Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

giám đốc tài chính CFO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 23 trang )

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG QUỲNH

1/ Giới thiệu về Công Ty
2/ Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của Công Ty
3/ Cơ cấu tổ chức của Công Ty
4/ Sản phẩm, thị trường
5/ Tổ chức hoạt động tài chính
PHẦN II : CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

1/ Phân tích cơ cấu
2/ Phân tích so sánh
3/ Phân tích nhân tố tác động
4/ Phân tích xu hướng
5/ Phân tích liên hệ – cân đối
6/ Phân tích các chỉ số chủ yếu
PHẦN III : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1/ Phân tích tổng quát về tình hình hoạt động tài chính
1.1/ Bảng cân đối kế toán qua các năm
1.2/ Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn, sự biến động
1.3 Khả năng thanh khoản và những đánh giá tổng quát
2/ Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1/ Đánh giá mức tăng trưởng
2.2/ Phân tích tỷ số doanh lợi và sự biến động
2.3/ Phân tích tỷ số hoạt động và sự biến động


3/ Phân tích đánh giá luân chuyển tiền tệ
3.1/ Báo cáo luân chuyển tiền tệ
3.2/ Phân tích các chỉ tiêu luân chuyển tiền
4/ Phân tích kết cấu chi phí trong mối quan hệ với doanh thu
4.1/ Phân tích các yếu tố làm thay đổi lợi nhuận qua các năm
4.2/ Phân tích mối quan hệ CVP dựa trên số dư đảm phí
PHẦN 4 : ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

1/ Đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua mô hình SWOT
2/ Phân tích nguyên nhân
PHẦN 5 : CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ

1/ Giải pháp thuộc về môi trường bên trong
2/ Giải pháp thuộc về môi trường bên ngoài

PHẦN 5 : KẾT LUẬN


BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH


BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

PHẦN I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN HOÀNG QUỲNH

1) Giới thiệu về công ty:
Công ty Cổ Phần Hoàng Quỳnh được thành lập vào tháng 03 năm 2003, lónh
vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất bia rượu, nước giải khát. Tháng 10/2004 Công
Ty hoàn tất quá trình đầu tư giai đoạn một với công suất hoạt động là 30.000.000
lít/năm và chính thức đi vào hoạt động sản xuất từ tháng 11/2004. Năm 2005 Công
Ty vừa sản xuất kinh doanh vừa tiến hành đầu tư mở rộng nhà máy nâng công suất
hoạt động lên 50.000.000 lít/năm. Không ngừng lại đo,ù tháng 12/2006 công suất
hoạt động của nhà máy sản xuất bia tại Công Ty được nâng lên 100.000.000
lít/năm. Tổng tài sản đầu tư đến cuối năm 2006 hơn 300 tỷ.
* Khái quát về công ty cổ phần Hoàng Quỳnh
- Tên chính thức
: Công Ty cổ phần Hoàng Quỳnh
- Tên giao dịch quốc tế : Hoàng Quỳnh joins stock company
- Trụ sở
: A73/I đường số 7, KCN Vónh Lộc, Quận Bình Tân
TP. Hồ Chí Minh
- Công suất thiết kế
: 100 triệu lít/năm
- Nguồn nguyên liệu
: Nhập khẩu và mua nội địa
- Tổng vốn đầu tư
: 315 tỷ VNĐ
- Thị trường tiêu thụ
: Thị trường TP. Hồ Chí Minh, khu vục phía nam, miền
trung và vùng phụ cận, hướng tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
- Giải quyết lao động : Hơn 400 lao động
- Dây chuyền công nghệ : Công ty POLYCO Hà Nội thiết kế và lắp đặt trên cơ sở
nhập khẩu thiết bị chính từ nước ngoài.
* Khai thác sử dụng công suất Nhà máy sản xuất bia
- Giai đoạn đầu (năm 2004) vừa đầu tư, vừa sản xuất thử nghiệm các sản phẩm bia

tươi, bia hơi và bia chai mang nhãn hiệu Linda. Do sản phẩm mới và Công Ty đang
trong giai đoạn đầu tư, không thể thực hiện các chiến lược quảng bá sản phẩm, để
vượt qua khó khăn này Công Ty chuyển hướng hợp tác sản xuất cho Tổng Công Ty
Bia Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn.
- Từ năm 2005, nhà máy sản xuất bia theo hợp đồng hợp tác sản xuất, công suất
khai thác 50.000.000 lít/năm.
- Năm 2006 đầu tư dây chuyền chiết lon và tách cồn, sản xuất bia lon và thực hiện
nghiên cứu sản xuất bia không cồn. Công suất khai thác 100.000.000 lít/năm


BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

- Những năm tiếp theo, nhà máy sẽ từng bước ổn định công suất, nâng cao hiệu
quả sản xuất của nhà máy. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, dây chuyền thiết
bị sẽ được duy tu bảo dưỡng theo định kỳ chế độ.
2) Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của công ty :
1. Chức năng :

Sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, bia rượu, nước giải khát; chế tạo máy
móc, thiết bị phục vụ cho các ngành kinh tế. Xây dựng công nghiệp, dân dụng, cầu
đường, giao thông thủy lợi; sản xuất mua bán vật liệu xây dựng. Mua bán nông sản,
giày da, nuôi trồng thủy hải sản… Tuy nhiên chức năng chính và chủ chốt của Công
Ty hiện nay là hợp tác sản xuất với Tổng Công Ty Bia Rượu Nước Giải Khát Sài
Gòn các sản phẩm như : Bia chai Sài Gòn đỏ 355ml, Bia lon 333, Bia Sài Gòn
Special 330ml …
2. Nhiệm vụ :
Bảo tồn và phát triển nguồn vốn được giao, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô và sản lượng trên nguyên tắc “Tự lực tự
cường, tự chủ là chính, làm ăn có lãi và làm tròn nghóa vụ đối với nhà nước” tăng
cường duy trì đầu tư điều kiện vật chất nhằm tạo nền tảng phát triển vững chắc
Từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, mở rộng
liên doanh, liên kết trong và ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội.
Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ của cán bộ công
nhân viên Công Ty.
3. Mục Tiêu :
Sản xuất, cung ứng các sản phẩm bia 333, bia Sài Gòn đỏ, bia Sài Gòn Special
chất lượng cao với dây chuyền công nghệ hiện đại hoàn toàn khép kín đảm bảo
lòng tin của đối tác duy nhất và trực tiếp là Tổng Công Ty Bia Rượu Nước Giải
Khát Sài Gòn.
Ngoài hợp tác sản xuất Công Ty đang chú trọng đến mở rộng quy mô của Công
Ty đó là việc đầu tư mở rộng mặt bằng sản xuất hướng tới sẽ sử dụng tối đa công
suất thiết kế của 3 đây chuyền chiết bia nhằm tạo nên sản lượng tối đa có thể cung
cấp cho thị trường bia đang có nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam, bên cạnh đó
Công Ty cũng đang chủ trương xây dựng thương hiệu riêng, cụ thể là đang tiến
hành nghiên cứu sản xuất bia dành cho nữ.


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

3) Cơ cấu tổ cức của công ty:

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC


P HÀNH CHÍNH

P KH – VTTH

P KINH DOANH

P KẾ TOÁN

P TÀI CHÍNH

ĐỘI XÂY DỰNG

P KCS

P. TỔNG GIÁM ĐỐC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

P. TỔNG GIÁM ĐỐC TÀI
CHÍNH

PX CƠ NHIỆT ĐIỆN

PX KỸ THUẬT

PX CHIẾT CHAI, LON

PX LÊN MEN – LỌC BIA

PX NẤU


P. TỔNG GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT

4) Sản phẩm, thị trường :
4.1. Cơ cấu sản phẩm :
1. Bia lon 333
2. Bia chai Sài Gòn đỏ
3.Bia chai Sài Gòn xanh Special
Mặt hàng

Bia lon 333

Bia chai SG xanh

Bia chai SG đỏ

Tỉ trọng

10%

20%

70%

Biểu đồ mô tả sản lượng mỗi loại bia


BÁO CÁO LỚP C.F.O VII


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

4.2. Thị trường :
- Bia là loại nước giải khát có truyền thống lâu đời, có giá trị dinh dưỡng cao và
có độ cồn thấp, mùi vị thơm, ngon và bổ dưỡng. Với thành phần có nhiều Vitamin
và khoáng chất. Uống bia với một lượng thích hợp không những có lợi cho sức
khoẻ, ăn cơm ngon, dễ tiêu hoá mà còn giảm đïc sự mệt mỏi sau những ngày làm
việc mệt nhọc. Khi đời sống kinh tế – xã hội phát triển nhu cầu tiêu thụ bia đối với
con người ngày càng nhiều, thậm chí đó là loại nước giải khát không thể thiếu
được hàng ngày đối với người Phương Tây và trở thành thứùc uống quen thuộc và
rất được ưa chuộng đối với người Việt Nam hơn 100 năm nay.
- Dân số là yếu tố thường xuyên, trực tiếp nhất tác động đến nhu cầu tiêu dùng
bia. Dân số càng đông thì tổng nhu cầu càng lớn. Với dân số nước ta hiện nay trên
80 triệu người và mức tăng trưởng dân số 1,3% đến năm 2020, trong đó có khoảng
37% dân số ở độ tuổi “hay uống bia”, đối tượng tiêu thụ của thị trường Việt Nam là
rất lớn và không ngừng tăng.
- Từ năm 1990 đến nay, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh chóng đặc
biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Sự gia tăng nhanh chống và không ngừng
của dân số thành thị biến những khu vực này trở thành thị trường hấp dẫn vối với
ngành sản xuất hàng tiêu dùng như bia. Bởi người thành thị có thu nhập cao, mối
giao lưu thương mại, du lịch quan hệ giao tiếp rộng và thường là những trung tâm
công nghiệp, đông công nhân, lao động nặng, đa dạng tiêu tốn nhiều năng lượng
nên cần sử dụng lượng bia nhiều hơn vùng nông thôn. Theo Quyết định số 10/98
QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch đô thị Việt Nam: “ Đến năm 2020,
dân số thành thị có thể lên đến 46 triệu người và chiếm 45% dân số cả nước”. Điều
này hứa hẹn một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng nói chung và ngành sản xuất bia nói riêng.
- Theo đánh giá của các chuyên gia và các công ty chuyên nghiên cứu về thị
trường bia thế giới, Việt Nam hiện nằm trong khu vực phát triển mạnh nhất của thế
giới. Vì thế, nếu ngành sản xuất bia Việt Nam sản xuất được nhiều chủng loại sản

phẩm đạt chất lượng tốt, chắc chắn các doanh nghiệp trong ngành không phải lo
lắng nhiều về thị trờng tiêu thụ. Nhất là vào hoàn cảnh hiện nay, khi mà hàng rào
thuế quan giữa các nước ASEAN đã được dỡ bỏ.
* Những thuận lợi và khó khăn để đạt được thị trường mục tiêu:
+ Thuận lợi :
Thành phố Hồ Chí Minh với số dân xấp xỉ 9 triệu ngời, tốc độ tăng trưởng kinh
tế đứng đầu cả nước đã trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất trên toàn
quốc. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nắng nóng, thành phố Hồ Chí Minh là
địa bàn tiêu thụ lý tưởng cho sản phẩm bia. Chiếm được thị phần tiêu thụ ổn định


BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

tại thị trường này là có được bàn đạp vững chắc để chinh phục thị trường đồ uống
phía Nam.
Hiện nay, Công Ty Cổ Phần Hoàng Quỳnh đang hợp tác sản xuất với Tổng
Công Ty Bia Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn, trong khi Tổng Công Ty Bia Rượu
Nước Giải Khát Sài Gòn đang chiếm vị trí số một trong ngành công nghiệp sản
xuất bia tại Việt Nam với sản lượng trên 300 triệu lít bia/năm. Thật vậy, Công Ty
này gần như độc chiếm thị trường bia thành phố, các tỉnh phía nam và bước đầu có
sản phẩm xuất khẩu. Song đến nay, Bia Sài Gòn (với hai loại nhãn bia xanh và bia
đỏ) vẫn chưa mở rộng được thị trường ra các tỉnh phía Bắc do công suất thiếu hụt
chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thị trường phía nam. Để đáp ứng nhu cầu thị
trường Công ty Bia Sài Gòn tăng công suất thông qua việc ký kết các hợp đồng
hợp tác sản xuất với các nhà máy bia khác, và Công Ty Cổ Phần Hoàng Quỳnh là
một trong những số đó. Kế hoạch năm 2006-2008 Nhà máy Bia Sài Gòn sẽ bao
tiêu hơn 180.000.000 lít sản phẩm của Công Ty Cổ Phần hoàng Quỳnh.
+ Khó khăn :

Đến cuối năm 2006, Công Ty vẫn chưa xây dựng được xong thương hiệu riêng,
do tính chất hợp tác sản xuất Công Ty gần như bị chi phối hoàn toàn bởi Công Ty
Bia Sài Gòn từ khâu nguyên liệu đến kỹ thuật sản xuất. Vì thế , Ban Giám Đốc và
Hội Đồng Quản Trị của Công Ty đã phải nổ lực rất nhiều để xây dựng thương hiệu
đồng thời tiến hành các chủ trương đa dạng hoá đầu tư vào các lónh vực khác như
xây dựng, cung cấp thiết bị phụ trợ cho ngành sản xuất bia …
5) Tổ chức tài chính :
Việc tổ chức hoạt động tài chính do Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính điều hành,
dưới sự kiểm tra của ban kiểm soát Công Ty.
Tất cả các chứng từ kế toán phát sinh đều được tập trung tại phòng kế toán để
xử lý và phân loại, sau khi được kế toán trưởng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp và
tuân thủ theo quy chế tài chính của Công Ty thì sẽ được duyệt thu chi, và hạch toán
ghi sổ.
Phòng tài chính căn cứ số liệu và báo cáo của phòng kế toán sẽ thực hiện các
báo cáo tài chính phục vụ cho việc quản trị chi phí, quản trị dòng tiền, quản trị
nguồn vốn ….đồng thời xây dựng các kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư…


BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

PHẦN II

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Để phân tích hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, chúng ta có thể sử
dụng cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng. Tuy nhiên chúng ta
nên sử dụng phương pháp phân tích định lượng là chủ yếu. Phương pháp phân
tích định tính chỉ để bổ sung thêm những nhận định đánh giá tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Các dữ liệu tài chính được lượng hóa trong quá trình phân

tích bằng các phương pháp phân tích định lượng dưới đây:
1) Phương pháp phân tích cơ cấu :
- Trong phương pháp này từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một
tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%.
- Cho phép chúng ta tìm trong tổng thể có bao nhiêu loại và mỗi loại chiếm tỷ
lệ phần trăm là bao nhiêu. Kết cấu tỷ lệ phần trăm đó có hợp lý hay không hợp
lý và nó có ảnh hưởng ra sao trong tổng thể. Từ đó rút ra mối quan hệ về tỷ lệ ở
trong các cơ cấu này như cơ cấu về tài sản, nguồn vốn...để biết nguyên nhân và
tìm giải pháp cải tiến.
2) Phương pháp phân tích so sánh :
- Được sử dụng rất nhiều trong phân tích tài chính. Chúng ta có thể so sánh giữa
chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện; so sánh giữa định mức với thực tiễn để xem xét
mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra. Chúng ta cũng có thể so sánh các chỉ tiêu
tài chính giữa các năm với nhau để tìm ra tốc độ tăng trưởng; so sánh một chuỗi
số liệu của quá khứ để có thể định hình cho tương lai; so sánh sự biến động của
các nhân tố trong thời gian dài để tìm ra tính quy luật; so sánh kỳ vọng với thực
tế xảy ra.
- Cho phép chúng ta so sánh số liệu của doanh nghiệp với số trung bình của
ngành để biết vị trí và qui mô của doanh nghiệp trong nghành; so sánh số liệu
của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh để tìm ra mặt mạnh mặt yếu của doanh
nghiệp từ đó hổ trợ tìm ra các giải pháp kể cả các định chế tài chính.
Qua các phương pháp so sánh nói trên giúp chúng ta tìm ra xu hướng phù hợp
với chiến lược chung của doanh nghiệp. Từ đó có những động thái hành xử như
thế nào cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
3) Phân tích nhân tố tác động:
Đây là phương pháp toán học được vận dụng trong phân tích kinh tế. Người
ta viết ra thành một công thức toán học. Từ công thức toán học ta có thể thay
thế một vài yếu tố để tìm ra nguyên nhân do đâu mà có. Việc vận dụng phương
pháp này sẽ giúp chúng ta biết được xu hướng biến động của các khoản mục,



BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

chỉ số qua các năm, đồng thời nó còn phục vụ cho công tác dự báo các số liệu
tương lai.
4) Phân tích xu hướng:
- Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để
đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.
Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm.
Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư.
5) Phân tích liên hệ cân đối:
- Cho phép xác lập những mối quan hệ tương quan với nhau ; mối tương quan
có thể bằng định tính, có thể bằng định lượng ; mối tương quan cũng có thể xác
định bằng hiện vật, cũng có thể xác định bằng giá trị. Phân tích liên hệ cân đối
để xác lập một mối tỷ lệ cân đối và chính tỷ lệ cân đối này làm cho đối tượng
của chúng ta đi theo một định hướng nào đó. Nếu phá vỡ tỷ lệ các nhân tố cân
đối này sẽ làm lệch đi hoặc là đi theo một định hướng thay đổi chiến lược của
doanh nghiệp.
- Khi tiến hành phân tích chúng ta cần chú ý đến những mối quan hệ, tính cân
đối cần thiết và hữu dụng trong quản lý tài chính ở từng thời kỳ, từng doanh
nghiệp, từng hoàn cảnh kinh tế.
6) Phân tích các chỉ số tài chính:
- Phân tích các chỉ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo tài
chính, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất, sức khỏe và khuynh hướng tài
chính của doanh nghiệp. Sau đây là các nhóm chỉ số tài chính chủ yếu được sử
dụng phân tích tài chính:
* Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính.
* Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh

nghiệp.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp.
* Nhóm chỉ tiêu về tỷ số sinh lời
Ngoài ra các phương pháp phân tích nêu trên cần được sử dụng, kết
hợp một cách khoa học và linh động đối với từng chỉ tiêu, vấn đề đang xem xét
nhằm đạt được kết quả mong muốn.


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

PHẦN III

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
1) Phân tích hoạt động tài chính của Công Ty Cổ Phần hoàng Quỳnh

1.1/ Phân tích tổng quát tình hình hoạt động tài chính :
a/ Bảng cân đối kế toán qua các năm
ĐVT : Triệu đồng
TÀI SẢN
STT

CHỈ TIÊU

NĂM
2004

NĂM

2005

NĂM
2006

% TĂNG GIẢM (CỐ
ĐỊNH 2004)
NĂM NĂM
NĂM
2004
2005
2006

I

Tài sản lưu động và đầu
tư tài chính ngắn hạn

82,617 122,769 101,397 100%

149%

123%

1
2
3
4
5


Vốn bằng tiền
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản lưu động khác

6,961
66,862
8,784
9

365%

286%

II

Tài sản cố định và đầu tư
tài chính dài hạn

93,682 192,996 234,836 100%

206%

251%

1
2
3
4

5

Tài sản cố định
Đầu tư tài chính dài hạn
Chi phí XDCB dở dang
Ký quỹ, ký cược dài hạn
Tài sản dài hạn khác

68,832 143,447 209,103
20,136 28,146
2,322
2,322
4,713 19,081 23,410

100%

208%

304%

100%

140%

0%

100%

405%


497%

176,298 315,765 336,233 100%

179%

191%

Tổng cộng Tài sản

25,424
73,606
19,495
4,243

NGUỒN VỐN

19,935
46,511
32,559
2,392

100%

100%
110%
70%
100%
222%
371%

100% 45454% 25619%


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

STT
I
1
1.1
1.2
1.3
1.4

CHỈ TIÊU

% TĂNG GIẢM (CỐ
ĐỊNH 2004)
NĂM
NĂM
NĂM
2004
2005
2006
NĂM NĂM
NĂM
2004
2005
2006

60,844 187,771 215,835 100%
309%
355%
20,711 143,095 173,394 100%
691%
837%
3,000
3,000 47,850 100%
100% 1595%
- 12,454 12,454
8,028 22,935 22,428 100%
286%
279%
-

2
3

Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Vay ngắn hạn
Nợ dài hạn đến hạn trả
Phải trả người bán
Người mua trả tiền trước
Thuế và các khoản phải
nộp NS
Phải trả CNV
Các khoản phải trả, phải
nộp khác
Nợ dài hạn

Nợ khác

II
1
2
3
4

Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn kinh doanh
Các Quỹ tại Công Ty
LN chưa phân phối
Nguồn vốn XDCB

115,454 127,995 120,398 100%
117,669 117,669 100,000 100%
- 10,325 20,398
(2,215)
- 100%
-

111%
100%

104%
85%

0%

0%


Tổng cộng nguồn vốn

176,298 315,765 336,233 100%

179%

191%

1.5
1.6
1.7

6,797

61,096

88,908

100%

899%

1308%

363

608

672


100%

167%

185%

2,522

43,001

1,082

100%

1705%

43%

40,134
-

44,676
0

39,684
2,757

100%


111%

99%

Qua số liệu từ bảng cân đối kế toán của Công Ty qua các năm 2004, 2005,
2006 ta thấy tổng tài sản của Công Ty ngày càng tăng, cụ thể năm 2005 tăng 179% và
năm 2006 tăng 191% so với năm 2004. Trong đó tài sản cố định tăng 208% trong năm
2005, tăng 304% trong năm 2006 so với năm 2004, tài sản lưu động năm 2005 tăng
45454%, năm 2006 tăng 25619% so với năm 2004. Điều này phản ánh rất rõ thực
trạng tại Công Ty. Quy mô đầu tư tài sản của Công Ty ngày càng tăng
Với vốn đầu tư ban đầu hơn 117 tỷ, sang năm 2006 do một số cổ đông chuyển
hướng kinh doanh nên đã rút vốn ra khỏi Công Ty, làm cho vốn điều lệ của công ty
giảm xuống còn 100 tỷ.
b/ Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn, sự biến động
b1/ Phân tích cơ cấu tài sản :


BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

CÁC CHỈ TIÊU VỀ CƠ CẤU TÀI SẢN
- Tỷ trọng tài sản lưu động = TSLĐ/Tổng Tài sản =
- Tỷ trọng tài sản cố định = TSCĐ/Tổng Tài sản =
- Tỷ trọng TSLĐ/TSCĐ = TSLĐ/TSCĐ =

2004

2005


2006

46.86%
53.14%
88.19%

38.88%
61.12%
63.61%

30.16%
69.84%
43.18%

Qua các chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu tài sản thể hiện ở bảng trên, cho thấy cơ
cấu sử dụng vốn để phân bổ cho tài sản cố định và tài sản lưu động trong tổng tài sản
là 54 : 46 ở năm 2004, 61 : 39 ở năm 2005 và 70 : 30 ở năm 2006. Cơ cấu này cho thấy
xu hướng phát triển về quy mô đầu tư của Công Ty đồng thời cũng thể hiện sự hợp lý
so với chiến lược mà ban giám đốc của Công Ty đã đưa ra. Như vậy đến cuối năm
2006 Công Ty đã hoàn thành kế hoạch về đầu tư tài sản cả chiệu rộng lẫn chiều sâu.
Công suất sản xuất của Nhà Máy Sản Xuất Bia cuối năm 2006 đạt 100 triệu lít/năm.
Tổng TSCĐ và đầu tư dài hạn năm 2006 tăng 122% so với năm 2005 và tăng 251% so
với năm 2004.
b2/ Phân tích cơ cấu nguồn tài trợ :


BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH


CÁC CHỈ TIÊU VỀ CƠ CẤU NGUỒN TÀI TR
- Tỷ số nợ/Tài sản = Tổng nợ/Tổng Tài sản =
- Tỷ số vốn chủ/Tài sản = Vốn chủ/Tổng Tài sản =
- Hệ số nợ/Vốn chủ = Tổng nợ/Vốn chủ =
- Tỷ số nợ dài hạn /Vốn dài hạn =
Nợ dài hạn/(Nợ dài hạn + Vốn chủ) =

2004
34.51%
65.49%
0.53

2005
59.47%
40.53%
1.47

2006
64.19%
35.81%
1.79

25.79%

25.87%

24.79%

Qua các chỉ tiêu thể hiện sự biến động cơ cấu vốn qua các năm cho thấy tỷ
trọng nợ trong tổng nguồn tài trợ tăng dần (34.51 %, 59.47% và 64.19%), trong khi tỷ

trọng vốn chủ trong tổng nguồn tài trợ lại có xu hướng giảm (65.49%, 40.53%, và
35.81%). Năm 2005, tỷ số vốn chủ trên tổng tài sản giảm phần TSCĐ tăng thêm chủ
yếu được hình thành từ vốn vay. Năm 2006, tỷ số này càng giảm, ngoài nguyên nhân
giống như năm 2005 còn có nguyên nhân khác nữa là do có 3 cổ đông rút vốn.
Như vậy, việc tăng lên về quy mô tài sản, thoáng nhìn có vẻ khả quan, và tốt
đẹp, thế nhưng rủi ro đi kèm lại rất lớn, tham khảo thêm số liệu từ bảng cân đối kế
toán ta thấy năm 2004, Tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 93.68 tỷ được tài trợ
“an toàn” bởi vốn chủ và nợ dài hạn là 155,58 tỷ. Trong khi năm 2005, 2006 vốn chủ
và nợ dài hạn không “đủ sức “ tài trợ cho tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn mà
phải huy động thêm nợ ngắn hạn “tiếp sức”. Cụ thể, tổng tài sản cố định và đầu tư dài
hạn năm 2005 là 192.996 tỷ được tài trợ bởi vốn chủ và nợ dài hạn là 172.671 tỷ, nợ
ngắn hạn “tiếp sức” 20.326 tỷ. Tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2006 là
234.836 tỷ được tài trợ bởi vốn chủ và nợ dài hạn là 162.837 tỷ, nợ ngắn hạn “tieáp


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

sức” 71.99 tỷ .Đây là một rủi ro không nhỏ mà ban giám đốc Công Ty cần phải hết sức
lưu ý. Hình ảnh minh hoạ cho vấn đề này được thể hiện như sau :

NỢ NGẮN HẠN “TIẾP
SỨC” TÀI TRỢ TSCĐ &
ĐẦU TƯ DÀI HẠN

TSLĐ

TSCĐ &
ĐẦU TƯ

DÀI HẠN

TSLĐ

NỢ
NGẮN
HẠN

TSCĐ &
ĐẦU
TƯ DÀI
HẠN

NỢ DÀI
HẠN &
VỐN
CHỦ

NỢ NGẮN
HẠN

NỢ DÀI
HẠN &
VỐN
CHỦ

NĂM 2004

NỢ
NGẮN

HẠN

TSLĐ

TSCĐ &
ĐẦU
TƯ DÀI
HẠN

NĂM 2005

NỢ DÀI
HẠN &
VỐN
CHỦ

NĂM 2006

Hệ số nợ trên vốn chủ cho thấy 1 đồng vốn chủ cõng 0.53 đồng nợ năm 2004; 1.47
đồng nợ năm 2005; và 1.79 đồng nợ trong năm 2006
c/ Phân tích tính thanh khoản :
CÁC TỶ SỐ
- Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn = TSLĐ/Tổng số nợ ngắn
hạn
- Tỷ số nhanh = (TSLĐ - Tồn kho)/Tổng số nợ ngắn hạn

2004

2005


2006

3.99

0.86

0.58

3.56

0.72

0.40

Năm 2004, do một phần tài trợ dài hạn (nợ dài hạn + vốn chủ) đầu tư vào tài
sản lưu động nên tỷ số hiện thời >1. Nhưng từ năm 2005 do nợ dài hạn và vồn chủ
không đủ tài trợ cho TSCĐ làm cho tỷ số hiện thời giảm đáng kể đặc biệt là năm 2006
tỷ số này chỉ còn 0.58. Bên cạnh đó tỷ số thanh toán nhanh cũng giảm dần qua các
năm và tỷ số thanh toán nhanh cũng đã <1 kể từ năm 2005 (0.72 năm 2005, 0.40 naêm
2006)


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

II.2.2/ Phân tíchkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh :
Do năm 2004 là giai đoạn đầu tư của Công Ty nên chỉ xét kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh từ năm 2005.


2) Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
2.1/ Đánh giá mức tăng trưởng qua các năm:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
1. Doanh thu thuần bán hàng
2. Giá vốn hàng bán
% Doanh thu
3. Lợi nhuận gộp
% Doanh thu
4. Chi phí bán hàng
% Doanh thu
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
% Doanh thu
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
% Doanh thu
Trong đó : Lãi vay phải trả
8. Lợi nhuận hoạt động (EBIT)
% Doanh thu
9. Thu nhập khác
10. Chi phí khác
% Doanh thu
11. Lợi nhuận khác
12. Lợi nhuận trước thuế (EBT)
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp
14. Lợi nhuận ròng (EAIT)
% Doanh thu

NĂM

2004

NĂM
2005

NĂM
2006

9.062
10.492
115,78%
(1.430)
-15,78%

(2.180)
-24,06%
305
233
2,57%
72
(2.108)

191.579
134.684
70,30%
56.895
29,70%
95
0,05%
3.507

1,83%
414
7.783
4,06%
374
45.924
23,97%
520
18
0,01%
502
46.426

392.364
249.139
63,50%
143.225
36,50%
35
0,01%
5.331
1,36%
955
10.739
2,74%
5.021
128.075
32,64%
131
28

0,01%
103
128.178

(2.108)
-23,26%

46.426
24,23%

128.178
32,67%

750
8,28%

% tăng giảm
2006 so 2005

205%
185%
252%
37%
152%
231%
138%
1343%
279%
25%
156%

21%
276%
276%


BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Năm 2004, sau khi hoàn tất giai đoạn đầu tư Công Ty thử nghiệm sản xuất và
đưa ra thị trường bia chai 450ml mang nhãn hiệu Linda. Tuy nhiên do Linda là thương
hiệu mới trong khi tình hình tài chính của Công Ty không đủ khả năng thực hiện các
chiến lược quảng cáo sản phẩm vì chi phí cho việc thực hiện quảng cáo “khai phá” là
rất lớn. Trước tình thế hoặc phải đóng cửa nhà máy, hoặc phải sản xuất bia hơi cầm
chừng Ban giám đốc Công Ty đã quyết định chọn phương án “tầm gửi” – Hợp tác sản
xuất với Công Ty đã có thương hiệu trên thị trường. Vì thế cuối năm 2004 Công Ty đã
ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất với Tổng Công Ty Bia Rượu Nước Giải Khát Sài
Gòn.
Chính nhờ sự đầu tư đúng hướng, công ty đã gặt hái được kết quả bước đầu một
cách khả quan vào năm 2005 qua tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu đạt 24,23%. Từ
những thuận lợi trong năm 2005, qua năm 2006 công ty đã đẩy mạnh sản lượng sản
xuất và tiêu thụ. Doanh thu năm 2006 tăng 105% và lãi gộp tăng 152% so với năm
2005, cho thấy công ty đã ổn định được từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản
phẩm. Hơn nữa, công ty cũng đã tiết kiệm được chi phí trong sản xuất giảm giá vốn
mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường qua
việc tăng doanh số bán đáng kể. Với mức tăng tỷ suất lợi nhuận năm 2006 là 176% so
với năm 2005 đã chứng tỏ sự nổ lực rất lớn của công ty trong việc khẳng định năng lực
kinh doanh của mình và chiến lược kinh doanh của công ty đã bắt nhịp được với thị
trường. Từ những thành công bước đầu này sẽ tạo nền tảng cho sự phát phiển lâu dài
của công ty.

Qua quá trình khai thá nhu cầu của thị trường và rút kinh nghiệm từ năm 2004,
năm 2005 và năm 2006 là giai đoạn đầu của sự tăng trưởng. Sự tăng trưởng luôn dẫn
đến áp lực về nhu cầu nguồn lực trong đó có vốn đầu tư. Chính điều đó, Công ty cần
đầu tư thêm vốn để mở rộng sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh.

MỨC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

2.2/ Phân tích các tỷ số về doanh lợi:
Chỉ tiêu
- Tỷ suất lãi gộp trên
Doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trên
Doanh thu (ROS)
- Tỷ suất lợi nhuận trên
Tài sản (ROA)
- Tỷ suất lợi nhuận trên
Vốn chủ (ROE)

Lãi gộp
Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng
Tổng TS bình quân
Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu bình quân

2004

2005

2006

-15,78%

29,70%

36,50%

-23,27%

24,23%

32,67%

-2,03%

18,87%

39,32%

-3,22% 39,46% 117,77%
Năm 2004 do Công ty mới bắt đầu đi vào sản xuất sau khi hoàn thành đầu tư xây
dựng nhà xưởng nên chưa tạo ra nhiều sản phẩm cho tiêu thụ đồng thời chi phí phát
sinh chưa ổn định vì vậy doanh thu chưa bù đắp được chi phí dẫn đến kết quả lỗ.

Doanh thu năm 2005 và 2006 tăng song song với việc tăng giá vốn hàng bán. Tuy
nhiên tỷ suất lãi gộp 2006 là 36,50% cao so với 2005 chỉ 29,70% cho thấy doanh
nghiệp đã tiết kiệm được chi phí trong khâu sản xuất sản phẩm. Đồng thời doanh
nghiệp cũng đã tiết giảm chi phí trong khâu tiêu thụ và quản lý đã làm tỷ suất lợi
nhuận ròng trên doanh thu 2006 tăng so với 2005.
Hệ số lãi ròng nói lên khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với một
doanh nghiệp chuyên sản xuất nước giải khát là bia cứ mỗi đồng doanh thu tạo ra được
0,33 đồng lợi nhuận (2006) thì chưa phải là cao. Để hoạt động có hiệu quả hơn, công
ty nên giảm chi phí giá vốn hàng bán bằng cách tăng năng suất lao động, giảm bớt
khoản thời gian hao phí cho từng khâu thông qua việc đầu tư cải tiến, hiện đại hóa
máy móc thiết bị….
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) chịu tác động bởi hai chỉ tiêu là tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu (ROS) và vòng quay tài sản (Đẳng thức Dupond đơn giản). Ta
thấy rằng, mặc dù tỷ trọng giữa doanh thu và chi phí có cải thiện đáng kể qua các năm,
tuy nhiên vòng quay tài sản còn thấp (0,09 năm 2004, 0,78 năm 2005, 1,20 năm 2006)
nên chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA) có khả quan nhưng hiệu quả quả vẫn còn
thấp so với mong muốn.
2004
2005
2006
Số nhân
Tổng tài sản bình quân
1,59
2,09
3,00
vốn chủ
Vốn chủ bình quân


BÁO CÁO LỚP C.F.O VII


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ (ROE) cũng chịu tác động bởi hai chỉ tiêu là tỷ
suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và số nhân của vốn chủ (Đẳng thức Dupond đầy đủ).
Ta thấy số nhân của vốn chủ tăng qua các năm tức là tỷ trọng vốn chủ trên tổng tài
sản giảm. Đặc biệt tỷ số ROE năm 2006 cao đột biến là117,77% do số nhân của vốn
chủ tăng 1,5 lần và tổng tài sản bình quân tăng 32,50% so với năm 2005 bởi các
nguyên nhân sau:
-

Vốn chủ năm 2006 giảm 17.669 triệu đồng (giảm 15.02% so với 2005) do cổ
đông rút vốn góp phần làm tăng số nhân của vốn chủ.
Năm 2006 công ty đã đầu tư mới tài sản cố định trị giá 87.713 triệu đồng để
tăng sản lượng sản xuất đã làm tổng tài sản năm 2006 tăng lên.

Việc công ty mạnh dạn đầu tư mới tài sản cố định đã đem lại sự tăng trưởng vượt
bậc trong năm 2006. Cụ thể doanh thu tăng 105% kéo theo lãi ròng tăng 176% trong
khi vốn chủ lại giảm 15,02% so với năm 2005. Điều này đã chứng tỏ đã thành công
trong việc thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông. Tuy nhiên về lâu dài
công ty cần có một chính sách về vốn cần và đủ cho sự phát triển bền vững. Việc giảm
vốn chủ trong tương lai công ty sẽ gặp khó khăn nếu muốn mở rộng qui mô sản xuất.
2.3/ Phân tích các tỷ số hoạt động và sự biến động:
Vòng quay tồn
Giá vốn hàng bán
kho thành phẩm
Tồn kho thành phẩm bình quân
Số ngày hàng tồn kho = 365 / Vòng quay hàng tồn kho

2004


2005

2006

8,47

69,95

80,12

43,10

5,22

4,56

Năm 2004 do công ty mới đi vào hoạt động chưa có được thị trường tiêu thụ nên
lượng hàng dự trữ tồn kho nhiều quay vòng chậm và số ngày tồn kho lên đến 43 ngày.
Năm 2005 và năm 2006 công ty đã tìmđược thị trường và tích cực đẩy mạnh doanh số
bán làm giảm thiểu tối đa số ngày hàng tồn kho trong thời gian 4->5 ngày. Vòng quay
hàng tồn kho và số ngày hàng tồn kho đều phụ thuộc vào doanh số bán ra, hàng bán ra
càng nhiều thì lượng thành phẩm dự trữ càng lớn nếu xét đến mối liên hệ cân đối điều
này ngược lại với công ty. Biết rằng khi quay nhanh lượng hàng tồn kho đồng nghóa
với việc quay nhanh vốn lưu động tạo thế mạnh cho sự tăng trưởng. Đặc biệt đối với
mặt hàng giải khát là bia với số ngày tồn kho ngắn sẽ cung ứng cho người tiêu dùng
những sản phẩm tươi mới. Dù cả công ty và người tiêu dùng có lợi khi hàng tồn kho
quay vòng nhanh, nhưng với lượng hàng dự trữ quá mỏng so với tốc độ tăng nhanh của
doanh số thì dễ dẫn đến tình trạng thiếu hàng bán vào những mùa cao điểm như lễ tết.
Từ hiện trạng trên cho thấy năng xuất của nhà máy sản xuất chưa đủ sức đáp

ứng cho nhu cầu của thị trường. Công ty cần phải đầu tư nhiều hơn máy móc, thiết bị,
qui trình công nghệ cũng như nhân lực cho bộ phận sản xuaát.


BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

Vòng quay
nợ phải thu
Thời gian thu tiền
bình quân

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Doanh thu bán chịu cả năm
Phải thu bình quân
Phải thu bình quân
Doanh thu bình quân ngày

2004

2005

2006

4,81

14,35

13,59


75

25

26

Năm 2004, thời gian đầu sản phẩm mới được tung vào thị trường, nhằm thu hút
khách hàng công ty chấp nhận chính sách tín dụng dài hạn cho khách hàng là 75 ngày.
Sang năm 2005 và 2006, khi lòng tin với khách hàng được thiết lập công ty đã giảm
được thời gian thu nợ chỉ còn lần lượt là 25 và 26 ngày. Tuy nhiên thời gian thu nợ như
trên vẫn còn dài đối với mặt hàng tiêu dùng như bia. Công ty cần phải phân loại khách
hàng, điều chỉnh lại chính sách tín dụng theo từng khách hàng để giảm thiểu rủi ro và
tránh bị chiếm dụng vốn.

Vòng quay
Doanh thu
tài sản lưu động
Tổng tài sản lưu động bình quân
Số ngày luân chuyển TSLĐ = 365 / Vòng quay TSLĐ

2004

2005

2006

0,18

1,87


3,50

1.977

196

104

Do năm 2004 công ty mới đi vào hoạt động nên tài sản lưu động chưa góp phần
tạo ra doanh thu. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động có tiến triển từ năm 2005 sang
2006 khi số vòng quay tăng lên. Tuy nhiên với 1 đồng tài sản lưu động trong năm 2005
chỉ tạo ra hơn 1 đồng doanh thu và tạo ra hơn 3 đồng doanh thu năm 2006 cho thấy
công ty sử dụng tài sản lưu động chưa hiệu quả do các nguyên nhân sau:
- Lượng tiền mặt tồn đọng rất lớn cụ thể tồn hơn 25 tỷ năm 2005 và gần 20 tỷ
năm 2006.
- Lượng tiền trả trước cho nhà cung cấp khá lớn gần 50 tỷ năm 2005 và hơn 10 tỷ
năm 2006.
- Thời gian thu tiền bình quân còn tương đối dài khoản 25 ngày như đã phân tích
ở trên.

Vòng quay
tài sản

Doanh thu
Tổng tài sản bình quân

2004

2005


2006

0,09

0,78

1,20

Chỉ tiêu này nói lên một đồng tài sản trong năm chỉ tạo ra 0,09 đồng doanh thu
trong năm 2004, 0,78 đồng năm 2005 và 1,20 đồng năm 2006. Với tỷ trọng tài sản cố
định và tài sản lưu động trong tài sản là tương đối ổn định thì việc sử dụng tài sản lưu
động không hiệu quả dẫn đến việc sử dụng tổng tài sản cũng không hiệu quả.


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

3) Phân tích đánh giá luân chuyển tiền :

CHỈ TIÊU
I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (CFO)

Lợi nhuận trước thuế
Hoạt động làm tăng nguồn tiền
- Khấu hao tài sản cố định (+)
- Chi phí lãi vay
- Tăng (+), giảm (-) các khoản phải trả
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (+)
Hoạt động làm giảm nguồn tiền

- Tăng (-), giảm (+) các khoản phải thu
- Tăng (-), giảm (+) tồn kho
- Tăng (-), giảm (+) chi phí trả trước
- Tiền lãi vay đã trả (-)
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (-)
II LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ (CFI)

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ (-)
III LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI TR (CFF)

1. Tiền thu phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu (-)
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được (+)
4. Tiền chi trả nợ gốc vay (-)
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính (-)
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (-)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (tăng, giảm trong kỳ)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ

2005

2006

133.342
46.427
145.100
43.644

164.623

128.178
84.761
31.654

7.783
91.208
2.465

10.695

(10.711)
(16.690)
(7.783)
(3.838)

28.640
13.772
(48.314)
(11.877)
(13.064)
(4.328)
(10.695)
(8.350)

(94.022)
(94.022)

(30.484)
(30.484)


(20.857)

(139.630)
1.000

(58.185)
(19.163)

25.317
(5.000)
(22.574)
(18.600)
18.463
6.961
25.424

(99.878)
59.233
(16.200)
(37.108)
(46.677)
(5.489)
25.424
19.935

Trong năm 2005 công ty đạt lợi nhuận là 46,427 tỷ, hoạt động tăng tiền là
145,100 tỷ, trong đó từ khấu hao 43,644 tỷ, lãi vay 7,783 tỷ và các khoản chiếm dụng
phải trả 91,208 tỷ, tiền thu khác 2,465 tỷ. Trong khi đó lượng tiền cần phải chi ra
(giảm tiền) để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh tăng 54,348 tỷ
(Phải thu tăng 19,163 tỷ, tồn kho tăng 10,711 tỷ, ứng trước cho khách hàng 16,690 tỷ,

Lãi vay và chi khác 11,621 tỷ) đã làm cho dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
tăng 133,342 tỷ. Ngoài ra để mở rộng qui mô sản xuất, công ty đã trang bị thêm máy
móc là 94,022 tỷ. Để đáp ứng nguồn tiền cho sản xuất kinh doanh và đầu tư công ty
phải vay ngắn hạn là 25,317 tỷ và đồng thời đã trả nợ thuê tài chính 22,574 tỷ, lãi vay
5 tỷ và chia cổ tức 18,6 tỷ. Dù lượng tiền cần chi ra tăng cao nhưng do công ty chiếm
dụng nguồn phải trả nợ thuế và các khoản phải trả khác đã bù đắp được và còn làm
cho dòng tiền năm 2005 tăng 18,463 tỷ.


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

Trong năm 2006, công ty đạt lợi nhuận 128,178 tỷ, hoạt động làm tăng tiền là
84,761 tỷ trong đó khấu hao 31,654 tỷ, các khoản phải trả tăng 28,640 tỷ và các khoản
khác như chi phí lãi vay và thu khác là 24,467 tỷ. Trong khi đó hoạt động làm giảm
tiền tăng 48,314 tỷ làm cho dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 164,623
tỷ. Công ty tiếp tục đầu tư cho nhà máy sản xuất làm cho dòng tiền từ hoạt động đầu
tư tăng lên 30,484 tỷ. Lượng tiền từ hoạt động tài trợ giảm đáng kể 139,630 tỷ phần
lớn thông qua việc chi trả cổ tức cho cổ đông, mua lại cổ phiếu, trả nợ thuê tài chính
và lãi vay. Dù công ty vay thêm khoản nợ 59,233 tỷ vẫn không đủ bù cho khoản chi
trên. Chính điều làm giảm dòng tiền năm 2006 là 5,489 tỷ.

* Phân tích các chỉ tiêu luân chuyển tiền:
Tỷ số
Dòng tiền

Tài sản lưu động -Tiền
Nợ lưu động – Vay ngắn hạn


2005

2006

0,76

0,72

Tỷ số này phản ánh luồng tiền sẽ đổ vào trong năm và luồng tiền sẽ chi ra (loại
trừ khoản vay đến hạn) nhằm đánh gía sự tồn đọng và khoản chiếm dụng. Qua đó ta
thấy luồng tiền đổ vào nhỏ hơn nhiều so với dòng tiền chi ra thể hiện sự không an toàn,
khả năng thanh khoản thấp nhưng tiết kiệm được chi phí (chi phí liên quan đến hàng
tồn kho và các khoản phải thu). Tuy nhiên với tỷ số trên chứng tỏ khả năng chiếm
dụng vốn của công ty cao trong việc sử dụng tiền của người khác nhiều hơn để phục
vụ cho quá trình tạo tiền trong hoạt động kinh doanh.
Khả năng đầu tư
Không kể tài trợ

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

141,82%

540,04%

Qua tỷ số trên dòng tiền từ hoạt động sản suất kinh doanh trong thời gian này
có dư khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư của công ty. Do tỷ suất lợi nhuận đạt được cao
biệt cao nhiều trong năm 2006 tạo điều kiện tốt cho việc đầu tư.

Khả năng đầu tư

Kể cả tài trợ

CFO + CFF
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

119,64%

81,99%

Như phân tích ở trên khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có dư khả năng đáp
ứng nhu cầu đầu tư của công ty, trong khi nếu bổ sung thêm dòng tiền từ hoạt động tài
trợ lại làm giảm khả năng đáp ứng cho đầu tö.


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

BÁO CÁO LỚP C.F.O VII

Tỷ số
Dòng tiền

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Nợ lưu động

93,18%

94,94%

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nợ lưu động từ luồng tiền hoạt động
kinh doanh. Cả hai năm 2005 và 2006 luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh

chỉ có thể thỏa mãn được 93,18% và 94,94% nguồn nợ lưu động. Như vậy nếu
trong năm tới luồng tiền từ hoạt động kinh doanh không tăng, thì khoản nợ lưu
động sẽ phải tiếp tục sử dụng nguồn tài trợ hoặc gia hạn các khoản thanh toán tiền
vay
Phân tích kết cấu chi phí trong mối quan hệ với doanh thu
Phân tích các yếu tố làm thay đổi lợi nhuận qua các năm:
Nghiên cứu mối quan hệ C-V-P là một trong những biện pháp hữu ích. Dựa trên kết
quả nghiên cứu mối quan hệ C-V-P các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có cơ sở để
thực hiện các quyết định về giá bán, chiến lược khuyến mãi…. Từ đó có thể tận
dụng tốt nhất những điều kiện kinh doanh hiện có.
Nghiên cứu mối quan hệ C-V-P được thực hiện dựa trên cách phân loại chi phí thành
biến phí, định phí và báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp trực tiếp.
Mối quan hệ C-V-P của Công Ty Cổ Phần Hoàng Quỳnh được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Biến phí (VC)
Số dư đảm phí (CM)
Định phí (FC)
Lợi nhuận (P)

2005
192,514
128,623
63,891
9,681
54,210

Tỷ lệ
100%

66.81%
33.19%
5.03%
28.16%

2006
393,450
241,806
151,643
12,727
138,916

Tỷ lệ
100%
61.46%
38.54%
3.23%
35.31%

Sau 2 năm chính thức đi vào hoạt động năm 2005, 2006 xu hướng phát triển của Công Ty
Hoàng Quỳnh được thể hiện qua so sánh quan hệ C-V-P như sau:
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Biến phí (VC)
Số dư đảm phí (CM)
Định phí (FC)
Lợi nhuận (P)

2005

192,514
128,623
63,891
9,681
54,210

2006
393,450
241,806
151,643
12,727
138,916

06/05
204%
188%
237%
131%
256%

Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 204% cho thấy
việc mở rộng quy mô sản xuất của Công Ty có hiệu quả. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một
điều là hiệu quả ở đây không chắc chắn trong tương lai xa do Công Ty đang ở thế “tầm
gửi”. Vì thế để có thể phát triển một cách vững chắc Công Ty cần phải làm mọi cách để
thoát khỏi thế hoạt động “tầm gửi”.
Tổng chi phí, chi phí khả biến, định phí năm 2006 cũng tăng so với năm 2005 là hợp lý khi
quy mô sản xuất tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng của định phí khác tốc độ tăng của biến phí.


BÁO CÁO LỚP C.F.O VII


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Nếu để ý kỹ ta thấy tỷ trọng định phí năm 2006 chỉ có 3.23% trong khi năm 2005 là 5.03%,
tham khảo thêm số liệu từ bảng cân đối kế toán ta thấy chi phí khấu hao năm 2005 và
2006 là bằng nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do TSCĐ mà Công Ty đầu tư
tăng thêm trong năm 2006 chưa đủ hồ sơ pháp lý để ghi nhận TSCĐ. Vì thế phòng kế toán
của Công Ty nói riêng cũng như các phòng ban có liên quan nói chung cần lưu ý hoàn tất
hồ sơ pháp lý về TSCĐ để lợi nhuận của Công Ty thể hiện được chính xác hơn.
Các giả định đặt ra khi phân tích mối quan hệ C-V-P:
Giả định 1: Thay đổi định phí và doanh thu
Giả định 2: Thay đổi định phí, giá bán và doanh thu
Giả định 3: Thay đổi biến phí và doanh thu
Giả định 4: Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu
Giả định 5: Thay đổi kết cấu hàng baùn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×