Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

tiểu luận nghiên cứu hợp chất lycopene ở cà chua và gấc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.43 KB, 28 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA HÓA – SINH – KỸ THUẬT NƠNG NGHIỆP
LỚP ĐHSHOA14-L2


HĨA HỌC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ
CỦA LYCOPENE TRONG CÀ CHUA VÀ GẤC

GIẢNG VIÊN: TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT
SINH VIÊN: NGUYỄN THÀNH LONG

NĂM HỌC
2015 - 2016
1


MỤC LỤC
Phần mở đầu .......................................................................................... Trang 3
1. Đặt vấn đề............................................................................................ Trang 3
2. Đặc điểm thực vật của cây gấc ............................................................ Trang 4
3. Đặc điểm thực vật của cà chua ............................................................ Trang 6
Phần I: Lịch sử nghiên cứu Lycopene ................................................. Trang 7
1. Nghiên cứu ngoài nước ....................................................................... Trang 7
2. Nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................... Trang 9
Phần II: Tổng quan về Lycopene......................................................... Trang 9
1. Đặc điểm cấu trúc ................................................................................ Trang 9
2. Tính chất của Lycopene ...................................................................... Trang 11
3. Đặc điểm của Lycopene ...................................................................... Trang 11
Phần III: Vai trò của Lycopene ........................................................... Trang 12


1. Về y học............................................................................................... Trang 12
1.1. Chống oxi hóa .................................................................................. Trang 13
1.2. Đối với lão hóa ................................................................................. Trang 13
1.3. Ngăn ngừa ung thư và tim mạch ...................................................... Trang 14
1.4. Chống viêm và miễn dịch tăng cường sức đề kháng của cơ thể ...... Trang 17
1.5. Lycopene và hút thuốc lá ................................................................. Trang 18
1.6. Lycopene và sinh lý nam giới .......................................................... Trang 19
2. Về thực phẩm ...................................................................................... Trang 19
Phần IV: Liều lƣợng an tồn và chuyển hóa Lycopen trong cơ thể Trang 20
1. Liều lượng an toàn khi sử dụng........................................................... Trang 20
2. Chuyển hóa Lycopene trong cơ thể .................................................... Trang 21
Phần V: Các sản phẩm chiết xuất từ cà chua và gấc ......................... Trang 22
Phần kết luận ......................................................................................... Trang 27
Tài liệu tham khảo................................................................................. Trang 27
Lời cảm ơn ............................................................................................. Trang 28

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một trong những nguyên nhân chính của
sự lão hóa tế bào là việc sản sinh ra các gốc tự do. Trong cơ thể chúng ta tồn tại
một chất chống oxi hóa nhằm ngăn cản sự hình thành các gốc tự do, tạo thành
một ngưỡng cân bằng rất mong manh. Bổ sung thêm các chất chống oxi hóa tự
nhiên vào cơ thể giúp chống lại những tác hại của các gốc tự do, khôi phục
những tế bào bị tổn hại, tiêu diệt những phân tử thối hóa, kiềm chế q trình
oxi hóa của AND,... qua đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý có hại gây ra bởi gốc
tự do.


Hình 1: Ảnh hưởng của gốc tự do lên cơ thể
Lycopene là một trong những chất chống oxi hóa có hoạt tính mạnh trong
tự nhiên. Khả năng chống oxi hóa của nó mạnh gấp 2 lần so với β - carotene và
cao gấp 10 lần so với α - tocopherol [1]. Cơ thể không thể tự tổng hợp được
Lycopene mà phải bổ sung Lycopene từ thức ăn hàng ngày. Lycopene có nhiều
trong một số cây thực vật có quả màu đỏ như dưa hấu, gấc, cà chua, bưởi đào,…
Trong đó, gấc và cà chua rất được chú ý khơng những vì nó có hàm lượng
Lycopene cao mà cịn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác có lợi cho sức
khỏe…Theo một số nghiên cứu cho thấy thành phần dinh dưỡng trong quả Gấc
rất cao (g%)
Nƣớc

Glucid

Lipid

Protein



77

10,5

7,9

2,1

1,8


Muối
khoáng
0,7

β - carotene

Lycopene

0,046

0,038

3


Chế độ ăn thường xuyên có sử dụng gấc và cà chua sẽ góp phần làm chậm
q trình lão hóa và làm giảm nguy cơ ung thư cho cơ thể,... Ngồi ra, quả gấc
và cà chua cịn chứa nhiều hợp chất hóa thực vật khác và chất xơ giúp cho cơ thể
bài xuất cholesterol, giảm cục máu đơng, đề phịng các tai biến của bệnh tim
mạch, bệnh béo phì.
Vì vậy em chọn nghiên cứu hợp chất Lycopene từ quả gấc và cà chua.
2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY GẤC
Tên khoa học: Momornica Cochinchinesis Spreng
Họ: Cucurbitaceae
Bộ: Violales
Tên Tiếng Anh: Chinese bitter melon (hay Chinese bitter cumcumber)
Thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), họ này có 90 giống 70 lồi, được trồng
chủ yếu tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm. Riêng ở Việt Nam có khoảng 30 lồi phổ
biến nhất là bầu, bí, dưa leo, dưa hấu, mướp, khổ qua,…
Cây gấc có nguồn gốc ở Châu Á, mọc hoang trong các khu rừng nhiệt đới,

sau đó được các cư dân phát hiện đưa về trồng khắp nơi, chủ yếu ở vùng Đông
Nam Á như: Lào, Campuchia, Philipine và Việt Nam. Ở nước ta cây gấc được
trồng khắp nơi. Quả gấc được mọi người sử dụng rộng rãi trong ẩm thực lẫn
trong y học.
Cây gấc sống nhiều năm, mỗi năm lụi một lần nhưng lại đâm chồi từ gốc
cũ lên vào mùa xuân năm sau, leo cao nhờ có tua cuốn mọc từ nách lá. Mỗi gốc
có nhiều dây, mỗi dây có nhiều đốt, mỗi đốt có lá. Lá gấc mọc so le có màu
xanh lục đậm đường kính của phiến lá 12 đến 20 cm, phía đáy hình trái tim, mặt
trên phiến lá sờ ram ráp. Nơi tiếp giáp cuốn và phiến lá có hai tuyến to gần bằng
hạt ngơ nổi như hai mắt cua.
Hoa nở vào tháng 3 đến tháng 5. Hoa đực cái riêng biệt, hoa đực có lá bắc
to bao lại như hình tổ sâu, khi nở hoa loe ra hình phễu, màu trắng vàng mặt
trong tràng hoa có lơng, 5 nhị. Hoa cái có lá bắc nhỏ, bầu hình thoi rõ từ khi nụ
cịn non, có gai nhỏ, cánh hoa ở đầu bầu, phát triển thành qủa từ tháng 6.

4


Quả to hình bầu dục dài từ 15 - 20cm, đi nhọn có nhiều gai mềm đỏ
đẹp. Quả non màu xanh, qủa chín màu đỏ tươi. Bổ đơi theo chiều ngang thấy có
6 hàng hạt xếp đều nhau, mỗi hàng có từ 6 đến 10 hạt. Quanh hạt có nhiều màng
màu đỏ tươi.
Mùa thu hoạch là từ tháng 8 đến trước và sau tết âm lịch. Ở miền Nam do
thời tiết ấm nên gấc có quanh năm. Tuổi thọ của cây gấc có thể kéo dài từ 15 –
20 năm. Vì là cây biệt thụ phấn tự do nên trồng theo kiểu giâm cành sẽ có được
những cây mang đặc tính tốt từ cây mẹ, nhanh cho quả và nhiều quả hơn so với
trồng bằng hạt.
Phân loại gấc: Người ta dựa vào độ sai của quả (nhiều hay ít), kích thước
của quả (to hay nhỏ), gai quả (dày hay thưa), màu sắc của ruột quả (đỏ hay vàng
gạch), dầu (ít hay nhiều), số lượng hạt (nhiều hay ít) để phân loại: gấc tẻ, gấc

nếp, gấc đá, gấc chôm chôm hay gấc lai. Có hai loại được trồng chủ yếu là:
Gấc nếp: Trái to, nhiều hạt, gai to, ít gai, khi chín chuyển sang màu đỏ
cam rất đẹp. Bổ trái ra bên trong cơm vàng tươi, màng đỏ bao bọc hạt có màu đỏ
tươi rất đậm và dày thớ.
Gấc tẻ: Trái nhỏ hoặc trung bình vỏ dày tương đối có ít hạt, gai nhọn, trái
chín bổ ra bên trong cơm có màu vàng nhạt và màng đỏ bao bọc hạt thường có
màu đỏ nhạt hoặc màu hồng khơng được đỏ tươi như gấc nếp, nên chọn giống
gấc nếp để có trái to nhiều thịt bao quanh và chất lượng cũng tốt hơn.

Hình 2: Cây gấc

5


3. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦ CÀ CHUA
Tên khoa học: Lycoperricon Esculentum Miir
Họ: Cà (Solanacea)
Bộ: Cà (Solanales)
Cà chua có nguồn gốc ở Peru, Bơlivia và Êquađo. Cà chua có quả mọng,
nhiều nước, có số lượng ơ (hay cịn gọi là buồng hạt) khác nhau (2 - 3, có khi
nhiều hơn). Hình dạng quả có thể dẹt, trịn, hình elip, bầu dục dài, dạng quả mận
và dạng quả lê. Trong cà chua chín có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: đường,
vitamin A. vitamin C, canxi, sắt. photpho, magie, carotenoid,… Bởi vậy, ngoài
được dùng như một loại rau cung cấp vitamin và chất khống cà chua cịn có tác
dụng về mặt y học.
Ở nước ta cà chua được trong chủ yếu 3 nhóm chính:
Cà chua múi: Quả to,nhiều ngăn tạo thành múi, quả có vị chua nhiều hạt,
ăn khơng ngon nhưng cây mọc khỏe sai quả và chống chịu sâu bệnh tốt.
Cà chua hồng: Quả hình quả hồng, khơng có múi hoặc có múi khơng rõ.
Thịt quả nhiều bột, ăn ngon. Chống chịu sâu bệnh kém hơn cà chua múi.

Cà chua bi: Quả bé, cây sai quả, quả ăn chua, hơi ngái. Cây chống chịu
sâu bệnh khá. Nhóm cà chua này dễ trồng nhưng giá trị kinh tế thấp. Nông dân
tự trồng trong vườn để cung cấp cho gia đình.

Hình 3: Một số giống cà chu được trồng phổ biến tại nước ta
Ngồi ra cịn có các giống cà chua lai do các viện nghiên cứu lai tạo có
năng suất cao, chất lượng quả tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh cao như: cà
chua XH2, cà chua PT18, cà chua Đà Lạt, cà chua HT21, Cà chua savior,….
6


PHẦN I
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU LYCOPENE
1. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Con người tình cờ khám phá ra Lycopene từ năm 1873, do Hartsen lần đầu
tiên chiết xuất được kết tinh Lycopene từ trái dâu tây nó có sắc tố màu đỏ đậm,
nhưng độ tinh khiết rất thấp.
Năm 1875, Millardet chiết xuất từ cà chua thu được Lycopene thô, nhưng
không thể phân biệt rõ với carotenoid.
Năm 1903, Schunck chiết xuất được Lycopene và carotenoid từ cà chua và
chiết xuất ra carotenoid hấp thụ quang phổ khác nhau, và đặc tên là Lycopene từ
đó cái tên Lycopene được xác nhận.
Năm 1910, Willstaller và Escher nghiên cứu chất Lycopene lần đầu tiên
được xác định dạng phân tử của nó là C40H56, phân tử lượng là 536,85.
Năm 1930, nhóm Karrer chứng minh Lycopene là một loại kết cấu hố học
trong đó chứa 11 cái khối liên kết và hai cái phi liên kết của dạng oxit cacbon
khơng bão hịa, thơng qua sự hoạt hóa hình thành β - carotene là tiền thân của
Lycopene.
Năm 1985 nghiên cứu sinh của viện y học thuộc đại học Harvard phát hiện
ra, trong cuộc sống hằng ngày hấp thụ nhiều lượng carotenoid từ trái cây và rau

quả thì tỷ lệ mắc các bệnh khối u sẽ thấp.
Các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu Nông Nghiệp Quốc Gia Pháp
thông qua làm thực nghiệm phát hiện, Lycopene có tác dụng phịng chống bệnh
tiểu đường tuýp 1 và những bệnh liên quan đến béo phì, Lycopene đã gây ảnh
hưởng đối với sự vận chuyển đối với các mô mỡ. Các nhà khoa học đã cho
chuột thực nghiệm ăn thực phẩm có chứa hàm lượng mỡ cao, sau đó lấy mơ mỡ
từ cơ thể chuột thực nghiệm và tiến hành liên kết với Lycopene. Kết quả phát
hiện, Lycopene có đặc tính hồ tan chất béo và có thể lưu trữ được một lượng
lớn trong các mơ mỡ, từ đó khống chế tế bào mỡ tiết ra protein. Các nhà khoa

7


học nói, protein mà tế bào mỡ tiết ra sẽ gây nên những bệnh mãn tính, từ đó dẫn
đến chứng béo phì, và một số bệnh liên quan như tiểu đường, cao huyết áp.
Đã đóng một vai trị quan trọng trong việc phòng ngừa và Omer Kucuk,
giáo sư nội khoa và bứu học ở Đại học đường Wayne, Michigan, chia 21 người
bị ung thư Các nhà khoa học thuộc trường đại học California (Mỹ) đã khẳng
định Lycopene có khả năng làm giảm hiện tượng oxi hoá xuất hiện khi lượng
gluco trong cơ thể vượt quá giới hạn cho phép.
Theo tiến sĩ Steven Schwartz, trưởng nhóm nghiên cứu, con người có thể
bẻ cong cấu trúc của Lycopene. Nhiệt đóng vai trị quyết định đối với quá trình
này, với sự hỗ trợ của một số loại chất béo để giúp Lycopene đi qua thành ruột
nhanh hơn. Nhóm chuyên gia đổ dầu thực vật vào nước sốt rồi đun nóng ở nhiệt
độ 1270C trong 40 phút. Sau khi đun, nồng độ Lycopene “cong” trong nước sốt
tăng gấp chín lần so với khi chưa đun, 12 tình nguyện viên được yêu cầu ăn
nước sốt sau mỗi bữa ăn, các nhà nhoa học lấy mẫu máu để phân tích. Kết quả
cho thấy nồng độ Lycopene trong máu tăng lên 55%. Tiến sĩ Schwartz cho rằng
mọi người đều có thể “sản xuất” Lycopene “cong” trong bếp của họ.
Trong tạp chí của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kì đã tường trình nếu

chúng ta ăn đều đặn cà chua mỗi tuần 10 lần hoặc nhiều hơn thì bệnh ung thư
tuyến tiền liệt sẽ thuyên giảm.
Trong một khảo cứu khác, bác sĩ, tiến sĩ dùng thuốc giảm. Kết quả rất phấn
khởi: một nữa đã dùng tinh chất cà chua thì thấy bứu tuyến tiền liệt nhỏ lại.
Kucuk cũng còn nhận thấy thêm là bứu tuyến tiền liệt ở một nửa nhóm đầu đã
giảm sút nhiều ác tính. Do đó ơng đã kết luận sơ khởi khác: Lycopene tuyến tiền
liệt đã lên chương trình mẫu thành hai nhóm: một nửa được cho dùng 15 mg
hàng ngày nước cốt tinh chất cà chua, trong lúc đó một nửa kia thì điều trị ung
thư tuyến tiền liệt.
Các nhà khoa học của ĐH Cornell (New York) chứng minh bằng cách
đun nóng đến 88oC trong thời gian càng lâu thì nồng độ Lycopene nói riêng và
các chất chống oxi hố nói chung càng tăng.

8


2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu của ngành y dược Việt Nam trong vài năm gần đây về vai trò
của Lycopene trong quả gấc bước đầu cũng cho thấy Lycopene và một số
vitamin trong dầu gấc có tác dụng dưỡng da, chống lão hoá; giúp hỗ trợ bệnh
nhân ung thư sau điều trị phẩu thuật, xử lí hố chất hay tia xạ nhanh chóng phục
hồi sức khoẻ; giúp chữa viêm gan, xơ gan, hạ huyết áp; chống khô mắt, mờ mắt.
Và đặc biệt, giúp trẻ khoẻ mạnh, mau lớn, ít mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu
chảy, viêm phổi …
Trường ĐH Y Hà Nội và Viện quân y 108 nghiên cứu tác dụng của thuốc
làm từ tinh dầu gấc trong phịng ngừa và điều trị bệnh lí gan như viêm gan, xơ
gan và ung thư gan. Bệnh nhân ung thư gan sau một thời gian điều trị kích thước
khối u thu nhỏ và nồng độ a feto – protein/huyết thanh trở về mức bình thường.
PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ LYCOPENE

1. Đặc điểm cấu trúc
Lycopenee là thành viên họ caroteneoid và là chất màu tự nhiên tạo nên
màu đỏ đậm cho cà chua, một số loại trái cây và rau quả màu đỏ khác, chẳng
hạn như màu đỏ cà rốt, dưa hấu… Lycopene là một tetraterpen đối xứng tập hợp
từ 8 đơn vị isopren. Lycopene có cơng thức phân tư C40H56 và khối lượng phân
tử là 536,88. Nó là một chuỗi hydrocacbon mạch thẳng khơng bão hồ chứa 11
nối đơi liên hợp và hai nối đôi không liên hợp. Khác với caroteneoid, khác hai
vịng cacbon ở hai đầu mạch của Lycopene khơng kín.

Hình 4: Cấu trúc phân tử Lycopene

9


Do có chứa nhiều liên kết đơi trong cấu trúc, Lycopene có tới 1056 đồng
phân khác nhau, nhưng chỉ một phần nhỏ được tìm thấy trong tự nhiên.
Lycopene ở dạng đồng phân all - trans là dạng đồng phân hình học chiếm ưu thế
hơn được tìm thấy trong thực vật. Đồng phân dạng cis của Lycopene được tìm
thấy trong tự nhiên bao gồm dạng đồng phân 5 - cis, 9 - cis, 13 - cis và 15 - cis.
Lycopene được tìm thấy trong huyết thanh người là hỗn hợp của gần 50%
Lycopene dạng cis và 50% dạng all - trans. Lycopene trong các thực phẩm chế
biến chủ yếu ở dạng đồng phân cis [2,3].
Nhìn chung các hoạt động sinh học của caroteneoid như β - carotene có
liên quan đối với khả năng để chúng hình thành vitamin A trong cơ thể nhưng
Lycopene luôn thiếu β - carotene ionone trong cấu trúc vịng nó khơng thể tạo
vitamin A hiệu ứng sinh học của nó ở người nên được quy cho các cơ chế khác
hơn là vitamin A .
Với công thức cấu tạo của Lycopene cho phép nó khử hoạt tính của các
gốc tự do. Do các gốc tự do là các phân tử khơng cân bằng điện hố học, chúng
có khả năng phản ứng cao với các thành phần tế bào và gây ra sự phá huỷ

thường xuyên. Các oxi nguyên tử là dạng hoạt động nhất. Các chất hố học
khơng tốt này được tạo nên trong tự nhiên như là sản phẩm phụ của q trình oxi
hố trao đổi chất của các tế bào. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng
Lycopene có hoạt tính chống oxi hố cao nhất trong số các carotene tự nhiên.
Khả năng dập tắt oxi nguyên tử của Lycopene cao gấp hai lần so với beta, gấp
10 lần so với α - tocopherol, gấp 10 lần vitamin E và gấp 125 lần so với
glutathione.
STT

Loại Caroteneoid

Hệ số chống oxi hóa

1

Lycopenee

31

2

γ-carotenee

25

3

Astaxanthin

24


4

Canthaxanthin

21

5

α-cacotene

19

10


6

β-carotenee

14

7

Zeaxanthin

10

8


Lutein

8

Bảng 1: Hệ số chống oxi hóa của một số hợp chất Carotenenoid
2. Tính chất của Lycopene
Lycopene là chất hồ tan trong chất béo và khơng hồ tan trong nước
khơng giống các chất dinh dưỡng khác sẽ bị giảm giá trị dinh dưỡng. Khi nấu
hàm lượng Lycopene có giá trị sinh học tăng lên trong gấc đã chế biến so với
gấc tươi. Q trình xử lí nhệt và chế biến gấc sẽ làm chuyển hố Lycopene
thành dạng cis, dạng có giá trị sinh học cao hơn và một chế độ ăn có mặt của
lipid cũng làm tăng tính chất sinh học của Lycopene do gây ra sự đồng phân hoá
từ dạng all - trans sang dạng cis. Đồng phân cis tăng lên cùng nhiệt độ và thời
gian chế biến. Quá trình chế biến đó cịn làm tăng cường giá trị sinh học của
Lycopene bởi sự làm phá vỡ thành tế bào; việc làm này làm yếu lực liên kết giữa
Lycopene và mạng lưới tế bào; vì vậy Lycopene dễ dàng được giải phóng hơn.
Với cơng thức cấu tạo của Lycopene cho phép nó khử hoạt tính của các
gốc tự do. Do các gốc tự do là các phân tử không cân bằng điện hố học, chúng
có khả năng phản ứng cao với các thành phần tế bào và gây ra sự phá huỷ
thường xuyên.
Lycopene tinh thể có độ nóng chảy 167°C - 168°C khơng có tác dụng lên
ánh sáng phân cực, pha thành dãi dung dịch 1mg trong 1 lít cacbonsunfua, cho 2
dãi hấp quang: một dãi giữa 4.990 Ǻ và 5.18 Ǻ, một dãi giữa 5.406 Ǻ và 5.544
Ǻ.Trong clorofor và ete dầu hỏa cho dung dịch màu vàng đỏ. Trong benzen cho
dung dịch màu vàng cam, trong cồn etylic cho dung dịch màu vàng, trọng lượng
phân tử 568 cho với acid sunfuric đặc màu xanh chàm phản ứng với thuốc thử
carr và pirice.
3. Đặc điểm của Lycopenee
- Hoà tan được chất béo.
- Chống oxi hoá mạnh, mạnh hơn gắp trăm lần so với vitamin E


11


- Có thể bẻ cong cấu trúc Lycopene nhờ nhiệt. Nhiệt đóng vai trị quyết
định với sự hỗ trợ của một số chất béo giúp cho Lycopene qua thành ruột
dễ dàng.
- Là một trung gian quan trọng trong sự sinh tổng hợp của nhiều
caroteneoids.
- Sinh tổng hợp không điều kiện trong thực vật có nhân điển hình và trong
cyanobacteria prokaryote.
PHẦN III
VAI TRÒ CỦA LYCOPENE
1. Về y học
Mặc dù việc điều tra về lợi ích của Lycopene mới chỉ được bắt đầu vào
cuối thế kỉ XX. Nhưng trong khoảng thời gian tương đối ngắn, các nhà khoa học
đã đưa ra được nhiều bằng chứng đáng kể cho thấy vai trò của Lycopene đối với
sức khoẻ của con người, làm giảm nguy cơ tăng bệnh ung thư, nhiều bệnh về tim
mạch và sự lão hố.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự tương quan nghịch đảo giữa lượng cà
chua tiêu thụ và nguy cơ ung thư, Lycopene được gọi là một tác nhân tiềm năng
cho cơng tác phịng chống một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tuyền
liệt và tuyến tuỵ. Trong một số các nghiên cứu về các bệnh ung thư, Lycopene là
carotenoid có liên quan với giảm các nguy cơ mắc bệnh lý ung thư. Theo một
nghiên cứu thực hiện bởi các Dana - Farber Cancer Institute, tiêu thụ sản phẩm
cà chua nhiều hơn hai lần một tuần có liên quan tới việc suy giảm của bệnh ung
thư tuyến tuyền liệt lên đến 34%.
Ngồi ra cịn có các bằng chứng dịch tễ học cho thấy một lượng Lycopene
cao của các sản phẩm cà chua với nguy cơ giảm sự phát triển bệnh phổi, ung thư
vú, cổ tử cung, đường tiêu hoá… ăn nhiều cà chua và gấc sẽ giảm được tỷ lệ ung

thư phổi đến 20 - 25%. Lycopene còn ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh ung thư
ở phụ nữ. Người ta nhận thấy rằng phụ nữ ăn nhiều Lycopene thì khoảng độ 1/5
ở trạng thái ung thư tiền cổ tử cung so với những người ít ăn.

12


Sau đây là một số công dụng nổi bật của Lycopene
1.1.

Chống oxi hóa

Là chất chống oxi hố mạnh nhất trong họ các carotenoid, ngăn ngừa sự
huỷ hoại oxi hoá của nhiễm sắc thể, nên góp phần điều trị bệnh mạch vành tim
và ung thư. Lycopene có khả năng bắt giữ oxi đơn bội và làm giảm tác dụng gây
đột biến theo test thử Ames. Hoạt tính chống oxi hố của các carotene xếp theo
thứ tự giảm dần như sau: Lycopene > α - tocopherol > α - carotene >
crytoxanthin > zeaxanthin = β - carotene > lutein.
1.2.

Đối với lão hóa

Trước hết gốc tự do oxi hoá màng tế bào, gây trở ngại trong việc thãi chất
bã rồi tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí; rồi gốc tự do tấn cơng các ty lập thể, phá
vỡ nguồn cung cấp năng lượng. Sau cùng bằng cách oxi hoá gốc tự do làm suy
yếu kích thích tố enzim khiến cơ thể khơng tăng trưởng được. Gốc tự do là
nguyên nhân gây ra lão hoá làm cho da khô và nhăn. Càng nhiều chất béo khơng
bão hồ ở da, càng tăng mức độ huỷ hoại của gốc tự do và càng cao cơ hội mắc
bệnh già sớm. Chống oxi hoá là cách tốt nhất ngăn sự lão hố của cơ thể. Chất
chống oxi hố có khả năng tiêu huỷ gốc tự do ngăn chặn được những phản ứng

liên hoàn do gốc tự do gây ra, nhờ vậy mà chống được lão hố cơ thể. Lycopene
có trong cà chua chính là chất có tác dụng tiêu huỷ gốc tự do cực mạnh.
Nhiều nghiên cứu khoa học đều đã chứng minh Lycopene là một chất có
hoạt tính chống oxi hóa mạnh nhất trong số các carotenoid đóng vai trò quan
trọng trong việc ngăn ngừ bệnh ung thư da và lão hố da. Một nhóm nghiên cứu
từ trường Y Mount Sinal ở New York. Mỹ đã phát hiện ra khi được sử dụng trên
da, Lycopene ngăn ngừa hiện tượng cháy nắng. Năm 2004, báo cáo của Viện da
liễu châu Âu cho rằng Lycopene được sử dụng cục bộ giúp ngăn chứng viêm và
phá huỷ ADN trong các tế bào da sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Cuối cùng, một
nghiên cứu năm 2006 của các nhà nghiên cứu Đức chỉ ra việc bổ sung Lycopene
có thể cải thiện tình trạng da, giúp da bớt nhám và tróc vảy. Trên thực tế, các
nhà sản xuất đang sử dụng Lycopene để mang lại lợi ích cho da bằng cách thêm.

13


Lycopen vào kem giữ ẩm để tăng cường SPF tự nhiên, có tác dụng chống nắng
nhẹ và hỗ trợ chống oxi hố.

Hình 5: Cơ chế lão hóa da do ánh nắng mặt trời
1.3.

Ngăn ngừa ung thƣ và tim mạch

Cơ chế của tác động này là Lycopene bảo vệ cho các phân tử sinh học của
tế bào như lipid, lipo protein, protein và DNA không bị tổn hại do sự tấn cơng
của các gốc tự do (gốc tự do được hình thành bình thường trong q trình
chuyển hố, có vai trị trợ giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn hay virus xâm nhập.
Tuy nhiên nếu sản sinh nhiều gốc tự do q, hay sản sinh khơng đúng chỗ thì có
hại).

Lipid là chất hay nhạy cảm, đặc biệt là những lipid chứa nhiều axit béo
no, vì sự phá hoại oxi hố những axit béo chưa no tiến hành theo môt chuỗi phản
ứng liên tục.
Tế bào bao gồm cả màng tế bào, màng nhân và nhân tế bào bị các gốc tự
do tấn công hàng triệu cú tên giây. Nhiều tế bào hoạt động cũng chịu tổn hại rất
lớn vì phụ thuộc nguồn năng lượng từ lipid. để duy trì sự hồn chỉnh và hoạt
động bình thường, tế bào động vật có cơ chế bảo vệ. Cơ chế này được trang bị
bởi hệ thống các chất chống oxi hoá, bao gồm một số vitamin như vitamin E, C,
carotene, Lycopene … và một số enzim chứa kim loại.
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh thông thường nhất ở nam giới với số lượng
cao hơn 200 ngàn trường hợp mới tìm thấy hàng năm. Nó cũng là kẻ thù giết
người đứng thứ hai của nam giới (sau ung thư phổi). Mỗi năm tỷ lệ tử vong lên
đến 40 ngàn người. Một khảo cứu mới nhất cho thấy ở người bị ung thư tuyến
14


tiền liệt, mức độ Lycopene xuống thấp trong máu và rất nhiều chất mỡ và động
mạch bị dưỡng khí hố. Do đó vấn đề chính được nêu ra là khuyến khích mọi
người nên dùng nhiều thực phẩm chứa nhiều Lycopene để có lượng Lycopene
trong máu cao. Mỗi ngày ta cần từ 25mg đến 30mg Lycopene,…

Hình 6: Ung thư tuyến tiền liệt
Đặc biệt là ung thư tuyến tuyền liệt. Ăn nhiều cà chua hoặc các sản phẩm
của cà chua, cũng như có nồng độ Lycopene trong máu cao giúp làm giảm đáng
kể nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Theo một số nghiên cứu của Mỹ được công bố gần đây cho thấy, các hợp
chất của β - Carotten, Lycopen, α - tocopherol… có trong dầu gấc có tác dụng
làm vơ hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ
nữ.
Một số nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ về tác dụng của Lycopene cho thấy

ở những vùng người dân ăn nhiều loại trái có chứa Lycopene thì tỷ lệ ung thư
ống tiêu hóa (dạ dày, trực tràng, kết tràng…) thấp hơn những vùng người dân ăn
ít hoặc khơng ăn. Tỷ lệ chết vì ung thư cũng giảm tới 50%.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, những người thường xuyên ăn cà
chua có khả năng giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Trong cà chua
có chứa Lycopene, một chất chống oxi hóa rất quan trọng, giúp “tiêu diệt” các tế
bào có nguồn gốc ung thư.

15


Hình 7: Ung thư cổ tử cung
Kết luận những nghiên cứu về dịch lễ học đã cho thấy ăn hàng ngày 400 600gam rau, quả làm giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, mới đây cịn thấy
mối liên quan mật thiết, nếu hàm lượng Lycopene trong huyết tương tăng, thì
nguy cơ ung thư phổi giảm, kể cả ở người nghiện thuốc lá. Lycopene còn ngăn
ngừa rõ rệt ung thư tuyến tiền liệt. Cho nên đã đến lúc cần thay đổi tập quán ăn
uống, nên ăn nhiều rau quả hơn nữa. Dùng thuốc bổ sung chứa Lycopen khơng
có nhiều hiệu quả bằng ăn cà chua (nấu chín) vì cà chua cịn chứa nhiều họat
chất khác có tác dụng hiệp đồng với Lycopene.
Các bệnh về tim mạch ln chiếm vị trí hàng đầu về các bệnh gây tử vong
trên thế giới, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của con người.
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh là do các cholesterol tích tụ trên
thành mạch máu, lâu ngày hình thành nên các mảng bám gây xơ vữa động mạch,
tắc nghẽn mạch máu, xuất huyết do vỡ mạch máu từ đó gây ra các bệnh về tim
mạch và mạch máu não.
Uống Lycopenee 60mg/ngày trong 3 tháng liền làm giảm đáng kể nồng độ
cholesterol toàn phần, giảm 14% LDL - cholesterol trong máu. Một số nghiên
cứu khác cho thấy Cacotenoid ức chế được HMG - CoA - reductage, là enzim
cần cho tổng hợp cholesterol: phát hiện này rất có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa
mảng vữa xơ không ổn định ở tế bào nội mạc mạch máu.


16


Hình 8: Xơ vữa động mạch
Nồng độ cao Lycopene trong mô mỡ sẽ làm giảm nguy cơ cơn bệnh tim
(như ở mạch vành) so với người có nồng độ Lycopene thấp. So với người có
nồng độ Lycopene thấp trong máu, thì người có nồng độ Lycopene cao nhất có
giảm 33% nguy cơ bệnh tim mạch. Việc nạp Lycopene từ thức ăn (rau, quả) có
thể làm giảm khả năng phát triển bệnh tim.
1.4.

Chống viêm và miễn dịch tăng cƣờng sức đề kháng của cơ thể

Lycopene ức chế sự tăng sinh của nhiều dòng tế bào như: ung thư tuyến
tuyền liệt, vú, buồng trứng, cổ tử cung, thực quản, dạ dày…Lycopene ức chế sự
oxi hoá của AND, là vật liệu di truyền, mà AND nếu bị oxi hố sẽ có thể dẫn tới
một số dạng ung thư do làm thay đổi cấu trúc và chức năng nhiễm sắc thể. Với
nồng độ thấp, Lycopene kết hợp với 1,25 –(OH)2 – vitamin D3 có tác dụng ức
chế sự tăng sinh của tế bào, đẩy mạnh sự biệt hoá tế bào.
Trong giai đoạn cấp của q trình viêm, có tăng nồng độ C. Reactive Protein, giảm nồng độ các chất chống oxi hóa trong máu. Đồng thời, trong huyết
thanh cịn có giảm đáng kể nồng độ albumin, tiền - albumin liên kết với
thycoxin, tăng nồng độ Cu và fibrinogen. Rất đáng chú ý là có giảm rất rõ nồng
độ của Lycopen, α - caroten, β - cacoten và của cacotenoid nói chung (sự giảm
nồng độ làm ảnh hưởng đến hoạt động chống oxi hóa của cơ chế, có thể gây ra
hoặc làm nghiêm trọng thêm seres oxi hóa). Cho người tình nguyện ăn hàng
ngày 25gam cà chua (nấu chín) nghiền nát (chứa 7mg Lycopen và 0,3mg β cacoten) trong 14 ngày liền, thấy nồng độ carotenoid trong huyết tương và trong
lymphô bào tăng lên rõ rệt, có sự cải thiện khả năng đề kháng của lymphô bào,
17



giảm rõ sự tổn hại đến AND. Nói chung, có tương quan ngịch biến giữa số tổn
thương của AND với nồng độ Lycopene trong huyết tương (r = 0,82; P < 0,01).
Như vậy, ăn cà chua (nấu chín) đã giúp lymphơ bào và tồn cơ thể chống lại
stress oxi hóa. Cho nên đã đến lúc cần thay đổi tập quán ăn uống, nên ăn nhiều
rau quả hơn nữa. Dùng thuốc bổ sung chứa Lycopene khơng có nhiều hiệu quả
bằng ăn cà chua (nấu chín) vì cà chua cịn chứa nhiều họat chất khác có tác dụng
hiệp đồng với Lycopene.

Hình 9: Lycopene giúp cơ thể trẻ em khỏe mạnh nâng cao sức đề kháng
Lycopene cịn kích thích chức năng phản ứng của tế bào T; tăng cường
khả năng các đại thực bào, tế bào T gây độc và tế bào NK tiêu diệt khối u. Bên
cạnh đó nó cịn thúc đẩy cơ thể tiết Interleukin kích thích sản sinh các tế bào
miễn dịch nhiều hơn làm nâng cao khả năng miễn dịch của người cao tuổi.
Trong báo cáo của giáo sư Boon P. Chew trường đại học Washington
(Mỹ), về sự hoạt động của Carotenoid đối với hệ miễn dịch có kết luận rằng, các
Carotenoid (bao gồm Lycopene) có khả năng điều tiết chức năng miễn dịch
1.5.

Lycopene và hút thuốc lá

Lycopene là một chất chống oxi hóa mạnh, giúp trung hịa các gốc tự do
sinh ra do hút thuốc lá, có cơng dụng chống lại tác nhân gây đột biến cho các tế
bào của các sinh vật. Nhiều ngiên cứu cho thấy, Lycopene góp phần quan trọng
bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ các loại ung thư cũng như ức chế sự phát triển của tế
bào ung thư. Khi được bổ sung các chất chống oxi đặc biệt như Lycopene sẽ
giúp phòng ngừa các bệnh mãn tính, đặc biệt là nguy cơ do thuốc lá gây ra.

18



1.6.

Lycopene và sinh lý ở nam giới

Gốc tự do là thủ phạm chính làm suy giảm chức năng sinh dục ở nam giới
như là làm giảm số lượng tinh trùng, làm tinh trùng yếu đuối, khiếm khuyết làm
giảm ham muốn tình dục… may thay Lycopene là sát thủ cải thiện đáng kể chức
năng sinh lí và nhu cầu tình dục ở nam giới.
Một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Y học New Delhi (Ấn Độ)
cho thấy Lycopene có thể làm tăng khả năng sinh sản của nam giới thông qua
việc cải thiện chất lượng tinh trùng. Các nhà khoa học đã cho 30 người đàn ông
độ tuổi 23 - 45 bị vô sinh uống Lycopene 2 lần/ngày, liên tục trong 3 tháng. Kết
quả cho thấy có sự cải thiện rõ ràng của tinh trùng về mật độ (73%), hình dạng
(63%) và khả năng hoạt động (75%). Vợ của 6 người đã mang thai sau cuộc thử
nghiệm. Theo các tác giả, việc dùng Lycopene uống đã tỏ ra hiệu quả đối với
những người bị vô sinh không rõ nguyên nhân. Tinh hồn chứa nhiều lycopen.
Ở những người đàn ơng bị vô sinh, nồng độ chất này thấp rõ rệt so với người
bình thường.

Hình 10: Tinh dịch đồ
2.

Về thực phẩm
Bổ sung vào các loại thực phẩm như chất béo để ăn bánh mì, sản phẩm

dạng sữa, gia vị, nước chấm, nước sốt, mù tạt, cháo và bánh kẹo.
Là màu thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày có thể đạt được mức trung
bình từ 2 - 6 mg và ở mức cao nhất là 23 mg.


19


PHẦN IV
LIỀU LƢỢNG AN TOÀN KHI SỬ DỤNG LYCOPEN
VÀ CHUYỂN HĨA LYCOPEN TRONG CƠ THỂ
1. LIỀU LƢỢNG AN TỒN KHI SỬ DỤNG
Về liều lượng an toàn của Lycopene là một đề tài có nhiều tranh luận, thực
tế cũng chưa chưa từng có người tìm thấy độc tố tác dụng phụ gì của nó, cho nên
tổ chức FDA Mỹ khơng có xác định liều lượng an tồn của Lycopene.
Cũng chính vì vậy, các nước trên thế giới đều sử dụng Lycopene như là thực
phẩm dinh dưỡng mang tính an tồn, thực hiện lại nhiều thí nghiệm tương ứng.
Từ năm 2003 các nhà khoa học New Zealand và Tây Ban Nha cùng hợp tác
với nhau thí nghiệm trên chuột tiến hành thử nghiệm độc tính Subchronic lần
đầu tiên, liều lượng dùng cao nhất là 616 mg/kg/ngày kéo dài trong 3 tháng,
quan sát khơng có bất kỳ độc tính nào. Luận văn nghiên cứu độc tính đăng trên
tạp chí y học chuyên nghiệp.
Thử nghiệm tính an tồn của Lycopene gần đây nhất là do công ty khoa
học kỹ thuật sinh vật xanh bốn mùa – Đài Bắc

Green Seasons Biotech hoàn

thành vào năm 2008. Hạng mục nghiên cứu độc tính Subchronic này chứng
minh, thử nghiệm cho chuột ăn lượng Lycopene cao 2000 mg/kg/ngày, khơng
tìm thất bất kỳ độc tính xuất hiện trên con chuột thử nghiệm. Nghiên cứu này
đăng trên tạp chí chuyền đề nghiên cứu độc tính.
Tính an tồn của Lycopene, hiện cịn đang thử nghiệm đối với động vật
mang thai khơng có ảnh hưởng đến sinh đẻ, không quan sát được dị dạng đối với
đời sau. Cho nên Lycopene đối với thai phụ cũng có tính an tồn cao.
Cho chuột có thai dùng Lycopene liều cao đến 1000 mg/kg/ngày tổng cộng

200 ngày, trong khoảng thời gian đó khơng quan sát được bất kỳ ảnh hưởng của
Lycopene đối với con chuột bị sảy thai, số lượng dị dạng…
Cho chuột và thỏ mang thai dùng liều lượng Lycopene cao đến 3000
mg/kg/ngày, không phát hiện bất kỳ ảnh hưởng đối với cân nặng, phôi thai

20


trưởng thành, hình dạng xương cốt đời sau…Cho nên, dự tính đơn giản một
người cân nặng 70 kg có thể mỗi ngày sử dụng 210g Lycopene
Trên cơ thể con người, cũng có nhiều dữ liệu thử nghiệm, vẫn khơng thấy
liều lượng giới hạn cao nhất. Duy nhất chỉ có 1 báo cáo tác dụng phụ là “một
phụ nữ người Ý 60 tuổi mỗi ngày uống 2 lít nước cà chua sau vài năm, trên da
xuất hiện sắc tố màu cam trầm lắng, nhưng sau khi ngưng uống 3 tuần màu da
trở lại bình thường”. Phân tích kỹ lưỡng kết quả, trong ca này sắc tố trầm lắng
của da không phải là Lycopene, mà là các sắc tố khác hàm chứa trong cà chua.
Dựa trên dữ liệu của các thử nghiệm trên động vật và con người, viện
nghiên cứu y học IOM (Institute of Medicine) thuộc Viện khoa học quốc gia
Mỹ National Academy of Sciences

quyết định không giới hạn lượng lượng

Lycopene .
2. CHUYỂN HĨA LYCOPENE TRONG CƠ THỂ
Lycopene khơng là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với con người,
nhưng được tìm thấy phổ biến trong nhiều món ăn được làm với thành phần
chứa cà chua. Khi được hấp thụ trong ruột non, Lycopene được nhiều
loại lipoprotein vận chuyển tới máu và tích lũy chủ yếu trong máu, mơ béo, da,
gan và tuyến thượng thận, nhưng có thể được tìm thấy trong phần lớn các loại
mơ.

Sau khi được tiêu hóa, Lycopene được nhập vào các mixen (vi nang) lipid
trong ruột non. Các mixen này được tạo thành từ các chất béo dinh dưỡng và các
axít mật, giúp hịa tan Lycopene khơng ưa nước để nó thẩm thấu vào các tế bào
niêm mạc ruột bằng cơ chế vận chuyển thụ động. Người ta vẫn chưa hiểu biết
nhiều về trao đổi chất của Lycopene trong gan, nhưng giống như các carotenoid
khác, Lycopene nhập vào các chylomicron và được đưa vào hệ bạch huyết.
Trong huyết tương, Lycopene cuối cùng được phân bố thành các
phần lipoprotein mật độ rất thấp và thấp. Lycopene chủ yếu phân bố trong các
mô béo và các nội quan như tuyến thượng thận, gan, tuyến tiền liệt và tinh hoàn.
21


PHẦN V
CÁC SẢN PHẨM CHIẾT SUẤT TỪ CÀ CHUA VÀ GẤC
1. DẦU GẤC VIỆT NAM G8
Dầu gấc Việt Nam G8 là dầu ăn đặc chế cho trẻ ăn dặm, được chiết xuất
từ quả gấc Việt Nam, dùng làm thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày. Dầu gấc Việt
Nam G8 chứa tiền vitamin A, E Lycopene và các vi chất cần thiết cho cơ thể.
Dầu gấc Việt Nam G8 là dầu thực vật, được chiết xuất từ quả gấc Việt
Nam, rất giàu vitamin A, E và các vi chất nên rất tốt cho trẻ trong độ tuổi ăn
dặm. Các chất dinh dưỡng có trong dầu gấc sẽ giúp các bé bổ sung dinh dưỡng
cho mắt, giúp mắt sáng và khỏe ngay từ những ngày đầu ăn dặm. Dầu gấc G8
giúp bé tăng cường sức đề kháng, da dẻ hồng hào, ăn ngon miệng và phát triển
chiều cao.
Dầu gấc có màu đỏ của gấc nên được dùng để chế biến các món ăn thay
cho phẩm màu hóa học vừa đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, vừa khơng gây
độc hại;
Dầu gấc Việt Nam G8 chứa β - caroten, vitamin E, Lycopen nên có tác
dụng dưỡng da, bảo vệ da, phịng sạm da, nổi sần, cháy nắng, rám má, giúp cho
da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng, chống rụng tóc;

Dầu gấc Việt Nam G8 chứa các acid béo không no đặc biệt là acid
linoleic có tác dụng ngăn ngừa béo phì, tiểu đường, giúp làm hạ choresterol
trong máu;

Hình 11: Dầu gấc Việt Nam G8

22


Dầu gấc Việt Nam G8 hỗ trợ phòng chữa những thương tổn trong cấu trúc
ADN với những trường hợp bị nhiễm tia xạ, nhiễm chất độc dioxin do Mỹ rải ở
chiến trường hoặc trong các thức ăn tăng trọng và thuốc trừ sâu chưa phân hủy
hết, trong rau quả, thịt, các hoặc các hóa chất sử dụng trong bảo quản nông sản,
thực phẩm…Đối với các bệnh nhân ung thư sau điều trị phẫu thuật, tia xạ, hóa
chất, corticoid… dùng dầu gấc G8 giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng và ngăn
chặn các nguy cơ gây ung thư;
Dầu gấc Việt Nam G8 hỗ trợ phòng chữa viêm gan, xơ gan và những
thương tổn tiền ung thư, đặc biệt xơ gan có HbsAg dương tính và nồng độ AFP
cao đe dọa trở thành ung thư gan nguyên phát;
Dầu gấc Việt Nam G8 hỗ trợ phịng chữa thiếu Vitamin, suy dinh dưỡng,
có tác dụng làm sáng mắt, chữa khô mắt, mờ mắt, quáng gà, thiếu máu dinh
dưỡng… Tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm
trùng…Giúp cơ thể trẻ em phát triển toàn diện và khỏe mạnh;
Làm mau lành vết thương, vết bỏng. Phịng các bệnh nhiễm khuẩn đường
hơ hấp…
Dầu gấc Việt Nam G8 cịn có tác dụng tăng miễn dịch, phòng ngừa ung
thư nhất là ung thư vú ở phụ nữ.
Dầu gấc Việt Nam G8 là thực phẩm từ thiên nhiên, một loại dầu hoa quả
nên không độc hại, khơng có tác dụng phụ, dùng để thay thế phẩm màu thực
phẩm và bổ sung vào thức ăn hằng ngày để tăng cường sức đề kháng của cơ thể,

chống lão hóa và bổ sung vi chất cần thiết giúp cơ thể tăng trưởng.
Thành phần:
Lycopene

15mg/100g

Alpha Tocopherol

10mg/100g

Beta – carotene

7mg/100g

2. VINAGA
VINAGA là sản phẩm được chiết xuất từ màng đỏ của quả gấc, với thành
phần 100% dầu gấc tinh khiết, chứa Beta Caroten 150mg% (cao gấp 15,1 lần cà

23


rốt), Lycopene (cao gấp 68 lần cà chua), Vitamin E (α - tocopherol 12mg%), rất
nhiều chất béo thực vật như Oleic 14,4%; Linoleic 14,7%; Stearic 7,69%;
Palmatic 33,38%... và các vi chất rất cần thiết cho cơ thể con người. VINAGA
có tác dụng làm sáng mắt, đẹp da, bổ sung vitamin A tự nhiên, tăng cường sức
khỏe.

Hình 12: Dầu gấc VINAGA
VINAGA chứa 100% dầu gấc nguyên chất. Nó là một loại dầu hoa quả
nên hồn tồn khơng độc hại và khơng có tác dụng phụ.

Phịng chữa khơ mắt, mờ mắt, thiếu máu dinh dưỡng.
Tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Phòng chữa thiếu vitamin, trẻ em suy dinh dưỡng, giúp cơ thể trẻ em phát
triển toàn diện và khỏe mạnh.
Phịng chữa sạm da, trứng cá, khơ da, nổi sần. Có tác dụng dưỡng da, bảo
vệ da, giúp da ln hồng hào, tươi trẻ và mịn màng. Phòng chữa rụng tóc, làm
tóc xanh mềm mại.
Phịng chống lão hóa, gìn giữ tuổi thanh xuân
Phòng chữa những thương tổn trong cấu trúc ADN với những trường hợp
bị nhiễm xạ, nhiễm chất độc dioxin hoặc các trường hợp sử dụng thực phẩm
chứa chất tăng trọng, thuốc bảo vệ thực vật chưa phân hủy hết hoặc các hóa chất
trong bảo quản nơng sản, thực phẩm… Bệnh nhân ung thư sau điều trị phẫu
thuật, tia xạ, hóa chất, corticoid… dùng dầu gấc giúp phục hồi sức khỏe nhanh
chóng và ngăn chặn các nguy cơ gây ung thư.
Phòng chữa tiểu đường, giúp làm hạ cholesterol trong máu.

24


Làm mau lành vết thương, vết bỏng, vết loét. Phòng bệnh lao và các bệnh
đường hô hấp.
Một số nghiên cứu của Mỹ được công bố gần đây cho thấy các hợp chất
của Beta Caroten, Lycopen, Vitamin E… có trong dầu gấc có tác dụng làm vơ
hiệu hóa 75 % các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú.
Thành phần:
Lycopene

35mg/100g

Alpha – Tocopherol


10mg/100g

Beta – Carotene

80mg/100g

3. BỘT CÀ CHUA
Bột cà chua được sản xuất 100% từ quả cà chua. Bột cà chua có hai loại:
bột tan hồn tồn trong nước, và bột khơng tan hồn tồn. Hoạt chất chính có
trong bột cà chua là Lycopene với hàm lượng 5% tới 98%. Sản phẩm có màu đỏ
sẫm. Bột cà chua được sử dụng trong nhiều lĩnh vực vì lợi ích to lớn của nó với
sức khỏe con người
Cung cấp glucid và acid hữu cơ và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể
con người
Chống độc, kháng khuẩn, giải nhiệt,…

Hình 13: Bột cà chua

25


×