Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÀI GIẢNG LỊCH sử ĐẢNG CHUYÊN đề ĐẢNG LÃNH đạo ĐÁNH THẮNG CHIẾN lược CHIẾN TRANH cục bộ của đế QUỐC mỹ ở MIỀN NAM và xây DỰNG CNXH ở MIỀN bắc GIAI đoạn 1965 1968

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.29 KB, 20 trang )

Chuyên đề: Đảng lãnh đạo đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục
bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
(1965 - 1968).
Cuối năm 1964 đầu năm 1965, trước sự phá sản của chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bằng
cách đưa quân Mỹ và quân chư hầu ồ ạt vào miền Nam trực tiếp tiến hành chiến
tranh xâm lược Việt Nam, đồng thời dùng không quân, hải quân đánh phá miền
Bắc. Trước tình hình đó Đảng ta đã làm gì và làm như thế nào để phá tan âm
mưu xâm lược của kẻ thù, góp phần đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
Để giúp các đồng chí nhận thức sâu sắc hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng
thời kỳ 1965-1968, hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các đồng chí chủ đề: Đảng
lãnh đạo đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở
miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1965 - 1968).
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp các đồng chí thấy được tính chất gay go, phức tạp của cách mạng
Việt Nam khi phải đối mặt với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng nhằm đánh bại chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc trong thời kỳ 1965 - 1968.
- Tiếp tục củng cố và giữ vững niềm tin vào Đảng và sự nghiệp cách
mạng của Đảng, tích cực đấu tranh chống lại những quan điểm, nhận thức sai
trái.
II. Nội dung: gồm 2 phần.
1. Đảng lãnh đạo đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc
Mỹ (1965 - 1968).
2. Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1965 - 1968).
* Trọng tâm: Phần 1. Trọng điểm: 2 - Phần 1.
III. Thời gian lên lớp: 04 tiết.
IV. Phương pháp:
1. Đối với giáo viên:
1




Giới thiệu nội dung theo phương pháp thuyết trình. Nêu vấn đề, phân tích
làm rõ, kết hợp đối thoại ngắn.
2. Đối với học viên: Nghe giảng, ghi chép, bút ký theo ý hiểu.
V. Tài liệu:
Nội dung bài giảng
I. Đảng lãnh đạo đánh thắng chiến lược “Chiến trang cục bộ” của đế quốc
Mỹ (1965 - 1968):
1. Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và quyết tâm chiến lược của Đảng:
a. Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ:
Cuối năm 1964, đầu năm 1965 trước sự phá sản của chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Làm rõ:
Các đồng chí biết rằng: Ngay sau khi hệ thống nguỵ quyền cơ sở ở nông
thôn miền Nam bị phong trào đồng khởi phá rã, giai cấp thống trị Mỹ đã phát
hiện nguy cơ chính quyền Sài Gịn có thể bị sụp đổ, qn đội tay sai không đủ
sức chống đỡ với sức mạnh tiến công của cách mạng Việt Nam. Năm 1961 phó
Tổng thống Mỹ Giơn-xơn sang Sài Gịn gợi ý việc đưa qn Mỹ vào miền Nam,
nhưng chính quyền Diệm khơng tán thành, nên Mỹ chỉ tăng cường viện trợ quân
sự và cố vấn để chống lại sự nổi dậy của nhân dân miền Nam. Sau 4 năm thực
hiện kiểu “Chiến tranh đặc biệt” mà chính quyền Mỹ ni nhiều hy vọng giành
thắng lợi với cái giá rẻ nhất đã sụp đổ, thất bại hồn tồn sau thất bại của Mỹ Nguỵ ở Bình Giã (12.1964), Ba Gia (5.1965), Đồng Xồi (6.1965).
Giơn-xơn lên làm Tổng thống nước Mỹ giữa lúc tình hình chính trị, kinh
tế Mỹ ổn định, trong khi Liên Xô và Trung Quốc đang bất đồng về quan điểm,
đường lối... Chính quyền Giôn-xơn đã quyết định đưa quân Mỹ vào trực tiếp
tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là chiến lược chiến tranh mới được Mỹ
chuẩn bị khá cơng phu, có tính tốn kỹ lưỡng, đã qua làm thử và thăm dò dư
2



luận cơng chúng Mỹ, thăm dị thái độ đồng minh của Mỹ, thăm dò dư luận thế
giới, kể cả một số nước xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là đánh bại cách mạng
miền Nam trong thời gian từ 18 đến 30 tháng.
Làm rõ:
Kế hoạch chiến lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam dự định thực hiện trong
thời gian từ 18 đến 30 tháng, qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ tháng 7 đến tháng 12.1965: Đưa nhanh quân Mỹ và chư
hầu vào miền Nam Việt Nam, hoàn thành việc triển khai lực lượng chuẩn bị tiến
hành phản công chiến lược.
Giai đoạn 2: Từ tháng 1 đến tháng 6.1966: Mở các cuộc tiến cơng “tìm
diệt” chủ lực qn giải phóng, phá chiến tranh du kích, giành quyền chủ động
chiến trường, hỗ trợ cho chương trình “bình định”.
Giai đoạn 3: Từ tháng 7.1966 đến cuối năm 1967: Mở các cuộc hành
quân tiến công tiêu diệt những đơn vị cịn lại của qn giải phóng và những căn
cứ du kích, tiêu diệt cơ quan lãnh đạo cuộc kháng chiến ở miền Nam, hồn tất
chương trình “bình định”.
Các đồng chí nghiên cứu, cho biết: Tại sao Mỹ lại muốn giành thắng lợi
trong thời gian ngắn (Mỹ xác định thời gian từ 18 đến 30 tháng)? Vì:
 Để tránh gây ảnh hưởng xấu tới thế bố trí chiến lược toàn cầu của Mỹ.
 Để tránh ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Mỹ (Tiến hành
chiến tranh ở Việt Nam, chính quyền Mỹ đã thi hành các biện pháp bưng bít
thơng tin: khơng gọi lính trù bị, khơng tăng thuế với hy vọng duy trì được sự ổn
định nội bộ, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của Quốc hội và nhân dân Mỹ
đối với chiến tranh Việt Nam).
 Để tránh lôi kéo các nước lớn như Trung Quốc, Liên Xô trực tiếp tham chiến.
- Biện pháp:
+ Biện pháp chủ yếu của chiến lược này là “tìm và diệt”, sau đó là

“tìm diệt và bình định” (đây được coi là chiến lược hai gọng kìm).
3


+ Sử dụng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc (mục đích của
chúng là đè bẹp hậu phương miền Bắc, cô lập miền Nam).
+ Đẩy mạnh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở Lào, gây sức ép
với Cămphuchia, triệt để lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung và mở các chiến dịch
tun truyền hịng cơ lập Việt Nam trên trường quốc tế.
Làm rõ:
Các đồng chí biết rằng: Tháng 7.1965 Giơn-xơn chấp nhận kế hoạch chiến
lược “tìm và diệt” của đại tướng Oétmolen (Tư lệnh Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại
miền Nam Việt Nam).
Mặt khác, để có một chính quyền tay sai đắc lực hơn, làm tốt hơn nhiệm
vụ “bình định”, ngày 18.6.1965 Mỹ đạo diễn cho Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn
Cao Kỳ làm đảo chính lật đổ Nguyễn Khánh, lập chính phủ qn sự.
Trong khi đó, trên miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại của không quân,
hải quân Mỹ từng bước được mở rộng về quy mô và cường độ. Từ tháng
6.1965, chúng bắt đầu xâm phạm vùng trời Hà Nội, Hải Phòng nhằm một mặt đe
doạ, gây sức ép với Đảng, Chính phủ và nhân dân ta, ngăn chặn sự tăng viện của
miền Bắc cho miền Nam, mặt khác nâng đỡ tinh thần quân nguỵ Sài Gòn.
Mỹ đồng thời đẩy mạnh “chiến tranh đặc biệt” ở Lào: Theo lệnh của Mỹ,
quân đội Thái Lan đã vào tham chiến, không quân Mỹ tăng cường oanh tạc,
quân nguỵ Sài Gòn phối hợp với quân nguỵ Lào mở các cuộc hành quân ở vùng
Trung, Hạ Lào; gây sức ép buộc chính phủ Vương quốc Cămphuchia từ bỏ
chính sách trung lập, kéo chính phủ này ngả về phía Mỹ để chống lại Việt Nam.
Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung và mở
rộng “chiến dịch hồ bình” hịng cơ lập Việt Nam.
- Lực lượng:
+ Từ mùa hè năm 1965 quân Mỹ và đồng minh ồ ạt đổ bộ vào miền

Nam với các loại vũ khí tối tân, hiện đại.
+ Sử dụng lực lượng quân Nguỵ: Quân Mỹ chủ yếu làm nhiệm vụ
“tìm và diệt”. Quân Nguỵ là lực lượng “bình định”.
Làm rõ:

4


Từ mùa hè năm 1965, quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ (Nam Triều
Tiên, Úc, NiuDilân...) ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Đến cuối năm 1965 đội
quân đó lên tới 20 vạn, trong đó có nhiều sư đoàn, lữ đoàn tinh nhuệ của Mỹ.
Đến năm 1968 trên chiến trường miền Nam, cả quân Mỹ, nguỵ và chư hầu
lên đến gần 1,5 triệu quân.
Riêng Mỹ, trong 4 năm (từ 1965 đến 1968) Mỹ đã huy động dốc vào
chiến tranh ở Việt Nam: 68% bộ binh, 60% lính thuỷ đánh bộ, 32% không
quân chiến thuật, 50% không quân chiến lược, 40% hải quân trong biên chế
của quân đội Mỹ; chi phí 352 tỷ đơla và ném 7,85 triệu tấn bom xuống cả hai
miền Nam, Bắc Việt Nam.
b. Quyết tâm chiến lược của Đảng:
(Thể hiện NQTW11 (3.65) và NQTW12 (12.65))
- Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc, kiên quyết
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất cứ tình huống nào.
Làm rõ:
Đây là một quyết định kịp thời, sáng suốt, thể hiện bản lĩnh chính trị, tinh
thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cơ sở xác định quyết tâm: Dựa trên sự phân tích, đánh giá đúng đắn
tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch. Cụ thể:
 Đối với Mỹ:
Mỹ đưa quân vào miền Nam trong thế bị động (bị động do Mỹ bị thất bại
trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nên buộc phải đưa quân ồ ạt vào miền Nam).

Mặt khác, Mỹ là tên đế quốc có tiềm lực quân sự mạnh, nhưng sức mạnh
của Mỹ huy động vào chiến tranh Việt Nam là có giới hạn.
Vậy, tại sao Mỹ là tên đế quốc có tiềm lực quân sự mạnh, nhưng sức
mạnh của Mỹ huy động vào chiến tranh Việt Nam là có giới hạn? Vì:
Tình hình chung trên thế giới và hiện tại ở Mỹ không cho phép Mỹ
sử dụng hết sức mạnh của Mỹ vào Việt Nam.
Mỹ ở rất xa Việt Nam.
Chỗ yếu căn bản nhất của đế quốc Mỹ là về chính trị.
5


Chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam là chiến tranh phi nghĩa,
nên bị nhân dân tiến bộ trên thế giới và chính nhân dân Mỹ kịch
liệt phản đối.
* Đồng chí nào có thể cho biết: Tại sao Mỹ không thể sử dụng hết sức
mạnh kinh tế, quân sự của chúng vào chiến tranh ở Việt Nam?
Trả lời: Mỹ không thể sử dụng hết sức mạnh kinh tế, quân sự của chúng
vào chiến tranh ở Việt Nam, vì:
Thứ nhất: Mỹ là một tên sen đầm quốc tế, là tên đế quốc đầu sỏ, Mỹ tiến
hành chiến tranh xâm lược Việt Nam nhưng đó khơng phải là mục tiêu duy nhất
mà cịn ở một số nước khác, như:..., nên khơng cho phép chúng tập trung hết
tiềm lực vào chiến trường ở Việt Nam.
Thứ hai: Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam trong điều kiện tình
hình kinh tế, chính trị nước Mỹ ổn định, song vẫn bị dư luận trong nước Mỹ
phản đối kịch liệt, kể cả nhân dân và nội các Mỹ.
Thứ ba: Sau thế chiến hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển thành hệ thống,
đứng đầu là Liên Xô, trở thành đối trọng của Mỹ cả về kinh tế, quân sự.
 Đối với ta:
Ở miền Nam: Lực lượng vũ trang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khối
quân chủ lực. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ngày càng có uy tín trong

nước và trên thế giới.
Ở miền Bắc: Trải qua 10 năm tiến hành cách mạng XHCN, miền Bắc đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành hậu phương lớn của cả nước.
Cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta đã nhận được sự đồng tình
ủng hộ, giúp đỡ to lớn của quốc tế, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa.
 Từ việc phân tích, đánh giá tương quan so sánh lực lượng như trên,

TW Đảng ta kết luận: Mặc dù Mỹ đưa vào miền Nam nước ta hàng chục vạn
quân Mỹ và chư hầu, nhưng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch vẫn
khơng có sự thay đổi lớn.
- Tập trung lực lượng cả nước đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính
miền Nam, bảo vệ miền Bắc.
- Giữ vững và phát huy thế chiến lược tiến công.
6


- Chuyển hướng xây dựng kinh tế, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, tích cực chi viện cho miền Nam, giúp đỡ cách mạng Lào và
Cămphuchia.
- Tiếp tục phương châm tác chiến: 2 chân, 3 mũi, 3 vùng.
2 chân: Quân sự, chính trị.
3 mũi: Quân sự, chính trị, binh vận.
3 vùng: Thành thị; nơng thơn, đồng bằng; rừng núi.
- Thực hiện phương châm chiến lược: “Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là
chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và viện trợ quốc tế, tranh thủ thời
cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn”.
Làm rõ:
Trong chỉ đạo chiến tranh, việc hạn chế không gian, thời gian chiến tranh
vừa là yêu cầu, vừa là nghệ thuật. Thời kỳ lịch sử 1965 - 1968, Đảng ta đã thành
công trong thực hiện phương châm chiến lược “Đánh lâu dài, song tranh thủ thời

cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn”.
Phương châm chiến lược đó xuất phát từ tình hình thực tế của nước ta là
một nước nhỏ đánh một tên đế quốc to, ta phải biết thắng địch từng bước, đánh
bại những âm mưu chính trị, quân sự của địch trong từng thời kỳ, kiềm chế và
đẩy lùi địch từng bước để cuối cùng tạo thế, tạo lực hơn hẳn địch để tiến lên
giành thắng lợi hoàn toàn.
Phương châm đánh lâu dài, song tranh thủ giành thắng lợi trong thời gian
tương đối ngắn của Hội nghị Ban Chấp hành TW lần thứ 12 là hoàn toàn đúng
đắn. Phương châm chiến lược đó cũng là yêu cầu của nghệ thuật chỉ đạo sách
lược cách mạng của Đảng trong điều kiện khơng có chiến tranh thế giới, vừa đẩy
mạnh cách mạng miền Nam tiến lên đánh thắng từng bước đế quốc Mỹ, vừa bảo
vệ có hiệu quả hồ bình thế giới, bảo vệ hệ thống XHCN, tạo điều kiện khách
quan thuận lợi cho sự phát triển của cách mạng cả nước và cách mạng thế giới.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta là cuộc chiến tranh chính
nghĩa, chúng ta có sức mạnh của khối đại đồn kết tồn dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Song lực lượng vật chất, trang bị quân sự của ta đang ở trong điều
7


kiện lấy yếu đánh mạnh. Do đó phải trải qua quá trình chiến đấu lâu dài mới đủ
sức đánh thắng hồn tồn qn địch.
Dựa vào sức mình là chính, đó là tư tưởng độc lập, tự chủ của Đảng ta.
Các đồng chí biết rằng: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong bối cảnh quốc
tế vừa thuận lợi, vừa khó khăn, phức tạp. Ba dòng thác cách mạng thế giới đang
ở thế tiến cơng, nhất là dịng thác cách mạng xã hội chủ nghĩa và dòng thác của
phong trào độc lập dân tộc. Song hệ thống xã hội chủ nghĩa lại có sự bất hồ và
xuất hiện những khuynh hướng thoả hiệp với đế quốc. Điều đó đặt ra cho toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải dựa vào sức mình là chính, song cũng phải
biết tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Thực tiễn cách mạng thời kỳ 1965 - 1968: Dựa vào sức mình là chính,

Đảng ta chủ trương kiên quyết, kiên trì và đẩy mạnh cuộc chiến tranh giải phóng
miền Nam, đồng thời với việc xây dựng và bảo vệ CNXH ở miền Bắc. Để tranh
thủ sự đồng tình ủng hộ và tranh thủ viện trợ quốc tế, Đảng đã chủ trương phát
huy mọi nhân tố tích cực, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ, hoan nghênh
mọi sáng kiến hồ bình và cách mạng, cảm ơn mọi sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn
bè gần xa.
c. Ý nghĩa của quyết tâm chiến lược:
- Tạo sự thống nhất về ý chí và hành động của tồn Đảng, tồn dân, toàn
quân, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
- Là cơ sở chỉ đạo cách mạng hai miền tiến lên giành những thắng lợi mới.
- Để lại cho Đảng ta những kinh nghiệm quý báu về đánh giá tình hình,
làm cơ sở để hoạch định chủ trương, chính sách đúng đắn.
2. Đảng chỉ đạo đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế
quốc Mỹ ở miền Nam:
a. Đánh thắng hai cuộc phản công chiến lược của đế quốc Mỹ: mùa khô
1965-1966 và mùa khô 1966 - 1967:
- Đánh thắng cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, mùa khô 1965 - 1966.
Làm rõ:
8


Sau khi đưa vào miền Nam nước ta một lượng lớn quân viễn chinh Mỹ và
chư hầu, bắt đầu từ 1.1966 quân Mỹ chính thức tiến hành thực hiện kế hoạch
“tìm và diệt” và kế hoạch “bình định” mà chúng đã vạch ra. Mở đầu là cuộc
phản công chiến lược lần thứ nhất (mùa khô 1965 - 1966).
Mục tiêu cuộc phản công này được Bộ chỉ huy Mỹ xác định là tiêu diệt
một bộ phận quan trọng chủ lực quân giải phóng, phá các căn cứ du kích, kho
tàng của ta, giành lại quyền chủ động chiến trường, mở rộng và củng cố vùng
chiếm đóng, khai thơng các tuyến giao thông chiến lược, chặn đứng sự sụp đổ
của nguỵ quyền Sài Gòn và sự tan rã của nguỵ quân.

Để thực hiện mục tiêu đó Mỹ đã sử dụng 72 vạn tên Mỹ - nguỵ gồm 14
sư đoàn, 9 lữ đoàn và trung đoàn bộ binh Mỹ, nguỵ và chư hầu; hơn 1.000
khẩu đại bác; 1.342 xe tăng, xe bọc thép; 2.288 máy bay các loại; 541 tàu,
xuồng chiến đấu ồ ạt đánh ra 5 hướng ở hai chiến trường trọng điểm miền
Đông Nam Bộ và Khu V.
Nắm chắc tư tưởng chiến lược tiến công của Đảng, Đảng bộ miền Nam
đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân được xây dựng và phát triển trên 3
vùng chiến lược, kết hợp chặt chẽ các hình thức tác chiến của bộ đội chủ lực,
bộ đội địa phương và dân quân du kích. Lực lượng vũ trang ta đã liên tục
chặn đánh, kìm chân, phản công và tiến công quân địch làm thất bại nhiều
cuộc hành quân “tìm diệt” của Mỹ. Đồng thời kết hợp chặt chẽ 3 mũi giáp
cơng (qn sự, chính trị, binh vận), quân và dân ta đã phá vỡ kế hoạch lập ấp
chiến lược của địch năm 1966.
Kết quả: Sau 4 tháng chiến đấu với địch, quân và dân ta ở miền Nam đã
loại khỏi vòng chiến 67.000 tên địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại 9 tiểu đoàn Mỹ,
7 tiểu đoàn nguỵ; bắn rơi, phá huỷ 940 máy bay các loại; phá huỷ và phá hỏng
6.000 xe quân sự, trong đó có 300 xe tăng, xe bọc thép. Các mục tiêu đề ra trong
cuộc phản công chiến lược của địch đều không thực hiện được.
- Đánh thắng cuộc phản công chiến lược lần thứ 2, mùa khô 1966 - 1967.
Làm rõ:

9


Mùa khô 1966-1967, đế quốc Mỹ mở cuộc phản công chiến lược thứ hai
với một lực lượng lớn gồm: 20 sư đồn và 10 lữ đồn chủ lực (trong đó có 7 sư
đồn và 4 lữ đồn qn Mỹ), 4.000 máy bay, 2.500 xe tăng, xe bọc thép, hàng
chục vạn tấn bom đạn và hàng vạn tấn hoá chất độc, 2.540 khẩu pháo, 500 tàu,
xuồng chiến đấu, tổng số quân tham chiến trong cuộc phản công lần này lên tới
1 triệu 20 vạn, trong đó có 60 vạn quân Mỹ.

Mục tiêu của Mỹ lần này là tiêu diệt chủ lực quân giải phóng và cơ quan
đầu não cuộc kháng chiến của nhân ta ở miền Nam, đẩy mạnh “bình định”, mở
rộng vành đai an toàn ra các tỉnh quanh Sài Gòn - Gia Định. Phối hợp với cuộc
ra quân lần này, khơng qn Mỹ cịn leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc, vừa để
ngăn chặn, chi viện, vừa để gây sức ép cao nhất đối với ta.
Với tinh thần chiến đấu ngoan cường dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và
dân miền Nam đã lần lượt đánh bại 3 cuộc hành quân quy mô lớn của Mỹ nguỵ. Buộc cả quân Mỹ và quân nguỵ phải lui dần vào thế phịng ngự trên tồn
chiến trường miền Nam.
Trên mặt trận chống phá địch “bình định”, quân và dân các vùng nơng thơn
đã kiên trì phương châm “3 bám”, đẩy mạnh “3 mũi giáp công”, chặn đánh quyết
liệt các cuộc hành quân càn quét và bình định của địch, trừng trị bọn tay sai, ác ơn,
phá vỡ chính quyền cơ sở địch ở nhiều nơi, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng.
* Thắng lợi của quân và dân ta đánh bại hai cuộc phản công chiến lược của
Mỹ - nguỵ đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để đưa cuộc kháng chiến
phát triển sang giai đoạn mới có lợi cho ta.
b. Tổng tiến cơng nổi dậy Tết Mậu Thân 1968:
* Tình hình chung:
- Phía ta: Sau mùa khơ 1966-1967 cục diện chiến trường tiếp tục chuyển
biến có lợi cho cách mạng miền Nam.
- Phía địch: Sau khi bị thất bại trong hai chiến dịch mùa khô 1965-1966
và 1966-1967 thì tương quan so sánh lực lượng khơng có lợi cho Mỹ:
+ Vùng kiểm soát của địch bị thu hẹp.

10


+ Nguỵ quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng. Nguỵ quân bị sa sút
nghiêm trọng về ý chí và tinh thần chiến đấu.
+ Kế hoạch giành thắng lợi trong vòng 18 đến 30 tháng của Mỹ
không thực hiện được đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, quân

sự, xã hội của nước Mỹ.
* Chủ trương của Đảng:
- Hội nghị Bộ Chính trị (12.1967) đã quyết định Tổng khởi nghĩa, tổng
cơng kích vào tất cả các đơ thị, dinh luỹ của Mỹ - nguỵ trên toàn miền Nam,
nhằm tạo nên sự chuyển biến cục diện chiến tranh.
- Nghị quyết hội nghị Trung ương 14 - khoá 3 (1.1968) đã thơng qua Nghị
quyết Bộ Chính trị (12.1967) với các nội dung sau:
+ Chuyển cuộc cách mạng của nhân dân miền Nam sang thời kỳ
mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định.
+ Dùng phương pháp tổng cơng kích và tổng khởi nghĩa để giành
thắng lợi quyết định.
+ Hướng tiến cơng xác định gồm:

Địn đánh tiêu diệt của bộ đội chủ lực ở chiến trường
rừng núi.
Địn cơng kích qn sự, kết hợp với nổi dậy của quần
chúng đánh vào cơ quan đầu não của Mỹ - nguỵ ở các đầu
não quan trọng trên toàn miền Nam.
Mục tiêu chiến lược là đập tan ý định xâm lược của đế
quốc Mỹ, buộc chúng phải chịu thua ở mền Nam, chấm
dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc.
* Diễn biến:
Thực hiện quyết tâm của Đảng, đêm 30 rạng ngày 31.1.1968 (tức đêm giao
thừa, rạng sáng mùng 1 Tết Mậu Thân) với khí thế tiến cơng mạnh mẽ, quân và
dân miền Nam đã đồng loạt tiến công và nổi dậy ở khắp 64 thành phố, thị xã,
huyện lỵ, khu quân sự, sân bay, kho tàng và khu hậu cần dự trữ chiến lược của
Mỹ - nguỵ. Trước sức tấn công mạnh mẽ, rộng khắp, táo bạo, bất ngờ của quân và
dân ta, bộ máy chiến tranh của Mỹ - nguỵ hết sức lúng túng, bị động, bộ máy của
11



chúng ở cơ sở bị phá vỡ từng mảng, nhiều tổ chức chính quyền địch bị tê liệt,
nhiều nơi nhân dân ta đã giành quyền làm chủ. Ở Huế, nhân dân ta đã chiếm được
cả thành phố, diệt trừ bọn phản động, giữ vững quyền làm chủ và tiếp tục chiến
đấu trong suốt 25 ngày đêm.
* Kết quả:
- Đã tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực và phá huỷ nhiều phương tiện của địch.
- Phá rã lực lượng Nguỵ quyền ở nhiều vùng ở nông thôn.
- Phá vỡ hệ thống phịng thủ khu vực đơ thị của Mỹ - nguỵ trên quy
mơ tồn miền.
- Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, tạo ra bước ngoặt quyết
định của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, buộc Mỹ phải xuống thang
chiến tranh, chấp nhận họp Hội nghị Pa-ri để giải quyết chiến tranh Việt Nam.
* Hạn chế:
- Chủ quan trong việc đánh giá tình hình nên đề ra yêu cầu chưa sát tình
hình thực tế.
- Chủ trương tiếp tục các đợt tấn công vào đô thị khi không còn điều kiện
là sai lầm về chỉ đạo chiến lược để địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất.
II. Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1965 - 1968):
1. Đặc điểm tình hình:
- Sau 4 năm triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (19611965), miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử rất
quan trọng.
Làm rõ:
Đến năm 1964 có 84,7% hộ nơng dân vào hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp.
Có 5 huyện và một số xã sản xuất lương thực đạt 5 tấn/ha (tỉnh Thái
Bình - quê hương 5 tấn - 1.1967 được Bác Hồ về thăm).
Công nghiệp địa phương cũng từng bước phát triển, số xí nghiệp mỗi
năm một tăng. Năm 1965 chúng ta có 1.132 xí nghiệp, trong đó 205 xí nghiệp
trung ương và 927 xí nghiệp địa phương...
Số hợp tác xã thủ công nghiệp bậc cao là 817 hợp tác xã.

12


Tỷ trọng sản xuất tư liệu sản xuất đạt 19,3%. Tỷ trọng sản xuất tư liệu
tiêu dùng đạt 3,6%.
Về văn hóa, giáo dục: Năm học 1964-1965 có 9.295 trường phổ thơng,
16 trường đại học, hầu hết các huyện đều có trường cấp 3, 6.000 xã tồn miền
Bắc đã có trường cấp 1. Số người đi học không ngừng tăng lên, năm học
1964-1965 có hơn 4,5 triệu học sinh, trong đó có 3,5 triệu học sinh phổ thơng,
1 triệu học sinh bổ túc, 29.800 học sinh đại học, 42.600 học sinh trung học.
Đến năm 1964 giáo viên phổ thơng có 77.685 người, giáo viên đại học là
2.750 người. Năm 1964 có 77 thư viện, 225 đội chiếu bóng lưu động, 68 đồn
nghệ thuật, phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng phát triển mạnh...
Công tác y tế : 99% các xã miền Bắc có trạm y tế, hầu hết các huyện có
bệnh viện. Năm 1964 có 457 bệnh viện, 7 viện điều dưỡng, 5.289 trạm y tế xã...
Quốc phòng, an ninh: Ba thứ quân được nâng lên một bước sức mạnh chiến
đấu: Dân quân tự vệ có 1,4 triệu người, trong đó có 1/5 được trang bị vũ khí; 1,2
triệu người đăng ký vào lực lượng dự bị; 30% ngân sách quốc phịng được đầu tư
xây dựng các cơng trình qn sự, nâng cao khả năng phịng thủ của miền Bắc.
Cơng tác xây dựng Đảng: Từ năm 1961 đến 1964 đã kết nạp được
236.589 đảng viên mới. Tổ chức đảng ở các cấp được củng cố và tăng cường...
- 8.1964 trở đi nhân dân miền Bắc phải đương đầu với cuộc chiến tranh
phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ.
Làm rõ:
Đêm 04.8.1964 đế quốc Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ...
Từ đầu tháng 2.1965 đế quốc Mỹ liên tục dùng không quân, hải quân đánh
phá miền Bắc nhằm cứu nguy cho sự thất bại của chúng ở miền Nam. Đế quốc
Mỹ đã huy động một lực lượng không quân, hải quân rất lớn, với các loại vũ khí
hiện đại, có sức tàn phá và sát thương lớn, đánh vào tất cả các mục tiêu, kể cả nơi
tập trung đông dân cư, tất cả các thành phố lớn ở miền Bắc, kể cả Thủ đô Hà Nội.

2. Chủ trương của Đảng về chuyển hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc: Thể hiện trong Nghị quyết TW 11 và Nghị quyết TW 12.

13


- Kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với tình hình có
chiến tranh phá hoại.
Làm rõ:
Từ cuối năm 1964, đế quốc Mỹ đã tiến hành chiến tranh phá hoại miền
Bắc. Trước tình hình đó, có quan điểm cho rằng không nên xây dựng chủ nghĩa
xã hội nữa mà tập trung vào đánh Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước để rồi cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nếu tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội thì xây dựng bằng cách nào? Xây
dựng lên có bảo vệ được hay khơng?...Trước những địi hỏi lớn đó, Hội nghị lần
thứ 11 và lần thứ 12 của BCH TW Đảng đã xác định phương hướng chung của
miền Bắc là: “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Miền Bắc được coi là
hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam, phải vừa xây dựng, vừa chiến đấu
tự bảo vệ, vừa phải ra sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, tích cực giúp
đỡ cách mạng Lào. Miền Bắc vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng
phải chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với tình hình cả nước đang có
chiến tranh, phải bảo đảm được yêu cầu chiến đấu, bảo đảm được phương hướng
lâu dài xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân.
Sự chuyển hướng ấy của miền Bắc được cụ thể trên các mặt:
Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng
năng suất, đặc biệt chú trọng khu vực trung du và miền núi để bảo đảm cơ sở
phát triển cơng nghiệp, phục vụ quốc phịng và đời sống.
Tạm ngừng xây dựng một số nhà máy lớn; phân tán, sơ tán những xí
nghiệp lớn ở vùng trọng điểm đánh phá của địch; bảo đảm hoạt động của các
ngành cơ khí, điện, than; chú trọng xây dựng những xí nghiệp cơng nghiệp vừa

và nhỏ. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp nhằm
bảo đảm nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong thời chiến và hậu cần tại chỗ,
phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ và điều tra cơ bản, thăm
dò tài nguyên...để vừa phục vụ cho sự nghiệp xây dựng kinh tế trước mắt, vừa
chuẩn bị cho lâu dài.
14


- Phải tăng cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển của tình hình.
Làm rõ:
Đánh giá tính chất và đặc điểm của cuộc chiến tranh phá hoại do đế
quốc Mỹ gây ra ở miền Bắc, Đảng ta cho rằng, đây là một bộ phận của chiến
lược “Chiến tranh cục bộ”. Vì vậy cần phát động rộng rãi chiến tranh nhân
dân và thực hiện quốc phịng tồn dân để đánh bại chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, làm cho miền Bắc đẩy mạnh sản xuất và tăng
cường chi viện cho miền Nam.
Để tăng cường lực lượng quốc phòng, Đảng ta chỉ đạo: Phải tăng thêm bộ
đội thường trực, gọi nhập ngũ một số cán bộ và quân nhân phục viên, chuyển
ngành, tuyển thêm thanh niên vào bộ đội, tăng thời hạn nghĩa vụ quân sự, tăng
thêm số người phục vụ trực tiếp cho quốc phòng. Phát triển và củng cố dân
quân. Chú ý cơng tác phịng khơng nhân dân, phát động phong trào toàn dân bắn
máy bay địch. Tranh thủ sự giúp đỡ vũ khí, phương tiện chiến tranh của các
nước anh em đến mức cao nhất.
Thực tế: Ngày 21.4.1965 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Quyết định về
việc động viên cục bộ nhằm nhanh chóng tăng cường quân đội thường trực.
25.4.1965 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bổ sung và sửa đổi
luật nghĩa vụ quân sự .
Một bộ phận cán bộ ưu tú của Đảng ở các ngành các cấp được điều
động, bổ sung cho quân đội, cho việc phục vụ giao thông vận tải và cho các địa

bàn chiến lược quan trọng trên phạm vi toàn miền Bắc.
Thời kỳ này bộ đội chủ lực phát triển vượt bậc (so với cuối năm
1964 đầu năm 1965, đến cuối năm 1965, bộ đội chủ lực từ 195.000 tăng lên
400.000 người); bộ đội địa phương phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng
(cuối năm 1965 là 28.000 người); dân quân tự vệ từ 1,4 triệu tăng lên 2 triệu
người. Cơ quan quân sự địa phương các cấp được khẩn trương kiện tồn. Các cơ
quan, xí nghiệp chuẩn bị sẵn sàng phương án phịng khơng, sơ tán.
- Ra sức chi viện cho miền Nam, tích cực giúp đỡ cách mạng Lào.
Làm rõ:
15


Chúng ta biết rằng: Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” ở miền Nam, đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc và
mở rộng chiến tranh sang Lào thì địi hỏi phải có một lực lượng lớn về con
người và cơ sở kỹ thuật để phục vụ chiến tranh. Thực tế đó địi hỏi toàn Đảng,
toàn dân ta phải động viên tới mức tối đa tiềm lực cả về con người và vật chất
mới đáp ứng được yêu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu và làm nhiệm vụ quốc
tế. Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam phải động viên
toàn bộ sức người, sức của cho miền Nam, đó là yêu cầu tất yếu.
Mặt khác, đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc hòng cứu vãn nguy cơ thất bại
ở miền Nam. Vì vậy hướng tích cực nhất để làm thất bại âm mưu của địch là tập
trung lực lượng của cả nước để đánh bại hoàn toàn địch ở miền Nam càng nhanh
thì càng nhanh có khả năng hạn chế chiến tranh và ngăn chặn âm mưu địch mở
rộng chiến tranh cục bộ ra miền Bắc. Do đó nhiệm vụ quan trọng và quyết định
của miền Bắc là dốc sức chi viện cho miền Nam và giúp đỡ cách mạng Lào.
Thực tế chúng ta biết rằng: Khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” trở thành quyết tâm, hành động của mỗi người
dân, mỗi gia đình, mỗi địa phương khắp nơi trên miền Bắc. Cả miền Bắc hành
động theo tinh thần “Thóc khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người”,

ngày đêm dồn sức tăng viện cho miền Nam đánh Mỹ.
Các đồng chí biết rằng: Thời kỳ này, quá nửa lực lượng và gần 80% vũ
khí, đạn dược, phương tiện kỹ thuật sử dụng trên chiến trường miền Nam là do
Đảng, Nhà nước ta động viên từ hậu phương miền Bắc đưa vào.
Từ 1965 đến 1968, có 888.641 thanh niên miền Bắc gia nhập lực lượng vũ
trang, trong đó khoảng hơn 300.000 người hành quân vượt núi, băng rừng vào
miền Nam chiến đấu. Riêng năm 1968, miền Bắc đã động viên 311.749 thanh
niên vào bộ đội, bổ sung cho chiến trường miền Nam 141.081 người.
- Chuyển hướng công tác tư tưởng, tổ chức cho phù hợp tình hình mới.
Làm rõ:

16


Nghị quyết Hội nghị BCH TW lần thứ 11 chỉ ra: “Cùng với việc chuyển
hướng nền kinh tế và tăng cường quốc phòng của miền Bắc, cần phải kịp thời
chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình hình mới”.
Chủ trương này xuất phát từ tình hình thực tế khi Mỹ đưa quân ồ ạt vào
trực tiếp xâm lược miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền
Bắc bằng không quân và hải quân. Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nhằm
phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân miền Bắc, làm đảo
lộn cuộc sống thanh bình, ngăn chặn sự chi viện của cách mạng miền Bắc cho
cách mạng miền Nam, làm lung lạc tinh thần và suy giảm quyết tâm chống Mỹ
của nhân dân ta.
Hơn thế nữa, khi đế quốc Mỹ đẩy mạnh và tăng cường chiến tranh,
trong quần chúng nhân dân miền Bắc đã xuất hiện tư tưởng không lành mạnh
như: Đánh giá địch quá cao do đó hoang mang, lo sợ, dao động hoặc cầu an;
tư tưởng muốn đàm phán khi chưa có điều kiện có lợi, muốn kết thúc chiến
tranh với bất cứ giá nào; tư tưởng ỷ lại vào sự giúp đỡ của nước ngồi, khơng
tin vào sức mình...

Mặt khác, khi đế quốc Mỹ đẩy mạnh và mở rộng chiến tranh, nhu cầu chi
viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam ngày càng đòi hỏi cao hơn,
đặc biệt là sức người để xây dựng và tăng cường.
Trước các tình hình đó địi hỏi miền Bắc phải kịp thời chuyển hướng tư
tưởng và tổ chức là hồn tồn phù hợp.
Để chuyển hướng cơng tác tư tưởng và tổ chức, Đảng ta đã chỉ đạo: Phải
làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ âm mưu của địch, thấy rõ miền Bắc đã ở
trong thời chiến. Điều chỉnh cán bộ, công nhân viên chức giữa các ngành và
các địa phương cho phù hợp với chuyển hướng kinh tế và tăng cường lực
lượng quốc phòng. Cải tiến bộ máy, sửa đổi lề lối làm việc ở tất cả các cấp phù
hợp thời chiến.
3. Đảng chỉ đạo thực hiện, kết quả và ý nghĩa:
a. Sự chỉ đạo của Đảng:
17


Trên cơ sở đường lối lãnh đạo của Đảng, thời kỳ này hàng loạt phong trào
cách mạng đã được dấy lên, với mục tiêu tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược. Phong trào thi đua “mỗi người làm việc bằng hai” phát triển mạnh mẽ
trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
- 2.1965 BCH TW Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam phát động phong
trào “ba sẵn sàng” trong thanh niên toàn miền Bắc.
Làm rõ:
Phong trào này đã lôi cuốn được đông đảo thanh niên sẵn sàng chiến đấu,
chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng vào bộ đội, sẵn sàng khắc phục khó khăn, đẩy
mạnh sản xuất, học tập trong bất kỳ tình huống nào, sẵn sàng đi bất cứ nơi nào,
làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần. Chỉ trong một thời gian ngắn, tính đến cuối
tháng 5.1965 đã có hơn 2.500.000 thanh niên ghi tên tình nguyện “ba sẵn sàng”.
- 19.3.1965 BCH TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động phong
trào “ba đảm đang” trong giới phụ nữ miền Bắc.

Làm rõ:
Ba đảm đang, đó là: Đảm đang sản xuất và cơng tác thay thế cho chồng,
con đi chiến đấu; đảm đang việc gia đình cho chồng, con n tâm chiến đấu,
khuyến kích chồng, con, anh em tòng quân và phục vụ lâu dài trong quân đội;
đảm đang phục vụ chiến đấu, tham gia dân quân tự vệ, luyện tập quân sự để sẵn
sàng chiến đấu, phục vụ bộ đội, công an, dân quân tự vệ khi chiến đấu.
Phong trào này lôi cuốn được hàng triệu phụ nữ tham gia. Tính đến cuối
tháng 5.1965 có 1.700.000 phụ nữ ghi tên phấn đấu đạt danh hiệu phụ nữ “ba
đảm đang”.
- Giai cấp công nhân tiếp tục bám máy sản xuất với khẩu hiệu: “Tay búa
tay súng”.
- Nơng dân hợp tác xã phát huy vai trị trong làm ăn tập thể, thực hiện
khẩu hiệu “Tay cày tay súng”, duy trì sản xuất ngay trong điều kiện có chiến
tranh ác liệt.
b. Kết quả:
18


- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vẫn được tiếp tục.
- Quân và dân miền Bắc đã đánh bại chiến tranh phá hoại của không quân,
hải quân của đế quốc Mỹ.
- Hoàn thành nhiệm vụ chi viện cho miền Nam, bảo đảm giao thông vận
tải thông suốt.
c. Ý nghĩa:
- Đã làm cho miền Bắc thêm vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ của hậu
phương lớn đối với tuyền tuyến lớn.
- Đánh bại chiến tranh phá hoại, một bộ phận quan trọng của chiến lược
“Chiến trang cục bộ” của đế quốc Mỹ, góp phần tạo nên bước phát triển mới
trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Chứng minh đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, để lại nhiều bài học

kinh nghiệm quý báu về phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.

19


KẾT LUẬN
Thắng lợi của nhân dân ta trong thời kỳ cách mạng 1965-1968 là một thắng
lợi quan trọng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, góp phần quan trọng
đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này một lần nữa thể
hiện được tinh thần chiến đấu anh dũng, sẵn sàng hy sinh để giành và bảo vệ vững
chắc nền độc lập, tự do của dân tộc. Chiến thắng này tiếp tục khẳng định vai trò
đặc biệt quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, thực sự là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
Tập trung vào điểm b mục 1và mục 2 - phần 1; mục 2, mục 3 phần 2.
Cần làm rõ:
- Quyết tâm chiến lược của Đảng (được thể hiện trong NQ TW11
và NQTW12) đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.
- Sự chỉ đạo của Đảng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
của đế quốc Mỹ ở miền Nam.
- Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về chuyển hướng xây dựng
CNXH ở miền Bắc trong điều kiện có chiến tranh.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng, nhân tố quyết định thắng lợi của
cách mạng.
- Ý nghĩa thắng lợi. Vận dụng trong hoạch định đường lối lãnh đạo
của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

20




×