Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI GIẢNG LỊCH sử ĐẢNG CHUYÊN đề NGHỊ QUYẾT 6, 7, 8 của ĐẢNG CỘNG sản ĐÔNG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.22 KB, 14 trang )

Phần mở đầu
Mục đích, yêu cầu
- Giúp người học hiểu rõ bối cảnh lịch sử của các Nghị quyết Trung ương
6 (11/1939), Nghị quyết Trung ương 7 (11/1940), Nghị quyết Trung ương 8
(5/1941); đặc biệt, hiểu sâu, nắm vững các nội dung cơ bản của các nghị quyết.
Trên cơ sở đó vận dụng vào nghiên cứu, tiếp thu các chủ đề Lịch sử Đảng phần
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có chất lượng hơn.
- Thấy rõ sự lãnh đạo chỉ đạo sáng suốt, nhạy bén của Đảng trong cao trào
cách mạng 1939-1945 từ đó củng cố niềm tin vững chắc vào Đảng, quyết tâm
thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được Đảng phân công.
Nội dung: 2 phần
I. Bối cảnh lịch sử
II. Nội dung cơ bản các Nghị quyết Trung ương 6, 7, 8
Đối tượng: Cử nhân chuyên ngành Lịch sử Đảng
Thời gian: 2 tiết
Phương pháp: Giới thiệu khái quát các nội dung cơ bản của nghị quyết
kết hợp hướng dẫn nghiên cứu các văn kiện.
Tài liệu:
- Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr.509-567
- Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr.20-82; 96-136
- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Sơ thảo), tập 1 (1920-1954), Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1981, tr.313-339
- Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001,
tr.91-97
- Giới thiệu một số văn kiện của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, Nxb QĐND, Hà Nội, 2007, tr.74-100


NỘI DUNG
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1. Tình hình thế giới


Nét nổi bật của tình hình thế giới trong những năm 1939-1945 là cuộc
Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, lôi cuốn hàng chục nước tham gia với những
hiệu quả hết sức nặng nề. Cuộc chiến tranh đó chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn
đầu (9/1939-6/1941) là cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn đế quốc với nhau;
giai đoạn 2 (6/1941-8/1945) là cuộc chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do
Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu.
Cụ thể:
- 1/9/1945, Phát xít Đức tấn công Ba Lan mở màn Chiến tranh thế giới lần
thứ hai,
- Từ tháng 4/1940 đến đầu năm 1941, Đức tiếp tục tấn công xâm chiếm
hàng loạt nước ở Tây Âu và Đơng Âu, trong đó nước Pháp cũng bị Đức xâm
chiếm sau một tháng tiến công. Tháng 6/1940, Đức đã tước vũ khí 1,5 triệu
quân Pháp. Các lực lượng yêu nước nòng cốt là Đảng Cộng sản Pháp đã tổ
chức kháng chiến chống Phát xít Đức. Chính phủ Pháp bị phân hoá thành 2 lực
lượng: Lực lượng tiến bộ do Đờgơn đứng đầu lập chính phủ lưu vong chống
Đức ở Angiêri; Lực lượng phái hữu do Pêtanh đứng đầu cam tâm làm tay sai
cho Đức. Chính quyền Pêtanh đã thực hiện chính sách cai trị, phản động ở nước
Pháp và các thuộc địa.
- Nhật đẩy mạnh xâm chiếm Trung Quốc và tiến quân xuống Đông Nam
Á. Nhân dân Trung Quốc đứng lên kháng Nhật và “Quốc - Cộng hợp tác” lần
thứ 2 (lần thứ nhất: 1/1924 với chủ trương: “Liên Nga, dung Cộng, phù trợ
công - nông” khi phái tả chiếm ưu thế do Tôn Trung Sơn đứng đầu)
- 22/6/1941, Đức tiến công Liên Xô. Nhân dân Liên Xơ đứng lên chống
phát xít bảo vệ Tổ quốc. Tính chất cuộc chiến tranh đã thay đổi: đây là cuộc
chiến tranh giữa lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng
phát xít do Đức cầm đầu.
- 8/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Mỹ ở Trân Châu Cảng (Ha-oai) làm
cho chiến tranh lan rộng sang châu Á – Thái Bình Dương.
- 1943, Quốc tế Cộng sản tự giải tán, đảng Cộng sản ở mỗi nước chịu trách
nhiệm lãnh đạo phong trào cách mạng ở nước mình do điều kiện chiến tranh

chia cắt, Quốc tế Cộng sản không thể lãnh đạo.Cụ thể: từ năm 1939, Chiến
tranh thế giới thứ 2 nổ ra gây khó khăn lớn cho việc liên lạc giữa các đảng cộng


sản và công nhân, giữa các lực lượng cách mạng trên thế giới. Sự chỉ đạo của
Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng các khu vực gặp khó khăn. Lúc này đòi
hỏi các đảng cộng sản phải nỗ lực, chủ động, sáng tạo, tự thân vận động. Do đó,
Quốc tế Cộng sản đã tuyên bố giải tán kết thúc vai trị lịch sử của mình năm
1943.
2. Tình hình Đơng Dương
- Cuối năm 1939, thực dân Pháp ở Đông Dương đã thủ tiêu những thành
quả mà ta giành được trong cao trào vận động dân chủ 1936-1939. Chúng tăng
cường đàn áp cách mạng khốc liệt. Điều kiện hoạt động công khai khơng cịn,
Đảng chuyển vào hoạt động bí mật.
- Tháng 9/1940, Nhật xâm chiếm Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật.
Nhân dân Đơng Dương chịu cảnh “một cổ hai trịng”. Nhật đã thi hành một loạt
chính sách bóc lột tàn bạo và đàn áp dã man phong trào cách mạng. Ví dụ:
Chúng bắt nhân dân ta phải nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu; bắt bớ, bắn giết
cán bộ đảng viên, quần chúng yêu nước.
- Lợi dụng Pháp suy yếu, Nhật dần dần gạt Pháp ra khỏi địa vị thống trị ở
Đơng Dương. Ngày 9/3/1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp, lật đổ hoàn toàn
sự thống trị của Pháp.
- Trước sự đàn áp của kẻ thù ở Đông Dương, mâu thuẫn giữa dân tộc ta
với bọn đế quốc xâm lược vốn đã sâu sắc nay càng sâu sắc hơn, nhiều cuộc
khởi nghĩa nổ ra ở quy mô khác nhau (Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940); Khởi
nghĩa Nam Kỳ (11/1940); Khởi nghĩa Đô Lương (1/1941)). Các cuộc khởi
nghĩa nổ ra khi cả nước chưa có thời cơ nên bị địch đàn áp khốc liệt, nhiều cán
bộ, đảng viên của Đảng bị địch bắt và bị sát hại.
- Mặc dù bị địch đàn áp, khủng bố, phong trào cách mạng dưới sự lãnh
đạo của Đảng liên tục phát triển. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước tiếp thêm

sức mạnh cho phong trào (2/1941).
Tóm lại, tình hình thế giới và tình hình Đơng Dương vào cuối những
năm 30, đầu những năm 40 của thế kỷ XX có nhiều biến đổi to lớn khi Chiến
tranh thế giới thứ hai nổ ra. Các mâu thuẫn vốn có của thế giới đã sâu sắc càng
sâu sắc hơn. Ở Đơng Dương tình thế cách mạng đã dần dần xuất hiện địi hỏi
Đảng Cộng sản Đơng Dương phải có chủ trương mới phù hợp với nhu cầu, điều
kiện lịch sử mới. Chính vì thế mà Trung ương Đảng đã tiến hành 3 Hội nghị
quan trọng: Hội nghị Trung ương 6 (11/1939); Hội nghị Trung ương 7
(11/1940) và Hội nghị Trung ương 8 (5/1941). Các hội nghị đó đã ra nghị quyết
lãnh đạo cách mạng Đông Dương trong thời kỳ mới


II. NỘI DUNG CƠ BẢN CÁC NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 6,7,8
1. Nghị quyết Trung ương lần thứ 6 (11/1939)
(Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội.2000, tr.509-567)
Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội.2000 tr.509 viết là
“Nghị quyết của Ban Trung ương Đảng ngày 6,7,8 tháng 11 năm 1939”. Hiện
nay ta gọi là Nghị quyết Trung ương 6 nhưng nguyên bản không ghi rõ như vậy.
* Giới thiệu sơ lược về Hội nghị
- Vào các ngày 6, 7, 8/11/1939, tức 2 tháng sau khi Chiến tranh thế giới
lần thứ hai nổ ra, Trung ương Đảng đã họp tại Bà Điểm – HócMơn (Gia Định)
do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
- Tham gia Hội nghị có các đồng chí: Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn
Tần và một số đồng chí khác.
- Hội nghị đã bàn nhiều vấn đề và đi đến quyết định chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược cách mạng trong tình hình mới.
* Nội dung Nghị quyết
- Nhận định đánh giá tình hình thế giới: Về cuộc Chiến tranh thế giới thứ
hai, Nghị quyết đã phân tích tỷ mỉ diễn biến của cuộc chiến tranh trên cơ sở đó
làm rõ bản chất của cuộc chiến tranh này

+ Trước hết Nghị quyết vạch rõ mục đích, tính chất và thủ phạm gây ra
cuộc chiến tranh:
Mục đích của cuộc chiến tranh mà chủ nghĩa phát xít gây ra nhằm chia lại
thế giới (tr.510)
Tính chất cuộc chiến tranh là một thứ chiến tranh cướp bóc tối phản động,
trái với cơng lý (tr.510)
Thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh là phát xít Đức – Ý – Nhật.
+ Nghị quyết phân tích làm rõ diễn biến, hậu quả và thái độ của các nước
qua giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh
Nghị quyết xác định cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai “từ lúc khởi đầu
tới lúc này” có thể chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Bắt đầu từ lúc Nhật chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc tới
lúc cuộc thương lượng Anh – Pháp và Liên Xô tan vỡ. Đây là thời kỳ phe phát
xít Đức – Ý – Nhật tiến hành xâm lược các nước yếu. Trong thời kỳ này Anh –
Pháp – Mỹ thực hiện chính sách hai mặt: một mặt muốn xoay chiến tranh đế
quốc bằng cuộc chiến tranh chống Liên Xô. Mặt khác, muốn cả Đức – Ý – Nhật
và Liên Xô suy yếu để chúng hưởng lợi.


Nghị quyết viết: “Trong lúc những nước bị xâm lược hăng hái chống lại để
giữ độc lập tự do thì mấy đế quốc khác như Anh – Pháp – Mỹ mặc dù quyền lợi
của mình cũng bị xâm phạm và đe doạ vẫn cứ ngồi trương mắt ếch cho đôi bên
đánh nhau liệt nhược để nhảy ra vồ lấy cái lợi ngư ông.” (tr510-511)
Giai đoạn 2: Bắt đầu từ ngày xảy ra cuộc chiến giữa Anh – Pháp – Ba Lan
với Đức. Đây là giai đoạn mà tất cả các nước đế quốc trên thế giới tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc chiến tranh. Tham gia vào guồng máy chiến
tranh, chính phủ Anh – Pháp đã thủ tiêu các quyền tự do dân chủ, phát xít hố
bộ máy thống trị và ngả sang phe phản động.
Nghị quyết nhận định: chiến tranh thế giới sẽ gieo đau thương tang tóc,
gieo tai hoạ thảm khốc cho lồi người.

Nghị quyết viết: “Thế giới sẽ là cái lò sát sinh lớn! Nhân loại sẽ phải chịu
một số kiếp vô cùng thê thảm (tr.512)
Nghị quyết phân tích làm rõ chính sách hồ bình của Liên Xô thông qua
việc ký hiệp ước với Đức (23/8/1939) và các hoạt động quân sự ở Ba Lan
(17/9/1939). Nghị quyết coi đây là một hành động đúng đắn vừa có tác dụng
chia rẽ lực lượng bọn đế quốc, vừa tránh cho nhân dân Liên Xô và nhân dân các
nước trên thế giới khỏi bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh thảm khốc (tr.513)
Nghị quyết cũng lên án các luận điệu xun tạc chính sách hồ bình của Liên
Xơ trong các hoạt động quân sự và ngoại giao. Nghị quyết khẳng định chính sách
hồ bình và ủng hộ cách mạng thế giới là chính sách nhất quán của Liên Xô.
Nghị quyết chỉ ra tiền đồ sáng sủa của cách mạng thế giới
Nghị quyết nhận định: “Chế độ tư bản đang hấp hối thì cuộc Chiến tranh
đế quốc lần thứ hai lại tiếp đến đẩy nó chóng vào chỗ diệt vong.” (tr.515)
Nghị quyết khẳng định: “Cách mạng Trung Quốc sẽ thắng! Cách mạng
giải phóng dân tộc Đơng Dương sẽ thắng! Cách mạng thế giới thế nào cũng sẽ
thắng! Một thế giới quang minh rực rỡ sẽ thay cho cái thế giới tối tăm mục nát
này.” (tr.516)
- Về tình hình Đơng Dương, Nghị quyết nhận định:
+ Đông Dương đã bị lôi cuốn vào guồng máy chiến tranh do đế quốc gây ra.
+ Nhật sẽ xâm chiếm Đông Dương, Pháp sẽ đầu hàng Nhật
+ Chế độ cai trị ở Đông Dương đã trở thành chế độ phát xít, một thứ phát
xít quân phiệt thuộc địa vơ cùng tàn bạo. Tồn thể nhân dân Đơng Dương sẽ rơi
vào cảnh đói rét, đau khổ, phá sản, chết chóc hàng loạt.
Cụ thể: Cơng nhân thất nghiệp, giờ làm tăng, lương giảm; Nông dân “sẽ bị
phá sản cả đám, bị đói rét cùng cực (tr.522); Tiểu tư sản thành thị rơi vào hoàn


cảnh “rất ngut ngập” (tr.522); Tư bản bản xứ và trung tiểu địa chủ sẽ “bị sa sút
và có khi sẽ phải bị tịch lý hết gia sản (tr.521).
Những nhận định trên của Đảng là rất sáng suốt, đúng đắn và thực tiễn đã

diễn ra đúng như vậy.đòi hỏi phải được giải quyết. Đó là mâu thuẫn giữa các
dân tộc Đông Dương với bọn đế quốc xâm lược.
=> Đặc điểm nổi bật của tình hình Đơng Dương lúc này là chiến tranh
đã thúc đẩy các mâu thuẫn vốn có của xã hội thuộc địa nửa phong kiến thêm
gay gắt trong đó mâu thuẫn chủ yếu đã phát triển đến đỉnh điểm
Nghị quyết viết: “Những thảm trạng do đế quốc chiến tranh gây nên sẽ
làm cho trình tự cấp tiến hố và cách mạng hoá của quần chúng sẽ hết sức mau
chóng... Lịng phẫn uất sẽ sơi nổi, cách mạng sẽ bùng nổ.” (tr,534)
- Chính sách của Đảng Cộng sản Đơng Dương
+ Đảng xác định mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng
Đông Dương là đánh đổ đế quốc Pháp để giải phóng dân tộc. Nghị quyết viết:
“Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào
khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả các ách ngoại xâm,
vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng dân tộc.” (tr.536)
+ Đảng xác định cuộc cách mạng giải phóng các dân tộc Đơng Dương bao
gồm 2 nội dung: chống đế quốc và chống phong kiến trong đó nhiệm vụ chính
là đánh đổ đế quốc.
Nghị quyết chỉ rõ: “Cách mạng phản đế và điền địa là hai cái mấu chốt của
cách mạng tư sản dân quyền. Không giải quyết được cách mạng điền địa thì
khơng giải quyết được cách mạng phản đế. Trái lại, không giải quyết được cách
mạng phản đế thì khơng giải quyết được cách mạng điền địa. Cái nguyên tắc ấy
không bao giờ thay đổi được, nhưng nó phải ứng dụng một cách khơn khéo để
thực hiện được nhiệm vụ chính cốt của cách mạng là đánh đổ đế quốc” (tr.538)
=> Đây là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược rất quan trọng của Đảng
trong việc thực hiện hai nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
+ Để tập trung lực lượng đánh đế quốc tay sai, giải phóng dân tộc, Hội
nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ mới tịch thu ruộng
đất của những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc; thay khẩu hiệu lập “chính
phủ xơ viết cơng nơng binh” bằng khẩu hiệu “chính phủ Liên bang Cộng hồ
dân chủ Đơng Dương” (tr.539) (tức là thành lập chính phủ liên minh của nhiều

giai cấp, tầng lớp – bước q độ của chun chính vơ sản
+ Nghị quyết xác định: thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế
Đông Dương thay thế cho Mặt trận Dân chủ Đơng Dương. Mục đích là để đồn


kết tất cả các dân tộc Đông Dương, tất cả các giai cấp, đảng phái, các phần tử
phản đế để đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai giành độc lập hồn tồn
cho các dân tộc Đơng Dương.
Nghị quyết chỉ rõ: “Mục đích của Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế
Đông Dương là đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn tay sai
của đế quốc phản bội dân tộc.” (tr.539)
+ Nghị quyết xác định lực lượng chính của cách mạng là cơng nơng, đồn
kết với các tầng lớp trung sản thành thị, nông thôn và đồng minh tạm thời hoặc
trung lập giai cấp tư sản dân tộc, trung, tiểu địa chủ; giai cấp vơ sản giữ vai trị
lãnh đạo. (tr.530-540)
+ Về phương pháp cách mạng: Đảng phải tổ chức lãnh đạo các phong trào
đấu tranh của giai cấp thật mạnh mẽ và rộng lớn đòi quyền lợi thiết thực và
chống chiến tranh, chống đế quốc Pháp và bè lũ tay sai, chuẩn bị điều kiện tiến
tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc (tr.551-552)
+ Về cơng tác tổ chức quần chúng: Nghị quyết xác định nguyên tắc, hình
thức tổ chức các tổ chức quần chúng với phương châm vừa xây dựng các tổ
chức hợp pháp, đơn giản, rộng rãi, vừa xây dựng phát triển các đồn thể cách
mạng bí mật (công hội, nông hội, phản đế hội)
+ Về công tác xây dựng củng cố Đảng (tr.555-556)
Nghị quyết đã chỉ ra các yêu cầu về xây dựng Đảng bao gồm:
Một là, phải thống nhất ý chí và hành động
Hai là, phải mật thiết liên lạc với quần chúng
Ba là, phải vũ trang lý luận cách mạng cho cán bộ đảng viên
Bốn là, phải biết lựa chọn cán bộ mới
Năm là, phải giữ gìn mối liên lạc từ Trung ương đến cơ sở

Sáu là, phải quan tâm củng cố cơ sở Đảng ở các trung tâm kinh tế - chính trị.
Bảy là, phải chú ý xây dựng cơ sở ở Miên, Lào và tổ chức nhiều đảng bộ
tự trị của các dân tộc thiểu số.
Tám là, phải kiểm tra kiểm soát việc thi hành các nghị quyết của Đảng
Chín là, phải lập ban chuyên môn của Đảng
Mười là, phải chú ý chống nạn khiêu khích, mật thám
Mười một là, phải làm tốt phê bình và tự phê bình.
* Nhận xét về Nghị quyết Trung ương 6
- Nghị quyết Trung ương 6 (11/1939) đánh dấu bước chuyển hướng quan
trọng về đường lối và phương pháp cách mạng trong thời kỳ đầu của cao trào
giải phóng dân tộc (1939-1945). Đó là chuyển đấu tranh đòi dân sinh dân chủ


sang đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp và bè lũ tay sai, giải phóng dân tộc;
chuyển hình thức đấu tranh từ cơng khai hợp pháp sang bí mật bất hợp pháp,
nửa hợp pháp và khởi nghĩa vũ trang.
- Điểm sáng tạo, nhạy bén nhất của Nghị quyết Trung ương 6 là sớm nêu
ra phương hướng chiến lược, tập trung mũi nhọn cuộc đấu tranh vào đế quốc
Pháp và bè lũ tay sai, chuẩn bị điều kiện trực tiếp cho việc giành chính quyền.
Nghị quyết đã làm phong phú kho tàng lý luận cách mạng của Đảng về cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
=> Nghị quyết được phổ biến tới đảng viên và quần chúng đã đem lại ánh
sáng mới cho phong trào cách mạng Đông Dương.
2. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (11/1940)
Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7 viết “Nghị quyết của Hội nghị Trung ương
ngày 6,7,8,9 tháng 11 năm 1940” (tr.20-82), có 6 chương nhưng chương 6 hiện
nay chưa sưu tầm được.
* Giới thiệu sơ lược về Hội nghị
- Những chuyển biến mau lẹ của tình hình quốc tế sau khi Pháp mất nước
và tình hình sơi sục của phong trào cách mạng ở Đơng Dương địi hỏi Đảng

phải nhanh chóng kiện tồn sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương
(22/9/1940, Nhật chiếm Lạng Sơn, Hải Phòng; 23/9/1940, Pháp đầu hàng Nhật;
27/9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn)
- Tháng 11/1940, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 họp ở làng Đình
Bảng (Bắc Ninh) từ ngày 6 đến ngày 9/11/1940.
- Tham gia Hội nghị có đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Hồng
Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh...
* Nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 7
- Nhận định về tình hình quốc tế:
Hội nghị cho rằng: cuộc chiến tranh thế giới ngày càng lan rộng và ác liệt,
đế quốc Pháp đã bị bại trận. Phát xít Nhật sẽ nhân cơ hội này mở rộng chiến
tranh cướp lấy các thuộc địa của Anh – Pháp – Mỹ ở châu Á. Cuộc chiến tranh
đế quốc rất có thể chuyển thành chiến tranh giữa phát xít và Liên Xơ. Bọn đế
quốc hiếu chiến sẽ nhanh chóng bị Hồng qn Liên Xơ và cách mạng thế giới
tiêu diệt. (Sự nhận định sáng suốt của Đảng đã được thực tiễn chứng minh là
đúng đắn)
- Nhận định về tình hình Đơng Dương
Hội nghị cho rằng: từ khi phát xít Pháp – Nhật cấu kết với nhau, áp bức
bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn giữa tồn thể dân tộc Việt Nam với phát xít


Pháp – Nhật càng trở nên sâu sắc. Do đó, cách mạng tất yếu sẽ nổ ra. Nghị
quyết viết: “Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị
để giành lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: lãnh đạo các dân tộc bị áp bức Đông
Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập (tr.58)
- Nghị quyết khẳng định chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm gác khẩu hiệu cách ruộng đất của
Hội nghị Trung ương 6 là đúng.
- Nghị quyết tiếp tục khẳng định cách mạng tư sản dân quyền “có hai
tính: phản đế và thổ địa” (tr.67) và phải tiến hành đồng thời cả phản đế và thổ

điạ: “Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể
làm cái trước, cái sau. Song lúc này khẩu hiệu cách mạng phản đế - cách mạng
giải phóng dân tộc cao hơn và thiết thực hơn” (tr.68)
- Nghị quyết xác định kẻ thù chính của cách mạng Đơng Dương lúc này
là phát xít Pháp – Nhật. Nghị quyết viết: “Trong lúc này, kẻ thù chính của nhân
dân Đơng Dương là đế quốc chủ nghĩa Pháp – Nhật” (tr.76)
Việc xác định chính xác kẻ thù trong từng thời kỳ, thời điểm cụ thể có ý
nghĩa hết sức quan trọng, là một trong những điều kiện bảo đảm cho thắng lợi
của cách mạng. Chính vì thế mà căn cứ vào tình hình cụ thể mà Đảng ta đã chỉ
rõ từng kẻ thù trong thời kỳ 1939-1945 là:
Từ 1/1939 trước tháng 9/1940: phát xít Pháp
Từ tháng 9/1940 đến 1943: phát xít Pháp – Nhật
Từ năm 1943 đến 3/1945: phát xít Nhật – Pháp
Từ tháng 3/1945 đến 8/1945: phát xít Nhật
- Nghị quyết khẳng định Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông
Dương là mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp – Nhật ở Đông
Dương.
- Về công tác tổ chức: Hội nghị đã cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm
thời. Phân cơng đồng chí Trường Chinh làm quyền Bí thư Trung ương Đảng.
Hội nghị cũng quan điểm nối liên lạc với Quốc tế Cộng sản và bộ phận của
Đảng ở nước ngoài.
- Hội nghị quyết định 2 vấn đề cấp bách:
+ Một là, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích,
khi cần thiết thì chiến đấu chống khủng bố, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân
dân, phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới lập căn cứ địa du kích, lấy Bắc Sơn –
Vũ Nhai làm trung tâm.


+ Hai là, chỉ thị cho xứ uỷ Nam kỳ hỗn ngay cuộc khởi nghĩa vì chưa đủ
điều kiện bảo đảm cho khởi nghĩa thắng lợi.

Quyết định của Hội nghị chưa truyền đạt tới xứ uỷ Nam kỳ thì ngày
23/11/1940, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đã nổ ra không thể hoãn lại được. Thực
dân Pháp đã đàn áp hết sức dã man. Gần 6000 người bị bắt và bị giết. Một số
đồng chí bị địch bắt trước đó cũng bị địch khép vào tội “có trách nhiệm tinh
thần trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ” và đưa ra xử bắn.
Khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam kỳ đã tạo ra những tiền đề cho Đảng rút ra
những bài học bổ ích về lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang. Khi khởi nghĩa Nam kỳ
nổ ra, Đảng đã kịp thời ra lời kêu gọi các nơi ủng hộ và hưởng ứng.
* Đánh giá Nghị quyết Trung ương 7 (11/1940)
- Nghị quyết Trung ương 7 (11/1940) là sự kế tục và phát triển tinh thần
Nghị quyết Trung ương 6 (11/1939). Nghị quyết thể hiện sự sáng suốt của Đảng
trong việc nhận định đánh giá tình hình quốc tế và Đơng Dương. Xác định kẻ
thù chính của cách mạng Đơng Dương là phát xít Pháp – Nhật đồng thời đã có
chủ trương kịp thời, đúng đắn đối với 2 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa
Nam kỳ
- Nghị quyết Trung ương 7 đã có tác dụng định hướng và thúc đẩy cao trào
đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ.
3. Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 (5/1941)
Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội.2000, tr.96-136 viết:
“Trung ương Hội nghị lần thứ tám Đảng Cộng sản Đông Dương”
* Bối cảnh Hội nghị
- Trong lúc tình hình thế giới và trong nước đang có nhiều biến đổi mau lẹ,
ngày 8 tháng 2 năm 1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc bí mật về nước và Người
ở lại PắcPó (Hà Quảng, Cao Bằng) xây dựng căn cứ địa, tổ chức các đoàn thể
cứu quốc và chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 8.
- Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tiến hành họp từ ngày 10 đến ngày 19
tháng 5 năm 1941 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc với tư cách là
đại biểu của Quốc tế Cộng sản.
- Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hồng Văn Thụ,
Hồng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên cùng một số đồng chí đại biểu của xứ uỷ

Trung kỳ, Bắc kỳ và một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài.
* Nội dung Nghị quyết Trung ương 8
- Nhận định về tình hình thế giới
+ Nghị quyết nhất trí với đánh giá của Nghị quyết Trung ương 6, 7


+ Nghị quyết phân tích và dự đốn sự phát triển của tình hình từ sau khi
Pháp đầu hàng Đức (6/1940) và Nhật (9/1940): Pháp bại trận nhanh chóng đã
khiến cho Mỹ phải nhảy vào tham gia chiến tranh, thúc đẩy Đức quay sang
chống Liên Xô. Nghị quyết viết: “Đế quốc Đức – Ý một mặt củng cố lực lượng
của mình, một mặt xâm chiếm các nước yếu hèn ở Trung Âu và Bannhĩcan
(Ban Căng), một mặt nữa chuẩn bị lực lượng để tiến đánh Liên Xô và tiến hành
công cuộc ngoại giao để bắt buộc các nước chưa phản Trục đi theo mình để tiến
đánh nước xã hội chủ nghĩa.” (tr.99)
+ Nghị quyết dự đoán Nhật Bản sẽ gây ra cuộc chiến tranh Thái Bình
Dương. Nghị quyết viết: “Cuộc thất trận của giặc Pháp ở châu Âu là một cơ hội
tốt cho Nhật chiếm giữ Đông Dương để làm nơi đứng chân trong bước đường
Nam tiến, để đánh phá các thuộc địa Anh- Mỹ ở Nam Thái Bình Dương” (tr.99)
+ Nghị quyết dự báo kết cục của Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nghị
quyết viết: “Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô – một
nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc chiến tranh đế quốc lần này sẽ đẻ ra nhiều nước
xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước sẽ thành cơng.” (tr.100)
+ Về phong trào giải phóng dân tộc: Từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ, phong trào giải phóng dân tộc chống phát xít nổi lên mạnh mẽ, rộng
khắp Á, Âu, Phi, Mỹ. Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 3, có nền
kinh tế, quốc phịng an ninh vững mạnh làm nền tảng cho Hồng qn giữ gìn
hồ bình và giúp đỡ các dân tộc nhỏ yếu đánh đổ bọn phát xít tàn bạo. (tr.102)
- Về tình hình Đơng Dương, Hội nghị khẳng định:
+ Từ khi Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật thì chúng đã
qn sự hố kinh tế và phát xít hố bộ máy cai trị (tr.106)

+ Nhật đã nắm quyền thống trị về chính trị đối với Đông Dương và đang
muốn nô dịch Đông Dương cả về tinh thần. Nghị quyết viết: “Chiếm được
Đông Dương, Nhật đã làm thầy về mặt chính trị và dần dần muốn làm chủ cả về
tinh thần.” (tr,106)
+ Về phong trào cách mạng Đông Dương
Nghị quyết nhận định: Mặc dù đế quốc đàn áp dữ dội, liên miên, phong
trào cách mạng Đông Dương ngày càng sôi nổi mạnh mẽ, nổi bật là 3 cuộc khởi
nghĩa Bắc Sơn, Nam kỳ, Đô Lương. Các đảng phái không phát triển được
nhưng Đảng Cộng sản thì lại càng phát triển và có uy tín ảnh hưởng lớn trong
quần chúng, đủ trình độ và năng lực lãnh đạo quần chúng đánh Pháp đuổi Nhật,
phát triển chủ nghĩa cộng sản (tr.109)


Nghị quyết vạch ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải
phóng dân tộc.
Nghị quyết viết: “Pháp – Nhật ngày nay không chỉ là kẻ thù của công nông
mà là kẻ thù của các dân tộc Đông Dương. Trong lúc này, khẩu hiệu của Đảng
ta là trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra
khỏi ách của giặc Pháp – Nhật.” (tr.112)
Nghị quyết nhấn mạnh: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề
dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc thì
chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc cịn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền
lợi của một bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được.” (tr.113)
- Về lực lượng: đoàn kết tất cả các lực lượng yêu nước, chống đế quốc,
phát xít của cả 3 nước Đơng Dương.
Nghị quyết viết: “Muốn làm trịn nhiệm vụ ấy, trước hết tập trung cho được
lực lượng cách mạng toàn cõi Đông Dương, không phân biệt thợ thuyền, dân
cày, phú nơng, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lịng yêu nước thương nòi sẽ cùng
nhau thống nhất mặt trận, thu góp tồn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập tự
do cho dân tộc, đánh tan giặc Pháp- Nhật xâm chiếm nước ta”(tr.112-113)

Nghị quyết giải thích rõ: “Khơng phải Đảng ta thủ tiêu vấn đề giai cấp đấu
tranh trong cuộc cách mạng Đông Dương. Vấn đề giai cấp vẫn tồn tại mãi
nhưng trong giai đoạn hiện tại quốc gia trước hết.” (tr.113)
- Về vấn đề dân tộc: thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc
Nghị quyết cho rằng sau khi giành được độc lập tự do các dân tộc ở Đông
Dương tuỳ theo ý muốn tổ chức thành Liên bang Cộng hoà dân chủ hay đứng
riêng thành một quốc gia dân tộc. Tuy nhiên để đánh đuổi Pháp – Nhật “phải có
một lực lượng thống nhất của tất thảy các dân tộc Đông Dương họp lại (tr.114).
Riêng Việt Nam “sau lúc đánh đuổi được Pháp – Nhật sẽ thành lập một nước
Việt Nam dân chủ theo tinh thần tân dân chủ.” (tr.114)
- Về vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất: quyết định thành lập Mặt trận
Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản
đế Đông Dương theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc (gọi tắt là Việt
Minh). Với cái tên mới, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh vừa phản ánh
được tính chất dân tộc, phản ánh được nguyện vọng thiết tha, mục tiêu phấn
đấu của nhân dân ta là độc lập dân tộc, vừa chứng tỏ cho thế giới biết rằng Việt
Nam tự nguyện đứng trong hàng ngũ các nước Đồng minh chống phát xít.


Nghị quyết cũng chỉ rõ phải “hết sức giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào tổ
chức ra Cao Miên độc lập đồng minh và Ai Lao độc lập đồng minh để sau
đó lập ra Đơng Dương độc lập đồng minh” (tr.122)
- Về hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng: bằng khởi nghĩa vũ
trang. Nghị quyết xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng
cuộc khởi nghĩa vũ trang.” (tr.129)
+ Nghị quyết còn xác định các điều kiện cần thiết phải chuẩn bị để khởi
nghĩa vũ trang giành thắng lợi. Điều kiện đó là: trước hết là chuẩn bị lực lượng
cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang; Nâng cao vai trò lãnh đạo, tổ chức
quần chúng của Đảng để đưa quần chúng vào hành động cách mạng; Sẵn sàng
chớp thời cơ để chuẩn bị khởi nghĩa

+ Nghị quyết xác định hình thái khởi nghĩa giành chính quyền: từ khởi
nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Nghị quyết viết: “Với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo 1 cuộc khởi
nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành thắng lợi mà mở
đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.” (tr.131-132)
+ Nghị quyết dự kiến thời cơ khởi nghĩa
Một là, giai cấp thống trị lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện đến cực điểm
Hai là, nhân dân không thể sống được nữa dưới ách thống trị của Nhật –
Pháp, sẵn sàng vùng dậy khởi nghĩa.
Ba là, phe dân chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xơ đại thắng
Bốn là, cách mạng Pháp hay cách mạng Nhật nổi dậy, quân Anh – Mỹ tràn
vào Đông Dương.
Năm là, Mặt trận cứu quốc đã thống nhất toàn quốc.
+ Nghị quyết xác định chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang là giai đoạn trung
tâm của giai đoạn hiện tại.
- Về vấn đề xây dựng Đảng
+ Nghị quyết chỉ ra những khuyết điểm trong hoạt động của Đảng. Đó là:
thiếu cán bộ chỉ đạo; thiếu cán bộ chun mơn; thành phần vơ sản trong Đảng
cịn ít (25%; 5% phụ nữ, 70% nông dân và tiểu tư sản); phát triển cách mạng
không đều: “phong trào nông dân và binh lính mạnh hơn và lấn áp cả phong
trào thợ thuyền, thôn quê mạnh hơn thành phố và các nơi kỹ nghệ, sự chênh
lệch phong trào ấy đem lại sự thất bại to lớn.” (tr.133)
+ Nghị quyết chỉ ra nhiệm vụ: gấp rút đào tạo cán bộ và tăng thêm thành
phần vô sản trong Đảng; Đưa phong trào thợ thuyền lên cao và tiên phong;


Đảng bộ miền Nam phải giúp đỡ xây dựng Đảng ở Campuchia, Đảng bộ miền
Trung phải giúp đỡ Đảng bộ Lào.
Tồn bộ cơng tác xây dựng Đảng đều nhằm theo hướng làm cho Đảng ta có
đủ năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng Đơng Dương đi đến tồn thắng (tr.136)

+ Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bầu đồng chí Trường
Chinh làm Tổng Bí thư, bầu Ban Thường vụ gồm: Trường Chinh, Hoàng Quốc
Việt, Hoàng Văn Thụ.
* Đánh giá về Nghị quyết Trung ương 8
Nghị quyết Trung ương 8 có ý nghĩa hết sức to lớn:
- Hồn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới.
- Vạch ra mâu thuẫn chủ yếu, chỉ ra kẻ thù chủ yếu và đề ra được chính
sách cụ thể sát hợp nhằm giải quyết mục tiêu chiến lược số một của cách mạng
là độc lập dân tộc.
- Trên cơ sở đó, đề ra được những chủ trương sáng tạo như lập Mặt trận
Việt Minh, xúc tiến khởi nghĩa vũ trang, xác định hình thái, thời cơ khởi nghĩa,
chuẩn bị điều kiện tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Cùng với các Nghị quyết Trung ương 6, 7, Nghị quyết Trung ương 8 có ý
nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và góp
phần bổ sung, phát triển lý luận về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước
ta.
KẾT LUẬN
- Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi
mặt của đời sống thế giới và Đơng Dương.
- Với bản lĩnh chính trị kiên cường, nhãn quan chính trị sắc sảo, Đảng
Cộng sản Đơng Dương đã liên tiếp ra các Nghị quyết Trung ương 6, 7, 8 về
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng đối với cách mạng Đơng Dương
trong đó đặt nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Nghị quyết Trung ương 6, 7, 8 đã kế tục trung thành và phát triển sáng tạo
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, góp phần quyết định đưa lại thắng lợi của cao
trào đấu tranh giải phóng dân tộc 1939-1945 mà đỉnh cao là Tổng khởi nghĩa
tháng Tám năm 1945.




×