Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Bài tập tiểu luận về chính sách cô lập vẻ vang của nước anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.09 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VIỆN SƯ PHẠM XÃ HỘI

TIỂU LUẬN:

TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH “CƠ LẬP VẺ VANG” CỦA
NƯỚC ANH THỜI CẬN ĐẠI

Học viên: Hoàng Danh Hùng
Mã học viên: 21822901110005
Lớp: Cao học 29 - Lịch sử thế giới
Giảng viên: GVC - TS Hoàng Thị Hải Yến
VINH, THÁNG 7 NĂM 2021


I. PHẦN MỞ ĐẦU
Chúng ta đã từng chứng kiến những nền văn minh cổ đại như Lưỡng Hà, Ai
Cập, Hi - La, Maya…, các đế chế hùng mạnh như Ba Tư, La Mã, Hồi giáo,
Ốttôman, Nguyên Mông…, những đế quốc có tầm ảnh hưởng nhất thời kỳ cận đại
như Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp đều có chung một xuất phát điểm từ một gia
tộc thấp kém, một thành phố vô danh, từ một đất nước nhỏ bé nhưng đã trỗi dậy
mạnh mẽ, trở thành đế quốc hùng mạnh, thống trị các vùng đất rộng lớn khắp thế
giới, có nhiều phát kiến sáng tạo đóng góp trong diễn trình lịch sử của nhân loại.
Câu hỏi lớn được đặt ra là: Điều gì đã kiến tạo nên sự hùng mạnh của các đế chế,
các dân tộc, các đế quốc và quốc gia? Thực tế đã chứng minh sự hùng mạnh của
một đế chế, đế quốc, quốc gia không phụ thuộc vào diện tích lớn hay nhỏ, sự ảnh
hưởng của một dân tộc không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên giàu hay
nghèo, sự lớn mạnh của quốc gia không phụ thuộc vào dân số ít hay nhiều… mà
ngược lại, chính sự bất lợi đó đã nung nấu ý chí khởi phát mạnh mẽ nhất của các đế
chế trong lịch sử. Bất kỳ một đế chế nào, dân tộc nào, quốc gia nào đều có thể biến
nghịch cảnh thành cơ hội, biến nhỏ bé thành vĩ đại, biến phụ thuộc thành ảnh


hưởng dựa vào ba yếu tố: một là sự hiểu biết và ham học hỏi, hai là sự đoàn kết và
chiến lược đúng đắn, ba là sức mạnh và tầm ảnh hưởng.
Jacques Droz đã từng nói: “Lịch sử quan hệ quốc tế chính là việc nghiên cứu
sự xuất hiện và phát triển của các vấn đề lớn, chính sách đối ngoại của các cường
quốc”. Khi nghiên cứu về quan hệ quốc tế, khơng chỉ sắp xếp một cách có thứ tự
các sự kiện quan trọng trong lịch sử loài người mà cịn phân tích chúng để đưa ra
ánh sáng những lợi ích đan xen, những sự hợp tác được che đậy khéo léo. Và công
cụ quan trọng nhất của quan hệ quốc tế là ngoại giao - là một hoạt động đặc biệt mà
mỗi quốc gia sử dụng để phục vụ cho chính sách đối ngoại của mình.


Lịch sử ngoại giao thời Cận đại bao trùm khoảng thời gian từ thế kỷ XVI đến
hết chiến tranh thế giới thứ nhất. Quá trình hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa
dần dần diễn ra ngay từ hậu kỳ trung đại. Bước thúc đẩy nhảy vọt cho quá trình này
là những cuộc phát kiến địa lí cùng những cuộc xâm chiếm thuộc địa đầu tiên vào
thế kỷ XV - XVI. Quan hệ thương mại thế giới phát triển, quan hệ hàng hóa tiền tệ
được củng cố vững chắc. Các tuyến đường và trung tâm thương mại chuyển từ Địa
Trung Hải và biển Bantich sang bờ biển Đại Tây Dương. Kể từ lúc ấy, những quốc
gia nằm gần kề những trung tâm này bắt đầu đóng vai trị chính trong quan hệ quốc
tế ở châu Âu. Đó là những quốc gia Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Anh.
Trong chính sách đối ngoại của các quốc gia này, đóng vai trị quyết định là lợi ích
của chế độ qn chủ cha truyền con nối và khát vọng tham tàn của giai cấp quý tộc
phong kiến. Thế nhưng giai cấp tư sản đang lên mà lợi ích của họ gắn với việc xâm
chiếm thị trường mới, chiếm lĩnh thuộc địa, bảo đảm ưu thế thương mại của nước
mình, vẫn gây ảnh hưởng ngày một mạnh mẽ lên chính sách nói trên. Những lợi ích
đó có thể ẩn tàng, là cơ sở của phần lớn các cuộc chiến tranh diễn ra ở châu Âu thời
Cận đại và là nội dung của hầu hết các điều ước quốc tế thời bấy giờ. Ngoại giao
châu Âu khi đó cũng phục vụ chính những mục tiêu trên.
Về cơ bản, ngoại giao thời đó vẫn thuộc độc quyền của các chế độ quân chủ
chuyên chế. Chỉ riêng ở Anh, nhất là sau cách mạng tư sản, Quốc hội đã có những

ảnh hưởng ngày càng sâu đậm lên chính sách đối ngoại của nước này. Đế quốc Anh
khởi nguồn với các thuộc địa và trạm mậu dịch hải ngoại được thiết lập từ cuối thế
kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, là đế quốc rộng lớn nhất trong lịch sử nhân loại, với
thế lực toàn cầu đứng đầu trong hơn một thế kỷ, đánh bại cả Napoleon đại đế và
khiến Tây Ban Nha suy tàn. Vào thời kỳ đỉnh cao của quyền lực, đế quốc Anh
thường được ví với câu nói "đế quốc mặt trời khơng bao giờ lặn" bởi lãnh thổ mở
rộng ra toàn địa cầu. Thời bấy giờ, lãnh thổ của đế quốc Anh dài trên khắp 5 châu
lục với hơn 100 vùng lãnh thổ và các quần đảo hải ngoại. Bao phủ diện tích hơn
33.670.000 km², gần ¼ tổng diện tích tồn cầu và cai trị khoảng 413 triệu người,


chiếm 1/5 dân số thế giới lúc bấy giờ. Do đó, những di sản văn hóa, ngơn ngữ và
luật pháp của đế quốc này được truyền bá rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Một trong những chính sách giúp nước Anh đạt đến đỉnh cao quyền lực đó là việc
thực hiện chính sách “cơ lập vẻ vang” ở cuối thế kỷ XIX.


II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Quan hệ quốc tế những thập kỷ cuối của thế kỷ XIX
2.1.1. Mâu thuẫn Pháp - Đức
Sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ và hoàn thành thống nhất đất
nước, Đức vươn lên địa vị cường quốc thế giới, đứng hàng thứ 2 về kinh tế (sau
Mỹ). Tuy nhiên, vị thế chính trị của nước Đức lúc này chưa lớn trong tương quan
với các cường quốc khác ở châu Âu. Điều này đã làm cho Đức trong những cuối
thế kỉ XIX tìm mọi cách nâng cao vị thế của mình, một trong những nội dung trong
chính sách đối ngoại của Đức là chống lại Pháp, một nước vốn có mối thù sâu sắc
với Đức.
Thất bại nhục nhã của Pháp trong chiến tranh Pháp - Phổ và buộc phải kí
Hịa ước với những điều khoản rất nặng nề về kinh tế và chính trị (Bồi thường 5 tỷ
Frăng, cắt 2 vùng giàu nguyên liệu là Andat và 1/3 tỉnh Loren cho Đức là một sự sỉ

nhục về chính trị), Pháp tìm cách phục thù Đức. Nước Pháp sẵn sàng tham gia vào
bất cứ liên minh nào để chống lại Đức, nhất là khả năng liên minh với Nga để đối
chọi với Đức.
Điều đó làm cho mâu thuẫn Pháp - Đức 30 năm cuối thế kỷ XIX trở nên gay
gắt. Mâu thuẫn Pháp - Đức trở thành mâu thuẫn chủ yếu, là trục chính chi phối
quan hệ quốc tế ở châu Âu suốt 30 năm cuối thế kỉ XIX. Quan hệ căng thẳng đến
mức vào năm 1875 hai nước đứng trước nguy cơ chiến tranh khi Đức thực hiện
“báo động quân sự”. Mâu thuẫn này chi phối đến việc hình thành các liên minh
quân sự, liên minh song phương giữa các nước cũng như chính sách đối ngoại của
các nước.
Từ sau năm 1871 - những năm 90, chính sách đối ngoại của Đức gọi là “thời kì


ngoại giao Bixmac”. Nội dung của chính sách đối ngoại Đức thời Bixmac là: Mục
đích hàng đầu của Đức là xác định vị trí đế quốc ở châu Âu (lục địa); đối thủ quan
trọng nhất là nước Pháp, tiếp đó là Nga. Đức tìm mọi cách ngăn cản sự hình thành
liên minh Pháp - Nga; tìm cách lơi kéo đồng minh, tập hợp lực lượng: Liên minh
Tam hoàng (Đức - Áo - Hung - Nga 1873); Liên minh tay ba (Đức - Áo - Hung - Ý
1882); Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa: Tây Nam Phi, Đơng
Phi.
2.1.2. Sự thành lập Liên minh Tam hồng: Đức, Áo - Hung, Nga năm 1873
Liên minh Tam hoàng (3 hoàng đế) gồm hoàng đế Đức Vimhem I, hoàng đế
Nga Alechxan II, hồng đế Áo Phrăngxoa Giơdép được thành lập năm 1873 dưới
sự chèo kéo của Bixmac. Để tiến hành chính sách chống Pháp, Bixmac chủ trương
thiết lập một liên minh qn sự, chính trị và ra sức lơi kéo Nga, Áo về phía Đức để
loại bỏ khả năng 2 nước này có thể liên minh với Pháp. Để thực hiện mưu đồ này,
Bixmac đã giương cao ngọn cờ phong kiến để chống lại các nước có chính thể cộng
hịa.
Liên minh Tam hoàng ra đời trên cơ sở những liên minh song phương được
kí kết giữa Đức - Nga, Đức - Áo, Nga - Áo thông qua những chuyến thăm lẫn nhau

giũa các vị hoàng đế ba nước.
Tháng 5 - 1873, hoàng đế Đức Vinhem I thăm Nga, ký Hiệp định quân sự
Đức - Nga ngày 6 - 5 - 1873. Tháng 6 - 1873, Nga hoàng Alechxan II thăm Áo, ký
Hiệp định Nga - Áo ngày 6 - 6 - 1873. Tháng 10 - 1873, hoàng đế Đức Vinhem I
thăm Áo. Ngày 22-10-1873 hoàng đế Đức và hoàng đế Áo thống nhất với nhau các
Hiệp định giữa Nga - Đức, Nga - Áo đã kí vào trước đó.
Nội dung cơ bản trong các thỏa thuận là: Nếu một trong ba nước bị nước
khác tấn cơng thì ba nước sẽ triệu tập 1 hội nghị khẩn cấp để bàn cách đối phó.
Sự ra đời của Liên minh Tam hồng là thắng lợi của đường lối ngoại giao của


Bixmac. Đức đã lôi kéo được 2 nước phong kiến lớn về phía mình để tham gia mặt
trận chống Pháp, hình thành cục diện mới ở châu Âu có lợi cho Đức.
Về phía Nga, Nga có thêm sự giúp đỡ của Đức, làm dịu đi quan hệ với Áo,
loại bỏ được khả năng Anh liên minh với Áo để chống lại mình. Từ đây, Nga thốt
khỏi tình trạng khó khăn về ngoại giao kê từ sau chiến tranh Crưm
Về phía Áo - Hung, khi liên minh với Đức, đế quốc Áo - Hung đã tăng
cường được thế lực của mình, nhất là có thêm điều kiện tham gia tranh chấp ở
Bancăng.
Liên minh Tam hồng thực chất khơng phải là một liên minh quân sự mà là
một sự cấu kết mang tính thỏa hiệp giữa các nước phong kiến. Nó cũng không phải
là liên minh vững chắc, rất dễ rạn nứt. Ba nước Nga - Đức - Áo hợp tác với nhau là
vì tình thế quyền lợi trước mắt, sự hợp tác này khơng thể xóa bỏ được mâu thuẫn
giũa các nước với nhau.
2.1.3. Sự thành lập Liên minh: Đức - Áo - Hung - Ý năm 1882
Trong cuộc chiến tranh Nga - Thổ (1877 - 1878), Nga giành phần thắng và
thu được nhiều quyền lợi ở Ban căng, vị thế và uy tín ở khu vực cũng tăng nhanh.
Điều này tác động đến quyền lợi của Anh và Áo (2 đối thủ chính của Nga trong
tranh chấp ở Ban căng). Anh và Áo đe dọa sẽ tiến hành chiến tranh với Nga. Dưới
sự dàn xếp của Đức, Hội nghị Béclin được tổ chức vào năm 1878 để giải quyết

những mâu thuẫn giữa các nước xung quanh vấn đề Bancăng. Hội nghị Beclin quy
định eo biển Thổ Nhĩ Kỹ không được mở cho Nga, Anh được đảo Sip, Áo được
Bosnia - Hexgôvina.
Kết quả của Hội nghị Béclin làm thiệt hại lớn đến quyền lợi của Nga. Đức
cũng đã bộc lộ rõ thái độ chống lại Nga thông qua dàn xếp kết quả Hội nghị Beclin
để giảm ảnh hưởng của Nga ở Ban Căng. Vì vậy, mâu thuẫn Nga - Đức ngày càng
sâu sắc, Liên minh tam Hoàng rạn nứt nghiêm trọng.


Để đối phó khả năng Nga với Pháp liên minh với nhau, Đức tăng cường củng
cố mối quan hệ với Áo - Hung. Ngày 7 - 10 - 1879, đồng minh Đức và Áo - Hung
được thành lập với sự cam kết nếu một bên bị Nga tấn cơng thì bên kia sẽ dốc toàn
lực ra viện trợ.
Liên minh Đức - Áo - Hung đã bộc lộ rõ lập trường chống Nga của Đức và là
cơ sở để hình thành nên liên minh quân sự tay ba giữa minh Đức - Áo - Hung - Ý.
Để hồn tồn cơ lập Pháp và thực hiện mưu đồ bành trướng, bá quyền của
Đức, năm 1882, Liên minh Đức - Áo - Hung - Ý được thành lập. Ý ban đầu chỉ
muốn kí hiệp ước song phương với Đức để chống lại Pháp vì những tranh chấp
giữa Ý và Pháp ở châu Phi và Địa Trung Hải. Tuy nhiên, Đức muốn lôi kéo Ý tham
gia vào liên minh tay ba để tăng cường them sức mạnh. Đến năm 1881, khi Pháp
chiếm được Tuynidi (nơi Ý thèm khát) Ý mới đứng hẳn về phía liên minh.
Đây là khối liên minh quân sự đế quốc chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, có
ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ quốc tế của cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
2.1.4. Quan hệ liên minh Nga - Pháp
Những năm 1890, Nga và Pháp lại xích lại gần nhau. Về phía Pháp, sau
chiến tranh Pháp - Phổ, vị thế quốc tế của Pháp suy giảm. Nước Pháp là đối tượng
hàng đầu mà Đức cần loại bỏ, Đức tìm mọi cách cơ lập Pháp về mặt ngoại giao.
Tình hình trên gây khơng ít khó khăn cho Pháp, buộc phải đi tìm đồng minh. Nga là
nước đầu tiên mà Pháp hướng tới, bởi vì trong các cường quốc châu Âu chỉ có Nga
là nước khơng có mối thù sâu sắc với Pháp về các vấn đề liên quan đến châu Âu và

thuộc địa. Về phía Nga, Liên minh Tam hoàng chưa bao giờ tỏ ra vững chắc, mâu
thuẫn Nga - Đức chưa bao giờ kết thúc, nhất là sau Hội nghị Beclin. Vào những
năm 90, quan hệ Nga - Đức trở nên rất căng thẳng. Hơn nữa, Nga lệ thuộc Pháp về
tài chính (đế quốc Pháp là “đế quốc cho vay lãi”, mà con nợ lớn nhất là Nga), nên
quan hệ Nga - Pháp trở nên thân thiện hơn.


- Năm 1891, Nga - Pháp đạt được thỏa thuận kí kết bí mật về quân sự.
- Năm 1893, Hiệp ước Nga - Pháp được kí kết. Nội dung cơ bản là: Nếu
Pháp bị Đức hoặc Ý tấn công dưới sự hỗ trợ của Đức thì Nga sẽ trợ giúp quân sự
cho Pháp và ngược lại; Nếu Liên minh Đức - Áo-Hung - Ý động viên lực lượng thì
Nga - Pháp cũng động viên lực lượng.
Sự liên minh Nga - Pháp là đối trọng với Liên minh Đức - Áo - Hung - Ý. Như
vậy, đến cuối thế kỷ XIX, sự thay đổi lực lượng so sánh giữa các cường quốc tư bản
và việc hoàn thành phân chia mặt địa cầu làm cho mâu thuẫn giữa các đế quốc trở
nên hết sức nghiêm trọng. Kết quả là ở châu Âu đã hình thành hai khối qn sự và
chính trị đối địch nhau. Trước khi phát động cuộc chiến tranh chia lai thế giới,
những nước đế quốc, hoặc trực tiếp hay gián tiếp, gây ra những cuộc khủng hoảng
và những cuộc chiến tranh cục bộ ở Bancăng và Bắc Phi làm chấn động địa cầu.
2.2. Chính sách “Cơ lập vẻ vang” của nước Anh
2.2.1. Sự ra đời
Đến năm 1893, ở châu Âu đã hình thành nên hai khối quân sự đối đầu nhau
đã làm cho tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc có sự thay đổi rõ rệt. Vì
những quyền lợi của quốc gia cũng như những toan tính chính trị của các nhà lãnh
đạo các đế quốc đã làm cho cục diện chính trị ở châu Âu cuối thế kỷ XIX cực kỳ
căng thẳng và phức tạp.

Đức - Áo - Hung - Italia

Nga - Pháp



Hai khối quân sự đối lập nhau hình thành ở châu Âu làm thay đổi
tương quan lực lượng ở châu lục này

Vào lúc châu Âu đang trên đường hình thành hai khối qn sự thì nước Anh
đứng ngồi và lợi dụng mâu thuẫn giữa hai bên để hưởng lợi. Việc Anh đứng trung
lập giữa hai khối và thực thi chính sách ngoại giao không liên kết được lịch sử gọi
là chính sách “cơ lập vẻ vang” (“cơ lập huy hồng” hoặc “cơ lập vinh quang”).
Trong bối cảnh xung đột chính trị và quân sự đang leo thang ở châu Âu, nước Anh
biết rất rõ âm mưu của Bixmác lợi dụng sự hiềm khích giữa Anh và Nga đê đáy hai
nước này vào cuộc chiến. Đổng thời, Anh cũng thừa biết đối thủ của họ lúc này là
Nga và Pháp, cho nên bằng mọi cách làm cho cuộc chiến nếu có xảy ra thì cũng
diễn ra giữa hai khối Đức - Áo Hung - Ý với Nga - Pháp. Chính sách “cơ lập vẻ
vang” được nước Anh duy trì và thực hiện trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX.
“Cô lập vẻ vang” là chính sách ngoại giao khơng liên minh với các khối liên
minh quân sự các nước. Mục đích là để nước Anh tư do hành động đối với những
vấn đề xảy ra ở châu Âu và muốn duy trì cân bằng lực lượng ở châu Âu, lợi dụng
mâu thuẫn giữa các cường quốc châu Âu lục địa để hưởng lợi, tận dụng thời cơ để
tăng cường bành trướng thuộc địa.
2.2.2. Cơ sở hình thành
Trong khi châu Âu đang hình thành hai khối quân sự đối đầu, vì sao Anh lại
chọn chính sách “cơ lập vẻ vang”?


Thứ nhất, dựa vào vị trí địa lí đặc biệt: Anh là đảo quốc nằm ở tây bắc châu
Âu, được bao quanh bởi Đại Tây Dương và Biển Bắc, ngăn cách với lục địa bởi eo
Dover và eo biển Anh. Nước Anh tách biệt hẳn với toàn bộ phần lục địa châu Âu.
Những vùng nước này, mà đặc biệt là eo biển Anh - được tác giả nổi tiếng William
Shakespeare mô tả như “hào nước bảo vệ ngôi nhà” - đã giúp Anh vượt qua được

hầu hết các nỗ lực xâm chiếm từ bên ngoài kể từ sau cuộc chinh phục Norman năm
1066, để xây dựng và phát triển một phong cách riêng biệt.
Đại dương không chỉ giúp người Anh trong việc phòng thủ mà còn là cơ sở
để họ phát triển kinh tế, thám hiểm, trở thành những nhà chinh phục hàng hải vĩ
đại. Chính vị trí địa lý đặc biệt nêu trên, thêm vào đó là thời kỳ này lực lượng
khơng qn chưa xuất hiện thì khi châu Âu hình thành hai liên minh quân sự đối
đầu, nước Anh đã dựa vào điều đó để thực hiện chính sách ngoại giao không liên
kết, không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào và trở thành “ngư ông đắc lợi”.
Thứ hai, dựa vào ưu thế vượt trội về kinh tế: Anh là nơi bắt đầu cách mạng
công nghiệp do cách mạng tư sản diễn ra sớm, tạo điều thuận lợi thúc đẩy tư bản,
nhân công và kỹ thuật phát triển. Những phát minh quan trọng được ứng dụng triệt
để nhằm biến nước này trở thành nhà máy, trung tâm công nghiệp, công xưởng của
thế giới hướng đến mục tiêu bá chủ tồn cầu. Trong đó, Ln Đơn trở thành một
trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con
đường cơng nghiệp hóa.
Sau khi James Hagreaves phát minh ra máy kéo sợi, Cartwright phát minh ra
máy dệt, đến lượt James Watt đã phát minh ra máy hơi nước nhằm tăng thêm sức
mạnh đế quốc của Anh. Cùng với điện báo và các công nghệ mới ra đời tăng khả
năng kiểm sốt và phịng thủ hiệu quả. Nhờ đó, đế quốc Anh nhanh chóng có một
đội thương thuyền và một lực lượng hải quân hùng mạnh nhằm thực hiện khát vọng
bành trướng lãnh thổ.
Động cơ hơi nước của Thomas Newcomen sinh ra cách mạng công nghiệp.


Cha đẻ của đường sắt là George Stephenson xây dựng tuyến đường sắt liên đô thị
công cộng đầu tiên trên thế giới, đó là đường sắt Liverpool và Manchester. Sự ra
đời của ngành đường sắt đóng vai trị quan trọng trong việc khai khẩn Bắc Mỹ. Đầu
máy xe lửa hơi nước đầu tiên ở Anh do Richard Trevithick sản xuất trong những
năm đầu thế kỷ XIX và được sử dụng cho vận tải đường sắt cho đến giữa thế kỷ
XX đã thúc đẩy cách mạng công nghiệp diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Cùng với

đó, nhà sáng chế Anh Isambard Kingdom Brunel đã xây dựng đường sắt, cầu,
đường hầm, cầu cạn, nhà ga, cảng và đóng con tàu lớn nhất thế giới thúc đẩy cách
mạng hóa giao thơng cơng cộng và kỹ thuật hiện đại. Người Anh còn tạo ra động cơ
phản lực, máy xe sợi công nghiệp đầu tiên, máy tính đầu tiên và truyền máu người
thành cơng đầu tiên, máy hút bụi cơ giới hoá, máy cắt cỏ, dây thắt an tồn, tàu đệm
khí, động cơ điện, động cơ hơi nước, các thuyết như thuyết Darwin về tiến hóa và
thuyết nguyên tử.
Bên cạnh đó, họ tiếp tục phát minh ra các cỗ máy mới mang tính chất cách
mạng để thực hiện những công việc truyền thống như xe sợi và dệt vải cho năng
suất nhiều hơn so với làm bằng tay. Máy móc được dùng vào việc sản xuất sắt, thép
và những kim loại nhằm mục đích chế tạo thêm vũ khí và cơng cụ khác. Thời kỳ
này, gắn liền với những tên tuổi như kỹ sư, nhà phát minh Henry Bessemer đạt
được bước tiến lớn trong lĩnh vực sản xuất thép; James Nasmyth (1808 -1890) sáng
chế ra búa hơi, dùng để sản xuất các bộ phận của tàu thủy chạy bằng hơi nước hoạt
động hai chiều.
Một thành tựu đáng ghi nhận của James Cook - vị thuyền trưởng, nhà thám hiểm và
là người đầu tiên đã vẽ chính xác hải đồ của nhiều vùng đất và ghi lại nhiều hòn
đảo, đường biển trên bản đồ châu Âu. Ơng đã thực hiện ba chuyến hải trình đến
New Zealand, Tahiti và Hawaii đã giúp Anh mở rộng đế quốc ra toàn cầu. Dưới
thời cai trị của Nữ hoàng Anh Victoria, đồng bảng Anh do Ngân hàng Anh phát
hành là đồng tiền thống lĩnh trong mọi giao dịch quốc tế. Nhờ vậy đế quốc Anh có


đủ điều kiện để tăng cường tối đa sức mạnh hải quân Anh cùng công ty Đông Ấn
Anh… trong việc chinh phục và tranh giành thuộc địa, phát triển công nghiệp, phát
minh khoa học.
Với ưu thế vượt trội về kinh tế nói trên, nước Anh đủ sức chống lại các cuộc
tấn công và tham gia vào các cuộc chiến tranh khi cần.
Thứ ba, dựa vào ưu thế về thuộc địa: Ở châu Á, tại khu vực Đông Nam Á, Anh
xâm chiếm Miến Điện, Mã Lai và gây áp lực chiếm 4 bang của Xiêm. Ở Nam Á,

đặc biệt là Ấn Độ, tuy người Anh đến với vùng đất này muộn nhất nhưng lại là kẻ
xâm chiếm thành công nhất. Đến thế kỉ XIX, cụ thể là năm 1849, Ấn Độ là tài sản
của Anh và chỉ Anh sở hữu. Ở Đông Á, mà không ai khác là miếng bánh Trung
Quốc, người Anh lại linh hoạt hơn, vì khơng thể độc chiếm và cũng không đủ lực
cạnh tranh với gần chục đế quốc về kinh tế hay quân sư và tránh đối đầu trực tiếp
với các nước khác, họ buộc phải dùng những đồng tiền rẻ mạt mua tô giới, và
những hiệp ước bất bình đẳng. Các tơ giới của Anh có thể kể đến như Hồng Phố Thượng Hải, Hương Cảng. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX phần thuộc địa của Anh
ở Trung Quốc là: chiếm trọn Tứ Xuyên, đường sắt Nam Sơn Đông đến Trấn Giang
thuộc Anh.
Ở châu Phi, đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Anh chiếm Ai Cập, Đông
Xuđăng, Tây Nigieria, Bờ biển vàng, Gambia, Xirea Leona, thành lập vùng Đông
Phi thuộc Anh, chiếm Nam Rodedia, Cap, Natan và Xomali.
Ở châu Mĩ, Anh chỉ chiếm được một số vùng đảo nhỏ ở Caribe, bởi lẽ nơi
đây thuộc về Mĩ và Mĩ luôn ra sức đánh bật tất cả ra khỏi cái sân sau Mĩ Latinh của
mình.
Cịn ở châu Úc, Anh đã thiết lập hệ thống thuộc địa rộng lớn lên lục địa
Ôtxtrâylia, Niudilân và các quần đảo khác.
Như vậy, trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cùng với Pháp, Anh là những kẻ


chiếm được nhiều thuộc địa nhất, với tổng diện tích của hai đế quốc này chiếm
được lên đến hơn 46 triệu km2 và hơn 455 triệu dân tính đến cuối năm 1917. Tuy
nhiên có thể thấy Anh vượt trội hơn Pháp về khoản thuộc địa khi mà diện tích thuộc
địa Anh trước chiến tranh thế giới thứ nhất là gần 40 triệu km 2 và gần 400 triệu dân.
Với hệ thống thuộc địa rộng lớn trải dài trên khắp bề mặt Trái Đất, Anh được mệnh
danh là “đế quốc Mặt Trời” và đây cũng chính là cơ sở để Anh thực hiện chính sách
“cơ lập vẻ vang”.
Thứ tư, dựa vào sức mạnh của hải quân Anh: Quân đội Anh có lịch sử lâu
đời và ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử của thế giới đặc biệt là từ thế kỷ XVII. Quân
đội Anh lần đầu tiên được thành lập như là một lực lượng quân sự đúng nghĩa vào

năm 1660. Khi lãnh thổ của đế quốc Anh mở rộng bao gồm các thuộc địa, bảo hộ,
và lãnh địa khắp châu Mỹ, châu Phi, châu Á và Úc, Hải quân Hoàng gia được coi
như là sự sống còn đối với sự trỗi dậy của Đế quốc Anh, và sự thống trị của Anh
trên thế giới, quân đội Anh đã đóng một vai trò quan trọng trong chế độ thực dân
của Ấn Độ và các khu vực khác. Nhiệm vụ điển hình bao gồm đóng giữ tại các
thuộc địa, chiếm vùng lãnh thổ chiến lược quan trọng, và tham gia các hoạt động để
dẹp loạn biên giới thuộc địa, cung cấp hỗ trợ cho các chính phủ đồng minh, ngăn
chặn các đối thủ của Anh, và bảo vệ chống lại các cường quốc nước ngoài và người
bản địa thù địch.
Với sức mạnh của quân đội, đặc biệt là sức mạnh đứng đầu thế giới của Hải
quân Hoàng gia, giúp Anh tự tin đứng ở vị trí trung lập và thực thi chính sách “cơ
lập vẻ vang” của mình.
Thứ năm, xuất phát từ bối cảnh quốc tế ở cuối thế kỷ XIX: Do mâu thuẫn của
Anh với Nga, Pháp nên Anh muốn mượn tay kẻ khác để bảo vệ quyền lợi của mình.
Anh muốn khoét sâu vào mâu thuẫn giữa hai khối quân sự (Liên minh Đức - ÁoHung - Ý với Liên minh Nga - Pháp). Khi hai khối quân sự lo đối chọi với nhau thì
Anh đã làm giảm được sức ép từ Nga - Pháp và có thể ra tay thực hiện các mưu đồ


khác của mình. Palmerton (1784 - 1865) từng là thủ tướng Anh cho rằng “Chúng ta
khơng có đồng minh lâu dài cũng khơng có kẻ thù vĩnh viễn, chúng ta chỉ có quyền
lợi thường xuyên và vĩnh viễn, chúng ta lấy điều này làm kim chỉ nam”. Phương
châm này đã chi phối đường lối đối ngoại của Anh 30 năm cuối thế kỉ XIX.
Thứ sau, do sự khó khăn của các nước đế quốc khác: Như đã trình bày, trong
giai đoạn cuối thế kỷ XIX, trong khi Đức và Mĩ là những đế quốc trẻ, chưa đủ tiềm
lực để cạnh tranh với các đế quốc già cỗi ở châu Âu. Thêm vào đó, các đế quốc như
Hà Lan, Tây Ban Nha đã suy yếu. Các đế quốc khác đã thành lập nên các khối quân
sự đối lập ở châu Âu để tranh giành quyền lợi và chuẩn bị gây chiến với nhau để
phân chia lại thuộc địa. Trong bối cảnh các đế quốc khác đều gặp phải những khó
khăn trong nội tại của mình cũng như sự phức tạp trong quan hệ quốc tế, họ không
đủ sức và cũng không đủ khả năng để can thiệp vào nước Anh. Với những ưu thế

sẵn có, nước Anh hồn tồn có đủ cơ sở để khơng tham gia bất kì khối liên minh
nào và chấp nhận sự trung lập để mang lại sự “vẻ vang” cho chính đế quốc Anh.
Với chính sách “Cô lập vẻ vang”, Anh được hưởng lợi từ các cuộc tranh chấp
giữa các nước lớn ở châu Âu, tranh thủ thời cơ để xâm lược thuộc địa và trở thành đế
quốc thực dân.
2.2.3. Q trình thực hiện chính sách “cô lập vẻ vang”
- Cân bằng lực lượng giữa các nước châu Âu: Sau khi đánh bại Pháp, vào
năm 1815, tại Hội nghị Viên, Áo, các cường quốc lớn của châu Âu tìm cách thiết
lập một sự cân bằng quyền lực hịa bình giữa các đế chế sau các cuộc chiến tranh
Napoleon theo hệ thống Metternich. Các nước thắng trận phân chia lại các lãnh thổ
châu Âu, đặc biệt là các vùng đất lấy được từ Pháp. Đế quốc Áo chiếm được nhiều
vùng lãnh thổ nhất, ví dụ như Ba Lan, Bohemia, Slovakia, một phần của Italia,
Slovenia, Croatia...
Thế kỷ XIX, nhiều phong trào đòi độc lập diễn ra, đặc biệt là của người Đức
và người Ý. Sự bất ổn càng tăng thêm từ sự thành lập của nhiều phong trào quốc


gia (tại Đức, Ý, Ba Lan, Hungary, v.v...), tìm cách thống nhất quốc gia hay giải
phóng khỏi sự cai trị của các Đế quốc như Áo, Ốttôman. Thế kỷ XIX cũng chứng
kiến sự xuất hiện của đế chế Anh như cường quốc số một thế giới phần lớn nhờ
cuộc Cách mạng Công nghiệp và thắng lợi sau những cuộc chiến tranh Napoleon.
Đồng thời nhiều luồng tư tưởng mới ảnh hưởng tới chính trị châu Âu: tầng
lớp trung lưu đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ các ý tưởng dân chủ của cuộc cách mạng
Pháp, cuộc Cách mạng công nghiệp đã mang lại những thay đổi kinh tế và xã hội
quan trọng, các tầng lớp thấp bắt đầu bị ảnh hưởng bởi các ý tưởng chủ nghĩa xã
hội, cộng sản và vơ chính phủ, và mong muốn của tầng lớp tư bản mới là Chủ
nghĩa tự do.
Giai đoạn từ 1815 tới 1871 chứng kiến nhiều nỗ lực cách mạng và các cuộc
chiến tranh giành độc lập khỏi tầm ảnh hưởng của các Đế chế. Napoleon III, cháu
của Napoleon I, quay trở về từ nơi bị trục xuất là Anh Quốc năm 1848 và được bầu

vào nghị viện Pháp, và sau đó là "Hồng thân Tổng thống" trong một cuộc đảo
chính tự phong mình làm Hồng đế, một hành động sau này đã được đa số cử tri
Pháp phê chuẩn. Ông đã giúp đỡ cho sự thống nhất của Ý khi chiến đấu chống lại
Đế chế Áo và trong cuộc Chiến tranh Crimea với Anh và Đế chế Ốttôman chống lại
Nga. Đế chế của ông sụp đổ sau một thất bại nặng của Pháp trước người Phổ khiến
ông bị bắt giữ. Sau đó Pháp trở thành một nhà nước cộng hịa yếu ớt từ chối đàm
phán và bị Phổ đánh bại sau ít tháng.
Đế chế Áo mất dần đất bởi các quốc gia tuyên bố thành lập. Tuy nhiên, nước
này cũng có một thỏa ước với Hungary. Năm 1867, Đế quốc Áo-Hung thành lập và
tồn tại cho đến Chiến tranh thế giới thứ I.
Tại Versailles, Vua Wilhelm I của Phổ tuyên bố trở thành Hoàng đế Đức, và
nhà nước Đức hiện đại đã ra đời. Nhiều nước châu Âu đã trở thành những quốc
gia lập hiến (chứ không phải là chuyên chế) ở thời điểm năm 1871, và Đức cùng Ý
đã phát triển trở thành các quốc gia. Hoàng đế Friedrich III lên thay vua cha


Wilhelm I, ông là một vị vua mạnh mẽ, gắn liền với phong trào tự do Đức thời đó.
Thế nhưng ông mất sớm vào năm 1888
Bên cạnh cạnh tranh với nhau, các nước châu Âu trong thời gian này tiếp tục
tích cực đi xâm chiếm thuộc địa. Với tiến bộ khoa học quân sự đạt được, họ càng
có thế mạnh trong các cuộc chiến tranh xâm lược tại châu Á, châu Phi và Mỹ
Latinh. Với tiền của bóc lột được tại các thuộc địa cũng như tích lũy được từ Cuộc
Cách mạng cơng nghiệp, hình thành các đế chế hùng mạnh tại châu Âu, điển hình
gồm Đế chế Habsburg hay là Đế chế Áo-Hung, Đế chế Nga, Đế chế thuộc địa
Pháp, Đế chế Anh, Đế chế Hà Lan.
Hịa bình chỉ kéo dài tới khi Đế chế Ốttôman đã suy tàn tới mức trở thành
miếng mồi cho các cường quốc khác. Nó gây ra cuộc Chiến tranh Crưm năm 1854
và bắt đầu một giai đoạn của những cuộc xung đột nhỏ liên tục giữa các đế chế
châu Âu đang mở rộng ra toàn thế giới và đặt cơ sở cho Chiến tranh thế giới lần thứ
nhất. Nó thay đổi lần thứ ba với sự chấm dứt của nhiều cuộc chiến khiến Vương

quốc Sardegna và Vương quốc Phổ bị sáp nhập trở thành một phần của Ý và Đức,
làm thay đổi mạnh cán cân quyền lực ở châu Âu. Từ năm 1870, triều
đình Bixmac đã đẩy châu Âu vào một tình thế nghiêm trọng. Đức dần tái lập các
quan hệ, tìm kiếm các liên minh với Nga và Anh, để điều khiển quyền lực ngày
càng tăng của Đức. Theo cách này, hai phía đối lập hình thành nên ở châu Âu, cải
thiện các lực lượng quân đội và đồng minh theo thời gian.
Cơng ước Berlin 1881 dẫn tới sự hình thành một số quốc gia mới tại vùng
Balkan, như Serbia, Romania, Bulgaria.
- Đứng ngoài các khối liên minh ở châu Âu: Năm 1871, sự thống nhất của
Đức đã làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở châu Âu. Khối quyền lực mới ở
trung tâm châu Âu này đã củng cố hơn nữa khi Đức thành lập một liên minh vào
năm 1879 với nước láng giềng Áo-Hung, mà Ý gia nhập ba năm sau đó. Lo sợ về
sức mạnh ngày càng tăng của Đức đã khuyến khích Nga và Pháp liên minh vào


năm 1893. Tham vọng xây dựng hạm đội chiến đấu của Đức đã khởi xướng một
cuộc chạy đua vũ trang hải quân với Anh khiến quan hệ giữa hai bên căng thẳng
nghiêm trọng. Anh từ lâu đã coi Pháp và Nga là những kẻ thù tiềm tàng, nhưng từ
năm 1904, nước này đã đàm phán các thỏa thuận với họ, nhằm đảm bảo đế chế của
mình bằng cách giải quyết các tranh chấp thuộc địa.
Vào lúc mà châu Âu đang hình thành hai khối qn sự thì nước Anh đứng
ngồi và lợi dụng mâu thuẫn hai bên để hưởng lợi. Anh muốn bằng mọi cách làm
cho cuộc chiến nếu có thể xảy ra thì cũng diễn ra giữa hai khối Đức - Áo, Hung - Ý
với Nga - Pháp.
Trên thực tế trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, nước Anh đã thi hành thành cơng
chính sách trung lập của mình. Thứ nhất, do mâu thuẫn giữa Anh với Nga và Pháp
nên giới cầm quyền Anh muốn mượn bàn tay của kẻ khác để bảo vệ quyền lợi của
mình. Thứ hai, ưu thế về công nghiệp và hải quân của Anh không những đủ sức bảo
vệ lãnh thổ nước Anh mà cịn có khả năng đương đầu với bất kì quốc gia nào muốn
gây chiến với Anh. Phương châm đối ngoại của Anh là: “khơng có đồng minh lâu

dài cũng như khơng có kẻ thù vĩnh cửu mà chỉ có quyền lợi là thường xuyên và mãi
mãi”. Với phương châm đó, Anh đã được hưởng lợi từ các cuộc tranh chấp giữa các
cường quốc tư bản châu Âu, rảnh tay trong việc bành trướng thuộc địa và áp đặt
ách thống trị lờn cỏc nước Á, Phi và Mĩ la tinh.
- Tranh thủ mở rộng thuộc địa: Từ năm 1815 đến 1914 là khoảng thời gian
mà các sử gia cho là "thế kỷ đế quốc" của Anh, họ mở rộng lãnh thổ của mình thêm
10.000.000 dặm vng Anh (26.000.000 km2) cùng với khoảng 400 triệu
người. Chiến thắng trước Napoléon giúp Anh không còn bất kỳ đối thủ quốc tế
đáng gờm nào, ngoại trừ với Nga tại Trung Á. Không gặp thách thức trên biển, Anh
tiếp nhận vai trị là cảnh sát tồn cầu, về sau cịn được gọi là Pax Britannica ("Thái
bình Anh quốc"), và chính sách đối ngoại “cơ lập vẻ vang”. Cùng với việc áp đặt
kiểm sốt chính thức lên các thuộc địa của mình, vị thế chi phối của Anh trong mậu
dịch thế giới có nghĩa rằng họ kiểm soát hữu hiệu nền kinh tế của nhiều quốc gia,


như Argentina và Xiêm La, là điều được một vài nhà sử học gọi là "đế quốc phi
chính thức".
Sức mạnh đế quốc của Anh được củng cố bằng tàu hơi nước và điện báo, các
công nghệ mới được phát minh trong nửa cuối của thế kỷ XIX, cho phép họ kiểm
sốt và phịng thủ đế quốc. Đến năm 1902, Đế quốc Anh được liên kết với nhau bởi
một mạng lưới cáp điện báo, được gọi là Tồn Hồng Tuyến.
Cơng ty Đông Ấn Anh tiến hành mở rộng lãnh thổ của Đế quốc Anh tại châu
Á. Quân đội của Công ty ban đầu gia nhập lực lượng với Hải quân Hoàng gia
trong Chiến tranh Bảy năm và hai bên tiếp tục hợp tác trên các chiến trường nằm
ngoài Ấn Độ: trục xuất quân Napoléon khỏi Ai Cập (1799), chiếm Java từ Hà Lan
(1811), thu nhận Singapore (1819) và Malacca (1824) và đánh chiếm Miến
Điện (1826).
Từ căn cứ tại Ấn Độ, Công ty tiến hành mậu dịch xuất khẩu thuốc
phiện ngày càng sinh lợi sang Trung Quốc kể từ thập niên 1730. Hoạt động mậu
dịch này trở thành bất hợp pháp kể từ khi nó bị nhà Thanh cấm vào năm 1729, song

buôn thuốc phiện giúp đảo nghịch sự mất cân bằng thương mại do Anh nhập khẩu
trà vốn khiến một lượng lớn bạc đổ từ Anh sang Trung Quốc. Năm 1839, chính
quyền Trung Quốc tại Quảng Châu cho tịch thu hơn 2 vạn hịm thuốc phiện, dẫn
đến việc Anh tấn cơng Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ
nhất và đem đến kết quả là người Anh chiếm đảo Hồng Kông - đương thời là một
khu dân cư nhỏ.
Sau khi người Nga xâm chiếm khu vực Balkan của đế chế Ottoman vào năm
1853, lo ngại về ưu thế của Nga tại Địa Trung Hải và Trung Đông đã khiến Anh và
Pháp xâm chiếm bán đảo Krym để tiêu diệt năng lực hải quân của Nga. Cuộc Chiến
tranh Crưm (1854 - 1856) diễn ra sau đó đã áp dụng các kỹ thuật mới của chiến
tranh hiện đại, và cũng là cuộc chiến tranh toàn cầu duy nhất giữa Anh và thế lực
đế quốc khác trong thời kỳ Pax Britannica, kết quả của cuộc chiến này là một thất
bại nặng nề đối với Nga. Tình hình tại Trung Á vẫn chưa thể được giải quyết một


cách ổn thỏa trong hai thập niên tiếp theo, sau khi Anh sáp nhập Baluchistan vào
năm 1876 và Nga sáp nhập Kirghizia, Kazakhstan và Turkmenistan.
Vào năm 1878, Đế quốc Ốttôman đã chuyên giao đảo Síp cho Anh và đổi lại
họ sẽ nhận được viện trợ nếu bị người Nga tấn công. Trong cùng năm, Nga và Anh
đạt được một hiệp định về phạm vi ảnh hưởng của họ trong khu vực và trên tồn bộ
các vấn đề cịn tồn tại vào năm 1907 khi ký kết Hiệp ước thân thiện Nga-Anh. Cố
gằng cuối cùng để mở rộng ảnh hưởng của mình ở Trung Á đã được người Anh
thực hiện trong cuộc Viễn chinh Tây Tạng bất thành năm 1903-1904. Sự kiện Hải
quân Nga bị người Nhật hủy diệt trong Hải chiến cảng Lữ Thuận trong khuôn
khổ Chiến tranh Nga-Nhật 1904 -1905 cũng hạn chế mối đe dọa của Nga đối với
Anh.
Ở châu Phi, Anh đã chiếm phần lớn lãnh thổ châu lục này và biến nó thành
thuộc địa chủ yếu ở miền nam và miền Đông.

2.2.4. Sự phá sản của chính sách “cơ lập vẻ vang”



Đến đầu thế kỷ XX, chính sách “cơ lập vẻ vang” của Anh đã khơng cịn phát
huy tác dụng. Sự tăng cường chạy đua vũ trang cùng quá trình bành trướng thuộc
địa của Đức đã đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của Anh trên trường quốc tế. Đức có
sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp nên nhu cầu ngun liệu, thị trường lớn. Do
vậy, Đức cơng khai địi chia lại thị trường thế giới. Để thực hiện tham vọng bành
trướng, đế quốc Đức chọn đối thủ của mình là nước Anh làm mục tiêu đấu tranh để
phân chia lại thị trường thế giới. Mâu thuẫn Anh - Đức vì thế trở thành mâu thuẫn
chủ yếu và là trục chính trong quan hệ quốc tế đầu thế kỷ XX.
Chính sách đối ngoại của Đức lúc này là bành trướng sang khu vực Tiểu Á
với khẩu hiệu “Tiến sang phương Đơng”. Với chính sách và hành động này đã đe
dọa đến quyền lợi của Anh tại nhiều khu vực. Do đó, giới cầm quyền Anh buộc
phải thay đổi chính sách “cơ lập vẻ vang” để đi tìm bạn đồng minh mới nhằm phân
chia thị trường thế giới cho cuộc chiến tranh trong tương lai.
- Biểu hiện của sự phá sản:
* Tìm kiếm đồng minh: Do sự vươn lên mạnh mẽ của Đức về cơng nghiệp
dẫn đến những địi hỏi về thị trường trở nên cấp thiết. Nước Đức công khai đòi chia
lại thị trường thế giới.

Để thực hiện mưu đồ đó, Đức chọn Anh - quốc gia nhiều

thuộc địa nhất thế giới làm đối thủ. Do đó, mâu thuẫn giữa Anh và Đức trở nên cực
kì gay gắt và trở thành mâu thuẫn chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế đầu thế kỉ XX,
là mâu thuẫn chính dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Trước tình hình đó, Anh buộc phải thay đổi chính sách đối ngoại, từ bỏ chính
sách “Cơ lập vẻ vang” để thực hiện chính sách liên kết đồng minh với các nước.
+ Mục tiêu đầu tiên của Anh là hướng về Pháp. Đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn
Anh - Pháp xung quanh vấn đề tranh chấp ở châu Phi có xu hướng hịa dịu.
+ Về phía Pháp: Pháp rất muốn liên minh với Anh, đặc biệt trước những diễn

biến bất lợi cho mình. Đó là, những tham vọng của Nga (đồng minh của Pháp) ở
Viễn Đơng rất có thể xảy ra xung đột, thậm chí chiến tranh với Nhật sẽ làm Nga


suy yếu. Mặc dù Pháp cũng đã ký hiệp ước liên minh với Ý vào năm 1902, nhưng
điều đó khơng thể bù đắp cho Pháp nếu Nga suy yếu. Vì vậy, Pháp hướng sự chú ý
sang Anh.
Sau các cuộc viếng thăm lẫn nhau giữa vua Anh và Tổng thống Pháp, ngày 8
- 4 - 1904, Hiệp ước Anh - Pháp đã được kí kết ở Ln Đơn. Hiệp ước quy định
Pháp rút khỏi Sudan và Ai Cập; Anh thừa nhận lãnh thổ Marốc thuộc Pháp. Thực
chất của Hiệp ước Anh - Pháp là hiệp ước phân chia thuộc địa giữa hai nước ở châu
Phi, nhưng nó đã thắt chặt mối quan hệ 2 nước, chuẩn bị cho cuộc chiến chống
Đức.
+ Về phía Nga, để thiết lập được quan hệ đồng minh với Anh, Nga phải vượt
qua sự chèo kéo của Đức. Đức nhận thấy xung đột với Anh là điều khơng thể tránh
khỏi, vì vậy tìm cách lơi kéo Nga để chống lại khả năng Nga sẽ liên minh với Anh.
Tuy nhiên, nỗ lực của Đức thất bại, Đức quay sang ủng hộ chính sách thuộc địa của
Nga ở Viễn Đơng vì có thể đẩy Nga vào cuộc chiến với Nhật Bản. Nếu chiến tranh
Nga - Nhật bùng nổ, Đức sẽ được lợi, vì: nó sẽ làm cho Nga khơng có thời gian
quan tâm đến những việc xảy ra ở châu Âu; chiến tranh có thể vừa làm cho Nga
suy yếu, vừa có thể làm xấu quan hệ Nga - Anh. Sau sự thất bại của Nga trong cuộc
chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), Đức tập trung cơng kích thái độ trung lập, bỏ
mặc Nga của Pháp (Pháp và Nga đã ký hiệp ước đồng minh năm 1893) nhằm tách
Nga ra khỏi Pháp, đề nghị ký hiệp ước liên minh với Nga. Năm 1905, Hoàng đế
Đức Vinhem II và Hoàng đế Nga Nicôlai II tiến hành hội kiến ở Phần Lan, sắp đạt
được thỏa thuận ký kết Hiệp ước Đức - Nga. Tuy nhiên, do lực lược thân Pháp
trong chính phủ Nga phản đối quyết liệt nên hiệp ước không thể ký kết.
Trong khi đó, Anh cũng ra sức lơi kéo Nga, và sau thất bại trong chiến tranh
Nga - Nhật, Nga cũng bắt đầu hướng về Anh. Năm 1906 diễn ra cuộc hội đàm Nga
- Anh. Mục đích của Anh là lôi kéo Nga vào mặt trận chống Đức, tách Nga ra khỏi

sự lôi kéo của Đức. Anh lợi dụng mâu thuẫn Nga - Đức ngày càng trầm trọng do sự
bành trướng của Đức ở Cận Đông và Băn căng và đồng ý cho Nga vay tiền để đối


phó với phong trào cách mạng bùng nổ từ năm 1905 và cứu Nga thốt khỏi khó
khăn về tài chính (do thất bại ê chề trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật). Mặt khác,
Anh muốn thiết lập quan hệ liên minh với Nga để chống lại phong trào cách mạng
đang lan tràn ở nhiều nơi (Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và phong trào giải phóng
dân tộc dưới ảnh hưởng của Cách mạng Nga).
Ngày 31 - 8 - 1907, Hiệp ước Anh - Nga được kí kết. Nội dung của nó là:
Iran được chia thành 3 vùng ảnh hưởng: miền Bắc thuộc ảnh hưởng của Nga, miền
Trung trung lập; miền Nam và Đông Nam thuộc ảnh hưởng của Anh. Apghanistan
thuộc ảnh hưởng của Anh.
Như vậy, Khối hiệp ước Anh - Pháp - Nga được hình thành. Gọi là khối Hiệp
ước vì nó được hình thành từ các hiệp ước: Hiệp ước Anh - Pháp năm 1904; Hiệp
ước Anh - Nga năm 1907; Hiệp ước Nga - Pháp năm 1893. Đến năm 1907 thế giới
hình thành 2 khối quân sự đối lập nhau: là Khối Liên minh và khối Hiệp ước.
*Ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh: Vào cuối những năm 1800 và đầu những
năm 1900, Anh thường được mô tả là nằm trong “sự cô lập vẻ vang” với phần cịn
lại của Châu Âu. Nước Anh có một đế chế khổng lồ và việc cai trị đế chế này là ưu
tiên của Anh. Chìa khóa cho sức mạnh của Anh là Ấn Độ với nguồn nhân lực
khổng lồ. Nước Anh chủ yếu dựa vào quân đội Ấn Độ để kiểm soát đế chế. Ưu tiên
cao nhất của Anh là bảo vệ các tuyến đường thương mại giữa Anh và Ấn Độ. Lực
lượng hải quân lớn của Anh đã bảo vệ các mối quan hệ thương mại với Ấn Độ và
với phần còn lại của thế giới. Mặc dù tập vậy, Anh vẫn quan tâm đến các sự kiện ở
châu Âu. Để bắt đầu, các nước châu Âu khác đã có các đế chế đối thủ. Bỉ và Pháp
đều có đế chế lớn ở châu Phi. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa Anh và Pháp về tài sản
ở Bắc Phi. Vào đầu những năm 1900, Đức cũng có thuộc địa ở Châu Phi và bắt đầu
thể hiện sự quan tâm đến Bắc Phi.
Một mối quan tâm khác là Nga. Trong phần lớn thế kỷ XIX, Nga muốn nắm

quyền kiểm soát Dardanelles, khu vực mà Biển Đen mở ra Biển Địa Trung Hải.
Điều này sẽ cho phép các tàu chiến và tàu thương mại của Nga đi vòng quanh châu


Âu một cách dễ dàng. Nga có các cảng khác ở phía bắc, nhưng các cảng này có xu
hướng đóng băng vào mùa đông. Vấn đề là Dardanelles thuộc sở hữu của Thổ Nhĩ
Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga từ lâu đã là kẻ thù của nhau. Anh ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ
chống lại Nga. Điều này là do Anh không muốn tàu Nga ở Địa Trung Hải. Địa
Trung Hải là một phần của tuyến đường thương mại quan trọng nhất của Anh tới
Ấn Độ.
Cho đến đầu những năm 1900, Anh quan tâm đến Nga và Pháp hơn là Đức.
Quan hệ giữa Anh và Đức rất tốt. Tuy nhiên, điều này đã bắt đầu thay đổi. Khi
Kaiser Wilhelm II nắm quyền kiểm sốt nước Đức, ơng đã lo lắng cho Đức là một
cường quốc. Ông cảm thấy rằng Nga ở phía đơng và Pháp ở phía tây đang bao vây
Đức. Kết quả là, ông đã xây dựng lực lượng vũ trang của mình. Pháp và Nga sợ
Đức và cũng làm như vậy. Trong những năm 1900, tất cả các cường quốc ở châu
Âu bắt đầu xây dựng quân đội và hải quân của họ.
Chính sách của Anh ở châu Âu dự định khơng có quốc gia nào ở châu Âu trở
nên thống trị hoàn toàn. Nếu Nga, Pháp, Đức và Áo-Hung lo lắng cho nhau, thì họ
sẽ ít là mối đe dọa đối với Anh. Vào khoảng năm 1907, đối với Anh, mối đe dọa
tiềm tàng lớn nhất đối với Anh sẽ là Đức. Nền kinh tế mạnh, dân số đông và lực
lượng vũ trang hùng hậu của Đức dường như đủ sức thống trị châu Âu. Kết quả là
Anh bắt đầu ủng hộ Nga và Pháp. Anh đã tham gia Hiệp ước Ba nước.
Mặc dù là một phần của Hiệp ước Ba nước, Anh không cam kết tham chiến
vào năm 1914. Đức hy vọng Anh sẽ hoàn toàn đứng ngoài cuộc chiến. Tuy nhiên,
người Đức biết rằng Anh đã hứa sẽ bảo vệ Bỉ theo Hiệp ước Luân Đôn năm 1839.
Người Đức muốn chính phủ Anh bỏ qua Hiệp ước Luân Đôn và để quân đội Đức đi
qua Bỉ. Chính phủ Anh thực hiện phần lớn nhiệm vụ của họ để bảo vệ Bỉ. Các cảng
của Bỉ nằm gần bờ biển Anh và sự kiểm soát của Đức đối với Bỉ sẽ được coi là mối
đe dọa nghiêm trọng đối với Anh. Cuối cùng, Anh từ chối bỏ qua các sự kiện ngày

4 tháng 8 năm 1914, khi Đức tấn cơng Pháp thơng qua Bỉ. Trong vịng vài giờ, Anh
tuyên chiến với Đức. Trong vòng vài ngày nữa, Anh, Pháp và Nga (Đồng minh)


đều chính thức gây chiến với Đức và Áo-Hung. Những gì đã bắt đầu như một vấn
đề nhỏ, cục bộ ở Balkan đang biến thành một cuộc chiến tranh lớn nhất và tàn bạo
nhất mà thế giới từng chứng kiến.
- Ngun nhân phá sản của chính sách “cơ lập vẻ vang”: Với việc tìm
kiếm đồng minh để chống lại Đức, sau đó tham gia Phe Hiệp ước (Anh - Pháp Nga) và ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh, chính sách “cơ lập vẻ vang” của nước
Anh chính thức bị phá sản sau 30 năm thực hiện. Sự phá ản của chính sách này xuất
phát từ những nguyên nhân sau:
+ Sự suy yếu của Anh về mặt kinh tế
+ Sự lớn mạnh của các cường quốc Âu - Mĩ đặc biệt là sự ra đời và phát triển
mạnh mẽ của hai đế quốc trẻ Đức và Mĩ
+ Sự cạnh tranh về thương mại và thuộc địa giữa các nước đế quốc
+ Sự căng thẳng gay gắt trong quan hệ với nước Đức
+ Sự thành lập Liên minh Pháp - Nga
2.2.5. Tác động của chính sách “cơ lập vẻ vang” đối với quan hệ quốc tế cuối
thế kỷ XIX
Trước hết, đối với nước Anh: Trên thực tế trong 30 năm cuối thế kỷ XIX,
nước Anh đã thi hành thành cơng chính sách trung lập của mình. Phương châm đối
ngoại “khơng có đồng minh lâu dài cũng như khơng có kẻ thù vĩnh cửu mà chỉ có
quyền lợi là thường xuyên và mãi mãi”. Với phương châm đó, Anh đã được hưởng
lợi từ các cuộc tranh chấp giữa các cường quốc tư bản châu Âu, rảnh tay trong việc
bành trướng thuộc địa và áp đặt ách thống trị lờn cỏc nước Á, Phi và Mĩ la tinh.
Với chính sách “Cơ lập vẻ vang”, nước Anh được hưởng lợi từ các cuộc tranh chấp
giữa các nước lớn ở châu Âu, tranh thủ thời cơ để xâm lược thuộc địa và trở thành đế
quốc thực dân. Đây là giai đoạn mà nước Anh đã khơn ngoan thực hiện chính sách
cơ lập trong vinh quang để vươn lên địa vị bá chủ thế giới, trở thành đế quốc Mặt
Trời.



×