Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Hương ước, quy ước trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (1998 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY
NHƠN

VÕ HOÀI ĐỨC

HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH
•7•
(2000 - 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

•••


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY
NHƠN

Bình Định - Năm 2020


VÕ HOÀI ĐỨC

HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TUY PHƯỚC,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
7
• •


(2000 - 2018)

Chun ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 8229013

Người hướng dẫn: TS. DƯƠNG THỊ HUỆ


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân
tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực.
Kết quả của luận văn chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng
trình nào.
rri r _

____• 2

1____________________

Tác giả luận văn

Võ Hồi Đức


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến:
TS. Dương Thị Huệ đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực hiện và hồn thành đề tài “Hương ước, quy ước trên địa bàn
huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (2000 - 2018)”
Q Thầy, Cơ chun ngành Lịch sử Việt Nam đã nhiệt tình giảng

dạy, truyền đạt kiến thức khoa học, kinh nghiệm quý báu giúp tác giả hồn
thành khóa học và thực hiện đề tài của mình;
Ủy ban nhân dân huyện Tuy Phước, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh,
các cơ quan, địa phương huyện Tuy Phước đã tạo điều kiện giúp đỡ cũng
như đã cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết giúp tác giả hoàn thành
luận văn này;
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cơ phịng đào tạo sau đại học
trường Đại học Quy Nhơn, đã hỗ trợ, tạo điều kiện tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.


TRANG PHỤ BÌA

MỤC LỤC
••

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU ...................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................4
4.1. Mục đích nghiên cứu..........................................................................4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 4
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................ 5
5.1. Nguồn tài liệu ................................................................................... 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 5

6. Đóng góp của luận văn......................................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 6
CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY
PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH (2000 - 2018) .......................................... 7
1.1. Khái niệm hương ước, quy ước ........................................................ 7
1.2. Cơ sở xây dựng hương ước, quy ước trên địa bàn huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định ........................................................................................... 8
1.2.1. Khái quát về huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định............................ 8
1.2.2. Chủ trương của Nhà nước, tỉnh Bình Định và của huyện Tuy Phước về
xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước................................................10


1.3. Quá trình xây dựng hương ước, quy ước trên địa bàn huyện Tuy Phước,
Bình Định (2000 - 2018).............................................................................12
1.3.1. Quá trình xây dựng Quy ước Làng văn hóa Vinh Thạnh, xã Phước
Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định .............................................................12
1.3.2. Quá trình triển khai xây dựng hương ước, quy ước trên địa bàn huyện
Tuy Phước ..................................................................................................18
Tiểu kết chương 1......................................................................................25
CHƯƠNG 2: _TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2000 - 2018
.....................................................................................................................27
2.1. Cơng tác vận động và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước trong dân
cư ...............................................................................................................27
2.1.1. Tuyên truyền và phổ biến hương ước, quy ước trong dân cư.........27
2.1.2. Xây dựng và phát huy các cơ chế dân chủ, tự quản ở địa phương 31
2.1.3. Đào tạo đội ngũ tổ chức thực hiện hương ước, quy ước.................33
2.2. Tình hình thực hiện hương ước, quy ước trên lĩnh vực kinh tế - xã hội

34
2.2.1. Thực hiện hương ước, quy ước trên lĩnh vực kinh tế-xã hội ..........34
2.2.2. Tình hình thực hiện hương ước, quy ước trên lĩnh vực xây dựng cơ sở
hạ tầng, cơng trình phúc lợi cơng cộng .....................................................39
2.2.3. Tình hình thực hiện hương ước, quy ước trên lĩnh vực văn hóa, an
ninh trật tự, an toàn xã hội .........................................................................41
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................55
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ NHẬN XÉT RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN
CỨU ĐỀ TÀI ...........................................................................................56
3.1. Đặc điểm hương ước, quy ước trên địa bàn huyện Tuy Phước .........56
3.1.1. Huyện Tuy Phước là nơi có hương ước, quy ước sớm nhất trên địa bàn
tỉnh Bình Định ...........................................................................................56


3.1.2. Hương ước, quy ước góp phần phát huy dân chủ ở cộng đồng dân cư
....................................................................................................................59
3.1.3. Hương ước, quy ước góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ở địa phương ..............................................................63
3.1.4. Những hạn chế của việc thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn
huyện Tuy Phước ........................................................................................69
3.2. Bài học kinh nghiệm ..........................................................................74
3.2.1. Việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước phải phù hợp với chủ
trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước............74
3.2.2. Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất của cộng đồng dân cư
trong việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước .................................74
3.2.3. Bảo đảm nguyên tắc kết hợp bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống với yêu cầu hội nhập phát triển mới ......................................76
3.3. Những giải pháp để tiếp tục tổ chức và thực hiện hương ước, quy ước
trên địa bàn huyện ......................................................................................76
3.3.1. Kiện tồn cơng tác tổ chức, chỉ đạo từ cấp huyện đến cơ sở .........76

3.3.2. Hoàn thiện văn bản hương ước, quy ước, tập huấn bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ xây dựng tổ chức thực hiện hương ước quy ước............................78
3.3.3. Công tác tuyên truyền, vận động tổ chức thực hiện hương ước, quy
ước đi vào thực chất ...................................................................................81
Tiểu kết chương 3......................................................................................82
KẾT LUẬN ...............................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................86
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê số lượng thôn, xã, khu dân cư có bản hương ước, quy
ước (2004)
Bảng 1.2. Báo cáo đánh giá, phân loại thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn
huyện Tuy Phước năm 2018



1


2

- Về không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu của đề tài là địa
bàn huyện Tuy Phước.
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hương ước,
quy ước trên địa bàn huyện Tuy Phước trong khoảng thời gian từ năm 2000
- 2018, giai đoạn huyện Tuy Phước triển khai thực hiện Phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm phục dựng lại có hệ thống, tồn diện q
trình triển khai thực hiện hương ước, quy ước trong Phong trào “Tồn dân
đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Tuy Phước từ năm
2000 đến năm 2018. Qua việc nghiên cứu, tác giả rút ra một số nhận xét;
đánh giá khách quan về những kết quả đạt được và hạn chế của quá trình
triển khai thực hiện hương ước, quy ước trong phong trào; đồng thời rút ra
những đặc điểm.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đáp ứng yêu cầu đề ra đề tài tập trung giải quyết những vấn đề
sau:
- Những cơ sở để xây dựng hương ước, quy ước huyện Tuy Phước
(2000 - 2018).
- Quá trình triển khai thực hiện hương ước, quy ước trong Phong trào
“Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Tuy
Phước từ năm 2000 đến năm 2018 trên các lĩnh vực.
- Những nhận xét rút ra từ việc nghiên cứu quá trình triển khai thực
hiện hương ước, quy ước trên địa bàn huyện Tuy Phước (2000-2018).
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu


3

5.1. Nguồn tài liệu
Đề tài hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau:
- Các cơng trình chun khảo, tham khảo liên quan đến đề tài.
- Tài liệu lịch sử địa phương; Các Báo cáo; Các cơng trình về lịch sử
địa phương tỉnh Bình Định, huyện Tuy Phước.
- Tài liệu Internet.

- Tài liệu thực địa qua nghiên cứu điền dã.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, tác giả tuyệt đối tuân thủ quan điểm nghiên
cứu cứu chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Phương pháp
chuyên ngành là phương pháp lịch sử, phương pháp lơgic. Bên cạnh đó, tác
giả cịn sử dụng một số phương pháp như phân tích, so sánh, tổng họp... để
đi đến một số kết luận khoa học. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp sưu
tầm, điền dã tập họp tư liệu cho việc nghiên cứu đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn hồn thành sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:
- Luận văn là cơng trình đầu tiên phục dựng lại tương đối đầy đủ quá
trình xây dựng và triển khai thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn
huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (2000-2018).
- Kết quả nghiên cứu của luận văn bổ sung nguồn tài liệu trong
nghiên cứu lịch sử địa phương, đặc biệt là lịch sử Bình Định thời kỳ hiện
đại.
- Luận văn có thể đưọc sử dụng để soạn giảng chuyên đề chuyên
ngành Lịch sử Việt Nam cho sinh viên đại học và học viên sau đại học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được kết cấu gồm 3 chương:


4

Chương 1. Khái niệm hương ước, quy ước và quá trình xây dựng
hương ước, quy ước trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (2000 2018)
Chương 2. Tình hình thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn
huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (2000 - 2018)
Chương 3. Một số nhận xét rút ra từ việc nghiên cứu đề tài.



CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC VÀ QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH (2000 - 2018)
1.1. Khái niệm hương ước, quy ước
Hương ước xuất hiện từ thế kỷ XV, hương ước bao gồm các quy ước
về nhiều mặt đời sống của làng xã; phản ánh quá trình hình thành và phát
triển của làng xã người Việt. Trong mỗi giai đoạn, hương ước, quy ước lại
mang những thơng điệp văn hóa, lịch sử riêng. Trước năm 1921 làng xã tự
soạn thảo hương ước, gọi là hương ước cổ. Từ sau 1921 đến trước Cách
mạng Tháng Tám hương ước được soạn theo ý đồ cải lương hương chính
của thực dân Pháp, gọi là hương ước cải lương. Từ cuối thế kỷ XX, đặc biệt
từ đầu năm 1990 đến nay: là thời kỳ tái lập hương ước, còn gọi là hương
ước mới hay quy ước làng văn hóa.
Khái niệm hương ước, quy ước được gọi chung là hương ước và được
hướng dẫn tại Thông tư liên tịch ngày 31 tháng 3 năm 2000 giữa Bộ Tư
pháp, Bộ Văn hóa Thơng tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam:
Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc
xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh
các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và
phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa
trên địa bàn làng, bản, thơn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực
cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật [55].
Hương ước, quy ước cũng là một loại văn bản quy phạm, có nghĩa là
nó cũng chứa đựng những nguyên tắc bắt buộc hoặc cho phép cá nhân, tổ



chức được làm hoặc khơng được làm một việc gì đó trong cuộc sống hàng
ngày tại địa phương, nhưng đấy là các quy phạm xã hội do cộng đồng dân
cư thỏa thuận đặt ra và cùng nhau thực hiện. Đặc điểm này của quy phạm
trong hương ước, quy ước khác hẳn với các quy phạm pháp luật trong các
văn bản do Nhà nước ban hành. Trên thực tế, hương ước, quy ước được xây
dựng chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ tự quản tại cộng đồng dân cư, là
những quan hệ xã hội trong lĩnh vực xã hội - dân sự mà pháp luật không
điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh ở mức độ quy định các nguyên tắc chung.
Trong làng xã Việt thời phong kiến, hương ước, quy ước có khoảng
hơn 50 tên gọi khác nhau như khốn ước, cựu khoán, tục lệ, khoán lệ, ước
lệ, hương khoán, hương biên, hương lệ, hương ước, quy ước... Ngày nay,
hương ước và quy ước là hai tên gọi khác nhau của cùng một loại văn bản,
việc có tên gọi khác nhau là do cách đặt tên hoặc do chủ thể xây dựng văn
bản này. Tuy nhiên, sự phân biệt này cũng chỉ mang tính tương đối, cũng có
thể xây dựng hương ước làng văn hóa hoặc quy ước làng văn hóa.
Giữa hương ước, quy ước và văn bản quy phạm pháp luật có điểm
giống nhau là chúng đều được xây dựng trên cơ sở những quy phạm. Tuy
nhiên, quy phạm trong hương ước, quy ước là quy phạm xã hội, do nhân dân
xây dựng nên và nhân dân tự nguyện thực hiện; quy phạm trong văn bản quy
phạm pháp luật là quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước xây dựng
nên và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
1.2. Cơ sở xây dựng hương ước, quy ước trên địa bàn huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định
1.2.1. Khái quát về huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía Nam tỉnh Bình Định, về
địa hình, phía Bắc và Tây bắc Tuy Phước giáp Phù Cát, An Nhơn; Đông
giáp biển; Nam giáp Thành phố Quy Nhơn; Tây giáp huyện Vân Canh.


Hiện nay có 13 xã, thị trấn, có sơng Kơn, sơng Hà Thanh chảy qua, có quốc

lộ 1A, quốc lộ 19, đường sắt Bắc - Nam chạy ngang qua, Tuy Phước có điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy Phước là vùng đất giàu truyền thống
cách mạng và bề dày văn hóa - lịch sử. Thật khó có vùng đất nào hội đủ 2
yếu tố văn - võ như Tuy Phước.
Tuy Phước là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và bề dày văn
hóa - lịch sử. Đây là vùng đất khoa cử, nơi sinh dưỡng nhiều nhà khoa bảng
nổi tiếng học rộng tài cao và đức độ, như Lê Cơng Miễn (nhà Tây Sơn); Đào
Dỗn Địch, Lê Tuyên, Võ Trứ (phong trào Cần Vương)... và cũng là nơi sinh
thành của nhiều nhà văn hóa lớn, như nhà thơ Xuân Diệu, danh nhân văn
hóa Đào Tấn. Đến nay những di tích văn hóa - lịch sử cịn lại trên đất Tuy
Phước khá đa dạng, phong phú, từ tháp Bình Lâm, tháp Bánh ít, thành Thị
Nại, di tích Đơ thị nước Mặn. đến những điệu dân ca bài chòi, những vở
tuồng cổ. Sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa Chămpa đặc sắc với nền văn hóa
hiện đại đã tạo nên vẻ đẹp thâm trầm mà quyến rủ cho mảnh đất này. Với
những lợi thế trên, Tuy Phước chủ trương giữ gìn và khơi phục những di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể, không chỉ cho các thế hệ con cháu mai sau
mà cịn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa
phương [36, tr.365]
Quá trình cộng cư và tiếp biến văn hóa giữa nhiều tộc người là mạch
nguồn hun đúc nên những thành tựu văn hóa đặc sắc của vùng đất địa linh
nhân kiệt. Những vàng son một thuở và bóng dáng tiền nhân vẫn cịn được
lưu giữ trong những cơng trình kiến trúc và điêu khắc Chăm, trong nghệ
thuật tuồng, hát bội, chèo bả trạo. Vùng đất địa linh nhân kiệt đã hun đúc
nên tính cách của người dân Tuy Phước: u nước, đồn kết, trọng tình
nghĩa, cần cù, hiếu học; Luôn tôn trọng và đề cao làng xã, dịng tộc, xã hội;
Thơng minh, sáng tạo. Vùng đất giàu truyền thống đậm đà bản sắc cùng tính


cách đáng q của người dân chính là bệ phóng văn hóa cần thiết cho q
trình phát triển đi lên của Tuy Phước trong hiện tại và tương lai.

Đứng chân trên một vùng đất giàu tiềm năng kinh tế, vùng đất địa
linh nhân kiệt với nhiều di sản văn hóa đặc sắc, người dân Tuy Phước hôm
nay đang hướng đến mục tiêu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc
vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”
triển khai trên địa bàn huyện được nhân dân đồng lòng chung sức thực hiện
góp phần hữu hiệu vào q trình phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Để
góp phần vào sự thành công của phong trào, Tuy Phước là một trong những
địa phương của tỉnh Bình Định sớm triển khai xây dựng và thực hiện hương
ước, quy ước khu dân cư thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”.
1.2.2. Chủ trương của Nhà nước, tỉnh Bình Định và của huyện Tuy
Phước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
Hương ước, quy ước được coi là một cơng cụ quan trọng góp phần
quản lý xã hội trong phạm vi thôn, làng Việt Nam từ nhiều thế kỷ qua. Khi
nói đến hương ước, quy ước là đề cập đến một thành tố quan trọng đề cao
tính tự quản, tự trị của thôn, làng, ấp, bản, là một nét văn hóa quản lý truyền
thống. Thực tế xây dựng và phát triển nông thôn ở nước ta trong những năm
qua đã chứng minh rằng, nếu chỉ sử dụng thuần túy pháp luật để điều chỉnh
các quan hệ xã hội - dân sự ở nơng thơn thì chưa đầy đủ và không đạt hiệu
quả.
Từ Nghị quyết số 05-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá VII ngày 10 tháng 6 năm 1993 về tiếp tục đổi
mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, hương ước, quy ước được
thừa nhận trở lại, chứng tỏ nó là một cơng cụ hữu hiệu trong thể chế quản lý


ở nơng thơn. Trên cơ sở đó Nhà nước đã có một số văn bản quy phạm pháp
luật quy định về hương ước, quy ước là các văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Ngày

19/6/1998, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24-1998/CT- TTg về
việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm
dân cư nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, truyền thống tốt đẹp của địa phương [8]. Thực hiện hương ước,
quy ước góp phần vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” nay là Cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây
dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh” do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam chủ trì.
Ngày 31/3/2000, Thơng tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thơng tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam về việc chỉ đạo và thực hiện xây dựng hương ước, quy ước ở làng, bản,
thôn, ấp và các cụm dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương
trong cả nước xây dựng hương ước, quy ước mới trên cơ sở kế thừa những
mặt tích cực của hương ước cũ, phù hợp với quy định của pháp luật hiện
hành.
Hương ước, quy ước được coi như một cụng cụ hỗ trợ cho pháp luật để
duy trì, phát triển thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo
đức truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư.
Hương ước, quy ước ra đời nhằm đề cao tính tự quản, tự trị của các thôn,
làng, ấp, bản, cụm dân cư, điều này hồn tồn phù hợp với mục đích phát
huy và tăng cường dân chủ hóa ở nơng thơn của Đảng và Nhà nước ta.
Quán triệt sâu sắc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2000,
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành một loạt các quyết định về việc
triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” trên địa bàn tỉnh: Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Phong trào (số


1020/QĐ-UB ngày 14/4/2000); Kế hoạch triển khai Phong trào (số 06/KHUB ngày 27/6/2000); Quyết định Phê duyệt Đề án phát động phong trào (số
2882/QĐ-UB ngày 30/8/2000). Ngày 20/7/2001, Hội đồng nhân dân tỉnh
Bình Định ban hành Nghị quyết số 49/2001/NQ-HĐND định hướng nội
dung hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh, giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ

đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thơng tin (nay là Sở Văn
hóa và Thể thao) hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp các địa phương triển khai thực
hiện hương ước, quy ước khu dân cư.
Chính quyền huyện Tuy Phước rất coi trọng việc xây dựng và thực
hiện hương ước, quy ước nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của địa phương. Ủy ban nhân dân huyện Tuy Phước đã
triển khai quán triệt chủ trương và các văn bản hướng dẫn việc xây dựng ban
hành và thực hiện hương ước, qui ước, ngày 28/9/1998 Ủy ban nhân dân
huyện ban hành Quyết định số 681/1998/QĐ-UB về việc thành lập Ban Chỉ
đạo triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, thị trấn. [35].
Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân
các xã, thị trấn xúc tiến thành lập Ban vận động xây dựng hương ước, quy
ước của các thơn, làng, khu phố. Phịng Văn hóa và Thơng tin phối hợp với
Phịng Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện căn cứ các văn
bản hướng dẫn của cấp trên, trực tiếp chỉ đạo các địa phương xây dựng và tổ
chức thực hiện hương ước, quy ước khu dân cư đảm bảo đúng quy định
pháp luật và phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương.
1.3. Quá trình xây dựng hương ước, quy ước trên địa bàn huyện Tuy
Phước, Bình Định (2000 - 2018)
1.3.1. Quá trình xây dựng quy ước Làng văn hóa Vinh Thạnh, xã Phước
Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định
Thơn Vinh Thạnh thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước là làng quê
Việt điển hình với cây me, giếng nước, đình làng, đậm đà bản sắc văn hóa


dân tộc. Người dân thôn Vinh Thạnh chủ yếu là làm nông, nhưng từ nhiều
đời nay, nhiều ngành nghề thủ công, buôn bán cũng rất phát triển. Là một
làng quê điển hình với cây me, giếng nước, đình làng, đậm đà bản sắc dân
tộc, bất chấp q trình đơ thị hóa đang ồ ạt xâm lấn nơng thơn, người Vinh
Thạnh vẫn giữ được nét thuần Việt của mình. Làng Vinh Thạnh cứ khiêm

nhường và quyến rũ bằng nét riêng không thể trộn lẫn. Nơi đây, người dân
hồn hậu chất phác tự bao đời nay sinh sống trong một cộng đồng gắn kết,
đồng thuận coi trọng các giá trị văn hóa truyền thống.
Để góp phần bảo tồn và phát triển những di sản văn hóa lâu đời của
quê hương; nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của nhân
dân; Thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống
văn hóa mới ở khu dân cư”; Quán triệt Quyết định số 681/1998/QĐ-UB ban
hành ngày 28/9/1998 của Ủy ban nhân dân huyện về việc thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở người dân thôn Vinh Thạnh I đã bắt tay vào xây dựng Bản
quy ước khu dân cư. Để xây dựng quy ước, nhân dân trong xã đã thành lập
một tổ soạn thảo quy ước gồm có các thành viên: Bí thư chi bộ, Trưởng ban
công tác mặt trận, Thôn trưởng, đại diện các tổ chức đồn thể, những người
có uy tín, những bậc cao niên [1].
Dự thảo quy ước khu dân cư đã được thông qua hội nghị khu dân cư
họp ngày 01 tháng 11 năm 1998, tại trụ sở thôn Vinh Thạnh I, xã Phước Lộc
để lấy ý kiến, và đã được toàn thể nhân dân tán thành (100%). Sau khi được
hội nghị cư dân đóng góp ý kiến và nhất trí thơng qua, tổ soạn thảo đã hồn
chỉnh Bản quy ước khu dân cư và tiến hành hoàn tất hồ sơ để trình Ủy ban
nhân dân xã và trình cấp trên phê duyệt. Cũng trong thời gian chờ cấp trên
phê duyệt, ngày 24 tháng 8 năm 1999, Làng văn hóa Vinh Thạnh ra đời (trên
cơ sở thôn Vinh Thạnh I và Vinh Thạnh II, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước)
và được chọn là một trong những điểm xây dựng làng văn hóa đầu tiên của


tỉnh Bình Định. Một trong những tiêu chí cần có để được cơng nhận làng
văn hóa chính là phải có hương ước, quy ước của khu dân cư.
Trên cơ sở đó, Tổ soạn thảo đã khẩn trương xây dựng quy ước làng
văn hóa Vinh Thạnh trên cơ sở hồn chỉnh quy ước thơn Vinh Thạnh I để
trình cấp trên phê chuẩn. Ngày 10 tháng 3 năm 2000, Ủy ban nhân dân
huyện Tuy Phước đã phê duyệt quy ước Làng văn hóa Vinh Thạnh. Đây

chính là bản quy ước khu dân cư đầu tiên trên địa bàn huyện Tuy Phước, tuy
còn những hạn chế về kỹ thuật văn bản và nội dung nhưng đã đáp ứng cơ
bản những yêu cầu của một bản quy ước khu dân cư theo quy định hiện
hành.
Ơng Lưu Sinh Ngọc, từng là Bí thư chi bộ thôn Vinh Thạnh người
trực tiếp soạn thảo bản Quy ước của thôn những năm 1998 cho biết: Dự thảo
bản quy ước thơn được soạn thảo với các tiêu chí về các chỉ tiêu về phát
triển đời sống kinh tế, thể chế văn hóa xã hội, an ninh quốc phịng, các chỉ
tiêu về xóa đói giảm nghèo, vệ sinh mơi trường...; Theo mơ hình hợp tác xã
nơng nghiệp thì thơn Vinh Thạnh được tách ra thành 02 thôn Vinh Thạnh I
và Vinh Thạnh II nhưng khi thành lập Làng văn hóa Vinh Thạnh thì nhập lại;
Ban vận động soạn thảo Quy ước làng văn hóa Vinh Thạnh gồm qn dân
chính hai thơn: Bí thư, thơn trưởng, mặt trận, hội đồn thể (đồn thanh niên,
cựu chiến bình, hội phụ nữ) sau khi soạn thảo xong thì được các phịng
chun mơn của huyện, xã tham gia góp ý kiến sau đó đưa ra hội nghị nhân
dân để tiếp tục hoàn chỉnh. Bản quy ước thôn Vinh Thạnh là bản đầu tiên
của huyện Tuy Phước và sau đó được áp dụng cho các địa phương khác,
huyện khác trên địa bàn toàn tỉnh [57].
Trong phần mở đầu Bản quy ước khu dân cư Làng văn hóa Vinh
Thạnh đã khái quát ngắn gọn nhưng khá đầy đủ cơ sở xây dựng quy ước khu
dân cư; Những khó khăn tồn tại của địa phương; Mục tiêu xây dựng quy ước


khu dân cư. Quy ước Làng văn hóa Vinh Thạnh, xã Phước Lộc được Ủy ban
nhân dân huyện Tuy Phước phê duyệt theo Quyết định số 167/2000/QĐ-UB
ngày 10/03/2000 ngoài phần mở đầu, cấu tạo thành 4 chương với 24 điều.
Chương 1 với tiêu đề “Những quy định chung”, có 3 điều, nội dung cơ bản:
- Trách nhiệm thực hiện quy ước của người dân trong thôn và những
người đến cư trú tại thôn.
- Nhân dân trong thôn thực hiện nghiêm túc 4 tiêu chuẩn Làng văn

hóa.
- Ban vận động kiểm tra, giám sát việc thực hiện; Đề xuất các biện
pháp xử lý vi phạm, đề xuất những điều chỉnh, bổ sung quy ước.
Chương 2 với 14 điều (Điều 4-17) với những quy định về việc thực
hiện quy ước trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Một số điều trong chương
được cụ thể hóa thành nhiều điểm nhỏ, nhằm đi vào chi tiết những quy định
cần phải thực hiện sát với thực tế của tình hình địa phương và đời sống dân
cư. Những quy định thực hiện quy ước tập trung vào các nội dung chính:
- Tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình đúng phương hướng, xóa
đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; tăng mức thu nhập bình quân hàng
năm của mỗi nhân khẩu [Điều 4, Điều 5].
- Xây dựng gia đình văn hóa [Điều 6] theo 4 nội dung:
1/ Xây dựng gia đình hịa thuận, hạnh phúc, tiến bộ
2/ Đồn kết tương trợ trong thơn xóm
3/ Thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình
4/ Thực hiện nghĩa vụ cơng dân
- Mọi người có trách nhiệm tham gia chống các tệ nạn xã hội, khơng
mê tín dị đoan, khơng tàng trữ, sử dụng văn hóa phẩm độc hại [Điều 7].
- Quy định cụ thể về tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội và các hình
thức sinh hoạt khác, công tác khuyến học, tham gia các hoạt động xã hội


[Điều 8, 9, 10,11].
- Quy định trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ và giữ
gìn tài sản cơng cộng, cơng tác hịa giải mâu thuẫn phát sinh từ gia đình,
tham gia đóng góp ngày cơng xây dựng các cơng trình phúc lợi, chăm sóc
gia đình chính sách, người có cơng cách mạng [Điều 12,13, 14, 15, 16, 17].
Việc tổ chức thực hiện được đề cập ở 5 điều (điều 18-21) của Chương
3, với những nội dung chủ yếu:
- Quy ước này được nhân dân thôn Vinh Thạnh I,II tham gia thảo

luận, bàn bạc dân chủ, biểu quyết nhất trí 100% được Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân xã Phước Lộc thông qua, được Ủy ban nhân dân huyện
Tuy Phước phê duyệt và có hiệu lực thi hành trong Làng văn hóa Vinh
Thạnh kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2000 [Điều 21].
- Các biện pháp, cách thức triển khai thực hiện quy ước: Xây dựng
làng văn hóa Vinh Thạnh với phương châm vận động, giáo dục thuyết phục
mọi người thực hiện là chính, nhằm mục đích xây dựng làng văn hóa Vinh
Thạnh trở thành trung tâm văn hóa của xã, tạo tiền đề để phát triển tồn
diện, thực hiện cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng thơn [Điều 20].
- Trách nhiệm của các cấp chính quyền, đồn thể, nhân dân trong
việc giám sát, kiểm tra thực hiện quy ước: Ban vận động xây dựng làng văn
hóa tổ chức triển khai thực hiện quy ước, có trách nhiệm kiểm tra, giáo dục,
đề nghị xử lý dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chi bộ, Ban nhân dân thôn và sự
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân xã có sự giám sát của tổ Hội đồng nhân dân xã
đứng chân ở làng [Điều 18]; Mọi người trong làng có trách nhiệm thực hiện
và phối hợp tham gia kiểm tra phát hiện xử lý người vi phạm [Điều 19];
Hàng năm quy ước này sẽ đưa ra nhân dân thảo luận, bổ sung, góp ý kiến và
sửa đổi (nếu có) cho phù hợp với tình hình thực tế. Không một các nhân, tổ
chức nào được tùy tiện sửa đổi quy ước này.


Chương 4 có 2 điều đề cập đến hình thức khen thưởng và xử lý vi
phạm quy ước khu dân cư:
Trong quá trình thực hiện quy ước, gia đình và cơng dân nào có thành
tích xuất sắc thì được biểu dương trong làng văn hóa hoặc được đề nghị cấp
trên khen thưởng [Điều 23];
Trong quá trình thực hiện quy ước, gia đình, thành viên trong làng vi
phạm được xử lý như sau:
- Vi phạm lần đầu: làng giáo dục, phê bình tại thơn xóm.
- Vi phạm lần thứ hai: cảnh cáo trước dân.

- Vi phạm lần thứ ba: Đề nghị Ủy ban nhân dân xã xử phạt hành
chính theo đúng quy định của luật pháp.
- Các vi phạm nặng: Tùy theo mức độ mà đề nghị lên cấp trên xử
phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự [Điều 24].
Quy ước Làng văn hóa Vinh Thạnh có hiệu lực thực hiện kể từ ngày
ký, trở thành một trong những bản quy ước đầu tiên chọn làm điểm để xây
dựng làng văn hóa trên địa bàn huyện sau đó nhân rộng trên tồn tỉnh. Quy
ước Làng văn hóa Vinh Thạnh thực chất là văn bản hóa mọi quan hệ trong
làng xã thành những quy định về phát triển sản xuất, sinh hoạt văn hóa tinh
thần, bảo vệ an ninh trật tự, về lễ nghi, hôn thú, tang ma; tương trợ, cứu tế;
khai sinh, khai tử, học hành và xử phạt vi phạm... Có thể nói những quy định
trong quy ước do chính những đại biểu của dân làng soạn thảo, có ý kiến
tham gia của dân làng nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và thực
tiễn của địa phương. Là bản quy ước khu dân cư được soạn thảo khá sớm
khi chưa có những hướng dẫn cụ thể, do đó khơng tránh khỏi những hạn chế
trong khi soạn thảo các quy định (nội dung các quy định vẫn có sự chồng
chéo)... nhất là thiếu vắng nét đặc trưng văn hóa của thơn Vinh Thạnh là
vùng đất nhiều di sản văn hóa, nhiều phong tục tập quán, lễ hội truyền thống


×