Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.97 KB, 25 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Các học viện, trường sĩ quan quân đội là những cơ sở giáo dục,
đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng của quân đội và quốc gia.
Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ chính trị trung
tâm của các học viện, trường sĩ quan quân đội, hoạt động này góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học,
tạo uy tín và vị thế của mỗi nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc
gia, đáp ứng với yêu cầu phát triển của thực tiễn hiện nay.
Nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn ở các nhà trường qn đội
có vai trị quan trọng góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực
tiễn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội;
nghiên cứu, phát triển lý luận; đấu tranh, chống tư tưởng sai trái, thù
địch, bảo vệ trận địa tư tưởng của Đảng; làm cơ sở nâng cao tri thức cho
cán bộ, giảng viên, học viên… đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản giáo
dục, đào tạo và phát triển khoa học cơng nghệ trong tình hình mới.
Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ
ở các khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội là
hoạt động trực tiếp góp phần phát triển tư duy sáng tạo, bồi dưỡng kỹ
năng, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, giúp đội ngũ giảng viên trẻ hoàn
thành tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, là cơ sở
hình thành các phẩm chất cần thiết của người cán bộ, giảng viên, đồng
thời là quá trình tạo nguồn cán bộ khoa học của quân đội trong tương lai.
Những năm qua, nhận thức rõ vị trí, vai trị, tầm quan trọng của bồi dưỡng
năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa
học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội, các cấp uỷ,
tổ chức đảng, chỉ huy các cấp, cơ quan chức năng, các khoa giáo viên ở
các học viện, trường sĩ quan quân đội đã đề cao trách nhiệm, có nhiều chủ
trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa
học của đội ngũ giảng viên trẻ sát thực, hiệu quả. Sau khi được bồi dưỡng


đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn có nhiều
chuyển biến tiến bộ, bước đầu nắm được những tri thức, kỹ năng và kinh
nghiệm nghiên cứu khoa học; vận dụng có hiệu quả vào quá trình giảng
dạy và các nhiệm vụ được giao. Nhiều cơng trình, đề tài và các vấn đề
nghiên cứu của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân
văn có chất lượng, có những cơng trình tham gia “Tuổi trẻ sáng tạo trong
quân đội” đạt giải cao. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đòi hỏi phát triển


2
của thực tiễn, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng
viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ
quan quân đội thời gian qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập về
nhận thức, trách nhiệm, nhiều nội dung chưa sát đối tượng, cịn mang tính
hình thức, năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ còn
bộc lộ nhiều vấn đề như: còn lúng túng trong lựa chọn vấn đề và triển khai
nghiên cứu; hạn chế sử dụng phương pháp, kinh nghiệm trong trong khảo
sát thực tiễn, xử lý thông tin, triển khai ...dẫn đến kết quả nghiên cứu khoa
học chưa tương xứng với tiềm năng; nhiều giảng viên trẻ có tri thức, kỹ
năng nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng chức trách, nhiệm vụ được giao.
Những năm tới, phát triển GD, ĐT và KHCN trở thành động lực
then chốt để phát triển đất nước; nhiệm vụ xây dựng quân đội cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một
số quân chủng, binh chủng, lực lượng, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu
từ năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại, đặt ra yêu cầu cao đối với vai
trò của KHXHNV trong nghiên cứu, phát triển lý luận về xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị ,
nhằm: “Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực
chất lượng cao, trọng tâm là hiện đại hóa giáo dục, nâng cao chất lượng
đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng

công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng”[61, tr.129,130]. Từ
những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài luận án: “Bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội
nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn; đề xuất những
giải pháp bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên
trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan
quân đội hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, khái
quát kết quả nghiên cứu và xác định những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết.
Luận giải làm rõ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về năng lực
nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của
đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học
viện, trường sĩ quan quân đội.


3
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở
các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội
Phân tích các yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp
bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa
khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở
các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội.

Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn năng
lực nghiên cứu khoa học và hoạt động bồi dưỡng năng lực nghiên cứu
khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn
thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội.
Phạm vi điều tra, khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến, thông qua
trao đổi, chủ yếu là đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội
nhân văn, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo và quản lý
khoa học; đồng thời kết hợp thu thập tài liệu về hoạt động nghiên cứu
khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn
thuộc học viện, trường sĩ quan trong quân đội. Số liệu, tư liệu, điều tra,
khảo sát phục vụ cho luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2010 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục, đào tạo và
khoa học công nghệ, về cán bộ và công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ
giảng viên. Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về
giáo dục, đào tạo, về đội ngũ cán bộ, công chức, về giảng viên.
Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của
các học viện, trường sĩ quan quân đội; hoạt động nghiên cứu khoa học và
bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các
khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội,
tham khảo báo cáo tổng kết thực tiễn giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa
học và xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của các học viện, trường sĩ
quan quân đội.


4

Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án
vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên
ngành và liên ngành; trong đó chú trọng phương pháp phân tích, tổng hợp,
lôgic, lịch sử, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn, so sánh, thống kê và
phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Khái quát và luận giải quan niệm năng lực nghiên cứu khoa học
và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên
trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ
quan quân đội.
Rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học
của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học
viện, trường sĩ quan quân đội.
Đề xuất một số nội dung biện pháp thiết thực, khả thi trong những
giải pháp bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của của đội ngũ giảng
viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ
quan quân đội hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Góp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về năng lực nghiên
cứu khoa học và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ
giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường
sĩ quan quân đội.
Góp phần cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho đảng ủy
Ban giám đốc (Ban giám hiệu), cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan
chức năng thuộc các học viện, trường sĩ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo,
hướng dẫn, tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học
của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc
học viện, trường sĩ quan quân đội.
Luận án cịn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy,

học tập, nghiên cứu khoa học ở các nhà trường trong quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu gồm: phần mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận
và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan
đến đề tài luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về xây dựng
đội ngũ cán bộ, giảng viên
A.M. Ioblev (1979), “Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô
trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quân đội”; I. Rôdiônốp (1993), “Một
số vấn đề tuyển chọn, đào tạo cán bộ sĩ quan cấp cao”;Michel
Develay (1998), “Một số vấn đề về đào tạo giáo viên”; Lăng
Cường(2003), “ Tổng quan về 5 trường đại học tổng hợp trong toàn
quân”; Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diệu ((Đồng chủ biên, 2008),
“Tôn trọng trí thức, tơn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng
đất nước”; Nhiêm Ngạn Thân (2012), “Phát hiện và sử dụng nhân
tài”; Nguyễn Thị Kim Thanh (2012), “Một số vấn đề về cải cách giáo
dục của Trung Quốc”; Vông xa văn -Xay nha vông (2013), “Công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Lào - Thực trạng và giải pháp”
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về năng lực,
năng lực nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên
Ken Bain (2008), với cuốn sách “Phẩm chất của những nhà
giáo ưu tú”; Stella Cottrell (2008), với cuốn sách “ Kỹ năng tư duy phê

phán”; John Dewey (2013), với cơng trình khoa học “ Cách ta nghĩ”;
James H.Stronge (2013), “Phẩm chất người giảng viên tốt”; Bun
thăn chăn - Thạ ly ma (2016), với luận án tiến sĩ chuyên nagn hf xay
dựng Đảng và chính quyền Nhà nước “Bồi dưỡng năng lực công tác của
đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân
dân Lào hiện nay:
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan
đến đề tài luận án
1.2.1.Các cơng trình nghiên cứu về xây dựng
đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các trường đại hoc
nói chung và các nhà trường quân đội nói riêng
Nguyễn Quang Phát (2007), đề tài: “Xây dựng đội ngũ giảng
viên và cán bộ khoa học của Học viện Chính trị Quân sự đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay”; Nguyễn Phương Đông


6
(2009), với bài viết: “Gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo tiến sĩ
ở Học viện Chính trị”; Vũ Ngọc Hải (2010), với cuốn sách “Kinh
nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học
cơng nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức”; Trần Khánh Đức
(2014), có cơng trình khoa học “Giáo dục và phát triển nguồn nhân
lực trong thế kỷ XXI”; Nguyễn Văn Giới (2016), với bài viết “Xây
dựng đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường quân đội theo tinh thần
Đại hội XII của Đảng”; Đặng Sỹ Lộc (2017), với đề tài khoa học
“Xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn trong
các nhà trường quân đội hiện nay”.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về năng lực, năng
lực nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng năng lực nghiên
cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các

trường đại hoc nói chung và các nhà trường quân đội
nói riêng
Đinh Xuân Khuê (2007), với cuốn sách“Nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học hiện nay”; Nguyễn Xuân
Trường (2007), chủ nhiệm đề tài “Bồi dưỡng năng lực giảng dạy của
đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị
quân sự hiện nay“; Phạm Xuân Mát (2008), với đề tài “Bồi dưỡng
năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội nhân
văn ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay”; Lương Thanh Hân
(2011), luận án tiến sỹ “Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức
khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường
sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”; Trần Thị Tâm Đan
(2012), với cuốn sách “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo Việt Nam”; Trần Thanh Ái (2014), với bài viết “Những yếu kém
của nghiên cứu khoa học, giáo dục ở Việt Nam, nguyên nhân và giải
pháp”; Nguyễn Văn Sơn (2015), với bài viết “Biện pháp bồi dưỡng đội
ngũ giảng viên trẻ các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường
quân đội”; Dương Thị Thanh Xuân ( 2017), với bài viết “Nâng cao
năng lực của đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao”; Nguyễn Hồng Sáu (2018), có bài viết
“Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của
đội ngũ giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
hiện nay”; Trần Thị Hồng ( 2019), với bài viết “Một số giải pháp nâng
cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học


7
Thái Nguyên”; Đặng Hùng Thắng ( 2019), với cuốn sách “Bốn giải
pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học đại học.
1.3. Khái qt kết quả chủ yếu của các cơng trình đã công

bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các cơng
trình đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án
Một là, các cơng trình nghiên cứu đã phân tích, luận giải khẳng định
vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo ở các trường đại học nói chung và ở các nhà trường quân đội
nói riêng. Các tác giả đều khẳng định và thống nhất trên quan điểm là phải
xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất toàn diện của đội ngũ cán bộ, giảng viên
nhằm nâng cao chất lượng giáo giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học
của mỗi nhà trường và thực tế đó đòi hỏi mỗi cán bộ, giảng viên trong các
nhà trường phải thực sự có phẩm chất năng lực tồn diện, trong đó có khả
năng khái quát thực tiễn và năng lực nghiên cứu khoa học.
Hai là, các cơng trình nghiên cứu đã phân tích luận giải sâu sắc
những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò tầm quan trọng của hoạt
động khoa học, nghiên cứu khoa học trong nâng cao chất lượng toàn
diện giáo dục, đào tạo ở các nhà trường, với cách tiếp cận khách
quan, khoa học, đánh giá trung thực. Nhiều cơng trình nghiên cứu
mang tính chất chuyên sâu, có ý nghĩa và giá trị lý luận, thực tiễn sâu
sắc, nhiều thơng tin bổ ích, nhiều số liệu minh chứng đáng tin cậy.
Ba là, với cách tiếp cận ở góc độ khác nhau, đối tượng, phạm vi cũng
như khách thể nghiên cứu khác nhau, song khi đánh giá một cách tồn diện
các cơng trình đều đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong
xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên, trong đó có những
cơng trình đánh giá cụ thể, sâu sắc về năng lực nghiên cứu khoa học của đội
ngũ cán bộ, giảng viên ở các trường đại học nói chung và ở các nhà trường
quân đội nói riêng. Trên cơ sở nhìn nhận khách quan, dự báo, phân tích sự
phát triển của tình hình, nhiệm vụ tác động đến công giáo dục, đào tạo của
các nhà trường. Trước sự dự báo phát triển nhanh chóng của cuộc Cách
mạng cơng nghiệp 4.0 cũng như u cầu địi hỏi phẩm chất, năng lực của
đội ngũ cán bộ, giảng viên cần phải tồn diện, trong đó nghiên cứu khoa học

trở thành nhiệm vụ, động lực để mỗi cán bộ, giảng viên và mỗi nhà trường
nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng được sự phát triển
mạnh mẽ về khoa học công nghệ thế giới, khu vực và trong nước. Các tác
giả của các cơng trình nghiên cứu đã xác định yêu cầu xây dựng đội ngũ cán


8
bộ, giảng viên đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nhà trường quân
đội chính quy, tiên tiến, mẫu mực giai đoạn hiện nay.
Bốn là, trên cơ sở xác định yêu cầu xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, giảng viên đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nhà trường quân
đội chính quy, tiên tiến, mẫu mực giai đoạn hiện nay. Các tác giả của các
cơng trình khoa học đã đưa ra các giải pháp cơ bản xây dựng, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ, giảng viên quân đội và bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên
cứu khoa học của đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giảng viên khoa
học xã hội nhân văn nói riêng giai đoạn hiện nay. Hệ thống các giải pháp
khá toàn diện, đồng bộ từ nâng cao nhận thức, đổi mới nội dung hình thức,
trong quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, thực hiện
chính sách trong xây dựng đội ngũ giảng viên trong quân đội.
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết.
Thứ nhất, luận án tập trung khái quát về các học viện, trường sĩ
quan quân đội và làm rõ đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã
hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội, trong đó chỉ ra
quan niệm, vai trò, đặc điểm đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa
học xã hội nhân văn, từ đó làm cơ sở để luận giải, phân tích các yếu tố
có liên quan đến năng lực và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học
của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc
học viện, trường sĩ quan quân đội.
Thứ hai, luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về năng
lực nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của

đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn, chỉ ra quan
niệm, những yếu tố cấu thành, sự hình thành, phát triển năng lực nghiên
cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ. Trên cơ sở xây dựng quan niệm
bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các
khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội,
chỉ ra những vấn đề về mục đích, nội dung, hình thức, biện pháp bồi
dưỡng; những vấn đề có tính ngun tắc và tiêu chí đánh giá bồi dưỡng
năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa
học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội.
Thứ ba, tiến hành thu thập tư liệu, số liệu, điều tra khảo sát ở
các học viện, trường sĩ quan quân đội, trên cơ sở đó đánh giá đúng
thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm về bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học
xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội giai đoạn
hiện nay làm cơ sở xây dựng các nhóm giải pháp của luận án. Thứ tư,
trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động, xác định các yêu cầu và
đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học
của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc
học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Kết luận chương 1


9
Hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và bồi dưỡng năng
lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên nói chung là vấn đề
được nhiều tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên
cứu, tiếp cận ở các khía cạnh, góc độ chun ngành khác nhau...Tuy
nhiên, kết quả tổng quan cũng khẳng định, đến nay chưa có một cơng
trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu, luận giải một cách trực tiếp, cơ
bản, tồn diện, có hệ thống về vấn đề bồi dưỡng năng lực nghiên cứu

khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan
quân đội. Vì thế, đề tài “Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học
của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn
thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay" mà tác giả lựa
chọn làm luận án tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính
quyền Nhà nước là cơng trình nghiên cứu độc lập, khơng trùng lặp
với bất cứ cơng trình khoa học nào đã được nghiệm thu và công bố.
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRẺ Ở CÁC KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
NHÂN VĂN THUỘC HỌC VIỆN,TRƯỜNG SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI
2.1. Đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân
văn và năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các
khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan
quân đội
2.1.1. Đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội
nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội
2.1.1.1. Khái quát các học viện, trường sĩ quan quân
đội và các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện,
trường sĩ quan quân đội.
Khái quát các học viện, trường sĩ quan quân đội
Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có 21 học viện, trường sĩ
quan quân đội, trong đó có 6 học viện và 3 trường sĩ quan trực thuộc Bộ
Quốc phòng, các học viện, trường sĩ quan còn lại thuộc quyền quản lý
của các tổng cục, quân chủng, binh chủng và Bộ Tư lệnh Biên phòng.
Về cơ cấu tổ chức các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Về chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học

viện, trường sĩ quan quân đội
Về tổ chức các khoa khoa học xã hội nhân văn
Về biên chế ở các khoa khoa học xã hội nhân văn
Về chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các khoa khoa học xã hội nhân văn


10
2.1.1.2. Quan niệm, vai trò, đặc điểm của đội ngũ
giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc
học viện, trường sĩ quan quân đội
Quan niệm đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội
nhân văn
Đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội
nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quân đội là tập hợp
những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc
phòng được đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn theo quy định,
tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục, đào tạo và Bộ Quốc phòng,
được biên chế ở các khoa giáo viên chuyên ngành khoa
học xã hội nhân văn, trực tiếp tham gia giảng dạy, nghiên
cứu khoa học và các nhiệm vụ khác của người giảng viên,
là những giảng viên có tuổi đời khơng q 35.
Vai trị của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội
nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội
Một là, đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân
văn là lực lượng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu
khoa học các môn khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ
quan quân đội.
Hai là, đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn
là nguồn kế cận đội ngũ trí thức, nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia
khoa học xã hội nhân văn quân sự.

Ba là, là lực lượng trực tiếp tham gia đấu tranh phản bác những
thông tin xấu độc, lệch lạc, sai trái trên không gian mạng bảo vệ nền
tảng tư tưởng lý luận của Đảng, góp phần bảo vệ vững chắc trận địa
chính trị, tư tưởng của Đảng trong quân đội.
Bốn là, góp phần xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh,
các khoa khoa học xã hội nhân văn vững mạnh toàn diện
Đặc điểm đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội
nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội
Thứ nhất, đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân
văn được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản và được tuyển chọn chặt chẽ, kỹ
lưỡng từ nhiều nguồn.
Thứ hai, đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn
có sự đa dạng về chuyên ngành đào tạo, không đồng đều về trình độ, kinh
nghiệm thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Thứ ba, đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn
là những người có tư duy năng động, sáng tạo, say mê nghề nghiệp, ham
học hỏi, cầu tiến bộ song bản lĩnh chính trị, phẩm chất nghề nghiệp đang
trong q trình phát triển, hồn thiện chưa đạt đến trình độ ổn định vững
chắc, dễ có biểu hiện nóng vội, chủ quan; nản chí trước những khó khăn,
thử thách trong q trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học.


11
2.1.2. Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng
viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc
học viện, trường sĩ quan quân đội
2.1.2.1. Quan niệm năng lực nghiên cứu khoa học của
giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc
học viện, trường sĩ quan quân đội
Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các khoa

khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội là
khả năng huy động tri thức lý luận, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn
hoạt động xã hội, hoạt động quân sự, sử dụng phương pháp nghiên
cứu khoa học để giải quyết thành cơng một nhiệm vụ khoa học, một
cơng trình khoa học xã hội nhân văn.
2.1.2.2. Những yếu tố cấu thành năng lực nghiên cứu khoa học
của giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn
Một là, tri thức.
Hai là, phương pháp tư duy khoa học và phương pháp nghiên cứu
khoa học của giảng viên trẻ.
Ba là, kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu khoa họccủa giảng viên trẻ
2.1.2.3. Quá trình hình thành, phát triển năng lực nghiên cứu khoa
học của giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học
viện, trường sĩ quan quân đội
Thứ nhất, năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các
khoa khoa học xã hội nhân văn được hình thành, phát triển trong quá
trình đào tạo, bồi dưỡng tại các nhà trường.
Thứ hai, năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các khoa khoa
học xã hội nhân văn được phát triển, hoàn thiện trong thực tiễn giảng dạy, nghiên
cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Thứ ba, năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các khoa
khoa học xã hội nhân văn được hình thành, phát triển, hồn thiện thông
qua tự học tập, bồi dưỡng
2.2. Quan niệm, vai trị, những vấn đề có tính ngun tắc và tiêu
chí đánh giá bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ
giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện,
trường sĩ quan quân đội
2.2.1. Quan niệm, vai trò bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa
học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn
thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội



12
2.2.1.1. Quan niệm bồi dưỡng năng lực nghiên cứu
khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã
hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội.
Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở
các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội là
tổng thể các chủ trương, nội dung, hình thức, biện pháp của các chủ thể, lực
lượng tham gia và tự bồi dưỡng của giảng viên trẻ nhằm bổ sung, cập nhật tri
thức, rèn luyện kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học,
góp phần giúp đội ngũ giảng viên trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học đáp ứng với yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao.
Quan niệm chỉ ra:
Mục đích bồi dưỡng
Nhằm bổ sung và tiếp tục hoàn thiện hơn cho đội ngũ giảng viên trẻ ở
các khoa khoa học xã hội nhân văn về tri thức, rèn luyện kỹ năng, kinh
nghiệm trong nghiên cứu khoa học, giúp họ phát huy tính tích cực, chủ động,
tự giác trong nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao năng lực, phẩm chất,
nhân cách nhà giáo và nhà khoa học của quân đội trong tương lai.
Chủ thể bồi dưỡng
Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ là hệ thống cấp uỷ, tổ
chức đảng, hệ thống chỉ huy, cơ quan chức năng các cấp, các khoa giáo
viên, đội ngũ cán bộ khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Trong đó, chủ thể lãnh đạo là đảng uỷ các học viện, trường sĩ quan
quân đội, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thuộc đảng bộ học viện, trường sĩ
quan quân đội.
Chủ thể chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, điều hành là hệ thống chỉ huy, các
cơ quan chức năng của các học viện, trường sĩ quan quân đội, mà trực tiếp là

Ban giám đốc (Ban giám hiệu), Phòng Khoa học Quân sự; chủ nhiệm, phó
chủ nhiệm khoa giáo viên, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các bộ mơn; đội ngũ
giảng viên có kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ khoa học của các nhà trường.
Đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn vừa là đối
tượng bồi dưỡng, đồng thời là chủ thể tự bồi dưỡng thông qua công tác giảng
dạy, nghiên cứu để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của bản thân.
Lực
lượng
tham
gia
bồi
dưỡng
Lực lượng tham gia bồi dưỡng bao gồm các cơ quan phục vụ, đảm
bảo, đội ngũ cán bộ, giảng viên các cấp trong nhà trường, các cơ quan quản


13
lý khoa học của cấp trên (Cục khoa học quân sự - Bộ Quốc phòng; Phòng
khoa học quân sự các tổng cục, quan chủng, binh chủng; Phòng khoa học
quân sự - Tổng cục Chính trị; Phịng (Ban) thơng tin thư viện các học viện,
trường sĩ quan quân đội), của các đơn vị phối hợp trong hoạt động nghiên
cứu khoa học có liên quan (Các báo, các tạp chí khoa học, các viện nghiên
cứu, các trường đại học trong và ngoài quân đội..).
Đối tượng bồi dưỡng
Là toàn bộ đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội
nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội. Đây là đối tượng
trực tiếp được bồi dưỡng, đồng thời còn là chủ thể của tự bồi dưỡng
năng lực nghiên cứu khoa học.
Về nội dung bồi dưỡng
Một là, bồi dưỡng lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước, trang bị thế giới quan,
phương pháp luận khoa học cho đội ngũ giảng viên trẻ.
Hai là, bồi dưỡng những kiến thức về kinh tế - chính trị, văn hóa, xã hội, quốc
phịng - an ninh và đối ngoại của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ giảng viên trẻ.
Ba là, bồi dưỡng kiến thức khoa học xã hội nhân văn quân sự,
những vấn đề về xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân, xây dựng Quân đội về chính trị, về cơng tác đảng, cơng
tác chính trị cho đội ngũ giảng viên trẻ.
Bốn là, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học.
Năm là, bồi dưỡng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cho đội ngũ
giảng viên trẻ. Sáu là, bồi dưỡng đạo đức, phong cách nghiên cứu cho đội
ngũ giảng viên trẻ
Về hình thức, biện pháp:
Một là, thông qua các cuộc thi tuổi trẻ sáng tạo, tham gia nghiên
cứu đề tài các cấp, cuộc thi về phát minh sáng chế, cải tiến khoa học công
nghệ trong giảng dạy.
Hai là, thơng qua hình thức tập huấn, hội thảo khoa học, tọa đàm
khoa học và sinh hoạt hoạt thuật để bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa
học cho đội ngũ giảng viên trẻ.
Ba là, thông qua thực hiện chế độ sinh hoạt của các tổ chức trong khoa
KHXHNV để bồi dưỡng năng lực NCKH của đội ngũ giảng viên trẻ.
Bốn là, thông qua giao nhiệm vụ viết giáo trình, tài liệu dạy học, viết
báo khoa học trên các tạp chí để bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên trẻ.
Năm là, thơng qua hình thức tự học tập, tự bồi dưỡng, tích luỹ tri thức,
phương pháp, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ.
2.2.1.2. Vai trò bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ
giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ
quan quân đội



14
Thứ nhất, trực tiếp giúp cho đội ngũ giảng viên trẻ nâng cao năng lực
tồn diện góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu
khoa học của các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Thứ hai, giúp cho đội ngũ giảng viên trẻ nâng cao khả năng vận
dụng tri thức, năng lực tư duy lý luận vào giải quyết sáng tạo vấn đề thực
tiễn, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.
Thứ ba, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học giúp cho đội ngũ
giảng viên trẻ có điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện.
Thứ tư, là cơ sở quan trọng tiếp tục góp phần hồn thiện nhân cách
người giảng viên đại học và tự bồi dưỡng, hoàn thiện bản lĩnh, đạo đức và
phong cách nhà khoa học của quân đội trong tương lai.
2.2.2. Những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá
bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên
trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ
quan quân đội
2.2.2.1. Những vấn đề có tính nguyên tắc bồi dưỡng
năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở
các khoa khoa học xã hội nhân văn
Một là, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng
viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn phải trên cơ sở quán triệt sâu
sắc quan điểm của Đảng, Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương về giáo dục,
đào tạo và phát triển khoa học cơng nghệ trong tình hình mới.
Hai là, phải bám sát nhiệm vụ chính trị của các khoa, từng nhà
trường, bồi dưỡng phải tồn diện, song có trọng tâm, trọng điểm và phù
hợp với từng đối tượng giảng viên trẻ ở các chuyên ngành khoa học xã hội
nhân văn của các học viện, trường sĩ quan.
Ba là, phải gắn bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học với nâng cao
phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên trẻ ở
các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội.

Bốn là, phải phát huy sức mạnh tổng hợp trong bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã
hội nhân văn.
2.2.2.2. Tiêu chí đánh giá bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học
của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn
Một là, đánh giá nhận thức, trách nhiệm các tổ chức, lực lượng bồi
dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa
khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội.
Hai là, đánh giá nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã
hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội.


15
Ba là, đánh giá sự chuyển biến về năng lực và kết quả nghiên cứu
khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn
thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội
Kết luận chương 2
Đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học
viện, trường sĩ quan quân đội có vai trị rất quan trọng đối với hoạt động
giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, là lực lượng trực tiếp tham gia
giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn học viên nghiên cứu khoa học;
là nguồn nhân lực chủ yếu để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng trở thành những
nhà khoa học xã hội nhân văn quân sự kế cận cho quân đội trong tương lai.
Vì vậy, để bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học đội ngũ giảng viên trẻ ở
các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội,
chủ thể và các lực lượng phải nắm chắc dặc điểm đội ngũ giảng viên trẻ.
Quán triệt và thực hiện tốt các nguyên tắc trong tiến hành và các tiêu chí
đánh giá bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên
trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc các học viện, trường sĩ quan

quân đội. Đây là vấn đề có ý nghĩa và đóng vai trị quan trọng, trực tiếp
giúp cho đội ngũ giảng viên trẻ nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và
nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của các học viện, trường sĩ quan
quân đội trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời tạo điều kiện để đội ngũ giảng
viên trẻ có điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện và hoàn thiện
nhân cách người giảng viên đại học và tự bồi dưỡng, hoàn thiện thành các
nhà khoa học của quân đội trong tương lai.
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRẺ Ở CÁC KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN
VĂN THUỘC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
3.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực nghiên cứu
khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa
khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ
quan quân đội
3.1.1. Những ưu điểm cơ bản
Một là, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng tiến hành
bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa
khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội có nhiều
chuyển biến tích cực.


16
Hai là, nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội
nhân văn thường xuyên được đổi mới khá phù hợp với đặc điểm, yêu cầu,
nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của từng nhà trường.
Ba là, kết quả NCKH của các HV, TSQ quân đội có những chuyển
biến tích cực, ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng năng lực NCKH của đội

ngũ giảng viên trẻ được nâng lên
3.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm
Thứ nhất, một số tổ chức, lực lượng chưa có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về
tiến hành bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ.
Thứ hai, một số nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội
nhân văn còn chưa thực sự hiệu quả, thiết thực, thiếu đồng bộ, vẫn cịn biểu hiện
hình thức, chiếu lệ.
Thứ ba, chuyển biến năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ
giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn chưa thực sự đồng
đều, vững chắc, kết quả nghiên cứu khoa học có mặt, có cơng trình nghiên
cứu chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu đặt ra.
3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học
xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội
3.2.1. Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế, khuyết
điểm trong bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học
của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã
hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân
đội
3.2.1.1. Nguyên nhân của những ưu điểm
Một là, những thành tựu trong nghiên cứu, phát triển lý luận của
Đảng về giáo dục, đào tạo và phát triển khoa học xã hội nhân văn là
cơ sở quan trọng để các học viện, trường sĩ quan lãnh đạo, chỉ đạo và
tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội
ngũ giảng viên trẻ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Hai là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng,
Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng cấp trên về
đổi mới giáo dục, đào tạo và phát triển khoa học công nghệ trong quân đội.
Ba là, những thành tựu của khoa học công nghệ và kết quả thực

hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan


17
quân đội tạo ra cơ hội và điều kiện thuận lợi cho bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ.
Bốn là, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, khoa giáo viên ở các học
viện, trường sĩ quan quân đội luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phối
hợp chặt chẽ, thường xuyên trong tiến hành bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ.
Năm là, đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn ln
có sự nỗ lực, chủ động phấn đấu trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
3.2.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm
Một là, những biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường về tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh trên thế giới, khu vực
và trong nước tác động đến tâm tư tình cảm của đội ngũ giảng viên trẻ.
Hai là, năng lực của một số cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì,
cơ quan chức năng đối với bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của
đội ngũ giảng viên trẻ cịn có những hạn chế so với chức trách, nhiệm vụ
và quyền hạn được giao.
Ba là, cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu
khoa học cịn nhiều khó khăn, hạn chế bất cập.
Bốn là, ý thức, trách nhiệm, sự tích cực, chủ động, tự giác của một
bộ phận giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn trong tự bồi
dưỡng năng nghiên cứu khoa học chưa được phát huy, có mặt không đáp
ứng với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
3.2.2. Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực nghiên cứu
cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã
hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội
Một là, coi trọng giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể,

lực lượng về bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ
Hai là, bám sát đặc điểm, nhiệm vụ GD, ĐT và NCKH của từng
nhà trường, coi trọng đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình
thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực NCKH của đội ngũ giảng viên trẻ.
Ba là, tạo môi trường lành mạnh, phát huy tinh thần trách nhiệm
trong tự học tập, tự bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ
giảng viên trẻ
Bốn là, coi trọng phát huy sức mạnh của các tổ chức, các lực
lượng trong tham gia bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội
ngũ giảng viên trẻ.
Kết luận chương 3


18
Những năm qua, các học viện, trường sĩ quan quân đội luôn coi
trọng bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên
trẻ và đã trở thành nhiệm vụ, là yêu cầu khách quan, là trách nhiệm của
cấp ủy, chỉ huy, các cơ quan chức năng các cấp. Vì thế năng lực nghiên
cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ được nâng lên, nhiều cơng trình
khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ góp phần quan trọng vào cải tiến,
nâng cao chất lượng bài giảng, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo
của các học viện, trường sĩ quan quân đội. Tuy nhiên, bên cạnh những
ưu điểm đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm trong
lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức tiến hành bồi dưỡng năng lực nghiên cứu
khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ, một số giảng viên trẻ cịn có những
hạn chế nhất định về năng lực nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân
đội hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế khuyết điểm
trong bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên

trẻ. Tuy nhiên nguyên nhân chủ quan trước hết thuộc về nhận thức, trách
nhiệm của cấp ủy, chỉ huy, người chủ trì các cấp thuộc học viện, trường
sĩ quan quân đội. Tăng cường bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học
của đội ngũ giảng viên trẻ cần quán triệt và thực hiện tốt trong cả nhận
thức và hành động của mọi tổ chức, mọi lực lượng. Quá trình bồi dưỡng
là q trình ln đúc rút một số kinh nghiệm quý báu làm bài học tiếp
tục bồi dưỡng các thế hệ kế tiếp, có như vậy các học viện, trường sĩ quan
sẽ luôn tạo ra nguồn kế cận các nhà khoa học cho tương lai.
Chương 4
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG
LỰC NGHIÊN CỨU CỨU KHOA HỌC CỦA ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRẺ Ở CÁC KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
NHÂN VĂN THUỘC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
4.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu bồi dưỡng năng lực nghiên
cứu cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã
hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
4.1.1. Những yếu tố tác động đến bồi dưỡng năng lực nghiên
cứu cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã
hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân hiện nay
Một là, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và giáo
dục, đào tạo tác động đến hoạt động bồi dưỡng năng lực nghiên cứu
khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội
nhân vănthuộc học viện, trường sĩ quan quân đội.


19
Hai là, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới,
nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân đội và yêu cầu
xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.

Ba là, yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo
và nghiên cứu khoa học của các học viện, trường sĩ quan quân đội
những năm tiếp theo.
Bốn là, yêu cầu xây dựng các học viện, trường sĩ quan quân
đội vững mạnh, xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên ở các
học viện, trường sĩ quan quân đội trong tình hình mới
4.1.2. Yêu cầu bồi dưỡng năng lực nghiên
cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các
khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện,
trường sĩ quan quân đội hiện nay
Một là, tập trung nâng cao năng lực NCKH của đội ngũ giảng viên
trẻ có đủ khả năng để hồn thành tốt nhiệm vụ NCKH và có khát vọng phát
triển thành những cán bộ khoa học có uy tín của các HV, TSQ quân đội
Hai là, phải phát huy tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp
ủy đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng ở các HV, TSQ quân
đội trong bồi dưỡng năng lực NCKH của đội ngũ giảng viên trẻ.
Ba là, phải xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ, thực tiễn GD,
ĐT và NCKH của từng HV, TSQ quân đội, có mục tiêu chiến lược,
có tầm nhìn và giải pháp tổng thể để bồi dưỡng năng lực NCKH của
đội ngũ giảng viên trẻ.
Bốn là, phải thường xuyên tích cực đổi mới nội dung, hình thức,
biện pháp bồi dưỡng năng lực NCKH của đội ngũ giảng viên trẻ sát với
đối tượng, bảo đảm tính thiết thực, cụ thể.
Năm là, phải kết hợp chặt chẽ giữa phát huy vai trò, trách nhiệm
của các tổ chức, lực lượng tham gia với sự tích cực, chủ động, tự giác của
giảng viên trẻ trong tự bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học
4.2. Những giải pháp bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa
học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân
văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
4.2.1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, trách nhiệm của các

tổ chức, các lực lượng trong bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học
của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc
học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Nội dung cơ bản:


20
Một là, nâng cao nhận thức của các tổ chức, các lực lượng về vị trí,
vai trị, đặc điểm của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội
nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội.
Hai là, nâng cao nhận thức của các tổ chức, các lực lượng về vai
trò tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học và sự cần thiết phải bồi
dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các
khoa khoa học xã hội nhân văn.
Ba là, nâng cao nhận thức của các tổ chức, các lực lượng về những
thuận lợi, cũng như khó khăn, thách thức đặt ra trong bồi dưỡng năng
lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học
xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội.
Bốn là, nâng cao nhận thức của các tổ chức, các lực lượng về vai trò,
trách nhiệm và quyền hạn trong bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học
của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn.
Vận dụng linh hoạt các biện pháp:
Thứ nhất, tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, đề cao nhận
thức, trách nhiệm cho tổ chức, các lực lượng ở các học viện, trường
sĩ quan quân đội.
Thứ hai, tiến hành tốt hình thức sinh hoạt của các cấp ủy, tổ chức
đảng các cấp trực thuộc đảng bộ các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Thứ ba, đẩy mạnh các hình thức nghiên cứu khoa học của đội ngũ
giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường
sĩ quan quân đội.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá của Ban giám đốc
(Ban giám hiệu), cơ quan chức năng, cán bộ chủ trì ở các học viện, trường
sĩ quan quân đội.
Thứ năm, thông qua thực hiện tốt các hội nghị sơ kết, tổng kết hoạt
động nghiên cứu khoa học của các học viện, trường sĩ quan quân đội
4.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy
đảng, chỉ huy, cán bộ chủ trì và cơ quan chức năng đối với bồi dưỡng
năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa
học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng uỷ nhà trường, cấp
ủy các cấp, trực tiếp là cấp ủy ở các khoa khoa học xã hội nhân văn đối với
bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ.
Hai là, tăng cường sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của ban giám đốc
(ban giám hiệu), cán bộ chủ trì các cấp đối với bồi dưỡng năng lực nghiên
cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ.
Ba là, tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng các cấp
đối với bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ


21
4.2.3. Đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức,
biện pháp bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng
viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ
quan quân đội hiện nay
Thứ nhất, đổi mới nội dung bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa
học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn.
Đổi mới nội dung giáo chủ dục nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, những tri thức, kiến thức chuyên
ngành mới và kinh nghiệm nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên trẻ.
Đổi mới nội dung bồi dưỡng năng lực trong tiếp cận, phát hiện vấn đề

nghiên cứu, xác định mục tiêu, lựa chọn đối tượng, phạm vi, khách thể và
quá trình triển khai nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên trẻ.
Thứ hai, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp bồi
dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa
khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội.
Vận dụng linh hoạt theo chương trình, kế hoạch và các hình thức
nghiên cứu khoa học với các hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên trẻ.
Linh hoạt sáng tạo hình thức phát huy vai trị của đội ngũ cán bộ khoa
học, giảng viên kinh nghiệm với tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên trẻ trong
sáng tạo hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa của đội
ngũ giảng viên trẻ
Vận dụng linh hoạt biện pháp đưa đội ngũ giảng viên trẻ tham gia
nghiên cứu đề tài khoa học các cấp, các chương trình đề án, các nhiệm vụ và
hình thức nghiên cứu khoa học
Vận dụng sáng tạo hình thức giao nhiệm vụ tham gia viết giáo trình, tài
liệu dạy học, viết chuyên đề, tham luận, phân công đội ngũ giảng viên trẻ
hướng dẫn viết khóa luận, luận văn, đề tài khoa học cho học viên.
4.2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ
giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện,
trường sĩ quan quân đội trong tự học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học
Một là, đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn
phải có nhận thức đúng đắn, xây dựng động cơ, khát vọng,nêu cao tinh
thần, trách nhiệm đối với việc tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học của bản thân.
Hai là, mỗi giảng viên trẻ phải đánh giá đúng thực trạng năng
lực nghiên cứu khoa học của bản thân, xây dựng kế hoạch tự học
tập, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu bảo đảm tính khoa
học và phù hợp với thực tiễn.



22
Ba là, đội ngũ giảng viên trẻ cần có ý chí quyết tâm khắc phục
khó khăn hồn thành tốt kế hoạch tự học tập, tự bồi dưỡng năng lực nghiên
cứu khoa học đã xác định.
Bốn là, cấp ủy, cán bộ các cấp quan tâm, tạo điều kiện, tăng cường
theo dõi kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả tự học tập, bồi dưỡng nâng cao
năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ
4.2.5. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học
xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Một là, tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, cơ quan chức
năng cấp trên trong bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ
giảng viên trẻ.
Hai là, phát huy vai trò của hội đồng khoa học các cấp ở các học
viện, trường sĩ quan quân đội.
Ba là, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học, giảng viên có kinh
nghiệm trong nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Bốn là, phát huy các tổ chức quần chúng và hội đồng quân
nhân trong bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ
giảng viên trẻ. Năm là, phát huy vai trò của các cơ quan, đơn vị
phối hợp với các học viện, trường sĩ quan quân đội trong hoạt
động nghiên cứu khoa học để tiến hành bồi dưỡng.
Kết luận chương 4
Là hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và là nhiệm vụ xây dựng, bồi
dưỡng và phát triển nguồn kế cận các nhà khoa học của các học viện,
trường sĩ quan và quân đội trong tương lai, bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học
xã hội nhân văn đã và đang được các học viện, trường sĩ quan quân

đội chú trọng, đẩy mạnh và phát triển nhằm đáp ứng với yêu cầu thực
tiễn hiện nay. Tuy nhiên, q trình bồi dưỡng ln chịu sự tác động
chi phối của nhiều yếu tố trực tiếp liên quan, cả trong nước và thế
giới như: sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng cơng nghiệp
4.0; nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến
đấu, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị và yêu cầu nâng cao
chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của các học
viện, trường sĩ quan quân đội trong những năm tiếp theo.
Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng
viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn đang có những thuận
lợi rất cơ bản, tuy nhiên, cũng gặp không ít khó khăn nhất định, vì
thế, q trình bồi dưỡng phải quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm
của Đảng, của QUTW về giáo dục - đào tạo và phát triển khoa học
công nghệ; đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu đào tạo của mỗi nhà trường;
phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các lực lượng,


23
nhất là vai trò của tổ chức đảng, cán bộ, giảng viên, cơ quan chức
năng các lực lượng tham gia bồi dưỡng; tiến hành bồi dưỡng thường
xuyên, liên tục; nội dung tồn diện, có trọng tâm, trọng điểm; đổi
mới nội dung và vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp bồi
dưỡng; phát huy sức mạnh tổng hợp trong quá trình bồi dưỡng.
Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng
viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường
sĩ quan quân đội hiện nay cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với
sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lực lượng, có sự lãnh
đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ. Các
giải pháp cần được nghiên cứu, vận dung, phù hợp với điều kiện cụ
thể của mỗi nhà trường để mang lại hiệu quả thiết thực.

KẾT LUẬN
1. Đến nay đã có những cơng trình khoa học ở trong và ngoài nước
nghiên cứu về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, về vai trò
của hoạt động NCKH, bồi dưỡng năng lực NCKH của đội ngũ cán bộ,
ngũ giảng viên ở các nhà trường đại học, trong đó có các HV, TSQ quân
đội. Những cơng trình khoa học nghiên cứu ở trong nước và ngồi nước
có liên quan đến luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc cung cấp cho
tác giả những tư liệu có giá trị, là nguồn tài liệu khoa học quan trọng để
tác giả nghiên cứu, tham khảo, kế thừa có chọn lọc và phát triển phục vụ
cho q trình xây dựng, hồn thiện luận. Tuy nhiên, đến nay chưa có cơng
trình khoa học nào nghiên cứu một cách sâu sắc cả vê lý luận và thực tiễn
vấn đề “Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên
trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học viện, trường sĩ quan
quân đội hiện nay”. Vì vậy, luận án của tác giả khơng trùng lặp với cơng
trình nào đã được cơng bố.
2. Đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn ở
các học viện, trường sĩ quan quân đội là một bộ phận quan trọng trong
đội ngũ giảng viên ở các học viện, trường sĩ quan, là tập hợp những
giảng viên trẻ về tuổi nghề, tuổi đời, chưa có nhiều kinh nghiệm trong
hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm sống, vốn kiến
thức về lý luận và thực tiễn hoạt động quân sự chưa nhiều, đặc điểm tâm
lý sư phạm quân sự chưa ổn định, kinh nghiệm sư phạm và năng lực
nghiên cứu khoa học còn hạn chế.
3. Năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ
khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là
tổng hợp về trình độ tri thức, phương pháp tư duy và khả năng sáng


24
tạo của họ được vận dụng linh hoạt và đạt hiệu quả trong nghiên cứu

khoa học, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, giảng dạy và thực
hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
4. Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ
giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ
quan quân đội là q trình hoạt động có mục đích, có hệ thống,
có kế hoạch của các tổ chức, các lực lượng góp phần bổ sung,
cập nhật tri thức, khả năng tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng,
kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng lực,
phẩm chất toàn diện cho đội ngũ giảng viên trẻ, nâng cao chất
lượng hiệu quả và thực hiện thắng lợi mục, tiêu yêu giáo giáo
dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của từng học viện, trường sĩ
quan quân đội trong giai đoạn hiện nay.
5. Những năm qua, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học
của đội ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc
học viện, trường sĩ quan quân đội đã đạt được những ưu điểm, thành
tựu quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và
nghiên cứu khoa học của các nhà trường và tạo nguồn xây dựng các
nhà khoa học của quân đội trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh
những ưu điểm, thành tựu đã đạt được, hoạt động bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân
văn ở các học viện, trường sĩ quan qn đội vẫn cịn có những hạn
chế so với yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn đặt ra.
6. Hiện nay, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của đội
ngũ giảng viên trẻ ở các khoa khoa học xã hội nhân văn thuộc học
viện, trường sĩ quan quân đội có nhiều thuận lợi cơ bản, song cũng
gặp khơng ít khó khăn, địi hỏi q trình bồi dưỡng chủ thể và các lực
lượng tiến hành bồi dưỡng cần nắm chắc những yếu tố tác động và
thực hiện tốt các giải pháp: chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, trách
nhiệm cho các tổ chức, các lực lượng; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan chức năng và các khoa

giáo viên trong tiến hành bồi dưỡng; đổi mới nội dung, vận dụng linh
hoạt, sáng tạo các hình thức biện pháp; phát huy tính tự giác trong tự
rèn luyện, bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên trẻ và phát huy sức
mạnh tổng hợp trong bồi dưỡng. Các nhóm giải pháp trên chỉ mang
tính chất cơ bản, địi hỏi các tổ chức, các lực lượng khi tham gia bồi
dưỡng cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, đối


25
tượng và điều kiện nhà trường mình, tránh quan điểm áp đặt, dập
khn máy móc, giáo điều, từ đó góp phần xây dựng các học viện,
trường sĩ quan quân đội vững mạnh, tiên tiến mẫu mực.


×