Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 19 trang )

1
I. Lý do chọn giải pháp
1. Cơ sở lý luận
Hoạt động làm quen văn học có một vị trí vơ cùng quan trọng trong
chương trình giáo dục mầm non. Hoạt động này góp phần to lớn trong việc hình
thành và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi này.
Thông qua nội dung các tác phẩm văn học giáo dục trẻ biết yêu quý
người hiền lành, biết ơn và kính u ơng bà, cha mẹ, anh chị, bạn bè, biết
nhường nhịn em nhỏ. Các tác phẩm văn học là phương tiện giúp trẻ phát triển
ngơn ngữ, giúp trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu lốt, diễn đạt gãy gọn, biết sử
dụng từ đúng lúc đúng chỗ, không những thế nó cịn giúp trẻ phát triển trí tưởng
tượng, ngôn ngữ phong phú, khả năng quan sát, khả năng tư duy độc lập trong
suy nghĩ. Hoạt động làm quen văn học góp phần làm nên sự phong phú, hấp dẫn
của đời sống tinh thần cho trẻ thơ.
2.Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm học gần đây, chuyên đề cho trẻ làm quen văn học tại
trường tôi cũng đã được quan tâm và chỉ đạo sát sao, chất lượng chuyên đề cũng
đã được cải tiến rõ rệt. Xong kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Trong các
hoạt cho trẻ làm quen văn học số trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động vẫn
chưa cao, một số cháu chưa hiểu hết nội dung, ý nghĩa của bài thơ câu chuyện
đã học. Kỹ năng đọc thơ, kể chuyện diễn cảm của trẻ cịn hạn chế. Chính vì vậy
bản thân tơi ln suy nghĩ và muốn làm một cái gì đó để góp phần nâng cao chất
lượng cho hoạt động này. Nên trong trong học 2019 – 2020 tôi đã mạnh dạn áp
dụng “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho
trẻ 4-5 tuổi”.
a. Thuận lợi:
- Về phía nhà trường: Ban giám hiệu đã quan tâm, chỉ đạo sát sao về
chuyên môn nghiệp vụ. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ.
- Về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học: Đã được trang bị đầy
đủ theo văn bản bản Hợp nhất số 01.



2
- Về phía giáo viên: Bản thân tơi có trình độ đào tạo trên chuẩn, có ý
thức trách nhiệm cao trong công viêc. Yêu nghề, mến trẻ.
- Về phụ huynh: Đa số các bậc phụ huynh đã nhận thức đầy đủ về tầm
quan trọng của giáo dục mầm non, phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm
trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- 100% học sinh của lớp đã qua lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, nên cũng thuận lợi
cho việc đưa trẻ vào nề nếp học tập.
b. Khó khăn:
- Về cơ sở vật chất: Diện tích lớp học chưa được rộng rãi, chưa có phịng
ngủ riêng ( Vì xây dựng theo chuẩn cũ) nên cũng ảnh hưởng đến không gian
hoạt động của trẻ.
- Đồ dùng trang thiết bị dạy học tuy đã đủ theo Văn bản Hợp nhất số 01
xong vẫn chưa phong phú, đa dạng.
- Vẫn còn một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của
con em mình.
- Nhận thức của chưa đồng đều nên cũng ảnh hưởng đến quá trình học tập
và vui chơi.
c. Khảo sát trẻ
Trước khi áp dụng giải pháp, tôi tiến khảo sát trẻ trên một số nội dung.
Kết quả khảo sát như sau:
STT

Nội dung

Số trẻ đạt
TS

%


Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào Hoạt động
1

làm quen văn học

20/30

66,7

2

Trẻ hiểu nội dung bài thơ, câu truyện

18/30

60

3

Trẻ đọc thơ diễn cảm

14/30

46,7

4

Trẻ kể truyện diễn cảm


12/30

40

d. Mục đích


3
Áp dụng giải pháp nhằm mục đích giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực
tham gia các hoạt động làm quen văn học. Giúp trẻ hiểu nội dung các bài thơ,
câu chuyện đã học. Có kỹ năng đọc thơ, kể chuyện diễn cảm.
II. Nội dung
1. Giải pháp 1: Tạo môi trường học tập cho trẻ.
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi cung cấp nguồn thơng tin phong phú,
khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Mơi trường giúp trẻ tìm
tịi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến
thức và kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung.
Chính vì vậy để trẻ có một mơi trường làm quen văn học phong phú, hấp
dẫn trẻ. Tôi dành một khoảng trống vừa đủ để trang trí cho trẻ một góc “Bé u
văn học”. Trong đó tơi trang trí những hình ảnh, những bức tranh có nội dung về
các bài thơ, hay câu chuyện gần gũi với trẻ. Để khi trẻ tham gia chơi trong góc
học tập – sách, trẻ lại được ngắm nhìn những hình ảnh quen thuộc có trong các
bài thơ, câu chuyện đã học. Từ đó trẻ có thể nhớ lại nội dung bài thơ, câu chuyện
đó và thể hiện lại cách đọc bài thơ, hay kể lại câu chuyện một cách dễ dàng.


4
Tơi thường xun thay đổi hình ảnh trong góc chơi theo từng chủ đề để
trẻ không bị nhàm chán, luôn hứng thú với những gì mới mẻ ở mảng tường “Bé
u văn học”.


Ngồi ra, tơi cịn sưu tầm các sách văn học, các họa báo, tạp chí, lịch cũ,
nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “ Góc thư viện” mang nội dung
văn học. Sau đó cơ kể cho trẻ nghe những câu chuyện có trong góc thư viện.


5

Để môi trường cho trẻ làm quen văn học phong phú, đa dạng hơn, tôi đã
tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tận dụng mảng tường ở cầu thang và
hành lang lớp học, vẽ những bức tranh thể hiện nội dung về những câu chuyện,
bài thơ gần gũi với trẻ.


6

Với cách làm như vậy, tôi thấy môi trường làm quen với văn học cho trẻ
đã phong phú hơn, trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với các tác phẩm văn học một
cách gián tiếp, điều đó đã làm tăng cảm xúc, hứng thú của trẻ khi tham gia các
hoạt động làm quen văn học. Giúp trẻ củng cố các kiến thức đã học một cách
nhẹ nhàng khơng gị bó.
2. Giải pháp 2: Sử dụng linh hoạt đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy
học trong hoạt động làm quen văn học.
Với đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non là tư duy trực quan hình tượng.
Vì vậy trẻ khơng thể tiếp thu các kiến thức, kỹ năng trong học tập nếu như thiếu
đồ dùng trực quan minh họa. Xong việc sử dụng đồ dùng trực quan minh họa
sao cho linh hoạt, có hiệu quả thì khơng phải giáo viên nào cũng làm tốt. Chính
vì vậy việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng chỗ, đồ dùng
phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng hoạt động học, đúng chủ đề là điều hết
sức quan trọng.

Để sử dụng đồ dùng trực quan minh họa linh hoạt, có hiệu quả. Trước
khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học. Tôi đã nghiên cứu rất kỹ,
mục đích yêu cầu của từng hoạt động, để từ đó chuẩn bị đồ dùng trực quan
minh họa cho hoạt động được đầy đủ, phù hợp, hấp dẫn. Tôi cũng lựa chọn
hình thức tổ chức, cũng như phương pháp đặc của hoạt động để xây dựng Kế
hoạch cho chi tiết.


7
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với câu truyện “Tích chu”, đồ dùng trực quan
tơi chuẩn bị là một bộ tranh truyện Tích Chu, một mơ hình sân khấu rối có các
con rối về các nhân vật trong cấu truyện. Tôi đã sử dùng đồ dùng trực quan cho
hoạt động này như sau: Khi cô kể cho trẻ nghe lần 1 tôi kết hợp cử chỉ điệu bộ
minh họa theo tình tiết câu chuyện.

Nhưng khi kể chuyện cho trẻ nghe lần 2 tôi vừa kể vừa kết hợp với các
hình ảnh minh hoạ có trong tranh. Trẻ đã rất hứng thú, chăm chú nhìn vào tranh
và nghe cơ kể chuyện.


8
Để khai thác triệt để giá trị của đồ dùng trực quan, tôi đã dùng bộ tranh
minh họa ấy trong hoạt động Đàm thoại, trích dẫn, giảng nội dung câu chuyện.
Nhờ kết hợp với tranh minh họa khi đàm thoại, trẻ đã dễ dàng nhớ về nội dung
câu chuyện hơn. Nhất là với dạng tiết “Cung cấp kiến thức mới”. “video cô
đàm thoại”

Khi kể lại cho trẻ nghe lần 3 tơi sử dụng mơ hình sa bàn rối, chuyển thể
kịch bản cho trẻ không bị nhàm chán nhưng vẫn giữ nội cốt chuyện. “video cô
diễn rối”



9
Nhờ sử dụng đồ dùng trực một cách linh hoạt trong hoạt động nên trẻ lớp
tôi đã rất hứng thú tham gia vào hoạt động trong tiết dạy. Trẻ hiểu được nội dung
câu chuyện một cách dễ dàng.
Hay khi cho trẻ làm quen với bài thơ “Em yêu nhà em” của tác giả Đoàn
Thị Lam Luyến. Khi đọc thơ cho trẻ nghe lần 2 tôi lại kết hợp sử dụng những
hình ảnh động trên tivi nói về nội dung bài thơ để kết hợp.

Nhờ sự thay đổi linh hoạt đồ dùng trực quan nên trẻ đã rất hứng thú tham
gia các hoạt động.
3. Giải pháp 3: Dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm thơng qua hoạt
động học có chủ đích.
*Hoạt động Làm quen văn học:
Hoạt động học có chủ đích là cơ hội tốt nhất để dạy trẻ đọc thơ, hay kể
chuyện sáng tạo. Nhất là trong giờ Hoạt động làm quen với văn học. Thông qua
hoạt động làm quen văn học trẻ được làm quen với các bài thơ, câu chuyện phù
hợp với độ tuổi. Ở đó giáo viên có cơ hội hệ thống hóa, chuẩn hóa kiến thức cho
trẻ một cách thuận lợi nhất.
Để dạy trẻ đọc thơ diễn cảm có hiệu quả trước tiên giáo viên phải đọc
mẫu thật chuẩn, đúng âm điệu nhịp điệu của bài thơ. Ngắt nghỉ đúng nhịp. Sau
đó tổ chức rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ dưới nhiều hình thức. Khi trẻ
đọc thơ giáo viên phải lắng nghe để để sửa sai cho trẻ kịp thời. “Video cô đọc
thơ mẫu”


10

Vi deo cô tổ chức cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức

Tương tự với hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện, để trẻ có khả năng kể lại
câu chuyện thì trong quá trình đàm thoại cần phải đặt những câu hỏi giúp trẻ
nhớ được trình tự diễn biến của nội dung câu chuyện. Cũng như nhớ được ngữ
điệu giọng của các nhân vật. Điều đó sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc nhớ
nội dung câu chuyện cũng như thể hiện đúng ngữ điệu giọng các nhân vật khi
kể lại chuyện.


11

Video đàm thoại về ngữ điệu giọng các nhận vật
trong chuyện Cáo thỏ gà trống
Khi trẻ đã nhớ được nội dung câu chuyện và thể hiện đúng ngữ điệu
giọng các nhân vật tôi tổ chức cho trẻ kể lại chuyện dưới nhiều hình thức.

Video 1 cá nhân trẻ kể lại chuyện


12
Tóm lại để dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm được tốt thì mỗi giáo
viên cần chuẩn bị chu đáo đồ dùng trực quan minh họa, sử dụng đồ dùng linh
hoạt, sáng tạo. Nắm chắc nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt
động. Làm được điều trên tôi tin chắc hoạt động dạy trẻ đọc thơ, hay kể chuyện
sáng tạo sẽ đạt hiệu quả cao.
*Trong hoạt động học khác
Ngồi hoạt động làm quen văn học, thì các hoạt động học khác tơi cũng
đã nghiên cứu và tích hợp nội dung rèn trẻ kỹ năng đọc thơ, hay kể chuyện vào
đó một cách nhẹ nhàng giúp trẻ hứng thú hơn tham gia vào hoạt động, đồng thời
cũng là cơ hội để tôi củng cố các kỹ năng đọc thơ, hay kể chuyện cho trẻ.
Ví dụ: Trong hoạt động khám phá khoa học đề tài: Một số bộ phận trên

cơ thể bé. Trước khi vào bài tôi gây hứng thú cho trẻ bằng câu chuyện ngắn
“Mỗi người một việc” sau đó trị chuyện dẫn dắt trẻ vào bài.

Vi deo cô kể chuyện “Mỗi người một việc”
Hay khi dạy trẻ bài hát “Chim chích bơng” do Vân Dung phổ nhạc, lời
thơ Nguyễn Viết Bình. Khi gây hứng thú cho trẻ vào bài tôi cũng tận dụng cơ
hội cho trẻ đọc bài thơ “Chim chích bơng” sau đó dẫn dắt trẻ vào bài.


13

Video cơ và trẻ đọc thơ chim chích bơng
4. Giải pháp 4: Dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm thông qua các
hoạt động khác trong ngày.
Tất cả các hoạt động trong ngày, đều là cơ hội rất tốt để dạy trẻ các kỹ năng
đọc thơ hay kể chuyện diễn cảm. Giáo viên có thể tận dụng các thời điểm khác
nhau trong ngày một cách linh hoạt để lồng ghép tích hợp các nội dung trên.
Ví dụ: Trong hoạt động đón, trả trẻ. Sau khi cơ ân cần đón trẻ vào lớp, khi
các bạn khác chưa đến, cơ có thể nhẹ nhàng ơm trẻ vào lịng và nói: Con có thể
đọc cho cô nghe một bài thơ được không? Với thái độ ân cần nhẹ nhàng âu yếm
cơ đã có thể khuyến khích trẻ thể hiện lại bài thơ mà trẻ đã được học.

Video, ảnh cơ ơm trẻ vào lịng trẻ đọc thơ cho cô nghe


14
Hay trong hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ ra sân hoạt động tôi thường
hay kết hợp cho trẻ đọc những bài đồng dao, ca dao, tục ngữ phù hợp với chủ đề

Trong hoạt động vui chơi: Tôi thường tận dụng góc chơi học tập sách, cho

trẻ xem tranh truyện ở thư viện, xem các con rối về những câu chuyện đã học, trẻ
có thể tập kể lại những câu chuyện mà trẻ đã học, hoặc được nghe cô đọc chuyện.

Video cơ đọc chuyện cho trẻ nghe
Ngồi ra hoạt động chiều cũng là lúc tơi có thể rèn trẻ đọc thơ, kể chuyện
diễn cảm.


15

Video minh họa
5. Giải pháp 5: Phối hợp với phụ huynh.
Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và
nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong cơng
tác chăm sóc giáo dục trẻ là một biện pháp không thể thiếu. Hiểu được tầm quan
trọng của việc làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh nên tôi đã làm tốt
một số các việc như sau:
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ về nội dung
hôm nay con được học, đề nghị phụ huynh phối hợp cùng cô ôn luyện cho con.
Công khai lịch học của trẻ trên bảng tuyên truyền để phụ huynh tiện
theo dõi.


16
Trong năm học 2019 - 2020 là một năm học rất đặc biệt vì trẻ phải nghỉ
học do dịch bệnh covid-19. Tôi đã kết hợp cùng phụ huynh cho trẻ ôn luyện
những bài thơ, câu chuyện mà trẻ đã được học qua zalo của nhóm lớp.

Video



17
III. Kết quả thực hiện
1.Khả năng áp dụng của giải pháp
Sau một năm áp dụng các giải pháp này bản thân tôi thấy những giải pháp
tôi thực hiện rất dễ áp dụng. Có thể áp dụng cho trẻ ở tất cả các độ tuổi khác nhau.
Với kết quả áp dụng được đánh giá tương đối chính xác, sát và phù hợp
với thực tiễn, tâm lý của trẻ. Theo đánh giá chủ quan của cá nhân tôi, đề tài này
không chỉ vận dụng cho việc dạy dỗ và giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi
tại Trường mầm non Hoàng An mà cịn có thể áp dụng trong các Trường mầm
non trên tồn huyện Hiệp Hịa
2.Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân cho trẻ
cảm thụ văn học, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ. Sau một năm thực hiện
áp dụng giải pháp “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen
với văn học cho trẻ 4-5 tuổi” trong trường mầm non đã có chuyển biến rõ rệt,
kết quả đạt được cụ thể như sau:
STT

1
2

Nội dung
Trẻ hứng thú tích cực
tham gia vào Hoạt
động làm quen văn học
Trẻ hiểu nội dung bài
thơ, câu truyện

Số trẻ đạt đầu

năm
TS
%

Số trẻ đạt
cuối năm
TS
%

20/30

66,7

29/30

96,7

18/30

60

28/30

93,3

3

Trẻ đọc thơ diễn cảm

14/30


46,7

27/30

90

4

Trẻ kể truyện diễn cảm

12/30

40

25/30

83,3

Đánh giá
Tăng
30%
Tăng
33,3%
Tăng
43,3%
Tăng
43,3%

IV. Kết luận

1. Kết luận.
Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi
là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ sau này. Hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học


18
phong phú, đa dạng sẽ giúp trẻ toàn diện về mọi mặt: Nhận thức, ngơn ngữ tình cảm xã hội.
Qua những bài thơ câu chuyện giúp trẻ biết yêu cái đẹp của tự nhiên và
con người, biết phân biệt cái thiện và cái ác, đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu
tiên về cuộc sống xung quanh. Đồng thời trẻ biết nhập vai với những nhân vật
trong câu chuyện, bài thơ. Ngồi ra văn học cịn giúp trẻ phát triển trí tưởng
tượng sáng tạo nghệ thuật, và là một trong những hoạt động cần thiết trong việc
hình thành nhân cách cho trẻ.
2. Bài học kinh nghiệm.
Với những biện pháp và kết quả nêu trên bản thân tôi tự rút ra những bài
học kinh nghiệm sau:
- Ngay từ đầu năm học người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ để có những phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ đầu
cho hợp lý.
- Luyện tập giọng đọc, giọng kể sao cho diễn cảm, thể hiện được nét mặt,
cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật trong truyện.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Tham khảo thêm một số kịch bản đã được biên soạn sẵn và tập cho trẻ
đóng kịch. Sử dụng tốt mơ hình rối dẹt, rối tay, rối que…Tích cực làm đồ dùng,
đồ chơi theo chủ đề, đồ dùng minh họa cần phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Giáo
viên phải sử dụng những đồ dùng đó một cách khoa học, gọn gàng, đúng lúc.
- Tuyên truyền, phối kết hợp tốt với phụ huynh hỗ trợ thêm một số tranh
truyện, sách báo...
- Giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt, đúng lúc,

tránh lạm dụng, ơm đồm. Biết tích hợp lồng ghép nhẹ nhàng chuyên đề vào các
hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi. Bản thân luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ
chun đề thơng qua dự giờ đồng nghiệp và việc tiếp thu chuyên đề do nhà
trường tổ chức.
- Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tổng hợp mang tính nghệ thuật:
ngày hội, ngày lễ, hoạt động sân khấu…


19
Trên đây là “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen
văn học cho trẻ 4 - 5 tuổi” của tơi, kính mong được sự quan tâm đóng góp của
các ban giám khảo để giải pháp của tơi được hồn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Hoàng An, tháng 10 năm 2020
NGƯỜI LÀM GIẢI PHÁP

Nguyễn Thị Thanh



×