Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Đặc trưng thi pháp truyện ngắn dạ ngân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.3 KB, 108 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2
3. Mục đích của đề tài ........................................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 7
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: NHÀ VĂN DẠ NGÂN VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VĂN CHƯƠNG.............................................................................................. 8
1.1.

Nhà văn Dạ Ngân................................................................................ 8
1.1.1. Tác giả, tác phẩm......................................................................... 8
1.1.2. Truyện ngắn Dạ Ngân trong dòng chảy của truyện ngắn nữ thời
kỳ đổi mới............................................................................................... 14

1.2.


Quan niệm nghệ thuật văn chương ................................................... 19
1.2.1. Quan niệm về hiện thực .............................................................. 20
1.2.2. Quan niệm về con người ............................................................ 22

Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
DẠ NGÂN ..................................................................................................... 25
2.1.

Nhân vật trong bi kịch đời tư............................................................. 25

2.2.

Nhân vật với khát khao hạnh phúc ................................................... 40

2.3.

Nhân vật tha hóa ............................................................................... 46

2.4.

Nhân vật tự nhận thức ...................................................................... 54


Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN DẠ NGÂN........................... 62
3.1.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân 62

3.1.1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân................. 62
3.1.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân.................... 73

3.2.

Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Dạ Ngân ...................... 81
3.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Dạ Ngân ..................... 81
3.2.2. Giọng điệu trong truyện ngắn Dạ Ngân ................................... 90

Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 94
KẾT LUẬN................................................................................................... 96
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................101
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


1


2

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dạ Ngân (2014) của tác giả Lê Thị
Mơ tại Trường Đại học quốc gia Hà Nội- Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
, người viết đi sâu vào các vấn đề như: nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ
thuật xây dựng nhân vật, đồng thời phân tích các phương thức trần thuật trong
truyện ngắn Dạ Ngân thông qua các yếu tố người kể chuyện, điểm nhìn.
Những cơng trình nghiên cứu, ý kiến của các nhà phê bình văn học đi
trước là những cứ liệu khoa học, giúp chúng tôi đi sâu hơn nghiên cứu đề tài
Đặc trưng thi pháp truyện ngắn Dạ ngân.

3.

Mục đích của đề tài

Khẳng định giá trị văn chương và đặc điểm văn chương Dạ Ngân qua
khảo sát và tiếp cận tác phẩm dưới góc độ thi pháp.
Khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa hình thức nghệ thuật với tư
tưởng, nội dung và cảm hứng trong truyện ngắn của Dạ Ngân.
Khẳng định những đóng góp cụ thể của Dạ Ngân trong sự phát triển của
truyện ngắn Việt Nam sau 1975 nói chung và trong đội ngũ các nhà văn nữ nói
riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các đặc điểm nghệ thuật và biểu hiện đặc trưng của truyện ngắn Dạ
Ngân
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn vấn đề trong phạm vi 6 tập truyện ngắn của Dạ Ngân
đã được xuất bản trong giai đoạn từ sau 1986 đến nay. Cụ thể là: Quảng đời
ấm áp, NXB Phụ nữ, 1986; Con chó và vụ ly hơn, NXB Phụ nữ, 1990; Nhìn từ
phía khác, NXB Hà Nội, 2002; Nước nguồn xuôi mãi, NXB Phụ nữ 2008;
Chưa phải ngày buồn nhất, NXB Phụ nữ 2012; Người yêu dấu và những
truyện khác, NXB Phụ nữ 2017.


3

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của thi pháp học.
Bên cạnh đó cịn áp dụng một số biện pháp nghiên cứu khác như:
+ Phương pháp lịch sử: được sử dụng để tiếp cận một cách hệ thống về

tác giả và đời sống sáng tác; những quan niệm của tác giả về con người, về xã
hội, đặc biệt là những quan niệm nghệ thuật.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng để so sánh truyện của
Dạ Ngân qua các giai đoạn; so sánh truyện ngắn Dạ Ngân với tác phẩm các
nhà văn nữ cùng thời để thấy được đặc điểm riêng của nhà văn đối với văn học
đương thời.
+Phương pháp thống kê: Phương pháp giúp phân loại các đặc điểm nổi
bật về nội dung, các kiểu nhân vật và các phương thức nghệ thuật trong truyện
ngắn Dạ Ngân
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Nhà văn Dạ Ngân và quan niệm nghệ thuật văn chương.
Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Dạ Ngân
Chương 3: Không gian, thời gian và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện
ngắn Dạ Ngân

Chương 1
NHÀ VĂN DẠ NGÂN
VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VĂN CHƯƠNG
Dạ Ngân là một trong những nhà văn nữ có sự nghiệp sáng tác ổn định
và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn xi Việt Nam hiện nay. Tìm
hiểu về tác phẩm của Dạ Ngân và con đường đến với văn chương của nhà văn
không chỉ để đánh giá đúng về tác phẩm mà còn để nhận thức khách quan hơn
về đời sống và giá trị văn chương nghệ thuật nói chung.


4

1.1. Nhà văn Dạ Ngân
Nhà văn Dạ Ngân tên thật là Lê Hồng Nga sinh ngày 06 tháng 02 năm

1952 ở Cao Lãnh, Đồng Tháp. Ngoài bút danh Dạ Ngân, nhà văn còn dùng các
bút danh khác như Lê Long Mỹ, Dạ Hương. Cuộc đời của nữ nhà văn đã đi qua
tuổi 60 này từng trải qua nhiều biến cố, nhiều sự kiện, nhưng đáng lưu ý nhất
là những năm tháng của thời kỳ bom đạn chiến tranh ở miền Nam, thời hậu
chiến ở miền Bắc và duyên nợ văn chương gắn bó ngẫu nhiên mà như số phận
với bà.
1.1.1. Tác giả, tác phẩm
Dạ Ngân là người con của miệt vườn Nam Bộ như bà từng nói: “Cuống
nhau tơi thuộc về miền đất Hậu Giang chua phèn, tôi vẫn tự hào mình gốc miệt
vườn. Tơi là phụ nữ miệt vườn chính cống và tơi ln tự hào về điều đó”[37].
Cũng như Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy trước đây và
Nguyễn Ngọc Tư bây giờ, Dạ Ngân luôn nhấn mạnh cội nguồn, bản quán của
mình nhưng sự gắn kết với quê hương mỗi người mỗi khác. Tuổi thơ của Dạ
Ngân được bao bọc bởi tình yêu thương của gia đình, trong đó vai trị quyết
định là người cơ ruột của mình - một người đàn bà góa, ở vậy để chăm đàn
cháu từ khi anh trai đi kháng chiến. Đến khi người anh (tức cha Dạ Ngân) hy
sinh trong nhà tù Cơn Đảo, thì người cơ ấy một mình gánh vác, lo toan tất cả.
Dạ Ngân lớn lên chịu ảnh hưởng từ người cơ cả tâm hồn và tính cách. Vào thời
đó, do làng quê thuộc vùng kháng chiến, nên gia đình Dạ Ngân cũng như nhiều
nhà khác chuyển vào cứ để tham gia đánh giặc. Cho dù bom đạn liên miên và
điều kiện sống trong vùng sâu rất khắc nghiệt; nhưng với nhà văn, những ngày
tháng ấy vẫn rất khó qn vì có nhiều kỷ niệm đẹp. Tuổi thơ và tuổi thanh xuân
của Dạ Ngân đã phải chứng kiến nhiều mất mát đau thương của chiến tranh,
phải chứng kiến sự ra đi của những người thân yêu. Đó không phải là sự trả giá
tất yếu của chiến thắng hay cho sự trọn vẹn thống nhất hai miền, nhưng quả


5

thật bên cạnh tinh thần quật khởi của người dân miền Nam tham gia kháng

chiến, tinh thần yêu nước và sự hy sinh tất cả vì đất nước, Dạ Ngân cũng thấu
hiểu những bi thương mà người dân phải gánh chịu cả trước, trong và sau cuộc
chiến. Những ngày tháng ấy dường như ln thường trực trong kí ức và đã để
lại “dấu ấn” trong các tác phẩm của nhà văn.
Dạ Ngân đến với văn chương ngẫu nhiên từ thời chiến tranh nhưng cũng
có thể coi đó là sự tự ý thức của chính bản thân tác giả là phải kể lại chân thực
về những gì đã xảy ra và: “phải viết hay hơn, phải viết cho hay mỗi ngày để
được u thương, khi được các thầy cơ tiên đốn sẽ trở thành nhà báo hay nhà
văn gì đó” [37]. Những ngày ở trong cứ, vừa học vừa thực hành làm báo ở Khu
9 (U Minh), Dạ Ngân được đến thư viện của Ban Tuyên huấn Tây Nam bộ. Tại
đây tác giả được tiếp xúc lần đầu với Sông Đông êm đềm, Chiến tranh và Hịa
bình, Tội ác và Trừng phạt, Bông Hồng Vàng, Những người khốn khổ, Chuông
nguyện hồn ai... kể cả những tác phẩm của những nhà văn trong nước như Hàn
Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Huy Cận, Hồi Thanh,
Ngun Ngọc và cả Nguyễn Quang Sáng. Suốt quãng thời gian đó, lúc nào chị
cũng “ôm sách và ôm đèn dầu, mặc cho các chú trong khu ủy bắt tắt đèn dầu
để lấy sức cho hôm sau” [37].
Niềm đam mê sách khi được tiếp xúc với những tác phẩm văn chương
nổi tiếng trên thế giới hồi ở khu căn cứ cùng với những trải nghiệm của thời
chiến tranh đã thôi thúc Dạ Ngân ngồi vào bàn thử sức bằng thể loại truyện
ngắn và bút ký. Lúc đầu, chỉ là những mẫu truyện nhỏ in trên báo Văn nghệ
nhưng được khen có chất văn học, nên nhà văn có động lực viết tiếp. Tác phẩm
văn chương với Dạ Ngân đầu tiên như là những suy nghĩ, cảm xúc, giải bày về
cuộc sống, về những gì được chứng kiến.
Trại sáng tác Vũng Tàu tháng 4 năm 1982, lần đầu Dạ Ngân tham dự là
dấu mốc quan trọng làm thay đổi nhận thức của nhà văn về nghề viết. Tại đây,


6


Dạ Ngân được gặp, trò chuyện, trao đổi với nhiều tác giả đã nổi tiếng như
Nguyễn Quang Thân, Nhật Tuấn, Nguyễn Mạnh Tuấn, Đào Hiếu, Trần Mạnh
Hảo, Nguyễn Nhật Ánh, Lý Lan, Trần Thùy Mai, Đinh Thị Thu Vân... Nhà văn
Nguyên Ngọc và một số nhà văn khác phụ trách trại sáng tác này. Khi nghe các
nhà văn lớn nói về tác giả Nobel này, tác giả Nobel kia, tác phẩm nào, tác giả
nào đang được dư luận thế giới chú ý, Dạ Ngân hiểu mình cịn chưa chuẩn bị
gì, chưa thực sự có kiến thức nền tảng về văn hóa và nghề viết dù mình đã viết,
đã sáng tác. Điều may mắn là bà đã khơng nản chí bỏ cuộc mà lao đầu vào
“trường văn trận bút” quyết liệt hơn. Sau khi bế mạc trại viết năm 1982 ấy, về
lại Cần Thơ, Dạ Ngân dành gần hai năm chăm chỉ đi thư viện để đọc và thu
thập thêm kiến thức. Cũng trong năm 1982, truyện ngắn Quãng đời ấm áp của
Dạ Ngân đã gây được sự chú ý cho nhiều người đọc khi xuất hiện trên tuần báo
Văn nghệ của Hội nhà văn. Nhiều người ngạc nhiên vì tác giả có cách viết
chững chạc, giàu nữ tính, có khả năng đi sâu vào những diễn biến phức tạp
trong nội tâm nhân vật. Truyện ngắn này cũng được nhà văn Nguyên Ngọc
đánh giá tốt trong một lần nhà văn ghé đến miền Tây và được nhà thơ Nguyễn
Bá của Hội văn nghệ tỉnh Cần Thơ mời ở lại.
Sau sự kiện dự trại viết năm 1982 và tự trang bị được một số kiến thức
văn học, văn hóa, ngịi bút của Dạ Ngân dường như vững vàng, tự tin hơn
nhiều. Năm 1985, truyện ngắn Con chó và vụ ly hơn ra đời. Ngay lập tức, tác
phẩm được các nhà văn và dư luận quan tâm đặc biệt. Các nhà nghiên cứu
đánh giá cao bút lực của tác giả khơng phải vì dám phơi bày thẳng thắn những
chuyện thầm kín, khó nói của đời sống vợ chồng, mà chính là khả năng đi sâu
vào những trạng thái tâm lý tinh vi, phức tạp, khó định hình nhất của nhân vật.
Từ đây, bên cạnh một số nhà văn nữ trẻ được dư luận chú ý trong thập niên 90
như Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thùy Mai, Lý Lan..., có thêm cái tên Dạ Ngân.
Chăm chỉ, cần cù, chịu khó học hỏi, Dạ Ngân khiến nhiều người mến phục vì


7


bà không dựa vào kinh nghiệm sống để viết, không tự hào khoe những đóng
góp trong kháng chiến mà viết bằng tất cả những khao khát được viết, được
chia sẻ, được sống trong khơng khí sáng tạo nghệ thuật cùng với mọi người.
Tác phẩm của Dạ Ngân chủ yếu là thể loại truyện ngắn. Cũng như nhiều người,
phần lớn những truyện ngắn này đều được gửi đăng trên các báo, tạp chí trước
khi tập hợp và xuất bản thành sách.
Dạ Ngân cũng đã thử sức với nhiều thể văn xuôi khác nhau và mỗi thể
văn đều có những thành cơng nhất định, nhưng truyện ngắn vẫn chiếm thế
mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Sau thành công của tập truyện ngắn
Quãng đời ấm áp được xuất bản năm 1982, tập Con chó và vụ ly hơn in năm
1992 khiến vị trí, tên tuổi của nhà văn được khẳng định; Dạ Ngân viết nhanh
và tự tin hơn. Năm 1993, Dạ Ngân có thêm tập Cõi nhà tiếp đó nhà văn cho ra
mắt tập Truyện ngắn chọn lọc năm 1995, Nhìn về phía khác in năm 2002 và
sau này là Nước nguồn xuôi mãi năm 2008 và tập Chưa phải ngày buồn nhất in
năm 2012. Nếu Nước nguồn xuôi mãi là những tháng năm buồn vui với Hà Nội
thì Chưa phải ngày buồn nhất hoàn toàn thuộc về những ngày làm cư dân mới
của Sài Gịn. Ngồi ra, cịn có một số truyện ngắn Dạ Ngân sáng tác sau này,
đăng rải rác ở các báo, tạp chí văn nghệ, mãi đến năm 2017 mới tập hợp lại và
in thành tập truyện Người yêu dấu và những truyện khác, tập truyện gồm 1
truyện dài có độ nén của 1 tiểu thuyết và 9 truyện ngắn là những lát cắt đời
sống trên cái phơng xã hội hậu chiến, từ sau giải phóng đến hiện đại.
Có thể nói, Dạ Ngân viết khá nhiều truyện ngắn và những tác phẩm đó
đã để lại những cảm xúc, ấn tượng trong lòng bạn đọc, gợi những dư âm trong
lịng người đọc về tình người, tình đời.
Dạ Ngân viết tiểu thuyết từ khá sớm. Năm 1989, có tác phẩm Ngày của
một đời. Nhưng phải đến khi Gia đình bé mọn xuất bản lần đầu năm 2005, thì
đây được coi là “bản dập”, là máu thịt của cuộc đời Dạ Ngân. Gia đình bé mọn



8

được xem là cuốn tiểu thuyết thành công trong sự nghiệp văn chương của Dạ
Ngân và gắn liền với tên tuổi của bà. Nhắc đến Dạ Ngân, nhiều người đọc sẽ
nghĩ ngay đến Gia đình bé mọn, giống như nói đến Nam Cao là nhắc Chí Phèo,
nhớ Ngơ Tất Tố là nhớ đến Tắt đèn vậy. Đó là niềm hạnh phúc mà khơng phải
nhà văn nào cũng có được. Tác phẩm Gia đình bé mọn được nhận liền hai giải
thưởng của Hội nhà văn Hà Nội (2005) và Hội nhà văn Việt Nam (2006) với số
phiếu tuyệt đối. Đồng thời đây cũng là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của một nhà
văn nữ Việt Nam được nhà xuất bản Curbstone press dịch sang tiếng Anh, xuất
bản ở Mỹ với sự chuyển ngữ của bà Rosemary Nguyễn - một người phụ nữ nói
tiếng Việt giỏi nổi tiếng của nước Mĩ. Tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn
đối với giới phê bình nghiên cứu văn học lúc bấy giờ. Giáo sư Hoàng Ngọc
Hiến cũng nhận xét: “Có thể đọc Gia đình bé mọn như một tiểu thuyết có đề tài
rộng hơn” [18].
Ngồi truyện ngắn và tiểu thuyết, Dạ Ngân còn viết truyện dài. Năm
1992, bà có tác phẩm Miệt vườn xa lắm. Nhà văn có nhiều tản văn và thể văn
này hợp với cách viết của bà và nhu cầu đọc của nhiều người hiện nay. Với 238
tản văn được in trong năm tập: Mùa đồng đốt (2000), 100 tản mản hồn quê
(2007), Gánh đàn bà (2009), Phố của làng (2009), Hoa ở trong lịng (2015),
đã minh chứng rằng nhà văn khơng dạo chơi ngang qua tản văn. Ngòi bút của
Dạ Ngân đã đi cùng tản văn một chặng đường dài và đã khám phá thêm nhiều
cái mới, nhiều thứ riêng từ cuộc sống mà tiểu thuyết và truyện ngắn đã chưa
khai thác hết. Dạ Ngân cịn có tập truyện dành cho thiếu nhi là Mẹ Mèo (1992).
Đọc Mẹ Mèo sẽ thấy tâm hồn của người phụ nữ luôn trong sáng, hồn nhiên và
rộng bao la khi kết nối với thế giới trẻ thơ. Dạ Ngân làm người đọc có khi liên
tưởng đến nữ sĩ Xuân Quỳnh và những tập thơ viết cho trẻ con.
Sự nghiệp văn chương có nhiều thành cơng nhưng cuộc sống riêng của
tác giả Gia đình bé mọn lại không suôn sẻ. Cuộc hôn nhân đầu tiên của Dạ



9

Ngân khơng xuất phát từ tình u nên sau đó bà đã phải gánh chịu nhiều tổn
thương, mất mát về tinh thần, tình cảm. Cuộc hơn nhân thứ hai đến với Dạ
Ngân ngẫu nhiên chính từ cuộc gặp gỡ định mệnh với nhà văn Nguyễn Quang
Thân vào năm 1982, ở trại sáng tác của Hội nhà văn tại Vũng Tàu. Lúc đó, cả
hai đều đã có gia đình, Dạ Ngân vẫn còn sống với chồng và Nguyễn Quang
Thân cũng đang sống với vợ con ở Hà Nội, dù cả hai đều không hạnh phúc
nhưng họ vẫn bị hôn nhân ràng buộc. Trong một quãng thời gian dài, Dạ Ngân
đã phải gánh chịu nhiều áp lực nặng nề, bị gia tộc, con cái, cơ quan và dư luận
lên án. Nhưng Dạ Ngân cũng như Nguyễn Quang Thân cuối cùng cũng vượt
qua được để đến với nhau, sau hơn mười một năm trời kẻ Nam người Bắc, chỉ
trao đổi qua thư từ, điện tín và thỉnh thoảng mới gặp. Năm 1993, họ mới tổ
chức lễ cưới, hai nhà văn được chính thức chung sống một nhà. Khi ấy Dạ
Ngân 41 tuổi và Nguyễn Quang Thân 58 tuổi.
Cuộc đời nhà văn từng trải, có nhiều mất mát, truân chuyên nhưng cuối
cùng bà cũng có những phút giây viên mãn, hạnh phúc khi sống với người
mình thương và tâm đầu ý hợp. Dạ Ngân coi nhà văn Nguyễn Quang Thân vừa
là chồng, bạn đời vừa là người thầy của mình trên con đường văn chương. Bà
là người sống hết mình và yêu hết mình, nhiều khi ít tính tốn hơn thiệt. Có lẽ
vì vậy mà trong tác phẩm của Dạ Ngân, độc giả có thể nhìn thấy khá chân thực
cuộc đời cay đắng sống động và yêu thương da diết của chính nhà văn.
1.1.2. Truyện ngắn Dạ Ngân trong dòng chảy của truyện ngắn nữ thời kỳ
đổi mới
Từ xưa đến nay, trong lực lượng những người sáng tác thì nhà văn nữ
thường chiếm số ít. Ở Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám, phụ nữ được chú
ý, được ca ngợi và được khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội, kể cả
hoạt động văn hóa văn nghệ. Phương Lựu cho rằng: “Dần dần đã có thể nói
đến một dịng văn học của những cây bút nữ” [25, tr.93]. Bên cạnh thơ nữ vốn



10

có truyền thống lâu đời, các nhà văn nữ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đặc
biệt từ thời kì đổi mới (1986). Nhà nghiên cứu nhấn mạnh: “Đây là một hiện
tượng tốt đẹp, đánh dấu một phương diện phát triển của văn học thế kỉ này trên
đất nước ta” [25, tr.94]. Đặc biệt hơn, trong lĩnh vực truyện ngắn đã có hiện
tượng các cây bút nữ áp đảo nam giới - nói như nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng
là tình trạng “âm thịnh dương suy”. Một số nữ nhà văn đã gây chú ý ngay khi
tác phẩm ra đời như Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà,
Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ... Cho dù văn chương hay dở khơng phụ
thuộc vào giới tính, nhưng thường các nhà văn nữ vẫn có những cách mơ tả
cuộc sống và giải thích hiện thực theo cách của họ. Chính sự khác biệt này đã
thu hút người đọc. Nhiều nhà văn nữ đã không ngần ngại chọn lựa những đề tài
khó, hướng đến những chủ đề phức tạp và rất tài năng trong nghệ thuật sử
dụng câu chữ. Trong vườn hoa văn chương phái nữ Việt Nam giai đoạn cuối
thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI muôn màu, nhiều kiểu dáng, nhiều hương thơm,
mùi vị ấy, chúng ta không thể không nhắc đến Dạ Ngân.
Nhà văn nữ đến với văn xuôi vừa sớm vừa muộn này đã có những tác phẩm
đặc sắc, ghi được dấu ấn trong lòng người đọc.
Còn nhớ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi Phạm Thị Hoài xuất hiện
với tiểu thuyết Thiên sứ, văn đàn Việt Nam đã xôn xao dậy sóng. Dĩ nhiên,
Phạm Thị Hồi có chịu ảnh hưởng của văn học Phương Tây, nhưng không thể
phủ nhận cách viết và hình tượng nhân vật trong Thiên sứ là vơ cùng mới mẻ
với nhiều người đọc. Nhiều năm sau, hình tượng Bé Hon trắng trong với nụ
hôn thiên sứ lạc lõng giữa trần gian đen tối vẫn còn ám ảnh người đọc. Thơng
điệp mà Phạm Thị Hồi đưa ra đã có sức vang rất xa. Truyện ngắn Bức thư gửi
mẹ Âu Cơ của Y Ban cũng vậy. Tác phẩm không chỉ nói về thân phận nữ giới
mà rộng hơn là số phận con người khi đối diện với thực tại, với quá khứ ràng

buộc và những đổi thay trong vòng xoáy của cuộc sống. Truyện ngắn Bức thư
gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban đã được nhận giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của


11

Tạp chí Văn nghệ quân đội (1989-1990). Nhưng điều quan trọng hơn là sau tác
phẩm này, Y Ban đã thành một cái tên danh giá trên văn đàn. Võ Thị Hảo sau
một số truyện ngắn được người đọc chú ý, tập truyện Biển cứu rỗi và tiểu
thuyết Giàn thiêu đã xác nhận tài năng và con đường vững vàng đi vào địa hạt
văn chương của nhà văn. Trước đó Nguyễn Thị Thu Huệ và Lý Lan cũng là
những tên tuổi lừng danh. Tác phẩm Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu
Huệ được nhiều người đọc yêu mến và giới nghiên cứu quan tâm. Đầu thế kỷ
XXI, văn xuôi Việt Nam lại chứng kiến sự bổ sung thú vị vào đội ngũ nữ văn
sĩ. Chúng ta cịn có Thùy Dương, Trần Thanh Hà, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ
Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư... Tại hải ngoại, lực lượng nữ sống và sáng tác
tại nước ngồi bằng tiếng Việt thành cơng có Thuận, Đoàn Minh Phương,
Linda Lê. Việc giao lưu, học tập thuận lợi tại nhiều nước, cũng khiến chúng ta
có thêm một số nữ nhà văn trẻ tham gia viết khi đang sống ở nước ngoài hoặc
về đề tài cuộc sống nước ngoài như Dương Thụy, Trang Hạ.
Điều đáng mừng nhất là trong đội ngũ các nhà văn nữ Việt Nam đã có
sự vươn lên về chất lượng, sự khẳng định quyết liệt về phong cách nghệ thuật.
Xuất thân từ nhiều nơi, nhiều ngành nghề, nhiều môi trường sống, nhưng các
nhà văn nữ trẻ đã tự trang bị cho mình những kiến thức văn hóa vững vàng.
Khả năng sáng tạo và niềm đam mê văn chương của họ không thua kém nam
giới. Có thể khẳng định đóng góp của các nhà văn nữ từ thời kỳ đổi mới là làm
nên dòng văn học nữ mạnh mẽ về năng lượng khám phá cuộc sống, đa dạng đa
sắc thái về phong cách nghệ thuật. Cho dù tiếng nói của nữ giới vẫn chưa được
chú ý đúng mức; bằng chứng là trong Giải thưởng Văn học ASEAN từ 1996
đến 2013, có 17 tác giả được trao nhưng chỉ có Nguyễn Ngọc Tư là nữ; thì

chúng ta vẫn rất tự hào, trân trọng công lao, tài năng của các nhà văn nữ.
Các nhà văn nữ không chọn riêng một mảng đề tài để sáng tác. Họ cũng
viết tất cả, theo sở trường, cảm hứng và sự lựa chọn của mỗi người; nhưng có
lẽ đề tài hoặc nội dung, phạm vi hiện thực mà các cây bút nữ khám phá cũng


12

có nét riêng. Nhà văn Y Ban đã có lần chia sẻ rằng bà muốn tác phẩm của bà
được xã hội, người đọc lắng nghe, thấu hiểu. Đây có lẽ cũng là sự mong muốn
của nhiều người. Các tác giả nữ thường đem vào văn chương tiếng lòng, tâm
hồn khát khao được sống, được yêu thương, những trải nghiệm của bản thân và
mong muốn được tự do với chính mình. Dù đề tài chiến tranh, lịch sử và những
xung đột, mâu thuẫn trong hiện thực vẫn được nhiều người quan tâm; nhưng đa
phần các nhà văn nữ hướng cái nhìn vào cuộc sống, vào tận sự biến chuyển
tinh vi trong tâm hồn mỗi người. Họ không xây dựng con người tha hóa kiểu
như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng đã từng viết trong giai đoạn trước 1945, nhưng
họ cũng không ngần ngại phơi bày những ích kỷ, gian dối, xấu xa trong góc
khuất của mỗi người. Những con người của đời thường, của cuộc sống trần trụi
khơng cịn là những anh hùng của dân tộc hay đại diện cho cộng đồng nữa, họ
có khi xấu tốt lẫn lộn, rồng rắn trộn lẫn rất khó nhận định. Các nhà văn nữ
thường chú ý kiểu nhân vật phức tạp, cá tính và khơng đại diện cho tầng lớp
nào trong xã hội. Như nhân vật người chồng trong truyện Trăng nơi đáy giếng
của Trần Thùy Mai nhìn bề ngồi gia giáo, mực thước nhưng tận bên trong là
sự giả dối, ích kỷ đáng khinh. Phơi bày hiện thực mà cái thực và cái ảo nhiều
khi đan xen vào nhau khó tách bạch, Trần Thùy Mai cũng như nhiều nhà văn
nữ đã phát hiện nó bằng sự nhạy cảm tinh vi hay còn gọi là trực giác của phụ
nữ.
Trong môi trường sáng tác chung và cùng là phái nữ, Dạ Ngân chắc
chắn được cộng hưởng chung từ đồng nghiệp nhiều thứ như chia sẻ cảm hứng

nghệ thuật, quan niệm sáng tác,... Ngay cả trong sự khác biệt của mỗi người
hay những va chạm trong cách viết cũng có ích để mỗi nhà văn tìm kiếm và
khẳng định được những giá trị riêng. Với Dạ Ngân, phải đến khi tiểu thuyết
Gia đình bé mọn (2005) ra đời, nhà văn mới thực sự trở thành một cái tên được
“bảo chứng” về tài năng văn chương với hàng loạt những giải thưởng văn học.


13

Dạ Ngân được phân biệt với các nhà văn nữ cùng thời ở vốn sống phong phú,
sức sáng tạo bền bỉ nên có thể viết liên tục nhiều tác phẩm thu hút được nhiều
thành phần độc giả. Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam đã nhận định về sáng tác
của Dạ Ngân: “Ở Dạ Ngân có những phẩm chất từng làm nên thế mạnh ngòi
bút của Bà: sự cẩn trọng và tinh tế trong câu chữ; khả năng kết hợp nhuần
nhuyễn giữa mỹ văn và ngôn ngữ đời thường của người Nam Bộ; sự sắc sảo
trong phác họa nhân vật bằng một vài chi tiết đắt giá, nhanh gọn; và sau cùng
là một cái nhìn - dù với sự phê phán nhưng vẫn luôn đôn hậu” [35]. Nhà văn dịch giả Trần Thiện Đạo thì lại nhận định: “ ..Một hình một bóng, trên con
đường quen thuộc hơn một phần tư thế kỷ cầm bút trong Nam ngoài Bắc, tác
giả đã nhè nhẹ nắm tay người đọc, “rù quến”, lôi cuốn, dẫn họ cùng rảo bước
với mình từ trang đầu cho tới hết trang chót” [35]. Thành cơng càng khiến Dạ
Ngân ý thức hơn về quan điểm sáng tác của mình: “Với tơi, văn chương hồn
tồn xứng đáng được coi như đạo, bởi có nói gì gì nó vẫn có ý nghĩa cứu rỗi,
hướng thiện cho con người. Chính vì vậy mà nó cày lật khơng nương tay mặt
trái của xã hội loài người và mảnh đất tâm linh của kiếp người” [55, Tr.18].
Dạ Ngân có lối viết dung dị, khơng cầu kỳ chữ nghĩa, không dụng công
trau chuốt. Cách sử dụng ngơn ngữ rất đời thường có ý thức trong việc kể
chuyện và xây dựng tính cách nhân vật. Truyện ngắn Dạ Ngân thường bám rễ
sâu vào hiện thực đời sống với những vụn vặt của cuộc sống hằng ngày ít ai
quan tâm, những thay đổi thầm lặng, những bỡ ngỡ của con người trước cuộc
sống khi vừa bước ra từ cuộc chiến tàn khốc. Mỗi truyện ngắn của Dạ Ngân là

những mảng khác nhau về nhiều vấn đề. Trong đó gia đình và bi kịch của con
người - đặc biệt là người phụ nữ là vấn đề được nhà văn trăn trở nhiều. Viết về
người phụ nữ, về nỗi đau của họ nhà văn chủ yếu đi vào khai thác những mẫu
chuyện về cuộc sống bình dị của người phụ nữ với nỗi đau mất mát từ chiến
tranh, những thăng trầm trong cuộc sống gia đình và đơi khi cũng có sự bất
chấp để tìm hạnh phúc riêng cho bản thân mình. Nhân vật cơ Mỹ Tiệp trong


14

Gia đình bé mọn là một hiện tượng. Có một điều ta dễ nhận thấy, bằng sự đồng
cảm của người phụ nữ nên khi viết về họ, Dạ Ngân thường chắt chiu tìm kiếm
để đưa lên trang viết của mình cả những mảng sáng và những góc khuất của
cuộc sống để soi rọi những giá trị nhân bản. Đọc những truyện ngắn của Dạ
Ngân, ta thấy có sự đồng điệu với các nhà văn nữ cùng thời như Lý Lan, Vân
Trang, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Thu Huệ và Nguyễn Ngọc Tư sau này
khi viết về nỗi đau của người phụ nữ, những điều tưởng như vụn vặt trong
cuộc sống hằng ngày. Tuy có những nét tương đồng, nhưng ở Dạ Ngân ta vẫn
thấy nét nổi bật trong cách thể hiện văn phong, khi thì dịu dàng khi thì bùng
cháy, đặc biệt rất tinh tế và sâu lắng. Có thể ví ngịi bút của Dạ Ngân đẹp như
một người phụ nữ ở lưá tuổi ba mươi, đằm thắm và chín chắn.
Bên cạnh hình tượng nhân vật nữ ta thấy hiện lên rất nhiều hình tượng nhân vật
khác nhau... Mỗi nhân vật đều được nhà văn sử dụng bút pháp nghệ thuật riêng
biệt để làm nổi bật lên số phận và tính cách. Điều đó đánh dấu những đổi mới
trong nghệ thuật viết và xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn. Đặc
biệt, trong những nhân vật đó, ta ln thấy bóng dáng của chính tác giả: từng
trải trong tình u, hơn nhân khơng hạnh phúc. .Chính vì vậy, những truyện
của Dạ Ngân dễ có sự đồng cảm đối với người đọc hơn.
Ký ức và những hoài niệm về quá khứ là một mảng khác trong truyện
ngắn Dạ Ngân. Nhà văn muốn ký thác những tâm tình của mình vào trong

trang giấy. Bản sắc văn hóa Nam Bộ được tác giả đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ,
mỗi nhà văn đều lớn lên từ một vùng quê, vùng văn hóa riêng biệt nên trên
trang văn của họ cũng ít nhiều mang những sắc thái văn hóa của vùng đất quê
hương. Dạ Ngân, sinh ra và trưởng thành ở miệt vườn, vùng đất này có những
đặc trưng văn hóa hết sức độc đáo và riêng biệt đã trở thành một phần quan
trọng trong ý thức sáng tạo của nhà văn. Thiên nhiên, con người Nam Bộ vừa
là không gian, nền cảnh của câu chuyện vừa là những thông điệp mà nhà văn
muốn gửi gắm.


15

Trong bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam đương đại, chỉ riêng
truyện ngắn nữ đa dạng và phong phú vô kể. Truyện ngắn Dạ Ngân mang đến
cho tâm hồn người đọc những cảm xúc nhẹ nhàng nhưng tinh tế về những vấn
đề của cuộc sống thời chiến và hậu chiến với lối văn giàu suy nghiệm về đời
sống bằng chất giọng đằm thắm và lối viết hiện đại. Điều đó, tạo nên nét độc
đáo riêng biệt của Dạ Ngân với các nhà văn nữ Nam Bộ nói riêng cũng như
nhà văn nữ Việt Nam đương đại nói chung.
1.2. Quan niệm nghệ thuật văn chương
Dạ Ngân là nhà văn có quan niệm về văn chương hết sức nghiêm túc,
chị tâm sự: “Văn chương, đó khơng chỉ là nghề như mọi nghề mà còn là con
đường khổ ải cho những người đàn bà cầm bút. Dù vậy, vẫn hơn, vì con đường
ấy cho người ta sự cô độc tối cao, niềm tin dai dẳng và có thể khóc cười thoải
mái một mình” [56, tr.180]. Tác giả của Gia đình bé mọn dường như chưa bao
giờ coi nghề văn tầm thường mà luôn coi như “đạo”, như sứ mệnh giải bày và
cứu rỗi cuộc đời. Có lẽ, niềm tin này đã khiến Dạ Ngân ln bền chí, vững tin
khi cầm bút.
1.2.1. Quan niệm về hiện thực
Dạ Ngân sinh ra và lớn lên ở Miền Nam vào những năm cuộc chiến

tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt. Những gì hằn sâu trong ký ức của nhà văn nhất
chính là hiện thực chiến tranh. Dạ Ngân hiểu hơn ai hết về những năm tháng
hào hùng và oanh liệt ấy, sự hi sinh lớn lao và tình nghĩa của đồng bào, đồng
chí, những người anh người chị đã sát cánh bên nhà văn. Chiến tranh dù tàn
khốc đến thế nào thì vẫn khơng làm nao lịng những con người có niềm tin sắt
đá vào cuộc chiến của dân tộc, những con người luôn yêu thương, đùm bọc, sát
cánh cùng đồng đội của mình. Khi miêu tả hiện thực chiến tranh, Dạ Ngân
không nặng trong việc miêu tả những chiến công lừng lẫy, những chiến thuật
tài tình của quân và dân ta. Dạ Ngân đi vào phản ánh tinh thần chiến đấu anh


16

dũng, kiên cường của một dân tộc anh hùng. Từ sự trải nghiệm của chính bản
thân mình, nhà văn nhận thấy cuộc chiến giữa địch và ta là cuộc chiến khơng
cân sức, nên địi hỏi qn và dân ta phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi phương
diện. Chiến tranh tuy có mất mát đau thương, nhưng chính sự chuẩn bị chu đáo
mà hậu quả không đến nỗi quá thê lương. Tinh thần chiến đấu đó được nhà văn
gửi gắm qua các tập truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh.
Bằng sự từng trải của bản thân, Dạ Ngân đã đưa vào trang viết của mình
thực tế sống động ở những đơn vị làm công tác văn thư, in ấn. Họ là những
người ít được quan tâm của giới văn nghệ sĩ. Cơng việc có thể nói là khá nhẹ
nhàng nhưng lại rất quan trọng. Từ những nhà in dã chiến này đã cho ra đời
biết bao tờ truyền đơn, công văn kịp thời phục vụ cho kháng chiến. Hiện thực
cuộc sống và chiến đấu nơi đây cũng gặp vơ vàn khó khăn, nguy hiểm khơng
khác gì ngồi chiến tuyến ác liệt kia. Đây có thể xem là nét mới trong quan
niệm nghệ thuật về hiện thực của tác giả so các nhà giai văn đoạn trước. Bởi,
thông thường khi viết về chiến tranh, người cầm bút thường đi vào những chi
tiết hào hùng làm nên lịch sử của dân tộc. Dạ Ngân đã đi vào những mảng hiện
thực ít được khai thác, ít được quan tâm nhất.

Khi cuộc chiến tranh kết thúc năm 1975, đất nước bước vào thời kỳ hịa
bình, nhưng nhiều người đã khơng thể hình dung hết những thay đổi phức tạp
của cuộc sống và con người sau khi bước ra khỏi cuộc chiến. Cũng như nhiều
nhà văn sau 1975, Dạ Ngân đã sớm có cái nhìn mới về hiện thực cuộc sống lúc
bấy giờ. Bản tính thẳng thắng, trung thực nên trong đời thực cũng như trên
trang viết, Dạ Ngân thường chỉ ra hiện tượng tham nhũng, phê phán những lớp
người có chức quyền, sớm rũ bỏ quá khứ, ích kỷ và kiêu ngạo. Trong các sáng
tác của mình, nhà văn khơng nhìn hiện thực bằng cặp mắt “xanh non” mà
mạnh dạn đi vào những góc khuất để khám phá, phản ánh. Thơng qua tác
phẩm, Dạ Ngân đã lên tiếng phê phán cái xấu, sự tham lam tiền và quyền của


17

nhiều người. Với bà, hiện thực là cuộc sống như nó vốn có, khơng được che
đậy, tơ hồng hay né tránh vì ngại phải bóc tách khó khăn. Dạ Ngân cũng như
nhiều người viết sau 1975 đã nhận ra hiện thực khơng phải chỉ có phe ta, phe
địch và hai mặt tốt xấu đơn giản, hiện thực cần được nhìn nhận phức tạp, đa
diện, đa chiều. Muốn vậy, nhà văn không phải chỉ cần sống với thực tế, phải
trải nghiệm bản thân, mà trước hết phải học cách rèn giũa ngịi bút, phải tìm ra
nhiều cách tiếp cận hiện thực và những phương pháp khai thác hiện thực bằng
nghệ thuật mới và độc đáo nhất.
1.2.2. Quan niệm về con người
Trước 1975, quan niệm con người trong văn xuôi là con người của cộng
đồng, dân tộc. Các nhân vật bao giờ cũng lao động hoặc chiến đấu với tư cách
đại điện ưu tú cho tập thể, chứ ít khi với tư cách cá nhân. Sau 1975, đất nước
bước vào thời kỳ khác. Con người bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ phức tạp
của đời thường, chuyên môn và nhiều thứ khác. Nếu như trước 1975, các nhà
văn có xu hướng thể hiện con người theo tiêu chí giai cấp, lựa chọn nhân vật
điển hình, chú trọng tính chung sao cho phù hợp với quan điểm về sự vận động

tích cực và thuận chiều của cuộc sống, bỏ qua phương diện riêng tư cá biệt của
con người, thì văn xi sau 1975 quan tâm nhiều đến con người với tư cách cá
nhân. Sự thay đổi này là tất yếu vì sự khác nhau của mỗi giai đoạn văn học
cũng chính là sự thay đổi, khác nhau trong quan niệm về con người.
Dạ Ngân không quan tâm khai thác riêng một kiểu, hoặc một tính cách
riêng nào. Các nhân vật của Dạ Ngân thường đa dạng, đủ thành phần, tính cách
khác nhau trong xã hội. Đó là những cán bộ kháng chiến với những mặt tốt đẹp
và những điều chưa tốt đẹp; đó là những người nơng dân lam lũ chân lấm tay
bùn hai sương một nắng mà vẫn khơng thốt nghèo; đó là những nhà văn nhìn
đời sắc sảo thích dịch chuyển; đó là những nhân viên thừa hành trong guồng
máy chính quyền thời hậu chiến...và cả những người lính của chế độ cũ tiếp


18

nối cuộc đời mình sau chiến tranh. Tất cả những con người ấy, được nhà văn
miêu tả hết sức đa dạng từ ngoại hình đến tính cách, phong thái và cách ứng
xử. Nhưng, Dạ Ngân có sự quan tâm, trăn trở đặc biệt đến những người vơ
danh, những người ít ai biết đến, ln gặp những trắc trở, khó khăn ngang trái
cả trong và sau chiến tranh. Những phận người ấy rất nhỏ bé trước cuộc đời và
họ dễ bị cuộc đời lãng quên. Nó như một chiếc tam bản nhỏ bé giữa dịng sơng
chảy xiết, như một hạt bụi giữa khoảng không gian bao la. Dạ Ngân đau đáu về
những thân phận đó và dành tình cảm sâu sắc khi viết về họ.
Nhà văn còn chú ý nhiều đến những người phụ nữ bé mọn trong và sau chiến
tranh. Họ tầm thường, lam lũ, không phải anh hùng, không gây tiếng vang,
nhưng họ đáng trân trọng, nâng niu đơn giản vì họ là mẹ, là vợ, là chị; là “con
người” trước chính họ, trước tiểu cộng đồng (gia đình) và đại cộng đồng (xã
hội).
Như vậy, thông qua những nhân vật trong tác phẩm của Dạ Ngân, người
đọc có thể nhận ra nhà văn đã có nhiều tiến bộ trong quan niệm nghệ thuật về

con người. Tác giả luôn trân trọng những điểm tốt đẹp của con người, chú ý
khai thác, tiếp cận con người cá nhân - đời thường từ nhiều góc cạnh. Nhà văn
khơng sử dụng ngịi bút mình cho mục tiêu đấu tranh với cái xấu, mà như để
khơi gợi lòng tốt, sự lương thiện, trắc ẩn. Nhân vật trong tác phẩm Dạ Ngân
thường đem đến một thơng điệp nào đó, nhưng trước hết là sự đồng cảm, là
thái độ chính trực bảo vệ cho cái yếu, sự lương thiện và tâm hồn ngay thẳng.
Tuy không dữ đội, đa sắc thái như nhiều cây bút khác, nhưng nhiều nhân vật
của Dạ Ngân đã khẳng định được cá tính sáng tạo của nhà văn. Việc khơng
ngừng khám phá cuộc sống, phát hiện mới về con người chính là cách để Dạ
Ngân tạo cảm hứng và hòa nhịp vào dòng chảy chung của văn học đương đại.
Và cũng phải nói thêm rằng, những thay đổi của Dạ Ngân từ quan niệm về hiện
thực đến quan niệm nghệ thuật về con người có phần chịu ảnh hưởng từ chồng
bà là nhà văn Nguyễn Quang Thân. Do cùng nhà, cùng nghề viết, cùng niềm


19

đam mê sáng tác, lại thêm nhà văn Nguyễn Quang Thân nổi tiếng là người có
kiến thức uyên bác, tiếp nhận rất nhạy bén các xu hướng đổi mới nghệ thuật
của thế giới. Nhiều năm liền, nhà văn Nguyễn Quang Thân là người đọc đầu
tiên, người thẩm định tác phẩm khó tính nhất của bà. Dạ Ngân là người phụ nữ
chịu thương chịu khó cả trong đời sống thường nhật lẫn trong công việc, nên
bà vừa phải luôn cố gắng để khơng lặp lại mình và lặp lại người khác, vừa phải
đổi mới nghệ thuật để tác phẩm hoàn hảo nhất có thể. Đây cũng là điều đồng
nghiệp trân trọng nhất ở Dạ Ngân.
Tiểu kết chương 1
Dạ Ngân là nhà văn vẫn còn đang sáng tác, nhưng sự nghiệp của bà có
thể được định vị trong giai đoạn văn học sau 1975. Trong chương này, chúng
tôi khảo sát về cuộc đời Dạ Ngân và đặt hành trình sáng tác của nhà văn trong
dòng chảy các cây bút nữ cùng thời, để khẳng định vị trí, quan niệm nghệ thuật

và một số nét riêng của bà. Dạ Ngân là người cầu tiến nên ln có sự thay đổi
khi phản ánh, ghi nhận hiện thực. Nếu lúc bắt đầu, khi viết về chiến tranh, Dạ
Ngân có phần lãng mạn, thi vị; thì sau đó trong các tác phẩm khai thác đề tài
cuộc sống đời thường (thế mạnh của nhà văn), ngòi bút bà tỏ ra rất nhạy bén,
sắc sảo, quyết liệt. Dù đã từng tham gia kháng chiến, nhưng Dạ Ngân không
coi nghề viết là nơi thể hiện bản thân. Nhà văn biết cộng niềm đam mê được
viết vào nhiệm vụ khó nhọc tự học, tự tích lũy tri thức để xây dựng nền tảng
chuyên môn và đường đi vững vàng trong sự nghiệp. Với những gì nhà văn đã
viết và niềm tin nghiêm túc, nhất quán vào con người, vào giá trị của ngòi bút,
Dạ Ngân xứng đáng là một trong những nhà văn nữ tiêu biểu của giai đoạn văn
học sau 1975.


Chương 2
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN DẠ NGÂN
•••

Nhân vật có vai trị đặc biệt quan trọng trong tác phẩm. Từ điển thuật
ngữ văn học cho rằng: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả
trong các tác phẩm văn học. Nhân vật văn học thường có tên riêng (Tấm Cám,
Chị Dậu, anh Pha), cũng có thể khơng có tên riêng như “thằng bán tơ”, “một
mụ nào” trong Truyện Kiều” [16, tr.162]. Nhân vật văn học vừa chịu sự quy
định chung của ý thức thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật về con người thời đại
vừa mang đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn.
Khảo sát truyện ngắn Dạ Ngân, chúng tôi thấy thế giới nhân vật trong
sáng tác của nhà văn tương đối đa dạng. Người đọc có thể đã gặp ở đó rất
nhiều gương mặt với các vai trị xã hội và tính cách khác nhau. Dựa vào đặc
điểm thi pháp, có thể chia thế giới nhân vật trong truyện ngắn Dạ Ngân thành
các kiểu sau: nhân vật trong bi kịch đời tư, nhân vật khát khao hạnh phúc, nhân
vật tự nhận thức, nhân vật tha hóa.

2.1. Nhân vật trong bi kịch đời tư
Từ điển Thuật ngữ văn học cho rằng: Bi kịch là “một thể loại kịch,
thường được coi như là đối lập với hài kịch” [16, tr.18]. Trong tác phẩm văn
học, bi kịch “phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật
chính, mối xung đột khơng thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao
cả và cái thấp hèn...diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân
vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và
xúc động mạnh mẽ đối với công chúng” [16, tr.18]. Từ đặc trưng của một thể
loại, trong văn học, bi kịch cịn được dùng như một tính từ chỉ tính chất, đặc
điểm bi thảm, đau thương của nhân vật, của hiện thực (nhân vật bi kịch, cuộc
đời bi kịch, số phận bi kịch.). Văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1986 đã có


nhiều đổi mới trong quan niệm về con người. Các nhà văn thường đi sâu khai
thác những mất mát, bi thương của con người, đề cập đến những xung đột
phức tạp trong thế giới nội tâm, xây dựng con người trong mối quan hệ với
hiện thực đa dạng và phức tạp hơn. Bằng sự khám phá ấy, con người trong văn
học được thể hiện khách quan và đa diện, đa sắc thái hơn, đáp ứng nhu cầu tiếp
nhận ngày càng cao của người đọc.
Vì nhân vật là nơi thể hiện tập trung nhất tư tưởng và quan điểm nghệ
thuật, tài năng của nhà văn, nên nhân vật thành công thường gắn liền với tên
tuổi tác giả. Một nhân vật có số phận kịch tính, bi thương vẫn thường tạo cảm
xúc mạnh hay sự đồng cảm nơi người đọc. Ví dụ tác phẩm Đoạn trường tân
thanh dựa vào Kim Vân Kiều truyện nhưng khi nói đến tác phẩm người ta nghĩ
ngay đến số phận bi kịch của nhân vật Thúy Kiều và tài năng của Nguyễn Du.
Các nhà văn khi xây dựng nhân vật với những mâu thẫn đan xen hay số phận
bi kịch thường hướng đến mục tiêu lý giải, cắt nghĩa hiện thực hơn là phản
ánh, ghi nhận hiện thực đơn giản. Khảo sát truyện ngắn Dạ Ngân, chúng tơi
thống kê thấy nhà văn có đề cập đến con người với những bi kịch đời tư khác
nhau, trong đó nhiều nhất là nhân vật nữ. Thống kê 60 truyện ngắn của Dạ

Ngân, thì thấy có đến hơn 40 truyện (tỷ lệ 2/3) có nhân vật nữ chính
Tình cảm vợ chồng, cuộc sống gia đình là đề tài được nhà văn dành
nhiều tâm huyết và có nhiều cảm hứng khám phá nhất. Dạ Ngân cũng như
nhiều cây bút khác nhận ra sau chiến tranh, cuộc sống đời thường có nhiều mối
quan hệ phức tạp hơn cuộc sống thời chiến và người phụ nữ vẫn là những
người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Chiến tranh đã qua, nhưng nỗi đau chiến tranh
vẫn còn âm ỉ trong lòng của những người vợ, người mẹ, những con người dù
không trực tiếp chiến đấu nhưng lại phải chịu quá nhiều tổn thương. Niềm
trong truyện Dù phải sống ít hơn có thể xem là nạn nhân của chiến tranh. Nhân
vật Niềm được Dạ Ngân miêu tả: “chị già đi và gầy hơn xưa nhưng người vẫn


cịn trịn trặn uyển chuyển. Nhìn tồn bộ, ở chị tốt ra dáng vẻ cao q của
người phụ nữ có tuổi mà vẫn trinh nguyên” [30, tr.41]. Chữ “trinh nguyên”
trong câu văn miêu tả của Dạ Ngân vừa thể hiện vẻ đẹp hình dáng, phong thái
bên ngồi của nhân vật, vừa ngụ ý một tâm sự chua chát về người phụ nữ lớn
tuổi mà chưa được làm mẹ. Trong truyện, Dạ Ngân sử dụng nghệ thuật trần
thuật khách thể, nhà văn như hóa thân vào nhân vật người vợ (Niềm) để giải
bày “tiếng lịng” của nhân vật. Đó là thái độ “khơng bàng hồng” khi biết
chồng trở về sau hơn hai mươi năm với tấm hình người đàn bà khác trong hành
trang. Là cách xử sự để tránh sự khó xử cho Thịnh khi đề nghị làm bạn: “chị
bảo: mình coi nhau như bạn được rồi” [30, tr.47]. Là những cảm xúc của người
đàn bà trổi dậy trong chị khi hai người sống với nhau và cả cảm giác hy vọng
đến tuyệt vọng được làm mẹ của chị: “từng ngày, từng tháng, chị lắng nghe sự
thay đổi của cơ thể mình với niềm hy vọng ngày càng mãnh liệt như bị cơn
khát sa mạc giày vò. Từ khi người đàn bà trong chị bị đánh thức, chị mới có
tâm trạng đó. Nhưng cái cơ thể q thì của chị vẫn làm ngơ trước niềm hi vọng
đau đớn của chị” [30, tr.47]. Chọn cho mình điểm nhìn như thế, Dạ Ngân đã
cho người đọc thấu hiểu đồng cảm, chia sẻ với những bi kịch mà người phụ nữ
phải oằn mình gánh chịu sự nghiệt ngã của hai chữ chiến tranh: người mất

chồng, kẻ mất cha và cả những người đàn bà chưa một lần được làm vợ, làm
mẹ. Trong con người Niềm còn là sự giằng xé nội tâm, khi vừa có ý định xin
con ni nhưng rồi lại vụt tắt khi có suy nghĩ sẽ nhận ni hai đứa con chồng.
Rồi, chị lại nghĩ đến người phụ nữ kia, chị ta sẽ ra sao? Bằng tấm lịng cảm
thơng, trách nhiệm và để tránh sự khó xử cho Thịnh, chị đã mạnh dạn đề xuất
với anh, muốn đưa những đứa con riêng của anh vào Nam chăm sóc, sau đó là
mời người phụ nữ kia vào luôn cùng các con riêng của anh. Việc đưa ra quyết
định như vây, đối với chị thật là đau đớn, nhưng điều đó cũng khơng đau bằng


×