Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Giáo trình An toàn điện-Vật liệu điện (Nghề: Điện công nghiệp) - Trường CĐ Nghề Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 127 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH LONG

GIÁO TRÌNH
AN TỒN ĐIỆN – VẬT LIỆU ĐIỆN
TÊN NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

(Lưu hành nội bộ)
NĂM 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH LONG

Tác giả biên soạn: ThS. Nguyễn Phước Hậu
KS. Đặng Phước Linh

GIÁO TRÌNH
AN TỒN ĐIỆN – VẬT LIỆU ĐIỆN
NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

NĂM 2020



MỤC LỤC


CHƯƠNG 1. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG.................................... 1
1.1. Phòng chống nhiễm độc ................................................................................ 1
1.1.1. Tác hại và sự xâm nhập của chất độc: .................................................... 1


1.1.2. Phân loại chất độc và tác hại của độc tố ................................................. 1
1.1.3. Biện pháp phòng chống:......................................................................... 2
1.2. Phòng chống bụi ........................................................................................... 3
1.2.1. Tác hại của bụi đối với cơ thể con người ................................................ 3
1.2.2. Những biện pháp đề phòng chống bụi trong sản xuất ............................. 3
1.3. Phòng chống cháy nổ .................................................................................... 4
1.3.1. Ý nghĩa .................................................................................................. 4
1.3.2. Tính chất ................................................................................................ 4
1.3.3. Biện pháp phòng cháy chữa cháy ........................................................... 5
1.3.4. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy ................................................. 5
1.4. Thơng gió trong cơng nghiệp ........................................................................ 6
1.4.1. Nhiệm vụ ............................................................................................... 6
1.4.2. Biện pháp thơng gió ............................................................................... 7
CHƯƠNG 2. AN TOÀN ĐIỆN ............................................................................. 8
2.1. Ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thể con người: ..................................... 8
2.1.1. Khái niệm: ............................................................................................. 8
2.1.2. Các yếu tố liên quan mức độ tác dụng của dòng điện đối với cơ thể
người: .............................................................................................................. 8
2.2. Tiêu chuẩn về an toàn điện.......................................................................... 11
2.2.1. Biện pháp về tổ chức: ........................................................................... 11
2.2.2. Cách đặt nối đất di động:...................................................................... 12
2.2.3. Qui định an toàn khi làm việc ở những bộ phận mang điện: ................. 12
2.3. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện ................................................................. 12
2.3.1. Nguyên nhân bị điện giật: .................................................................... 12
2.4. CÁC BIỆN PHÁP SƠ CẤP CỨU CHO NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT ....... 15
2.4.1. Phương pháp tách nạn nhân ra khỏi mạng điện: ................................... 15
2.4.2. Phương pháp cứu chữa nạn nhân sau khi tách ra khỏi mạng điện: ........ 16
2.4.3. Các phương pháp hô hấp nhân tạo:....................................................... 17
2.5. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ THIẾT BỊ KHI
SỬ DỤNG ĐIỆN ............................................................................................... 20

2.5.1. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện cần phải thực hiện đúng các quy
định: .............................................................................................................. 20
2.5.2. Biện pháp đề phịng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây tai nạn: 21
2.5.3. Biện pháp hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng nguy hiểm: ..... 21
2.6. KHẢO SÁT CÁC THÔNG SỐ CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ AN TOÀN. .. 21


PHẦN 1: AN TOÀN ĐIỆN
1. CHƯƠNG 1. CÁC BIỆN PHÁP PHỊNG HỘ LAO ĐỘNG
1.1. Phịng chống nhiễm độc
1.1.1. Tác hại và sự xâm nhập của chất độc:
a) Tác hại của chất độc:
Ảnh hưởng của chất độc còn tuỳ thuộc vào tính chất của độc tố và trạng thái cơ
thể của con người.
Nếu độc tính yếu, nồng độ dưới mức cho phép, cơ thể khoẻ mạnh, dù tiếp xúc
lâu con người vẫn khơng bị ảnh hưởng gì. Nếu cơ thể yếu thì sẽ bị viêm mũi, họng và
một số biến chứng khác.
Khi nồng độ quá giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu, độc chất sẽ
gây nhiễm độc nghề nghiệp.
Khi nồng độ quá cao, dù khoẻ mạnh và tiếp xúc trong thời gian ngắn con người
vẫn bị nhiễm độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong.
b) Đường xâm nhập của chất độc:
Chất độc có nhiều dạng: Rắn, lỏng, hơi, khói, bụi . . .và có thể xâm nhập vào cơ
thể con người theo các đường:
 Hô hấp: Hầu hết các chất độc thể khí, bụi . . . đều có thể theo đường hơ hấp vào
phổi, đi thẳng vào máu truyền đến khắp các cơ quan, gây ra nhiễm độc. Trường
hợp này nguy hiểm nhất.
 Tiêu hoá: Do ăn uống, hút thuốc khi làm việc hay nuốt phải chất độc ở đường
hô hấp. Chất độc qua gan được lọc và thải bớt một phần, nên ít nguy hiểm hơn.
 Ngấm qua da: là các chất hoà tan trong mỡ và nước như benzen, rượu . . .

chúng ngấm qua da và vào máu. Một số độc chất khác cịn ngấm qua tuyến mồ
hơi lỗ chân lơng để vào máu.
1.1.2. Phân loại chất độc và tác hại của độc tố
a) Phân loại: có thể chia làm 5 nhóm:
 Nhóm 1:
Những chất gây bỏng, kích thích da và niêm mạc như axit đặc (sulfuric, nitric,
clohydric), kiềm đặc NOH3, vôi tơi. Các chất này gây bỏng nhanh nhất.
 Nhóm 2: (Chất kích thích đường hơ hấp).
Các hố chất dễ hồ tan trong nước như amoniac NH3 , sulfure SO2, clor Cl,
dioxitnitơ NO2 khi xâm nhập vào đường hô hấp gây rát bỏng, viêm phế quản, khó thở.
Nếu ở mức độ nặng thì có khả năng gây phù phổi (dịch trong phổi).
 Nhóm 3: (Chất gây ngạt).
Khí carbonic CO2, metal CH4, etal. . . với hàm lượng lớn sẽ làm giảm tỉ lệ oxy
trong khơng khí gây nên hiện tượng ngạt thở.
1


Khí oxit carbon CO, hydroxianure HCN . . . ngăn cản máu vận chuyển oxy tới
các bộ phận của cơ thể người, dễ gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
 Nhóm 4: (Chất gây mê, gây tê).
Các chất tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây mê, gây tê như: êtanol
C2H5OH, hợp chất hydro carbua, rượu . . .
Khi tiếp xúc thường xuyên với các hoá chất này, nếu ở nồng độ thấp sẽ gây
nghiện, còn nếu ở nồng độ cao sẽ làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, thậm chí có
thể gây tử vong.
 Nhóm 5: (Chất gây tác hại cho các cơ quan chức năng).
Gồm các hố chất: benzen, chì, arsen As, thuỷ ngân Hg, phosphor . . . tác hại
của các hoá chất này gây tổn thương đến gan, thận, hệ thần kinh làm ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người.
b) Các yếu tố quyết định tác hại của chất độc:

Tác hại của chất độc đối với cơ thể người phụ thuộc vào: cấu trúc hoá học của
chất độc, liều lượng độc tố, thời gian tiếp xúc và trạng thái cơ thể người.
(Hậu quả: Gây ung thư, quái thai, ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai do đột
biến gen và di truyền).
1.1.3. Biện pháp phịng chống:
a) Cấp cứu:
Khi bị nhiễm độc cấp tính qua đường ruột, da, hô hấp phải cấp cứu nạn nhân
kịp thời. Đồng thời phải tổ chức ngăn chặn sự nhiễm độc, nghiên cứu nguyên nhân để
tìm biện pháp cải thiện điều kiện làm việc.
(- Kế hoạch cấp cứu: Sơ tán, phối hợp với y tế, cứu hoả và các cơ quan khác
- Tổ chức đội cấp cứu: Chuyên trách và không chuyên trách.
- Biện pháp sơ cứu: Di chuyển nạn nhân khỏi vùng nguy hiểm, hô hấp nhân
tạo, vệ sinh để làm giảm nông độ độc chất, dùng thuốc để hỗ trợ).
b) Biện pháp đề phòng về kỹ thuật:
Là những biện pháp tích cực và cơ bản nhất, đó là:
 Loại trừ nguyên liệu độc hoặc thay thế bằng ngun liệu có ít độc tố hơn.
 Cơ giới hố, tự động hóa q trình sản xuất hố chất.
 Che chắn hoặc cách ly nguồn phát sinh hoá chất nguy hiểm. Thường xuyên
kiểm tra rò rĩ, nứt hở để sửa chữa và xử lý kịp thời.
 Thơng gió: Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà người ta thiết kế hệ thơng thơng gió
phù hợp để đảm bảo vệ sinh lao động và môi trường công nghiệp.
 Tổ chức hợp lý q trình sản xuất.
 Xây dựng và kiện tồn chế độ cơng tác an tồn lao động.
c) Dụng cụ phịng hộ các nhân:
2


Được trang bị cho người lao động theo qui định của Nhà nước bao gồm: Bảo vệ
cơ quan hô hấp, bảo vệ mắt, bảo vệ thân thể.
d) Biện pháp y tế:

Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện người bị nhiễm độc và có hướng điều trị
kịp thời.
Giám định khả năng lao động và bố trí cơng tác thích hợp với điều kiện sức
khoẻ của người lao động.
1.2. Phòng chống bụi
1.2.1. Tác hại của bụi đối với cơ thể con người
Trong các xí nghiệp cơ khí, bụi là những hạt vụn của các chất rắn bị phá vỡ khi
đánh bóng, cắt gọt kim loại trong gia cơng cơ khí. Số lượng bụi nhiều hay ít cịn tuỳ
thuộc vào tính chất sản xuất và thời gian làm việc lài hay ngắn. Bụi có ảnh hưởng
khơng tốt gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể con người.
a) Đối với da: Bụi có thể xun qua da, có thể bịt kín các lỗ của tuyến nhờn,
gây ra mụn, nhọt, lở loét…Bụi có thể bịt kín các lỗ chân lơng làm mồ hội khơng thốt
ra ngồi được, do đó ảnh hưởng đến sực bài tiết, thải nhiệt làm cho con người bứt rứt,
khó chịu.
b) Đối với mắt: Bụi có thể gây chấn thương giác mạc, nếu vết thương lớn có thể
gây thành sẹo. Do đó thị lực bị giảm sút, có khi bị hỏng mắt.
c) Đối với cơ quan hơ hấp: Bụi có kích thước lớn hơn 50  m thường rơi xuống
đất hoặc có vào cơ thể thì cũng dính ở lại mũi hoặc họng, đặc biệt là bụi dưới 20  m
sẽ xâm nhập vào cuống phối hoặc phổi. Bụi to dính ở mũi hoặc cổ họng có thể gây
viêm mũi, viêm họng. Bụi nhỏ vào phổi cũng có thể gây viêm phổi hoặc ung thư phổi.
Nếu công nhân hút phải bụi silic sẽ bị tổn thương ở phổi, hệ thần kinh, ống tiêu hóa,
gan, lá lách, thận…
d) Đối với cơ quan tiêu hóa: Bụi có thể viêm lợi, hỏng răng như bụi xi măng,
bụi đường, bột.một số bụi như than chì, kẽm…khi bụi vào dạ dày làm giảm sút sự bài
tiết dịch vị, các bụi to có cạnh sắc có thể làm sây sát niêm mạc, dạ dày, viêm loét dạ
dày và gây những rối loạn về thiêu hóa.
1.2.2. Những biện pháp đề phòng chống bụi trong sản xuất
a) Biện pháp kỹ thuật
Cơ giới hóa và tự động hóa: Quá trình sản xuất phát sinh bụi như nghiền, sàng,
xay, dập nguyên vật liệu, cân đong, đóng gói các chất ở dạng bột… nhằm giảm bớt sự

tiếp xúc của công nhân với bụi đồng thời giảm bớt công việc nặng nhọc cho công
nhân.

3


Tổ chức sản xuất bằng hệ thống kín:nghĩa là phải bao kín chỗ phát sinh ra bụi,
nhằm hạn chế bụi toả ra môi trường xung quanh, đồng thời phải thường xuyên kiểm
tra các thiết bị bao che và đường ống vận chuyển.
Sản xuất bằng phương pháp ẩm: sử dụng phương pháp khoan ướt thay phương
pháp khoan khô, cắt gọt kim loại có dùng nước tưới…Khi sản xuất bằng phương pháp
ẩm sẽ giảm được lượng bụi tỏa ra ở môi trường xung quanh.
Thay thế các nguyên vật liệu phát sinh bụi độc bằng các nguyên liệu ít độc hơn.
Thay thế phương pháp sản xuất sinh ra nhiều bụi bằng phương pháp ít bụi hơn.
Đặt các hệ thống hút bụi ngay ở chổ phát sinh ra bụi nhưng phải tính tốn tốc
độ và liều lượng gió thích hợp với từng nơi, từng chỗ.
b) Phòng hộ và vệ sinh cá nhân:
Phòng hộ cá nhân: Cơng nhân làm việc ở những chỗ có nhiều bụi phải sử dụng
đấy đủ các trang bị phòng hộ đã được cấp phát như mũ, khẩu trang, áo quần, ủng,
kính… Các trang bị phịng hộ cá nhân phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
 Cách ly cơ thể với bụi.
 Không gây trở ngại lớn đến thao tác.
 Không làm khó thở, nóng bức, mệt mỏi.
 Vệ sinh cá nhân:Phải được thực hiện thường xuyên và triệt để, nhất là những
nơi có bụi độc như bụi chì, bụi thạch tím, …
 Khơng được ăn uống hút thuốc ở các phân xưởng.
 Trước khi ăn phải rửa tay bằng xà phòng và đánh răng
 Phải tắm giặt sau mỗi ca làm việc.
 Muốn thực hiện các biện pháp phòng hộ và vệ sinh được tốt, có hiệu quả phải
chấp hành nghiệm chỉnh nội quy vệ sinh an toàn do nhà máy đề ra.

1.3. Phòng chống cháy nổ
1.3.1. Ý nghĩa
PCCC là một vấn đề thiết yếu để bảo vệ an toàn cơ sở vật chất, cơ sở sản xuất
và kỹ thuật của nhà nước.
PCCC cịn là một cơng tác để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an tồn xã
hội như chống lại âm mưu phá hoại, các hành vi phạm pháp và các việc làm cẩu thả vi
phạm quy định, tiêu chuẩn an toàn gây tác hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, tính
mạng và tài sản của nhân dân.
1.3.2. Tính chất
PCCC có đủ ba tính chất cơ bản của cơng tác BHLĐ và cịn có thêm một tính
chất quan trọng nữa đó là tính chiến đấu.
a) Tính chất luật pháp
4


Pháp luật qui định rõ nghĩa vụ của mỗi công dân, trách nhiệm của lãnh đạo đơn
vị về vấn đề PCCC.
Công tác PCCC do nhà nước quản lý bằng pháp lệnh, nghị định và bằng những
tiêu chuẩn, quy định cụ thể cho từng ngành nghề, từng cơng việc.
b) Tính chất quần chúng
Mọi cơng dân đều tích cực PCCC sẽ hạn chế hay giảm thiệt hại do cháy gây ra
ở mức thấp nhất. Quần chúng tự đảm nhận công tác PCCC là thể hiện quyền làm chủ
tập thể trong việc quản lý xã hội.
c) Tính chất KHKT
Cơng tác PCCC liên quan mật thiết đến sự phát triển của KHKT. Các thành tựu
của KHKT được ứng dụng triệt để trong việc phát triển khả năng hoạt động của cơng
tác PCCC.
d) Tính chất chiến đấu
Là yếu tố quan trọng giúp lực lượng chuyên trách (cũng như bán chuyên trách)
hoạt động tích cực để đảm bảo công tác PCCC (dập tắt các đám cháy).

1.3.3. Biện pháp phòng cháy chữa cháy
Phòng cháy là khâu quan trọng nhất trong cơng tác PCCC, vì khi đã xảy ra cháy
thì dù các biện pháp chữa cháy có hiệu quả tốt nhất, vẫn gây ra thiệt hại to lớn tài sản
và cơ sở vật chất của xã hội.
a) Biện pháp kỹ thuật công nghệ
Là biện pháp thể hiện việc chọn lựa thiết bị và công nghệ, hệ thống thông tin
liên lạc, hệ thống báo cháy và chữa cháy. Giải pháp công nghệ đúng luôn phải quan
tâm các vấn đề cấp cứu người và tài sản một cách nhanh chóng nhất khi xảy ra cháy
nổ.
b) Biện pháp tổ chức
Cháy nổ là nguy cơ thường xuyên đe doạ mọi cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp
và có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu có sơ xuất. Do đó việc tuyên truyền giáo dục để
mọi người hiểu rõ và tự nguyện tham gia PCCC.
1.3.4. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy
a) Các chất chữa cháy
Là các chất được dùng để phun vào đám cháy nhằm dập tắt nó. Chất chữa cháy
có dạng: chất rắn, chất lỏng và chất khí. Mỗi chất có tính chất và phạm vi ứng dụng
riêng biệt, nhưng đều phải có các yêu cầu cơ bản sau:





Có hiệu quả chữa cháy cao.
Dễ kiếm và rẻ tiền.
Không gây độc hại cho người khi sử dụng và bảo quản.
Không làm hư hỏng thiết bị cứu chữa và các đồ vật được cứu chữa.

 Ở nước ta hiện nay có nhiều chất chữa cháy được sử dụng như:
5



-

-

Nước: làm giảm nhanh nhiệt độ nhờ bốc hơi.
Bọt chữa cháy: cịn gọi là bọt hố học (sulfat nhơm và bicarbonat natri),
có tác dụng cách ly đám cháy với khơng khí bên ngồi, ngăn cản sự xâm
nhập oxy vào vùng cháy.
Bột chữa cháy: các chất rắn chữa cháy gồm hợp chất hữu cơ và vơ cơ.
Các loại khí: là các chất chữa cháy dạng khí như CO2 – N2 . . . Tác dụng
chính của các chất này là pha loãng nồng độ chất cháy.

b) Xe chữa cháy chuyên dụng
c) Phương tiện báo cháy và chữa cháy tự động
d) Các phương tiện và trang bị chữa cháy tại chỗ
Ngoài hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, cịn có các dụng cụ chữa cháy
thơ sơ. Đó là các loại bình bọt, bình CO2, bình chữa cháy bằng chất rắn gọi là bình bột,
bơm tay, hố cát, bể chứa nước, xẻng, thùng, xô đựng nước, câu liêm. . . Các dụng cụ
này chỉ có tác dụng chữa cháy ban đầu và được trang bị rộng rãi cho các cơ quan, xí
nghiệp, kho tàng.Tất cà các loại bình chữa cháy cần được bảo quản ở nơi thoáng mát,
dễ thấy và dễ lấy đồng thời phải được bảo quản bảo dưỡng định kỳ để đạt hiệu quả tốt
khi sử dụng.
1.4. Thơng gió trong cơng nghiệp
1.4.1. Nhiệm vụ
Thơng gió tạo ra khí hậu tốt để con người sống và làm việc dễ chịu, khơng bị
ngột ngạt hoặc nóng bức. Từ đó nâng cao năng suất lao động và đảm bảo được sức
khoẻ cho người lao động. Thơng gió có nhiệm vụ:
a) Thơng gió chống nóng

Phải đảm bảo được nhiệt độ, ẩm độ tương đối và vận tốc gió trong tồn nhà
xưởng ở giới hạn mong muốn. Tuy nhiên với biện pháp thơng gió thơng thường,
khơng dùng kỹ thuật điều tiết khơng khí, thì khơng đạt được ba yếu tố trên. Nên u
cầu chính của thơng gió chống nóng là khử nhiệt thừa sinh ra trong nhà xưởng, giới
hạn ở mức độ qui định.
Dùng quạt và đường ống để hút khơng khí nóng và ơ nhiễm trong nhà thải ra
ngồi, trong khi đó khơng khí sạch ở ngồi lùa vào nhà bằng con đường tự nhiên qua
các cửa để bù lại lượng khơng khí bị hút đi.
Như vậy thơng gió chống nóng là trao đổi khơng khí giữa bên trong và ngồi
nhà xưởng, đưa khơng khí mát và sạch vào để thay thế khơng khí nóng ẩm, oi bức từ
trong ra.
b) Thơng gió khử bụi và hơi khí độc hại
Tại những nơi có bụi hay khí độc hại phải bố trí hệ thống hút khơng khí bị ơ
nhiễm thải ra ngồi, trước khi thải ra cần phải lọc bụi hay khử chất độc đến giới hạn an
6


tồn theo qui định để tránh nhiễm bẩn khơng khí chung quanh. Đồng thời đưa khơng
khí trong sạch từ ngồi vào bù chỗ khơng khí đã hút thải, lượng khơng khí sạch này
phải đủ để hồ lỗng hàm lượng bụi hoặc khí độc hại cịn sót lại trong nhà xưởng
xuống đến mức nồng độ cho phép.
1.4.2. Biện pháp thơng gió
a) Thơng gió tự nhiên: Thực hiện nhờ những yếu tố tự nhiên như nhiệt thừa
và gió.
b) Thơng gió tự nhiên dưới tác dụng của áp lực nhiệt
Dưới tác dụng của nhiệt, khơng khí bên trên nơi đó nóng lên và nhẹ hơn khơng
khí nguội chung quanh, tạo thành luồng bốc lên cao rồi theo các cửa bên trên mà thoát
ra ngồi. Khơng khí nguội chung quanh và khơng khí mát từ bên ngoài theo các cửa
bên dưới vào thay thế cho phần khơng khí nóng đã thốt đi.
c) Thơng gió tự nhiên dưới tác dụng của gió

Sự trao đổi khơng khí giữa bên trong và ngồi mà nhờ vào gió thổi từ phía áp
suất cao sang phía có áp suất thấp. Do đó cần bố trí nhà xưởng có đường thơng gió vào
và thơng gió ra.
d) Thơng gió cơ khí
Dùng máy quạt chạy băng động cơ điện và hệ thống đường ống để vận chuyển
khơng khí từ nơi này đến nơi khác.
Thơng gió cơ khí thổi vào.
Khơng khí thơng gió hút ra.

7


2. CHƯƠNG 2. AN TỒN ĐIỆN
2.1. Ảnh hưởng của dịng điện đối với cơ thể con người:
2.1.1. Khái niệm:
a) Những nguy hiểm, tai nạn do dòng điện gây ra:
 Nếu chúng ta sử dụng năng lượng điện không hợp lý và cẩn thận thì có thể có
tai nạn về điện do dòng điện gây ra như:
- Điện giật: do tiếp xúc với các phần tử dẫn điện có điện áp.
- Phỏng điện: do năng lượng nhiệt của hồ quang điện gây ra.
- Cháy nổ, hỏa hoạn: do chạm chập điện gây ra.
 Các tai nạn về điện giật chiếm tỷ lệ phần lớn. Tai nạn do điện giật thường gặp 2
trường hợp:
- Do chạm trực tiếp vào phần tử mang điện.
-

Do chạm vào vỏ ngoài bằng kim loại của thiết bị địên rò điện

b) Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người:
 Khi có dịng điện đi qua, cơ thể sẽ bị tổn thương toàn bộ. Nguy hiểm nhất là

dòng điện đi qua tim và hệ thống thần kinh. Dưới tác dụng của dòng điện, các
sợi cơ tim co giãn rất nhanh gây ra loạn nhịp tim dẫn đến đứng tim và tử vong.
 Sự nguy hiểm do điện giật phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:
- Điện trở của cơ thểngười.
-

Giá trị của dòng điện đi qua cơ thể.
Đường đi của dòng điện qua cơ thể.
Thời gian bị điện giật.

-

Tần số của dịng điện.
Điện áp cho phép.
Mơi trường, tình trạng sức khỏe, sự chú ý lúc tiếp xúc…

2.1.2. Các yếu tố liên quan mức độ tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người:
a) Điện trở của cơ thể người:
 Điện trở người cũng là một trong những ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm khi
tiếp xúc điện. Điện trở của cơ thể người chủ yếu là do lớp sừng phía bên ngồi
lớp da tạo nên. Trị số điện trở người chủ yếu là do tình trạng lớp sừng phía bên
ngồi lớp da của cơ thể người.
- Da dày, da khơ thì có trị số điện trở lớn.
- Da mỏng, da non, da bị ẩm ướt hoặc bị trầy xước thì trị số điện trở nhỏ
 Điện trở của người là một đại lượng không ổn định và khơng chỉ phụ thuộc vào
tình trạng sức khỏe của cơ thể từng lúcmà cịn phụ thuộc vào mơi trường xung
quanh, điều kiện tổn thương. Thực tế điện trởnày thường hạ thấp nhất khi da bị
8



ẩm, khi thời gian tác dụng của dòng điện tăng lên hoặc khi tăng điện áp.Điện
trở người cóthể thay đổi từ 600  đến vài chụcK  .
 Điện trở người càng lớn thì mức độ điện giật càng nhỏ và ngược lại, khi xác
định nạn bị điện giật, người ta thường lấy giá trị điện trở người là 1000Ω.
 Khi có dịng điện đi qua cơ thể người, điện trở thân nguời giảm đi.Điều này có
thể giải thích do dịng điện đi qua thân nguời, da bị đốt nóng, mồ hơi thốt ra và
làm điện trở giảm xuống.Thí nghiệm cho thấy :
- Với dòng điện I= 0.1mA điện trở người 500.000  .
- Với dòng điện I= 10mA điện trở người 8.000  .
b) Cường độ dòng điện qua cơ thể:
 Đại lượng quyết định mức độ nguy hiểm do điện giật là cường độ dịng điện kí
hiệu là I, đơn vị là A (I : A), cường độ dịng điện càng lớn thì càng nguy hiểm.
 Thực nghiệm đã chứng minh :
- Đối với dòng điện xoay chiều là 0,01A
Gây chết người
- Đối với dòng điện một chiều là 0,025A
 Thông thường tai nạn điện giật dẫn đến chết người có thể xảy ra nếu chỉ cần
thời gian dòng điện qua người từ 0,1  0,2 giây.
 Tác dụng của của dòng điện phụ thuộc vào trị số của nó, dịng điện chỉ vào
khỏang 5-10mA đã làm chết người. Hiện nay với dòng điện xoay chiều tần số
50-60Hz trị số dòng điện an tòan lấy bằng 10mA.
Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người

Cường độ
dòng
điện(mA)

Dòng điện xoay chiều tần số 50
 60 Hz


1.1.1. Dòng điện một chiều

0,6  1,5

Bắt đầu thấy tê ngón

Khơng có cảm giác

23

Ngón tay tê rất mạnh

Khơng có cảm giác

57

Bắp thịt tay co lại và rung

Đau như kim đâm tay thấy nóng

3  10

Tay khó rời vật mang điện
nhưng có thể rời được ngón tay, Nóng tăng lên rất mạnh
khớp tay, bàn tay cảm thấy đau.

20  25

Tay không thể rời vật mang điện, Nóng tăng lên và có hiện tượng
đau tăng lên , khó thở.


co quắp, khó thở.

50  80

Hơ hấp bị tê liệt, tim đập mạnh

Rất nóng, các bắp thịt co quắp,
khó thở.

90  100

Hơ hấp bị tê liệt, kéo dài 3 giây
Hơ hấp bị tê liệt.
thì tim bị tê liệt và ngưng đập.
9


Bảng 2.1 :Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người
c) Thời gian dòng điện qua cơ thể :
 Khi thời gian dòng điện chạy qua người tăng lên, do ảnh hưởng của phát nóng,
lớp sừng trên da có thể bị chọc thủng làm cho điện trở của người giảm xuống,
do đó dịng điện sẽ tăng lên, sự rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh
càng tăng vì thế rất nguy hiểm.
 Khi dịng điện tác động trong thời gian ngắn thì tính chất nguy hiểm phụ thuộc
vào nhịp đập của tim. Mỗi chu kì co giãn của tim kéo dài độ 1 giây. Trong chu
kì có khoảng 0.4 giây tim nghỉ làm việc (giữa trạng thái co và giãn)và ở thời
điểm này tim rất nhạy cảm với dịng điện đi qua nó. Thí nghiệm cho thấy rằng
dù dòng điện lớn ( gần bằng 10A)đi qua người mà khơng gặp thời điểm nghỉ
của tim thì cũng khơng nguy hiểm gì.

d) Điện áp tác dụng vào cơ thể – Điện áp cho phép:
 Trị số điện trở của người trong khoảng 1000  10.000 () nếu ta lấy giới hạn
trung bình là 5000  ( Rng = 5000  ) và dịng điện an tồn là 0,005 thì điện áp
an toàn là Uat = 0,005  5000 = 25 V.
 Ở Việt Nam với môi trường công tác bình thường điện áp an tồn qui định là
36V. Những nơi dễ cháy dể dần điện điện áp an toàn qui định là 12V.
 Tiêu chuẩn điện áp cho phép ở mỗI nước khác nhau :
- Balan, Thụy sĩ, Tiệp khắc điện áp cho phép là 50V.
-

Hàlan, Thụy Điển điện áp cho phép là 24V.
Pháp điện áp xoay chiều cho phép là 24V.

e) Đường đi của dòng điện :
 Dòng điện đi qua tim là nguy hiểm nhất : dòng điện từ tay này sang tay kia
hoặc từ tay tới đất vì dịng điện qua tim nhiều nhất.
Đường đi của dòng điện

Phân lượng dòng điện qua tim%

Từ chân qua chân
Từ tay qua tay
Từ tay trái qua chân

0,4
3,3
3,7

Từ tay phải qua chân


6,7

Bảng 2.1: Đường đi của dòng điện
 Đường đi của dịng điện có nghĩa quan trọng vì lượng dịng điện qua tim hay
qua cơ quan hô hấp phụ thuộcvào cách tiếp xúc của ngườI vớI mạch điện.
 Dòng điện phân bố tương đối đều trên cáccơ lồng ngực.
 Dòng điện đi từ tay phải đến chân là phân lượng qua tim nhiều nhất vì phần lớn
dịng điện qua tim theo trục dọc mà trục này nằm trên đường từ tay phải đến
chân.
10


f) Tần số dòng điện :
 Qua nghiên cứu cho thấy rằng với tần số từ 50  60 Hz là nguy hiểm nhất, tần
số càng cao càng ít nguy hiểm.
 Tần số 5000 khơng giật nhưng có thể bị bỏng. Dịng điện có tần số 50-60Hz thì
mức độ tác hại đối với cơ thể người là nghiêm trọng nhất
 Dịng điện có tần số cao trên 500Hz thì mức độ tác hại đối với cơ thể ít nghiêm
trọng hơn, vì khi đó dịng điện chỉ đi bên ngịai lớp da, gây bỏng nặng lớp da.
g) Môi trường xung quanh:
 Nhiệt độ và đặc biệt độ ẩm ảnh hưởng đến điện trở người.
 Ngồi các yếu tố nêu trên thì tình trạng sức khỏe con người, thể trạng cơ thể,
mơi trường, tâm sinh lý và giới tính con người… cũng là những yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến mức độ nguy hiểm khi bị điện giật.
2.2. Tiêu chuẩn về an toàn điện
2.2.1. Biện pháp về tổ chức:
 Tất cả các cán bộ phụ trách về điện, từ kỹ sư cho đến cơng nhân trong nhà máy,
xí nghiệp, đơn vị sản xuất đều phải hiểu rõ những nguyên tắc an toàn về điện,
nắm vững qui trình kỹ thuật về sử dụng và sửa chữa các thiết bị điện và hoàn
toàn chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật an tồn điện ở cơ sở của mình.

 Các cơng nhân vận hành phải được học tập về quá trình vận hành thiết bị máy
móc nhằm đảm bảo an tồn chung cho người và thiết bị, đặc biệt là biện pháp
kỹ thuật an tồn khi đóng cắt các cầu dao điện cho các máy công tác, phải biết
và thực hiện đúng các biện pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật.
 Khi vận hành máy móc thiết bị nào người cơng nhân phải học quy trình vận
hành của máy đó.
 Đối với học sinh mới ra trường vào làm việc thì phải qua một thời gian kèm cặp
về nghiệp vụ và kỹ thuật an tồn sau đó mới được trực tiếp tham gia làm việc
một mình.Ở các trạm phát điện, xí nghiệp sản xuất… cơng nhân có trình độ tay
nghề từ bậc 3/7 trở lên mới được phép thực hiện lệnh đóng cắt mạng điện.
 Khi cắt điện để sửa chữa phải treo biển ‘’ cấm đóng điện có người đang làm
việc’’ lên thiết bị đóng cắt.
 Khi làm việc trên cao phải có 2 người.
 Phải thực hiện kiểm tra khơng điện bằng đèn, bút thử khơng cịn điện áp trên
các phần của thiết bị điện sắp được sữa chữa.
 Khi sữa chữa đường dây trên không, sau khi đã kiểm tra khơng cịn điện và treo
biển’’ làm việc ở đây’’ phải nối nối đất di động và nối ngắn mạch các pha.

11


 Dây nối đất di động có tiết diện tối thiểu 25 mm2 làm bằng dây cáp đồng mềm
nhiều sợi, các mối nối không được nối theo kiểu xoắn mà phải nối bằng các kẹp
cáp.
2.2.2. Cách đặt nối đất di động:
 Cắt điện thử khơng cịn điện áp, treo biển an tồn lên cầu dao và nơi làm việc,
khóa tủ điện hoặc cầu dao.
 Đóng cọc nối đất, nối dây di động vào đầu cọc nối đất bằng kẹp.
 Kiểm tra chỗ định nối dây phải khơng có điện, làm sạch mối nối dây nối đất di
động rồi bằng kẹp cáp khi thap tác phải mang găng tay, chân đi ủng hoặc giầy

cách điện.
 Nối dây ngắn mạch nếu là đường dây trên khơng, sau đó mới tiến hành sữa
chữa.
2.2.3. Qui định an toàn khi làm việc ở những bộ phận mang điện:
 Phải có 2 người.
 Sử dụng các dụng cụ phải có lớp cách điện an tồn hoặc phải mang găng tay
cách điện, ủng cách điện.
 Đội mũ an toàn điện, tay áo phải cài cúc áo, áo quần phải gọn gang.
 Ngăn cách các bộ phận có điện nằm kề bên hoặc các kết cấu kim loại bằng các
tấm cao su, các tong cách điện.
 Không được làm việc ở các bộ phận đang có điện ở môi trường ẩm ướt, bụi dẫn
điện hoặc nơi dễ cháy, dễ nổ.
 Điện trở nối đất nhỏ hơn 10.

2.3. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện
2.3.1. Nguyên nhân bị điện giật:
a) Hiện tượng dòng điện tản trong đất:
Khi cách điện của thiết bị điện bị chọc thủng sẽ có dịng điện chạm đất dòng điện
này đi vào đất trực tiếp hay qua một cấu trúc nào đó.Về phương diện an tồn, dịng
điện chạm đất làm thay đổi cơ bản trạng thái của mạng điện. Dòng điện đi vào đất sẽ
tạo nên ở điểm chạm đất một vùng dòng điện rò trong đất và điện áp trong vùng này
phân bố theo một quy luật nhất định
b) Điện áp tiếp xúc:

12


 Trong quá trình tiếp xúc với thiết bị điện nếu có mạch điện khép kín qua người
thì điện áp đặt lên người lớn hay nhỏ tùy thuộcvào các điện trở khác mắc nối
tiếp vào thân người (điện trở của găng, ủng, thảm cách điện, nền nhà…) .

 Phần điện áp đặt vào thân người gọi là điện áp tiếp xúc. Đối với mạng điện đơn
giản khi chạm vào một cực của của mạng điện 1 pha có thể xem điện áp tiếp
xúc là thế giữa hai điểm trên đường đi của dịng điện mà người có thể chạm
phải.Ví dụ: giữa vỏ thiết bị và chân của người .
c) Bị điện giật do điện áp bước:
 Khi dây truyền bị đứt rơi xuống đất, điện áp phân bố trong đất khơng đồng đều.
Giữa hai chân người có điện áp bước, tạo nên dòng điện qua người gây nên tai
nạn điện giật. Vì vậy, khi dây dẫn bị đứt rơi xuống đất cần phải cắt điện từ
đường dây.

Dây dẩn điện
R=20m

AN TOÀN

Hình 2.1 Bị điện giật do điện áp bước
 Khi thiết bị điện bị chạm vỏ, tay người tiếp xúc với vỏ của thiết bị . Khi vỏ của
thiết bị được nối đất bảo vệ thì dịng điện ở vỏ sẽ theo hai đường truyền xuống
đất là qua người và qua dây tiếp đất.
 Vì điện trở thân người lớn hơn điện trở dây tiếp đất rất nhiều nên dòng điện sẽ
rất nhỏ, không gây nguy hiểm cho người.
d) Các trường hợp tiếp xúc lưới điện hạ thế 3 pha 4 dây:
Mạng điện 3 pha 4 dây có trung tính trực tiếp nối đất là mạng điện được sử dụng
phổ biến hiện nay. Loại mạng điện này nguy hiểm cho người sử dụng điện vì có thể bị
giật khi đứng trên đất mà chạm vào dây dẫn điện.

13


Hình 2.2 Người chạm trực tiếp vào 1 dây pha của mạng điện 3 pha 4 dây có trung

tính trực tiếp nối đất.
 Chạm trực tiếp vào một dây pha có hai tình huống bị điện giật xảy ra:
- Tình huống 1: Người đứng trên nền đất tiếp xúc với dây pha,dòng điện từ dây pha
qua người xuống đất về dây trung tính nguồn. Dịng điện chạy qua người được xác
định theo biểu thức:

Ing 
Ở đây R ng :

U pha
Rng  Rcd  R0

là điện trở của cơ thể người

Rcd :

là điện trở cách điện giữa người và đất

R0 :

là điện trở nối đất nguồn

U pha :

là điện áp pha của mạng điện

- Tình huống 2: Người tiếp xúc đồng thời với dây pha và dây trung tính(khi dây trung
tính đã được nối đất).Lúc này người bị điện giật chịu điện áp chạm bằng điện áp pha
và dòng điện chạy qua người sẽ là:


U
I ng =

pha

R ng

 Chạm trực tiếp vào 2 dây pha:
Đây là trường hợp rất nguy hiểm và điện áp chạm bằng điện áp dây U dây. Khi
chạm trực tiếp vào 2 dây pha cho dù người được cách điện với mạng điện thì giá trị
dịng điện đi qua người vẫn lớn nhất và được xác định theo biểu thức:
14


Ing 

3U pha
Ud

Rng
Rng

Ở đây U d ,U pha : lần lượt là điện áp dây và điện áp pha của mạng điện
R ng

: là điện trở người.

Hình 2.3 Nguời chạm trực tiếp vào 2 dây pha của mạng điện 3 pha 4 dây có trung tính
trực tiếp nối đất.
2.4. CÁC BIỆN PHÁP SƠ CẤP CỨU CHO NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT

2.4.1. Phương pháp tách nạn nhân ra khỏi mạng điện:
Khi bị điện giật, dòng điện đi qua người xuống đất hoặc pha-người-pha khác.
Nên việc đầu tiên là bình tĩnh linh hoạt để nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi mạch
điện và an toàn cho người cứu. Để đạt được điều đó mọi người phải nắm vững được
các biện pháp xử lý sau đây:
a) Trường hợp cắt được mạch điện:
Tức khắc cắt điện những thiết bị đóng cắt gần nhất như công tắc, cầu dao,
aptômát… nhưng nếu cắt mạch điện làm mất điện chiếu sáng, phải chuẩn bị ngay ánh
sáng để thay thế(đèn pin, đèn dầu..)khi thực hiện cứu chữa ở nơi tối hoặc ban đêm.
Nếu người bị nạn ở trên cao, phải chuẩn bị phương tiện để hứng đỡ. Người bị nạn do
tiếp xúc với điện cao thế thì ngắt điện hoặc dùng các dụng cụ có cấp cách điện phù
hợp để cứu.
b) Trường hợp không cắt được mạch điện:
Nạn nhân bị điện hạ thế giật thì áp dụng các biện pháp sau:

15


 Người cứu nạn nhân phải có biện pháp an tồn thật tốt như dùng kìm cách điện
hoặc dao, búa có cán cách điện bảo đảm để cắt hoặc chặt đứt dây điện qua
người bị nạn.Nếu là dây đôi, chú ý khi chặt không để xuất hiện tia lửa do chập
mạch. Có thể dùng gậy tre khơ, câu liêm, địn gánh, địn sóc, thanh gỗ khơ để
gạt dây ra khỏi người bị nạn.
 Để làm yếu tác dụng của dòng điện, người cứu nạn nhân phải đi ủng(hoặc giầy
dép cao su…) đứng trên bàn, ghế, gỗ khô, tấm đệm cao su để cấp cứu người bị
nạn. Có thể cuốn vải khô (khăn nilông, áo quần khô)hoặc đeo găng tay để kéo
nạn nhân ra khỏi mạch điện. Nếu có thể nhấc bổng người bị nạn lên khỏi mặt
đất để ngắt dòng điện đi qua người.
 Cũng có thể túm quần áo nạn nhân để kéo ra(khi áo quần nạn nhân khô). Tuyệt
đối cấm nắm trực tiếp vào tay nạn nhân.

 Nếu nạn nhân tiếp xúc với một trong dây dẫn điện thì có thể ngắt điện bằng
cách đặt dưới chân nạn nhân một tấm gỗ hay kéo nạn nhân lên khỏi mặt đất
bằng gậy hoặc dây thừng khô.
 Sau khi ngắt điện ở đường dây có điện áp cao hơn 1000V, đường dây này vẫn
cịn nguy hiểm cho tính mạng con người do sự phóng điện chung, nên chỉ sau
khi nối đất chắc chắn thì mới tiếp xúc với nạn nhân mà khơng cần kìm, sào, gỗ
khơ…
2.4.2. Phương pháp cứu chữa nạn nhân sau khi tách ra khỏi mạng điện:
Sau khi nạn nhân đã được tách ra khỏi mạch điện, căn cứ vào hiện tượng sau
đây để xử lý cứu chữa ngay cho thích hợp và bảo đảm biện pháp cấp cứu.
a) Nạn nhân chưa mất tri giác:
Nạn nhân dần dần hồi tỉnh, người bàng hoàng,cơ thể bị mỏi(tay ,chân,lưng, các
khớp…)thở yếu…thì lập tức đưa nạn nhân nằm ngửa, kê đầu cao hơn cho dể thở và cử
người chăm nom săn sóc. cấm tụ tập đơng người quanh người bị nạn.
Nếu nạn nhân chỉ thấy hơi mệt, bàng hoàng, chân tay cử động bình thường thì làm một
vài động tác thể dục cho cơ thể trở lại bình thường(tốt nhất là các động tác hít sâu và
vận động tồn thân)
b) Nạn nhân bất tĩnh:
 Nạn nhân bị mê man bất tĩnh nhưng cịn thở nhẹ. Trường hợp này cần có người
theo dõi nạn nhân. Khi người bị nạn chưa tĩnh, không được đổ vào mồm người
bị nạn bất kỳ chất lỏng gì.
 Để nạn nhân nơi bằng phẳng, n tĩnh, thống gió(nếu trời rét thì đặt phịng
ấm). Nới rộng quần áo cho dễ thở, vạch mồm nạn nhân lấy vật lạ trong mồm
ra(xoa dầu, chà xát cho ấm người nạn nhân)và cử người đi mời y, bác sĩ.

16


 Trong thời gian chờ y, bác sĩ có thể làm hô hấp nhân tạo cho nạn nhân và các
biện pháp sơ cấp cứu thích hợp để duy trì bộ máy hơ hấp và hồi phục bộ máy

tuần hồn cho tới khi các cơ quan này làm việc trở lại.
c) Nạn nhân ngừng thở:
 Tim ngừng đập toàn thân bị co giật như người chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ
thống khí, bằng phẳng. Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi sạch các thứ ở trong
mồm ra(nhớt dãi, bọt nước…) và nhanh chóng làm hơ hấp nhân tạo hoặc hà hơi
thổi ngạt cho đến khi chờ y, bác sĩ đến có ý kiến quyết định.
 Trường hợp khi con ngươi ở mắt nạn nhân dãn ra( thường gọi là dãn đồng tử)
và không bắt được mạch cả ở cổ(nạn nhân vừa bị tê liệt về hô hấp và cả ở tim),
khi đó phải chữa bằng cách vừa hơ hấp nhân tạo vừa luân phiên xoa bóp tim.
Khi nạn nhân mấp máy môi và mi mắt cổ họng bắt đầu nuốt thì kiểm tra xem họ
đạ bắt đầu tự thở và thở đều chưa, khi nạn nhân đã tự thở thì ngừng hơ hấp nhân
tạo vì làm thêm chỉ gây tác hại…sau khi chờ đợi một hay hai phút mà nạn nhân
khơng thở nữa thì nhanh chóng khơi phục thở bằng hơ hấo nhân tạo.
Chú ý: người khơng có trách nhiệm cứu chữa không xúm quanh người bị nạn.
 Không đặt người bị nạn ở chổ lồi lõm, hố sâu, vì làm như vậy nạn nhân thêm
đau đớn và tai nạn thêm trầm trọng.
2.4.3. Các phương pháp hô hấp nhân tạo:
a) Phương pháp đặt người bị nạn nằm sấp : ( Một người thực hiện )
 Đặt người bị nạn nằm sấp, một tay đặt dưới đầu một tay đuổi thẳng, mặt
nghiêng về phía tay đuổi thẳng mơi nhớt dãi miệng và kéo lưỡi ra nếu lưỡi thụt
vào.
 Người làm hô hấp ngồi trên lưng người bị nạn, hai đầu gối quỳ xuống kẹp vào
hai bên hông. Hai bàn tay để vào hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái sát sống
lưng. An tay xuống và đưa cả khối lượng người làm hơ hấp về phía trước đếm
“1 – 2 – 3 “ rối lại từ từ đưa tay về, tay vẫn để ở lưng đếm “ 4 – 5 – 6 “, Cứ làm
như vậy 12 lần trong một phút đều đều theo nhịp thở của mình cho đến lúc
người bị nạn thở được.

17



Hình 2.4 : Phương pháp hố hấp nhân tạo kiểu nằm sấp
b) Phương pháp đặt người bị nạn nằm ngửa:
Đặt người bị nạn nằm ngửa, dưới lưng đặt một cái gối hoặc quần áo vo
tròn lại, đầu hơi ngửa. Lấy khăn sạch kéo lưỡi ra và một người ngồi giữ lưỡi.
Người cứu ngồi phía trên đầu, hai đầu gối quỳ trước đầu độ 20  30 cm hai tay
cầm lấy hai cánh tay gần khuỷu, từ từ đưa lên trên phía trên đầu, sau 2  3 giây
lại nhẹ nhàng đưa tay người bị nạn xuống đất, gập lại và lấy sức của người để
ép khuỷu tay người bị nạn vào lịng ngực của họ, sau đó 2  3 giây lại đưa trở
lên đầu. Cần thực hiện từ 16  18 lần trong một phút. Thực hiện đều và đếm “ 1
– 2 – 3 “ lúc hít vào và đếm “4 – 5 – 6 “ lúc thở ra, cho đến khi người bị nạn từ
từ thở được, hoặc có ý kiến quyết định của y bác sĩ mới thơi.

Hình 1.5 : Phương pháp hố hấp nhân tạo kiểu nằm ngửa
18


c) Phương pháp thực hiện hà hơi thổi ngạt:
 Trước một nạn nhân ngừng thở hay thở hay thở thoi thóp, việc đầu tiên là phải
thổi ngạt ngay.
 Ta đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu quỳ bên cạnh, sát ngang vai, nhìn
mắt nạn nhân.Để ngửa hẳn đầu nạn nhân ra phía trước để cho cuống lưỡi khơng
bít kín đường hơ hấp, cũng có khi đến đây nạn nhân đã bắt đầu thở được.
 Nếu nạn nhân chưa thở được, người cấp cứu vẫn để đầu nạn nhân ở tư thế trên,
một tay mở miệng, một tay luồn một ngón tay có cuốn vải sạch để kiểm tra
họng của nạn nhân, lau hết đờm dãi.
 Người cấp cứu hít thật mạnh, một tay vẫn mở miệng, rồi áp kín miệng mình vào
miệng nạn nhân và thổi mạnh.
 Ngực nạn nhân phồng lên, người cấp cứu ngẩn đầu lên hít hơi thứ hai khi đó
nạn nhân sẽ tự thở ra được do sức đàn hồi của lồng ngực.

 Tiếp tục như vậy với nhịp độ 14 lần / phút cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh.
Chú ý : Chữa theo phương pháp này khối lượng khơng khí vào phổi nhiều hơn hai
phương pháp kể trên 6  15 lần và đây là phương pháp có hiệu quả cao hơn so với hô
hấp nhân tạo.
 Thời gian từ lúc nạn nhân bị điện giật đến lúc cứu chữa không quá 6 phút thì tới
90% thường cứu sống. Nếu chậm quá 6 phút thì cịn khoảng 10% được cứu
sống mà thơi.

Hình 1.6 : Phương pháp hà hơi thổi ngạt

19


d) Phương pháp thổi ngạt kết hợp với ấn tim ngồi lồng ngực (Xoa bóp ngồi
lồng ngực)
 Nếu gặp nạn nhân mê man khơng nhúc nhích, tím tái, ngừng thở, khơng nghe
tim đập ta phải lập tức ấn tim ngồi lòng ngực kết hợp với hà hơi thổi ngạt:
 Một người tiến hành hà hơi thổi ngạt như trên.
 Người thứ hai làm việc ấn tim.
 Hai bàn tay người ấn tim chồng lên nhau, đè 1/3 dưới xương ức nạn nhân. Ấn
mạnh bằng cả sức cơ thể tì xuống vùng ức ( khơng tì sang phía xương sườn, đề
phịng nạn nhân có thể bị gãy xương).
 Nhịp độ phối hợp giữa hai người như sau : Cú ấn tim 4  5 lần thì lại thổi ngạt
một lần, tức là ấn 50  60 lần trong một phút.
Chú ý : Phải hết sức bình tỉnh và kiên trì để xử lý. Chỉ được phép coi như đã chết khi
đã có bằng chúng rõ ràng như : vỡ sọ, cháy tồn thân nếu khơng phải kiên trì cứu
chữa đến cùng.
2.5. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ THIẾT BỊ KHI
SỬ DỤNG ĐIỆN
2.5.1. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện cần phải thực hiện đúng các quy

định:
 Phải che chắn các thiết bị điện và các thành phần của mạng điện để tránh nguy
hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.
 Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các
thiết bị điện.
 Nghiêm chỉnh thực hiện đúng qui trình sử dụng các thiết bị điện, dụng cụ an
toàn và bảo vệ khi làm việc.
 Tổ chức kiểm tra, vận hành các thiết bị điện theo đúng qui tắc an toàn.
 Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của thiết bị điện cũng như của
hệ thống điện.
 Qua kinh nghiệm cho thấy, tất cả các trường hợp để xãy ra tai nạn điện giật thì
ngun nhân chính khơng phải là do thiết bị khơng hồn chỉnh, cũng khơng
phải do phương tiện bảo vệ chưa đảm bảo mà chính là do vận hành sai qui cách,
trình độ vận hành kém, sức khoẻ khơng bảo đảm. Để khắc phục cần phải huấn
luyện để nâng cao trình độ của nhân viên kỹ thuật, hồn chỉnh qui trình khai
thác sử dụng và củng cố cơ cấu tổ chức.
 Muốn thiết bị được an toàn đối với người sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra
để phát hiện kịp thời các hỏng hóc, bảo quản bảo dưỡng đúng định kỳ và phải
ngưng vận hành khi phát hiện có hiện tượng bất thường.

20


 Thao tác khơng đúng qui trình cũng là ngun nhân gây sự cố nghiêm trọng và
tai nạn nguy hiểm cho người vận hành. Phải vận hành thiết bị điện đúng qui
trình theo sơ đồ đấu nối bao gồm tình trạng thực tế của các thiết bị điện và
những điểm tiếp đất.
 Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điện, cần áp dụng các biện pháp kỹ
thuật an tồn điện như sau:
2.5.2. Biện pháp đề phịng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây tai nạn:

 Đảm bảo tốt cách điện của các thiết bị điện: để đề phòng người tiếp xúc các bộ
phận mang điện, cách điện nhằm bảo vệ khơng cho điện rị vào vỏ máy, tránh
truyền điện giữa các pha gây ngắn mạch.
 Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện: tại
những nơi có điện nguy hiểm cần phải cách ly với người bằng lưới rào.
 Sử dụng điện áp thấp, biến áp cách ly.
 Sử dụng biển báo, khoá liên động.
2.5.3. Biện pháp hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng nguy hiểm:
Thực hiện nối đất bảo vệ: để đảm bảo an toàn cho người khi chạm vào vỏ các
thiết bị điện (vì nếu RCD của thiết bị điện bị hư hỏng thì tại vỏ cũng xuất hiện điện áp)
cần phải nối đất bảo vệ.
2.6. KHẢO SÁT CÁC THÔNG SỐ CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ AN TOÀN.
2.6.1. Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện:
a) Nối đất thiết bị điện :Nối đất thiết bị điện nhằm giảm điện áp so với đất tới
trị số an toàn cho người khi chạm tay vào thiết bị điện có dịng điện rị ra vỏ.
Khi trung tính nguồn không nối đất và thiết bị cũng không nối đất, dòng điện rò pha A
sẽ qua người và gây nguy hiểm. Nếu có nối đất bảo vệ dịng điện rị qua người khơng
đáng kể vì điện trở người lớn hơn điện trở nối đất rất nhiều do đó khơng gây nguy
hiểm cho người vận hành.

a.Động cơ không nối đất

b.Động cơ có nối đất
21


×