương nhau:
Ba anh em chúng tôi, ba làng khác nhau, nhưng ở làng nào
cũng bị kẻ xấu áp bức bóc lột đến tận xương tủy. Làm nương rẫy
khơng nghỉ nhưng rồi ăn không đủ. Dân cả ba làng đau khổ suốt
năm tháng. Bởi vậy ba anh em chúng tôi rủ nhau, đi tìm thử trên
xứ đồng cỏ của ta đây hoặc là một vùng khác xa xăm hơn. Ở
làng nào, vùng nào biết làm ăn, biết sinh sống, mọi người bình
đẳng như nhau, khơng có người này làm xấu, làm khổ người khác
[21, 93- 94].
Rõ ràng, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai của chúng đã lợi dụng sự
mê muội, ít học của đồng bào Ê Đê, mượn tay của thần quyền, cường quyền
để cai trị, bóc lột họ, đẩy họ đến đường cùng, phải sống cuộc sống thê thảm.
Qua những mảnh đời, số phận bất hạnh phải chăng Y Điêng đang nói hộ
những ước mơ, giãi bày éo le, uẩn khúc và niềm mong mỏi của những con
người nhỏ bé bình dị q ơng cũng như những người con của Tây Nguyên
đầy nắng và gió này. Tác phẩm đã tái hiện bức tranh hiện thực xã hội miền


20

núi hiện lên với những xung đột âm thầm mà gay gắt của xã hội cũ, vừa là

những xung đột mn thuở của con người. Đó là xung đột giữa con người
lương thiện nhỏ bé với thế lực cường quyền, thần quyền; xung đột giữa khát
vọng tình yêu, hạnh phúc với những rào cản của lễ giáo, hủ tục; giữa ước mơ
và thực tại phũ phàng. Nhà văn đã tinh tế phát hiện sự vận động bên trong của
đời sống tâm hồn con người nhỏ bé ở vùng đồi cỏ Sông Hinh. Mỗi cuộc đời,
mỗi một số phận là một mảnh ghép để làm nên bức tranh hiện thực đương
thời. Phải sống, gắn bó và yêu thương những con người của quê hương mình
nhiều đến nhường nào mới giúp Y Điêng khắc họa nên những con người để
lại nhiều dư âm, cảm xúc trong lòng độc giả đến như thế!
1.1.4. Con người tha hóa
Tác phẩm Y Điêng hầu hết viết về những con người Tây Nguyên với vẻ
đẹp thuần phác, mộc mạc, thẳng thắn, nguyên thủy như chính núi rừng, nương
rẫy nơi đây. Họ sống thật lòng, thật bụng như dịng sơng, con suối khơng biết
ghét bỏ, làm hại ai bao giờ. Nhưng khi thực dân Pháp đặt chân đến mảnh đất
màu mỡ này chúng đã dùng đồng tiền và quyền lực biến một số người Ê Đê
chất phác, hiền lành thành tay sai đắc lực cho chúng mà tiêu biểu hơn cả là
nhân vật Y Sô. Hắn là nhân vật phản diện được Y Điêng đầu tư khắc họa kĩ
lưỡng nhất trong các tác phẩm của mình. Hắn khơng phải là nhân vật “đơn
phiến” mà mang nhiều tính cách hiện thân tiêu biểu cho lũ tay sai bán nước:
tham lam, háo sắc, bất chấp đạo lý, luật tục nhưng vô cùng khôn khéo. Trước
khi thành chánh tổng, Y Sô cũng là chàng trai hiền lành như bao chàng trai Ê
Đê khác của vùng đồi cỏ Sông Hinh nhưng khi bọn Tây đến nâng hắn lên làm
chánh tổng thì hắn đã thay đổi hẳn:
Hắn đi đến làng nào trong tổng, gái làng đó phải trốn đi hết
cả, đến trời tối om mới dám về nhà và lờ mờ sáng lại lên nương
rẫy. Mỗi lần hắn đến được chủ làng cột rượu mà không thấy đứa


21


con gái nào đến thả nước thì ơng chủ làng đủ nhét kín tai lại mà
vẫn cứ nghe hắn mắng nhiếc thậm tệ... Từ ngày hắn làm chánh
tổng, hắn làm trái hết mọi luật tục tốt đẹp ở vùng đồi cỏ này.
Không những đối với người lớn, con trai, con gái mà ngay đến cả
trẻ thơ đang chạy diều đánh quay kia cũng bị hắn bắt nạt... người
ta sợ nhất là hắn lên nhà, y đã lên nhà rồi đâu phải về không.
Phải rượu cột, cơm nấu, gà thui chứ. Nếu nhà nào khơng có phải
đi mượn, nếu nhà nào để hắn về khơng thì coi như một cái nợ cho
mình vậy [19, 73- 75].
Hắn đã lợi dụng thần quyền và cường quyền gán cho mẹ con Hơ Linh có
ma lai để đẩy họ ra khỏi bn làng vì Hơ Linh khơng chịu thỏa mãn tính háo
sắc của hắn. Hắn lợi dụng quyền lực của quan trên để đẩy Y Thoa vào tù chỉ
vì Y Thoa là người yêu của Hơ Linh- người mà hắn ưng cái bụng mà khơng
có được. Và còn bao nhiêu người dân nghèo khổ của xứ đồi cỏ này cũng là
nạn nhân dưới sự cai trị của hắn.
Hờ Giang là tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cũng là tác
phẩm có nhiều nhân vật tha hóa nhất trong các tiểu thuyết của Y Điêng. Đó là
những Ma Sa, Ma Lóa- những kẻ đã từng đi lính cho Pháp, nay về già lại làm
tay sai cho đế quốc Mỹ; Y La tên lính Ngụy khét tiếng trong việc trị dân, dồn
dân vào ấp chiến lược; Y Soa- kẻ bỏ vợ con đi theo biệt kích Mỹ. Những nhân
vật tha hóa này chủ yếu bị đồng tiền chi phối nên đã chấp nhận đi theo và trở
thành tay chân đắc lực cho Pháp, Mỹ. Tuy nhiên cũng có nhân vật khơng đơn
thuần chỉ vì tiền mà cịn vì cả sự ghen tng mù qng. Y Soa từ một chàng
trai rất giỏi giang với công việc nương rẫy, có tài đan gùi rất đẹp, rất yêu
thương gia đình, vợ con vậy mà bị tên Ma Lóa xúc xiểm, xúi giục rằng con
gái của anh và Hờ Giang chưa chắc là con của anh nên Y Soa đã rời bỏ bn
làng theo bọn biệt kích Mỹ. Tệ bạc hơn, chính anh nhẫn tâm kéo bọn biệt kích



×